TIẾT 3 – BÀI 1
TỪ GHÉP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh nắm được: Cấu tạo của 2 loại từ ghép: Đẳng lập & chính phụ cơ
chế tạo nghĩa của từ ghép Tiếng Việt.
- Rèn kĩ năng:
Giải thích được cấu tạo & ý nghĩa của từ ghép.
Vận dụng được từ ghép trong nói, viết.
-Thái độ:lựa chon cách sử dụng từ ghép phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản
thân.
Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử
dụng từ ghép.
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
1. Phân tích tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng từ ghép.
2. Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ ghép theo những tình huống cụ thể.
3. Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ trong dùng từ ghép
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK + soạn bài.
- Học sinh: Đọc trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
III. Bài mới
I. Các loại từ ghép
1. Thế nào là từ ghép?
? Ở lớp 6 các em đã học về từ ghép. Hãy cho biết thế nào là từ ghép?
- Từ ghép là từ phức được tạo ra = cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa
( hoặc: do 2 tiến trở lên ghép lại với nhau có quan hệ về nghĩa).
2. Các loại từ ghép
Giáo viên treo bảng phụ 2 ví dụ trong SGK.
Gọi học sinh đọc ví dụ?
? Tìm các từ ghép trong các ví dụ?
- Bà ngoại, thơm phức.
? Trong các từ ghép “bà ngoại” “ Thơm phức” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng
phụ?
- Tiếng chính là: bà, thơm.
- Tiếng phụ là: ngoại, phức.
? Vai trò của tiếng chính, tiếng phụ trong từ ghép như thế nào?
- “ Bà” trong “ bà ngoại” mang nét chung chỉ “Bà" người sinh ra cha, mẹ.
- Còn “ Ngoại “ bổ xung ý nghĩa cho tiếng “Bà” làm rõ nghĩa cho tiếng bà giúp ta
phân biệt được “Bà nội” hay “Bà ngoại” (Tức là người sinh ra cha hay me).
? Tích hợp: Nhờ vai trò ý nghĩa của tiếng phụ “Ngoại” giúp em hiểu gì về câu ( VD1). Có
thể thay = từ “Bà nội” được không?
- Giúp ta hiểu lúc còn nhỏ mẹ cũng được mẹ yêu mến chăm sóc, cũng được mẹ ghi
vào lòng những kỷ niệm đẹp khiến cho mẹ bây giờ nhớ lại cứ bâng khuâng xao xuyến.
- Không thể thay bằng từ “ Bà nội” được vì bà nội là ngưới sinh ra bố.
? Trong các tiếng: “ Quần áo”, “Trầm bổng” tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng
phụ?
- Không có tiếng chính, không có tiếng phụ. Vì “Quần áo” là vật dùng để mặc,
“Quần” để che đậy phần dưới cơ thể, “Áo” để che đậy phần trên cơ thể.
Chính vì vậy chúng có vai trò ngang nhau về mặt ngữ pháp (Bình đẳng).
- Từ “Trầm bổng” - tương tự.
? Em có nhận xét gì về vị trí các tiếng trong các từ?
- Trong các từ “Bà ngoại”, “Thơm phức” tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng
sau- Khó tách các tiếng đứng trước đứng sau.
- Trong các từ “Quần áo”, “Trầm bổng” các tiếng có thể thay đổi vị trí và dễ dàng
tách thành các từ đơn mà nghĩa không thay đổi.
Giáo viên: Các từ “Bà ngoại”, “Thơm phức” là từ ghép chính phụ
“Quần áo”, “Trầm bổng” là từ ghép đẳng lập.
? Vậy từ ghép phân làm mấy loại? Cụ thể từng loại?
- Từ ghép gồm 2 loại: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
+ Từ ghép chính phụ: Là từ ghép có 1 tiếng chính, 1 tiếng phụ. Thường là tiếng
chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ xung ý nghĩa cho tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có 2 tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (Không phân ra tiếng
chính tiếng phụ).
Giáo viên: Đó là nội dung phần ghi nhớ SGK/14 - Gọi 1 học sinh đọc.
*Ghi nhớ:
? Lấy VD về từ ghép chính phụ & đẳng lập?
VD từ ghép chính phụ: Xe đạp, xe máy, nhà khách, nhà ăn.
VD từ ghép đẳng lập: Giày dép, sách vở, cơm nước, vui tươi.
Giáo viên đưa bài tập 1 yêu cầu học sinh làm.
? Xếp các từ ghép theo bảng phân loại?
Từ ghép chính phụ: nhà ăn, nhà máy, xanh ngắt, cười nụ, cây cỏ, lâu đời.
Từ ghép đẳng lập: Suy nghĩ, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi
II. Nghĩa của từ ghép
? hãy so sánh nghĩa của từ ghép “Bà ngoại” “Thơm phức” với tiếng chính và rút ra nhận
xét nghĩa của từ ghép chính phụ?
+ “Bà” chỉ người đàn bà sinh ra mẹ hoặc cha - nghĩa rộng "Bà ngoại” là chỉ người đàn bà
sinh ra mẹ - nghĩa hẹp.
+ “Thơm” chỉ chung mùi thơm – nghĩa rộng. “Thơm phức” chỉ mùi thơm toả ra rất nhiều - nghĩa
hẹp.
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép chính phụ?
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của
tiếng chính.
? Tìm các từ ghép chính phụ có yếu tố “Bà” “Thơm”? Đặt câu trong hoàn cảnh?
Bà:
Ngoại
Thơm:
Phức
Nội
Ngát
Cô
Ngào ngạt
Nức
? Tương tự cách làm với 2 từ ghép đẳng lập?
+ “Quần" vật để mặc phần dưới cơ thể - nghĩa hẹp.
