Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tieu luan tinh huong lop quan ly nha nuoc ngach chuyen vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.36 KB, 20 trang )

Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới và công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng là công việc thiết yếu nhất mà chủ trương của
Đảng và Nhà nước ta đề ra nhất là trong việc xây dựng mới, nâng cấp các công
trình phúc lợi, xây dựng các tuyến đường…là những việc cần thiết phải làm,
nhằm không ngừng nâng cao điều kiện sống, học tập, làm việc của nhân dân, tạo
điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh - quốc phòng của
đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng. Trong quá trình thực hiện
có đụng chạm đến một số lợi ích của người dân. Thậm trí còn xáo trộn cuộc
sống của một bộ phận dân cư. Đảng và Nhà nước ta đã thấy rõ điều đó và đã ban
hành nhiều chủ trương, chính sách trong việc quy hoạch, đền bù, giải phóng mặt
bằng, tái định cư…và đều được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân.
Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái
định cư được triển khai ở một số địa phương còn diễn ra hết sức phức tạp, với
nhiều biểu hiện tiêu cực của cán bộ, công chức địa phương, của cán bộ làm công
tác đền bù, giải phóng mặt bằng; việc đền bù cho người dân chưa thỏa đáng,
chưa có sự thống nhất trong chính sách đền bù ở các địa phương trong huyện,
trong tỉnh. Bên cạnh đó, do trình độ người dân còn thấp, một bộ phận dân cư do
bị kích động của một số kẻ xấu, nên đã diễn ra tình trạng chống đối chính quyền,
chống đối cơ quan chức năng, tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện vượt
cấp. Thậm trí ở nhiều nơi, cán bộ, Đảng viên đã tổ chức, tập hợp người dân tiến
hành nhiều hoạt động khiếu kiện tập thể từ địa phương đến Trung ương đã ảnh
hưởng tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội và việc thực hiện tiến độ thi công các công trình. Những tồn tại trên cho
thấy năng lực, trình độ cũng như phẩm chất của một bộ phận cán bộ, Đảng viên
ở cơ sở còn nhiều mặt yếu kém, nhiều cán bộ, Đảng viên có biểu hiện tiêu cực.
Điều đó đã phần nào làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng, vào sự quản lý theo pháp luật của Nhà nước, của chính quyền các


Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

1


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

cấp. Đây cũng là những cơ hội để những kẻ xấu, các thế lực thù địch tranh thủ,
lợi dụng để kích động, xúi dục quần chúng nhân dân chống đối chính quyền.
Vấn đề đặt ra với các cơ quan Nhà nước có liên quan là phải có những
giải pháp kịp thời giải quyết những còn tồn tại, khuyết điểm, những vấn đề phát
sinh trong công tác quản lý Nhà nước nhằm không ngừng thúc đẩy kinh tế - xã
hội của địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội cả nước phát triển; củng
cố và nâng cao lòng tin của quần chúng nhân dân sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước.
Với ý nghĩa đó, sau thời gian hơn 2 tháng học tập Chương trình Bồi
dưỡng Quản lý nhà nước ngạch Chuyên viên lớp K4, được sự giảng dạy tận tình
của các giảng viên của trường Chính trị tỉnh Hòa Bình đã trang bị cho Tôi những
kiến thức cơ bản về Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên với kiến thức được
tiếp thu, trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật về các vấn đề có liên
quan, tôi xin chọn tiểu luận với đề tài “xử lý tình huống về công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng đang có tính thời sự hiện nay tại một huyện Lạc Sơn của tỉnh
Hòa Bình” đồng thời sau khi phân tích tình huống bản thân mạnh dạn đưa ra
một số giải pháp để giải quyết tình huống đó.
Kết cấu Tiểu luận:
- LỜI MỞ ĐẦU
- PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
- PHẦN II: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

- PHẦN III: KIẾN NGHỊ
- KẾT LUẬN
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Tỉnh Hòa Bình là một tỉnh miền núi, với hơn một nửa là diện tích đồi núi.
Với đặc điểm như vậy, nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là kinh tế nông lâm nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ ít và chậm phát triển, đời sống của đại bộ
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

2


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

phận nhân dân gặp nhiều khó khăn. rất cần được sự lãnh, chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành.
Tỉnh Hòa Bình đã có nhiều chính sách nhằm không ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người dân trong địa bàn. Trong đó, việc ra quyết định xây
dựng tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa tuyến đường nối liền với Quốc lộ
12B đi Thành phố Hòa Bình, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các địa
phương, con đường chiến lược trong công cuộc toàn dân xây dựng chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một minh chứng rõ nét.
Nằm dọc theo tuyến đường đầy ý nghĩa đó có 4 xã, xã Quý Hòa là một xã
điểm cuối của tuyến đường với chiều dài tuyến đường chạy qua địa phận của xã
là 3 km.
Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định xây dựng tuyến đường liên xã
Nhân Nghĩa - Quý Hòa, Đảng bộ và chính quyền huyện Lạc Sơn xác định, đây
là điều kiện thuận lợi cho việc mở mang, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế - xã
hội ở những nơi mà tuyến đường đi qua. Do đó, ngày 17 tháng 02 năm 2015, Uỷ

