Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Cac yeu cau co ban bat buoc ve ATVSLĐ PCCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.49 KB, 32 trang )

YÊU CẦU CƠ BẢN BẮT BUỘC
VỀ
AN TOÀN – MÔI TRƯỜNG – SỨC KHỎE – AN NINH

Dự án:

………………………………..

Địa điểm:

………………………………..

Chủ đầu tư:

………………………………..

Đơn vị thi công:

………………………………...

Thực hiện: ………..……….

Chữ ký :

Kiểm tra: ……………..…...

Chữ ký :

Phê duyệt: ………………...

Chữ ký :



Hà Nội – Năm 2019
MỤC LỤC
I.

GIỚI THIỆU CHUNG


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

I. 1
I. 2
I. 3
I. 4
II.

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

Mục đích
Phạm vi
Các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn và quy định được áp dụng

Mục tiêu, chính sách và kế hoạch quản lý sức khoẻ và an toàn của TÊN CÔNG TY

CÁC YÊU CẦU CƠBẢN BẮT BUỘC
Nguyên tắc chung về An toàn-Vệ sinh lao động trên công trường
II. 2 Yêu cầu về Tổ chức
II. 3 Yêu cầu về Người lao động
II. 4 Yêu cầu về Máy móc, thiết bị
II. 5 Yêu cầu về Trang thiết bị bảo hộ lao động
II. 6 Yêu cầu về Trang bị cảnh báo, phòng ngừa tai nạn lao động
II. 7 Yêu cầu về Vệ sinh, phòng chống cháy nổ
II. 8 Yêu cầu về Công tác an toàn trước khi triển khai công việc
II. 9 Yêu cầu về Thực hiện các hoạt động an toàn trên công trường
II. 10 Yêu cầu về Khách và nhà cung cấp vật tư, dịch vụ
II. 11 Yêu cầu về An ninh
II. 12 Các hành vi bị cấm trên công trường
II. 1

III.

KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC
III. 1
III. 2
III. 3
III. 4
III. 5
III. 6
III. 7
III. 8

IV.


Lắp dựng, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo
Làm việc trên cao
Làm việc với cần cẩu
Lắp đặt và sử dụng điện thi công
Làm việc trong không gian hạn chế
Công việc phát sinh lửa
Làm việc với bình áp lực
Sử dụng thiết bị cầm tay

PHỤ LỤC
IV.1

Phụ lục 1: "Good housekeeping" và "5S"

IV.2

Phụ lục 2: Quy trình hoạt động công tác an toàn hàng ngày của TÊN CÔNG TY

IV.3

Phụ lục 3: Các yêu cầu cơ bản về Trang bị bảo hộ lao động

I. GIỚI THIỆU CHUNG

I. 1 Mục đích
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 2



Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

Những yêu cầu cơ bản bắt buộc về An toàn - Môi trường - Sức khoẻ - An ninh (sau đây được
viết tắt là Các yêu cầu cơ bản) áp dụng cho dự án TÊN DỰ ÁN nhằm đưa ra các yêu cầu tối
thiểu và những quy trình để tất cả các nhà thầu tham gia thi công tuân thủ thực hiện.
Nội dung của tài liệu này sẽ được xem xét định kỳ và sửa đổi phù hợp với yêu cầu của Chủ đầu
tư, của TÊN CÔNG TY và các thay đổi của luật pháp hoặc quy định do các cơ quan có liên
quan ban hành.
Nhà thầu phải cam kết thực hiện công việc theo các tài liệu, văn bản pháp luật, tiêu chuẩn và
quy chuẩn được chỉ rõ trong mục I.3 dưới đây.
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm tuân thủ mọi nguyên tắc và quy định của chính quyền sở tại đặt
ra đối với dự án và phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với tất cả các vấn đề liên quan đến an
toàn của nhân viên của mình.
Tất cả các chi phí về công tác an toàn theo tài liệu này đã được bao gồm trong đơn giá phần
công việc mà nhà thầu đệ trình lên TÊN CÔNG TY .
I. 2 Phạm vi

Những yêu cầu cơ bản này được áp dụng đối với tất cả các nhà thầu thi công, tổ đội thi công,

các tổ chức và cá nhân thuộc quản lý của các nhà thầu phụ,các nhà cung ứng vật tư, khách
viếng thăm công trường và các đối tượng liên quan có các hoạt động tham gia vào dự án.
Những sai khác của tài liệu này với các quy định cụ thể của quốc gia, chính quyền địa phương
không miễn trừ cho các nhà thầu cũng như nhân viên của họ trong việc tuân thủ các quy định
đó đối với phạm vi công việc của họ trong dự án.
I. 3 Các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn được áp dụng

Tất cả các văn bản pháp luật, các quy định hiện hành liên quan đến An toàn vệ sinh lao động,
môi trường lao động.
Tất cả các TCVN, QCVN liên quan đến an toàn vệ sinh lao động- môi trường lao động (đặc
biệt là QCVN 18:2014/BXD)
Các tài liệu, văn bản yêu cầu về công tác an toàn của TÊN CÔNG TY .
I. 4 Mục tiêu, chính sách và kế hoạch quản lý sức khoẻ và an toàn của TÊN CÔNG TY
a)

Mục tiêu an toàn
 Không tai nạn tử vong
 Loại trừ các: Tai nạn ngã (từ độ cao > 2m); tai nạn thiết bị xây dựng và cẩu; các

tai nạn gây ra bởi vật liệu nặng rơi xuống.
b)

Ngăn chặn tai nạn xảy ra đối với bên thứ ba
Tuyệt đối phòng tránh các tai nạn xảy ra đối với bên thứ ba bằng mọi cách có thể.
Kế hoạch thi công trong đó bao gồm " Các biện pháp phòng chống tai nạn xảy ra đối với bên
thứ ba" phải được lậpvà thực hiện một cách nghiêm túc.

Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 3



Lô gô
công
ty

c)

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

Nâng cao tiêu chuẩn về Sức khoẻ và An toàn
Liên tục củng cố tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn bằng cách quản lý và thực hiện một cách
triệt để, đúng đắn quy trình " Kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Cải tiến" dựa trên "Hệ thống
quản lý sức khoẻ và an toàn người lao động".
Thực hiện đánh giá những rủi ro và các biện pháp yêu cầu nhằm giảm thiểu mọi rủi ro trên
công trường.
Đảm bảo rằng toàn thể cán bộ, công nhân viên trên công trường đều được huấn luyện, đào
tạo về sức khoẻ và an toàn.

II. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN BẮT BUỘC
II. 1 Các nguyên tắc chung về An toàn lao động- Vệ sinh lao động trên công trường
a) Sử dụng đồ bảo hộ lao động phù hợp với từng công việc và đảm bảo chúng còn trong tình


trạng tốt
b) Tuân theo tất cả các biển báo, biển chỉ dẫn và thông báo an toàn trên công trường
c) Luôn luôn kiểm tra và tiếp đất thiết bị, dụng cụ điện trước khi sử dụng.
d) Tắt các nguồn điện khi không sử dụng.
e) Không ném dụng cụ hoặc các vật khác từ trên cao.
f) Che đậy và bảo vệ các lỗmở, hố sâu,... để tránh té ngã.
g) Không sử dụng cụ hay máy móc nếu chưa được huấn luyện và cho phép.
h) Tuân thủ sự chỉ dẫn của người vận hành khi làm việc với máy móc.
i) Không đu bám vào xe, máy xây dựng đang vận hành
j) Tốc độ tối đa đối với máy móc, thiết bị thi công trong công trường là 10km/h
k) Luôn luôn sử dụng lối đi đúng, không đi tắt.
l) Giữ gìn khu vực làm việc sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp.
m) Báo cáo tất cả hành động, tình trạng không an toàn và thương tổn cho giám sát của bạn.
n) Khi nghi ngờ, hãy hỏi giám sát của bạn.
II. 2 Yêu cầu về Tổ chức
II.2.1 Yêu cầu về Hệ thống quản lý an toàn
a) Nhà thầu phải thiết lập và đệ trình lên TÊN CÔNG TY một (01) Hệ thống quản lý an toàn

trong quá trình thi công, trong đó phải quy định và chỉ ra một cách rõ ràng về Sơ đồ tổ
chức an toàn công trường, cán bộ an toàn chuyên trách, các nhân viên an toàn cũng như vai
trò, trách nhiệm của họ trong việc quản lý công tác an toàn trên công trường.
b) Hệ thống quản lý an toàn này được lập bởi Nhà thầu dựa trên sự xem xét, đánh giá về công

tác an toàn của dự án; chính sách an toàn của Nhà thầu; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy
định pháp luật về an toàn của Nhà nước cũng như các yêu cầu về An toàn lao động của
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 4



Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

TÊN CÔNG TY . Nhà thầu phải đệ trình tài liệu này trước khi triển khai công việc và phải
được phê duyệt bởi TÊN CÔNG TY .
c) Nhà thầu có vai trò và trách nhiệm trong việc thực hiện một cách nghiêm túc các điều

khoản đã nêu ra trong Hệ thống quản lý an toàn. TÊN CÔNG TY sẽ thường xuyên giám
sát việc thực hiện của Nhà thầu và có những biện pháp thích hợp để xử lý trong trường hợp
Nhà thầu không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ các điều khoản đã nêu ra
trong tài liệu trên.
d) Số lượng cán bộ an toàn chuyên trách và các nhân viên an toàn (sau đây được viết tắt là

Giám sát an toàn), tuỳ theo phần công việc mà Nhà thầu đảm nhận tại dự án, phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
i. Dưới 10 công nhân thì phải có một (01) nhân viên an toàn làm việc toàn thời gian.
ii. Cứ mỗi 30 đến 50 công nhân làm việc trong những khu vực khác nhau phải có thêm

ít nhật một (01) nhân viên an toàn trở lên làm việc.
iii. Sự vắng mặt do các nguyên nhân bất khả kháng (nghỉphép, bệnh tật,…) thì công việc


phải được giao cho một nhân viên an toàn khác (nhưng phải có đủ năng lực và được
sự đồng ý của TÊN CÔNG TY ) để duy trì những yêu cầu này.
II.2.2 Yêu cầu về Năng lực chuyên môn của Giám sát an toàn của Nhà thầu
a) Giám sát an toàn của Nhà thầu tham gia vào dự án phải đáp ứng được những tiêu chí sau

đây:
i. Bằng cấp chuyên môn với thời gian đào tạo tối thiểu 2 năm về an toàn lao động, vệ

sinh công nghiệp, kỹ thuật, hóa chất, môi trường hoặc tương đương.
ii. Tối thiểu từ 2-3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn.
iii. Chứng chỉ bổ sung được công nhận bởi các cơ quan an toàn lao động cấp quốc gia,

cấp tỉnh, hoặc cấp địa phương.
iv. Có năng lực thực tế về an toàn lao động trong các lĩnh vực: máy móc thiết bị, điện thi

công, làm việc trong khu vực nguy hiểm, phòng chống cháy nổ
v. Được đào tạo để xử lý các tình huống sơ cấp cứu và chăm sóc y tế khẩn cấp.
vi. Được đào tạo các kỹ thuật điều tra tai nạn và phân tích nguyên nhân cơ bản gây ra tai

nạn lao động.
b) Giám sát an toàn của Nhà thầu phải nắm vững được các yêu cầu về Vệ sinh - An toàn lao

động của TÊN CÔNG TY thông qua việc tìm hiểu các Tài liệu an toàn do TÊN CÔNG TY
cung cấp và tham gia các buổi đào tạo, huấn luyện an toàn trên công trường do TÊN
CÔNG TY tổ chức.
c) Trong quá trình làm việc, nếu nhận thấy rằng Giám sát an toàn của Nhà thầu không có đủ

năng lực để đảm nhận công việc thì TÊN CÔNG TY hoàn toàn có quyền yêu cầu Nhà thầu
phải thay thế bằng Giám sát an toàn khác có năng lực thực sự.


Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 5


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

II.2.3 Trách nhiệm của Giám sát an toàn của Nhà thầu
a) Giám sát an toàn của nhà thầu phải thực hiện nhưng không hạn chế các công việc sau:
i. Đạo tạo, huấn luyện công tác an toàn lao động cho cán bộ, nhân viên và người lao

động của đơn vị mình.
ii. Tổ chức các cuộc họp đầu giờ sáng về an toàn lao động (Toolbox Meeting) hàng

ngày với tất cả người lao động của mình.
iii. Kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động trên công trường một cách thường

xuyên, liên tục tuỳ theo điều kiện, thời gian, tính chất công việc và các yêu cầu về an

toàn của TÊN CÔNG TY .
iv. Lập báo cáo an toàn hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
v. Tham gia đầy đủ các hoạt động về công tác An toàn - vệ sinh lao động của TÊN

CÔNG TY được chỉ ra trong Mục II.9 trong tài liệu này.
vi. Thực hiện các hành động khắc phục lỗi liên quan đến công tác an toàn mà Ban an

toàn TÊN CÔNG TY chỉ ra, đồng thời hoàn thiện các báo cáo khắc phục nộp lại cho
Ban an toàn TÊN CÔNG TY .
vii. Hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu an toàn theo yêu cầu của TÊN CÔNG TY .
b) Trong trường hợp có các yêu cầu đặc biệt của Chính quyền sở tại hoặc của TÊN CÔNG

TY , Giám sát an toàn có trách nhiệm hoàn thành tất cả các yêu cầu trên trong phạm vi
công việc của Nhà thầu. Các chi phí cho phần công việc này không được coi là chi chí phát
sinh và Nhà thầu phải chịu trách nhiệm chi trả.
II. 3 Yêu cầu đối với người lao động của nhà thầu

a) Tất cả người lao động của nhà thầu phải tuân thủ một cách tự giác và nghiêm túc các yêu cầu
về an toàn trong tài liệu này. Bất kỳ vi phạm nào của người lao động, tuỳ theo tính chất và
mức độ vi phạm, sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của TÊN CÔNG TY .
b) Nhà thầu có trách nhiệm thay mặt người lao động của mình, đệ trình cho TÊN CÔNG TY các
hồ sơ, tài liệu liên quan đến người lao động được liệt kê dưới đây, để TÊN CÔNG TY xem
xét việc có hay không đồng ý cho người lao động được phép làm việc tại công trường:
i. Giấy khám sức khoẻ trong vòng 6 tháng còn hiệu lực.
ii. Hợp đồng lao động của Người lao động với Nhà thầu.
iii. Bảo hiểm tai nạn.
iv. Chứng chỉ/ chứng nhận được huấn luyện an toàn lao động theo quy định phápluật hiện

hành (TT 27/2013/ BLĐTBXH)
v. Bằng nghề/ chứng chỉ nghề đối với các công việc yêu cầu bằng cấp ( chứng chỉ hàn, lái


cẩu tháp, lái máy xúc,….)
vi. Chứng minh nhân dân hoặc bằng lái xe, sổ hộ khẩu, hộ chiếu….
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 6


