Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá hiện trạng nước thải và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại Công Ty Cổ Phần Nhiệt Điện An Khánh (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ANH QUÂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Khoa: Khoa học môi trường
Khóa học: 2014 – 2018

Thái nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN ANH QUÂN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NHIỆT ĐIỆN AN KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Khoa: Khoa học môi trường
Khóa học: 2014 – 2018
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Dương Minh Ngọc

Thái nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, cùng tất cả các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em
những kiến thức cơ bản, những bài học, những kinh nghiệm quý báu để em có
thể hình dung được một cách khái quát những gì cần làm khi bước vào thực
tập cũng như áp dụng những kiến thức đó trong quá trình thực tập và viết
chuyên đề.
Đặc biệt, em xin cảm ơn ThS. Dương Minh Ngọc, người đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo
của cô giúp em hoàn thành tốt hơn bài báo cáo, giúp em nhận ra sai sót cũng
như tìm ra hướng đi đúng khi em gặp khó khăn.
Do điều kiện và thời gian có hạn cho nên đề tài còn nhiều thiếu xót và
khiếm khuyết. Em rất mong được các thầy cô giáo trong khoa Môi trường và
các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ sung để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Anh Quân



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 3
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm liên quan ................................................................................ 4
2.1.2. Vai trò của nước đối với đời sống con người ......................................... 8
2.1.3. Các loại ô nhiễm nước .......................................................................... 10
2.1.4. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước ............................................................... 11
2.1.5. Một số phương pháp xử lý nước thải. ................................................... 14
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 15
2.3. Thực trạng vấn dề nước thải trên thế giới và Việt Nam .......................... 17
2.3.1. Thực trạng nước thải trên thế giới......................................................... 17
2.3.2. Thực trạng vấn đề nước thải và xử lý nước thải tại Việt Nam ............ 19
2.3.3. Thực trạng vấn đề nước thải tại Thái Nguyên. ..................................... 23
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ................................................................................................................ 25


iii

3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25
3.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .............................................................. 25
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 25
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 25
3.3.1. Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện An Khánh ........................................ 25
3.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước tại nhà máy nhiệt điện
An Khánh ........................................................................................................ 25
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nhà máy tới đời sống, sức
khỏe của người dân ......................................................................................... 25
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường của nhà máy 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 26
3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn. ........................................................ 27
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. ...... 28
3.4.4. Phương pháp so sánh, tổng hợp và viết báo cáo. .................................. 29
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 30
4.1. Giới thiệu về nhà máy nhiệt điện An Khánh ........................................... 30
4.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................... 30
4.1.2. Quá trình thành lập và phát triển ........................................................... 31
4.1.3. Khái quát về công nghệ sản xuất của nhà máy ..................................... 32
4.1.4. Đánh giá hoạt động quản lý môi trường của nhà máy .......................... 34
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải tại nhà máy nhiệt điện An
Khánh. ............................................................................................................. 37
4.2.1. Đánh giá hiện trạng nước thải của nhà máy nhiệt điện An Khánh. ...... 37

4.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt khu vực xung quanh nhà máy
nhiệt điện An Khánh. ...................................................................................... 41


iv

4.2.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt (nước giếng) tại xóm
Chàm Hồng, xóm Cửa Nghè khu vực xung quanh nhà máy nhiệt điện
An Khánh. ....................................................................................................... 46
4.3. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nhà máy
nhiệt điện An Khánh tới môi trường nước. ..................................................... 49
4.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường của nhà máy .... 50
4.4.1. Tăng cường công tác quản lý môi trường của nhà máy. ....................... 50
4.4.2. Giảm thiểu ô nhiễm và biện pháp xử lý môi trường nước thải của nhà máy 51
4.4.3. Cải thiện điều kiện làm việc .................................................................. 52
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2.Kiến nghị ................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Mức nước thải từ mỗi người dân tới hệ thống cống thải ................. 23
Bảng 3.1: Bảng mô tả vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt và nước thải khu vực
xung quanh nhà máy ....................................................................................... 28
Bảng 4.1:Kết quả đo phân tích chất lượng môi trường nước của nhà máy ... 37
Bảng 4.2:Kết quả đo,phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại khu vực
xunh quanh nhà máy ....................................................................................... 42