ban nhân dân huyện Lạc Sơn đã có quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo
của huyện đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tuyến đường liên xã
Nhân Nghĩa - Quý Hòa và triển khai chỉ đạo thành lập Ban Giải phóng mặt bằng
tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa cấp xã. Đồng thời, căn cứ theo mức
giá đất khung mà Chính phủ đã ban hành, căn cứ vào tình hình thực tiễn địa
phương, Uỷ ban nhân dân huyện đã trình Hội đồng nhân dân huyện về mức giá
đền bù theo quy định của Nhà nước cho các hộ gia đình thuộc diện giải tỏa tại 4
xã có tuyến đường đi qua.
Xã Quý Hòa là xã nằm trong 4 xã có tuyến đường đi qua, do đó chính quyền xã
cần thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc thi công xây
dựng tuyến đường. Triển khai thực hiện quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa
Bình, Uỷ ban nhân dân huyện Lạc Sơn đã ra quyết định số 86/QĐ-UBND, ngày 17
tháng 02 năm 2016, về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Hội đồng đền bù, giải phóng

Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

3


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

mặt bằng tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa và quyết định số 87/QĐ-UB về
việc đền bù, giải tỏa các khu vực có tuyến đường đi qua.
Sau khi Ban Chỉ đạo và Hội đồng giải phóng mặt bằng của huyện, xã
được thành lập, ngày tháng 01 tháng 03 năm 2016, Hội đồng giải phóng mặt
bằng đã tiến hành triển khai thực hiện công việc được giao: Tiến hành đo đạc,
xác định loại đất, giá trị nhà cửa, giá trị hoa màu và các tài sản bị thiệt hại của
các hộ gia đình do giải phóng mặt bằng. Qua đó, Hội đồng đã xác định và đưa ra

mức đền bù đối với các hộ gia đình thuộc diện giải phóng phục vụ cho việc xây
dựng tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa.
Trên cơ sở việc xác định mức đền bù trên, ngày 15 tháng 3 năm 2016, Hội
đồng giải phóng mặt bằng đã cùng với đơn vị chức năng tiến hành đền bù cho
các hộ gia đình và giao đất cho đơn vị thi công trên địa bàn xã Quý Hòa. Trong
số 12 hộ gia đình thuộc diện được đền bù, khi nghe quyết định của Hội đồng đền
bù, giải phóng mặt bằng của huyện về mức tiền được đền bù thì có tới 9 hộ gia
đình phản đối, không nhận tiền đền bù và không ký vào việc bàn giao đất cho
Hội đồng giải phóng mặt bằng, 9 hộ gia đình không đồng ý với việc xác định
loại đất, giá trị nhà cửa, hoa màu của Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, người dân còn quan tâm hơn về việc giá đất đền bù so với các xã
lân cận trong huyện thuộc diện giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng
tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa có sự chênh lệch quá lớn. Theo đó,
giá đất đền bù của các hộ gia đình này được nhận ít hơn 20.000 đồng so với các
hộ ở xã bên. Các hộ gia đình này yêu cầu Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng
cần xác định lại các tiêu chí đưa ra trong bản thông báo, cần nâng mức giá đền
bù đất lên cho hợp lý với các xã lân cận.
Với sự phản đối của các hộ gia đình nên việc đền bù, bàn giao đất cho nhà
thi công của Hội đồng Đền bù, giải phóng mặt bằng lần thứ nhất đã không thực
hiện được.
Ngày 30 tháng 3 năm 2016, Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng sau khi
thông báo cho nhân dân về việc tổ chức chi trả tiền đền bù đến các hộ gia đình đã huy
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

4


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016


động lực lượng an ninh của huyện và xã để tiến hành đền bù cho các hộ dân. Theo đó,
nếu hộ nào không đồng ý ký nhận tiền đền bù và giao đất cho Hội đồng thì sẽ bị
cưỡng chế. Các hộ gia đình còn lại có mặt đầy đủ và nghe thông báo về quyết định
đền bù của Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng. Nội dung và mức đền bù cho các
hộ không có gì thay đổi so với lần đền bù trước, do đó các hộ gia đình trên đã phản đối
và lần lượt ra về. Trước tình hình đó, Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng đã thông
báo sẽ tiến hành cưỡng chế (hộ gia đình đó phải chịu tổn thất về nhà cửa, hoa màu và
các tài sản khác khi bị cưỡng chế) và phạt tiền đối với các hộ gia đình nào cố tình
không ký nhận tiền và bàn giao mặt bằng cho Hội đồng.
Trước thông báo đó, vì trong hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn về kinh
tế, nay lại phải chịu tổn thất như vậy, hơn nữa sẽ phải chịu phạt, do đó các hộ gia
đình đã phải chấp nhận ký nhận tiền và bàn giao cho Hội đồng giải phóng mặt
bằng với mức đền bù mà Hội đồng đã quyết định, mặc dù họ vẫn chưa đồng
tình.
Tưởng như mọi chuyện sẽ chấm dứt ở đó. Nhưng, sau khi nhận tiền đền
bù, so sánh mức tiền đền bù với các hộ với nhau và với các địa phương lân cận,
các hộ gia đình này đã làm đơn khiếu kiện Hội đồng đền bù, giải phóng mặt
bằng lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện, vì cho rằng, Hội đồng đền bù, giải phóng
mặt bằng đã làm sai lệch thông tin trong việc tính toán giá trị đền bù khi giải
phóng mặt bằng, có sự móc nối trái pháp luật để làm lợi cho một số cán bộ chính
quyền cơ sở, cán bộ cấp huyện và người thân thuộc diện đền bù, giải phóng mặt
bằng, việc chi trả mức đền bù/diện tích m2 ở địa phương còn thấp hơn so với các
địa phương ở ba xã lân cận. Các hộ gia đình này sau khi viết đơn khiếu kiện đã
tiến hành ngăn cản việc thực hiện công việc của đơn vị thi công tuyến đường
liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa.
Về phía đơn vị thi công tuyến đường, do bị ngăn cản trong việc thực hiện
công việc nên đã có công văn đề nghị Uỷ ban nhân huyện giúp đỡ, giải quyết
tình hình trên để đơn vị có đất thi công đảm bảo tiến độ công việc.


Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

5


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

Sau nửa năm gửi đơn lên Uỷ ban nhân dân huyện, nhưng không nhận
được câu trả lời, các hộ gia đình này đã làm đơn kiện gửi lên cấp tỉnh và cấp
Trung ương. Thậm trí, họ đã tổ chức nhiều đoàn xe ra Hà Nội vào những dịp tiến
hành các hoạt động lớn của đất nước để khiếu kiện.
Sự việc trên đã kéo dài gần một năm nhưng vẫn chưa được các cơ quan
chức năng giải quyết một cách triệt để. Nó đã và đang gây nhiều bức xúc trong
nhân dân. Do đó, yêu cầu các cơ quan Nhà nước có liên quan cần vào cuộc.
PHẦN II: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
I. Mục tiêu xử lý tình huống
Tình huống trên đặt ra cho chính quyền cấp tỉnh, huyện và cấp xã có liên
quan cần phải tiến hành giải quyết một cách kịp thời, nhanh chóng theo đúng
quy định của pháp luật.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do vậy, mục đích cuối
cùng là nhằm xây dựng đất nước ta: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Với ý nghĩa đó, việc
giải quyết những bức xúc, những kiến nghị, khiếu kiện…của nhân dân cần được
tiến hành một cách kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền
và lợi ích chính đáng, hợp pháp, đảm bảo không ngừng phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, phải xử lý kịp thời, nghiêm khắc với những hành vi vi phạm
quyền làm chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Tránh tình trạng, cơ
quan Nhà nước làm ngơ trước ý kiến chính đáng, những bức xúc của nhân dân,

trước các biểu hiện và hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước,
của cán bộ, công chức, cán bộ có chức, có quyền.
Từ mục đích chung đó, vận dụng vào tình huống cụ thể trên chúng ta
thấy, việc giải quyết tình huống trên nhằm những mục tiêu cơ bản sau:
- Thứ nhất: Giữ nghiêm kỷ cương của pháp luật.

Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

6


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

Đó là việc các cơ quan chức năng có trách nhiệm xử lý nghiêm minh các
hành vi phạm pháp luật, cho dù người vi phạm là cán bộ, công chức, là người có
chức, có quyền, qua đó bảo vệ cái đúng, bảo vệ và thượng tôn pháp luật.
Ở đây, đó là việc Uỷ ban nhân dân huyện Lạc Sơn và Uỷ ban nhân dân xã
Quý Hòa và các cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ của Hội đồng đền bù và các thành viên hội đồng trong việc thực hiện
công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ở xã Quý Hòa, thanh tra, kiểm tra các nội
dung mà các hộ gia đình thuộc diện phải giải tỏa đã khiếu kiện. Nếu kết quả
thanh tra, kiểm tra mà phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thì cần có biện
pháp xử lý kịp thời, đúng pháp luật.
- Thứ hai: Bảo vệ, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Việc bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân trong tình huống này là việc các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết lằng nghe, tiếp thu ý kiến của quần chúng
nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các hộ gia đình khi bị xâm
phạm.

Trong tình huống trên thì khi có sự bức xúc, phản đối và khiếu kiện trong
nhân dân thì Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân xã và những cán bộ có
nhiệm vụ phải tìm hiểu nguyên nhân của sự bức xúc đó, phải tìm hiểu tại sao
người dân lại phản đối và có khiếu kiện về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
của Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng, đồng thời kết luận, giải quyết những
bức xúc, khiếu kiện đó của nhân dân theo đúng pháp luật.
- Thứ ba: Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những kiến nghị chính
đáng, hợp pháp của nhân dân, với những hành vi vi phạm pháp luật, qua đó đảm
bảo việc thi công tuyến đường và các công trình có liên quan có hiệu quả và
đúng tiến độ.
Những mục đích trên thể hiện việc không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý Nhà nước của các cơ quan Nhà nước, không ngừng phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

7


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

II. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của các sự việc trên
Việc mở mang, xây dựng tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa
chạy xuyên qua các xã, đặc biệt là các khu vực trung tâm của Mường Vang
huyện Lạc Sơn là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước nước ta. Chủ
trương này được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân trong cả nước. Tuy nhiên,
như đã trình bày, vì nhiều nguyên nhân nên việc thực hiện giải tỏa ở các địa
phương còn chậm chễ, nhiều nơi không thực hiện được việc đền bù, giải phóng
mặt bằng để giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Huyện Lạc Sơn là một trong