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

c) Người lao động của nhà thầu trước khi vào làm việc phải tham gia buổi phổ biến về Nội quy
công trường và các quy định về An toàn lao động do TÊN CÔNG TY tổ chức và ký Cam kết
an toàn. Những người lao động hoàn thành buổi phổ biến trên sẽ được TÊN CÔNG TY cấp
"Thẻ công trường".
d) Người lao động khi vào công trường làm việc phải có Thẻ công trường và phải trang bị bảo
hộ lao động cơ bản theo quy định trong mục II.5 dưới đây. Bất kỳ một sự sai khác hoặc không
đầy đủ theo yêu cầu trên, người lao động sẽ không được phép vào công trường.
e) Trách nhiệm của người lao động trong quá trình làm việc:
i. Thực hiện nghiêm túc các quy định, yêu cầu và chỉ dẫn an toàn của các kỹ sư, giám sát


an toàn của nhà thầu và của TÊN CÔNG TY .
ii. Ngoài việc sử dụng trang bị bảo hộ lao động cơ bản, người lao động phải trang bị thêm

các thiết bị bảo hộ lao động chuyên dụng và phù hợp với tính chất của từng công việc
cụ thể.
iii. Nếu phát hiện ra hoặc xảy ra những vấn đề mất an toàn lao động thì phải ngay lập tức

ngừng công việc, rời khỏi khu vực nguy hiểm và báo cáo kỹ sư phụ trách, giám sát an
toàn của đơn vị mình hoặc của TÊN CÔNG TY để giải quyết.
iv. Không được tự ý đi vào các khu vực không thuộc trách nhiệm của mình.
v. Không tự ý điều khiển máy móc và thiết bị thi công nếu không thuộc trách nhiệm của

mình.
vi. Không đứng hoặc đi lại trong khu vực hoạt động của các xe, máy xây dựng.
vii. Không được bám, đu vào xe, máy xây dựng khi đang hoạt động, di chuyển.

II. 4 Yêu cầu đối với Máy móc, thiết bịxây dựng.
a) Nhà thầu phải đệ trình lên TÊN CÔNG TY một bộ Hồ sơ (được gọi là Hồ sơ thiết bị )về

những máy móc, thiết bị dự kiến sử dụng để TÊN CÔNG TY xem xét việc có hay không
đồng ý sử dụng máy móc, thiết bị đó ở dự án; bao gồm:
i. Giấy đăng ký máy móc, thiết bị
ii. Giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực
iii. Hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của máy móc, thiết bị
iv. Bảo hiểm cho máy móc, thiết bị còn hiệu lực.

(Ghi chú: Các tài liệu trên được coi là hợp lệ nếu là Bản chính hoặc Bản sao đã được
công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, ngoại từ Hồ sơ kỹ thuật của máy móc, thiết bị ).
b) Nhà thầu có trách nhiệm kiểm tra, nghiệm thu nội bộ và hoàn tất việc sửa chữa các hư hỏng


của tất cả các máy móc, thiết bị dự kiến sử dụng trước khi đưa vào công trường.
c) Các máy móc, thiết bị trước khi đưa vào công trường hoặc trước khi sử dụng phải được TÊN

CÔNG TY kiểm tra an toàn theo quy trình sau:
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 7


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

i. Đối với máy móc, thiết bị kích thước lớn (cần cẩu, máy xúc, xe nâng,...) hoặc cần nhiều

thời gian để kiểm tra an toàn: được phép đưa vào trong công trường, tập kết vào vị trí
quy định và có lan can an toàn bảo vệ. TÊN CÔNG TY sẽ tiến hành kiểm tra an toàn
các máy móc, thiết bị này theo yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu.
ii. Đối với máy móc, thiết bị nhỏ, thiết bị cầm tay: việc kiểm tra an toàn được tiến hành tại


một vị trí quy định ở cổng công trường.
iii. Tất cả các máy móc, thiết bị đạt yêu cầu sẽ được dán một (01) tem chứng nhận "Đã

kiểm tra an toàn" và được phép sử dụng trong công trường. Các máy móc, thiết bị
không đạt yêu cầu sẽ không được phép sử dụng hoặc mang vào công trường cho đến khi
nhà thầu hoàn thành việc sửa chữa, được TÊN CÔNG TY kiểm tra đạt yêu cầu và dán
tem chứng nhận.
d) Trong quá trình thi công, TÊN CÔNG TY sẽ tiến hành kiểm tra, nghiệm thu lại tất cả các

thiết bị, máy móc của nhà thầu một cách định kỳ (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) tuỳ theo
từng loại máy móc, thiết bị. Sau mỗi lần kiểm tra, một (01) tem chứng nhận mới sẽ được dán
lên máy móc, thiết bị để thay thế cho tem chứng nhận cũ.
e) Nhà thầu phải thực hiện kiểm tra thường xuyên và định kỳ các máy móc, thiết bị…. trước khi

làm việc và trong lúc sử dụng. Nếu phát hiện hư hỏng thì phải lập tức ngừng thi công,tiến
hành sửa chữa và báo TÊN CÔNG TY kiểm tra lại; nếu không thể sửa chữa phải có biện
pháp thay thế bằng các máy móc, thiết bị khác. Các máy móc, thiết bị thay thế này trước khi
sử dụng cũng phải tuân theo quy trình kiểm tra an toàn đã đề cập bên trên.
f) Đối với một số máy móc, thiết bị đặc biệt (cần cẩu, xe nâng,...), nhà thầu phải thực hiện việc

Xin giấy phép làm việc và được sự đồng ý của TÊN CÔNG TY . Việc nhà thầu tự ý vận hành
các máy móc, thiết bị đặc biệt này mà chưa có giấy phép làm việc sẽ bị xử lý vi phạm theo
quy định.
g) Trong phạm vi hoạt động của xe, máy xây dựng; nhà thầu phải có các biện pháp đảm bảo an

toàn cho các máy móc, thiết bị, tài sản và người lao động xung quanh nhưbố trí lan can an
toàn, biển cảnh báo, người ra tín hiệu…
h) Trong việc sử dụng xe máy xây dựng, người vận hành phải chú ý một số vấn đề về an toàn

sau :

i. Phải đảm bảo rằng mình có đủ sức khỏe để vận hành.
ii. Trong quá trình vận hành phải thực hiện đầy đủ các quy định trong phần vận hành an

toàn xe máy .
iii. Trước khi rời khỏi phương tiện phải đưa máy về vị trí nghỉ (hạ gầu, hạ ben, phanh,...),

tắt động cơ, rút chìa khoá và khoá cửa.
iv. Không được giao cho người khác không đúng chức năng điều khiển.
v. Không được phép tự ý sử dụng xe máy vào những việc sai quy định của công trường,

không đúng chức năng của thiết bị.
II. 5 Yêu cầu về Trang thiết bị bảo hộ lao động
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 8


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019

Số điện thoại. fax
Website:


Tổng số trang: 32

II.5.1

Nhà thầu có trách nhiệmcung cấp các trang bị bảo hộ lao động, thiết bị an toàn đúng quy
cách, số lượng và chất lượngcho người lao động của mình. Việc lựa chọn trang thiết bị
bảo hộ lao động của nhà thầu phải dựa trên những xem xét, đánh giá về người lao động;
mức độ nguy hiểm của từng công việc; khu vực và môi trường làm việc;biện pháp thi
công dự kiến và các yêu cầu về an toàn trong các tài liệu đã nêu trong mục I.3của tài liệu
này.

