Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc trưng môn học,
đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho HS
phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học
tập cho HS.”
Tích hợp các nội dung giảng dạy đối với các bộ môn khoa học xã hội là mối liên
hệ bên trong, mối liên hệ bản chất của nội dung – tư duy – tư tưởng, luôn tiềm ẩn và
rất linh hoạt. Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn không chỉ cần có sự
tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm
văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của các môn học khác có liên
quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống và đặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ
tư tưởng cho học sinh một cách linh hoạt, uyển chuyển và tinh tế.
1.1.1 Cơ sở khoa học
- Khái niệm tích hợp
- Dạy học tích hợp, liên môn
1.1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
Theo tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học
sinh của Vụ Giáo dục Trung học, thì nhiệm vụ của giáo dục là hình thành một số phẩm chất,
năng lực ở học sinh THPT (xem Phụ lục về phẩm chất và năng lực)
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Liên, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: “Việc dạy
tích hợp góp phần hình thành và phát triển kĩ năng quyết định, giao tiếp và làm việc nhóm.
Nội dung được giảm tải nhằm tăng thời gian và không gian cho GV áp dụng các phương
pháp dạy học sáng tạo và tương tác, HS phát huy tốt hơn quyền chủ động học tập của mình.
Việc dạy học không chú trọng vào việc dạy kiến thức mà nhấn mạnh vào việc hình thành cho
học sinh phương pháp và kỹ năng tư duy trong học tập, đòi hỏi giáo viên phải có những
sáng tạo trong phương pháp dạy học”.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Môn Ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống và
nhân loại, là môn học có ý nghĩa trong việc hình thành định hướng, phát triển nhân
cách, giáo dục kĩ năng sống. Đồng thời, đây cũng là môn học nghệ thuật kích thích
trí tưởng tượng bay bổng, sáng tạo cho HS. Thực tế cho thấy có một bộ phận HS
đã quay lưng lại với văn học và niềm đam mê với môn Ngữ văn chỉ còn là một ý
niệm nhạt nhòa, học sinh không mấy hứng thú và chán nản trong các tiết học Văn.
1.3 Lí do chọn đề tài
Quá trình giảng dạy, chúng tôi luôn cố gắng để tiếp nhận tác phẩm dưới
nhiều góc độ khác nhau. Bởi “Văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận
thức mới mẻ và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời
1
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
gian và không gian khác nhau”. Vì vậy, cần vận dụng những phương pháp dạy
học tích cực để khai thác chất liệu ngôn từ của TPVH, nâng cao chất lượng dạy
học. Trong đó, phương pháp dạy học tích hợp liên môn không mới nhưng luôn
đem lại sự hứng thú với người dạy và cả người học khi được bổ sung nhiều kiến
thức khác nhau trong cùng một đơn vị thời gian.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một trong
những truyện ngắn thuộc văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (sau 1975).
Truyện đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời;
liên quan đến pháp luật như nạn bạo hành gia đình, đến Luật về bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em; đến cuộc sống của người dân ở môi trường biển, về chính
sách, chủ trương Xoá đói giảm nghèo của Đảng ta...Chính vì thế, trong quá trình
giảng dạy Ngữ văn THPT, chúng tôi đã vận dụng phương pháp dạy tích hợp liên
môn để khai thác bài học. Trong giải pháp này, tôi xin giới hạn ở nội dung: “Vận
dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu”
II. MỤC ĐÍCH – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu quả việc dạy môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Phát huy
tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS; hướng tới cái hay, cái đẹp, thông điệp nhà
văn gửi gắm qua tác phẩm.
- Khơi dậy và nuôi dưỡng tình yêu văn chương cho học sinh. Đồng thời,
sáng kiến cũng là một minh chứng cho việc nỗ lực sáng tạo của giáo viên khi ứng
dụng phương pháp này.
2. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch thực hiện
- Học sinh THPT trường THPT Chế Lan Viên cụ thể một số lớp qua các năm:
Năm học
Lớp
Số lượng học sinh
2016-2017
12B3, 12B4
58
2017-2018
12B1,12B2
60
2018-2019
12B1,12B5
63
- Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp khảo sát, thống kê
Với phương pháp này, tôi sẽ khảo sát, thống kê kết quả học tập bộ môn Ngữ
văn của học sinh trong các năm ; khảo sát mức độ hứng thú với bộ môn của học
sinh khi tiếp nhận TPVH trên lớp với phương pháp dạy học truyền thống, hoặc có
sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực khác. Từ kết quả đó, tôi sẽ rút kinh
nghiệm và có những giải pháp mới để nâng cao chất lượng dạy học.
2. Phương pháp phân tích, định hướng
Phân tích địa chỉ tích hợp trong tác phẩm để định hướng học sinh tìm hiểu nội
dung văn bản. Qua đó, giúp học sinh nắm nội dung tác phẩm trên cả chiều sâu và
bề rộng.
3. Phương pháp tích hợp liên môn
2
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
Dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp được lựa chọn ứng dụng với nhiều
bài học. Tiến hành dạy thể nghiệm và ghi chép ý kiến phản hồi của học sinh để rút
kinh nghiệm. Cụ thể các môn sau: Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, GDCD,...
B. NỘI DUNG
I.Thực trạng
Phương pháp dạy truyền thống đối với môn Ngữ văn THPT thiên về phần
giảng của giáo viên. Học sinh tiếp cận tác phẩm chỉ ở một chiều, xuôi chiều, còn đối
phó với khi chuẩn bị bài. Giáo viên đứng lớp còn ở mức làm tròn nhiệm vụ thuyết
giảng, đi sâu vào một tác phẩm theo chương trình đã quy định. Tình trạng đọc chép
diễn ra ngay trên lớp học, để rồi học sinh sa vào học vẹt, máy móc, không hiểu chiều
sâu cũng như chiều rộng của bản thân tác phẩm. Từ đó, chất lượng dạy học văn đi
xuống. Những năm gần đây, theo yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học, việc dạy
học môn Ngữ văn cũng có một số thay đổi nhất định như ứng dụng CNTT để nâng
cao hiệu quả giờ đọc văn; chú ý đối thoại hai chiều giữa giáo viên và học sinh, khơi
gợi những vấn đề liên quan đến cuộc sống để học sinh liên hệ; tổ chức thảo luận
nhóm để học sinh tự tìm hiểu, phương pháp dạy học theo dự án,… Nhưng nhìn chung
sự đổi mới đó còn nặng về hình thức, chưa thực sự hiệu quả khi áp dụng.
Khi chưa áp dụng sáng kiến dạy học tích hợp liên môn điểm số kết quả học
tập của HS còn chưa cao.
Bảng 1. Kết quả môn Ngữ văn năm học 2016 – 2017
LỚP
12B3
12B4
TS
HS
29
29
Giỏi
S
L
2
1
%
6.9
3.4
Khá
SL
%
5
4
17.3
13.8
Trung
bình
S
L
11
11
Yếu
S
L
11
13
%
37.9
37.9
%
37.9
44.9
Chúng tôi nhận thấy rằng thực tế phần lớn HS không có hứng thú với việc
học Ngữ văn. Bảng điều tra mức độ hứng thú học tập của HS các tiết dạy Ngữ văn
ở lớp 12B3, 12B4 năm học 2016-2017 khi giáo viên chưa dạy tích hợp liên môn là
một minh chứng.
