Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

QUẢN lý NHÀ nước về xây DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHU VĂN AN
---------------------------------

NGUYỄN HỮU HÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG CỦA TỈNH HƯNG YÊN

Luận Văn Ths – QLKT
Chuyên Ngành: QLKT
Mã Số : 60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Xuân Phương

HƯNG YÊN, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc./.
Hưng Yên, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Hùng

1



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý
báu của tập thể và cá nhân trong và ngoài trường Đại học Chu Văn An.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy TS. Phạm Xuân
Phương là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể CBCNV, thầy giáo, cô giáo Khoa
Quản lý kinh tế, Trường Đại học Chu Văn An.
Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Sở Giao thông vận tải tỉnh
Hưng Yên và các cơ quan ban ngành có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu
thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình,
quý báu đó.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 08 tháng 06 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Hùng

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 11
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 11
2. TỔNG QUAN CẤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 12
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................ 14
3.1. Mục tiêu chung............................................................................................. 14
3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 14
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 14
4.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................. 14
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 15
5.1. Thu thập số liệu thứ cấp ............................................................................... 15
5.2. Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................................. 15
5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo .................................. 15
6.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 16
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................................................. 16
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Ở CẤP TỈNH........................ 17
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG Ở CẤP TỈNH ............................................................... 17
1.1.1.Khái niệm công trình giao thông, phân loại và đặc điểm .......................... 17
1.1.2.Khái niệm quản lý nhà nước và đặc điểm của quản lý nhà nước .............. 19
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông ............ 21
1.1.4. Nội dung công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông
cấp tỉnh ............................................................................................................... 22
1.1.4.1.Ban hành văn bản theo thẩm quyền, chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực
hiện quy hoạch xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh ...................... 22
1.1.4.2. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; việc khảo sát, thiết
kế xây dựng công trình ........................................................................................ 23
1.1.4.3. Quản lý việc lựa chọn nhà thầu xây dựng .............................................. 24
1.1.4.4. Quản lý việc lựa chọn hình thức quản lý dự án của chủ đầu tư. ............ 24
3



1.1.4.5. Quản lý việc thực hiện xây dựng công trình .......................................... 25
1.1.4.6. Quản lý việc nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, thanh quyết
toán, phê duyệt khối lượng phát sinh và công tác bù giá. ................................... 26
1.1.4.7. Quản lý công tác bàn giao đưa công trình vào sử dụng ......................... 29
1.1.4.8. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra chất lượng công trình xây dựng;
xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng công trình giao thông. ........ 29
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước xây dựng công trình giao
thông ............................................................................................................... 31
1.1.5.1 Các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến quản lý chất lượng
các công trình xây dựng ...................................................................................... 31
1.1.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây
dựng ..................................................................................................................... 32
1.1.5.3. Năng lực của cán bộ, công chức làm quản lý Nhà nước về chất lượng
các công trình xây dựng ...................................................................................... 32
1.1.5.4. Các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về chất lượng các công
trình xây dựng ..................................................................................................... 33
1.1.5.5. Cơ sở vật chất và tài chính công trong hoạt động quản lý nhà nước về
chất lượng các công trình xây dựng .................................................................... 34
1.1.5.6 Công tác kiểm tra giám sát thanh tra chất lượng công trình xây dựng ... 34
1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông ........ 35
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông một số
quốc gia trên thế giới ........................................................................................... 35
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Singapore ................................................................... 35
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................ 36
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông tại một
số địa phương trong nước.................................................................................... 37
1.2.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng ................................................. 37
1.2.2.2 Kinh nghiệm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ...................... 38
1.2.2.3. Kinh nghiệm ở tỉnh Quảng Nam ............................................................ 40

1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông
đối với tỉnh Hưng Yên......................................................................................... 41
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ....... 44
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 44
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 44
4