Bảng 4.5: Kết quả điều tra về chất lượng môi trường nước thải và nước sinh
hoạt đối với người dân sống xung quanh nhà máy nhiệt điện ........................ 49
An Khánh ........................................................................................................ 49
Bảng 4.6: Kết quả điều tra về tỷ lệ người dân mắc các bệnh liên quan đến
nước sinh hoạt ................................................................................................. 50


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1.Bản đồ vị trí nhà máy nhiệt điện An Khánh ............................. 30
Hình 4.2.Sơ đồ công nghệ sản xuất nhà máy nhiệt điện An Khánh ............... 33
Hình 4.3:Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 so với QCVN ........................... 38
Hình 4.4:Biểu đồ thể hiện hàm lương COD so với QCVN ............................ 39
Hình 4.5:Biểu đồ thể hiện hàm lương TSS so với QCVN .............................. 40
Hình 4.6:Biểu đồ thể hiện hàm lương Tổng nito so với QCVN ..................... 40
Hình 4.7:Biểu đồ thể hiện hàm lượng Tổng Coliform so với QCVN ............ 41
Hình 4.8:Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 so với QCVN ........................... 43
Hình 4.9:Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD so với QCVN ............................ 44
Hình 4.10:Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS so với QCVN ............................ 44
Hình 4.11:Biểu đồ thể hiện hàm lượng Mn so với QCVN ............................. 45
Hình 4.12:Biểu đồ thể hiện hàm lượng Tổng Coliform so với QCVN .......... 46
Bảng 4.3.Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt tiến hành đo ở phòng
thí nghiệm Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ................................................. 47
Hình 4.13:Biểu đồ thể hiện hàm lượng Fe so với QCVN ............................... 48
Hình 4.14:Biểu đồ thể hiện hàm lượng Độ cứng so với QCVN ..................... 49


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD
BTNMT
BVMT
BYT

Nhu cầu oxy sinh học
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
Bảo vệ môi trường
Bộ Y Tế

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

COD

Nhu cầu oxy hóa học



Nghị Định

TT


Thông Tư

CP

Chính Phủ

QH

Quốc Hội


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ theo
hướng phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt chú trọng
phát triển các ngành công nghiệp từ các khu đô thị đến các vùng nông thôn.
Trong đó đảng và nhà nước đặc biệt coi trọng tâm các ngành công nghiệp
mang tính quốc gia như khai thác, luyện kim, công nghiệp nặng , công nghiệp
nhiệt điện, đây là những ngành công nghiệp mang lại những kết quả to lớn
quan trọng trong việc phát triển giàu mạnh của đất nước.
Bên cạnh những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước
và những đóng góp vào vấn đề an sinh xã hội, thì hoạt động sản xuất của các
doanh nghiệp, các khu công nghiệp mang lại không ít tác động tiêu cực đến
môi trường sinh thái; vấn đề môi trường mà hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp, các khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn đó là vấn đề nước thải. Điển
hình tại đây là ngành công nghiệp Nhiệt điện, ngành công nghiệp nhiệt điện

được Đảng và nhà nước coi là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã
hội, quốc phòng an ninh, là nguồn năng lượng cung cấp mọi nhu cầu đời sống
hàng ngày của chúng ta,để tạo ra được nguồn năng lượng lớn đó chúng ta đã
cần rất nhiều nguồn nhiên liệu để vận hành, khi đó các nhà máy nhiệt điện sẽ
thải ra một lượng các chất thải ra môi trường và đó là vấn đề mà chúng ta cần
phải xử lý và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, phát triển
kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể là nhà máy Nhiệt điện An khánh thuộc
xã An Khánh huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
Nhà máy nhiệt điện An Khánh I được Thủ tướng Chính phủ giao cho
Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh làm chủ đầu tư có công suất 120 MW
với tổng vốn đầu tư 4.300 tỷ đồng, triển khai tại địa bàn xã An Khánh, huyện
Đại Từ , tỉnh Thái Nguyên do Tập đoàn điện khí nhân dân Trung Quốc làm