Bảng 2. Mức hứng thú của HS khi chưa học theo hướng tích hợp, liên môn
Năm
Hứng thú học tập Không hứng thú học tâp
Lớp Sĩ số
học
Số lượng %
Số lượng
%
2016 12B3 29
8
27.5
21 72.5
12B4 29
6
20.6
23 79.4
2017
Bảng 3. Mức hứng thú của HS khi học theo hướng tích hợp, liên môn
Năm
Hứng thú học tập Không hứng thú học tâp
Lớp Sĩ số
học
Số lượng %
Số lượng
%
2017 12B1 28
12
42,9
16 57,1
12B2 32
14
43,8
18 56,2
2018
3
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
Phân tích số liệu cho thấy:
- Một số học sinh có hứng thú sẽ chuẩn bị bài kĩ và hiểu bài ngay trên lớp,
còn những học sinh không hứng thú thì học theo kiểu đối phó và may rủi.
- Kết quả cuối năm học 2016 – 2017 của lớp 12B3, 12B4 một số HS đạt
loại khá và tỉ lệ khá bộ môn tăng lên trong năm học 2017-2018. Tuy nhiên, kết quả
vẫn chưa đạt được mong muốn. Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh ít hứng thú
với môn Ngữ văn. Khi được hỏi tại sao các em không hứng thú học tập và kết quả
kiểm tra nội dung kiến thức không cao, thì câu trả lời chủ yếu tập trung vào các lí
do sau:
- HS chủ yếu thi đại học khối A,B nên học lệch, không thích học văn
- Nội dung bài khô khan;hoặc là dài phải ghi chép và ghi nhớ nhiều
- Học sinh chưa tư duy để thấy được giá trị của tác phẩm;
- Ý thức trong việc rèn luyện kĩ năng tư duy ngôn ngữ và kĩ năng nhận thức
trong việc học bộ môn còn hạn chế
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa kích thích hứng thú của HS.
Như vậy, trong số các nguyên nhân khiến cho học sinh không hứng thú học và
kết quả kiểm tra thấp có liên quan đến giáo viên, đó chính là phương pháp giảng dạy.
Nếu không thay đổi phương pháp dạy học, học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt,
không còn tình yêu với văn chương.
II. Giải pháp thực hiện
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, chúng
tôi luôn trăn trở với những bài học, cùng nhau rút kinh nghiệm và thảo luận để tìm
ra phương pháp phù hợp hơn với dạy học theo đối tượng nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn. Chúng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực và nhận
thấy phương pháp tích hợp liên môn đem lại nhiều hiệu quả giúp học sinh nắm bài
tốt hơn, ghi nhớ được nhiều kiến thức hơn, và điều đặc biệt là tạo được hứng thú
cho học sinh khi chủ động tiếp nhận tác phẩm văn học. Trong sáng kiến này,
chúng tôi lựa chọn bài giảng “Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu” đã
được rút kinh nghiệm qua nhiều năm để làm minh chứng cho giải pháp thực hiện.
(Kế hoạch nghiên cứu cụ thể ở Phụ lục 1)
SẢN PHẨM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG
TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI - Nguyễn Minh ChâuI. MỤC TIÊU
1. Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học
1.1 Môn Ngữ văn
- Nhận ra đề tài, chủ đề, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mỹ,
những sáng tạo đa dạng về ngôn ngữ, hình ảnh, những đặc sắc về nội dung của các
tác phẩm: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu);
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của VH Việt Nam thời kỳ đổi mới
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại.
- Biết vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào bài văn NL
- Tích hợp kiến thức Tiếng Việt, Làm Văn, Lí luận văn học.
4
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
- Khả năng sử dụng CNTT, thuyết trình, hùng biện một vấn đề.
1.2 Môn Lịch sử: Lịch sử lớp 12: Chương IV. Việt Nam từ năm 1954 đến năm
1975 hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn; Việt
Nam từ năm 1975 đến năm 2000; Bài Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH
(1986-2000) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội tác động
đến sự ra đời truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975.
1.3 Môn Địa lí 12: Bài 44,45 Địa lí địa phương (mở rộng tìm hiểu địa lí địa
phương, vùng miền, cụ thể là địa thế vùng đất Nghệ An…) để khắc sâu kiến thức
về giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu, liên
quan đến quê hương nhà văn, cái nôi nuôi dưỡng tài năng của người đi tiên phong
mở đường đổi mới văn học hiện đại Việt Nam …
1.4 Môn GDCD: HS có sự khắc sâu, nâng cao nội dung các bài học
như Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học: mục 3, 4; Bài 12: Công dân
với tình yêu, hôn nhân... mục 1; Bài 13: Công dân với cộng đồng: mục 1, 2 (a);
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại [Chương trình GDCD
10]; Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm[Chương trình GDCD 11];
Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản [Chương trình GDCD 12]. Cụ thể: từ
giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện, học sinh liên hệ đến Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật trẻ em (2016)…để giải quyết những
vấn đề xã hội hiện nay.
1.5. HS có kiến thức tổng hợp về âm nhạc, hội hoạ…
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
- Giúp HS rèn thành thạo khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thông
tin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế.
- Xử lí tình huống trong tác phẩm gắn với thực tế đời sống bản thân và địa
phương theo chiều hướng tích cực nhất.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức các môn: Ngữ văn,
Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân …
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ sống tích cực, có lí tưởng sống tốt đẹp, có tinh thần
lạc quan yêu đời.
- Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm.
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong
thực tiễn.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực hợp tác để cùng thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản; Năng lực
nhận thức.
- Năng lực đọc - hiểu các tác phẩm Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
theo đặc trưng thể loại.
5
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về
ý nghĩa của văn bản.
- HS có năng lực tự học, tự nghiên cứu những vấn đề có tính liên môn chưa
được biên soạn thành bài học trong sách giáo khoa.
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: cụ thể ở Phụ lục 1, 2, 3
2. Học sinh: cụ thể ở Phụ lục1, 2, 3
IV. Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc – hiểu, đọc diễn cảm kết hợp phân tích, so sánh qua
hình thức nêu vấn đề, trao đổi và thảo luận nhóm.
- Tích hợp Làm văn, Tiếng Việt, Lí luận văn học
- Tích hợp Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
TUẦN 1: PHỔ BIẾN NHIỆM VỤ CHO CÁC NHÓM
HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ
1. Mục tiêu
- Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu; Chia nhóm theo sở thích.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm; Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
2. Cách thức tổ chức hoạt động
Thời gian: tuần 1 – HS làm việc ở nhà
Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung
của chủ đề
Giáo dục tích hợp kiến thức các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD
thông qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Bước 2: Thành lập nhóm
GV Phát phiếu thăm dò sở thích nhóm (Phụ lục 2).
HS điền phiếu khảo sát nhu cầu của học sinh
GV công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích.
Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí
Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau
Theo trình độ HS
HS có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lí, nhập các
nội dung văn bản cần trình bày trên PP và trang web. Tham gia tìm kiếm thông
tin trong SGK, trên interrnet
HS có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin trên internet, tóm tắt các
nội dung tìm kiếm được.
