Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại liên đội tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.26 KB, 21 trang )

UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết,
yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội tiểu học
Lê Lợi.
Lĩnh vực: Hoạt động Đội
Họ và tên tác giả: Hòa Quang Hải
Đơn vị: Trường Tiểu học Lê Lợi

Krông Ana, tháng 4 năm 2019

0


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp giáo dục thiếu
nhi trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, công dân có ích trong
tương lai và lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu phấn đấu và rèn luyện. Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được khẳng định là lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường, nó thể hiện sự lớn mạnh của Đội trong quá trình hoạt
động, tạo cho Đội viên được giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động
tập thể mà Đội tổ chức.
Chủ tịch Hồ chí Minh đã từng nói "Có tài mà không có đức là người vô
dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó". Bởi vậy, việc giáo dục
trong nhà trường là rất quan trọng, đặc biệt với đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu
học thì việc giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học càng quan trọng hơn
nhiều. Trong nội dung giáo dục cho học sinh, bên cạnh việc giáo dục đạo đức
thông qua các môn học còn phương pháp giáo dục đạo đức thông qua các hoạt
động xã hội. Đó là công tác hoạt động Đội, xuất phát từ đặc điểm nhận thức của


học sinh “Từ trực quan sinh học đến tư duy trừu tượng" và "Từ tư duy trựu
tượng đến thực tiễn". Bởi vậy những hành động, việc làm cụ thể trong công tác
giáo dục đạo đức đặc biệt là giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ
nhau trong học sinh nếu được chú trọng thì chất lượng đạo đức của học sinh sẽ
được nâng cao, sự gắn bó và tình thương yêu giữa con người với con người
được các em coi trọng và tin yêu.
Từ những hoạt động cụ thể và thiết thực được tổ chức tại Liên đội đã có
tính khả thi, có tác động to lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học
sinh. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục
tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau của học sinh tại Liên đội tiểu học
Lê Lợi” làm đề tài nghiên cứu.
1


2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu:
Đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tinh thần đoàn
kết, yêu thương giúp đỡ nhau cho học sinh, tạo cho học sinh tại Liên đội có lòng
nhân ái và tình thương yêu con người, nhằm nâng cao sự đoàn kết, chất lượng
đạo đức cho học sinh, thực hiện thành công mục tiêu giáo dục tiểu học.
Nhiệm vụ:
Khảo sát thực trạng hoạt động Đội tại Liên đội Tiểu học Lê Lợi, cụ thể các
hoạt động xây dựng tinh thần đoàn kết, các hoạt động nhân ái, “Lá lành đùm lá
rách”, “Đôi bạn cùng tiến “, “Giúp bạn đến trường”… và tình yêu thương con
người của các em học sinh.
Nghiên cứu tầm quan trọng, sự cần thiết việc giáo dục tinh thần đoàn kết,
yêu thương giúp đỡ nhau tại Liên đội.
Từ đó tìm ra các biện pháp giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ
nhau tại Liên đội đạt hiệu quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu

Công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau tại Liên
đội trường Tiểu học Lê Lợi.
4. Giới hạn của đề tài
Là một giáo viên TPT thường xuyên tổ chức, thực hiện các hoạt động,
phong trào tại Liên đội và tham gia hoạt động Đội do Hội đồng Đội, Phòng giáo
dục và các đoàn thể khác tổ chức tôi nhận ra rằng cần phải giáo dục các em tinh
thần đoàn kết, lòng yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, lòng tự hào
truyền thống dân tộc, khơi dậy ngọn lửa yêu nước, thương dân, yêu thương, giúp
đỡ bạn bè, gia đình chính sách nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức của học sinh.
Dần hình thành và rèn luyện các em thành những con ngoan, trò giỏi là người có
2


ích cho xã hội và đất nước nhưng bên cạnh đó vẫn phải giữ lại nét truyền thống
văn hóa của dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, “Hòa nhập chứ
không hòa tan”, cần giúp cho các em phát huy truyền thống, đức tính tốt đẹp của
dân tộc ta được gìn giữ qua nhiều năm lịch sử và nhiều thế hệ, đó chính là tinh
thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau.
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra;
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
c) Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu.
II. PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lí luận
Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa
truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh
tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên
bản sắc riêng của một dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại
cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước.
Ở Việt Nam đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “Lá lành đùm
lá rách”, “Tương thân tương ái” trở thành những giá trị ổn định. Nó là những
thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và
cả cộng đồng xã hội.