II.5.2

Quy định về Trang bị bảo hộ lao động cơ bản như sau:

a) Quần áo bảo hộ: quần ống dài và áo sơ mi dài tay có lớp vải đủ dày. TÊN CÔNG TY

khuyến khích các Nhà thầu cung cấp đồng phục bảo hộ lao động theo mẫu của mình (bao
gồm quần, áo đồng màu; có in tên công ty phía sau) để tiện cho việc kiểm soát người lao
động.
b) Mũ bảo hộ bằng nhựa cứng có lô-gô và tên nhà thầu, có màu sắc để phân biệt như sau:
o

Mũ màu đỏ : Giám sát an toàn

o

Mũ màu trắng: Cán bộ kỹ thuật.

o


Mũ màu vàng,da cam : công nhân.

c) Áo phản quang có lô-gô và tên nhà thầu
d) Giày bảo hộ chống đinh. Việc sử dụng các loại giày bảo hộ khác ( như ủng, giày mềm, ...)

sẽ được TÊN CÔNG TY xem xét ( tuỳ theo tính chất công việc, khu vực và môi trường
làm việc,...)và có hướng dẫn cụ thể để Nhà thầu thực hiện.
e) Nịt chân.
II.5.3

Quy định về Trang bị bảo hộ lao động cho một số công việc phổ biến.
Ngoài trang bị bảo hộ lao động cơ bản, người lao động khi tham gia vào những công việc
phổ biến dưới đây phải được trang bị bổ sung các thiết bị an toàn như sau:

a) Làm việc ở độ cao từ 02m trở lên so với mặt sàn:
i. Dây an toàn toàn thân có 02 móc (loại móc to)
ii. Túi đựng vật dụng, thiết bị thi công
iii. Giày mềm thay cho giày bảo hộ chống đinh nếu khu vực làm việc có sự trơn trượt
b) Làm việc với máy hàn:
i. Mặt nạ hàn, kính hàn
ii. Găng tay cách điện ( găng tay da, găng tay tráng bạc,...)
iii. Giày bảo hộ cách điện nếu làm việc trong môi trường ẩm ướt
iv. Khẩu trang chống bụi
c) Làm việc với máy mài, máy cắt:
i. Kính bảo hộ chống văng bắn.
ii. Găng tay bảo hộ (vải bạt, vải, cao su….) tùy điều kiện làm việc.
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 9



Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

iii. Khẩu trang chống bụi
d) Làm việc có tiếp xúc với hoá chất:
i. Quần áo bảo hộ đặc biệt
ii. Ủng và găng tay chuyên dụng
iii. Kính bảo hộ
iv. Khẩu trang chuyên dụng hoặc mặt nạ bảo hộ tuỳ điều kiện làm việc
II.5.4

Các quy định khác về Trang bị bảo hộ lao động:

Tuỳ theo điều kiện, môi trường làm việc và tính chất của từng công việc cụ thể, TÊN CÔNG
TY sẽ xem xét và đưa ra các chỉ dẫn, yêu cầu để Nhà thầu căn cứ vào đó cung cấp các trang
bị bảo hộ lao động phù hợp khác cho người lao động của mình.
II. 6 Yêu cầu về Trang bị cảnh báo, phòng ngừa tai nạn lao động
a) Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp và sử dụng một (01) Hệ thống cảnh báo, phòng ngừa tai


nạn lao động của riêng mình tại dự án.
b) Quy cách, chủng loại, mẫu mã và kích thước của các trang thiết bị do Nhà thầu tự thiết kế

nhưng phải theo quy định về an toàn, đảm bảo được đúng chức năng và tính thẩm mỹ. Nếu
cảnh báo an toàn là con người thì phải đảm bảo người cảnh báo có đủ năng lực chuyên môn
để thực hiện công việc.
c) Trước khi được phép sử dụng tại dự án, Nhà thầu phải đệ trình hệ thống này để TÊN CÔNG

TY phê duyệt.
d) Trước khi tiến hành công việc, Nhà thầu phải lập Biện pháp an toàn thi công trong đó thể hiện

một cách chi tiết việc sử dụng Hệ thống này tại các vị trí cụ thể. TÊN CÔNG TY sẽ tiến
hành kiểm tra thực tế công trường, nếu phát hiện bất kỳ sự sai khác hoặc không đầy đủ so với
biện pháp Nhà thầu đã đệ trình, thì có quyền dừng mọi hoạt động thi công, yêu cầu Nhà thầu
khắc phục và xem xét xử lý vi phạm theo quy định.
e) Nhà thầu có trách nhiệm bố trí hệ thống này tại những vị trí cần thiết trong khu vực thi công

hoặc những khu vực khác mà hoạt động thi công của mình có khả năng hoặc nguy cơ gây ra
mất an toàn với con người hoặc hư hỏng với tài sản hiện có.
f) Việc bố trí các trang thiết bị phải hợp lý, đảm bảo đúng chức năng cảnh báo/ phòng ngừa cũng

nhưtính thẩm mỹ (chắc chắn; đúng vị trí, cao độ; không nghiêng ngả,...).
g) Đối với khu vực làm việc của các thiết bị hạng nặng như cần cẩu, cẩu tháp, máy xúc,… Nhà

thầu phải bố trí người cảnh báo an toàn (người xi-nhan, dẫn đường, người kiểm soát lối ra vào
khu vực nguy hiểm, ...)
h) Nhà thầu phải trang bị những thiết bị phục vụ cho công tác sơ cấp cứu khi có tai nạn xảy ra

(như tủ thuốc công trường, bông băng, nẹp, cáng, ...) một cách đầy đủ.

i) Thường xuyên kiểm tra, khắc phục và duy trì Hệ thống cảnh báo trên để đảm bảo chúng luôn

trong tình trạng tốt nhất.

Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 10


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

j) Việc tháo dỡ các trang thiết bị cảnh báo, tuỳ theo từng khu vực và công việc cụ thể, Nhà thầu

phải thông báo và được sự đồng ý của TÊN CÔNG TY .
II. 7 Yêu cầu về Vệ sinh - Phòng chống cháy nổ
II. 7. 1

Yêu cầu về Vệ sinh


a) Nhà thầu có trách nhiệm trong việc thường xuyên thực hiện và duy trì công tác giữ gìn vệ

sinh trên công trường theo Hệ thống quản lý an toàn của Nhà thầu; các tiêu chuẩn, quy
chuẩn về An toàn vệ sinh lao động cũng như yêu cầu của TÊN CÔNG TY .
b) Trước khi thi công, Nhà thầu phải đệ trình TÊN CÔNG TY bản vẽ Tổng mặt bằng thi

công, trong đó chỉ rõ việc bố trí, sắp xếp các hạng mục tạm ( văn phòng tạm, kho bãi vật
tư, xưởng gia công, khu vực chứa rác thải, nhà vệ sinh công nhân,...) để TÊN CÔNG TY
xem xét, phê duyệt và lấy đó làm cơ sở cho việc kiểm tra công tác giữ gìn vệ sinh của Nhà
thầu sau này.
c) Phương pháp tổ chức công trường " Good house keeping" và "5S" (Phụ lục I) được áp

dụng một cách bắt buộc đối với Nhà thầu.
d) Nhà thầu phải tham gia và hoàn thành tốt công việc của mình trong các buổi vệ sinh công