những trọng điểm của sự tồn tại này. Do đó, vấn đề đặt ra để xử lý tốt tình huống
trên, chính quyền cấp huyện và cấp xã nơi diễn ra các vụ việc nêu trên cần tìm
hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề:
Qua thực tế tìm hiểu sự việc và qua tìm hiểu những quy định của pháp
luật có liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tôi nhận thấy, sự
việc trên diễn ra xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
* Nguyên nhân khách quan
- Quy định của Nhà nước, của tỉnh về công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng chưa có sự thống nhất chặt chẽ. Theo quy định của Chính phủ thì việc xác
định giá đất đền bù do các tỉnh, thành phố căn cứ vào đặc điểm, điều kiện mà
quy định mức giá đất đền bù của địa phương mình, nhưng không được thấp hơn
90% mức giá khung mà Chính phủ quy định. Do đó, việc áp dụng mức giá đền
bù khác nhau, thậm trí có nhiều nơi mức giá đền bù còn thấp hơn 90% mức giá
khung mà Chính phủ quy định. Chính vì nguyên nhân này mà đã diễn ra sự thắc
mắc, bức xúc trong nhân dân.
- Việc áp dụng mức giá đất đền bù và mức đền bù của các địa phương
khác nhau (có địa phương muốn giải quyết nhanh vấn đề đền bù, giải phóng mặt
bằng nên đã sử dụng một phần ngân sách để chi trả mức đền bù thêm cho các hộ
gia đình và ngược lại, có địa phương không sử dụng ngân sách để chi trả thêm
so với giá đất mà tỉnh quy định)

Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

8


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016


- Đề xảy ra tình huống trên còn là do năng lực và trình độ của cán bộ
chính quyền cơ sở, năng lực của cán bộ làm công tác đền bù, giải phóng mặt
bằng tuyến đường Nhân Nghĩa - Quý Hòa của huyện Lạc Sơn có sự yếu kém.
- Do hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân, do đó đã dẫn đến
những phản ứng, những hành vi vi phạm pháp luật: chống đối người thi hành
công vụ, cản trở đơn vị thi công công trình, khiếu kiện vượt cấp.
* Nguyên nhân chủ quan
Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng do đội ngũ cán bộ các cấp làm, nó
liên quan đến lợi ích của một bộ phận nhân dân và một số cán bộ, công chức. Do
đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, một số cán bộ làm nhiệm vụ chuyên
môn và cán bộ chính quyền cơ sở vì có chức, có quyền nên đã lợi dụng để trục
lợi cá nhân, bao che cho nhau để kiếm lời nên đã có ý thực hiện những hành vi
vi phạm pháp luật, làm sai lệch thông tin. Nguyên nhân này biểu hiện chủ yếu
qua việc một số cán bộ trong Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng và cán bộ
chính quyền xã đã cố tình xác định loại đất của một số hộ không đúng với thực
tế; xác định giá trị nhà cửa, hoa màu được đền bù do thiệt hại từ việc giải phóng
mặt bằng gây ra thấp hơn so với giá trị thực tế.
Trong tổng số 12 hộ được đền bù có diện tích đất nằm trong diện phải giải
tỏa để xây dựng tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa thì trong đó có hộ
gia đình Phó Chủ tịch xã và 2 hộ gia đình và người thân của cán bộ trong Hội
đồng giải phóng mặt bằng và cán bộ chính quyền xã. Chính vì vậy, khi Hội đồng
đền bù, giải phóng mặt bằng tiến hành đền bù lần đầu, các hộ gia đình này đã
chấp hành nghiêm chỉnh, ký nhận tiền và giao mặt bằng cho Hội đồng mà không
có ý kiến gì phản đối. Ngược lại, 9 hộ còn lại khi nhận được quyết định đền bù
của Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng thì đã phản ứng, không đồng tình với
những thông tin do cán bộ trong Hội đồng xác định. Các hộ gia đình này cho
rằng thông tin về việc xác định tiền đền bù của Hội đồng giải phóng mặt bằng là
không đúng với thực tế. Thực tế các hộ gia đình này đều có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của các cơ quan chức năng, trong đó đã quy định loại đất mà
Học viên: Bùi Văn Trường


Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

9


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

các hộ được giao sử dụng. Vì vậy, các hộ gia đình này yêu cầu Hội đồng tiến
hành đo đạc, xác minh lại các thông tin để đảm bảo khách quan.
Bảng kê xác định các loại đất của các hộ gia đình được đền bù trong công
tác giải phóng mặt bằng:

TT

Hộ gia đình

Loại đất do Hội đồng xác
định
Thổ cư

Nông
nghiệp

Lâm
nghiệp

Loại đất thực tế ghi trên
giấy tờ do cơ quan thẩm
quyền cấp trước đó

Nông
Lâm
Thổ cư
nghiệp nghiệp

1

Bùi Văn Tú

x

x

2

Bùi Văn Hải

x

3

Bùi Văn Quang

x

4

Quách Văn Ba

5


Bạch Công Quan

6

Bùi Văn Tàn

7

Đinh Văn Mẫn

x

x

8

Bùi Thị Thôn

x

x

9

Bùi Minh Châu

x

10


Bùi Văn Tám

11

Bùi Văn Tùng

x

x

12

Bạch Công Mẹo

x

x

x
x
x

x

x
x

x


x

x
x

x

Qua bảng trên ta thấy rõ, việc xác định loại đất để đền bù của Hội đồng
đền bù, giải phóng mặt bằng có sự sai lệch nghiêm trọng:
- Những hộ gia đình ông: Bùi Văn Hải (Chủ tịch UBND xã) ông Bùi Văn
Quang (cán bộ địa chính xã); Bùi Minh Châu (em ruột của cán bộ Hội đồng đền
bù, giải phóng mặt bằng) có loại đất được cấp theo quyết định trước đó có giá trị
đền bù thấp hơn loại đất được xác định theo quyết định của Hội đồng đền bù,
giải phóng mặt bằng.
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 10


