Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 bài 14: Ôn tập văn bản biểu cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.45 KB, 6 trang )

BÀI 14: ÔN TẬP VĂN BẢN BIỂU CẢM
A. Mục tiêu cần đạt:
Giáo viên giúp học sinh:
- Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết làm văn bản biểu cảm.
- Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu tả văn bản biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Nhận biết , phân tích đặc điểm của văn biểu cảm , tạo lập văn biểu cảm.
B. Phương pháp và phương tiện:
GV: Soạn giáo án + tham khảo tài liệu.
HS: Ôn tập văn biểu cảm.
PP : Luyện tập thực hành.
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức.
2. Khám phá : Kết hợp trong giờ.
3. Kết nối:
Trong tiết học trước cô đã dặn các em về nhà đọc và tìm hiểu kỹ lại các đoạn văn biểu
cảm về hoa hải đường, về An Giang, hoa học trò, cay sấu Hà Nội, các đoạn văn biểu cảm,
bài “Cảm nghĩ về bài ca dao” bài “ kẹo mầm” và các văn bản trữ tình khác. Những đoạn
văn đó sẽ giúp các em trong tiết ôn tập hôm nay.
I. Lý thuyết.
Trong chương trình tập làm văn 6,7 em đã học những phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.


GV: Phương thức tự sự, miêu tả các em đã học ở lớp 6, lớp 7 các em được học phương
thức biểu cảm hay còn gọi là văn bản biểu cảm.
1. Văn bản biểu cảm.
? Em cho biết, văn bản biểu cảm là văn như thế nào? Có đặc điểm gì?
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người
đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
? Vậy em thấy mục đích của văn biểu cảm là gì?


- Mục đích: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá thế giới xung quanh.
GV: Thế giới xung quanh ấy còn gọi là đối tượng bao gồm cảnh, sự vật, con người, tác phẩm văn
học.
? Em cho biết, yếu tố quan trọng của văn biểu cảm là gì?
- Đối tượng, chủ thể, tình cảm, quan trọng nhất là tình cảm.
? Em thấy tình cảm trong văn biểu cảm là tình cảm như thế nào?
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn
( yêu con người, cảnh vật, tổ quốc, say mê tác phẩm, nâng nui, trân trọng những cái đáng
quý, ghét thói tầm thường độc ác…)
?Em đã học những loại văn biểu cảm nào?
- Hai loại:
+ Biểu cảm về sự vật, con người.
+ Biểu cảm về tác phẩm văn học.
? Muốn biểu cảm về sự vật, con người thì sự vật, con người có quan hệ như thế nào với
người viết? Ngoài ra còn phải làm gì? VD ?
- Sự vật, con người phải gần gũi, quen thuộc.
- Phải quan sát, cảm xúc từ đó có ấn tượng và biểu lộ cảm xúc.
VD: biểu cảm mùa xuân, sách vở, ông bà ,bố mẹ.


? Muốn biểu cảm về tác phẩm văn học, người viết phải làm như thế nào?
- Phải tiếp xúc với tác phẩm ( học, đọc, nghe kể chuyện, ngâm thơ…) từ đó có ấn tượng
và bộc lộ cảm xúc.
- Thường dung đại từ nhân xưng NT1 vì có tác dụng bộc lộ tình cảm riêng tư, thầm kín .
VD: em, tôi, ta.
? Ngoài ra người viết con phải làm gì?
- Phải kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả.
2. Phân biệt văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự, miêu ? Qua tìm
hiểu các đoạn văn, văn biểu cảm ở những tiết trước em thấy người viết thường sử dụng
như thế nào? Em có nhận xét gì về nghĩa của văn biểu cảm?

- Biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hoá, điệp ngữ, liên tưởng…
- Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh gợi cảm.
? Em đã học những cách biểu cảm nào? Dấu hiệu nào để nhận biết các cách biểu cảm
đó?
- Có hai cách:
+ Biểu cảm trực tiếp (Dấu hiệu: Thông qua lời than, lời gọi, lời mời, lời giục
giã, lời reo hoặc tự thổ lộ ).
+ Biểu cảm gián tiếp ( Dấu hiệu: Thông qua miêu tả hình ảnh đặc điểm và kể
bằng các nghệ thuật so sánh, nhân hoá, liên tưởng, hồi tưởng.)
? Trong văn biểu cảm muốn tình cảm bộc lộ tự nhiên chân thành người viết thường dùng
ngôi thứ mấy? Tại sao?
tả trong văn bản biểu cảm.
? Em nhắc lại thế nào là văn tự sự?
?Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm có khác với văn tự sự không?
- Tự sự trong văn biểu cảm: Kể lại sự việc có ấn tượng sâu đậm trong qua khứ, để biểu lộ cảm
xúc.