HS có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm
được
Theo NL sử dụng CNTT của HS
HS có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng
6
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
HS có năng lực sử dụng PP và các ứng dụng khác
Nhó
m
Điều chỉnh
nhiệm vụ
Nội dung nhiệm vụ
Em hãy xác định tình huống truyện trong tác phẩm? Em
I
có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống truyện của
Nguyễn Minh Châu?
Tìm hiểu phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ. Người
II
nghệ sĩ phát hiện được điều gì? Cảm giác của anh như
thế nào?
Tìm hiểu phát hiện thứ 2 của người nghệ sĩ. Khi chiếc
III
thuyền lại gần, anh phát hiện thêm điều gì? Phát hiện đó
có gì khác so với phát hiện thứ nhất?
Nhận xét về hai phát hiện của người nghệ sĩ? Từ hai
IV
phát hiện của người nghệ sĩ em có suy nghĩ gì?
Ghi chú: Thực hiện tương tự các bước với nội dung: Câu chuyện NĐB hàng chài
ở tòa án huyện
Bước 3: GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm.
Bước 4: Gợi ý cho HS một số nguồn tài liệu có thể tham khảo
- Nghiên cứu nội dung bài học
- Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu
3. Sản phẩm: Chia 04 nhóm học sinh trên mỗi lớp, mỗi nhóm chọn nhóm
trưởng.
HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
1. Mục tiêu
- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ thảo luận về chủ đề được giao,
xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện nội dung
- Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, phương
pháp tiến hành.
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,
video về các nội dung được phân công.
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn,…
- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo
2.Cách thức tổ chức hoạt động
Thời gian: Tuần 2 HS tự làm việc ở nhà
Bước 1: GV định hướng cho HS và các nhóm trong quá trình xây dựng kế
hoạch làm việc.
Bước 2: Giải đáp thắc mắc và giúp đỡ HS khi được yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công
nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Viết biên bản làm việc nhóm.
7
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
- Sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được.
3. Sản phẩm: Bản phân công nhiệm vụ và thời gian hoàn thành cụ thể cho
từng thành viên.
HOẠT ĐỘNG 3: BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ
I/ Báo cáo
1. Mục tiêu: Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra
+ Thu thập thông tin: HS có thể tìm kiếm thông tin, tranh ảnh qua sách,
báo, Internet…
+ Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm.
Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt
ra trong nội dung nghiên cứu
+ Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và trình bày trước lớp
2. Cách thức tổ chức hoạt động
Thời gian: HS tiếp tục làm việc ở nhà
GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình,
đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề.
GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải
quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.
Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo
cáo của nhóm.
Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo
cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau.
3. Sản phẩm
- Kết quả nghiên cứu: Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
- Kết quả nghiên cứu: Câu chuyện NĐB hàng chài ở toà án huyện.
4. Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp
để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi (có thể chuyển qua email, copy hoặc in sẵn).
HS nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi.
II. Đánh giá
1. Mục tiêu
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo
thông qua thuyết trình, thảo luận
- Biết đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề …
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
- Bồi dưỡng trách nhiệm của HS trong việc xây dựng và bảo vệ tổ TQ
2. Thành phần tham dự: GV môn Ngữ văn trường THPT Chế Lan Viên;
Học sinh lớp 12B1, 12B5
3. Nhiệm vụ của học sinh
- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của
các nhóm khác.
8
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
4. Nhiệm vụ của giáo viên
- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận; Quan sát, đánh giá; Cố vấn…
- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm
- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: GV có thể chọn nhiều hình thức khác nhau
-Trình chiếu bức ảnh đẹp của một buổi bình minh trên biển và bức ảnh cuộc sống
đông đúc, nheo nhóc, đông con của 1gia đình ngư dân trên chiếc thuyền.
Cho HS cảm nhận về hai bức ảnh và trình bày
Nếu đặt bức ảnh thứ 2 vào khung cảnh của bức ảnh 1, em có suy nghĩ gì?
HS bày tỏ suy nghĩ. Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1.
Tích hợp kiến thức liên môn tạo tâm thế tiếp nhận cho học sinh gắn
liền với việc tìm hiểu về tác giả Nguyễn Minh Châu .
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn.
(?) Bằng hiểu biết của mình, em hãy trình bày những nét chính về tiểu sử,
cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu?
- GV chốt lại các ý chính và yêu cầu học sinh gạch chân trong SGK.
- Giáo viên cung cấp thêm: Sáng tác tháng 8/ 1983, lúc đầu in trong tập
Bến quê, sau đó lấy làm tên chung cho một tập truyện ngắn.
Tích hợp
- Môn Lịch sử: Lịch sử lớp 12: Chương IV. Việt Nam từ năm 1954 đến
năm 1975 hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà
văn; Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000; Bài Đất nước trên đường đổi mới
đi lên CNXH (1986-2000) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bối cảnh lịch sử, văn
hoá, xã hội tác động đến sự ra đời truyện ngắn NMC sau 1975.
- Môn Địa lí
+ Liên hệ kiến thức Địa lí về địa giới, vùng miền giúp học sinh hiểu thêm
về cuộc sống con người theo vùng miền (Cụ thể: HS vùng ven Gio Hải, Triệu An,
Cửa Việt, Gio Việt/ Quảng Trị)
+ Trường THPT Chế Lan Viên nhiều HS vùng biển – hiểu sự khó khăn của
cuộc sống kim tiền.
- Môn Ngữ văn
+ Tích hợp kiến thức Đọc văn phần tác phẩm đã học ở THCS (truyện
Bến quê; Bức tranh…) để giới thiệu sự nghiệp sáng tác của NMC
+ Lí luận VH: về phong cách nghệ thuật
+ Làm văn: Tóm tắt văn bản tự sự (Ngữ văn 10)
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Tích hợp kiến thức Lịch sử: (?) Vận dụng kiến thức lịch sử Việt Nam từ
sau năm 1975 - thời hậu chiến, căn cứ vào tình hình xã hội, em hãy giải thích tác
động của lịch sử lúc bấy giờ đến sáng tác của văn học các tác giả nói chung, của
Nguyễn Minh Châu nói riêng?
9
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
Gợi ý: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã kết thúc. Đất nước thống nhất
trong nền độc lập, hoà bình. Nhiều vấn đề của đời sống văn hoá, nhân sinh mà
trước đây do hoàn cảnh chiến tranh chưa được chú ý, nay được đặt ra. Nhiều quan
niệm đạo đức phải được nhìn nhận lại trong tình hình mới, nhiều yếu tố mới nảy
sinh, nhất là khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới…
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.
(?) Học sinh tóm tắt những nét chính của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa?
- GV nhận xét và chốt lại những ý chính.
(?) Theo em có thể chia VB thành mấy đoạn, nội dung của mỗi đoạn là gì?
Họat động 2: Đọc - hiểu văn bản
Thao tác 1: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
- GV nêu câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận:
Nhóm 1: Em hãy xác định tình huống truyện trong tác phẩm? Em có nhận
xét gì về cách xây dựng tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu?
- Đại diện nhóm 1 trình bày. GV nhận xét chốt ý.
Dường như NMC muốn kéo hiện thực cuộc sống từ xa lại thật gần để nhìn
nhận một cách rõ nét hơn, để từ đó khám phá ra những bất ngờ thú vị. Đó là
những hạt ngọc ẩn khuất sau vẻ đẹp lam lũ, khổ đau khó nhọc của con người.