3


Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh, chiến tranh
đã làm cho bao người mẹ mất con, bao người vợ mất chồng , những đứa trẻ thơ
mất cha, nó để lại vô vàn đau thương và mất mát nhưng từ những cuộc chiến
tranh cũng khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước, ý chí quật cường của dân
tộc ta. Dân tộc Việt Nam vốn có tinh thần đoàn kết, yêu thương và với truyền
thống “Uống nước nhớ nguồn”.
Đối với thế hệ măng non chủ nhân tương lai của đất nước, làm tốt công
tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người
là chúng ta đã giáo dục được lòng yêu nước, yêu con người, yêu lao động, ghét
những điều xấu xa và biết tiết kiệm cho các em.
Để các em thực hiện tốt tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và
giúp đỡ mọi người. Trong liên đội cần phải có sự phối hợp giáo dục giữa gia
đình, nhà trường và xã hội. Giữa các môn học trong nhà trường được thể hiện
bằng các việc làm, hành động cụ thể trong công tác Đội. Giáo dục truyền thống
cho thiếu nhi là giúp các em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt
đẹp của Dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận theo luật bảo vệ

và chăm sóc giáo dục trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết ơn đối với
các thế hệ cha ông, để các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu thành
những con ngoan, trò giỏi, tiến bước lên Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và là công dân tốt của đất nước sau này. Đối với các em là thiếu niên và
nhi đồng ngoài việc học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần phải đẩy
mạnh các hoạt động ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kết
hợp với các hoạt động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải
trí, dã ngoại, giao lưu tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng…
để các em vui chơi thư giãn thoải mái về tinh thần sau những ngày học tập tại
trường. Vui chơi giải trí với trẻ em vừa là nội dung giáo dục, vừa là phương tiện
giáo dục. Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua
các hoạt động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát
triển.
4


Bản thân tôi thấy giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và
giúp đỡ mọi người cho các em thông qua hoạt động tham quan dã ngoại, tổ chức
các buổi biểu diễn văn hóa văn nghệ nhằm quyên góp gây dựng quỹ “Vì bạn
nghèo”, phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”, “Vòng tay bè bạn”, “Hũ gạo tình
thương”, “ Nuôi heo đất”, “Áo trắng tặng bạn”, “Cùng bạn đến trường”, vận
động ủng hộ từ các nhà hảo tâm, các đoàn từ thiện xã hội… bằng phương pháp
trực quan này là có hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất và được học sinh, phụ
huynh hưởng ứng cao nhất.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Năm học 2018- 2019 Liên đội Tiểu học Lê Lợi có 12 lớp 4 Chi đội 8 lớp
nhi đồng với 294 Đội viên, nhi đồng lại chủ yếu là con em Đồng bào dân tộc
thiểu số với tỉ lệ 70%, nhưng được sự quan tâm sâu sắc của Phòng Giáo dục và
Đào tạo, Hội đồng đội huyện và nhà trường đã hướng dẫn, chỉ đạo, cũng như sự
quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh, tạo điều kiện về vật chất, ủng hộ tinh

thần giúp cho Liên đội hoạt động thông suốt và tăng thêm tinh thần trong việc
học tập và hoạt động phong trào.
Tổng phụ trách Đội, anh chị phụ trách Chi đội, lớp Nhi đồng ý thức trách
nhiệm luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, luôn chú trọng việc giáo dục tinh thần
đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người cho Đội viên, nhi
đồng.
Các em Đội viên, nhi đồng ngoan hiền, lễ phép, vâng lời, chịu khó tích
cực tham gia các hoạt động của đội.
Trong những năm học vừa qua nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động
phong trào nhằm mục đích giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau
cho học sinh như phong trào “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân
đạo”; các hoạt động như “Áo trắng tặng bạn”, “Đôi bạn cùng tiến”, “Vòng tay

