Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 17: Chương trình địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.42 KB, 7 trang )

BÀI 17
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Ôn tập về nghĩa của từ và các biện pháp tu từ: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành
ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
Hình thức ôn tập: Cho HS chuẩn bị trước ở nhà. Ở lớp dùng hình thức kiểm tra miệng.
2. Chương trình địa phương: ( Phần Tiếng Việt ) giúp HS khắc phục được 1 số lỗi chính tả do ảnh
hưởng của cách phát âm của. địa phương.
B Phương pháp và phương tiện .
GV: Soạn giáo án, tham khảo các tài liệu.
HS: Ôn tập.
PP: Luyện tập, thực hành
C. Tiến trình bài dạy..
1. Ổn định.
2. Khám phá (Kết hợp trong giờ).
3. Kết nối.
A. Ôn tập Tiếng Việt:
I. Nội dung ôn tập:
1. Từ đồng nghĩa:
- Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại?
- Từ đồng nghĩa có những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có
thể thuộc nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Có 2 loại từ đồng nghĩa:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ đồng nghĩa không phân biệt về sắc thái ý nghĩa.


VD: Mẹ – bầm – u - mạ - má.

Máy thu thanh - rađiô.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ đồng nghĩa có sắ thái nghĩa khác nhau.


VD: Biết - hiểu.

Mượn - vay.

Chết - ngoẻo – từ trần.

- Khi sử dụng cần phải biết chọn lựa trong các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế,
khách quan và sắc thái trong biểu cảm.
2. Từ trái nghĩa:
? Thế nào là từ trái nghĩa?
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhóm từ trái nghĩa khác nhau.
- Các từ trái nghĩa được dùng để tạo nên phép đối, XD các hiện tượng tương phản, gây ấn
tượng mạnh và làm cho lời văn thêm sinh động.
3. Từ đồng âm.
? Thế nào là từ đông âm? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa?
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau,
không liên quan gì đên nhau.
- Từ đông âm khác với từ nhiều nghĩa ở chỗ:
+ Các từ đồng âm có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ: Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu.
Đậu1: Động từ chỉ trạng thái yên tĩnh một chỗ, không di chuyển.
Đậu2: Còn gọi là đỗ, danh từ chỉ một loại hạt dùng làm thức ăn.
Nghĩa của đậu1và đậu2 không liên quan gì đến nhau.
+ Còn ở từ nhiều nghĩam cac nghĩa gốc và nghĩa chuyển có mối quan hệ với nhau:
Từ nghĩa gốc mà sinh ra nghĩa chuyển.
- Phải căn vào hoàn cảnh giao tiếp để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với
nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
4. Thành ngữ.



? Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì ở trong câu?
- Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ hoặc bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của yếu tố tạo nên nó
hoặc được hình thành qua phép chuyển nghĩa như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá.
Ví dụ: Tự lực cánh sinh, đẹp như tiên, ruột để ngoài da, đứng mũi chiu sào.
- Thành ngữ có thể là chủ ngữ, vị ngữ trong câu hoặc là phụ ngữ trong cụm từ.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. Nó được
dùng nhiều trong khẩu ngữ và văn chương.
Ví dụ: Thím Hai lúc nào cũng miệng nói tay làm, đi gót không bén đất, ngồi chưa
ấm chỗ đã dậy.
5. Điệp ngữ.
? Thế nào là điệp ngữ? Điệp ngữ có mấy loại?
- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý nghĩa, gây
cảm xúc mạnh, nâng cao hiệu quả biểu đạt cho lời văn.
Ví dụ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
- Hồ Chí Minh - Có ba loại điệp ngữ chủ yếu: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ
chuyển tiếp (vòng).
6. Chơi chữ.
? Thế nào là chơi chữ? Hãy tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ?
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm,
hài hước…, làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Các nối chơi chữ thường gặp là: dùng nối nói trại âm (gần âm) dùng nối điệp âm,
dùng nối nói lái, dùng từ ngữ đồng âm, đồng nghĩa, gần nghĩa, từ ngữ trái nghĩa.


II. Luyện tập.
Bài tập 3:Tìm một số từ đồng nghĩa và một số từ trái nghĩa với mỗi từ bé (về mặt kich
thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ.

- Giáo viên: Từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhóm từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa
khác nhau. Từ “bé” là từ có nhiều nghĩa, vì vậy đề bài đã lưu ý từ “bé” ở đây dùng theo
nghĩa gốc bằng cách chú thêm ở trong ngoặc đơn (về mặt kích thước, khối lượng) có kích
thước hoặc thể tích không đáng kểm hoặc kém hơn nhiều so với bình thường.
+ Thắng: giành được phần hơn trong cuộc đọ sức giữa hai bên đối địch.
+ Chăm chỉ: chăm có sự chú ý thường xuyên để làm công việc gì có ích một cách
đều đặn (nói khái quát).
? Vậy dựa vào ý nghĩa của các từ trên đây em có thể tìm được từ đồng nghĩa và từ trái
nghĩa với các từ đã cho.
Ví dụ:

+ bé (về mặt kích thước, khối lượng) đồng nghĩa: nhỏ
trái nghĩa: lớn, to
+ chăm chỉ đồng nghĩa: cần cù, siêng năng, chuyên cần
trái nghĩa: lười, lười biếng

Bài tập 6 (trang 193):
? Nêu yêu cầu của bài tập?
- Tìm thành ngữ đồng nghĩa với thành ngữ đã cho
? Để làm bài tập này trước hết ta phải làm gì?
- Tìm hiểu nghĩa của các thành ngữ đã cho
? Giải nghĩa các thành ngữ?
- Bách chiến bách thắng: ra trận là chiến thắng.
- Kim chi ngọc điệp: lá ngọc cành vàng.
- Bán tín bán nghi: không tin hẳn.