“Áo” vật để mặc phần trên cơ thể - nghĩa hẹp.
“Quần áo” vật để mặc nói chung - nghĩa rộng (Khái quát).
+ “ Trầm” - âm thanh xuống thấp - nghĩa hẹp.
“Bổng” âm thanh lên cao - nghĩa hẹp.
“Trầm + bổng” (hợp lại) - chỉ âm thanh nói chung – nghĩa rộng (Khái quát).
? Nhận xét về nghĩa của từ ghép đẳng lập?
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát
hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
GV: Đó là nội dung phần ghi nhớ SGK/14.
* Ghi nhớ 2 - 14.
? Lấy ví dụ và đặt câu trong hoàn cảnh?
- Bàn ghế, nhà cửa, ông bà, điện nước, thầy trò, phải trái …
? Qua phần vừa học hãy so sánh từ ghép chính phụ với từ ghép đẳng lập?
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
- Ghép các tiếng không ngang hàng nhau. - Ghép các tiếng có nghĩa ngang hàng.
- Tiếng chính làm chỗ dựa và tiếng phụ bổ - Giữa các tiếng dùng để ghép có quan
sung cho tiếng chính.
hệ bình đẳng về mặt nội dung.
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn, cụ - Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn
thể hơn nghĩa tiếng chính.
nghĩa của các tiếng dùng để ghép.
- Trong từ ghép chính phụ thường tiếng
ghép.
- Có thể dảo vị trí trước sau các tiếng được
chính đứng trước.
III. Luyện tập
1 Bài tập 1: Làm ở phần trên.
2. Bài tập 2
? Nêu yêu cầu bài tập 2? Tạo từ ghép chính phụ.
Bút
Chì
Thước
Máy
Đo
Mưa
Kẻ
Rào
Đá
Bi
Phùn
- ăn cơm, ăn cỗ.
- Vui tai, vui mắt.
- Trắng tinh, trắng xoá.
- Nhát gan.
3. Bài tập 3:
Làm
Cỏ
Quen
? Nêu yêu cầu bài tập 3? Điền thêm vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập?
GV cử 2 nhóm làm nhanh. Nhận xét.
Núi
Đồi
Mắt
Rừng
Ham
Muốn
Mày
Học
Thích
Xinh
Tươi
Mũi
Hành
Hỏi
Tươi
Đẹp
Cười
Vui
4. Bài tập 4
? Nêu yêu cầu bài tập? Tại sao có thể nói“ Một cuốn sách, một cuốn vở “ Mà không
thể nói “ Một cuốn sách vở “?
Vì: ở đây ta thấy sách, vở là những từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng có thể đếm được
còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả 2 loại nên không thể nói
“ Một cuốn sách vở “.
5. Bài tập 5:
a. Có phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
- Không phải vì “ Hoa hồng “ là từ ghép chính phụ chỉ 1 loài hoa thân có gai, lá
răng cưa, cánh to, có màu hồng, đỏ, trắng, có mùi thơm.
- Có những loài hoa màu hồng nhưng không gọi là hoa hồng như: Hoa thược dược,
hoa giấy, hoa dong riềng, hoa chuối…
b. Em Nam nói: “Cái áo dài của chị em ngắn quá" nói như thế có đúng không? Tại
sao?
- Nói như em Nam là đúng vì: “ Áo dài ‘ là từ ghép chính phụ chỉ 1 lại áo tân thời,
cái áo dài bị ngắn so với chiều cao của chị em Nam.
c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói quả cà chua này ngọt quá” có được
không? Tại sao?
- “Cà chua" là từ ghép chính phụ chỉ 1 lào cà như cà pháo, cà bát, cà tím… Không
phải tất cả mọi loài cà chua đều chua. Nói “ Quả cà chua này ngọt quá" được vì khi ăn
sống ta có thể dễ dàng nhận biết được vị chua hoặc ngọt của quả cà chua.
d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Loại cá này là 1 loại cá như thế
nào?
- Cá trê, cá chép cũng có loại màu vàng nhưng không được gọi là cá vàng.
- Cá vàng là loại cá vây to, đuôi lớn và xoè rộng, thân màu vàng chỉ để nuôi làm
cảnh trong bể kính hoặc bể nước có hòn non bộ để ở trong nhà hặc công viên ( Để làm
cảnh ).
6. Bài tập 6/16 ?Nêu yêu cầu?
? So sánh nghĩa của các từ ghép “ Mát tay, nóng lòng, gang thép, tay chân “ với
nghĩa của các tiếng tạo nên nó?
- Mát tay: Khéo léo, giỏi trong việc chữa bệnh, chăm sóc.
VD: Chị ấy nuôi lợn thật mát tay.
Người bác sỹ ấy mát tay lắm.
Bà mối ấy thật mát tay.
Còn tiếng của các nghĩa tạo nên lại khác.
+ Mát: Trái nghĩa với nóng, chỉ cảm giác về nhiệt độ.
+ Tay: Một bộ phận cơ thể con người.
- Nóng lòng: Muốn biết gấp, được gấp.
- Gang thép: Cứng cỏi, khó lay chuyển.
- Tay chân: Chỉ người thân tín.
? Nghĩa của các tiếng tạo nên nó như thế nào? HS trả lời.
7. Bài tập 7:? Phân tích cấu tạo của từ ghép có 3 tiếng:
Máy hơi nước
Than tổ ong
Bánh đa nem
Cho HS chỉ ra tiếng chính nhất, phụ 1, phụ 2.
D. Củng cố-Dặn dò:
Làm các bài tập, chuẩn bị bài mới.
E.Rút kinh nghiệm
-----------------------------------&---------------------------------