Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 22: Luyện tập lập luận chứng minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.8 KB, 6 trang )

BÀI 22 - TIẾT 92
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
A – Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố vững chắc hơn những hiểu biết về cách làm bài văn nghị
luận chứng minh và vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm bài văn chứng minh cho
một nhận định một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và bước đầu triển khai thành bài viết.
Kỹ năng sống : Suy nghĩ phê phán sáng tạo , phân tích , bình luận đưa ra ý kiến cá nhân.
- Ra quyết định lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận ,lấy dẫn chứng ..
B – Phương pháp và phương tiện :
- PP: Phân tích tình huống giao tiếp , thực hành , thảo luận ,trao đổi.
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C – Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Nêu mục đích và phương pháp chứng minh?
Học sinh trả lời.
3. Bài mới.
I. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo
đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “uống nước nhớ nguồn”


- Yêu cầu: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết một số đoạn văn đặc biệt là mở bài,
kết bài (ghi vào vở bài tập).
Gợi ý: (Theo yêu cầu sách giáo khoa mục I.2a,b,c)
Trên lớp: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
II. Hướng dẫn học luyện tập trên lớp.
1. Tìm hiểu đề.
? Thể loại? – Văn chứng minh.


? Đề bài trên yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
- Lòng biết ơn đố với những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng – một
đạo lý đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
? Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm như thế nào?
- Đưa ra và phân tích những chứng cớ thích hợp để cho người đọc, người nghe thấy
rõ điều được nêu ở đề bài là đúng đắn, là có thực.
? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
- Đối tượng: Tất cả mọi người.
- Phạm vi nghị luận: Lòng biết ơn từ xưa đên nay trong gia đình, ngoài xã hội.
? Khuynh hướng, tư tưởng của đề bài khẳng định hay phủ định?
- Khẳng định.
2.Tìm ý.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận câu hỏi:
? Nếu là người cần được chứng minh thì em có đòi hỏi phải diễn giải rõ hơn ý nghĩa
của hai câu tục ngữ đó không? Vì sao? Em sẽ diễn giải hai câu tục ngữ ấy như thế nào?
(nếu xét thấy sự diễn giải ấy là cần thiết)
Giáo viên dành thời gian cho học sinh thảo luận.
Giáo viên gọi học sinh trả lời.
Học sinh: Phải diễn giải rõ hơn ý nghĩa của hai câu tục ngữ về cả nghĩa đen và nghĩa
bóng.


1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
a, Nghĩa đen: “quả” là trái cây. Được ăn quả chín ngon là một sự hưởng thụ sung
sướng, phải biết nhớ ơn người trồng cây.
b, Nghĩa bóng: Quả là thành quả lao động. Mọi giá trị vật chất và tinh thần đều phải từ
lao động mà có.
Được hưởng thành quả lao động phải biết nhớ ơn người tạo dựng nên.
2. Uống nước nhớ nguồn.
a, Nghĩa đen: Uống ngụm nước mát thì phải biết nhớ nguồn nước ấy từ đâu mà có.

“Nguồn” là nơi bắt đầu của dòng nước.
b, Nghĩa bóng: Được hưởng thụ một thành quả nào phải biết thành quả ấy từ đâu mà
có. “Nguồn” là nguồn gốc cội nguồn. Câu tục ngữ nhắn nhủ một bài học về lòng biết ơn,
mà còn gọi lên tình cảm cội nguồn sâu xa và thiêng liêng trong tâm linh người Việt.
? Vậy em sẽ đưa ra những biểu hiện nào trong đời sống thực hiện đạo lý “ăn quả nhớ
kẻ trồng cây” “uống nước nhớ nguồn”. Ngoài những nội dung được nêu ở điểm c trong
sách giáo khoa em thấy có thể bổ sung thêm biểu hiện nào khác nữa? (Ví dụ: Những câu
dân ca khuyên nhủ mọi người phải ghi nhớ công lao của ông bà, cha mẹ, các phong trào
đền ơn, đáp nghĩa chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng…)
- Biểu hiện trong đời sống: Gia đình và cộng đồng.
- Ngoài nội dung trong sách giáo khoa, em thấy có thể bổ sung thêm những biểu
hiện nào khác nữa trong đời sống để chứng minh đạo lý uống nước nhớ nguồn.
+ Trong đời sống gia đình: Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Ngày nay tổ chức lễ chúc thọ ông bà.
+ Trong đời sống cộng đồng:
* Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu cơ lưu truyền qua ngàn đời nhắc nhở
mọi người luân nhớ đến cội nguồn.
* Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, cả dân tộc thành kính hướng về ngày giỗ tổ
Hùng Vương.
* Ngày nay nhớ ơn anh hùng liệt sĩ.