trường do TÊN CÔNG TY tổ chức theo định kỳ và không được miễn trừ với bất kỳ một lý
do nào. TÊN CÔNG TY có quyền dừng mọi hoạt động thi công, yêu cầu hoàn thành công
việc trong khoảng thời gian nhất định và xử lý vi phạm nếu Nhà thầu không tham gia hoặc
có tham gia nhưng không hoàn thành công việc.
e) Khu vực làm việc, kho bãi của Nhà thầu phải được vệ sinh, sắp xếp ngăn nắp hàng ngày

hoặc tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình thi công nếu không đảm bảo các yêu cầu về
vệ sinh lao động.
f) Yêu cầu đối với rác thải:
i. Nhà thầu phải bố trí các thùng chứa rác thải sinh hoạt tại các khu vực như: văn phòng

làm việc, xưởng gia công và các khu vực khác có khả năng phát sinh rác thải. Trên các
thùng này phải được ghi rõ là " Thùng chứa rác thải sinh hoạt" để thuận tiện cho việc
phân loại rác thải trên công trường.
ii. Toàn bộ rác thải xây dựng và rác thải sinh hoạt của Nhà thầu phải được thu gom và


vận chuyển toàn bộ ra khỏi công trường.
iii. Chi phí cho việc vận chuyển rác thải do Nhà thầu chi trả.
g) Yêu cầu đối với kho bãi của Nhà thầu:
i. Đối với bãi tập kết vật tư, kho xưởng gia công: toàn bộ nền của các khu vực nàyphải là

nền bê tông hoặc đá base với chiều dày tối tiểu 15cm;cao hơn các khu vực xung
quanh; có hệ thống cấp thoát nước; hệ thống điện thi công, điện chiếu sáng và các
trang thiết bị an toàn phù hợp.
ii. Đối với các kho để các thiết bị sử dụng xăng dầu;các chất dễ cháy, nổ: phải bố trí riêng

biệt với các vật liệu khác và trang bị có đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo an toàn như:
biển báo, nội quy, tiêu lệnh PCCC, bình chữa cháy, cát, nước,...
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 11


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32


h) Yêu cầu đối với công tác vệ sinh hàng ngày trên công trường:
i. TÊN CÔNG TY sẽ tổ chức một (01) nhóm công nhân để thực hiện các công việc liên

quan đến công tác vệ sinh trên công trường hàng ngày như: thu gom rác thải tại các
khu vực chung trên công trường, dọn dẹp nhà vệ sinh công nhân, khắc phục những
nguy cơ mất an toàn và những công việc khác theo yêu cầu của TÊN CÔNG TY . Chi
phí cho phần việc này do Nhà thầu đóng góp theo các mức do TÊN CÔNG TY quy
định sau khi đã xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến công việc của Nhà thầu và tình
hình thực tế trên công trường.
ii. Nhà thầu được yêu cầu cung cấp nhân công và thiết bị thích hợp để vệ sinh máy móc,

thiết bị của mình trước khi ra khỏi công trường. MEIHARDT có trách nhiệm cung cấp
nguồn nước và điện thi công tới vị trí phục vụ công tác vệ sinh đã được bố trí sẵn trên
công trường.
II. 7. 2

Yêu cầu về Phòng chống cháy nổ

a) Trước khi thi công, Nhà thầu phải lập " Phương án phòng chống cháy nổ" trong đó chỉ ra

một cách rõ ràng Sơ đồ tổ chức an toàn phòng chống cháy nổ; các phương án đảm bảo an
toàn, phòng chống cháy nổ áp dụng cho các khu vực của riêng mình cũng như cho tổng thể
toàn bộ công trường. TÊN CÔNG TY sẽ xem xét, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện
công tác này trong suốt quá trình thi công của Nhà thầu tại dự án.
b) Các trang thiết bị cảnh báo và hướng dẫn thực hiện phòng chống cháy nổ như: bảng biển

an toàn, nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, bình chữa cháy,... phải được
lắp đặt một cách đầy đủ tại các vị trí văn phòng tạm, kho xưởng, các khu vực làm việc phát
sinh tia lửa (hàn, cắt,...), khu vực có các chất dễ cháy nổ (kho xăng dầu, khí nén,...)

c) Nhà thầu được yêu cầu tham gia đầy đủ các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy do TÊN

CÔNG TY tổ chức như được chỉ ra trong mục II.9.4 trong tài liệu này.
d) Đối với các công việc có nguy cơ dẫn đến cháy nổ (Hot work), Nhà thầu phải gửi bản

Đăng ký công việc (theo mẫu) ít nhất một (01) ngày trước khi thi công để TÊN CÔNG TY
xem xét và phê duyệt. Nhà thầu có trách nhiệm trong việc thực hiện các yêu cầu trong bản
đăng ký trên một cách tự giác và nghiêm túc. Nếu Nhà thầu triển khai công việc mà chưa
có bản Đăng ký công việc được phê duyệt hoặc không thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong
bản Đăng ký công việc thì TÊN CÔNG TY có quyền dừng mọi hoạt động thi công và có
biện pháp xử lý theo quy định.
e) Giám sát an toàn của Nhà thầu có trách nhiệm trong việc đào tạo, huấn luyện người lao

động của mình về các biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý khi có sự cố về cháy nổ xảy ra
trên công trường.
f) Nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của các trang thiết bị phòng cháy, chữa

cháy đang sử dụng trên công trường và phải thay thế ngay nếu chúng không đảm bảo yêu
cầu.
II. 8 Yêu cầu về Công tác an toàn trước khi triển khai công việc
II. 8. 1

Huấn luyện an toàn lao động
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 12


Lô gô
công

ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

a) Nhà thầu phải đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của mình đã được đào tạo và huấn luyện

an toàn, được cấp chứng chỉ an toàn theo thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao
động thương binh và xã hội.
b) Ban chỉ huy công trường sẽ tổ chức phổ biến về an toàn và sức khoẻ cho tất cả người lao

động của Nhà thầu để đảm bảo rằng họ đủ khả năng và nhận thức để đảm nhận an toàn các
nhiệm vụ được giao, có trình độ và thành thục.
c) Tất cả người lao động của Nhà thầu phải trải qua quá trình phổ biến về quy trình, các quy

định về an toàn và sức khoẻ lao động liên quan đến công việc của họ như đã chỉ ra trong
mục II.3 của tài liệu này.
d) Phổ biến an toàn cho người lao động mới đến được tổ chức 02 buổi/tuần vào lúc 14:00 các

ngày thứ 3 và thứ 6. Việc thay đổi hoặc bổ sung các buổi phổ biến an toàn sẽ được TÊN
CÔNG TY xem xét tuỳ theo tình hình thực tế trên công trường và được thông báo trước
cho Nhà thầu.
e) Nhà thầu phải lập "Danh sách người lao động"đệ trình TÊN CÔNG TY và thông báo kế


hoạch làm việc dự kiến để TÊN CÔNG TY sắp xếp thời gian tổ chức phổ biến an toàn.
Người lao động của Nhà thầu sẽ được phổ biến an toàn ít nhất một (01) ngày trước khi vào
làm việc tại công trường.
f) Trước khi bắt đầu một giai đoạn mới, toàn bộ người lao động của Nhà thầu phải tham gia

các buổi phổ biến an toàn do TÊN CÔNG TY tổ chức để đảm bảo người lao động được
làm quen với các vấn đề về an toàn và sức khoẻ của những công tác mới . Thời gian, địa
điểm và nội dung cụ thể sẽ được thông báo cho Nhà thầu trước khi diễn ra buổi phổ biến.
II. 8. 2