5


bè bạn” và các hoạt động tập thể…. ngoài việc tạo cho các em có sân chơi bổ ích
còn thu hút 100% các em học sinh tham gia và tham gia khá tốt.
Đã giáo dục cho các em đội viên nhi đồng nhận thức cao hơn về tinh thần
đoàn kết, yêu thương giúp đỡ bạn bè, gia đình neo đơn, người có công với cách
mạng. Bên cạnh đó, các em học sinh nghèo trong liên đội đã được liên đội giúp
đỡ về cả tinh thần và vật chất. Tuy những món quà, sự hỗ trợ của liên đội chưa
cao nhưng đã phần nào động viên, khuyến khích các em vươn lên trong học tập
cũng như trong cuộc sống.
Từ đó công tác hỗ trợ, giúp đỡ bạn nghèo, gia đình khó khăn, giúp đỡ gia
đình thương binh, những người có công với cách mạng đã trở thành truyền
thống của Liên đội từ nhiều năm trước.
Tuy vậy nhưng trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn
nghèo nàn nên trong công tác tổ chức các hoạt động phong trào còn gặp nhiều
hạn chế. Bên cạnh đó, người dân sinh sống trong địa bàn chủ yếu là đồng bào

dân tộc thiểu số, họ sống không ổn định, cuộc sống khó khăn nên cũng gây ra
nhiều vướng mắc trong việc tổ chức các hoạt động, các phong trào.
Tỉ lệ học sinh thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo trong nhà trường chiếm
tỉ lệ khá cao (năm 2016 – 2017 chiếm 56%, năm 2017 – 2018 chiếm 48%, học
kỳ 1 năm 2018 - 2019 chiếm 39%). Cũng vì cuộc sống gia đình nhiều khó khăn,
chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ nên các em học sinh ngoài giờ đến
trường còn về phụ giúp việc nhà cho Cha mẹ thậm chí có những em còn phải
nghỉ học để đi làm thuê, đi lượm nhặt cà phê, tiêu, điều… để có thêm tiền để lo
những bưa cơm cho gia đình, mua sách vở đồ dùng học tập phục vụ bản thân, từ
đó dẫn đến các em học sinh nghỉ học, đi học chưa chuyên cần vẫn còn rải rác.
Các em ít được gần gũi, giao lưu với bạn bè từ đó dần tạo cho các em thói quen
cô độc chỉ biết tới bản thân thiếu sự đoàn kết và yêu thương nhau.

6


Một số ít gia đình và học sinh nhận thức về công tác giáo dục tinh thần
đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người còn thấp, họ cho đó là việc bình thường
nên các em là con em trong gia đình đó có cái nhìn lệch lạc vì thiếu sự giáo dục
đạo đức tại gia đình, gay khó khăn trọng việc giáo dục đạo đức cho các em tại
nhà trường.
Từ những vấn đề về thực trạng nêu ở trên ta dễ dàng nhận thấy rằng công
tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người
trong Liên đội là rất quan trọng, nhưng thực tế cho thấy các em còn chưa có
nhận thức sâu hay tính tự giác còn chưa cao trong các hoạt động, thiếu sự gắn
bó... làm cho việc giáo dục đạo đức, các cuộc quyên góp, vận động kinh phí, tổ
chức các hoạt động còn nhiều bất cập và hiệu quả còn thấp. Trước đây tôi đã áp
dụng nhiều biện pháp để giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau
với truyền thống ”Tương thân tương ái” cho các em tại Liên đội, tuy nhiên kết
quả đạt được chưa cao do các biện pháp chưa thực sự phù hợp với đối tượng, do

khai thác, áp dụng biên pháp đó chưa triệt để từ đó tôi đã nghiên cứu, áp dụng
những biện pháp mới đạt được kết quả cao hơn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Nhìn rõ được thực trạng về công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu
thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người tại Liên đội nhằm phát huy những
điểm mạnh, khắc phục và hạn chế những điểm yếu. Đồng thời đưa ra được
những biện pháp, giải pháp phù hợp để nâng cao giáo dục tinh thần đoàn kết,
yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người cho đội viên, nhi đồng giúp các
em có sự đoàn kết, lòng nhân ái, tình yêu thương giúp đỡ con người, giúp cho
việc tổ chức các hoạt động có hiệu quả cao hơn.

