Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Lý giải bản chất một số bí ẩn loài tằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.25 KB, 3 trang )

Vì sao tằm thích ăn lá dâu nhất?
Khoảng 18 triệu năm về trước đã xuất hiện loài thực vật họ hàng với
cây dâu . Cây dâu vốn sinh trưởng ở vùng nhiệt đới ẩm ướt, quanh năm xanh
tốt; chỉ sau khi di thực đến vùng ôn đới, cây dâu mới rụng lá theo mùa. Dâu
là loại cây thân gỗ, lá to và rậm rạp, có rất nhiều loại côn trùng ký sinh trên
cây dâu, có loại ăn rễ dâu, có loại ăn cành dâu, có loại ăn mầm dâu và có
loại ăn lá dâu. Tằm là một loại côn trùng ăn lá dâu.
Có phải tằm sinh ra chỉ để ăn lá dâu không? Không phải! Cho đến nay
người ta đã biết tằm ăn được nhiều loại lá thực vật như: lá sắn, lá liễu, lá
thầu dầu, rau diếp, lá nhân sâm, …. Nhưng món ăn tằm ưa thích nhất là lá
dâu bởi lẽ tổ tiên loài tằm sống trên cây dâu từ xa xưa quen ăn lá dâu và di
truyền thói quen đó cho các thế hệ con cháu.
Các nhà khoa học đã phân tích mùi vị của lá dâu, họ chưng cất thuỷ lá
dâu trong nhiệt độ từ 132 -157
0
C và thu được một chất dầu sánh tương tự
hexenoic alconol, hexenoic aldehyd. Loại dầu này bay hơi trong không khí
và có mùi như mùi bạc hà. Khi giọt một giọt dầu lên tờ giấy và để tờ giấy
cách con tằm 30cm, con tằm ngửi thấy mùi và lập tức bò đến. Qua đó có thể
thấy mùi lá dâu là tín hiệu quen thuộc nhất của loài tằm.
Tằm dựa vào cơ quan khứu giác để phân biệt mùi vị của lá dâu. Nếu
làm tê liệt cơ quan khứu giác của tằm, chúng sẽ khong nhận biết được mùi vị
lá dâu và ăn lá tất cả các loài thực vật khác.
Những năm gần đây, trong quá trình nuôi tằm theo phương pháp công
nghiệp, người ta đã tính toán lượng các chất dinh dưỡng tối thiểu cho nhu
câu của một con tằm và rút ra kết luận là: chỉ có ăn lá dâu, tằm mới phát
triển khoả mạnh, sinh đẻ nhiều và cung cấp cho con người lượng tơ nhiều và
tốt nhất.
Vì sao tằm ăn lá dâu xanh lại nhả ra tơ trắng?
Con bò ăn cỏ xanh nhưng lại vắt ra sữa trắng, con tằm ăn lá dâu xanh
nhưng lại nhả ra tơ trắng. Lá dâu là nguyên liệu để tằm tạo thành tơ, 1000


con tằm từ khi mới nở đến khi nhả tơ làm kén phải ăn hết 25-30kg lá dâu
nhưng chỉ nhả ra 500gram tơ.
Tính toán theo thành phần hoá học trong lá dâu thì lượng nước chiếm
đa số, tiếp đó là các chất anbumin, đường, mỡ, chất khoáng, xenlulo, axit
hữu cơ… trong đó các chất anbumin, đường, mỡ, chất khoáng là nguyên liệu
chủ yếu để tạo thành tơ. Nhiều người nghỉ rằng tơ tằm tức là một sợi tơ đơn.
Không phải vậy đâu! Nếu nhìn qua kính hiển vi, ta sẽ thấy tơ tằm gồm hai
sợi xenlulo xoắn vào nhau, bên ngoài có một lớp keo bao bọc, ở giữa mỗi
sợi xenlulo có một lõi tơ. Lõi tơ và lớp keo bên ngoài đều có thành phần chủ
yếu là anbumin. Bạn hãy đốt một sợi tơ tằm và sẽ ngửi thấy mùi hôi khét của
mỡ động vật, đó là do chất anbumin bị phân huỷ giải phóng ra khí amoniac
có mùi hôi. Tóc, móng tay, lông gà, lông cừu… cũng là chất anbumin nên
khi đốt chấy cũng có mùi như vậy
Sau khi tằm ăn lá dâu, dịch tiêu hoá và các loại men tiêu hoá trong dạ
dày tằm phân huỷ lá dâu, các chất bổ dưỡng anbumin, đường, mỡ, muối
khoánổitong lá dâu được ruột hấp thụ, còn chất xenlulo và các chất khác của
lá dâu thành phân thải ra ngoài. Các nguyên liệu được hấp thụ trong ruột tằm
tiếp tục được gia công thành các loại axit amin được biến thành lõi tơ, vỏ tơ.
Như vậy lá dâu phải trải qua một hệ thống chế biến và trở thành tơ tằm.
Vì tơ tằm do chất anbumin tạo thành nên các sợi tơ có độ bóng, mềm
mại, đàn hồi, thoáng khí, hút ẩm, chịu ma sát và dễ nhuộm màu. Nhưng tơ
tằm không ổn định và bền như sợi bông, dễ bị nhàu nát. Ngoài ra sợi tơ tằm
rất kỵ môi trường kiềm, nếu bạn cho chiếc áo sợi tơ tằm vào dung dịch muối
natri đun nóng, chỉ một lát sau các sợi tơ tằm sẽ phân huỷ. Xà phòng cũng
là loại hoá chất chứa chất kiềm, vì vậy khi giặt quần áo sợi tơ tằm tốt nhất là
bạn hãy dùng loại xà phòng trung tính.
Vì sao khi làm kén, tằm không ăn uống gì mà vẫn sống?
Sau khi nở từ trứng ra, tằm ăn một khối lượng khá nhiều lá dâu, lá
sắn, lá thầu dầu… Dạ dày của tằm rất lớn nên suốt ngày tằm liên tục ăn và
bài tiết, đại tiện. Tằm lớn lên tới mức độ nhất định sẽ lột xác, sau khi lột xác