2

tổng thầu EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây
dựng). Sau 4 năm xây dựng, lắp đặt thiết bị (từ năm 2011), đến cuối năm
2014, Nhà máy đã tiến hành chạy thử và đến tháng 4-2015 đã phát điện
thương mại, hòa vào lưới điện Quốc gia. Dự án Nhà máy nhiệt điện An
Khánh I là nhà máy nhiệt điện mới, công suất lớn duy nhất trong 4 dự án nhiệt
điện do doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt làm chủ đầu tư hoàn thành đúng tiến độ trong 5 năm qua.
Nhà máy có vai trò ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái
Nguyên như : Cung cấp điện cho hoạt động phát triển công nghiệp và sinh
hoạt của tỉnh Thái Nguyên.Tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho 450 lao
động địa phương.Nộp ngân sách cho nhà nước hàng trăm tỉ đồng.Đồng thời,
việc khánh thành, đưa Nhà máy vào hoạt động còn góp phần thiết thực vào sự
nghiệp công nghiệp hóa và đảm bảo an ninh năng lượng của tỉnh và Quốc gia.
Đóng góp ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, và giải

quyết việc làm cho người dân xung quanh, tuy nhiên hoạt đông của nhà máy
cũng ít nhiều ảnh hưởng tới môi trường nước của nhà máy, xuất phát từ thực
tế trên, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường, ban Chủ nhiệm khoa
Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của ThS.Dương Minh Ngọc, em tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Đánh giá
hiện trạng nước thải và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại Công Ty
Cổ Phần Nhiệt Điện An Khánh ”.
1.2. Mục đích của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng nước thải và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
tại Công Ty Cổ Phần Nhiệt Điện An Khánh
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất và nước thải sinh
hoạt tại nhà máy nhiệt điện An Khánh.


3

- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt xung quanh nhà máy nhiệt
điện An Khánh.
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt (nước giếng), các hộ
dân khu vực xung quanh nhà máy nhiệt điện An Khánh.
- Đánh giá của người dân về môi trường nước xung quanh nhà máy và
ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của máy tới môi trường.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ỗ nhiễm nhằm tăng cường bảo vệ
đối với môi trường nước thải cho nhà máy.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
+ Góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp luận về nghiên cứu khai
thác và sản xuất khoáng sản nói chung và điện nói riêng nhằm mục đích phát

triển kinh tế xã hội.
+ Là tài liệu tham khảo dành cho tổ chức, cá nhân, tập thể, cơ quan quan
tâm và muốn tham khảo các vấn đề có liên quan.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
+ Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường mước tại khu vực xung quanh
nhà máy.
+ Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do
các hoạt động sản xuất gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước, bảo vệ sức khoẻ của người công nhân lao động.
+ Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động
sản xuất đến môi trường. Từ đó có hoạt động tích cực trong việc phòng tránh,
giảm thiểu và xử lý ô nhiễm môi trường nước.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm liên quan
* Khái niệm nước thải:
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải
là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá
trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.[17]
+ Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác.
+ Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là
chủ yếu.
+ Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều

cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay
hố xí.
+ Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong một hệ
thống cống thoát của một thành thị, thị xã, đó là hỗn hợp nước thải trên .
* Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với sự sống của sinh vật,
đang ngày càng giảm chất lượng do chính hoạt động nhiều mặt của con người
gây ra. Khoa học kỹ thuật phát triển đã thúc đẩy quá trình sản xuất ra của cải
vật chất thỏa mãn nhu cầu của con người. Song song với việc tạo ra của cải
vật chất thì một lượng chất thải cũng được hình thành. Các chất thải này được
thải vào sông, suối, ao, hồ, biển, vào đất, không khí. Vì vậy, trong nước có


5

thành phần của các loại chất thải làm cho nước không còn sạch nữa, giá trị sử
dụng suy giảm và người ta nói rằng nước bị ô nhiễm.
Ô nhiễm nước không chỉ là vẫn đề mĩ quan mà nó còn gây ra những
hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, sức khỏe con người và về vệ sinh môi
trường. Ô nhiễm nước được hiểu là:
Ô nhiễm nước là sự thay đối thành phần và chất lượng nước không đáp
ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có
ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Hay, Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển,
nước ngầm,…bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây
hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Theo Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “ Ô nhiễm nước là
sự biến đổi nói chung do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm

nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.[4]
* Môi trường : Theo khoản 1 điều 3 “Luật Bảo vệ Môi trường Việt
Nam năm 2014”, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại
và phát triển của con người và sinh vật”.[1]
* Chức năng của môi trường
+ Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật
+ Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người.
+ Môi trường là nơi chưa đựng các chất phế thải do con người trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
+ Môi trường là nơi giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
+ Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.