2.1.1.2 Hệ thống giao thông ................................................................................ 44
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 45
2.2. Sở Giao thông tỉnh Hưng Yên...................................................................... 47
2.2.1. Cơ cáu tổ chức của Sở ............................................................................... 47
2.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn............................................................................. 50
2.3. Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn
Tỉnh Hưng Yên .................................................................................................... 55
2.4. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông tại tỉnh
Hưng Yên ............................................................................................................ 58
2.4.1. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng công trình giao thông .................. 58
2.4.2. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; việc khảo sát thiết kế
xây dựng công trình giao thông .......................................................................... 62
2.4.3. Quản lý việc lựa chọn nhà thầu xây dựng ................................................. 63
2.4.4. Quản lý việc lựa chọn hình thức quản lý cấp phép xây dựng ................... 64
2.4.5. Quản lý việc thực hiện xây dựng công trình ............................................. 68
2.4.6. Quản lý việc nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, thanh quyết
toán, phê duyệt khối lượng phát sinh và công tác bù giá. ................................... 75
2.4.7. Quản lý nhà nước về sự cố trong thi công xây dựng, khai thác sử dụng
công trình ............................................................................................................. 77
2.5. Đánh giá chung............................................................................................. 78

2.5.1. Những kết quả đạt được ............................................................................ 78
2.5.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân............................................................... 79
Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƯNG YÊN .................................................................................. 83
3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông Tỉnh
Hưng Yên ............................................................................................................ 83
3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao
thông ............................................................................................................... 83
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật của nhà nước liên quan đến quản lý
chất lượng công trình .......................................................................................... 83
3.2.2. Quản lý phân loại và phân cấp công trình xây dựng................................. 84
3.2.3. Tăng cường quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế công trình xây dựng trên
địa bàn ............................................................................................................... 84
3.2.4.Giải pháp đổi mới lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư.................................. 88
5


3.2.5. Giải pháp đổi mới quy trình lựa chọn nhà thầu ........................................ 91
3.2.6. Tăng cường công tác quản lý các nhà thầu tư vấn, nhà cung cấp và nhà
thầu xây dựngcông trình giao thông.................................................................... 95
3.2.7.Tăng cường quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng .................. 96
3.2.8. Giải pháp tăng cường quản lý bảo hành và bảo trì công trình xây dựng .. 98
3.2.9. Hoàn thiện bộ máy nhà nước liên quan đến quản lý chất lượng công trình .
............................................................................................................... 99
3.2.10.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực đội ngủ quản lý chất lượng công trình
xây dựng ............................................................................................................ 101
3.2.11. Hoàn thiện các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về chất lượng
các công trình xây dựng .................................................................................... 103
3.2.12. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chất lượng công trình xây dựng

và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý XDCTGT....................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 106
I. Kết luận .......................................................................................................... 106
II. Kiến nghị ...................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 109
Phụ lục 1 ........................................................................................................... 111

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQLDA

Ban quản lý dự án

TT

Thông tư

BXD

Bộ Xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

NĐ-CP


Nghị định chính phủ

TTCP

Thanh tra chính phủ

TTLT

Thông tư liên tịnh

BGTVT

Bộ Giao thông vận tải

BNV

Bộ Nội vụ

GTVT

Giao thông vận tải

CBCNVC

Cán bộ công nhân viên chức

CNVC

Công nhân viên chức


THKH

Thực hiện kế hoạch

QL

Quốc lộ

DADT

Dự án đầu tư

UBND

Uỷ ban nhân dân

CLCTXD

Chất lượng công trình xây dựng

CLXD

Chất lượng xây dựng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

GTNT


Giao thông nông thôn

SL

Số lượng

GPXD

Giấy phép xây dựng

TP

Thành phố
7


ĐVT

Đơn vị tính

BQ

Bình quân

DT

Diện tích

XD


Xây dựng

CPXD

Chi phí xây dựng

NVL

Nguyên vật liệu

ATLĐ

An toàn lao động

QLDA

Quản lý dự án

QLNN

Quản lý nhà nước

XDCTGT

Xây dựng công trình giao thông

HTKT

Hạ tầng kinh tế


8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu cán bộ Sở giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên tình
đến 31/12/2017 .................................................................................................... 57
Bảng 2.2. Số lượng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ............. 62
Bảng 2.3. Số Tình hình cấp phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ........... 66
Bảng 2.4. Bảng đánh giá chất lượng nguyên liệu, kỹ thuật ................................ 69
Bảng 2.5. Kết quả kiểm tra tiến độ thi công năm 2015 - 2017 ........................... 72
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá an toàn xây dựng .................................................... 73
Bảng 2.7.Kiểm tra vệ vinh môi trường xây dựng ............................................... 74
Bảng 2.8. Tổng hợp theo dõi công trình giao thông ........................................... 76