tằm càng ăn khoẻ hơn. Trong giai đoạn này, tằm lột xác tới 4 lần. Sau lần lột
xác thứ 4, mỗi ngày tằm ăn lượng lá dâu nặng hơn khối lượng của nó. Vì sao
tằm ăn nhiều lá dâu như vậy? Lượng lá dâu nhiều vào dạ dạy tằm được tằm
tiêu hoá phục vụ 3 mục đích: - tạo thành các tế bào, các cơ quan nội tạng và
cơ thể tằm – cung cấp nguồn năng lượng cho tằm phát triển – tích trữ chất
dinh dưỡng để dùng khi làm kén nhả tơ. Khi tằm bắt đầu nhả tơ, chúng
ngừng ăn lá dâu, các cơ quan nội tạng bắt đầu biến đổi, trong giai đoạn này
cơ thể tằm bắt đầu sử dụng dần nguồn chất dinh dưỡng dự trữ từ trước.
Nguồn chất dinh dưỡng dự trữ này được tằm sử dụng trong suốt giai đoạn
làm kén, hoá nhộng, hoá ngài. Chính nhờ có nguồn dinh dưỡng dự trữ từ
trước nên nhộng và ngài mới không bị chết đi.
Vì sao tằm đực nhả nhiều tơ hơn tằm cái?
Những ngwời nuôi tằm đều thích nuôi tằm đực bởi lẽ tằm đựcnhả tơ
nhiều hơn tằm cái. Nói chung tằm đực nhỏ và nhẹ hơn tằm cái, tuổi thọ ít
hơn và ăn cũng ít hơn tằm cái. Nếu theo quy luật đó thì đáng lẽ tằm cái phải
nhả tơ nhiều hơn tằm đực. Nhưng thực tế xảy ra hoàn toàn ngược lại. Vì sao
vậy? Hãy xét đặc tính của chúng:
Sau khi tằm cái ăn lá dâu, lá dâu được tiêu hoá thành chất dinh dưỡng
tích trữ trong cơ thể tằm. Khi tằm hoá nhộng, chất dưỡng dự trữ trong cơ thể
tằm cái được chuyển hoá rất mạnh, một phần chuyển đến tuyến tơ để biến
thành tơ, một phần để tạo thành các cơ quan ngài, đặc biệt là buồng trứng
của ngài cái. Con ngài cái đẻ ra rất nhiều trứng, số trứng đó chính là từ chất
dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể tằm cái. Bởi vậy tuy lượng chất dinh dưỡng
dự trữ trong cơ thể tằm cái nhiều hơn tằm đực nhưng do bị chia xẻ làm nhiều
phần nên lượng tơ tằm cái nhả ra ít hơn hẳn tằm đực.
Quá trình tiêu hoá chất dinh dưỡng trong cơ thể tằm đực về cơ bản
giống như tằm cái, nhưng lượng chất dinh dưỡng cần cho hình thành tuyến
sinh dục của tằm đực không nhiều. Vì vậy tằm đực dùng khá nhiều chất dinh
dưỡng vào việc nhả tơ làm kén, do đó lượng tơ nhả ra của tằm đực luôn
nhiều hơn tằm cái. Ngoài ra do tuổi thọ của tằm đực ngắn, tiêu thụ lượng lá

dâu ít mà lại nhả tơ nhiều hơn tằm cái nên người ta thích nuôi tằm đực hơn
tằm cái. Tất nhiên không phải loại tằm nào cũng như vậy trên thực tế có một
số loài tằm có đặc điểm khác hẳn.
Vì sao con ngài đẻ trứng xong bị chết ngay?
Mọi sinh vật trên trái đất đều có tuổi thọ nhất định. Chúng đều trải qua
thời kỳ sinh trưởng, sinh sản thế hệ sau rồi mới chết. Có những sinh vật sau
khi sinh đẻ xong còn tiếp tục sống thêm một thời gian khá dài, nhưng một số
loại loài sinh vật đẻ trứng xong thì chết ngay. Con ngài tằm thuộc loại sinh
vật này. Vì sao ngài tằm đẻ trứng xong liền chết ngay? Vì khoang miệng con
ngài tằm đã thoái hoá không còn tác dụng ăn uống, bởi vậy năng lượng và
chất dinh dưỡng cần cho sự sống của con ngài tằm hoàn toàn là nguồn chất
dinh dưỡng của nó dự trữ từ trước. Khi con ngài tằm đẻ trứng, thể lực của nó
bị tiêu hao rất nhanh, chất dinh dưỡng trong cơ thể hầu như cạn kiệt không
thể duy trì được sự sống của nó. Mặt khác, đến lúc đó một số cơ quan trên
cơ thể ngài cũng đã “lão hoá” không sử dụng được nữa. Chính vì thế mà sau
khi đẻ trứng, con ngài tằm đã hoàn thành sứ mệnh duy trì nòi giống và lặng
lẽ qua đời theo đúng quy luật của họ hàng nó.

×