Nhóm 2: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là phát hiện đầy
thơ mộng. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa
trên biển sớm mù sương mà người nghệ sĩ chụp được?
Nhóm 2 trả lời:
+“Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa
có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào”
+“Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên
chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.
+“Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”,
“một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.
(?) Vì sao Phùng gọi đây là một “cảnh đắt trời cho”?
(?)Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, anh lại nghĩ đến
câu nói:“bản thân cái đẹp chính là đạo đức”?
Tích hợp: Tích hợp kiến thức Tiếng Việt, Làm văn: hệ thống từ láy, biện
pháp tu từ so sánh, điệp từ, nhịp điệu câu văn nhẹ nhàng, phương thức biểu đạt
miêu tả, biểu cảm…
Tích hợp kiến thức Mĩ thuật: nghệ thuật hội hoạ bằng ngôn từ khi tả lại
chiếc thuyền ngoài xa.
Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển sớm mù
sương, người nghệ sĩ đã bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn mình như
được gột rửa, thanh lọc trở nên trong trẻo tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn
của cuộc đời. Ở đây chân lí nghệ thuật đã được khẳng định: nghệ thuật giúp
thanh lọc tâm hồn, làm cho người nghệ sĩ được sống thực sự trong những giây
phút thật nhất, trong sáng nhất của lòng mình.
- GV nêu câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận:
10
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
Nhóm 3: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí.
Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình
thuyền chài.
Nhóm 3 trả lời:
Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí,
mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn; một cảnh tượng tàn nhẫn: gã đàn ông
đánh đập vợ một cách thô bạo… Đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha để rồi
nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát… Chứng kiến những cảnh tượng
đó, nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, cứ há hốc mồm ra mà
nhìn”. Sở dĩ nghệ sĩ Phùng trở nên như vậy là vì anh không thể ngờ rằng đằng sau
cái vẻ đẹp diệu kì của tạo hóa lại là bi kịch của cuộc đời, là biểu hiện của cái ác,
cái xấu. Vừa mới lúc trước, anh còn cảm thấy “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”,
thấy “chân lí của sự toàn thiện”, thế mà chỉ ngay sau đó chẳng còn cái gì là “đạo
đức”, là cái Chân, cái Thiện của cuộc đời.
Nhóm 4: Nhận xét về hai phát hiện của người nghệ sĩ? Từ hai phát hiện
của người nghệ sĩ em rút ra được điều gì?
Nhóm 4 trả lời:
- Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa trong gia đình kia đã
làm cho những điều huyền diệu mà anh đã phát hiện hiện hình ra thật khủng khiếp,
ghê sợ.
- Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp,
cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu,
thiện – ác.
- Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.
Thao tác 2: Câu chuyện của của người đàn bà ở toà án huyện
(?) Hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài?
(Bị chồng đánh đập một cách vũ phu, tàn ác: ba ngày một trận nhẹ, năm
ngày một trận nặng nhưng vẫn cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống
trả, không tìm cách chạy trốn”).
(?) Trước hoàn cảnh của người đàn bà hàng chài, Đẩu - chánh án tòa án
huyện đã đưa ra giải pháp gì?
(Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng vì anh tin giải pháp của mình là đúng.)
(?) Giải pháp mà Đẩu đưa ra có được người đàn bà chấp nhận không?
(Người đàn bà từ chối thiện ý của Đẩu)
(?) Trong hoàn cảnh NĐB hàng chài, lời khuyên của chánh án Đẩu có vẻ là một lời
khuyên đúng đắn, nhưng NĐB nhất quyết không nghe theo, thậm chí còn van xin
“quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Em
hãy lý giải thông qua câu chuyện của NĐB hàng chài?
- GV cho học sinh phát hiện các dẫn chứng và phân tích.
“Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần có người đàn ông để chèo
chống lúc phong ba,… Đàn bà chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống
cho mình như ở trên đất được”.
“…có lúc ở trên thuyền vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ”
11
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
“Các chú đâu có phải là người làm ăn … cho nên các chú đâu có hiểu
được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc …”.
(?) Nhận xét về câu chuyện cuộc đời của người đàn bà hàng chài?
(?) Thái độ của Phùng và Đẩu trước và sau khi nghe câu chuyện của
người đàn bà có sự thay đổi như thế nào?
+ Trước: Đẩu nói với giọng đầy giận dữ: “…tôi chỉ muốn bảo ngay với chị:
Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu!”; Đẩu nói với vẻ đầy hào
hứng của một con người bảo vệ công lý “chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là
kêu gọi hòa thuận”.
+ Sau: “Không thể nào hiểu được!” “Phải, bây giờ thì tôi đã hiểu” rồi
“Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”.
(?) Nếu các em là Đẩu, Phùng thì sẽ làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?
(?) Câu chuyện về người đàn bà, Nguyễn Minh Châu đặt ra vấn đề gì đang rất
phổ biến trong xã hội hiện nay? (nạn bạo hành)
Tích hợp: Tích hợp kiến thức GDCD (Lớp 12, Bài 4/ tiết 3: Bình đẳng
trong hôn nhân và gia đình): Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 có định nghĩa Bạo lực gia đình là hành vi cố ý
của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh
thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Em có suy nghĩ gì về hậu quả,
nguyên nhân của hành vi bạo lực gia đình qua lời kể của NĐB hàng chài tại toà án
huyện?
Tình trạng bạo lực gia đình:
+ Nguyên nhân :
- Thói vũ phu, sự tăm tối, thất học của người đàn ông.
- Sâu xa là do tình trạng đói nghèo, đời sống bấp bênh kéo dài gây tâm lí bế
tắc, uất hận
+ Hậu quả :
- Gây ra những nỗi đau triền miên về thể xác và tinh thần cho những
thành viên trong gia đình (người đàn bà).
- Con cái đổ vỡ niềm tin, sống trong hận thù, căm ghét (Thằng Phác), và có
nguy cơ trở thành tội phạm.
- Giả sử được trực tiếp gặp gỡ người đàn bà ở toà án cùng với Đẩu và
Phùng, anh/ chị hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về câu chuyện của NĐB ấy?...
(?) Từ câu chuyện của người đàn bà hàng chài và thái độ của Phùng và
Đẩu, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
- Học sinh thảo luận cặp đôi.
(?) Ấn tượng, suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá về NĐB hàng chài?
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
- “vốn là đứa con gái xấu lại rỗ mặt sau một bận lên đậu mùa”. Người đàn
bà hàng chài trong truyện ngắn trạc ngoài 40, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất
hiện với "khuôn mặt mệt mỏi" gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn lam lũ
- Trong câu chuyện về cuộc đời mình, chị đã nhận thức được rất rõ sự
kém may mắn của mình: “cũng vì xấu,…không ai lấy,… về đan lưới”
12
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
* Số phận, cuộc đời:
+ Số phận kém may mắn
+ Cuộc đời lam lũ, vất vả..gia đình đông con và nghèo khổ suốt hàng tháng,
cả nhà vợ chồng con cái ăn toàn cây xương rồng luộc chấm muối, có khi bị chồng
đánh thô bạo ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.