9


DANH MỤC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên ............... 48
Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông
............................................................................................................................. 56
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình lựa chọn nhà thầu hiện hành của Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng tỉnh Hưng Yên .......................................................................... 64
Sơ đồ 2.4. Quy trình phối hợp quản lý giữa các phòng chức năng của SGTVT
trong quá trình thực hiện xây dựng CTGT.......................................................... 68
Sơ đồ3.1: Sơ đồ hoàn thiện lựa chọn tư vấn lập dự án đầu tư ............................ 89
Sơ đồ 3.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu xây lắp .................................................. 93

10



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn để xây dựng hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, nhằm phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông trên toàn
lãnh thổ Việt Nam. Về cơ bản, việc đầu tư để phát triển hoàn thiện hệ thống giao
thông là quyết định đúng đắn và sáng suốt của nhà nước, vì mạng lưới giao
thông là huyết mạch của đất nước, muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và phát triển các ngành nghề khác trước hết phải có một hệ thống giao thông
phát triển, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Điển hình như các dự án đường
cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ; đường cao tốc từ Hà Nội - Hải Phòng, đường cao
tốc Hà Nội - Lào Cai, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Thanh Trì... đều đã
hoàn thành và mang lại hiệu quả khai thác cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều công trình giao thông
chậm tiến độ, hiệu quả thấp, chất lượng công trình yếu kém như dự án đường
cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường sắt trên cao Cát
Linh - Hà Đông... đã gây bức xúc cho nhân dân và dư luận quần chúng, có rất
nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân là quá trình thực hiện
quản lý xây dựng chưa thực sự tốt, chưa hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập cần
phải giải quyết.
Sau hơn 15 năm tái lập tỉnh, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng và phát triển
nhanh chóng, từ một tỉnh thuần nông cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm
2015, phấn đấu đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong những năm tới sẽ có rất nhiều công trình xây dựng được triển khai ĐTXD
trong lĩnh vực giao thông như: Đường quốc lộ 5B, đường vành đai...các công
trình giao thông không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về quy mô cũng như độ
phức tạp. Bên cạnh những kết quả đạt được còn có một số công trình gặp sự cố,
kéo dài tiến độ gây bức xúc trong nhân dân và gây ác tác giao thông.
Thực tế cho thấy, đa số các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên bị chậm tiến độ, chi phí trong xây dựng cơ bản phát sinh nhiều, chất lượng

11


công trình chưa đảm bảo yêu cầu; quản lý Nhà nước về xây dựng công trình
giao thông trong một số công trình còn mang tính chiếu lệ, hình thức dẫn đến
hiệu quả đầu tư chưa cao. Để góp phần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn
về quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao thông, từ đó đưa ra các giải
pháp có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về xây dựng công trình
giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sau này và rút ra bài học kinh nghiệm
trong việc quản lý thực hiện các công trình giao thông khác là hết sức cần thiết,
chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về xây dựng công trình
giao thông của tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ quản lý
kinh tế.
2. TỔNG QUAN CẤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, đối với công tác quản lý Nhà nước về xây dựng
công trình giao thông đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Các nghiên cứu đã tổng
kết kết quả hoạt động, chỉ ra những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục và có những
giải pháp căn bản cho công tác quản lý xây dựng như:
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bình (2015), “Quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ sở từ nguồn vốn ngân sách huyện Hưng Hà”. Nghiên cứu này tập trung làm
rõ qui trình phân bổ vốn đầu tư trong những năm qua (giai đoạn 2011-2015),
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Hưng Hà chủ yếu là vốn từ ngân sách
nhà nước và vốn của nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới. Nguồn vốn
đầu tư của nhà nước bao gồm vốn cân đối ngân sách địa phương, Vốn hỗ trợ từ
ngân sách Trung ương, vốn này được tập trung do Ủy ban nhân dân huyện quản
lý mà trực tiếp là Phòng Tài chính Kế hoạch và Ban quản lý xây dựng từng công
trình cụ thể trong huyện. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra nhận xét nguồn thu
ngân sách của huyện manh mún, không đáng kể nên việc bố trí nguồn vốn cho
đầu tư phát triển còn hạn chế, chủ yếu là xin ngân sách Trung ương, ngân sách

tỉnh.

