Tải bản đầy đủ (.docx) (139 trang)

THIẾT kế PHÂN XƯỞNG sản XUẤT tấm vật LIỆU TRE COMPOSITE NĂNG SUẤT 1 500 000 m2 trên năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.02 MB, 139 trang )

LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT
TẤM VẬT LIỆU TRE COMPOSITE
NĂNG SUẤT 1.500.000 m2/NĂM

1


LỜI MỞ ĐẦU
Việc thiết kế phân xưởng để phục vụ cho một nhà máy là nhiệm vụ không
thể thiếu đối với một kỹ sư hoá chất. Một kỹ sư giỏi là một người có thể tự mình
thực hiện các công tác thiết kế máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ. Để trở
thành một kỹ sư giỏi trong tương lai, trước hết chúng ta phải nắm vững những kiến
thức cơ bản của những môn chuyên ngành, phải biết vận dụng những thứ mình đã
học vào thực tiễn một cách có chọn lọc và sáng tạo. Chuyên ngành vật liệu hữu cơ
gồm những môn học cho ta kiến thức cơ bản về tính chất của các nguyên liệu cơ
bản cũng như các thiết bị sản xuất tronng nhà máy, nó giúp chúng ta có nền tảng
vững chắc để tiến vào những lĩnh vực chuyên sâu hơn sau này. Đây là một luận án
hữu ích nhất giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với thực tế ở các công ty, nhà
máy, xí nghiệp,… ngay khi còn ngồi ở giảng đường. Học kỳ này em chọn đề tài
thiết kế phân xưởng “Thiết kế phân xưởng sản xuất tấm vật liệu Tre Composite vói
năng suất 1.500.000 m2/năm”. Cấu trúc tập luận án này của chúng em gồm 9
chương được bố trí như sau:


Chương 1: TỔNG QUAN



Chương 2: THIẾT KẾ SẢN PHẨM





Chương 3: ĐƠN PHA CHẾ VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ



Chương 4: CÂN BẰNG VẬT CHẤT



Chương 5: TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ



Chương 6: TÍNH TOÁN MẶT BẰNG



Chương 7: TÍNH ĐIỆN, NƯỚC, THÔNG GIÓ



Chương 8: CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG



Chương 9: BỐ TRÍ NHÂN SỰ VÀ TÍNH KINH TẾ

2



Sự xem xét và những đánh giá khách quan của thầy cô sẽ là nguồn động viên
và khích lệ chúng em, để những lần thiết kế sau sẽ tốt hơn và hoàn thiện hơn.

3


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan ngành nhựa 2012-2017
1.1.1. Vai trò của ngành nhựa
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, được dùng làm vật liệu sản xuất
nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con người cũng như
phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như: điện, điện
tử, viễn thông, giao thông vận tải, thủy sản, nông nghiệp,... Cùng với sự phát triển
của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế
cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là gỗ,
kim loại, silicat,... Do đó, ngành công nghiệp Nhựa ngày càng có vai trò quan trọng
trong đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia.
1.1.2. Sự phát triển của ngành nhựa
Ngành nhựa Việt Nam còn khá non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời
khác như cơ khí, điện – điện tử, hóa chất, dệt may,... nhưng đã có sự phát triển
mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng trung bình 15-18%/năm.
Mảng nhựa bao bì vẫn duy trì tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành nhựa nhờ sự
phát triển mạnh của các ngành end-product như thực phẩm, đồ uống...Nhựa xây
dựng trong những năm gần đây đã hồi phục tốt nhờ sự ấm lên của thị trường bất
động sản và xây dựng. Năm 2016, hưởng lợi từ việc giá nguyên liệu giảm và nhu
cầu gia tăng trong nước (từ ngành xây dựng và tiêu dùng), các doanh nghiệp nhựa
Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất, điều này khiến tổng sản lượng nguyên liệu nhựa
nhập khẩu tăng bình quân 23%/năm trong 2 năm qua, từ mức 2.9 triệu tấn năm

2014 lên 4.4 triệu tấn năm 2016. Xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng trưởng 5,3% trong
9 tháng đầu năm 2016. Sản xuất nhựa trong 3 tháng đầu năm 2017 sản lượng ước
tính đạt hơn 1.79 triệu tấn, tăng khoảng 7.9% so với cùng kỳ năm 2016.

1


Hiện nay ngành nhựa Việt Nam đang trong tình trạng mất cân đối về cơ cấu
sản xuất trong khi các nước phát triển chú trọng các sản phẩm nhựa kỹ thuật, doanh
nghiệp Việt Nam lại chủ yếu làm nhựa gia dụng và bao bì. Công nghệ yếu kém
khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể sản xuất được các loại sản phẩm nhựa
có hàm lượng kỹ thuật cũng như giá trị gia tăng cao như các sản phẩm thuộc nhóm
nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật. Hiện ngành nhựa Việt Nam cũng đang
phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài chiếm đến hơn 80% nhu cầu nguyên liệu
nhựa các loại do trong nước chưa có khả năng sản xuất và tình trạng phụ thuộc này
sẽ còn kéo dài gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành. Tuy vậy, dự
báo triển vọng ngành nhựa Việt Nam trong những năm tới vẫn rất khả quan khi tiêu
thụ nhựa bình quân đầu người được dự báo sẽ tăng lên 45kg vào năm 2020, thị
trường bất động sản phục hồi thúc đẩy nhu cầu nhựa xây dựng và xu hướng dịch
chuyển đầu tư FDI vào Việt Nam làm gia tăng tiêu thụ nhựa kỹ thuật.
Ngành nhựa tại Việt Nam có sự thâm hụt thương mại 10,3 tỷ đô la Mỹ trong
năm 2017 do sự phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu.