6

* Ô nhiễm môi trường : Theo khoản 6 điều 3 “Luật Bảo vệ Môi trường
Việt Nam năm 2014” : “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành
phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu
chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. [1]
* Hoạt động bảo vệ môi trường: Theo khoản 3 điều 3 “Luật Bảo vệ Môi
trường Việt Nam 2014” : “ Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn,
phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”. [1]
* Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 6 điều 3 “Luật Bảo vệ
Môi trường Việt Nam 2014” : “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của

các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất
gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ
quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng
để bảo vệ môi trường”. [1]
* Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Theo khoản 5 điều 3 “Luật Bảo vệ
Môi trường Việt Nam năm 2014” : “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức
giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng
của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc
áp dụng để bảo vệ môi trường.” [1]
Các chỉ tiêu hóa lý
* Trị số pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh
hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như
tính ăn mòn, hòa tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết tủa tạo
bông, làm mềm, khử sắt diệt khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh


7

chất lượng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong kỹ thuật môi trường.
pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước cấp và nước thải.
pH ảnh hưởng đến vị của nước, ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh
hưởng đến hệ men tiêu hoá.
* Oxy hòa tan (DO)
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra
do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do
trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào

nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ
DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là
một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
* Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn lơ lửng là các hạt rắn vô cơ hoặc hữu cơ lơ lửng trong nước
như khoáng sét, bùn, bụi quặng, vi khuẩn, tảo... Sự có mặt của chất lơ lửng
trong nước mặt do hoạt động xói mòn, nước chảy tràn làm mặt nước bị đục,
thay đổi màu sắc và các tính chất khác. Chất rắn lơ lửng bao gồm các chất rắn
không tan lơ lửng (SS), chất keo và hòa tan.
Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt ≥ 10-4 mm có thể lắng và không lắng
được (dạng keo)
* Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Biochemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hóa): Là lượng oxy
cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu
chuẩn về nhiệt độ và thời gian
Để Oxy hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải mất 20 ngày ở
20oC. Để đơn giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi Oxy hoá 5 ngày, ký
hiệu BOD5. Sau 5 ngày có khoảng 80% chất hữu cơ đã bị oxy hoá.


8

* Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn chất hữu cơ và một phần
nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải. Chỉ tiêu nhu cầu sinh
hóa BOD5 không đủ để phản ánh khả năng oxy hóa các chất hữu cơ khó bị
oxy hóa và các chất vô cơ có thể bị oxy hóa có trong nước thải, nhất là nước
thải công nghiệp. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu oxy hóa học để oxy hóa
hoàn toàn các chất bẩn có trong nước thải
* Nitrat (NO3-): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa

nitơ trong nước thải
* Phosphate (PO43-):
Trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân
hóa và thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng
phosphate phát triển mạnh mẽ sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh.
- * Amoni (NH4+): Amoni là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện
diện của amoni trong nước mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân
hủy hữu cơ do các vi sinh vật trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất
thường dùng trong khâu khử trùng nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng
các hóa chất diệt khuẩn chloramines nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo
dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu chuyển trong các đường ống dẫn.
2.1.2. Vai trò của nước đối với đời sống con người
Nước vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống của chúng ta, nước còn
quan trọng hơn cả đạm, chất béo, đường, vitamin và muối khoáng. Nếu một
người không ăn gì chỉ uống nước có thể sống được 2 tháng, nhưng nếu không
uống nước chỉ sống được khoảng 1 tuần.
Trong cơ thể người, chất lỏng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, khoảng 60 70% tỷ trọng. Chất lỏng trong cơ thể như máu, tuyến dịch limpa... là do nước
và một số chất khác tạo nên. Đã trở thành dòng sông, kênh rạch, vận chuyển
các chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể. Nước tham gia vào việc hình