12


Lê Thị Thúy Nga (2013), “Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng nông thôn huyện Hưng Hà”. Công trình nghiên cứu này đã đánh giá, giải
quyết các vấn đề liên quan đến quy định về quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng
vốn, sự tác động đầu tư đối với phát triển kinh tế, đưa ra các giải pháp cần thiết
trong quản lý đầu tư, quản lý vốn ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư
để phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Xây dựng (2014) “Điều tra, khảo sát thực trạng hệ thống và hiệu quả
các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng. Đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”; Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây
dựng, biên bản nghiệm thu ngày 18/12/2015.
Tổng Hội xây dựng Việt nam (2012) Đề tài khoa học “Xác định mức độ
thất thoát trong đầu tư xây dựng”. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích,
đánh giá thực trạng, những vấn đề bất cập trong việc áp dụng hệ thống pháp
luật, các quy định của nhà nước vào công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Tập trung phân tích đánh giá những tồn tại vướng mắc và quá trình thực hiện, áp
dụng trên phạm vi rộng toàn lãnh thổ không chỉ riêng đối với từng địa phương.
Nghiên cứu này đã góp phần rất lớn trong việc tìm ra những giải pháp để hoàn
thiện hệ thống các văn bản, các quy định của nhà nước liên quan đến đầu tư xây
dựng. Thông qua đó để Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan ban hành,
điều chỉnh hệ thống pháp luật, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm thực
hiện có hiệu quả trong công tác quản lý.
Nguyễn Thị Ánh Ngọc (2014) Luận văn Thạc sĩ (Đại học Kinh tế quốc
dân) “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trên địa bàn
huyện Mỹ hào”. Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về

hoạt động đầu tư của huyện Mỹ Hào, đưa ra thực trạng về công tác quản lý hoạt
động đầu tư cấp nhà nước của huyện Mỹ Hào, phân tích thực trạng và đưa ra
những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư
của huyện Mỹ Hào.
13


Đối với tỉnh Hưng Yên, công tác quản lý Nhà nước về xây dựng công
trình giao thông trên địa bàn đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy,
có thể khẳng định đây sẽ là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và
tương đối đầy đủ về thực trạng, các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công
tác quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên trong thời gian tới.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về xây dựng công trình
giao thông đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về xây
dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước
về xây dựng công trình giao thông.
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao
thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về
xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các văn bản quy phạm pháp luật, thực trạng vềquản lý Nhà nước về xây
dựng công trình giao thông đường bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

a) Về không gian: quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao thông
đường bộtỉnh Hưng Yên
b) Về thời gian: Luận văn thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan từ
2014 đến 2017
c) Về nội dung:
14


- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về xây dựng công trình
giao thông.
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao
thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về
xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Các số liệu được sử dụng trong đề tài đượclấy từ Bộ Xây dựng, dữ liệu
thống kê của phòng Thống kê huyện, tỉnh, phòng kinh tế hạ tầng tỉnh các số liệu
lấy từ các công trình nghiên cứu có liên quan tới đầu tư xây dựng công trình
giao thông trên địa bàntỉnh Hưng Yên và các cơ quan liên quan; đồng thời sử
dụng các số liệu từ các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí đã được công
bố.
5.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Chọn điểm nghiên cứu
Tập trung vào một số công trình giao thông đường bộ được thực hiện
trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, như các dự án: Tuyến
đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình; dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn hai đầu cầu thuộc
tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu
Giẽ - Ninh Bình và nhiều tuyến đường tỉnh được cải tạo, nâng cấp.
b) Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp chuyên gia: trao đổi, thảo luận với đại diện Sở, phòng ban
chức năng cấp sở, ban quản lý dự án.., cán bộ giám sát thi công, cán bộ kỹ
thuật…
5.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo
- Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích; phương pháp khái quát hóa.
15