2


Hình 1.1Cán cân thương mại hàng năm của ngành Nhựa Việt Nam (2010 –
2017).
1.2. Ngành vật liệu composite
1.2.1. Tổng quan

Sự ra đời của vật liệu composite là cuộc cách mạng về vật liệu nhằm thay thế
cho vật liệu truyền thống bởi những ưu điểm vượt trội như: nhẹ, bền, chắc, không
gỉ, chịu hóa chất, chịu thời tiết,… hơn hẳn vật liệu nguyên thủy của nó. Vật liệu
truyền thống có một số nhược điểm khó hoặc không thể khắc phục được như: nặng (
bê tông, gạch, sắt, thép), dễ vỡ (sành, sứ), mối mọt, khai thác nhiều gây ảnh hưởng
sinh thái (gỗ), sét gỉ, chi phí bảo dưỡng cao (sắt, thép),… Những nhược điểm này
khiến cho việc tổ chức sản xuất, vận chuyển phức tạp, đắt tiền, đồng thời khi sử
dụng không thuận tiện, chi phí bảo quản cao,…
Trái lại, với những ưu điểm nêu trên, composite có thể khắc phục những
nhược điểm của vật liệu truyền thống. Vì vậy nó được ứng dụng vào những mục
đích, những sản phẩm và ở những nơi mà những ưu điểm của vật liệu composite
được phát huy một cách hiệu quả, thỏa mãn được yêu cầu sử dụng. Cho nên vào đầu
những năm 60 thế kỷ 20, cùng với sự tiến bộ của công nghệ polymer, vật liệu
composite đã không ngừng được phát triển cho đến ngày nay và được ứng dụng
3


rộng rãi trong mọi lĩnh vực công nghệ và đời sống như: vật dụng gia đình, trang trí
nội thất, ngoại thất, tượng đài, cầu trượt, bể bơi, nhà cửa, tấm lợp, vách ngăn, ống
dẫn, bồn chứa, bể xí tự hoại, vỏ ô tô, tàu thủy, xe lửa, máy bay, cấu kiện điện tử và
cấu kiện cho ngành hàng không- vũ trụ…
1.2.2. Xu thế phát triển và ứng dụng composite ở Việt Nam
Ở các nước phát triển trên thế giới thì vật liệu composite đã được phát triển
từ lâu, nhưng với nước ta thì composite được coi là vật liệu mới vì thời gian đưa
vào ứng dụng chưa lâu và phạm vi ứng dụng chưa nhiều.
Vật liệu composite sợi thủy tinh (FRP) được bắt đầu nghiên cứu và áp dụng
thử ở nước ta từ 1988, khởi đầu là cano, xuồng nhỏ với tư cách là một vật liệu mới.
Đến đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, một vài đơn vị sản xuất composite đã hình thành
với các sản phẩm ghe, thuyền, bồn chứa có kích thước không lớn, đặc biệt là đồng
bằng sống Cửu Long. Tuy nhiên composite thực sự được phát triển từ 1995 đến nay

kể cả về số lượng các đơn vị sản xuất cũng như chất lượng và chủng loại sản phẩm.
Hiện nay trong toàn quốc có khoảng 40 đơn vị lớn nhỏ, nhưng chỉ một số đơn vị
chuyên sản xuất mặt hàng composite, còn lại là kết hợp với các sản phẩm nhựa
khác. Các mặt hàng đã mở rộng, đa dạng, phong phú cùng với chất lượng cao hơn
như: ghe, thuyền, cano, xuồng, tàu cảng vụ, tàu nghiên cứu hải dương, tàu đánh cá
xa bờ, cầu trượt, máng trượt (cho công viên nước), bể bơi, bồn tắm, kiot, trang trí
nội thất, ngoại thất, các công trình cho công viên, đồ chơi trẻ em, tấm lợp nhà máy,
nhà dân, các loại bể xí tự hoại, toilet lưu động phục vụ đô thị, nông thôn, công
trường, nhà máy. Các loại bồn chứa đặt dưới đất hoặc trên tháp cao với dung tích
hàng trăm mét khối. Chống thấm, dột, bọc vỏ tàu gỗ,...Cùng với sự phát triển trên là
nhu cầu nhập nguyên liệu ngày càng tăng.
Về công nghệ, ở nước ta vẫn chủ yếu là công nghệ trải tay (Hand lay up).
Công nghệ phun (spray up) và các công nghệ tiên tiến khác còn rất ít được áp dụng.
Tuy nhiên rõ ràng sản phẩm composite đã và đang có xu thế phát triển ở nước ta với
nhiều sản phẩm phục vụ đời sống và công nghiệp hữu hiệu.
Nhưng lĩnh vực này còn đang bị hạn chế bởi những nguyên nhân sau đây: Tất
cả nguyên liệu đều phải nhập nên dẫn đến giá thành chưa hấp dẫn, trong khi người
tiêu dùng, các nhà quản lý và lập dự án cũng chưa am hiểu rõ vật liệu "mới" này.
Khâu tuyên truyền, phổ biến còn rất ít. Ngoài ra các nhà sản xuất cũng chưa mạnh
dạn đầu tư các công nghệ tiên tiến, do đó chất lượng và chủng loại còn hạn chế,
chưa đáp ứng được nhu cầu và thị yếu của người tiêu dùng. Tất cả những yếu tố trên
làm cho nhựa composite chưa được như mong muốn.
4


