PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS TRUNG MỸ
---------- ----------
DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH
MÔN : SINH HỌC LỚP 8
BÀI 10: TIẾT 10:HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
TRƯỜNG: THCS TRUNG MỸ
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN XUÂN THẢO
ĐIỆN THOẠI: 0972.785.919
EMAIL:
0
DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT HỌC SINH
I. Đặt vấn đề.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác
định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng môn học ở nhiều
nước trên thế giới và ở việt nam. Mọi kiến thức trong xã hội đều có sự liên quan đến
nhau. Các môn học trong nhà trường hiện nay tuy khác nhau nhưng luôn có sự liên quan
bổ trợ cho nhau. Chính vì thế việc dạy học theo hướng tích hợp là xu hướng giảng dạy
tiên tiến, hiện đại.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm có thể tích hợp được nhiều kiến thức
của các môn khoa học khác. Cụ thể khi xây dựng giáo án dạy học giáo viên nhận thấy
nội dung của bài học đến nhiều kiến thức của các môn học khác. Thực hiện dạy học tích
hợp giúp cho quá trình dạy học không bị cô lập với cuộc sống hàng ngày, các kiến thức
gắn liền với kinh nghiệm cuộc sống của học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ
thể có ý nghĩa đối với học sinh. Khi học sinh được dạy sử dụng các kiến thức trong
những tình huống cụ thể và việc giảng dạy các kiến thức không chỉ là lý thuyết mà còn
phục vụ mật thiết cho cuộc sống con người, để làm người lao động,công dân tốt,...Mặt
khác các kiến thức sẽ không lac hậu do thường xuyên cập nhật với cuộc sống.
Có thể nói dạy học tích hợp trong các môn học nói chung và môn sinh học nói riêng
là điều hết sức cần thiết vì nó đen lại hiệu quả cho cả người dạy lẫn người học.
II. Mục tiêu của dự án.
Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày đó là:
- Nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân rèn luyện để có hệ cơ khỏe mạnh, phát
triển cân đối bình thường.
- Giáo dục học sinh thấy được tầm quan trọng của việc ăn uống hợp lí và tập luyện
Thể dục thể thao thường xuyên.
- Có kỹ năng sống, có ý thức bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm với chính bản thân mình.
- Nâng cao ý thức xây dựng gia đình và cộng đồng.
III. Đối tượng dạy học của dự án
1
Dự án thực hiện là một tiết dạy trong chương trình Sinh Học lớp 8. Trong quá
trình giảng dạy có nhiều câu hỏi hay, ý nghĩa liên quan đến chính bản thân các trò, đó
cũng là thuận lợi trong quá trình thực hiện dự án.
Tuy nhiên một số đối tượng học sinh còn học chưa đồng đều ở các bộ môn nên
các em còn gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức của nhiều môn học : Toán học ,
Vật lý, Sinh học, GDCG, thể dục để giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống
và chính bản thân các em. Nhiều em còn thiếu thập chí chưa có kỹ năng sống tối thiểu
khi vận dụng sử lý, ứng xử trong các tình huống thực tiễn.
Số lượng : 61 học sinh ; Số lớp : 02 ;
Khối lớp : 8
SINH HỌC LỚP 8
BÀI 10: TIẾT 10:HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
A. Mục tiêu.
1.Về kiến thức:
Kiến thức môn sinh học:
- Chứng minh được sự co cơ sinh ra công, công của cơ được sử dụng vào hoạt
động di chuyển và lao động.
- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ, từ đó cố biện pháp chống mỏi cơ.
- Nêu được lợi ích của việc luyện cơ, từ đó vận dụng vào đời sống, thường xuyên
luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức.
Kiến thức môn vật lý.
- Nêu khái niệm về lực. đơn vị lực, tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động
- Khái niệm công, đơn vị tính công, công thức tính công, vận dụng công thức tính
công để tính công của cơ khi cơ co. Xác định công của cơ khi con người thực hiện các
thao tác vận động và lao động.
Kiến thức môn hóa học.
- Nêu tính chất cơ bản của phản ứng oxi hóa, cung cấp năng lượng cho hoạt động
sống của cơ thể.
- Nêu được hoạt động của axit lactic đầu độc cơ gây mỏi cơ.
Kiến thức môn toán học.