3. Lập dàn ý.
Giáo viên cho học sinh lập dàn bài. (giáo viên chú ý học sinh: Cần phải nêu các biểu
hiện của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” theo chiều dọc lịch sử
“từ xưa đến nay”)
a, Mở bài.
- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh. Lòng biết ơn là đạo lý vô cùng tốt đẹp của dân
tộc ta.
- Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “uống nước nhớ nguồn”

b, Thân bài.
A, Giải thích ý nghĩa của hai câu tục ngữ.
1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
a. Nghĩa đen: Quả trái cây. Được ăn quả chín ngon ngọt lá một sự hưởng thụ
sung sướng, phải biết nhớ ơn người trồng cây.
b. Nghĩa bóng: (phầm tìm ý)
2. Uống nước nhớ nguồn (tìm ý)
B, Chứng minh: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “ăn quả
nhớ kẻ trồng cây” “uống nước nhớ nguồn”
1. Trong đời sống gia đình.
- Cúng giỗ tổ tiên ông bà cha mẹ là tập tục cổ truyền tốt đẹp và thiêng liêng của
người Việt. Đây là ngày con cháu tập hợp lại thắp nén hương thoem lên bàn thờ để bày tỏ
lòng thành kính biết ơn những người đã có công sinh thành ra mình, tạo dựng nề gia đình
dòng họ mình.
-Nhiều gia đình còn tổ chức lễ chúc thọ ông bà cha mẹ, cầu mong cho ông bà cha
mẹ sống lâu để con cháu được phụng dưỡng. Việc làm ấy không chỉ thể hiện tình cảm gia
đình mà sâu xa hơn, còn bao hàm lòng biết ơn và niềm mong muốn báo đáp công ơn.
- Trong đời sống cộng đồng.
+ Tuyền thuyết: “Lạc Long Quân và Âu Cơ” lưu truyền qua ngàn đời, nhắc nhở
mọi người luôn nhớ đến nguồn gốc.


+ Ngày 10/3 âm lịch hàng năm cả dân tộc thành kính hướng về ngày giỗ tổ Hùng
Vương, những người đã có công dựng nước.
+ Các bậc anh hùng có công dựng nước luôn sống trong lòng dân tộc.
* Các truyện An Dương Vương, Thánh Gióng…đều nhằm ca ngợi những anh hùng
có công trong việc dựng nước và giữ nước.
* Nhân dân ngày nay nhớ ơn anh hùng liệt sĩ, thể hiện bằng những việc làm có ý
nghĩa, phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển trong cả nước.
- Trong đời sống hôm nay, có nhiều ngày lễ, có ý nghĩa sâu sắc: Ngày thương binh

liệt sĩ để tưởng nhớ đến những người đã hi sinh xương máu trong cuộc kháng chiến bảo
vệ độc lập tự do cho dân tộc. Ngày nhà giáo Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn những
người thày giáo, cô giáo đã tận tâm dạy dỗ bao thế hệ, ngày thầy thuốc Việt Nam để nhớ
ơn những bậc “lương y như từ mẫu” đã không ngại vất vả để gành bao nhiêu sinh mạng
trong vòng đe doạ của bệnh tật và cái chết.
* Lòng biết ơn và thuỷ chung với cội nguồn là một đạo lý xuyên suốt trong cuộc
sống của con người Việt Nam.
c, Kết bài.
- Khẳng định nội dung đúng đắn của câu tục ngữ.
- Nhắc nhở mọi người tự hào về truyền thống dân tộc và phát huy truyền thống ấy.
4. Viết đoạn văn.
a, Viết đoạn văn.
Giáo viên cho học sinh tham khảo các đoạn mở bài hoặc kết bài đã được nêu trong tiết
tập làm văn trước.
Giáo viên cho học sinh viết mở bài. Gọi một em lê đọc. Giáo viên nhận xét.
Ví dụ: Giáo viên đưa một cách mở bài để học sinh tham khảo.
Sống theo đạo lý la một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam xưa nay. Trong
đó, lòng biết ơn là một đạo lý sống luôn luôn được đề cao. Hai câu tục ngữ “ăn quả nhớ
kẻ trồng cây” “uống nước nhớ nguồn” chính là những lời tâm niệm thiêng liêng của con
người Việt Nam về tình nghĩa ở đời.
b, Viết một đoạn phần thân bài.


Giáo viên cho học sinh viết đoạn trong đời sống gia đình.
Giáo viên dành thời gian cho học sinh viết: Gọi hai em lên đọc. Giáo viên cho học
sinh nhận xét giáo viên nhận xét.
- Lòng biết ơn ông bà cha mẹ là truyền thống tốt đẹp thiêng liêng của người Việt.
Cúng giỗ tổ tiên ông bà cha mẹ là tập tục cổ truyền tốt đẹp của nhân dân ta. Đây là ngày
con cháu tập hợp nhau lại thắp nén hương thơm lên bàn thờ để bày tỏ lòng thành kính
biết ơn những người có công sinh thành ra mình tạo dựng nê gia đình dòng họ mình.

Ngày nay nhiều gia đình còn tổ chức lễ chúc thọ ông bà cha mẹ sống lâu để con cháu
được phụng dưỡng. Việc làm ấy không chỉ thể hiện tình cảm gia đình mà bào trùm là
lòng biết ơn, niềm mong muốn được báo đáp công ơn.
c, Viết đoạn phần kết bài.
Giáo viên cho học sinh viết, cho học sinh đọc. Nhận xét.
Ví dụ: Đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “Uống nước nhớ nguồn” đã trở thành một
cách sống, một nếp sống đẹp quen thuộc mang đậm bản sắc dân tộc. Mỗi người Việt Nam
đều có quyền tự hào về truyền thống ấy và phải biết sống xứng đáng với truyền thống.
4. Củng cố: Khi làm bài văn nghị luận phải qua mấy bước.
5. Dặn dò: Làm hoàn thành bài văn trên ra vở.
6. Đánh giá



×