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

- Những hộ gia đình ông: Bùi Văn Tú, Quách Văn Ba, Bùi Văn Tàn, Bùi
Văn Tùng và Bạch Công Mẹo có loại đất được cấp theo quyết định trước đó có
giá trị đền bù cao hơn loại đất được xác định theo quyết định của Hội đồng đền
bù, giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, việc xác định giá trị nhà cửa xây dựng trên diện tích đất phải
giải tỏa được đền bù có sự chênh lệch so với thực tế: Có những hộ xây dựng nhà
cấp 4 kiên cố khi giải phóng thì hầu như không còn giá trị sử dụng nào, nhưng
Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng lại xác định giá trị đền bù thấp hơn
chuồng chăn nuôi làm bằng che, nứa tạm. Nếu so sánh giá trị thực tế của hai loại

nhà ở cấp 4 và chuồng chăn nuôi trên vào thời điểm giải phóng mặt bằng thì nhà
ở cấp 4 có giá trị gấp 4 đến 5 lần chuồng chăn nuôi.
Ngoài việc xác định sai lệch nghiêm trọng loại đất và giá trị nhà ở,
chuồng trại…của các hộ gia đình trên, Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng đã
không thông tin về mức đền bù giá đất theo quy định của tỉnh cho các hộ gia
đình trên. Lợi dụng sự thiếu thông tin đó, một số cán bộ trong Hội đồng đã
thông đồng với nhau để đánh tụt mức giá đất đền bù cho các hộ so với quy định
của tỉnh. Cụ thể:
So sánh giá đất đền bù theo quyết định của UBND tỉnh và giá đất đền bù
thực tế các hộ gia đình được nhận.
Đv: 1.000 đồng/m2
Giá đất đền bù/m2 cho người dân do

Giá đất đền bù/m2 cho người dân của

Hội đồng thông báo
Đất nông
Đất Lâm
Đất thổ cư
nghiệp
nghiệp

huyện do UBND tỉnh quyết định
Đất nông
Đất Lâm
Đất thổ cư
nghiệp
nghiệp

60


20

15

70

30

20

Việc quyết định mức giá đất đền bù cho 9 hộ gia đình trên của Hội đồng
đền bù, giải phóng mặt bằng là trái với quy định của pháp luật, trái với quyết
định số 113/QĐ-UBND, ngày 20/01/2016, của Uỷ ban nhân tỉnh về việc ban
hành mức giá đất đền bù cho việc xây dựng tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa Quý Hòa. Việc sai phạm này còn nghiêm trọng hơn khi Hội đồng đền bù, giải
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 11


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

phóng mặt bằng quyết định mức giá đất và chi trả tiền đền bù cho nhân dân trên
mức giá đó, nhưng lại báo cáo với Uỷ ban nhân dân huyện Lạc Sơn với mức giá
theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Uỷ ban nhân dân huyện đã không chỉ đạo sát sao đối với công tác đền bù,
giải phóng mặt bằng tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa, không kiểm
tra việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng và cán
bộ, công chức có liên quan ở cơ sở trong công tác. Ngược lại, mặc dù các hộ gia
đình trên đã có đơn khiếu kiện lên Uỷ ban nhân dân huyện nhiều lần nhưng

không được sự trả lời.
Một nguyên nhân khác là, 4 xã trong huyện thuộc diện phải đền bù, giải
phóng mặt bằng để phục vụ cho việc mở mang, xây dựng tuyến đường liên xã
Nhân Nghĩa - Quý Hòa lại có mức giá đất đền bù khác nhau, có sự chênh lệch
lớn. Điều đó cho thấy, việc chỉ đạo chưa thống nhất của Uỷ ban nhân dân huyện,
chưa có sự phối hợp trong việc thực hiện công tác này của 4 xã trên. Theo Nghị
định số 188/2015/NĐ-CP, của Chính phủ, thì việc xác định giá đất đền bù cho
các dự án, công trình…do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình quyết định. Trong
tình huống trên, qua tìm hiểu thì quyết định về mức giá đất của Uỷ ban nhân
huyện là hợp lý và đúng quy định. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện quyết
định của Uỷ ban nhân dân huyện lại được thực hiện khác nhau tại 4 xã trên. Ba
xã lân cận là xã Nhân Nghĩa, Tân Lập, Tuân Đạo đã sử dụng một phần ngân
sách để hỗ trợ thêm cho các gia đình thuộc diện giải tỏa khi đền bù, do đó giá
đất đền bù, mức đền bù của các hộ tại ba xã Nhân Nghĩa, Tân Lập, Tuân Đạo có
cao hơn giá đất đền bù của xã Quý Hòa trong điều kiện như nhau. Sự chênh lệch
này được các hộ trong xã Quý Hòa đem ra so sánh và tỏ ra bức xúc về sự chênh
lệch này.
Để xảy ra tình trạng trên cũng cho thấy công tác quản lý Nhà nước ở địa
phương trong tỉnh Hòa Bình còn một số tồn tại nhất định. Nó thể hiện trong việc
chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng của Uỷ
ban nhân dân huyện Lạc Sơn chưa được quan tâm, chưa chú ý lắng nghe ý kiến
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 12