2
- Có khả năng tính toán công của cơ khi thực hiện thí nghiệm về biên độ co cơ
ngón tay. Có khả năng tính toán khi đổi các đơn vị, trọng lượng sang trọng lực, centimet
sang mét. Vận dụng công thức tính công để tính công của cơ.
Kiến thức môn thể dục.
- Nêu được lợi ích của việc luyện tập cơ, từ đó xây dựng kế hoạch luyện tập
TDTT và các bài tập để rèn luyện cơ, lao động vừa sức. Các biện pháp sơ cứu khi bị
mỏi cơ, và các biện pháp chống mỏi cơ.
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Buổi sáng, giữa giờ ...và tham gia các môn thể
thao phù hợp để tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ.
- Tham gia lao động phù hợp với sức khỏe để làm việc dẻo dai, xương thêm cứng
phát triển cân đối.
2. Về kỹ năng:
- Thành thạo kỹ năng quan sát, tư duy phân tích, so sánh và đối chiếu, liên hệ
thực tế.
- Có khả năng vận dụng kiến thức liên môn: Vật lý, hóa học, sinh học, toán học ,
thể dục vào giải quyết các tình huống trong bài học.
3. Thái độ.
- Biết cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
- Giáo dục học sinh có một lối sống tốt, giúp học sinh điều chỉnh các hoạt động
lao động, vận động hàng ngày.
- Thấy được lợi ích của việc luyện tập thể dục thể thao trong việc rèn luyện cơ từ
đó hình thành thói quen luyện tập TDTT hàng ngày.
Kỹ năng sống cần được giáo dục trong bài.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc, quan sát tranh hình để tìm kiếm
hoạt động của cơ, xác định nguyên nhân mỏi cơ và đề ra các biện pháp chống mỏi cơ.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường hoạt động của cơ.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề : Xác định nguyên nhân của hiện tượng mỏi cơ và
biện pháp khắc phục.
- Kỹ năng trình bày sáng tạo khi trả lời các câu lệnh trong bài.
3
4. Đinh hướng năng lực hình thành.
- Năng lực tự chủ tự học khi tìm hiểu về các hoạt động cơ
- Phát triển năng lực giao tiếp hợp tác giải quyết vấn đề sáng tạo khi thực hành thí
nghiệm và vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Phát triển năng lực tính toán thông qua các bài tập tính công của cơ.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, vật lý, toán học, thể dục.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
Hình vẽ :
+ Cầu thủ đang sút bóng ; Hình vẽ kéo gầu nước hoặc kéo co.
+ H 10. SGK Tr. 34 : Máy ghi công của cơ. Bảng 10 : Kết quả thực nghiệm về
biên độ co cơ ngón tay.
+ Các biện pháp luyện tập TDTT tốt cho việc rèn luyện cơ như : Chạy bộ, bơi lội,
tập tạ, đá bóng vv...
+ Các biện pháp xoa bóp cơ phù hợp để sơ cứu khi bị mỏi cơ, các biện pháp
chống mỏi cơ.
Dụng cụ :
- Máy ghi công của cơ và các quả cân từ ( 100g – 800g)
- Máy chiếu, máy vi tính, bảng phụ, phòng học.
- Giáo án, sách giáo khoa, sách tham khảo, tư liệu tham khảo.
- Phiếu học tập:
Khối lượng quả cân ( g)
100
200
300
400
800
Trọng lực ( Niuton)
Biên độ co cơ ngón tay (m)
Công co cơ ngón tay (J)
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Thước kẻ, bút chì, sgk.
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.
4
1. Tổ chức. 8A:
2. Kiểm tra bài cũ.
8B:
Hoạt động 1 ( 5 phút): Khởi động
1. Mục đích
- Tạo tình huống có vấn đề bằng trò chơi vật tay giúp học sinh có những hiểu biết
về hoạt động công của cơ.
2. Nội dung
- Cơ co, dãn tạo ra lực → lực co cơ.
- Ở người lực co cơ chủ yếu là lực đẩy và lực kéo.
3. Dự kiến sản phẩm.
- Học sinh có thể nêu được tác dụng của hoạt động co cơ qua trò chơi.
- Có thể nêu được: Cơ co tạo ra lực, lực được sử dụng trong hoạt động co cơ của
trò chơi chủ yếu là lực kéo.