Hầu hết các nước trong khu vực đều có nhà máy chế tạo sợi thủy tinh và
polyester chuyên dùng cho composite phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Trong xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự phát triển vật liệu composite
cần có sự quan tâm hơn của các nhà quản lý, thiết lập dự án cũng như nhà sản xuất
và người tiêu dùng. Nước ta có cát, có mỏ dầu và có công nghệ lọc - hóa dầu, đó là

tiền đề thuận lợi cho sự ra đời của nhà máy sản xuất sợi thủy tinh và polyester cho
công nghệ composite phụ vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nếu được sự quan tâm của các cấp quản lý vĩ mô, nếu các nhà sản xuất mạnh
dạn đầu tư công nghệ tiên tiến, cùng với nguyên liệu sản xuất trong nước, thì chắc
chắn vật liệu composite ở nước ta sẽ phát triển mạnh và trở thành một ngành vật
liệu có ý nghĩa, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội.
1.3. Sử dụng tấm vật liệu Gỗ Composite nói chung và Tre Composite nói riêng
trong xây dựng
1.3.1. Thị trường tiêu thụ
Thị trường trong nước: Tấm vật liệu được sử dụng cho các khu nhà biệt thự,
nội thất nhà ở, trang trí nhà hàng, quán cafe, cửa hàng… Tốc độ tăng trưởng trong
ngành xây dựng từ 10 – 15%, đặc biệt ngành dịch vụ ngày càng gia tăng mạnh cả về
quy mô và chất lượng, nhu cầu sử dụng tấm tre nhựa sẽ tăng mạnh, vì với những
đặc tính hoàn hảo của sản phẩm này như: màu sắc đa dạng , thuận tiện và tiết kiệm
nhiều chi phí vì khi sử dụng mang lại tính thẩm mĩ cao, sang trọng thua kém gì so
với gỗ tự nhiên,... Đáp ứng các tiêu chuẩn về chống ẩm, cách nhiệt, chống cháy, độ
bền cao,...
1.3.2. Khả năng cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp từ các nhà sản xuất của
Trung Quốc, Đài Loan,...Tiêu chuẩn kỹ thuật đồng nhất, độ dày thông thường từ 1 –
1,5 cm hay tùy theo sản phẩm thiết kế.
Thị trường miền Bắc cũng như miền Nam cũng đã xuất hiện những công ty
đủ sức cạnh tranh trên thị trường như Công ty cổ phần Nhựa 04, Công ty TNHH Gỗ
Nhựa Composite Việt Nam….cùng nhiều doanh nhân trẻ tham gia vào thị trường
tiềm năng này.
5


1.3.3. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành chế biến gỗ đã đạt

được những thành tựu to lớn cả về số lượng, chất lượng doanh nghiệp chế biến, về
kim ngạch xuất khẩu và về thị trường tiêu thụ sản phẩm,... Các sản phẩm gỗ chế
biến ngày càng trở nên đa dạng hơn, có mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng
phù hợp hơn với cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Từ chỗ chỉ tập trung để tái
xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay các sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam
đã có mặt ổn định ở trên 120 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với nhiều
doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sang các thị trường dành cho người tiêu dùng.
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đang ngày càng tăng một cách ổn
định. Nếu như năm 2000, giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của nước ta
chỉ mức khiêm tốn là 214 triệu đô la Mỹ thì đến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu này
đã lần đầu tiên vượt mốc 01 tỷ đô la Mỹ để đạt giá trị 1,154 tỷ USD và năm 2015
kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đã đạt mức trên 6,9 tỷ USD. Việt Nam đã trở
thành nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn thứ sáu thế giới với hơn 4,0% thị phần
thương mại đồ gỗ thế giới, thứ hai châu Á và đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Nói
cách khác, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ đã và đang trở thành một ngành
kinh tế quan trọng, chủ lực trong nền kinh tế của nước ta. Đây là một ngành kinh tế
chẳng những có thể đem lại nhiều công ăn, việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao
động mà còn là một trong những ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn của nước
ta.
Tuy nhiên, vẫn đang tồn tại một nghịch lý là trong khi các doanh nghiệp chế
biến gỗ và lâm sản đang ngày càng đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, chế biến sản
phẩm xuất khẩu sang các thị trường khác nhau trên thế giới thì thị trường trong
nước với sức tiêu thụ của hơn 90 triệu người dân có nhu cầu ngày càng tăng cao,
ước tính khoảng 1-2 tỉ USD/năm lại đang chưa được chú ý đúng mức. Số liệu thống
kê cho thấy thị trường nội địa về đồ gỗ của Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 1/3 so
với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tương tự của các doanh nghiệp chế biến
trong nước. Điều đáng lo ngạu là tỷ lệ này lại đang có chiều hướng giảm xuống chứ
không phải là tăng thêm theo chiều hướng phát triển của ngành trong lĩnh vực xuất
khẩu. Tỷ giữa giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam với giá trị thị trường
nội địa đang giảm từ 37,60% (năm 2011) xuống chỉ còn 25-27% những năn 20142016.


6


Bảng 1.0.1: Tiêu thụ đồ gỗ ở thị trường Việt Nam ( triệu USD )
2011

`2012

2013

2014

2015

2016

Tiêu thụ nội
địa

1,072

1,188

1,328

1,228

1,271


1,306

Kim ngạch
xuất khẩu

2,851

3,395

3,803

4,442

4,788

5,127

Tỷ lệ giữa tiêu
thụ nội địa và
KNXK ( % )