9

thành các dịch tiêu hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như
tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước là
chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không
ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng
được đưa vào cơ thể, sau đó chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước, nước
còn giúp cho các phế nang luôn ẩm ướt, có lợi cho việc hô hấp. Nước còn
được gọi là dầu bôi trơn của toàn bộ khớp xương trong cơ thể, là một chất

hoãn xung của hệ thần kinh. Vì vậy uống nước không chỉ đơn thuần là giải
khát. Hàng ngày nếu lượng nước nạp vào cơ thể không đủ hoặc bị mất nước
do các nguyên nhân như tiêu chảy, nôn mửa... sẽ sinh ra mất nước. Thế nhưng
không phải ai cũng biết cách uống nước, có người uống nhiều nước (3 – 4
lít/ngày), có người lại uống quá ít (0,5 lít/ngày). Người uống quá nhiều nước
sẽ gây áp lực cho thận, còn người uống quá ít nước da sẽ khô, tóc gãy, bị táo bón...
Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất:
- Đối với đời sống sinh hoạt: nước sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm
giặt, hoạt động vui chơi giải trí như bơi lội...
- Đối với hoạt động nông nghiệp: như trồng lúa, hoa màu... nước là yếu
tố không thể thiếu.
- Đối với công nghiệp: nước được sử dụng trong quá trình sản xuất giấy,
nước dùng để làm mát các thiết bị máy móc, công nghiệp hóa chất và kim
loại, xử lý rác thải...
- Nước có vai trò với các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, thủy điện.
Tóm lại: Đối với con người nước và nước sạch sinh hoạt là nguồn thực
phẩm chính. Qua đây chúng ta thấy được vai trò và tầm quan trọng của nước
đặc biệt là nước sạch sinh hoạt. Muốn sử dụng tốt tài nguyên nước đòi hỏi
mỗi cá nhân, tổ chức, địa phương, mỗi quốc gia phải sử dụng đầy đủ và hợp
lý nguồn tài nguyên vô giá này với công tác quản lý chặt chẽ và đúng đắn.


10

2.1.3. Các loại ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước: Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm có
ô nhiễm do nông nghiệp, công nghiệp hoặc sinh hoạt. Dựa vào môi trường
nước có ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Dựa vào tính chất ô
nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
- Ô nhiễm sinh học của nước: Ô nhiễm nước về mặt sinh học chủ yếu là

do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được, các nguồn thải đô thị hay
công nghiệp bao gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà
máy đường, giấy... sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi
khuẩn rất nặng.
- Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ: Do thải vào nước các chất nitrat,
photphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công
nghệ khác như Zn, Cr, Niken, Mn, Cd, Cu, Hg là những chất độc cho thủy
sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như
nitrat, photphat và các chất dùng trong nông nghiệp, các chất thải từ ngành
công nghiệp
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Ô nhiễm chủ yếu do
hidrocacbon, nông dược, các chất tẩy rửa.
- Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi đƣợc thải vào nước làm
tăng lượng chất lơ lửng, tức là làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể
là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn
và các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều
chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm
giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học
như muối, sắt, mangan, clo tự do.. làm cho nước có vị không bình thường.
Các chất amoniac, sulfua, đều làm nước có mùi lạ. Tảo làm nước có mùi bùn,
một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá. ( Dư Ngọc Thành) [8]


11

2.1.4. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là do tự nhiên hay nhân tạo.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió
bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.