4. Kỹ thuật tổ chức.
GV tổ chức trò chơi “ Ai là người khỏe nhất” Luât chơi dựng tay trên mặt bàn,
bàn tay nắm lại, chỉ có phần khuỷu tay tì trên mặt bàn.Tay của hai người ngoắc vào
nhau. Đếm đến 3 thì cả hai kéo gập cẳng tay về phía mình.Cẳng tay ai bị duỗi ra tới sát
mặt bàn là thua. Chơi 3 hiệp ai thắng 2 là người chiến thắng.
- Gv đặt câu hỏi:
+ Trong trò chơi 2 bạn đã hoạt động những cơ nào? ( Cơ cánh tay, cơ cẳng tay, cơ cổ
tay...)
+ Lực co cơ chủ yếu mà 2 bạn tạo ra là lực gì? ( Lực kéo...)
+ Hai bạn trên bạn nào đã thực hiện được công? ( Người chiến thắng...)
Gv Trò chơi trên đã nói nên bài học hôm nay của chúng ta, chúng ta cùng nhau đi tìm
hiểu: “Hoạt động của cơ”.
Hoạt động 2 ( 30 phút)
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
1. Mục đích
- Hình thành khái niệm về công của cơ, mục đích thực hiện công của cơ.
- Vận dụng kiến thức toán học và vật lý tính công của cơ bằng công thức tính công
từ đó nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến công của cơ.
- Giải thích được hoạt động co cơ luôn cần phải sử dụng năng lượng, năng lượng
cung cấp cho hoạt động co cơ được lấy từ các phản ứng oxi hóa các chất dinh dưỡng.
- Hình thành khái niêm sự mỏi cơ, vận dụng kiến thức hóa học xác định nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến mỏi cơ các biện pháp chống mỏi cơ.
- Phân biệt công cơ học và công sinh học.
- Vận dụng giải thích các hiện tượng thực tế về các hoạt động công của cơ, hiện
tượng đau mỏi cơ, hiện tượng chuột rút...vv
2. Nội dung.
5
- Khái niệm công của cơ, mục đích thực hiện công của cơ, các yếu tố ảnh hưởng
đến
- Mỏi cơ, nguyên nhân mỏi cơ, các biện pháp chống mỏi cơ.
- Thường xuyên luyện tập rèn luyện cơ.
3. Dự kiến sản phẩm.
- Hiểu được khái niệm công của cơ, ví dụ, mục đích thực hiện công của cơ.
- Học sinh nhầm lẫn các yếu tố ảnh hưởng đến công của cơ thông qua bài tập tính
công.
- Vận dụng công thức tính công còn nhẫm lẫn khi chuyển đổi đơn vị đo lường các
tỉ lệ( Trọng lượng sang trọng lực..vv).
- Hiểu được thế nào là sự mỏi cơ,lấy ví dụ về sự mỏi cơ trong cuộc sống hàn ngày.
- Học sinh không lấy được ví dụ về sự mỏi cơ.
- Nguyên nhân của sự mỏi cơ do không cung cấp đủ oxi axit lactic tích tụ gây đầu
độc cơ.
- Học sinh nhầm lẫn khi cơ hoạt động tạo ra axit lactic khi có đủ oxi axit lactic
không tích tụ, khi không cung cấp đủ oxi axit lactic tính tụ gây đầu độc cơ.
- Đề ra biện pháp chống mỏi cơ trong trường hợp cơ bị mỏi, trong trường hợp
chống mỏi.
4. Kỹ thuật tổ chức.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Gv chia nhóm lớp thành 4 nhóm.
1 Công của cơ.
- Gv Y/c Hs Vận dụng kiến thức vật lý về
lực lớp 6, 8 để trả lời câu hỏi.
- Học sinh lám việc cá nhân trả lời.
+ Em hiểu thế nào là lực? Đơn vị tính lực? + Tác dụng đẩy kéo vật này lên vật khác
+ Những hoạt động nào của cơ thể sinh ra
→lực, đơn vị tính Niutơn (N)
lực? gọi là lực gì?
+ Hoạt động của cơ→ co dãn cơ→lực co
- Gv chiếu đoạn phim: Cầu thủ sút bóng;
cơ.
Chiếu hình. Kéo gấu nước, đá bóng.
+ Lực co cơ ở người gồm những lực chủ
+ Lực đẩy , lực kéo khi thực hiện lao
yếu nào?