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

và phản ảnh của quần chúng nhân dân, chưa giải quyết dứt điểm những vụ việc
vi phạm pháp luật, những đơn thư khiếu kiện trong nhân dân đã gửi lên Uỷ ban

nhân dân huyện; hoạt động giám sát, kiểm tra của Hội đồng nhân dân huyện và
đại biểu Hội đồng chưa được thực hiện hoặc thực hiện hình thức, không có kết
quả; chính quyền xã Quý Hòa làm ngơ trước những phản ánh, những bức xúc
của nhân dân, chưa đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích của người dân địa phương.
Ngoài ra, việc chống đối người thi hành công vụ, ngăn cản không cho các
đơn vị thi công tuyến đường và việc tổ chức khiếu kiện vượt cấp kéo dài của các
hộ gia đình trên đã cho thấy hiểu biết pháp luật của các hộ gia đình này còn hạn
chế, còn cố tình có những hành vi vi phạm pháp luật..
Từ những nguyên nhân cơ bản trên đã làm cho một công trình xây dựng
qua địa phương huyện Lạc Sơn, tuyến đường đầy ý nghĩa và tác dụng trong phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương phải cầm chừng, chậm tiến độ so với kế
hoạch; đã làm phát sinh nhiều tiêu cực kéo dài trong một số cán bộ, công chức,
làm phát sinh mâu thuẫn giữa nhân dân với cán bộ, với các cơ quan Nhà nước,
làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
III. Phương án giải quyết
Thực trạng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc xây
dựng các công trình phúc lợi, các công trình phục vụ cho an ninh, quốc phòng,
phát triển kinh tế đang diễn ra hết sức phức tạp ở nhiều nơi, đã làm ảnh hưởng
không nhỏ tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và việc xây dựng
các công trình. Do đó, việc xử lý các vấn đề vi phạm, vấn đề phát sinh trong quá
trình tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng cần được thực hiện một cách nhanh
chóng, hiệu quả, hợp lòng dân trên cơ sở pháp luật, một mặt nhằm đảm bảo
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, đảm bảo ổn định tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; mặt khác nhằm đảm bảo giải phóng
mặt bằng đúng thời gian theo yêu cầu tiến độ thực hiện các dự án, công trình.
Từ tình huống trên, chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng từ những việc
làm vi phạm pháp luật của một số cán bộ, công chức. Do đó, để giải quyết tốt
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 13



Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

vấn đề trên, Uỷ ban nhân dân huyện Lạc Sơn cần xem xét kỹ đơn khiếu kiện của
các hộ gia đình và tình hình thực tế công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tại các
xã tìm ra những nguyên nhân cơ bản của tình trạng giải phóng mặt bằng chậm,
không đảm bảo theo yêu cầu của tiến độ công trình, tình trạng phản đối, khiếu
kiện, khiếu kiện vượt cấp của người dân, qua đó rút ra những phương án để xử
lý tốt vấn đề trên.
Để xây dựng được các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng các cơ
quan chức năng cần có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh với những biểu
hiện tiêu cực xảy ra trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng của các cán bộ,
công chức và những người có liên quan.
Từ sự phân tích ở trên, qua tìm hiểu kinh nghiệm ở một số nơi về công tác
này, tôi xin đưa ra 2 phương án để giải quyết tình huống trên.
* Phương án 1: Thực hiện theo mức giá đất đền bù theo quyết định của
Uỷ ban nhân dân tỉnh, nhưng Uỷ ban nhân huyện có thể chủ động trong việc hỗ
trợ thêm vào mức đền bù cho các hộ gia đình thuộc diện giải tỏa theo nguyên
tắc: phải phù hợp và không vượt mức giá các loại đất tình bồi thường đang áp
dụng ở các dự án của Nhà nước trong cùng khu vực, có vị trí tương ứng trên địa
bàn quận, huyện khác.
Uỷ ban nhân dân huyện căn cứ vào giá đất đền bù mà Uỷ ban nhân tỉnh
đã quyết định và căn cứ vào tình hình ngân sách địa phương để xác định mức hỗ
trợ thêm. Sau đó tiến hành xác định loại đất, giá trị tài sản, nhà cửa, hoa màu…
bị thiệt hại thực tế do họat động giải phóng mặt bằng gây ra để chi trả tiền đền
bù theo đúng quy định cho các hộ gia đình trên.
* Phương án 2: Đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện cho phép nâng mức giá
đất đền bù trên địa bàn huyện theo một mức hợp lý so với các địa phương lân
cận.

Trên cơ sở tình hình công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đang diễn ra,
Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng, so sánh với các xã bên, qua đó có ý kiến
đề nghị lên Uỷ ban nhân dân huyện xem xét. Nếu thấy việc đề nghị nâng mức
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 14


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

giá đất đền bù của nhân dân hợp lý và có cơ sở thì UBND huyện ra văn bản đề
nghị UBND tỉnh nâng mức giá đất đền bù lên một mức nào đó có thể gần tương
đương với các xã lân cận dành cho việc thu hồi, giải phóng đất đai phục vụ cho
việc mở mang, xây dựng tuyến đường liên xã Nhân Ngĩa - Quý Hòa lên Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Việc lựa chọn và thực hiện các phương án trong công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng như trên có những thuận lợi và khó khăn cơ bản:
Đối với Phương án 1: Xác định lựa chọn Phương án 1 thì phải căn cứ vào
tình hình ngân sách của huyện. Nếu ngân sách hạn hẹp thì việc hỗ trợ có thể sẽ
không thực hiện được hoặc chỉ hỗ trợ một mức không đáng kể so với các xã bên.
Nếu điều kiện ngân sách cho phép thì việc áp dụng phương án trên là có tính khả
thi, có thể đền bù cho các hộ gia đình theo mức tương đương với mức đền bù
của các xã lân cận.
Đối với Phương án 2: Lựa chọn Phương án 2 trên cơ sở Uỷ ban nhân dân
huyện quyết định về việc nâng mức giá đất đền bù theo đề nghị của Uỷ ban nhân
dân xã cho phù hợp với mức giá đất đền bù mà hai xã lân cận chi trả cho người
dân. Đây là phương án chỉ thực hiện trong điều kiện việc thực hiện đền bù, giải
phóng mặt bằng ở các xã bên đã được thực hiện xong và công tác thi công công
trình đã hoàn thành. Tuy nhiên, nó có thể dẫn tới việc các hộ ở hai xã lân cận so
sánh và thắc mắc; dẫn tới tình huống tương tự như ở xã Quý Hòa.