- Khẩu phật tâm xà: miệng nói giọng từ bi như phật mà lòng thì ác hiểm như rắn.
? Tìm thành ngữ đồng nghĩa?
Khẩu phật tâm xà = miệng nam mô bụng bồ dao găm = miệng thơn thớt dạ ớt ngâm.

Bài tập 7
? Nêu yêu cầu của bài tập?
Thay thế các từ in đậm bằng các từ ngữ có nghĩa tương đương
- Giáo viên hướng dẫn: các từ in đậm trong mỗi câu đã cho chính là nghĩa của các
thành ngữ em cần tìm.
Nếu em chưa tìm được thì hãy chọn lựa một trong các thành ngữ sau đây để điền vào
mỗi câu cho phù hợp: của chìm của nổi, con dại cái mang, đồng không mông quạnh, giàu
nức đố đổ vách, còn nước còn tát.
B. Chương chình địa phương.
I. Nội dung luyện tập.
- Làm các dạng bài tập khôi phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm
địa phương như ở lớp 6.
II. Thực hành – luyện tập.
1. Đọc và viết chính tả đoạn văn.
“Tôi yêu Sài Gòn da diết…..che chở”
Giáo viên yêu cầu học sinh viết lên giấy trong. Lấy một bài của một em khác nhận xét,
sửa chữa cho bạn.
Giáo viên: Khi viết chính tả học sinh cần chú ý viết cho đúng các tiếng mở đầu bằng
phần âm tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n, như da diết, dáng, chứa, trái, trong, nắng, sớm, chiều, lộng,
dưới, trái chứng, trời, náo động, dập dìu, lặng, sáng, tinh sương, sạch, che chở…
2. Viết lại (theo trí nhớ) bài thơ về rắn của Lê Quý Đôn (sgk/165). Viết xong
các em tự đối chiếu với bản in trong sách giáo khoa để tự kiểm tra chính tả của mình.


4. Tìm trên các sự vật, hoặt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất theo yêu
cầu cho trước (bài tập 2b sgk/195).
- Sách giáo khoa đã giới thiệu theo mẫu, em có thể tự tìm lấy các từ mở đầu bằng
các phiên âm mà em thường mắc lỗi để nâng cao kĩ năng viết đúng chính tả.
Ví dụ: Cá chim, cá chuối, lá trè, cá trôi, ngư, nghị nghĩ. Nghỉ ngơi, dấm dẳn, giẫm đạp,
giấm ớt, dấm dúi.

5. Tìm từ hoặc cùm từ (có chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi) theo nghĩa
và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn (bài tập 2b/196).
Gợi ý: Đọc kĩ phần nghĩa đã cho để suy ra từ hoặc cụm từ cần tìm.
- Các từ cần tìm là: giả tạo, dã man, ra hiệu.
6. Đặt câu để phân biệt các từ chứa tiến dễ lẫn(bài tập 2/196).
Gợi ý: Cần phải biết nghĩa của các từ: Giành, dành, tắt, tắc
- Sau đây là gợi ý của các từ.
Giành 1:dùng sức để lấy cái gì đó cho mình; 2: cố gắng để đạt cho được; 3: tranh làm
việc gì đó.
Dành 1: giữ lại để dùng về sau; 2: để riêng cho ai đó.
Tắt 1: làm cho thôi không cháy, không sáng; 2: làm cho máy móc ngừng hoặt động.
Tắc: ở tình trạng có cái gì đó làm cho không lưu thông
Ví dụ: Con tắt quạt mẹ nhé.
Ông dẫn nước nhà mình bị tắc.
Giáo viên gọi học sinh lên bảng đặt câu. Nhận xét cách dùng từ lỗi chính tả, đặt câu
của học sinh.
7. Lập sổ chính tả
Gợi ý: Có thể lập sổ chính tả theo cách so sánh các từ.


- Tập hợp các từ thường mắc lỗi phụ âm đầu: lâng lâng, nâng nui, sa ngã , xa xôi…
- Tập hợp các từ thường mắc lỗi nguyên âm: hiu quạnh, hưu trí, kìm kẹp, kìm
chế…
- Tập hợp các từ thường mắc lỗi âm cuối: ăn năn, siêng năng, ngơ ngác, ngan
ngát…
- Tập hợp các từ thường mắc lỗi dấu thanh: thẫn thờ, thơ thẩn, vần vũ, vẩn vơ…
4. Củng cố: Yêu cầu học sinh năm chắc các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, thành
ngữ, điệp ngữ, chơi chữ…
5. Dặn dò: Ôn tập, làm bài tập 3 .
6. Đánh giá:




×