+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Từ sinh hoạt, từ các hoạt động
công nghiệp.
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm là:
+ Giảm độ pH của nước ngọt do bị ô nhiễm bởi: H 2SO4, HNO3 từ khí
quyển, tăng hàm Lượng SO42- và NO3- trong nước.
+ Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng
đi vào môi trường nước cùng với chất thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
+ Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy
bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu…)
+ Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy
hóa có liên quan với quá trình Eutrophication các nguồn chứa nước và khoáng
các hợp chất hữu cơ..
+ Tăng hàm lượng các ion trong nước trước hết là NO3-, PO43-,…
+ Giảm độ trong của nước: tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước
tự nhiên do các nguyên tố đồng vị phóng xạ.[4]
Môi trường nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm:
Nguyên nhân khách quan (thiên tai, lũ lụt..), nguyên nhân chủ quan (do các
hoạt động sống của con người gây ra, nước thải đổ xuống các sông, hồ, kênh,
rạch không qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm). Tuy nhiên ta
có thể liệt kê một số nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm nguồn nước như sau:
+Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Nước thải sinh hoạt do các nguồn từ các hộ gia đình, trạm y tế, trường
học, cơ quan chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người. Đặc
45 điểm của nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều chất dễ bị phân hủy sinh học


12

(cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nitro,
photphat), vi khuẩn và co mùi rất khó chịu (H2S, NH3). Đặc trưng của nước

thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng
58%là các chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật
thông thường (David Ashley,1997). Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải
sinh hoạt là các vi khuẩn có khả năng gây bệnh (tả, lị, thương hàn...)(Trần
Yêm và cs,1998)[11].
+ Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của người dân
Ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong
đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, từ các nhà hàng, các khu chợ và kinh
doanh chiếm 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại
phát sinh từ các cơ sở công nghiệp và các chất thải y tế.
Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô
thị tuy dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến 6
triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt
của cả nước.
Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng 2
– 3 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người vùng nông
thôn. Chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các khu kinh doanh ở nông thôn
và đô thị có sự khác nhau, chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khu chợ và
các khu kinh doanh ở nông thôn chứa một tỷ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân
hủy (chiếm 60 - 70%), ở các vùng đô thị chất thải có thành phần chất hữu cơ
dễ phân hủy thấp hơn (chiếm khoảng 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt).[7]
+ Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp
Để nâng cao năng suất cây trồng, trong quá trình sản xuất nhân dân đã sử
dụng nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng,... dẫn
đến tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do việc lạm dụng và sử dụng
không hợp lý các loại hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.


13


Các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp như: phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông
nghiệp thâm canh gây ô nhiễm nguồn nước.
Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học một
lượng đáng kể thuốc và phân bón không được cây trồng tiếp nhận chúng sẽ
lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng
dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như:
phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước làm giảm tính đa dạng sinh học của
khu vực nông thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu
của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật. Các nguồn nguyên nhân trên nhìn
chung đều xuất phát từ ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao, do tập
quán và thói quen sống chưa hợp vệ sinh. Các chất thải nếu chưa được xử lý
mà thải trực tiếp ra.
Ngoài môi trường thì dù dưới hình thức nào cuối cùng cũng gây ra bất
lợi đối với nguồn nước tại khu vực đó. Các chất ô nhiễm tồn tại trong nước
sinh hoạt có thể gây bệnh trực tiếp cho con người sau khi sử dụng nguồn nước
như các bệnh về da... Nhưng chúng cũng có thể tồn tại lâu dài ngoài môi
trường, hoặc tích lũy trong cơ thể con người khi nào có đủ nồng độ chất độc
thì chúng mới gây nên những bệnh nguy hiểm thậm chí có thể đe dọa đến tính
mạng con người.
+ Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo hàng
loạt các khu công nghiệp được thành lập vấn đề nước thải công nghiệp chưa
được xử lý triệt để. Ví dụ như khu công nghiệp Than Lương, thành phố Hồ
Chí Minh, nguồn nước nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng
nước thải ước tính 500.000 m3 /ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm,