37,60

34,99

34,92

27,65

26,55


25,5

( Nguồn: CSIL - World Furniture Outlook tháng 6/2016 )
Hiện tại, tổng khối lượng đồ gỗ các loại trên thị trường 16 địa phương được
điều tra dao động trong khoảng từ 1.398.348,66m3 (2013) đến 1.671.575,65 m3
(năm 2012). Trong đó đồ gỗ nội thất dao động từ 86.186,88m3 (2012) đến
127.961,29 m3 (2014) và đang có xu hướng tăng. Đồ gỗ ngoại thất và xây dựng
cũng đang có xu hướng tăng từ 34.171,17m3 (2012) lên 57.142,77m3 (2014). Sản
phẩm gỗ chống lò cũng tăng từ 321.442,20m3 (2012) lên 362.080,10m3(2014).
Trong khi đó sản phẩm gỗ dăm và bột giấy có xu hướng giảm từ 1.191.607,00m3
(2012) xuống 795.796,00m3 (2013) và 877.899,10m3 (2014)…
Về tình hình xuất khẩu thì theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam năm 2017 tiếp tục tăng cao,
thiết lập mức kỷ lục mới, đạt 7,658 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,707 tỷ USD, tăng 11,4%
so với cùng kỳ năm 2016, chiếm 74,52% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của
toàn ngành, tỷ lệ này tăng nhẹ so với mức 73,6% của cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp theo đà tăng trưởng của năm 2017, theo IMF, kinh tế toàn cầu năm 2018
sẽ tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng có thể đạt 3,7%. Trong đó, IMF đều nâng
mức tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế hàng đầu như Hoa Kỳ, Trung Quốc,
khu vực Eurozone và Nhật Bản. Đây đều là những thị trường xuất khẩu G&SPG
chủ lực của Việt Nam; Kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao 6,66,8% sẽ là những yếu tố chủ chốt giúp hoạt động xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi,
trong đó có nhóm mặt hàng G&SPG. Dự báo: kim ngạch xuất khẩu G&SPG của
nước ta năm 2018 có thể đạt mức tăng từ 13-15%.

7


Hình 1.0.2 Kinh ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam theo từng tháng

trong giai đoạn 2014 – 2017.
( Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam 2018 )
Trong năm 2017, Hoa Kỳ liên tục là thị trường xuất khẩu G&SPG lớn nhất
của Việt Nam, đạt 3,267 tỷ USD, tăng 15,65% so với năm 2016 cao hơn mức tăng
của cả nước – đạt 10%, chiếm tới 43% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của cả
nước, tăng so với tỷ lệ 41% của cùng kỳ năm ngoái.
Đứng sau thị trường Hoa Kỳ lần lượt là 3 thị trường châu Á là Trung Quốc,
Nhật Bản và Hàn Quốc, với mức tăng lật lượt là 4,91%; 4,29% và tăng 15,6% về
kim ngạch xuất khẩu so với năm 2016.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu G&SPG sang thị trường Canada và Anh
cũng tăng rất mạnh, lần lượt tăng 15,15% và tăng 13,47% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong số các thị trường xuất khẩu G&SPG chủ lực của Việt Nam trong năm
2017, duy nhất có thị trường anh giảm nhẹ so với năm 2016, đạt 29 triệu USD, giảm
5,41% so với năm 2016.

8


Bảng 1.0.2 Thị trường xuất khẩu G&SPG của Việt Nam trong năm 2017

( Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam 2018 )
Sản phẩm của luận án này là loại vật liệu hàng đầu được dùng để thay thế vật
liệu gỗ tự nhiên. Trong khi nguồn tài nguyên gỗ ngày càng cạn kiệt, môi trường
ngày càng xấu đi, việc sản xuất ra loại vật liệu Tre Composite này có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc đáp ứng được nhu cầu con người cũng như đối với công
tác bảo vệ môi trường sinh thái của Trái đất.
Với những sự cần thiết trên tôi chọn đề tài: Thiết kế dây chuyền sản xuất tấm
vật liệu Tre composite với năng suất 1.500.000m2/năm.

9



1.4. Vấn đề mặt bằng
1.4.1. Về dây chuyền sản xuất
Dây chuyền sản xuất phải có công nghệ, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế
phát triển chung của ngành nhựa trong nước và thế giới để dễ dàng bảo dưỡng và
thay thế máy móc.
1.4.2. Về địa điểm xây dựng
Phân xưởng phải đặt ở vị trí thuận lợi gần đường giao thông thuận tiện cho
việc vận chuyển nguyên liệu. Diện tích phân xưởng phải đủ lớn để bố trí mặt bằng
thích hợp sao cho nhà xưởng xản xuất thông thoáng để có thể tận dụng tối đa các
yếu tố thiên nhiên sẳn có như: ánh sáng, hướng gió, việc di chuyển của công nhân,
máy móc,... Và đảm bảo sức khỏe của công nhân sản xuất.
Từ việc phân tích và đánh giá các yếu tố ta chọn địa điểm xây dựng tại Khu
công nghiệp Long Thành nằm ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
- Đường bộ: Đến trung tâm tỉnh 15km, đến thành phố Hồ Chí Minh 44km, đến thị
xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) 50km.
- Đường thủy: Đến cảng Gò Dầu 23km, đến cảng Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)
35km, đến cảng Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) 63km.
- Quy mô: Tổng diện tích 488 ha.Trong đó: Đất công nghiệp 303.35 ha, đất nhà
xưởng 4.1 ha, đất còn trống 96.41 ha.
- Giao thông:
Hệ thống trục chính: Rộng: 31m, số làn xe: 4.
Hệ thống giao thông trục nội bộ: Rộng: 24m, số làn xe: 2.
- Cấp điện: Cung cấp tuyến điện: 22 Kv, công suất: 2x63MVA.
- Cấp nước: Công suất 20.000m3/ngày.
- Internet: ADSL 2 Mbps.

10



Bảng 1.0.3: Chi phí sinh hoạt

Ta thấy tuy chi phí hơi cao nhưng với vị trí thuận lợi phù hợp với dây chuyền
sản xuất tấm vật liệu Tre Composite. Mặt khác gần các trung tâm thành phố nơi tiêu
thụ cao như: Cao ốc, trung tâm thương mại, công ty, chung cư,... mọc lên từng ngày.
Mặt bằng phân bố các lô đất của khu công nghiệp:

11


Hình 1.3: Mặt bằng phân bố lô đất KCN Long Thành.
(Nguồn: Công ty Cổ phần SONADEZI Long Thành)