+ Nỗi đau lớn trong tâm hồn: Nhận biết hoàn cảnh gia đình mình nếu tiếp tục
con chị sẽ phạm tội, gia đình tan nát.
* Tính cách:
- Một người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục.
- Giàu lòng tự trọng.
- Sống rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con vô bờ bến, một
người phụ nữ vị tha, giàu đức hy sinh.
Cuộc đời, con người đầy những nghịch lí, không xuôi chiều. Cần phải nhìn
nhận con người trong từng hoàn cảnh cụ thể.
- Giả sử là người đàn bà hàng chài bị chồng đánh như thế, anh/ chị sẽ
phản ứng như thế nào? Vì sao? Từ đó cho thấy nghĩa lí của cách hành xử của
người đàn bà hàng chài như thế nào?
(?) Từ việc tìm hiểu những phẩm chất, cuộc đời người đàn bà hàng chài,
Nguyễn Minh Châu muốn nói lên điều gì?
- Mà cuộc sống nghèo khó của người dân vùng biển với một trong
những nguyên nhân sâu xa: gia đình quá đông con.
Tích hợp: Tích hợp kiến thức GDCD (Lớp 11/ Bài 11 Chính sách dân số
và việc làm): Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế
sự bùng nổ về dân số. (Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số một cách quá nhanh
trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã
hội; Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số: Nghiêm
chỉnh thực hiện luật hôn nhân và gia đình. Công dân có những trách nhiệm gì?
(Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và những người xung quanh thực hiện
tốt luật hôn nhân và gia đình, chính sách dân số KHH gia đình của nhà nước)
(?) Người đàn ông hàng chài xuất hiện như thế nào? Sự xuất hiện đó gây ấn
tượng gì về ngoại hình, về hành vi?
(?) Tại sao người đàn ông không dùng cách nào khác để giải quyết bi kịch
của mình mà trút nỗi bực dọc vào việc đánh vợ rất tàn nhẫn?
GV gợi ý tiếp: Cách nhìn nhận gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài có gì
khác so với cách nhìn nhận và thái độ của Đẩu, Phùng và bé Phác? Nhận xét
chung về tính cách người đàn ông?
(?) Tính cách của người đàn ông được khắc hoạ qua những điểm nhìn nào?
Tích hợp: Tích hợp kiến thức GDCD: Luật BĐG có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 7 năm 2004 có quy định BĐG là việc nam, nữ có vị trí, vai trò
ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát
triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự
phát triển đó. Theo em, qua nhân vật người đàn ông, gia đình người hàng chài
13
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
này có sự bình đẳng giới không? Vì sao?
(?) Nêu cảm nghĩ về hành vi của Phác đối với bố?
(?) Hoá thân vào nhân vật để nêu cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Phác khi thấy
mẹ bị bố hành hạ, sau hành động đánh lại bố và lúc lau nước mắt cho mẹ.
(?) Hãy tưởng tượng cách ứng xử khác của Phác khi thấy mẹ bị bố đánh tàn nhẫn.
(?) Cảm nhận của em về nhân vật Phùng và Đẩu trong truyện?
HS đọc lại đoạn văn cuối cùng của truyện.
(?) Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy như thế nào?
(?) Mỗi lần nhìn vào tấm ảnh, người nghệ sĩ lại trông thấy cái gì?
(?) Tại sao trong bức ảnh được chọn, dù là tấm ảnh đen trắng nhưng khi nhìn vào,
Phùng lại thấy “màu hồng hồng của ánh sương mai” và hình ảnh “người đàn bà”
hòa lẫn vào đám đông? Phải chăng đây là một kết thúc có dụng ý của nhà văn?
Em hãy chỉ ra dụng ý đó?
(?) Từ đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì về mối quan
hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời?
Họat động 3: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
(?) Nêu đánh giá thành công về nội dung của truyện?
GV tổ chức cho HS tìm hiểu cốt truyện:
Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có gì độc đáo?
HS tiến hành:
- Tóm tắt lại tình huống.
+ Tình huống 1: Phùng rung động, say mê trước cảnh đẹp “trời cho”
+ Tình huống 2: Trong giây phút tâm hồn thăng hoa, anh bất ngờ chứng
kiến cảnh tượng người đàn ông đánh vợ.
+ Phùng còn chứng kiến cảnh tượng đó thêm lần nữa: người đàn bà nhẫn
nhục, hành động của chị em Phác.
+ Từ đó, Phùng có cách nhìn đời khác đi. Anh thấy rõ cái ngang trái, hiểu
thêm về người đàn bà, chị em Phác, hiểu sâu thêm bản chất của người bạn đẩu và
hiểu chính mình.
- Bình luận về ý nghĩa của tình huống
3. Hoạt động luyện tâp
4. Hoạt động vận dụng& mở rộng
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
- Bài kiểm tra gồm có 4 phiếu chia cho 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu tự
luận theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng (Phụ lục 2)
- Kết quả điểm kiểm tra 15 phút và một tiết về bài học có vận dụng phương
pháp tích hợp cao hơn hẵn so với bài học thông thường. Kết quả kiểm tra 15’ bài
Chiếc thuyền ngoài xa
Bảng 4 Bảng thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút năm học 2018-2019
sau khi áp dụng phương pháp tích hợp liên môn
14
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
LỚ
P
12B
1
12B
5
TS
HS
28
35
3,5
≤
điể
m
<5
SL
3
5
5≤
điể
m
<6,
5
%
10.
3
14.
2
6,5
≤
điể
m
<8
SL
11
14
Điể
m
≥8
%
37.
9
40.
0
Điểm ≥5
SL
6
%
20.7
SL
9
%
31
SL
25
%
89.2
9
25.
7
7
20
30
85.7
Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh sau khi áp dụng phương pháp tích hợp liên
môn cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên. Học sinh hứng thú học tập và cải thiện
được kết quả.
Bảng 5 Bảng thống kê mức độ hứng thú với bộ môn Ngữ văn năm 20182019 khi áp dụng phương pháp tích hợp liên môn
Hứng thú học tập
Không hứng thú học tâp
Lớp
Sĩ số
Số lượng
%
Số lượng
%
12B1 28
22
78.5
6
21.5
12B5 35
26
74.2
9
25.8
So sánh với Bảng 1,2,3 chúng tôi nhận thấy rằng, với mục tiêu đổi mới phương
pháp trong dạy học đã nâng cao được nhận thức, tạo hứng thú với bộ môn Ngữ
văn trong học sinh kết quả thu được rất khả quan. Lớp 12B1 học sinh thuộc tổ hợp
thi tự nhiên, vốn dĩ ít hứng thú với môn Ngữ văn nhưng bằng sự trăn trở và kiên trì
của các giáo viên trong tổ Ngữ văn, chúng tôi đã thay đổi được ý thức về bộ môn
của HS tránh tình trạng học lệch hoặc đối phó mà vận dụng khả năng tư duy logic
cùng khả năng ghi nhớ để kích thích hứng thú với bộ môn nâng cao chất lượng bài
học. Lớp 12B5, học sinh ban cơ bản, cũng cải thiện được kết quả qua quá trình học
tập. Theo đó chất lượng bộ môn cũng được nâng cao. Số lượng học sinh giỏi văn
dù không tăng số với những năm trước, song số lượng học sinh khá tăng và học
sinh yếu giảm đáng kể.