7


Biện pháp tuyên truyền: Các em sẽ tự ý thức và hiểu sâu hơn về tình đoàn
kết và tình yêu thương con người thông qua các câu truyện, bài báo, video về
gương người tốt việc tốt.
Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Thực hiện đúng quy định
của chuyên môn, của ngành, của trường đề ra. Ngoài ra thông qua các buổi
ngoại khóa đó đã giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, con người, tinh
thần đoàn kết. Khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang
của dân tộc. Và từ đó các em đã có những hành động thiết thực, sống có ích cho
gia đình và xã hội. Luôn xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Giúp các em tìm hiểu và ôn lại lịch sử và các sự kiên quan trọng của đất
nước.
Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể
thao: Tổ chức cho các em có sân chơi lành mạnh, vui vẻ. Giúp các em mạnh
dạn, tự tin trước đám đông và thể hiện được năng khiếu của bản thân.
Liên đội phát hiện, bồi dưỡng các hạt nhân có năng khiếu, khuyến khích

các em tham gia vào các hoạt động của nhà trường
Thông qua các buổi diễn văn nghệ quyên góp và xây dựng quỹ “Vì bạn
nghèo” – giúp đỡ các em học sinh nghèo trong liên đội, trao tặng quà, học bổng
cho học sinh nghèo.
Thu hút sự quan tâm của địa phương, các trường học trong địa bàn, quý
bậc phụ huynh các em học sinh đến xem chương trình, ủng hộ quyên góp “Quỹ
bạn nghèo” trong nhà trường.
Biện pháp vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội: Từ
biện pháp này sẽ huy động được nhiều phần quà, học bổng, kinh phí để hỗ trợ
cho các em học sinh nghèo. Qua đó Thầy cô giáo bằng sự tâm huyết của mình
bằng tình yêu thương học trò cùng với lòng nhân ái, sự ủng hộ của các mạnh
8


thường quân, các đoàn từ thiện xã hội đã trực tiếp giáo dục cho các em tinh thần
đoàn kết về truyền thống “Tương thân tương ái”, biết yêu thương biết giúp đỡ
biết nhận yêu thương và trao yêu thương.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
* Biện pháp tuyên truyền:
TPT tìm kiếm, xây dựng nội dung cụ thể gồm: Các câu truyện, bài báo,
Video, tranh ảnh về những gương người tốt, việc tốt, những việc làm nhân ái
giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ bạn bè…
Sử dụng máy chiếu, máy tính để trình chiếu cho các em xem trong quá
trình các em xem TPT phân tích nội dung để các em hiểu sâu hơn qua đó giáo
dục nêu cao tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau và giúp đỡ mọi người
cho các em.
Ngoài ra tôi còn lưu vào các máy tính trong phòng máy những nội dung
đã tìm kiếm được để các em tự mở lên xem vào những giờ giải lao sau những
tiết học căng thẳng.
* Biện pháp tổ chức các buổi ngoại khóa:

Tổ chức vào tuần thứ hai của tháng, nội dung tổ chức theo chủ đề, chủ
điểm của tháng. Ví dụ như: tháng 9 – Chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, mừng
năm học mới; tháng 10 – Chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt
Nam 20/10; tháng 11 – Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tháng 12 –
chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; tháng 1+2 Mừng Đảng mừng xuân...
Tổng phụ trách chọn lọc những câu hỏi có liên quan đến những sự kiện
lịch sử trong tháng tổ chức để giúp các em tìm hiểu bằng nhiều hình thức đan
xen nhau giữa các tháng như: tổ chức sinh hoạt ngoài trời, viết bài tìm hiểu có
đánh giá nhận xét, khen thưởng gương “Người tốt việc tốt”, trao quà cho học

9


sinh nghèo… quá trình tổ chức cho các em làm việc thảo luận theo đội, nhóm
giúp nâng cao tính đoàn kết trong xử lý công việc.
* Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể
thao:
TPT lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, vì đây là hoạt động lớn nên cần
có thời gian để các lớp chuẩn bị. Có thể tổ chức trong tháng có các ngày lễ lớn
vừa giúp các em vui chơi vừa giúp các em có thể ghi nhớ các ngày lễ lớn của đất
nước.
TPT có thể linh động tổ chức các buổi vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao
bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hút học sinh.
Tại trường tiểu học Lê Lợi tổ chức các hoạt động vui chơi bằng nhiều
hình thức cụ thể: vào những buổi sinh hoạt, giờ ra chơi các em được chơi các trò
chơi mang tinh thần đoàn kết cao hay tổ chức trò chơi dân gian vào dịp khai
giảng năm học, Tết trung thu và vào các ngày hội như “Ngày hội thiếu nhi vui
khỏe”, “ Ngày hội công nhận rèn luyện đội viên và dự bị đội viên” thông qua
các hoạt động vui chơi này các em dần nâng cao tinh thần đoàn kết biết chia sẻ
cùng bạn vượt qua khó khăn hơn.