1.5. Vấn đề nguyên liệu
1.5.1. Tre
1.5.1.1. Khái quát
Hiện nay có khoảng 115 giống tre và khoảng 1.020 - 1.070 phân loài trên thế
giới. Hơn một nửa trong số chúng tập chung ở khu vực Châu Á. Một số nhóm tre
thường gặp là: Bambusa, Chusquea, Dendrocalamus, Phyllostachys, Giantochloa
hoặc Schizostachyum…Trong một bụi tre có thể có từ 40 đến 50 thân, mỗi năm có
thêm từ 10 đến 15 thân. Thân cây tre hầu hết đều dạng tròn, rỗng. Đường kính trung
bình từ 0,6cm đến 30cm. Các thân rễ của tre được gọi là rễ của cây tre. Các thân rễ
của tre hình thành các lùm cây và có sự lan toả rễ cây. Chiều cao của cây tre dao
động trong khoảng 1m (3ft) đến 50m (164ft) phát triển thẳng, đôi khi có những loài
12


trong điều kiện sinh trưởng tốt có thể lên tới 75m, còn đường kính gần gốc có thể
lên tới 30cm (12inches). Chu kỳ sinh trưởng của đại đa số các loài tre vào khoảng

từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, đây là thời kỳ phát triển chính, nó cần lượng ẩm
lớn và điều kiện nhiệt độ phù hợp cho từng loài (dao động trong khoảng 15 oC 210C, lượng mưa trung bình năm nằm trong khoảng 600mm đến 1.800mm). Cũng
có những giống có thể sinh trưởng trong cả thời kỳ nhiệt độ hạ xuống thấp (6 oC 100C) và lượng mưa trung bình năm dưới 600mm. Trong giai đoạn phát triển chính
các bụi tre phát triển thân rễ và sinh các chồi non (măng). Nếu trong điều kiện khô
hạn hơn thì nó sẽ có sự phân chia để phát triển, một số được tập trung để phát triển
thành cây tre, số còn lại sẽ dành để phát triển vào mùa xuân năm tới.
Trong thời gian đầu tre phát triển rất nhanh về chiều cao, sau khoảng 1 năm
thì nó bắt đầu phát triển về cành lá, sau khoảng 3 năm trồng thì tre có thể cho thu
hoạch. Một bụi tre có thể cho thu hoạch liên tục từ 20 năm – 30 năm mà không cần
phải trồng mới, và sản lượng có thể thu được từ 27tấn/ha - 34tấn/ha (với những loại
chủ yếu cho gỗ). Điều kiện thổ nhưỡng: độ PH của đất trong khoảng 4,5 - 7 không
cần nhiều nước, nếu lượng muối lớn hơn 1% và khi độ PH > 8 thì cây phát triển
không tốt. Nó có thể trồng tại các vùng đồi núi dốc, hoặc các vùng có độ cao 800m
đến 1.200m so với mực nước biển. Các giống tre có thể phát triển tương đối bình
thường trên các vùng đất có điều kiện dinh dưỡng nghèo, hoặc sỏi đá. Tre có thể
được tìm thấy ở nhiều vùng khí hậu khác nhau từ vùng núi đá lạnh tới các vùng có
khí hậu nóng ẩm. Chúng trải khắp vùng Đông Á, từ 50 vĩ độ bắc ở Skhalin tới vùng
bắc nước Úc, đông từ Ấn Độ sang Himalya. Chúng cũng có mặt ở vùng nhỏ của sa
mạc Sahara Châu Phi và ở Châu Mỹ thì từ nam USA tới các nước Chi Lê ,
Argentina. Nơi không có sự xuất hiện của tre bao gồm : Châu Âu, Tây Nam Á, Bắc
Phi, Canada, Nam Cực. Có thể quan sát phân bố miền sinh trưởng của tre trên bản
đồ sau:

Tre phân bố dạng rừng
Vùng tre không sống
Vùng tre rải rác

13



Hình 1.4. Bản đồ mật độ phân bố của tre trên thế giới.
Trung Quốc là nơi có nhiều giống tre nhất thế giới (2,7 triệu ha chiếm tới 4% tổng
diện tích đất rừng) với khoảng 44 giống và gần 400 loài khác nhau, sau đó là Ấn Độ
(gần 8,90 nghìn ha) tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á và
các vùng Thái Bình Dương. Một số nhóm tre thường gặp là: Bambusa, Chusquea,
Dendrocalamus, Phyllostachys, Giantochloa hoặc Schizostachyum.
Ở Việt Nam, có thể gặp tre nứa từ độ cao ngang mực nước biển ở các làng xóm
thuộc vùng Tây Nam Bộ hay trên các vùng đảo thuộc vịnh Hạ Long và nơi có độ
cao gần 3.000m trên dãy Hoàng Liên Sơn.
Dựa vào các đặc điểm sinh học và sinh thái, tại Việt Nam có thể chia các cây họ nhà
tre làm 2 nhóm. Nhóm mọc tản như trúc, vầu,…phân bố ở các vùng núi cao có khí
hậu lạnh, trên nhiều đỉnh núi như Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sinh, Ngọc Lĩnh. Các
cây thuộc nhóm này mọc tản tạo thành các vành đai khá rộng. Nhóm thứ 2 là nhóm
mọc cụm như tre gai, hóp, nứa, diễn, bương, mai, lùng, lồ ô, thường mọc ở nơi có
độ cao dưới 700m và được nhân dân trồng nhiều quanh nhà, đường đi, ven sông
suối. Nhiều loài tre mọc thành rừng thuần loại hoặc mọc hỗn giao với các loài gỗ
khác. Hiện nay theo thống kê không đầy đủ thì tại Việt Nam có khoảng 789.221 ha
rừng tre, nứa thuần loại và 702.871 ha rừng tre, nứa hỗn giao. Ngoài ra còn có hàng
triệu cây tre, nứa được trồng tại các hộ gia đình đã tạo nên nguồn dự trữ tre lớn cho
Việt Nam.
Theo thống kê chưa đầy đủ năm 2003 của cục Lâm nghiệp Việt Nam thì tại Việt
Nam hiện đang có khoảng 150 loài tre, nứa thuộc 29 chi.
Bảng 1.0.4: Một số giống tre thông dụng ở Việt Nam
Tre là ngà (Bamboosa Sinospinosa)

Tên khác là: Tre Mỡ, Tre Gai, Tre Hoa.
Phân bố chủ yếu tại phía Bắc từ Hà
Giang tới Huế. Thích nghi với độ cao
khoảng 700m trên mực nước biển.