III. KẾT LUẬN
Dạy học tích hợp, liên môn có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với
học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập, giờ đọc văn có áp
dụng tích hợp, liên môn vì thế không nhàm chán. Kiến thức văn học được khám
phá một cách đầy cảm hứng. Học sinh sau khi học có khả năng làm bài với tư duy
phân tích, cảm thụ, bình luận, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những
vấn đề thực tiễn các em phát triển toàn diện hơn về mọi mặt: đức- trí- thể- mĩ.
Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình
huống thực tế trong giờ học, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, ít phải
ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Hiệu quả giờ Đọc hiểu văn bản văn học
15
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
được nâng cao rõ rệt. Đồng thời cùng với môn Ngữ Văn, kiến thức một số môn
khác khi được vận dụng, tự nhiên đã được củng cố, khắc sâu.
Việc áp dụng kiến thức liên môn là một nội dung phong phú, để sử dụng
được phương pháp này cho phù hợp với đặc điểm từng môn học đòi hỏi người
giáo viên cần có kiến thức và thời gian nghiên cứu bài dạy.
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn không phải là mới, nhưng nếu biết
vận dụng hợp lý, người giáo viên sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp
dẫn với học sinh, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn trong từng bài học.
Chất lượng đầu vào của học sinh trường THPT Chế Lan Viên quá thấp so
với các trường trên địa bàn và vùng lân cận. Song bằng tâm huyết của một người
thầy, chúng tôi đã nỗ lực không ngừng, thường xuyên thay đổi phương pháp để
giúp học sinh có hứng thú với môn học. Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn
là một thử thách đối với chúng tôi, vì đối tượng học sinh còn yếu. Tuy nhiên,
chúng tôi biết rằng, “Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh
mà bằng sự kiên trì” sự kiên trì cùng với lòng tin của chúng tôi với học trò đã đem
lại kết quả tốt cho một quá trình khổ luyện của cả thầy và trò.
Quảng Trị, ngày 5 tháng 4 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
16
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Sử, Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn,
trandinhsu.wordpress.com
2. Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường THCS,THPT (dành cho cán
bộ quản lý, giáo viên THCS,THPT) - NXB Đại học Sư phạm, Năm 2015;
3.Vụ Giáo dục Trung học, Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, Hà Nội, 2014
4. SKKN Chất Huế trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của HPNT,
2015
5. SKKN Tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong một số tác phẩm Ngữ
văn 12, Nguyễn Thị Hồng Nghĩa, 2014
6. Đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn Ngữ Văn, Nguyễn Thị Hồng
Nghĩa, 2013
7. Ngữ văn 10,11,12 tập I,II (Sách giáo khoa, Sách Giáo viên, NXB Giáo
dục, Năm 2008).
8. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn Lớp
10,11,12 (Vũ Quốc Anh - Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Khắc Đàm, NXB Giáo dục
Việt Nam, Năm 2010)
9. “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ
thông”. Bộ Giáo dục - Đào tạo tháng 11/2012.
10. Sách giáo khoa và sách giáo viên thuộc chương trình THPT các môn
Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân...
11.Các bài báo liên quan đến vấn đề tích hợp trên các phương tiện truyền
thông …
Quy ước viết tắt
Chữ cần viết tắt
Giáo dục
Dạy học
Giáo viên
Học sinh
Sách giáo khoa
Nhà xuất bản giáo dục
Tác phẩm văn học
Phương pháp
Người đàn bà
Năng lực
Chữ cái viết tắt
GD
DH
GV
HS
SGV
NXB GD
TPVH
PP
NĐB
NL
17
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
PHỤ LỤC 1
Kế hoạch nghiên cứu bài học
1. Tên bài học: “Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm
Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”
2. Mục tiêu bài học: Để góp phần vào việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên
môn, đề tài được xây dựng từ các môn học sau:
2.1 Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học
a. Môn Ngữ văn
- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải
nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn
gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.
- Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời
sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
- Tích hợp kiến thức Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học
+ Tích hợp kiến thức Tiếng Việt đã học ở THCS, THPT( lớp 10,11…), tập
trung vào bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, biện pháp tu từ, nghĩa của từ, ngữ
cảnh, nghĩa của câu…để đọc hiểu văn bản văn xuôi thời kì đổi mới.
+ Tích hợp phần Làm văn như Văn thuyết minh (Văn 10), thao tác lập luận
phân tích, chứng minh, bình giảng, so sánh…(Văn 11); Nghị luận về một tác
phẩm, một đoạn trích văn xuôi, Phát biểu theo chủ đề…(Văn 12) để phát huy năng
lực cảm thụ văn học trong quá trình đọc hiểu văn bản;
+ Tích hợp phần Lí luận văn học như Một số thể loại truyện; Quá trình văn
học và phong cách văn học…để lí giải thành công về tư tư tưởng và nghệ thuật của
truyện.
- Khả năng sử dụng CNTT, thuyết trình, hùng biện một vấn đề.
b. Môn Lịch sử: Tích hợp kiến thức lịch sử lớp 12 để hướng dẫn học sinh
tìm hiểu bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội tác động đến sự ra đời truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu sau 1975
c. Môn Địa lí: + Liên hệ kiến thức Địa lí về địa giới, vùng miền giúp học
sinh hiểu thêm về cuộc sống con người theo vùng miền (Cụ thể: HS vùng ven Gio
Hải, Triệu An, Cửa Việt, Gio Việt/ Quảng Trị)
+ Trường THPT Chế Lan Viên nhiều HS vùng biển – hiểu sự khó khăn của
cuộc sống kim tiền.
d. Môn GDCD: Tích hợp kiến thức GDCD 10,11,12 giúp học sinh liên hệ
đến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật trẻ em (2016)
…để giải quyết những vấn đề xã hội hiện nay.
e. HS có kiến thức tổng hợp về âm nhạc, hội hoạ…
Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
thấp
cao
18
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
Nêu thông tin về
tác giả, tác phẩm,
hoàn cảnh sáng tác,
xuất xứ …
Lý giải được mối
quan hệ,ảnh hưởng
của hoàn cảnh sáng
tác với việc xây
dựng cốt truyện và
thể hiện nội dung
tư tưởng của TP
Nhận diện được Hiểu được ảnh
ngôi kể, trình tự kể hưởng của giọng kể
đối với việc thể
hiện nội dung tư
tưởng của tác phẩm
Nắm được cốt Lí giải sự phát triển
truyện, nhận ra đề của các sự kiện và
tài, cảm hứng chủ mối quan hệ của
đạo.
các sự kiện
Nhận diện hệ thống
nhân vật, xác định
nhân vật trung tâm,
nhân vật chính,
nhân vật phụ
Giải tích, phân tích
đặc điểm về ngoại
hình, tính cách, số
phận nhân vật. khái
quát được về nhân
vật
Phát hiện và hiểu
được tình huống
truyện
Phát hiện các chi
tiết, biện pháp
nghệ thuật đặc sắc
của từng văn bản
Phân tích được ý
nghĩa của tình
huống truyện
Lý giải ý nghĩa,
tác dụng của từ
ngữ, hình ảnh,
biện pháp nghệ
thuật
Vận dụng hiểu biết
về tác giả, tác
phẩm để phân tích
lý giải giá trị nội
dung nghệ thuật
của tác phẩm
So
sánh
các
phương diện nội
dung, nghệ thuật
giữa cácTP cùng
đề tài hoặc thể
loại, phong cách
tác giả
Khái quát đặc Trình bày những
điểm phong cách kiến giải riêng,
của tác giả từ tác phát hiện sáng tạo
phẩm
về văn bản
Chỉ ra các biểu
hiện và khái quát
các đặc điểm của
thể loại từ tác
phẩm
Hiểu được nội
dung của các tác
phẩm cùng thể loại
khác không nằm
trong chương trình
SGK
Trình bày cảm Vận dụng tri thức
nhận về tác phẩm đọc hiểu văn bản
để kiến tạo những
giá trị sống của cá
nhân. Trình bày
những giải pháp để
giải quyết một vấn
đề cụ thể đặt ra
trong TP
Thuyết trình về tác Chuyển thể văn
phẩm
bản: vẽ tranh, đóng
kịch…
2.2 Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học.