động, vận động, di chuyển ..vv
- Hs quan sát.
- Gv yc các nhóm hoàn thành bài tập điền
- Hs thảo luận nhóm chọn từ trong khung
từ SGK tr34 y/c Hs thảo luận hoàn thành.
để hoàn thành bài tập
- GV tổ chức cho Hs thảo luận hoàn thành
- Đại diện 1 Hs lên chữa bài, các nhóm
bài tập.
nhận xét nêu được.
1. Co ; 2. Lực đẩy ; 3. Lực kéo.
- Gv y/c học sinh thảo luận nhóm trả lời
câu hỏi.
- Hs thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm báo cáo nhóm khác nhận
xét bổ sung dự kiến :
- Đã thực hiện được công, cầu thủ lực
đẩy và kéo gầu nước lực kéo, vật tay lực
kéo.
1. Các hoạt động trên hình và trên tranh đã
thực hiện được công chưa ? lực chủ yếu do
các hoạt động co cơ trên tranh được tạo ra
là lực nào?
2. Thế nào là công của cơ ? Công của cơ - Khái niệm công của cơ:
được con người sử dụng vào mục đích gì?
- Các hoạt động lao động, vận động và di
6
3. Lấy 3 ví dụ về việc thực hiện công của
cơ?
4. Làm thế nào để tính công của cơ ?
- Gv y/c các nhóm báo cáo.
- Gv: Giới thiệu công của cơ ở người có
những công động khi hoạt động chạy nhảy,
di chuyển. Những công tĩnh khi giữ nguyên
một vật.
Gv: Lưu ý Hs: Khối lượng của vật là 1kg
thì trọng lực bằng 10 niuton.
- Gv y/c học sinh vận dụng kiến thức vật lý
và toán học làm bài 2 tập sau:
Bài tập 1: Khi nâng một vật nặng 5kg lên
độ cao 2m thì công của cơ sinh ra là bao
nhiêu?
Bài tập 2: Hãy tính công của cơ khi một
học sinh lớp 8 bình thường nâng một vật
nặng 100 kg lên độ cao 2m?
Gv hỏi:
+ Trong thực tế em có thực hiện được công
này không? Giải thích?
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến công của
cơ.
- Gv y/c Hs lấy ví dụ phân tích một yếu tố.
- Gv y/c Hs:
- Nêu điểm khác nhau giữa công cơ học và
công sinh học ?
chuyển.
- Hs lấy ví dụ:
- Công thức tính công cơ: A = F.s
trong đó:
A: Công cơ
F Lực tác động ;
s: Quãng đường mà vật di chuyển.
- Hs làm bài theo nhóm đại diện nhóm
lên báo cáo bằng bảng phụ.
Bài tập 1
Đổi 5kg = 5.10 = 50 Niuton
Áp dụng CT: A = F.s
A = 50.2 = 100 J
Bài tập 2
Đổi 100kg = 100.10 = 1000 Niuton
Áp dụng CT: A = F.s
A = 1000.2 = 2000 J
- Trong thực tế A=0 công không thực
hiện được.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công của
cơ
+ Trạng thái thần kinh
+ Nhịp độ lao động
+ Khối lượng của vật
+ Thể tích bắp cơ
- Hs trả lời:
- Công cơ học là công của lực
- Công sinh học là công của cơ.
Kết luận.
7
I. Công cơ.
- Khi cơ cơ tạo ra một lực tác động vào vật, làm di chuyển vật tức là đã sinh ra công.
- Sự ô xi hoá chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho hoạt động co cơ
- Công của cơ sử dụng vào hoạt động vận động, lao động và di chuyển.
- Công thức tính công: A = F . S ( J )
A: Công của cơ ( J)
F: Lực tác động là di chuyển vật. ( Niuton)
S: Quãng đường ( m)
Lưu ý Hs: Khối lượng của vật là 1kg thì trọng lực bằng 10 niuton.
- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Trạng thái thần kinh
+ Nhịp độ lao động
+ Khối lượng của vật
+ Thể tích bắp cơ
Hoạt động dạy
Hoạt động học
II. Sự mỏi cơ.
- Gv y/c hướng dẫn học sinh tiến hành thí - HS tiến hành thí nghiệm 5 phút quan sát
nghiệm; tiến hành 2 lần với cùng 1 học và nhận xét hiện tượng và giải thích.
sinh yêu cầu các nhóm quan sát:
+ Lần 1: Co ngón tay nhịp nhàng với quả
cân 300g, đếm xem cơ co được bao nhiêu
lần thì mỏi, có biến đổi gì về biên độ co cơ.