Trúc sào (Phyllostachys Edulis)

Trồng tập chung ở Hà Giang, Cao Bằng
và một số vùng có độ cao từ 400m tới
1400m so với mực nước biển.

Lộc ngộc (Bambusa Bicomiculata)

Tên khác là Tre Nghệ, trồng nhiều tại
Bắc Trung Bộ và Trung Bộ.

Luồng (Dendrocalamus Bartatus)

Còn gọi là Mạy Mén, Luồng Thanh
Hoá... trồng chủ yếu tại Thanh Hoá,
14


Nghệ An, Cao Bằng các vùng có độ cao
800m trên mực nước biển.
Lồ ô (Bambusa balcooa)

Phân bố từ Quảng Bình tới Lâm Đồng,
sống chủ yếu trên các vùng đồi cao.

Lùng

Hay còn gọi là Vầu, Mùng có ở Thanh
Hoá, Nghệ An, Sơn La trên các vùng đồi
núi thấp.


Tre Tàu (Dendrocalamus Latiflorut)

Tên khác là Tre Trinh, Điền Trúc, Bát
Bộ. Tìm thấy nhiều ở Nam Trung Bộ và
Nam Bộ.

1.5.1.2. Cây luồng Việt Nam
Luồng là một giống tre của Việt Nam có diện tích trồng lớn, có hình dáng
thẳng, thân to đây là loại tre được chọn để sản xuất sợi tre liên tục dạng nan dùng
cho sản xuất vật liệu polyme composite tre, nên trong khuôn khổ luận văn này, tác
giả sẽ đi sâu nghiên cứu loại tre này .
Luồng có tên sinh học là: Dendrocalamus Barbatus, họ Hoà Thảo- Pocaceae.
Các tên khác: Luồng Thanh Hoá, Mạy Mèn, Mạy Sang Mú (Thái - Tây Bắc); Mét
(Thái và Kinh - Nghệ An). Thân ngầm mọc thành cụm, thân nổi có chiều cao trung
bình từ 15m - 18m, đường kính từ 15cm - 20cm, ngọn cong hơi rủ, một số đốt gần
gốc có vòng rễ mọc ký sinh, đốt có màu lục xẫm, dài khoảng 26cm - 32cm, phần
phẳng dẹt một phía không lông, phần trên có ít phấn trắng. Bề dày vách thân 2cm 2,5cm, vòng thân không nổi lên nhiều. Độ dày mắt khoảng 1,5cm ở mắt và phía
dưới vòng mo có vòng lông nhung màu trắng. Trên một mắt có thể có nhiều cành,
thông thường có 3 cành (1 cành chính to khoẻ hơn, và 2 cành phụ nhỏ hơn). Bẹ mo
rụng sớm, lúc đầu màu vàng có phấn trắng và có lông gai màu nâu.
Luồng có thể mọc tự nhiên hoặc được trồng thành từng cụm ven sông Mã
thuộc tỉnh Sơn La (tại đây vẫn còn các vùng rừng luồng mọc tự nhiên chưa từng
được khai thác) các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa như Quan Hoá, Lang Chánh, Bá
Thước, Ngọc Lạc là vùng trồng luồng tập trung nhất (vì thế gọi là luồng Thanh
Hoá), nhưng luồng ở đây chủ yếu ở dạng trồng (với tổng diện tích trồng là
50.000ha). Tới nay, luồng được trồng nhiều ở các vùng Bắc Trung Bộ, và đã lan
rộng ra các vùng phía Bắc và cả phía Nam. Các tỉnh Nghệ An, Yên Bái, Hoà Bình là
các tỉnh có diện tích trồng luồng nhiều sau Thanh Hoá. Hiện nay tổng diện tích rừng
Luồng tự nhiên trên cả nước là 5.888ha và diện tích rừng trồng là 107.727ha.


15


Điều kiện thuận lợi cho luồng sinh trưởng là vùng khí hậu nóng ẩm có nhiệt
độ trung bình 20oC, lượng mưa trung bình 2.000mm, độ ẩm không khí khoảng 87%
và ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, nơi đất bằng chân đồi hoặc các
vùng dốc dưới 300m. Một bụi luồng chuẩn có khoảng 30 - 40 cây và mỗi năm có
thêm 8 - 10 măng mọc thay thế. Luồng trồng khoảng 5 - 6 năm là có thể khai thác.
Thành phần chính của Luồng: Trong luồng có 56% Cellulozo cao nhất trong tất cả
các cây trong họ nhà tre đã khảo sát; 22,4% Lignin; và Pentosa là 18,8%.
1.5.1.3. Cấu trúc sinh học gỗ tre
Nếu ta thực hiện quan sát trên mặt cắt dọc và ngang thì có thể dễ dàng thấy
mỗi đốt tre là một thể đồng nhất bao gồm các bó xơ cellulose được xếp song trục và
gần như song song trong khối Lignin. Chiều dài của các bó xơ tuỳ thuộc vào từng
loài, ví dụ như loài Phylostachys Edulis xơ dài 1,5mm; Ph. Pubescens 1,3mm;
Oxytenanthera Nigrocilliata 3,6mm; D.membranaceus dài 4,3mm; ... Chiều dài của
các xơ này là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ bền của ống tre.

Hình 1.5 Mặt cắt dọc của một đốt tre (L-T hoặc L-R).
Trên mặt cắt ngang không qua mấu vách ống tre bao gồm 3 phần chính, phần
ngoài cùng được gọi là “Cật tre” phần tiếp theo là “Gỗ tre” phần trong cùng là
“Ruột tre”.