Trong hai phương án trên, với điều kiện thực tế của ngân sách huyện Lạc
Sơn thì việc lựa chọn phương án 1 là có khả năng và có hiệu quả hơn.
IV. Tổ chức thực hiện
Trước hết, khi có đơn kiện kéo dài của nhân dân, có sự phản ứng, chống
đối việc đền bù, giải phóng mặt bằng của người dân, Uỷ ban nhân dân huyện cần
thành lập đoàn thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng đền bù và giải
phóng mặt bằng, cán bộ làm công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tuyến đường
liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa trên địa bàn xã Quý Hòa. Việc tổ chức đoàn
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 15


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

thanh tra nhằm xác minh những nội dung khiếu kiện của nhân dân và những
hoạt động có liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, qua đó nếu
phát hiện ra những sai sót, tiêu cực, những việc làm vi phạm quy định của pháp
luật để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đối với những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật của Hội đồng đền
bù, giải phóng mặt bằng tuyến đường liên xã Nhân Nghĩa - Quý Hòa và các
cán bộ có liên quan.
Trong tình huống trên, phân tích chúng ta thấy Hội đồng đền bù, giải
phóng mặt bằng và các cán bộ có liên quan đã có nhiều biểu hiện tiêu cực, có
những việc làm vi phạm pháp luật. Do đó, sau khi có kết luận của đoàn thanh tra
về việc làm tiêu cực, vi phạm pháp luật trên thì Uỷ ban nhân huyện cần xem xét
để tiến hành xử lý một cách kịp thời, nghiêm minh. Nếu những vi phạm đó chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành xử phạt hành chính. Ngược
lại, nếu đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành lập hồ sơ
chuyển sang Tòa án để giải quyết.

Sau khi có quyết định xử lý đối với Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng
có liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện cần có thông báo đến các hộ gia đình trên
biết kết luận của đoàn thanh tra, và biện pháp xử lý đối với những hành vi vi
phạm pháp luật trên. Đồng thời thông báo đến nhân dân biết về chủ trương và
những việc làm cần thiết của chính quyền trong việc giải quyết những vấn đề có
liên quan cần thiết trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đối với các hộ gia
đình trên.
Uỷ ban nhân dân huyện cần tiến hành kiện toàn lại Hội đồng đó để đảm
bảo cho việc thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đúng quy định của
Nhà nước, của tỉnh và đảm bảo mặt bằng cho đơn vị thi công trong thời gian
nhanh nhất.
- Đối với các hộ gia đình.
Việc các hộ gia đình xã Quý Hòa phản đối và khiếu kiện lên Uỷ ban nhân
huyện về những việc làm sai trái của Hội đồng và cán bộ trong công tác đền bù
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 16


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

giải phóng mặt bằng là biểu hiện của việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
biểu hiện của công tác đấu tranh chống tiêu cực trong nhân dân. Những biểu
hiện này là có cơ sở và đúng quy định của pháp luật cần được phổ biến, khơi
dậy trong nhân dân. Do đó, chính quyền huyện Lạc Sơn và chính quyền xã Quý
Hòa cần tiến hành xác minh lại những thông tin có liên quan trực tiếp đến việc
chi trả tiền đền bù cho các hộ gia đình trên. Trước hết, Uỷ ban nhân dân huyện
cần chỉ đạo Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng phối hợp với chính quyền xã
Quý Hòa và các cơ quan liên quan xem xét lại mức giá đất đền bù; loại đất và
giá trị của các tài sản, hoa màu…của từng hộ gia đình. Nếu sau khi xem xét,

những hộ gia đình nào có sự sai lệch thông tin có liên quan đến mức đền bù
được nhận thì tiến hành điều chỉnh đảm bảo đúng thực tế khách quan, đúng quy
định của Nhà nước, của tỉnh và trên hết là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng,
hợp pháp của các hộ gia đình này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số người dân đã có hành chi chống đối người
thi hành công vụ, cản trở đến công tác thi công của đơn vị thi công tuyến đường,
có những hành vi khiếu kiện vượt cấp làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương nói riêng và của cả nước nói
chung. Do đó, các cơ quan Nhà nước có chức năng cần tiến hành vận động nhân
dân thực hiện tốt quy định của pháp luật, đồng thời cần xem xét và có hình thức
xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với những cá nhân, hộ gia đình
nào cố tình có những hành vi làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan
chức năng, làm ảnh hưởng đến tình hình tư tưởng, tình hình an ninh chính trị
trong nhân dân.
- Đối với việc áp dụng phương án chi trả tiền đền bù cho các hộ gia
đình.
Việc lựa chọn các phương án giải quyết trên nhằm một mặt đảm bảo
quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhân dân, một mặt đảm bảo tuân theo những
quy định của pháp luật. Thực hiện phương án 1 thì Uỷ ban nhân huyện Lạc Sơn
làm văn bản đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh trình Hội đồng nhân dân
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 17