+ Lần 2: Với quả cân 500g đếm xem cơ co
được bao nhiêu lần thì mỏi, có biến đổi gì
về biên độ co cơ.
- Y/c các nhóm quan sát và nhận xét.
- Khối lượng quả cân càng tăng biên độ
+ Nhận xét về tỷ lệ khối lượng quả cân và co cơ ngón tay giảm dần và ngừng hẳn.
biên độ co co ngón tay?
- Gv: Nếu tăng vận tốc co cơ ngón tay thì - Vận tốc tăng biên độ co cơ giảm dần và
biên độ co cơ sẽ như thế nào?
ngừng hẳn.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Gv y/c các nhóm Hs vận dụng công thức - Các nhóm thực hiện tính toán dự kiến:
tính công, và toán học hoàn thành bảng 10
SGK
+ Thực hiện phép tính: đổi từ khối lượng
(gam) sang trọng lực niu tơn.( Cứ 100g =
1 Niuton)
+ Tính công từng nội dung theo công thức
A = F.s và điền vào bảng.
BẢNG 10: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VỀ BIÊN ĐỘ CO CƠ NGÓN TAY
Khối lượng quả cân ( g)
100
200
300
400
800
8
Trọng lực ( Niuton)
1
2
3
4
8
Biên độ co cơ ngón tay (m)
0.07
0.06
0.03
0.015
0
Công co cơ ngón tay (J)
0.07
0.12
0.09
0.06
0
- Gv chiếu bảng 10.
+ Đại diện các nhóm HS lên báo cáo kết
quả, lớp nhận xét bổ sung
- GV thông báo đáp án đúng y/c học sinh
quan sát bảng trả lời câu hỏi.
+ Qua kết quả bảng trên em hãy cho biết - Khối lượng thích hợp, biên độ và vận
với khối lượng và biên độ co cơ như thế tốc,vừa phải ( Trường hợp 200g)
nào thì công của cơ sản ra là lớn nhất ?
Kết luận : Công của cơ có trị số lớn nhất khi cơ co để nâng một vật có khối lượng thích
hợp, với nhịp co cơ vừa phải.
- Gv y/c Hs qua thí nghiệm nhận xét.
+ Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả nhiều lần có - Biên độ co cơ giảm dần.
nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình
là thí nghiệm ?
+ Khi chạy một đoạn đường dài, và gắng - HS nêu: cơ đau, nhức, mỏi vv…
sức em có cảm giác gì ? Vì sao như vậy ?
+ Hiện tượng khi biên độ co cơ giảm dần - Hiện tượng mỏi cơ.
khi làm việc quá sức có thể đặ tên là gì ?
Kết luận: Hiện tượng cơ làm việc quá sức, biên độ co cơ giảm, dẫn tới cơ bị mệt gọi là
sự mỏi cơ.
- Gv cơ co tiêu thu năng lượng.
- Hs trả lời:
Vận dụng kiến thức hóa học cho biết:
+ Năng lượng cung cấp cho hoạt động co + Từ các phản ứng oxi hóa các chất dinh
cơ lấy từ đâu?
dưỡng.
- Gv cung cấp thông tin cho học sinh.
Cơ co tiêu thụ năng lượng ATP, đồng thời sảy ra phản ứng biến đổi Glicôgen thành
Axit lactic. Khi được cung cấp oxi, một phần ( khoảng 20%) Axit lactic sẽ bị oxi hóa
tạo ra năng lượng. Năng lượng này được sử dụng để tổng hợp phần Axit lactic còn lại
thành Glicôgen và tổng hợp ATP. Phản ứng oxi hóa Axit lactic tạo ra sản phẩn phân
giải là C02 và H20.
9
- Gv y/c Hs dựa vào đoạn thông tin vừa
cung cấp cho biết.
+ Khi đủ oxi cơ có tích tụ axit lactic
không? Giải thích?
+ Khi thiếu oxi điều gì sảy ra ?
- Hs trả lời.