Họp về Công tác an toàn trước khi triển khai công việc
a) Nhà thầu phải lập Biện pháp thi công cho từng công việc cụ thể trong đó phải chỉ rõ các

phương pháp kiểm tra, kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh lao động và đệ trình TÊN CÔNG
TY xem xét, kiểm tra, phê duyệt.
b) Trước khi tiến hành công việc tại công trường, Nhà thầu phải tham dự cuộc họp với TÊN

CÔNG TY để thảo luận chi tiết về công tác an toàn của công việc đó. Dựa trên biện pháp
thi công đã lập và xem xét đến các yếu tố liên quan, các yêu cầu bổ sung về công tác an
toàn của TÊN CÔNG TY (nếu có), Nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện một cách
nghiêm túc.
II. 8. 3

Họp phố biến an toàn buổi sáng trước khi làm việc
Tất cả người lao động của Nhà thầu phải tham gia các buổi họp an toàn buổi sáng (Toolbox
Meeting) do TÊN CÔNG TY tổ chức trước khi bắt đầu công việc. Nội dung của cuộc họp là
các công tác liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ lao động và được chỉ rõ trong mục II.9.1
dưới đây.

II. 8. 4


Đăng ký công việc và Đăng ký làm thêm giờ
II.8.4.1 Đăng ký công việc

Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 13


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

a) Nhà thầu phải xin giấy phép làm việc theo mẫuĐăng ký công việc và gửi cho TÊN

CÔNG TY phê duyệt ít nhất một (01) ngày trước khi bắt đầu thi công đối với những
công việc có nguy cơ mất an toàn cao sau đây:
i. Sử dụng cần cẩu
ii. Sử dụng vận thăng
iii. Làm việc trong không gian hạn chế
iv. Công việc sử dụng, phát sinh lửa

v. Công việc sử dụng bình áp lực cao
b) Trước khi tiến hành các công việc trên, TÊN CÔNG TY sẽ kiểm tra công tác chuẩn bị

về vấn đề an toàn của Nhà thầu; nếu không đạt Nhà thầu phải hoàn tất việc khắc phục,
mời TÊN CÔNG TY kiểm tra đạt yêu cầu mới được phép thi công.
II.8.4.2 Đăng ký làm thêm giờ
a) Thời gian làm việc trên công trường được quy định theo "Nội quy làm việc trên công

trường". Tất cả mọi công tác thi côngcủa Nhà thầu diễn ra ngoài thời gian trên đều được
coi là làm thêm giờ. Nhà thầu phải đăng ký làm việc theo mẫu "Đăng ký làm thêm giờ",
trình TÊN CÔNG TY phê duyệt mới được phép triển khai công việc.
b) Nhà thầu phải gửi bản Đăng ký làm thêm giờ của ngày hôm đó trước 16:00 trong ngày

để TÊN CÔNG TY kiểm tra, phê duyệt.Đối với những đăng ký làm việc gửi sau thời
gian trên, TÊN CÔNG TY sẽ phê duyệt hay không tuỳ thuộc vào việc xem xét và đánh
giá tình hình thực tế công việc của Nhà thầu tại thời điểm đăng ký.
II. 9 Yêu cầu về Thực hiện các hoạt động an toàn của TÊN CÔNG TY

Nhà thầu có trách nhiệm trong việc thực hiện các hoạt động an toàn do TÊN CÔNG TY tổ
chức một cách nghiêm túc và hiệu quả. TÊN CÔNG TY không chấp nhận bất kỳ một lý do
nào xuất phát từ sự chủ quan của Nhà thầu trong việc không thực hiện hoặc thực hiện nhưng
không đạt yêu cầu các hoạt động an toàn như được chỉ ra dưới đây:
II.9.1 Họp an toàn buổi sáng
a) Họp an toàn buổi sáng (Toolbox Meeting) được TÊN CÔNG TY tổ chức từ 7:00 đến 7:15

mỗi buổi sáng. Tất cả người lao động của Nhà thầu phải tham dự cuộc họp này trước khi
bắt đầu làm việc tại công trường.
b) Nhà thầu có trách nhiệm tập hợp người lao động của mình vào vị trí quy định trước khi

cuộc họp diễn ra và yêu cầu họ giữ trật tự trong suốt thời gian cuộc họp.

c) Sau khi cuộc họp kết thúc; kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và giám sát an toàn của Nhà thầu phải

tiến hành họp nhóm với công nhân để phổ biến, nhắc nhở và yêu cầu bổ sung về công tác
thi công và an toàn dự kiến sẽ diễn ra trong ngày của đơn vị mình dưới sự giám sát của kỹ
sư phụ trách TÊN CÔNG TY .
d) Giám sát an toàn của Nhà thầu có trách nhiệm hoàn thiện tất cả các hồ sơ, tài liệu liên quan

và gửi cho kỹ sư phụ trách của TÊN CÔNG TY chậm nhất là một (01) giờ sau khi buổi
họp an toàn kết thúc.
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 14


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

II.9.2 Tuần tra an toàn hàng ngày
a) Tuần tra an toàn hàng ngày được tổ chức từ 9:00 đến 9:30 mỗi buổi sáng. Thành phần tham


gia bao gồm: cán bộ, nhân viên an toàn của TÊN CÔNG TY , giám sát an toàn của tất cả
các Nhà thầu tham gia vào dự án.Nhà thầu có trách nhiệm cử Giám sát an toàn của mình
tham gia vào buổi tuần tra này.
b) Sau mỗi buổi tuần tra, một Báo cáo an toàn sẽ được TÊN CÔNG TY gửi tới Nhà thầu,

trong đó chỉ rõ các lỗi về an toàn, hướng dẫn khắc phục và thời gian hoàn thành việc khắc
phục các lỗi. Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu đã nêu, hoàn thiện báo cáo và
gửi cho TÊN CÔNG TY theo đúng thời hạn. Trong trường hợp bất khả kháng mà việc
khắc phục lỗi không hoàn thành đúng thời hạn, Nhà thầu phải gửi đề nghị để TÊN CÔNG
TY xem xét gia hạn cho công việc trên.
II.9.3 Họp an toàn hàng ngày
a) Họp an toàn cùng với Họp giao ban được tổ chức từ 13:00 đến 13:30 hàng ngày. Thành

phần tham dự gồm: BCH Công trường TÊN CÔNG TY ; Chỉ huy trưởng và giám sát an
toàn của tất cả các Nhà thầu.
b) Nhà thầu có trách nhiệm tham dự cuộc họp theo các yêu cầu trên. Giám sát an toàn của