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

tỉnh thông qua phương án. Nếu Hội đồng nhân dân thông qua thì Uỷ ban nhân
dân tỉnh sẽ ra quyết định bổ sung vào việc chi trả mức đền bù đó tại huyện Lạc
Sơn. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân huyện tiến hành chỉ đạo việc thực hiện đền

bù, giải phóng mặt bằng theo phương án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép
PHẦN III. KIẾN NGHỊ
Để không diễn ra những sự việc tương tự như trên ở các địa phương trong
cả nước, không để cho các sự việc diễn ra và kéo dài gây mất đoàn kết và làm
giảm lòng tin giữa người dân và chính quyền, không để cho các hành vi vi phạm
pháp luật được diễn ra dưới bất kỳ hình thức nào và để người dân thực sự tham
gia vào công tác quản lý Nhà nước, xây dựng quê hương, đất nước, phát huy đẩy
đủ quyền làm chủ của mình, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ an ninh - quốc phòng ở địa phương, theo tôi
các cơ quan Nhà nước có liên quan cần phân tích, đánh giá và đưa ra những chủ
trương, chính sách, những quyết định hợp lý trong công tác này. Theo đó:
- Đối với Chính phủ: Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao
nhất của nước ta, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng, do đó theo tôi,
Chính phủ phải quyết định mức giá đất đền bù của các tỉnh trên cơ sở xem xét
đặc điểm của từng địa phương và đảm bảo không có sự chênh lệch lớn giữa các
vùng, các địa phương.
- Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Uỷ ban nhân dân huyện
Lạc Sơn: Cần tiến hành chỉ đạo sát sao hơn việc thực hiện công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng trên địa bàn. Trên cơ sở đó có các biện pháp xử lý kịp thời đối
với các vấn đề phát sinh. Đặc biệt cần có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh
đối với những hành vi vi phạm những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực đền
bù, giải phóng mặt bằng, làm ngơ trước những hành vi phạm pháp luật đó; cần
tìm hiểu, giải quyết kịp thời với những bức xúc, khiếu nại của nhân dân để
không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của nhân dân.
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 18



Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

- Trong công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến pháp luật đến nhân
dân: Chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội các cấp cần có kế hoạch triển
khai công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến quy định của Nhà nước về
công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và những vấn đề liên quan đến người dân.
- Đối với người dân, đặc biệt là các hộ gia đình thuộc diện phải giải tỏa thì
cần phát huy vai trò của mình trong công tác quản lý Nhà nước, thực hiện các
quyền cuả mình theo đúng quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Thực trạng công tác này ở nhiều nơi cho thấy, sự buông lỏng công tác
lãnh đạo quản lý của chính quyền các cấp, sự thiếu trách nhiệm và làm ngơ
trước những vi phạm pháp luật; sự cố tình vi phạm pháp luật của một số cán bộ
các cấp và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân đã dẫn tới việc nảy sinh
mâu thuẫn giữa nhân dân với Nhà nước, với cán bộ, công chức. Khi sự việc mới
phát sinh, nếu được các cơ quan Nhà nước giải quyết kịp thời thì sẽ không phát
sinh tình trạng khiếu kiện kéo dài, không làm cho tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng, bên cạnh đó còn làm cho công tác giải phóng
mặt bằng và thi công các công trình được thuận lợi, người dân tin tưởng hơn vào
sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước…Ngược lại, nếu chúng ta không
giải quyết kịp thời, không giải quyết dứt điểm khi sự việc mới phát sinh, để cho
sự việc kéo dài sẽ làm cho tình hình trở nên phức tạp, ảnh hưởng xấu đến tình
hình an ninh chính trị, trật tự trên địa bản, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài,
khiếu kiện vượt cấp, thậm trí có thể trở thành “điểm nóng”.
Giải quyết sự việc trên cần tham khảo một số kinh nghiệm đền bù giải
phóng của các địa phương trong cả nước để tìm ra những phương án thích hợp
theo quy định của Nhà nước.
Việc xử lý tình huống trên được bản thân rút ra từ những nội dung và kiến
thức được học trong chương trình Bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên

viên và một số chương trình khác, từ thực tiễn tình hình và kinh nghiệm giải
quyết ở một số địa phương. Tuy nhiên, tôi nhận thấy kinh nghiệm xử lý các vấn
Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 19


Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình – Lớp QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016

đề trên còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, rất mong
được sự đóng góp và nhận xét của các thầy cô và mọi người để bản thân tôi về
công tác tại địa phương có được kiến thức, kinh nghiệm trong công tác để góp
phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước ở địa phương mình công tác
sau này.
Để có thể hoàn thành chương trình học tập và hoàn thiện Tiểu luận tình
huống này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo ở Trường Chính trị tỉnh
Hòa Bình đã giúp tôi trong quá trình thực hiện./.

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN
NƠI CÔNG TÁC

Quý Hòa, ngày 06 tháng 12 năm 2016
Người thực hiện

Bùi Văn Trường

Học viên: Bùi Văn Trường

Lớp: QLNN ngạch chuyên viên K4 năm 2016 20




×