- Cơ không tích tụ axit Lactic ( axit lactic
bị phân giải hết)
- Cơ vẫn co và dãn được nhưng tích tụ
axit Lactic đầu độc cơ làm cơ nhanh
chóng bị mỏi.
+ Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ ?
- HS nêu nguyên nhân:
+ Không cung cấp đủ oxi nêu axit lactic
+ Ngoài nguyên nhân trên theo em còn tích tụ đầu độc cơ.
những nguyên nhân nào?
+ Thiếu chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân thiếu vitamin C cũng dẫn đến
đau mỏi cơ bắp. Thiếu vitamin D là thủ
phạm phổ biến nhất, bên cạnh đó vitamin
A, C, B1 cũng có tác động gây mỏi đến cơ
xương
Kết luận:
1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ.
- Do cơ thể không cung cấp đủ oxi nêu axit lactic tích tụ đầu độc cơ làm mỏi cơ.
- Do cơ thể thiếu dinh dưỡng.
- Gv y/c vận dụng kiến thức thể dục thảo - HS thảo luận trả lời
luận trả lời câu hỏi.
+ Khi bị mỏi cơ cần phải làm gì?
- Nghỉ ngơi, thở sâu, kết hợp xoa bóp
vùng cơ bị đau cho máu lưu thông nhanh,
để cơ được co dãn thoải mái.
+ Sau khi tập luyện TDTT chạy hoặc thi - Nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại
chạy cần phải có biện pháp gì để giảm mỏi bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
cơ?
+ Trong học tập và lao động cần có biện + Làm việc nhịp nhàng, vừa sức ( đảm
pháp gì để chống mỏi cơ và có năng suất bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp)
lao động cao.
tạo tinh thần thoải mái khi làm việc, cung
cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Gv tư vấn. Việc rèn luyện thân thể thường
xuyên thông qua lao động, TDTT sẽ làm
tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng
của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao
năng suất lao động.
Kết luận:
2. Biện pháp chống mỏi cơ.
- Hít thở sâu kết hợp với việc xoa bóp vùng cơ bị đau, cung cấp dinh dưỡng đủ lượng
và chất, uống nhiều nước.
- Cần lao động nhịp nhàng, học tập, giải trí hợp lí đảm bảo vừa sức.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10
- Gv chia nhóm y/c Hs thảo luận nhóm các
câu hỏi SGK. Gv phát phiếu học tập.
1. Những hoạt động nào được coi là sự rèn
luyện cơ ?
2. Luyện tập thường xuyên có tác dụng như
thế nào đối với các hệ cơ và các hệ cơ
quan khác ?
3. Học sinh có phương pháp luyện tập như
thế nào để có kết quả tốt nhất?
- Gv y/c đại diện nhóm báo cáo
- Gv yêu cầu học sinh liên hệ bản thân.
+ Em có thói quen luyện tập TDTT không?
thói quen này có cần thiết không?
+ Là học sinh ở độ tuổi THCS em cần rèn
luyện như thế nào để có một cơ thể phát
triển cân đối và hài hòa?
- Gv hướng dẫn học sinh lập kế hoạch
luyện tập bài tập 4 SGK tr 36.
III. Thường xuyên luyện tập để rèn
luyện cơ.
- Hs thảo luận nhóm ra phiếu học tập.
Nhóm 1: Câu 4 ; Nhóm 2: Câu 3; Nhóm
3: Câu 2; Nhóm 4: Câu 1
- Đại diện nhóm báo cáo yêu cầu nêu
được.
- Những hoạt động rèn luyện cơ là: Lao
đông, vận động, học tập luyện tập TDTT
đảm bảo khoa học vừa sức.
- Luyện tập TDTT thường xuyên: làm
tăng thể tích của cơ, xương cứng rắn phát
triển cân đối, tăng năng lục hoạt động các
cơ quan khác tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa
…tinh thần sảng khoái.
- Thường xuyên luyện tập thể dục buổi
sáng, thể dục giữa giờ tham gia các môn
thể thao, tham gia lao động sản xuất phù
hợp với sức lực.
- Cá nhân Hs trả lời.
+ Cần rèn luyện thói quen tốt.
+ Kiên trì, bền bỉ luyện tập.
- Lập kế hoạch rèn luyện cơ, luyện tập
TDTT cho bản thân.