Đối với hoạt động văn hóa – văn nghệ năm học 2015-2016 tổ chức thi văn
nghệ “ Chúng em yêu dân ca”, năm học 2016 – 2017 tổ chức thi văn nghệ chào
mừng 20/11, và năm học 2017-2018 tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các lớp,
năm 2018 – 2019 tổ chức “Giai điệu tuổi hồng”. Thu hút được rất nhiều sự tham
gia của các em học sinh. Các hình thức tổ chức luôn thay đổi nên không gây
nhàm chán.
Thông qua buổi biểu diễn văn nghệ tổ chức quyên góp “quỹ vì bạn
nghèo” của liên đội. Liên đội cần gửi giấy mời đến các tổ chức, cơ quan, trường
học trong địa bàn và các nhà hảo tâm để tham dự. Thu hút được sự quan tâm
10


đóng góp của các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương, các đoàn thể trong
huyện, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh trong trường…
Hàng năm Liên đội tham mưa nhà trường tổ chức Hội khỏe phù đổng, học
sinh giỏi thể dục thể thao cấp trường kỷ niệm ngày 22/12 tuyển chọn đội tuyển
tham gia cấp trên. Xây dựng câu lạc bộ em yêu thể dục thể thao sinh hoạt
thường xuyên và đạt kết quả cao.
*Biện pháp vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện xã hội:
TPT xây dựng kế hoạch tham mưu lãnh đạo ngay từ đầu năm học, thành
lập đội, nhóm vận động trong đó có sự tham gia của ban giám hiệu, công đoàn,
đoàn thanh niên trong nhà trường.
Các thành viên trong đội sẽ tìm và vận động các mạnh thường quân, các
đoàn từ thiện xã hội trong địa bàn và ngoài địa bàn hỗ trợ tặng quà, học bổng
cho học sinh nghèo tại Liên đội.
Trong quá trình vận động các thành viên cần chuẩn bị cho mình những tài
liệu, số liệu cụ thể về hoàn cảnh khó khăn của các em cần giúp đỡ và cần có kỹ
năng giao tiếp, thuyết trình tốt để quá trình vận động đạt kết quả cao.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các biện pháp, hoạt động trên được tổ chức logic, xuyên suốt ngay từ đầu

năm học. Các hình thức tổ chức không gây nhàm chán thu hút được số lượng
đông các em tham gia, các hoạt động rải đều trong các tháng phù hợp với chủ đề
chủ điểm của từng tháng.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm học qua Liên đội Lê Lợi đã làm tròn trách nhiệm mà xã
hội, các cấp, các ngành đã giao cho.

11


100% các em học sinh tham gia các buổi tuyên truyền, sinh hoạt dưới cờ,
tìm hiểu tranh ảnh video về tấm gương người tốt việc tốt, những việc làm manh
tinh thần đoàn kết, đầy lòng nhân ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống qua tài liệu
của TPT và qua máy tính, mạng internet…
Hàng năm Liên đội tổ chức thường xuyên các cuộc thi tìm hiểu về quê
hương, đất nước con người Việt Nam, viết bài tìm hiểu về lịch sử nước Việt
Nam thông qua các ngày lễ lớn như ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh, Ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh….thu hút 100% các em
học sinh tham gia và có đánh giá khen thưởng cụ thể. Tổ chức nói chuyện truyền
thống về anh bộ đội cụ Hồ nhân ngày 22-12. Hàng năm vào những ngày 22-12
nhà trường đều tổ chức cho các em đi viếng, quyét dọn Đài tưởng niệm xã nhà.
Qua đó giúp các em luôn nhớ ơn những người đã ngã xuống cho cuộc sống yên
bình hôm nay.
Từ đó có thể nói rằng làm tốt mục này chúng ta đã giáo dục cho các em
truyền thống dân tộc ta. Đặc biệt với những nhân chứng lịch sử kể lại những
trang sử hào hùng của dân tộc càng tạo niềm tin cho các em và các em hiểu rằng
để đạt được điều đó cần có sự đoàn kết, biếu yêu thương giúp đỡ.
Tổ chức các buổi vui chơi, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao ngoài
việc giúp tạo cho các em sân chơi giải trí lành mạnh, bổ ích nâng cao sức khỏe
tạo nên sự gắn bó cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn hay những khó khăn của