16


Hình 1.6 Mặt cắt ngang một phần đốt tre.
Ở đây dễ dàng quan sát thấy các bó mạch (phần có màu đen trên hình 1.5)
được bao bởi lớp nhu mô (phần màu trắng). Các bó mạch này phân bổ mật độ cao

tại vùng cật tre, mật độ của các bó mạch giảm dần khi vào trong lõi nhưng kích
thước của các bó mạch này tăng lên tại phần ruột. Tập chung chủ yếu khối lượng
của một bó mạch gọi là mô cứng “ Sclerenchyma” bao gồm rất nhiều các xơ
Cellulose nhỏ, đảm nhận trách nhiệm tạo nên độ bền của thân tre. Chuỗi các mao
mạch (Conducting Tissue) đảm nhiệm vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng lấy
từ đất phân phối lên các phần khác nhau của cây. Phần Lignin bao quanh các bó xơ
và các mao mạch được gọi là các mô mềm (Parenchyma), đây là phần cấu trúc yếu
trên thân tre.

17


Hình 1.7 Mặt cắt ngang của bó mạch.
Ngang qua phần thân, tỉ lệ các xơ tự nhiên cũng giảm dần từ phía ngoài vào
phía trong lõi, trong khi đó thành phần Lignin lại tăng lên, đồng thời do sự thu hẹp
của độ dày thành cell là kết quả làm yếu đi của phần trong của tre. Theo kết quả
nghiên cứu của Abd.Latif và Tarmeze về đặc điểm giải phẫu 3 loại tre ở Malaysia từ
1 đến 3 năm tuổi cho thấy rằng số lượng các bó mạch tập trung nhiều nhất tại phần
ngọn của tre 2 năm tuổi có thể lên tới 365 (bó/cm 2) và thấp nhất là phần giữa của
cây 1 năm tuổi 132 (bó/cm2). Theo kết quả của Xiaobo Li thì có từ 50% - 80% số
lượng bó xơ tập trung tại lớp ngoài cùng, 10% - 35% ở lớp gỗ tre, và 10% - 20 % ở
lớp trong cùng. Kết quả tổng hợp theo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1.0.5: Số lượng bó xơ phân bổ theo các lớp và độ tuổi tre (bó/cm2)
Tuổi tre (năm)

Độ cao

Lớp ngoài


Lớp gỗ

Lớp ruột

1

Gốc

346

174

105

18


2

3

Thân

344

232

153

Ngọn


392

279

214

Gốc

292

155

126

Thân

378

213

135

Ngọn

467

256

136


Gốc

298

175

117

Thân

369

193

146

Ngọn

458

295

148

Mấu tre có vai trò rất quan trọng trong tính chất của tre, nó như một “thanh
giằng” để tạo nên kết cấu bền vững trong khi cây tre chịu tác động của lực uốn, lực
nén và tạo ra khả năng khôi phục lại trạng thái ban đầu khi bỏ lực tác dụng. Mấu tre
có cấu tạo phức tạp hơn so với phần đốt tre, nó ảnh hưởng khá nhiều đến tính chất
của cây tre, ống tre, thanh tre chẻ và sợi tre. Đây chính là đặc trưng khác biệt quan

trọng giữa tre và các loại gỗ thông thường.
Mấu tre được chia làm hai phần: Phần xuyến bên ngoài và phần màng ngăn
bên trong. Chiều dài mấu tre chiếm khoảng 10% chiều dài đốt tre, mấu tre có lượng
Hemi cellulozo thấp hơn nhưng lượng khoáng chất, Pentosan, Lignin và tro lại cao
hơn so với phần đốt tre. Trong cấu trúc phân tử có sự đổi hướng của các bó mạch tại
vị trí của “Mấu tre”:

Hình 1.8 Sự thay đổi hướng của các bó mạch tại “Mấu tre”.
Quan sát tại vị trí có mấu tre, dễ dàng thấy rằng các bó xơ chạy dọc theo
chiều thân cây, nhưng tới phần mấu tre lại có sự gián đoạn. Các bó xơ sát mặt ngoài
19


bị uốn cong làm cho vị trí mấu bị phình to hơn so với phần đốt. Độ dày của vách
ngăn tại mấu tre khoảng 2 - 3mm. Nếu cắt ngang thân tre, tại phần ngoài cùng vành
mấu thì các bó xơ chạy theo hướng tiếp tuyến, trong khi các bó xơ tại nửa dưới lại
chạy theo hướng tâm. Nhánh thứ hai của các bó xơ nối phần ngoài với phần trong
của các nhánh. Tại phần màng ngăn, thành phần chủ yếu là Lignin và có rất ít các
bó xơ nhưng các bó mạch này đều có kích thước lớn và ngắn hơn so với tại phần
đốt tre.
Do thành phần cấu trúc sinh học của gỗ tre gần tương tự như cấu trúc của các
loại gỗ thông thường nên các tính chất cơ học của tre cũng gần giống như gỗ. Một
điều khác biệt lớn giữa tre với các loại gỗ thông thường là với sự tồn tại theo chu kỳ
của các mấu tre trên thân, tính chất của tre cũng bị ảnh hưởng theo chu kỳ mấu.
1.5.1.4. Thành phần hoá học của gỗ tre
Cũng giống như gỗ, thành phần hóa học của tre bao gồm 3 chất chính: anpha
- Cellulose, Hemi - Cellulose, và Lignin. Thành phần các chất này chiếm đến 90%
tổng khối lượng của tre. Các thành phần còn lại là nhựa, Tanin, muối khoáng... So
sánh với gỗ thì tre có lượng kiềm, tro và Silicat cao hơn.