Kết luận:
- Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai giúp cơ phát
triển, tăng lực co cơ, các hệ cơ quan khác hoạt động có hiệu quả, năng suất lao động
cao cần lao động vừa sức và thường xuyên luyện tập TDTT.
- Để đảm bảo rèn luyện cơ có hiệu quả học sinh cần:
+ Thường xuyên tập thể dục buổi sáng,chiều, tham gia thể dục giữa giờ, và các môn
thể thao khác, tham gia lao động phù hợp vừa sức của mình như Bác Hồ đã dặn “ Tuổi
nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”.
Hoạt động 3: Luyện tập ( 5 phút)
1. Mục đích
- Hệ thống các kiến thức đã học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
2. Nội dung.
Trắc nghiệm:
11
1. Công của cơ là:
A. Lực tác động làm vật di chuyển.
C: Cơ co tạo ra lực tác động vào vật làm vật di chuyển.
B. Hoạt động luyện tập TDTT thường xuyên.
D. Hoạt động vận động, di chuyển.
2. Để chống mỏi cơ thì cần phải làm gì?
A. Hạn chế sự ứ đọng khí cacbonic trong cơ thể.
B. Thường xuyên luyện tập TDTT để rèn luyện cơ.
C. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Cả B và C.
3. Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng có vai trò gì?
A. Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản.
B. Tổng hợp các chất hữu cơ.
C. Tạo ra năng lượng cho cơ thể.
D. Cả A và C
4. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ là:
A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều.
B. Do dinh dưỡng thiếu hụt
C. Lượng ôxi trong máu thiếu nên tích tụ lượng axit lactic trong cơ.
D. Do lượng Cacbonic quá cao.
5. Luyện tập TDTT thường xuyên sẽ.
A. Làm cơ bị mệt mỏi
B. Giúp cơ thẻ dẻo dai tăng cường khả năng sinh công.
C. Giảm khả năng sinh công.
D. Cả A và B.
Giải quyết tình huống.
Ba bạn học sinh lớp 8 là Nam, Hùng và Huyền. Hết tiết 5 trên đường đi học về
bạn Nam thách Hùng cùng thi chạy trên đoạn đường 100 m và để nghị Huyền làm trọng
tài. Huyền đồng ý và nói rằng đó cũng là phương pháp rèn luyện cơ của hai bạn. Dựa
12
vào kiến thức đã học hay giải thích. Quan điểm của Huyền là đúng hay sai? Vì sao? Em
hãy cho Nam và Hùng lời khuyên về phương pháp rèn luyện cơ.
3. Dự kiến sản phẩm.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
C
D
D
C
B
Giải quyết tình huống
- Quan điểm của Huyền là không đúng vì: Hoạt động TDTT không đảm bảo tính
vừa sức, là buổi trưa hết tiết 5 cơ thể đang mệt mỏi, đói, thiếu năng lượng lại hoạt động
mạnh TDTT thì dễ gây mỏi cơ, rất có hại cho cơ thể. ( có thể dẫn đến mệt mỏi có thể bị
ngất)
- Khuyên Nam và Hùng không thi chạy vì có hại cho sức khỏe. Nếu thi nên chọn
1 thời điểm phù hợp.
Để rèn luyện cơ cần:
- Thường xuyên tập thể dục buổi sáng và chiều.
- Tham gia thể dục giữa giờ, và các môn thể thao khác như: chạy, nhảy, bơi lội,
bóng chuyền, bóng bàn, bắn cung …
- Tham gia lao động phù hợp vừa sức.
4. Kỹ thuật tổ chức
- Gv y/c Hs trả lời câu hỏi thống nhất đáp án trả lời, giáo viên thông báo đáp án
chuẩn có thể cho điểm nếu cần.
Hoạt động 4 ( 5 phút): Vận dụng mở rộng
1. Mục đích:
- Biết vận dụng kiến thức, tìm tòi, liên hệ thực tế về hiện tượng chuột rút trong đời
sống hàng ngày.
- Xây dựng kế hoạch luyện tập TDTT cho bản thân trong 30 ngày sau đó đánh giá
kết quả thu được.
2. Nội dung:
- Liên hệ vào thực tế đời sống hàng ngày giải thích hiện tượng chuột rút ở các cầu
thủ đá bóng, khi bơi lội, ngồi lâu, trong khi ngủ …vv
- Xây dựng kế hoạch luyện tập cho bản thân.