14

dệt. Ở thành phố Thái Nguyên, nƣớc thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản
xuất giấy, luyện màu, luyện gang thép, khai thác than,nhà máy nhiệt điện về
mùa cạn tổng lượng nước thải của thành phố Thái Nguyên chiếm 15% lưu
lượng nước Sông Cầu, nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4 - 9 và hàm
lượng NH4 + là 4 mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu,
mùi khó chịu. Các khu công nghiệp ở khu vực Hà Nội mỗi ngày có khoảng
260.000 m3 rác thải công nghiệp và chỉ có 10% được xử lý còn lại đều được
đổ trực tiếp ra các con sông vùng châu thổ sông Hồng. Ngoài ra tại các khu
công nghiệp Hải Phòng, Việt Trì thải ra lượng rác thải lớn gây ô nhiễm nguồn
nước nặng nề.[13]
2.1.5. Một số phương pháp xử lý nước thải.
Có nhiều phương pháp để xử lý nước thải và giảm thiểu ảnh hưởng của
nước thải như phương pháp xử lý hóa học, phương pháp cơ, hóa, lý học,
phương pháp xử lý sinh học, phương pháp xử lý kết hợp sinh học và cơ, lý,
hóa học. Cụ thể có các phương pháp sau:
- Phương pháp lắng: Nước thải được đưa vào bể chứa lắng các chất rắn.
Thông thường các chất rắn lắng rất chậm hoặc khó lắng nên người ta thường
sử dụng thêm các hóa chất như phèn (Al2(SO4)3), nước vôi (Ca(OH)2,
Natrialuminat (Na2Al2O4).
- Phương pháp hấp thụ: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc các chất ô
nhiễm như hữu cơ, kim loại nặng, chất màu trong nước thải được hấp phụ.
Các chất hấp phụ thường được phổ biến là than hoạt tính, đất sét, bùn hoạt
tính. Phương pháp này hấp phụ được 85-95% chất hữu cơ có màu.
- Phương pháp trung hoa: Là phương pháp pH trong nước thải về môi
trường trung tính thích hợp cho việc xử lý nước thải. Các phương pháp gồm:
trộn nước thải có tính axit với nước thải có tính kiềm, bổ sung các chất hóa
học để điều chỉnh pH ( nếu nước thải có tính axit thì dùng NaOH, KOH,



15

Na2CO3, Ca(OH)2; còn nước thải có tính hiềm thì bổ sung H2SO4, HCL; nước
thải có tính axits sục NH3).
- Phương pháp sử dụng bể chứa và lắng: Các bể này có thể là bê tông
hoặc ao, hồ được gia cố thêm nền móng nên nước thải ít ngấm xuống tầng đất
sau. Nước thải vào bể này và lưu lại 2-10h. Sau 3h hầu hết các chất rắn dễ
lắng và chất rắn ở dạng huyền phù đều lắng xuống đáy bể, phần nước ở phía
trên đưa vào quá trình xử lý sinh học tiếp, còn phần lắng tùy từng công đoạn
có thể làm phân bón cho cây trồng hoặc đem đi tiêu hủy.
- Phương pháp dùng chất sát khuẩn: Là phương pháp được sử dụng sau
khi nước thải đã được xử lý bằng các biện pháp cần thiết trước khi đổ vào
nguồn tiếp nhận. Chất sát khuẩn thường dùng và ít gây độc hại là Clo. Việc
cho Clo hòa nước nhằm diệt các vi sinh vật, tảo và giảm mùi của nước.
- Phương pháp sinh học: Nguyên lý của phương pháp này dựa trên hoạt
động sống của các vi sinh vật trong nước thải. Có 2 phương pháp xử lý là
phương pháp hiếu khí( sử dụng vi sinh vật hiếu khí) và phương pháp kỵ khí (
sử dụng vi sinh vật kỵ khí). Đây là phương pháp làm sạch nước thải bằng biện
pháp sinh học lợi dụng hoạt động của các vi sinh vật trong nước thải làm
nguồn năng lượng và vật chất tế bào; chúng phân hủy các chất hữu cơ thành
CO2, nước và muối khoáng, khủ một số chất thành NO3, N2, NH4+. Ngoài ra
có thể kết hợp hiếu khí với kị khí.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường số: 55/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa 13,
kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014. Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và
170 điều. Luật Bảo vệ Môi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày
1/1/2015.
- Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6
năm 2012.



16

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải đối
với các tổ chức,cá nhân và hộ gia đình trên phạm vi cả nước.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính
Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 08/02/2008 của Chính phủ
về sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính
phủ về việc quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban
hành quy chế thu nhập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài
nguyên nước.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy
định việc thi hành tài nguyên nước.
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP của chính phủ về việc cấp phép thăm dò,
khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày
27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư liên tịch số: 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT của

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và đầu
tư về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nƣớc


×