? Thế nào là văn miêu tả?
- Văn miêu tả là tái hiện lại đặc điểm, tình cảm của cảnh, sự vật, con người để người đọc
hình dung ra nó.
? Vậy em thấy yếu tố trong biểu cảm có ý văn miêu tả không?
- Miêu tả trong văn biểu cảm: Mượn đặc điểm, hình dáng, tính chất để biểu lộ cảm xúc.
? Em thấy yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm có vai trò gì?
- Làm nền, làm giá đỡ cho tình cảm được bộc lộ, thiếu tự sự và miêu tả sẽ mơ hồ, không
cụ thể vì tình cảm chỉ nảy sinh, từ cảnh vật sự việc cụ thể.
3. Cách làm bài văn biểu cảm.
? Muốn làm văn biểu cảm ta phải tiến hành mấy bước?
- Bốn bước.
? Có mấy cách lập ý? Có bốn cách:

+ Liên hệ hiện tượng với tương lai.
+ Hồi tưởng về quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
+ Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
+ Quan sát suy ngẫm.
? Dàn bài của bài văn có mấy phần? Với văn biểu cảm em hãy nêu nhiệm vụ của từng phần?
GV: Em đã học hai loại biểu cảm: Biểu cảm về sự vật con người và biểu cảm về tác phẩm văn
học.
? Với đề bài biểu cảm về sự vật, con người em sẽ có dàn bài như thế nào? Với bài về tác phẩm
văn học em có dàn bài như thế nào?
HS: Dựa vào dàn bài chung.
GV: Trên cơ sở lí thuyết vừa ôn tập, các em vận dụng vào phần II.
II. Luyện tập.
Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya” – HCM –


? Với đề bài này em cần thực hiện theo mấy bước?
? Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của đề bài? Em căn cứ và từ nào?
- Phương thức chính là biểu cảm.
? Đề thuộc loại biểu cảm nào?
- Biểu cảm về tác phẩm văn học.
? Xét đối tượng, chủ thể của bài ?
- Đối tượng: Bài thơ “ Cảnh khuya”.
- Chủ thể: Em.
? Qua việc đọc_ hiểu bài thơ, em cho biết bài thơ có mấy ý?
- Có hai ý lớn:
+ Bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, nên thơ.
+ Tâm hồn, tình cảm của Bác yêu thiên nhiên, rộng mở với thiên nhiên nhưng luôn lo
lắng cho vận mệnh của đất nước.
? Em hãy nêu ấn tượng sâu sắc của em về bài thơ?
- Âm thanh tiếng suối, ánh trăng, chòm cổ thụ….

- Hình tượng Bác ( tâm hồn tình cảm).
? Trước cảnh thiên nhiên đẹp và tâm hồn của Bác em có cảm xúc suy nghĩ gì?
- Say mê cảnh.
- Khâm phục, trân trọng, xúc động trước tâm hồn, tình cảm của Bác.
? Em cho biết em đã lập ý theo cách nào?
- Hồi tưởng, nhớ lại, suy nghĩ.
? Qua bài thơ, em thấy Bác là người như thế nào?
- Là nhà Cách mạng – nhà thơ: lạc quan, yêu đời, yêu cảnh, yêu đất nước.
Giáo viên cho học sinh lập dàn bài -> học sinh khác nhận xét và bổ sung, sửa chữa.


Giáo viên cho học sinh viết phần mở bài -> học sinh trình bầy nhận xét, bổ sung.
Giáo viên cho học sinh viết phần thân bài ý1, ý2 -> học sinh trình bầy, nhận xét bổ sung.
GV: Các em ạ, người xưa đến với chốn lâm truyền để lánh đục khơi trong, tìm thú vui an
nhàn, thưởng ngoạn. Bác của chúng ta đến với núi rừng Việt Bắc để lập chiến khu cách
mạng để đánh Pháp. Giữa cảnh khuya của suối, có trăng đẹp như mộng nhưng người thao
thức không ngủ. Tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ, mầu sắc cổ điển hoà hợp với
mầu sắc hiện đại – cảnh khuya trong kháng chiến. Đó là nét đẹp riêng của thơ Bác. Trong
phần này, các em cần có sự so sánh đó để làm nổi bật cái hay trong thơ Bác. Tuy nhiên
trong thời gian ngắn các em đã có viết được ý hay. Nếu có thời gian, cô nghĩ các em sẽ
viết hay hơn. Đề nghị các em thưởng cho bạn một tràng pháo tay.
? Cả lớp viết phần kết bài vào bài của mình?
- Học sinh viết vào bài giáo viên thu chấm.
GV: Như vậy trong thời gian ngắn, bằng sự cố gắng của mình các em đã hoàn chỉnh bài
văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
Đề 2: Biểu cảm về mùa xuân.
- GV: Hướng dẫn học sinh cách làm -> yêu cầu về viết thành bài.
4. Củng cố.
? Thế nào là văn biểu cảm, có mấy cách lập ý?
5.Dặn dò - Ôn lý thuyết, làm bài hoàn chỉnh vào vở.

6.Đánh giá



×