- Sử dụng bảng biểu, sơ đồ
6.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
a)Về mặt lý luận:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về xây dựng công trình
giao thông (ý nghĩa, vai trò quy trình thủ tục xin cấp phép và quản lý chất lượng
công trình).
- Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao
đông và mạng lưới giao thông hiện tại của tỉnh Hưng Yên.
Vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước và đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý xây dựng công trình giao thông.
b) Về mặt thực tiễn: cung cấp thông tin về thực trạng công tác quản lý
Nhà nước về xây dựng công trình giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên, giúp khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đạt được hiệu quả, hiệu lực
cao hơn trong công tác quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về xây
dựng công trình giao thông cấp tỉnh.
Chương 2. Thực trạng quản lý Nhà nước về xây dựng công trình giao
thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Chương 3. Phương hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về

xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

16


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Ở CẤP TỈNH

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG Ở CẤP TỈNH
1.1.1.Khái niệm công trình giao thông, phân loại và đặc điểm
a) Khái niệm, vai trò xây dựng công trình giao thông
Công trình giao thông là các công trình phục vụ lưu thông, vận chuyển, đi
lại của xã hội.Công trình giao thông là sản phẩm của công nghệ xây lắp được tạo
thành bằng vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ và lao động, gắn liền với đất
(bao gồm cả khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa). Công trình
giao thông bao gồm một hạng mục hay nhiều hạng mục công trình nằm trong
dây chuyển công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh.
Vai trò xây dựng công trình giao thông thể hiện ở những nội dung sau:
- Xây dựng công trình giao thông nhằm đảm bảo và không ngừng nâng
cao năng lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tất
cả các ngành kinh tế khác chỉ có thể phát triển được đều nhờ có xây dựng công
trình giao thông, thực hiện xây dựng mới nâng cấp các công trình về quy mô,
đổi mới về cống nghệ và kỹ thuật dể nâng cao năng xuất và hiệu quả sản xuất.
- Xây dựng công trình giao thông nhằm hỗ trợ đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ,
cân đối, hợp lý sức sản xuất cho sự phát triển kinh tế giữa các ngành, các khu
vực, các vùng kinh tế trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế của đất
nước. Tạo điều kiện xoá bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị, nông thôn, miền
ngược, miền xuôi. Nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng bào các dân tộc.

- Xây dựng công trình giao thông tạo điều kiện để nâng cao chất lượng,
hiệu quả của các hoạt động xã hội, dân sinh quốc phòng thông qua việc đầu tư
xây dựng các công trình giao thông cho xã hội phát triển, dịch vụ cơ sớ hạ tầng
giao thông ngày càng đạt trình độ cao. Góp phần lưu thông thuận tiện, hiệu quả
và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân trong xã hội.
17


- Xây dựng công trình giao thông đóng góp đáng kể lợi nhuận cho nền
kinh tế quốc dân. Hàng năm ngành Xây dựng đóng góp cho ngân sách nhà nước
hàng nghìn tỷ đồng. Giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động
trong đó đa phần là cán bộ công nhân viên ngành Xây dựng.
Tóm lại xây dựng các công trình giao thông giữ vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân. Nó quyết định quy mô và trình độ kỹ thuật của xã hội của
đất nước nói chung và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá trong giai đoạn
hiện nay nói riêng.
b) Phân cấp các loại công trình giao thông theo quy mô, công suất
hoặc tầm quan trọng (Phụ lục 1)
Các công trình giao thông được phân loại thành 7 loại theo thông tư số
03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 về phân loại công trình xây dựng.
1. Đường bộ
2. Đường sắt
3. Cầu
4. Hầm
5. Đường thủy nội địa
6. Hàng hải
7. Hàng không
c)Đặc điểm của công trình giao thông
Công trình giao thông hoàn chỉnh thường có đặc điểm như sau:
-Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về quy mô, cấu tạo và cả

về phương pháp chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc điều kiện
địa lý, địa chất nơi xây dựng công trình giao thông.
-Sản phẩm là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ.
Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian kiến tạo và thời gian sử dụng lâu dài.
-Công trình giao thông vận tải để phục vụ chuyên chở người và hàng hoá.
Chất lượng của công trình giao thông này được đo bằng khả năng chuyên trở, sự
tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá…
18