Ligno Cellulose là hỗn hợp bao gồm:
- Anpha Cellulose: Là thành phần chính của tre, nó chiếm 40% - 50% khối
lượng Ligno Cellulose tre, nó là sự k ết hợp của các chuỗi monome (C 6H10O5)n với n
khoảng 10.000, nó là nguồn gốc chính tạo ra tính chất chủ yếu của tre.
- Hemi Celluloso: Là các đường Saclozơ, cũng giống như Cellulose nó cũng
có nhiệm vụ nâng đỡ trong tường Cell của tre, nhưng yếu hơn do số nhóm đường
chỉ có khoảng 150 - 200 đơn vị. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần này
không thay đổi nhiều giữa các cây trưởng thành và cây mới phát triển, hoặc giữa
các lớp trên mặt cắt ngang tre.
- Lignin: Là các polyme của Phenyl Propan, chiếm 18% - 22% khối lượng
của Ligno Cellulose. Trên tre, lượng Lignin là không hề thay đổi, toàn bộ lượng
Lignin của tre được hoàn thiện trong một mùa sinh trưởng, sang các năm phát triển
tiếp theo thì lượng Lignin này sẽ phân bố giãn ra, tại các vị trí thấp sẽ có hàm lượng
Lignin lớn hơn khi lên cao. Thành phần Lignin góp phần tạo nên khả năng toả nhiệt
20


khi cháy và độ xốp nhẹ của tre. Ngoài các thành phần đó thì trong Ligno Cellulose
còn có thêm 2% - 6% tinh bột ; 2% đường (C 12H22O11) ; 2% - 4% chất béo ; 0,8% 6% Protein.
Tro là một thuật ngữ hay dùng để chỉ các chất vô cơ như Silicat, các muối
Sunfat, Carbonat, hay các ion kim loại. Thành phần tro của tre thay đổi theo độ tuổi
cũng như vị trí của các lớp. Tro tập trung gần như toàn bộ ở phần biểu bì, tre càng
rắn thì hàm lượng tro càng cao. Lượng tro cũng có nhiều tại phần mấu tre.
Bảng 1.0.6 Tỉ lệ một số thành phần chính của một số loại tre
Loại tre

Ethanol toluene (%)

Tro (%)


Lignin (%)

Cellulose
(%)

Pentosa
n (%)

Phyllostachy
s heterocycla

4,6

1,3

26,1

40,1

27,7

Phyllostachy
s Nigra

3,4

2,0

23,8


42,3

24,1

Phyllostachy
s Reticulata

3,4

1,9

25,3

25,3

26,5

1.5.1.5. Các đặc tính chủ yếu của gỗ tre
Tính chất cơ lý của tre được nhiều nhà khoa học trên thế giới tiến hành
nghiên cứu trên nhiều chủng loại tre phân bổ theo vùng miền. Các tính chất cơ lý
của tre phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: giống tre, điều kiện sinh trưởng,
thổ nhưỡng, khí hậu, phương pháp thu hoạch, độ tuổi, khối lượng riêng, độ ẩm, vị
trí trên thân, sự xuất hiện của mấu hay không có mấu....
Từ cấu trúc giải phẫu và thành phần hoá học của tre, ta dễ dàng thấy rằng
khối lượng riêng của tre chủ yếu phụ thuộc vào số lượng các bó xơ có trong cấu
trúc. Do điều kiện sinh trưởng khác nhau nên khối lượng riêng của tre nằm trong
khoảng từ 500kg/m3 tới 800kg/m3, cá biệt có thể lên tới gần 900kg/m 3. So sánh với
các loại gỗ thông thường thì khối lượng riêng của gỗ tre thấp hơn không đáng kể
(khối lượng riêng của gỗ cứng 940kg/m3).
Theo kết quả nghiên cứu về tính chất một số giống tre thông dụng của Việt

Nam như: Diễn Trứng, Vầu Đắng, Tre Gai, Mạy Sang cho thấy:
Bảng 1.0.7 Khối lượng riêng của một số loại tre Việt Nam

21


Tên tre

Khối lượng riêng (kg/m3)

Độ ẩm cân bằng (%)

Tre Gai

814 ± 17

14,82

Mạy Sang

769 ± 12

16,66

Diễn Trứng

881 ± 16

14,46


Vầu Đắng

690 ± 15

15,59

Sự phân bố các bó xơ cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi khối lượng riêng của
các phần khác nhau của ống tre. Lớp ngoài cùng có sự tập trung cao của các bó xơ
có kích thước nhỏ nhưng lại chiếm khối lượng cao do phần diện tích các khoang để
dẫn chất dinh dưỡng nhỏ và tỉ lệ Lignin thấp.
Trung bình, khối lượng riêng của tre một năm tuổi thấp hơn nhiều so với các
cây tre trưởng thành từ 3 đến 5 năm tuổi. Sự khác biệt này chủ yếu là do quá trình
phát triển độ dày của thành vách tre, trung bình thì tỉ lệ này tăng khoảng 58% từ tre
1 năm tuổi đến tre 3 năm tuổi.

Bảng 1.0.8 Tỉ trọng riêng trung bình của một số loại tre tại các vị trí trên
ống tre
Tuổi tre (năm)

Tọa độ dọc

Lớp cật

Lớp gỗ

Lớp ruột

1

Gốc


0,61

0,32

0,29

Thân

0,63

0,33

0,29

Ngọn

0,63

0,34

0,3

Gốc

0,81

0,60

0,56


Thân

0,82

0,61

0,55

Ngọn

0,84

0,60

0,55

Gốc

0,81

0,66

0,58

Thân

0,82

0,66


0,59

Ngọn

0,84

0,63

0,58

2

3

Độ ẩm là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến tính chất cơ lý của tre. Độ bền nén
và uốn của tre trong điều kiện tươi có tính chất khác nhiều so với tre trong trạng thái
sấy khô. Trên thân tre, tại mỗi phần khác nhau có độ ẩm khác nhau. Ngay tại cùng
một tọa độ dọc ống thì cũng có sự khác nhau về độ ẩm giữa các lớp, lớp phía ngoài
22


×