Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tìm hiểu bài thơ hồi hương ngẫu thư của hạ tri chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.04 KB, 6 trang )

Tìm hiểu bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương
I. TÌM HIỂU CHUNG:

Xem chú thích (*) Sgk/127.

Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Hạ Tri Chương?

* Năm 744, tác giả về quê (86 tuổi) trong sự lưu luyến của vua, thái tử, bạn bè ở
kinh đô. Chưa đầy một năm, tác giả qua đời. Điểm nổi bật thân thế ông: Là vị đại
quan rất được vua Đường Huyền Tông vị nể, việc ông cáo quan về quê là điều rất
đáng trân trọng. Ông là bạn Lí Bạch. – Khuất Nguyên có mấy câu thơ:

“Cáo chết tất quay đầu về phía núi
Chim mỏi tất bay về rừng cũ”

– Thú cũng thế nói chi là con người. Đây là lối nói ẩn dụ làm nổi bật tình cảm phổ
biến mà mọi người phải có và có.

Giải thích nhan đề bài thơ? Ngẫu là gì? Tại sao lại ngẫu nhiên viết? Vậy ý nghĩa
nhan đề bài thơ có gì đáng chú ý?

– “Ngẫu thư” (ngẫu nhiên viết) chứ không phải tình cảm, cảm xúc bộc lộ một cách
ngẫu nhiên. Vì tác giả không định làm thơ ngay khi mới đặt chân đến quê nhà.


– Việc sáng tác bài thơ có tính ngẫu nhiên nhưng đằng sau đó là tình cảm quê
hương sâu nặng của tác giả đã thường trực và bất cứ lúc nào tác giả cần là thổ lộ
được.

So sánh bản phiên âm và 2 bản dịch? (Từ nào 2 bản dịch không có? Từ nào được
nhắc đến trong 2 bản dịch?)



– “Hương âm” bản phiên âm. “Khách” cả hai bản dịch có.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1. Hai câu đầu: Tình cảm gắn kết với quê hương

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Dịch:

Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao?

Ở hai câu thơ đầu, tác giả nhớ lại sự việc gì?

– Rời nhà lúc còn trẻ, khi về đã già.


Từ nào giúp ta hiểu được điều này?

– Thiếu tiểu – lão đại.

Xa quê lâu ngày, con người nhà thơ có gì thay đổi?

– Tuổi tác, vóc dáng, mái tóc.

Khi trở về, điều gì ở tác giả không thay đổi? Dựa vào từ ngữ nào?


– Giọng quê không đổi – nhờ từ “hương âm”.

* Tiếng nói, âm sắc của quê hương tượng trưng cho tình yêu quê hương nên các em
cần giữ gìn, tôn trọng nó.

Để nói về sự thay đổi, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì?

– Sử dụng phép đối: “thiếu tiểu” – “lão đại”, “li gia” – “đại hồi” “hương âm vô
cải” – “mấn mao tôi” à nhấn mạnh tình yêu quê hương nên tác giả trở về quê
hương.

Hai câu thơ này tác giả dùng phương thức biểu đạt gì?


– Kể, tả, kết hợp biểu cảm.

Ý nghĩa : Bằng phương thức biểu đạt tả và kể, ta thấy tác giả có những thay đổi
(màu da, mái tóc, vóc dáng, tuổi tác) nhưng giọng nói, tình yêu quê hương vẫn
không thay đổi.

2. Hai câu cuối: Nỗi ngậm ngùi, buồn tủi, xót xa của tác giả

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?

Dịch:

Trẻ con thấy lạ không chào
hỏi rằng: Khách ở phương nòa sang chơi?


Hai câu cuối có tình huống bất ngờ nào xảy ra khi tác giả đặt chân đến?

– Lũ trẻ nhìn ông già lụ khụ, tóc bạc, chống gậy từ kiệu xuống mà tò mò “Ông
khách từ đâu đến làng”.

Thảo luận: Tại sao có chuyện như vậy? Có lí hay vô lí? Việc đó tác động đến tâm
trạng, thái độ nhà thơ như thế nào? (ngạc nhiên, buồn tủi, xót xa).


* Đây chính là quê hương ông nhưng ông bị coi là khách lạ. Khách lạ ngay chính
quê hương mình. Đây là qui luật tự nhiên, giờ bạn ông chắc đã còn. Song, tự đáy
lòng ông rất tủi buồn vì tình yêu quê hương dồn nén hơn 50 năm giờ được đáp đền
là thế. Nên nhi đồng hớn hở bao nhiêu thì nhà thơ sầu muộn bấy nhiêu.

So sánh tình quê hai câu đầu và hai câu cuối?

– Hai câu đầu giọng điệu chân thực, sâu sắc, hai câu cuối hình ảnh âm thanh tươi
vui.

Ý nghĩa: Câu thơ sử dụng những hình ảnh, âm thanh vui tươi để thể hiện nỗi ngậm
ngùi, buồn tủi, xót xa của tác giả.

Nêu giá trị chung của bài thơ?

* Ghi nhớ Sgk/128.

II. LUYỆN TẬP

Đọc yêu cầu câu hỏi phần luyện tập Sgk.


Bản dịch (1) chưa sát ý câu 2 và 4.

Bản dịch (2) sát ý nguyên tác hơn nhưng không rõ ý; câu 2 và câu 3 còn mơ hồ.


Bài “Tĩnh dạ tứ” biểu cảm trực tiếp, “Hồi … thư” biểu cảm gi/tiếp.



×