Để đánh giá chất lượng công trình giao thông, người ta thường dùng các
tiêu chí: khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hoá được vận
chuyển), khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km) và khả năng
vận chuyển trung bình (tính bằng km).
1.1.2.Khái niệm quản lý nhà nước và đặc điểm của quản lý nhà nước
a) Khái niệm quản lý nhà nước
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay:
“Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra” Hay “Quản lý
là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển,
chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác”. “Quản lý là
việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá
trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức” (Đỗ
Xuân Hoàng, 2014).
Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của
xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này,
quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động
theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau,các lĩnh vực

khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Theo Giáo trình Lý luận hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp
luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất các các
mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm
phục vụ nhân dân, duy trì và ổn định sự phát triển của xã hội.” (Vũ Chí Nghiêm,
2015).
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà
nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
19


Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong
quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước
được hiểu theo hai nghĩa.
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà
nước, từ hoạt động lập pháp, hành pháp, đến hoạt động tư pháp.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà
nước theo nghĩa hẹp.
b) Đặc điểm quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông
Từ khái niệm trên về quản lý nhà nươc ta rút ra các đặc điểm của quản lý
nhà nước như sau:
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính
mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ
sở mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng” (Thông tư số 10/2013/TT-BXD).
Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được
hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với
con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là
nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực

hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội
(Thông tư số 10/2013/TT-BXD).
Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đỏi
hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng
quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch
được vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.
Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên
các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến
đổi của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường
xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của nhà nước phải có tính
ổn định, không được thay đổi quá nhanh. Việc ổn định của các quyết định của
20


nhà nước giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện kiện toàn hoạt động của
mình và hệ thống hành vi xã hội được ổn định (Thông tư số 10/2013/TT-BXD).
1.1.3. Vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao thông
- Trước hết Nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản
pháp luật có liên quan đến xây dựng công trình giao thông để hướng dẫn các
doanh nghiệpđảm bảo chất lượng xây dựng công trình giao thông. Ngoài ra,
thông qua các văn bản chính sách, Nhà nước cũng quy định rõ nhiệm vụ của
từng Bộ, ngành và các cấp chính quyền quản lý chặt chẽ về xây dựng công trình
giao thông.
- Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các
chương trình, kế hoạch có liên quan đếnxây dựng công trình giao thông, Nhà
nước sẽ trực tiếp quản lýxây dựng công trình giao thông, đóng vai trò quan trọng
trong việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiệnxây dựng các công trình giao
thông.
- Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra các cấp
để quản lýxây dựng công trình giao thông. Các bộ phận này có trách nhiệm

riêng biệt để thanh tra, kiểm tra xây dựng công trình giao thôngtheo đúng yêu
cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước.
- Quản lý xây dựng công trình giao thông gồm quản lý về phạm vi, kế
hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện;
chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường
trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý
hệ thống thông tin công trình với mục đích nâng cao quản lý dự án ĐTXD công
trình giao thông nội thành:
- Bảo đảm công trình giao thông theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh
quan, môi trường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội; bảo đảm ổn định cuộc
sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh.
- Bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
21


- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử
dụng vật liệu xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe
con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ các điều
kiện năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình xây dựng.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
1.1.4. Nội dung công tác quản lý nhà nước về xây dựng công trình giao
thông cấp tỉnh
Các nội dung quản lý xây dựng công trình giao thông đường bộ được thực
hiện theo các nội dung quản lý chất lượng công trình, quy định tại Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công

trình xây dựng.
1.1.4.1.Ban hành văn bản theo thẩm quyền, chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực
hiện quy hoạch xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh
-Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật do cơ
quan có thẩm quyền ở Trung ương ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về
xây dựng công trình giao thông
- Xây dựng,hoàn thiện quy hoạchvà tổ chức thực hiện quy hoạch xây
dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh

22


1.1.4.2. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; việc khảo sát,
thiết kế xây dựng công trình
a) Đối với công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình
- Xem xét, đánh giá, kết luận về sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây
dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa có qui hoạch thì phải
kiểm tra văn bản thỏa thuận của cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
- Kiểm tra thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm quyền thẩm định dự
án đầu tư và thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư.
- Kiểm tra năng lực của tổ chức lập dự án, chủ nhiệm lập dự án.
- Trong trường hợp dự án có điều chỉnh, phải kiểm tra các thủ tục, điều
kiện cho phép điều chỉnh dự án.
b) Đối với công tác khảo sát xây dựng
- Xem xét, đánh giá, kết luận về trình tự lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát,
phương án khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát, nghiệm thu kết quả khảo sát.
- Đánh giá năng lực của tổ chức khảo sát, năng lực cá nhân đảm nhiệm
chức danh chủ nhiệm khảo sát.

- Trong trường hợp bổ sung nhiệm vụ khảo sát thì phải kiểm tra các qui
định về điều kiện được phép bổ sung nhiệm vụ khảo sát đó.
c) Đối với công tác thiết kế xây dựng
- Xem xét, đánh giá về sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật đối với thiết kế cơ
sở đã được các cấp có thẩm quyền thẩm định.
- Trường hợp thiết kế ba bước, kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công đối với
thiết kế kỹ thuật đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp thiết kế hai bước thì phải kiểm tra sự phù hợp của thiết kế
kỹ thuật - bản vẽ thi công đối với thiết kế cơ sở đã được các cấp có thẩm quyền
thẩm định.

23


- Kiểm tra việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng trong thiết kế xây dựng; áp
dụng định mức, đơn giá trong việc lập dự toán; tổng dự toán.
- Xem xét, đánh giá về năng lực của tổ chức thiết kế, năng lực chủ nhiệm
thiết kế, chủ trì thiết kế phù hợp với loại cấp công trình.
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế, qui trình nghiệm thu hồ sơ thiết kế, số lượng và
kích thước các bản vẽ, các qui định khác đối với hồ sơ thiết kế.
- Trường hợp có thay đổi thiết kế, tổng dự toán, dự toán đã được duyệt thì
phải kiểm tra các thủ tục, điều kiện cho phép về việc thay đổi đó.
1.1.4.3. Quản lý việc lựa chọn nhà thầu xây dựng
Đối với công tác lựa chọn nhà thầu, cần kiểm tra việc thực hiện các quy
định pháp luật về lựa chọn nhà thầu. Bao gồm các nội dung:
- Xem xét, đánh giá về hình thức đấu thầu và kiểm tra các bước trong qui
trình thực hiện đấu thầu phù hợp với hình thức đấu thầu.
- Kiểm tra hồ sơ mời thầu, hồ sơ đấu thầu.
- Kiểm tra báo cáo đánh giá thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu, đảm bảo
việc đánh giá và lựa chọn thầu đúng với các tiêu chí mời thầu.

- Kiểm tra việc lựa chọn thầu phụ của nhà thầu chính hoặc tổng thầu; soát
xét các nội dung việc giao thầu lại cho các thầu phụ.
- Kiểm tra hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu,
hợp đồng giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với các nhà thầu phụ.
- Kiểm tra thực hiện hợp đồng giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với các
nhà thầu phụ và đối chiếu với hợp đồng.
1.1.4.4. Quản lý việc lựa chọn hình thức quản lý dự án của chủ đầu tư.
- Đánh giá năng lực và điều kiện của chủ đầu tư đối với việc lựa chọn
hình thức quản lý dự án.
- Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, kiểm tra các
văn bản pháp luật liên quan đến việc thành lập và điều kiện năng lực của tổ chức
tư vấn quản lý dự án do chủ đầu tư thuê.

24


×