- Giúp HS rèn thành thạo khả năng tư duy, nhận nhiệm vụ, thu thập thông
tin, phân tích kênh hình, xử lí thông tin, liên hệ thực tế.
- Xử lí tình huống trong TP gắn với thực tế đời sống bản thân và địa
phương. Từ đó rút ra được cách xử lí tình huống theo chiều hướng tích cực.
- HS cần có năng lực vận dụng những kiến thức các môn: Ngữ văn, Địa lí,
Lịch sử, GDCD.
19
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
2.3 Thái độ
- Học sinh có thái độ sống tích cực, có lí tưởng sống tốt đẹp, có tinh thần
lạc quan yêu đời.
- Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong
thực tiễn.
2.4. Về năng lực
a/ Năng lực chung
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện hiện đại Việt Nam
thời kì đổi mới;
- Năng lực đọc – hiểu truyện hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới;
- NL trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về truyện hiện đại Việt
Nam thời kì đổi mới;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những
đặc điểm cơ bản, giá trị của những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam thời kì
đổi mới;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nội dung, nghệ thuật của các
truyện ngắn sau 1975 trong cùng một chủ đề;
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
b/ Năng lực chuyên biệt: năng lực đọc diễn cảm, …
2.5 Sản phẩm
- Bài viết (đoạn hoặc bài hoàn chỉnh) về:
+ Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng ;
+ Câu chuyện người đàn bà hàng chài ở toà án huyện
- Thuyết trình: Liên hệ thực tế giải quyết vấn đề phòng chống bạo lực gia
đình hiện nay.
2.6 Phương pháp dạy học
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tranh luận, đàm thoại;
- Xem tranh ảnh, băng hình; Đọc diễn cảm.
3. Đối tượng dạy học
Học sinh khối lớp 12; Cụ thể: lớp 12B1, 12B5 ban cơ bản
Đặc điểm:
Lớp 12B1 học sinh đăng kí thi THPT Quốc gia theo tổ hợp môn Tự nhiên,
HS còn có thái độ thờ ơ, đối phó với bộ môn. Lớp 12B5 đa số học sinh học bộ
môn Ngữ văn chưa cao, chưa mạnh dạn. Khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cũng như kỹ năng tìm kiếm thông tin trên các trang mạng internet, khả năng
liên kết và đưa các thông tin vào bài còn hạn chế.
4. Ý nghĩa của bài học
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực
tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học và biết đồng cảm, biết
chia sẻ, yêu cuộc sống hơn.
20
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế,
từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
- Qua việc thực hiện bài dạy sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học
khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong
môn học một cách nhanh và hiệu quả.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực,
tư duy sáng tạo
và khả năng lí luận trong cuộc sống.
Cụ thể qua bài học này học sinh không chỉ nắm được đóng góp tích cực về
tư tưởng và nghệ thuật của NMC trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới
mà còn thấy được trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc phòng chống bạo lực gia
đình, bảo vệ trẻ em; khả năng hoạt động độc lập tư duy và hợp tác nhóm…
5. Thiết bị dạy học, học liệu
5.1.Chuẩn bị của giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, bút laze, máy in; Tranh ảnh, clip về các nội dung,
vấn đề liên quan.
- Các tư liệu có liên quan; giáo án word, giáo án điện tử; Bản kế hoạch
phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh; Các tài liệu, website cần thiết giới
thiệu cho học sinh; Phiếu học tập để học sinh thảo luận nhóm.
- Trong khi thực hiện bài học:
+ Phiếu học tập định hướng; Biên bản làm việc nhóm.
+ Phiếu đánh giá báo cáo.
- Kết thúc bài học: Báo cáo tổng kết.
5.2. Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung đến bài học
- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm
6. Tiến trình dạy học
Bài học được tiến hành trong 02 tiết học (90 phút)
Mục I : Phần Tìm hiểu chung
- Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp
của nhà văn Nguyễn Minh Châu. (Tích hợp kiến thức Địa lí (quê hương Nghệ
An), kiến thức lịch sử 12- Chương IV. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn)
- Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung về Hoàn cảnh ra đời, Hoàn cảnh lịch
sử,Thể loại, Bố cục (Tích hợp kiến thức lịch sử 12- ChươngV. Việt Nam từ
năm 1975 đến năm 2000, bài Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (19862000), Lí luận văn học (Thể loại truyện ngắn hiện đại) hướng dẫn học sinh tìm
hiểu hoàn cảnh sáng tác, bố cục, thể loại.)
Mục II : Đọc – hiểu văn bản Chiếc thuyền ngoài xa
- Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn cách đọc và tìm hiểu phần chú thích.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu và phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
(Tích hợp kiến thức Văn học: Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn, tiếng Việt; kiến
21
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
thức GDCD; kiến thức mĩ thuật). Giáo viên chia 4 nhóm và hướng dẫn học sinh
thảo luận .
+ Nhóm 1: Em hãy xác định tình huống truyện trong tác phẩm? Em có
nhận xét gì về cách xây dựng tình huống truyện của Nguyễn Minh Châu?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ
phát hiện được điều gì? Cảm giác của anh như thế nào?
+ Nhóm 3: Tìm hiểu phát hiện thứ 2 của người nghệ sĩ. Khi chiếc thuyền
lại gần, anh phát hiện thêm điều gì? Phát hiện đó có gì khác so với phát hiện thứ
nhất?
+ Nhóm 4: Nhận xét về hai phát hiện của người nghệ sĩ? Từ hai phát hiện
của người nghệ sĩ em có rút ra điều gì?
- Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát những nét nghệ
thuật đặc sắc của tác phẩm (tích hợp kiến thức lí luận văn học).
- Hoạt động 4 : Tìm hiểu ý nghĩa văn bản; khái quát liên hệ trách nhiệm của
cá nhân với cộng đồng trong việc phòng chống bạo hành gia đình (Tích hợp
kiến thức Giáo dục công dân lớp 10,11,12 để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách
nhiệm đối với cộng đồng).
- Hoạt động 3 : Luyện tập
- Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
PHỤ LỤC 2
Phiếu học tập
Điểm
Nhận xét
PHIẾU HỌC TẬP 1
Tên: ……………………………………..
Nhóm, lớp: ..............................................