3. Dự kiến sản phẩm.
- Học sinh có thể giải thích được nguyên nhân cơ bản của hiện tượng chuột rút.
- Học sinh có thể xây dựng được kế hoạch luyện tập cho bản thân.
4. Kỹ thuật tổ chức.
13
Hoạt động dạy
Gv y/c các nhóm thảo luận giải thích hiện
tượng thực tế.
+ Em hiểu thế nào là hiện tượng chuột rút?
Hoạt động học
- Hs thảo luận nhóm trình bày dự kiến:
+ Giải thích nguyên nhân có hiện tượng
chuột rút ở các cầu thủ bóng đá?
+ Hiện tượng chuột rút còn hay gặp trong
những hoạt động nào?
+ Biện pháp hạn chế chuột rút khi hoạt
động mạnh.
- Gv hướng dẫn học sinh xây dựng kế
hoạch kiểm tra theo dõi đánh giá sau 3
tháng luyện tập. Tổ chúc kiểm tra theo dõi
theo tổ học tập, lập sổ ghi chỉ số y/c từng
học sinh điền vào chỉ số của từng người về
độ lớn của vòng cánh tay, vòng đùi, vòng
ngực.vv...Sau 3 tháng kiểm tra lại các chỉ
số đó để so sánh.
+ Hiện tượng chuột rút là hiện tượng bắp
cơ bị co cứng không hoạt động được.
+ Nguyên nhân: Do vận động nhiều ra mồ
hôi mất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi
các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện
thiếu oxi giải phóng nhiều axit lactic tích
tụ gây đầu độc cơ→ mỏi cơ→co cơ
cứng→chuột rút.
+ Bơi lội, chạy, ngồi lâu, ngủ không đúng
tư thế ..vv
+ Khởi động, xoa bóp chân tay trước khi
vận động, không nên vận động quá sức.
- Hs xây dựng kế hoạch luyện tập cho bản
thân.
III. Các sản phẩm của học sinh.
Sau khi kết thúc bài học, tôi thấy:
+ 100% học sinh đã nắm được nội dung bài học.
+ Học sinh đã chứng minh được sự hình thành công của cơ, tác dụng công cử cơ,
nguyên nhân của sự mỏi cơ và các biện pháp chống mỏi cơ.
+ Học sinh có thể vận dụng các kiến thức liên môn để giả quyết các tình huống
trong thực tiến đời số về các hoạt động lao động, vận động rèn luyện của cơ thể hợp lý,
để rèn luyện cơ và có một hệ cơ khỏe mạnh, cũng như có một cơ thể khỏe mạnh.
+ Học sinh tự tin, mạnh dạn hơn trong khả năng giao tiếp, phát biểu một vấn đề
trước lớp cũng như sự giao tiếp giũa các nhóm học sinh với nhau .
+ Kết quả kiểm tra đánh giá của 61 học sinh:
SL
61
ĐIỂM
G
%
K
%
TB
%
Y
%
19
31,2
24
39,3
18
29,5
0
0
14
Ý thức của các em có nhiều tiến bộ: Tích cực tập luyện trong các giờ Thể dục và
thể dục giữa giờ. Tích cực tham gia các hoạt động lao động trong nhà trường và ở gia
đình. Nhiều em đã xây dựng các kế hoạch luyện tập TDTT theo bài tập 4 SGK thành các
nhóm, các nhóm ở gần nhà và khu cùng nhau luyện tập,có những hoạt động trao đổi sôi
nổi.Từ kết quả học tập và rèn luyện ý thức của các em. Tôi thấy việc dạy học tích hợp
liên môn thành các chuỗi hoạt động của học sinh là một việc cần thiết có hiệu quả rõ rệt
đối với học sinh làm cho quá trình học tập có ý nghĩa; Không làm tách biệt thế giới nhà
trường với thực tiễn; Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt. Tôi sẽ tiếp
tục thực hiện dự án vào năm học này và các năm tiếp theo. Rất mong được sự ủng hộ,
đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để chúng tôi hoàn thiện hơn và ngày
càng nâng cao chất lượng dạy học liên môn vào các giờ học khác
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bình Xuyên , ngày 02 tháng 12 năm 2018
Giáo viên
Nguyễn Xuân Thảo
15