bạn trong và ngoài mái trường của các em. Bên cạnh đó liên đội vận động quyên
góp xây dựng quỹ “ Vì bạn nghèo” cho liên đội. Quyên góp tặng quà có kế
hoạch và đưa vào chương trình hoạt động của liên đội. Cụ thể liên đội đã phát
động tới từng Đội viên, nhi đồng các cuộc quyên góp gạo, quần áo, sách vở, đồ
dùng học tập giúp đỡ cho các bạn nghèo trong chi đội mình, Liên đội mình cũng
như giúp đỡ các bạn ở liên đội khác ngay từ đầu năm học, tỉ lệ học sinh tham gia
các phong trào hoạt động do Liên đội tổ chức đạt 100%, các em hưởng ứng các
12


phong trào như “ Hũ gạo tình thương”, “ Giao lưu văn hóa – văn nghệ” đạt tỉ lệ
rất cao và đã vận động đước rất nhiều phần quà học bổng từ mạnh thường quân,
đoàn từ thiện xã hội tặng cho các em học sinh nghèo trong Liên đội.
Sau nhiều năm áp dụng và thực hiện đã thu được kết quả khá cao. Thu hút
được 100% học sinh trong toàn trường tham gia, và tham gia rất nhiệt tình. Các
em rất đoàn kết tạo thành một tập thể vững mạnh. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, các em
học sinh đi học đầy đủ không còn tình trạng bỏ học nghỉ học ở nhà đi làm như
những năm học trước. Hàng năm các em đội viên tiêu biểu tham gia đều đặn
các buổi viếng Đài tưởng niệm, thăm gia đình thương binh, bà mẹ Việt Nam
anh hùng vào các ngày lễ 22/12, Tết Nguyên Đán, 27/7… Năm học 2015-2016
tổ chức văn nghệ, Vui Trung Thu vận động được 3 triệu đồng, năm 2016-2017
được 5 triệu đồng, năm 2017-2018 được 6 triệu đồng, năm 2017-2018 được 5
triệu đồng và từ các nguồn quỹ khác như “ Nuôi heo đất”, “Thu gom vỏ lon,
trai”. Từ năm học 2016 đến 2019 tổ chức hoạt động nhân ái và trao cho 60 em
học sinh nghèo, quyên góp áo trắng và vở, đồ dùng học tập tặng tại liên đội.
Qua công tác vận động các mạnh thường quân, các đoàn từ thiện Liên đội
nhận được rất nhiều xuất quà và học bổng để hỗ trợ, khích lệ các em học sinh
cụ thể: Năm 2015 - 2016 vận động được 300 xuất trị giá 36 triệu đồng trong đó
trao tại Liên đội 200 xuất 100 xuất trao tại Liên đội kết nghĩa Nguyễn Viết
Xuân, Năm 2016 - 2017 vận động được 500 xuất quà trung thu trị giá 20 triệu

đồng, Năm 2017 - 2018 vận động được 2 đợt tổng 650 xuất trị giá 85 triệu đồng
trong đó trao tại Liên đội 450 xuất, 100 xuất trao cho các em học sinh nghèo
vượt khó tại buôn EaNa xã EaNa và 100 xuất trao tại Liên đội Nguyễn Thị
Minh Khai. Năm 2018-2019 trao tặng hơn 1000 cuốn vở, bút và rất nhiều quần
áo vào dịp đầu năm học và nhiều phần quà, học bổng được trao cho các em
trong “Ngày hội Bánh chưng xanh và tết ấm áp tết yêu thương” năm 2019 do
Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện tổ chức.