Yêu cầu: Lập dàn ý đề bài sau
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn miêu tả hình ảnh chiếc thuyền ngoài
xa trong buổi sáng bình minh trên biển ở đoạn đầu truyện ngắn Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Trả lời :
I. Mở bài
- Giới thiệu ngắn gọn tác phẩm Chiếc thuyên ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu và đoạn văn miêu tả hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong buổi bình minh
trên biển ở đầu tác phẩm.
- Nêu những cảm nhận ban đầu vể đoạn văn đó.
II.Thân bài
- Đoạn văn vẽ ra một bức hoạ bằng ngôn từ về vẻ đẹp của chiếc thuyền
ngoài xa trong bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng do ánh
mặt trời của một buổi bình minh trên biển chiếu vào, góp phần mở ra trướe mắt
người đọc một không gian nghệ thuật đầy chất thơ, chất hoạ (chú ý phân tích
những liên tưởng, so sánh, những lời bình luận của Phùng).
22
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
- Bức hoạ ấy được nhìn, được cảm qua đôi mắt của nghệ sĩ nhiếp ảnh
Phùng. Theo Phùng thì đấy là một "cảnh đắt trời cho", một vẻ đẹp đơn giản và
toàn bích khiến người nghệ sĩ cảm thấy "hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái
đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại" (chú ý cách thể hiện tình cảm, cảm
xúc và những rung động thẩm mĩ của Phùng trước hình ảnh chiếc thuyền thấp
thoáng ngoài khơi xa trong buổi sáng bình minh).
- Qua hình ảnh chiếc thuyển ngoài xa, ta không chỉ thấy tài quan sát, tâm
hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu say cái đẹp của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng mà còn thấy
nghệ thuật tả cảnh hết sức tài hoa của Nguyễn Minh Châu. Điều đó góp phần đem
lại chất thơ cho thiên truyện.
III.Kết bài
- Khái quát, nâng cao những vấn đề vừa cảm nhận từ đoạn văn.
- Nhận xét, đánh giá về giá trị của đoạn văn đó.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Điểm
Nhận xét
Tên: ……………………………………..
Nhóm, lớp: ..............................................
Yêu cầu:
Những tấm ảnh tôi mang về, đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất
bằng lòng về tôi. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh
chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ
thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên
cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng
hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra
khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô
kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã
nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm
trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.
(Trích Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau :
1. Nêu những ý chính của văn bản?
2. Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính?
3. Xác định phép ẩn dụ, phép so sánh trong văn bản và nêu hiệu quả nghệ
thuật của chúng.
Trả lời :
Câu 1: Những ý chính của văn bản:
-Văn bản tả tấm ảnh làm lịch năm ấy của nhân vật Phùng .
- Cảm xúc của nhiếp ảnh Phùng khi mỗi lần ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm
ảnh , anh thấy người đàn bà miền biển bước ra từ tấm ảnh với tất cả sự nhọc nhằn,
lam lũ, khổ đau.
Câu 2 : Văn bản trên được viết theo phương thức tự sự là chính
23
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
Câu 3 : - Phép ẩn dụ : cái màu hồng hồng của ánh sương mai, bãi xe tăng
hỏng,một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch.
- Phép đối lập: tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy
hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ và đối lập : màu hồng hồng
gợi chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.
Hình ảnh “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” gợi là hiện thân của
những lam lũ, khốn khó, là sự thật cuộc đời. Từ đó, nhà văn muốn gửi gắm quan
niệm: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật
chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.
PHIẾU HỌC TẬP 3
Tên: ……………………………………..
Nhóm, lớp: ..............................................
Điể
m
Nhận xét
Yêu cầu:
Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,viết đoạn
văn ngắn trình bày suy nghĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống?
Trả lời :
Nghệ thuật không thể chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bề ngoài, nhất là cái vẻ đẹp
tuyệt vời thơ mộng, mà còn phải nhìn thấy bề sâu, bề sau của cuộc đời, mà tâm
điểm chính là con người với số phận đa đoan, với mọi nhọc nhằn và cả khổ đau,
không hiếm những ngang trái bi kịch. Cuộc đời đâu phải chỉ toàn màu hồng, cuộc
đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn
tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn : đẹp – xấu, thiện – ác...Nhà văn nhắc
nhở người cầm bút phải vất bỏ thói quen mỹ lệ hóa hiện thực đời sống, tránh dễ
dãi về cách nhìn và phô bày đời sống một cách đơn giản. Nghệ thuật chỉ bằng lòng
với việc "chụp ảnh” từ "ngoài xa”, từ bên ngoài là thứ nghệ thuật hời hợt, giả dối,
vô trách nhiệm, phi đạo đức...
PHIẾU HỌC TẬP 4
Điể
Nhận xét
Tên: ……………………………………..
m
Nhóm, lớp: ..............................................
Yêu cầu:
Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của NMC, trình bày những
nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình gây ra những
hậu quả gì đối với mỗi cá nhân, gia đình và XH?
Trả lời :
1.Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình gồm:
- Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình.
Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam
24
Vận dụng phương pháp tích hợp liên môn trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của
Nguyễn Minh Châu
giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, khiến họ dễ bị
bạo lực do nam giới gây ra.
- Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những yếu tố có nguy cơ dẫn đến
bạo lực gia đình (Vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực căng thẳng dễ
dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây
nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất
thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu
nhập thấp nhưng gia đình vẫn hoà thuận và ngược lại có những gia đình khá giả
nhưng bạo lực gia đình vẫn xảy ra).
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình còn hạn chế. Trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật trong một bộ
phận người dân còn thấp khiến bạo lực gia đình vẫn tiếp tục xảy ra.
- Tệ nạn xã hội cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực gia đình. Ví
dụ như rựợu chè, cờ bạc, nghiện hút, trai gái, mại dâm,…
- Sự quan tâm của cộng đồng tới công tác phòng, chống bạo lực gia đình
chưa được đầy đủ. Cộng đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề
riêng tư trong mỗi gia đình và người ngoài không nên can thiệp.
2. BLGĐ đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi phạm
quyền con người, gây tổn hại cho sức khoẻ, lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm
và tính mạng của mỗi cá nhân, đe doạ đến an ninh, chất lượng cuộc sống của nạn
nhân và mỗi gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nó làm tổn hại đến GĐ, gây
nhức nhối trong xã hội. Những hậu quả của BLGĐ biểu hiện cụ thể như:
- Hao tốn tiền bạc vào việc chữa trị và phục hồi sức khỏe cho nạn nhân.
- Làm băng hoại các mối quan hệ giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng.
- Giảm khả năng lao động của các nạn nhân.
- Làm giảm thu nhập của gia đình, xã hội, giảm mức sống cho các thành
viên gia đình.
- Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái.
- Gây áp lực lên hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe.
- Tiêu tốn nguồn lực cho các hoạt động can thiệp như Công an, Tòa án, hỗ
trợ xã hội và pháp lý, các dịch vụ bảo vệ nạn nhân và xử lý tội phạm.
PHỤ LỤC 3
PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA HỌC SINH
(Trước khi thực hiện chủ đề)
Họ và tên: ……………………………………………………
Lớp: ………………………….………………………………
Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng
có câu trả lời phù hợp với em.
1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào của chủ đề?
Nội dung
Có Không
25