Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 26: Luyện tập lập luận giải thích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.31 KB, 4 trang )

BÀI 26 - TIẾT 108
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A – Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận
định, một ý kiến về một vấn đề quen thuộc với đời sống của các em.
- Kỹ năng sống : Suy nghĩ phê phán sáng tạo , phân tích , bình luận và đưa ra ý kiến
cá nhân về đặc điểm , tầm quan trọng của các phương pháp , thao tác nghị luận .
Ra quyết định : Lựa chọn phương pháp và thao tác , lập luận , lấy dẫn chứng ...
B –Phương pháp và phương tiện
- PP: Phân tích tình huống giao tiếp , thực hành , thảo luận trao đổi.:
- Giáo viên ra đề bài trong sách giáo khoa cho các em chuẩn bị bài ở nhà theo từng
bước đã học ở tiết trước.
C – Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu cách làm bài văn lập luận giải thích?
3. Bài mới.
I. Giới thiệu bài.
Các em hãy cố gắng làm sáng tỏ nội dung câu nói: “Sách la ngọn đèn sáng bất diệt của
trí tuệ con người”
Giáo viên ghi đề bài lên bảng:


Cho đề văn: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuện con
người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó?
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.
Giáo viên cho học sinh đề văn.
? Đề văn yêu cầu giải thích vấn đề gì?
(Trực tiếp giải thích một câu nói, gián tiếp giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ


con người)
? Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?
(Căn cứ vào mệnh lệnh của đề, từ ngữ trong đề)
? Để đạt được yêu cầu giải thích đã nêu trên, bài làm cần có nhứng ý gì? Nếu giải
thích câu “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” thì ngoài những gợi ý
trong sách giáo khoa còn có hướng tìm ý nào khác nữa không?
- Có ví dụ: Vì sao trí tuệ con người, khi được đưa vào sách lại trở thành nguồn ánh
sáng không bao giờ tắt.
2. Lập dàn bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lịa yêu cầu của việc lập dàn bài cho bài văn lập luận
giải thích mà các em đã học trong tiết trước.
? Vậy cần sắp xếp các ý đã tìm được như thế nào để sự giải thích trở nên hợp lý, chặt
chẽ và dễ hiểu đối với người đọc (người nghe).
A, Mở bài.
- Nêu vấn đề cần giải thích: Ý nghĩa, vai trò của “Sách với con người”
- Dẫn dắt câu nói của nhà văn.
B, Thân bài.
* Giải thích ý nghĩa của câu nói.
- Sách chứa đựng trí tuệ của con người. Trí tuệ, tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết.
- Sách là ngọn đèn sáng: Ngọn đèn sáng soi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi
chốn tối tăm của sự không hiểu biết.
- Sác là ngọn đèn sáng bất diệt: Ngọn đèn sáng không bao giờ tắt.


- Cả câu nói có ý: Sách là nguồn sáng bất diệt, được thắp lên từ trí tuệ của con
người.
* Giải thích cơ sở của chân lý câu nói. (Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí
tuệ con người).
- Không thể nói mọi cuốn sách đều là “ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con
người” những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì: Những cuốn sách có giá trị

ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người đã tích luỹ được trong sản xuất, trong
chiến đấu trong các mối quan hệ xã hội (nêu vài ví dụ). Do đó “sách là ngọn đèn sáng của
trí tuệ con người”
- Đấy là điều được nhiều người thừa nhận (dẫn ra một vài ý kiến)
* Giải thích sự vận dụng chân lý được nêu trong câu nói.
- Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn và sống tốt hơn.
- Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không đọc sách dở, sách có hại.
- Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung sách và làm
theo sách.
C, Kết bài.
Ý nghĩa của câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt…”
II. Viết đoạn văn.
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những yêu cầu của phần mở bài (hoặc thân bài
hoặc kết bài)
Giáo viên cho học sinh viết đoạn mở bài.
Ví dụ: Có người nhìn sách bằng cặp mắt vô hồn nhìn những tập giấy vô tri vô giác.
Nhưng lại có bao người đã dành cho sách những lời ngợi ca vô cùng đẹp đẽ. Một nhà văn
có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”
Giáo viên cho học sinh viết đoạn. Cho các em nhận xét theo yêu cầu sửa chữa.
* Đọc và sửa chữa.
Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn. Cho học sinh nhận xét, sửa chữa.
4. Dặn dò.


Giáo viên: Khi viết bài văn lập luận, giải thích ta phải đọc kĩ yêu cầu của đề bài, tìm
ý, lập dàn ý, viết đoạn văn.
Học sinh học bài.
5. Đánh giá:




×