13


Qua đó từ những việc làm, những hoạt động, phong trào nêu trên đã giáo
dục các em tình yêu thương giúp đỡ những người xung quang ta, những người
có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần đoàn kết, yêu thương “Lá lành đùm lá
rách”. “Tương thân tương ái”. Phần nào gìn giữ và phát huy truyền thống tốt
đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, các đoàn thể, TPT Đội, cùng
với sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương, sự nổ lực phấn đấu của đội viên,
nhi đồng. Cơ bản công tác giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ
nhau ở Liên đội Lê Lợi làm khá tốt có sự tiến bộ rõ rệt từ lớp nhỏ đến lớp lớn
cũng như sự tiến bộ theo từng năm học. Các hoạt động và phong trào đó được tổ
chức xuyên suốt trong cả năm học và với nhiều hình thức khác nhau nên không
gây ra sự nhàm chán, ngược lại các em học sinh nhận ra rằng đó cũng chính là
nhiệm vụ của mình trong việc giúp đỡ các bạn học sinh trong nhà trường ( cả vật
chất lẫn tinh thần), các em biết đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau và
giúp đỡ người khác ngoài xã hội. Tạo điều kiện cho các em học sinh nghèo,
khuyết tật, mồ côi vươn lên khó khăn, tật nguyền để tự tin sống và sống có ích.
Những lời động viên, thăm hỏi hay sự quan tâm tận tình chăm sóc của các

em học sinh đối với những thế hệ cha anh đi trước, mẹ Việt Nam anh hùng, gia
đình thương binh, hay anh bộ đội cụ Hồ ngày đêm canh giữ hòa bình là niềm an
ủi, khích lệ, bù đắp đối với họ.
"Uống nước nhớ nguồn"
" Ăn quả nhớ người trồng cây"
Đó là lời nhắc nhở của cha ông ta đối với thế hệ sau cần phải hiểu, tự hào
và biết ơn đối với công lao, thành quả của thế hệ trước. Mặt khác phải cố gắng
14


vươn lên kế tục truyền thống ấy. Chính vì vậy, trong nhà trường nơi đào tạo các
thế hệ tương lai cho đất nước càng không thể thiếu được hoạt động giáo dục tinh
thần đoàn kết, yêu thương gắn với truyền thống “Tương thân tương ái” “Uống
nước nhớ nguồn” cho học sinh.
2. Kiến nghị
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề căn cứ vào thực tế quá trình công
tác, để nâng cao công tác giáo dục đạo đức truyền thống liên đội Lê Lợi nói
riêng, liên đội trường tiểu học nói chung. Tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề
xuất sau:
Sách báo là cơ sở để chúng ta học tập. Để hoạt động giáo dục tinh thần
đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau có hiệu quả thì nhà trường, Liên đội và các
trường tiểu học hay trung học rất cần thiết bổ sung vào tủ sách của nhà trường
những tư liệu và tài liệu.
Đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, cựu chiến binh trong
huyện cần có sự quan tâm tới giáo dục truyền thống cho con em mình đặc biệt
có kế hoạch chỉ đạo cụ thể trong các ngày lễ lớn của dân tộc.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động nêu cao tinh thần đoàn kết, yêu
thương và các cuộc thi tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đối với BGH, các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, TPT
đội cần có sự phối hợp chặt chẽ, có sự chỉ đạo của BGH đôn đốc giáo viên chủ

nhiệm nhắc nhở học sinh làm tốt công tác giáo tinh thần đoàn kết, yêu thương
giúp đỡ nhau.
Tổ chức cho các em được đi tham quan nhiều địa danh lịch sử hơn nữa.
Nhưng hoạt động này cần sự ủng hộ, giúp đỡ về công sức và kinh phí của các
lực lượng trong và ngoài nhà trường. Để có một thế hệ mới với đầy đủ những
phẩm chất tốt đẹp, theo tôi sự đầu tư là vô cùng thích đáng.
15


Trên đây chỉ là 01 phần ý kiến nhỏ của bản thân tôi trên một số đối tượng
học sinh nhất định, chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót, cần bổ sung và góp ý. Rất
mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tôi có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp một phần nào đó trong công tác giáo
dục tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau cho học sinh. Xin chân thành
cảm ơn.
Người viết

Hòa Quang Hải

16


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

17


Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Cẩm nang TPT Đội.
2. Tâm lý tiểu học .ĐH Huế của GS phó tiến sĩ Bùi Văn Huệ.
3. Quyết định 1501/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án "Tăng cường
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng giai đoạn 2015 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

18


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài........................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................2
4. Giới hạn của đề tài:........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................3
II. PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................3
1. Cơ sở lí luận...................................................................................................3
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu........................................................................5
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:............................................................7
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................14
1. Kết luận:.......................................................................................................14
2. Kiến nghị:.....................................................................................................15

19



×