Nhà thầu, ngoài việc thực hiện các yêu cầu về an toàn trong buổi Tuần tra an toàn hàng
ngày, còn phải thực hiện thêm các yêu cầu bổ sung khác do BCH Công trường đưa ra.
II.9.4 Huấn luyện an toàn phòng chống cháy nổ
a) Tất cả người lao động của Nhà thầu phải tham gia buổi diễn tập an toàn phòng chống cháy

nổ do TÊN CÔNG TY tổ chức. Thời gian và các yêu cầu liên quan sẽ được TÊN CÔNG
TY gửi tới Nhà thầu ít nhất năm (05) ngày trước buổi diễn tập.
b) Nhà thầu có trách nhiệm cử nhân viên tham gia vào " Đội phòng cháy chữa cháy" của công

trường và thực hiện tất cả các yêu cầu cần thiết liên quan.
II.9.5 Các buổi kiểm tra an toàn của Ban an toàn công ty TÊN CÔNG TY
a) Giám sát an toàn của Nhà thầu phải tham gia vào tất cả các buổi kiểm tra an toàn,dù là có


kế hoạch hay đột xuất, của Ban an toàn công ty TÊN CÔNG TY . Thời gian cũng như yêu
cầu cụ thể của các buổi kiểm tra này sẽ được thông báo trước cho Nhà thầu.
b) Nhà thầu có trách nhiệm trong việc thực hiện nghiêm túc mọi yêu cầu liên quan mà Ban an

toàn công ty TÊN CÔNG TY đưa ra sau các buổi kiểm tra an toàn này.
II.9.6 Tổng vệ sinh công trường
a) Tổng vệ sinh công trường được tổ chức vào thứ 7 hàng tuần, từ 16:00 đến 17:00. Trong

thời gian này TÊN CÔNG TY sẽ cắt toàn bộ điện, nước thi công và chỉ giữ lại điện chiếu
sáng phục vụ cho công tác vệ sinh.
b) Nhà thầu được yêu cầu tạm dừng tất cả mọi công việc, tập trung toàn bộ người lao động

của mình để tham gia vệ sinh công trường.
c) Các khu vực cần vệ sinh bao gồm: văn phòng, kho bãi, nhà xưởng, khu vực thi công của

Nhà thầu và các khu vực khác theo chỉ dẫn của TÊN CÔNG TY .
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 15


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:


Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

d) Rác thải sau khi vệ sinh được yêu cầu thu gom, phân loại và chuyển đến bãi rác của công

trường.
e) TÊN CÔNG TY sẽ áp dụng những hình thức xử lý vi phạm theo quy định đối với Nhà

thầu không tham gia, tham gia chậm trễ hoặc thực hiện không hiệu quả các yêu cầu của
buổi tổng vệ sinh.
II. 10 Yêu cầu về Khách và Nhà cung ứng dịch vụ, vật tư
a) Khách; nhà cung ứng dịch vụ, vật tư của Nhà thầu (sau đây được gọi là "Khách") trước khi

vào công trường phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:
i. Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Bằng lái xe. Nhân viên bảo

vệ của TÊN CÔNG TY có trách nhiệm lưu giữ và trả lại giấy tờ này khi khách ra khỏi
công trường.
ii. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, bao gồm: mũ bảo hộ, giầy bảo bộ, áo phản quang.

Nhà thầu chịu trách nhiệm trong việc cung cấp trang bị bảo hộ này.
iii. Được cấp " Thẻ khách" khi vào công trường có trách nhiệm hoàn trả thẻ này khi ra

khỏi công trường.
b) Khách sẽ không được phép vào công trường nếu TÊN CÔNG TY kiểm tra thấy bất kỳ một sự

sai khác hoặc không đầy đủ so với các yêu cầu trên.
c) Nhà thầu có trách nhiệm phổ biến nội quy công trường, bố trí nhân viên hướng dẫn và đảm


bảo an toàn cho khách khi đi lại trong công trường.
d) Khách phải tuyệt đối tuân thủ các quy định, hướng dẫn an toàn của Nhà thầu và TÊN CÔNG

TY .Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước TÊN CÔNG TY về những vi phạm an
toàn của khách trên công trường.
II. 11

Yêu cầu về An ninh

a) Nhà thầu có trách nhiệm trong việc đảm bảo công tác an ninh tại những khu vực liên quan đến

công việc, tài sản của mình thông qua các biện pháp tuần tra, kiểm soát hàng ngày. TÊN
CÔNG TY chỉ có trách nhiệm trong việc đảm bảo công tác an ninh chung cho toàn bộ công
trường.
b) Việc đảm bảo công tác an ninh của Nhà thầu phải tuân theo Quy định của TÊN CÔNG TY ,

các quy định luật pháp của Nhà nước và chính quyền sở tại.
c) Nhà thầu, tuỳ theo tình hình thực tế và yêu cầu của TÊN CÔNG TY , phải bố trí không ít hơn

một (01) bảo vệ có đủ năng lực làm việc trên công trường.
d) Những nhân viên của Nhà thầu được phép ở lại công trường (qua đêm) thường xuyên bao

gồm: bảovệ, thủ kho. Nhà thầu phải gửi danh sách những nhân viên này để TÊN CÔNG TY
xem xét và phê duyệt.
e) Nhà thầu phải lập một bản "Đăng ký chữ ký mẫu" theo mẫu, bao gồm chữ ký của tối đa ba

(03) người chịu trách nhiệm chính tại dự án, đệ trình TÊN CÔNG TY xác nhận, phê duyệt và
làm cơ sở để đối chiếu chữ ký trong các hồ sơ/ tài liệu liên quan.

Tài liệu huấn luyện an toàn


Page 16


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

f) Việc mang vật tư, thiết bị ra/vào công trường của Nhà thầu phải tuân theo " Quy trình quản lý

hàng hoá, thiết bị ra vào công trường" của TÊN CÔNG TY .
g) Khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra trong công trường, Nhà thầu phải ngay lập tức báo cáo cho

TÊN CÔNG TY để xem xét giải quyết.
II. 12 Những hành vi bị cấm trên công trường
a) Vứt rác bừa bãi.
b) Hút thuốc không đúng nơi quy định.
c) Gây rối, đánh nhau, xúi giục đánh nhau.
d) Cờ bạc, mại dâm.
e) Đùa giỡn trong khi làm việc.
f) Lấy cắp tài sản, vật tư

g) Uống rượu bia, chất kích thích trong thời gian làm việc
h) Chống đối người thi hành công vụ
i) Tùy ý sử dụng vật tư, thiết bị của đơn vị khác mà không được sự cho phép
j) Đại tiện, tiểu tiện không đúng nơi quy định
III. KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC
III. 1

Lắp dựng, sử dụng và tháo dỡ giàn giáo

III.7.1 Quy định chung về giàn giáo:
a) Chiều rộng của sàn/ mâm giáo tối thiểu là 40cm; khe hở tối đa giữa các tấm sàn là 3cm.
b) Lối lên, xuống giàn giáo phải sử dụng thang sắt, có tối thiểu một (01) lớp lan can an toàn.
c) Tại các vị trí bắt đầu hoặc kết thúc của mỗi tầng giáo phải lắp đặt hai (02) lớp lan can an

toàn chống ngã.
d) Chiều cao của lan can an toàn là 1.1m
e) Hệ thống giáo phải được neo vào công trình bằng các vật liệu đảm bảo hoặc chống bằng

tuýp sắt, hệ tăng cứng theo yêu cầu kỹ thuật để chống đổ giáo.
f) Chiều cao của giàn giáo không được lớn hơn bốn (04) lần chiều rộng chân giáo nhỏ nhất

trong điều kiện không có hệ neo, chống hay tăng cường.
g) Tải trọng tối đa phải được tính toán và thể hiện trên hệ thống giáo.
h) Giàn giáo phải được lắp dựng, tháo dỡ bởi những người có kỹ năng và được đào tạo an

toàn đầy đủ thực hiện.
i) Đối với giàn giáo di động:
i. Phải lắp lan can cho tầng trên cùng với độ cao tối thiểu 90cm, có tấm chắn vật lăn,

rơi dưới chân lan can.

Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 17


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

ii. Sàn thao tác phải được lắp kín bề mặt.

III.7.2 Yêu cầu về lắp đặt, tháo dỡ giàn giáo
a) Trước khi thi công, Nhà thầu phải lập và đệ trình biện pháp thi công giàn giáo để TÊN

CÔNG TY kiểm tra, phê duyệt.
b) Giàn giáo của nhà thầu phải đạt yêu cầuvề chất lượng, cùng chủng loại và đầy đủ số lượng

để đảm bảo độ ổn định của hệ giàn giáo. Tuyệt đối không sử dụng để lắp dựng nếu chúng
đã bị hư hỏng hoặc dùng vật liệu khác không đảm bảo yêu cầu để thay thế.
c) Lắp dựng, tháo dỡ giáo phải theo đúng trình tự theo nguyên tắc ngang, bằng, thẳng đứng.
d) Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp cảnh báo, cảnh giới bằng rào chắn, biển báo, người


cảnh giới ở khu vực lắp dựng, tháo dỡ giàn giáo.
e) Các lối đi qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải có che chắn bảo vệ phía trên.
f) Không được phép lắp dựng, tháo dỡ, sử dụng giàn giáo khi thời tiết xấu như có giông bão,

mưa to, gió mạnh (vận tốc gió V> 10m/s).
g) Khi lắp dựng, tháo dỡ sử dụng giàn giáo ở gần nơi tải điện (dưới 5m, kể cả đường dây hạ

thế ) phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho người lao động và phải có sự đồng ý
của cơ quan quản lý điện và đường dây (ngắt điện khi lắp dựng, lưới che chắn..).
h) Không được lắp dựng, tháo dỡ, sử dụng giàn giáo trong khu vực tầm hoạt động của các

thiết bị máy, công việc khác (xe cẩu đang cẩu lắp, máy đào di chuyển…)
i) Nhà thầu phải lắp đặt bảng tên công ty lên giàn giáo của mình.

III.7.3 Yêu cầu khi sử dụng giàn giáo
a) Nhà thầu sau khi lắp đặt xong giàn giáo phải thông báo để TÊN CÔNG TY tiến hành kiểm

tra, nghiệm thu. Nếu nghiệm thu đạt yêu cầu, một "Thẻ an toàn giàn giáo" màu xanh do
TÊN CÔNG TY cấp sẽ được lắp đặt vào giàn giáo. Nếu không đạt yêu cầu, Nhà thầu phải
hoàn thành sửa chữa và mời TÊN CÔNG TY nghiệm thu đạt yêu cầu mới được phép sử
dụng.
b) Trước mỗi buổi làm việc, Giám sát an toàn của Nhà thầu có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ

hệ thống giàn giáo của đơn vị mình, nếu phát hiện các yếu tố mất an toàn phải thông báo
cho công nhân không được phép sử dụng giàn giáo, tiến hành sữa chữa khắc phục đạt yêu
cầu mới được phép sử dụng trở lại.
c) Cán bộ an toàn của TÊN CÔNG TY , trong quá trình tuần tra an toàn trên công trường, nếu

phát hiện giàn giáo của Nhà thầu không đảm bảo an toàn thì có quyền yêu cầuNhà thầu

tạm dừng mọi công việc. Một "Thẻ giàn giáo không an toàn" màu đỏ sẽ được lắp đặt trên
giàn giáo để cảnh báo giàn giáo đó không an toàn hoặc chưa được phép sử dụng. Bất kỳ
một công việc nào của Nhà thầu sử dụng các giàn giáo trên đều bị coi là vi phạm quy định
an toàn và phải chịu xử lý theo quy định của TÊN CÔNG TY .
d) Nhà thầu phải xin phép và được sự đồng ý của TÊN CÔNG TY nếu muốn thay đổi hệ kết

cấu của giàn giáo để thi công ( như tháo bỏ một phần giằng giáo, thang giáo,…)
e) Không được để vật tư, thiết bị trên giàn giáo khi không sử dụng.
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 18


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

f) Không được tung ném vật liệu từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
g) Đối với giàn giáo di động:
i. Nghiêm cấm việc đẩy giáo thi công khi có người ở trên giáo.
ii. Nghiêm cấm việc leo trèo lên xuống bằng khung hoặc giằng giáo

iii. Cố định giáo để ngăn ngừa di chuyển và đổ giáo trong khi làm việc ( lắp đặt chân

chống mở rộng, khoá bánh xe giáo,...).
III. 2

Làm việc trên cao

a) Làm việc trên cao được định nghĩa là làm việc ở độ cao trên 2m so với mặt sàn.
b) Người lao động phải được trang bị và sử dụng đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, đeo dây

an toàn và móc vào những vị trí chắc chắn, có túi đựng dụng cụ thi công.
c) Bắt buộc sử dụng hệ thống giáo thao tác, nếu không thể sử dụng thì biện pháp bảo vệ bằng

lưới an toàn hoặc dây cứu sinh có thể được chấp nhận.
i. Đối với lưới an toàn: phải là lưới chuyên dụng, được neo buộc một cách chắc chắn và

phải được thử tải trước khi sử dụng.
ii. Đối với dây cứu sinh: là cáp thép bọc nhựa, có đường kính tối thiểu 8mm hoặc lớn hơn

tuỳ theo kết quả tính toán với số lượng người làm việc dự kiến lớn nhất. Cáp phải được
lắp căng, chắc chắn, cao hơn mặt sàn từ 0,9m -1,1m và tại mỗi điểm neo buộc phải có
tối thiểu 02 khoá cáp cho mỗi sợi cáp.
d) Việc sử dụng cầu thang, đường dốc hoặc thang phải tuân theo các quy định an toàn hiện hành.

Khi sử dụng thang cần chú ý một số điều cơ bản sau:
i. Thang phải là loại thang chuyên dụng, được sản xuất và chứng nhận chất lượng bởi các
nhà sản xuất được cấp phép. Nghiêm cấm việc sử dụng thang bằng tre, nứa hoặc các
loại vật liệu tương tự.
ii. Không làm việc trên bậc trên cùng.
iii. Không đặt thang trên địa điểm không bằng phẳng, lún tụt.

iv. Không đặt thang trên một bệ đứng khác.
v. Không đặt thang gần mép sàn/ lỗ mở.
vi. Không đứng lên thang để làm phần việc phía trên đầu
vii. Không dùng thang để làm việc cần lực mạnh
viii. Không dùng thang không liên kết chắc chắn đầu trên và đầu dưới để thi công.
ix. Phải sử dụng vật bảo vệ khi đặt thang trên sàn đã hoàn thiện (bọc chân thang bằng cao
su)
x. Phần thang cao trên 2m phải được sơn đỏ cảnh báo.

Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 19


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

e) Nghiêm cấm việc để đồ đạc, dụng cụ, vật tư, vật liệu một cách cẩu thả ở trên cao và tung, ném

vật liệu lên hoặc xuống.

f) Phải ngừng thi công khi mưa to hoặc gió mạnh ( vận tốc gió > 10m/s)
g) Nhà thầu cần bố trí công việc hợp lý, sao cho công nhân không phải đi lại hoặc di chuyển vị

trí công tác nhiều lần trong ca làm việc.
h) Nhà thầu phải bố trí kỹ sư giám sát thường xuyên kiểm tra tình hình an toàn lao động đối với

những công việc làm ở trên cao để phát hiện và ngăn chặn kịp thời nguy cơ xảy ra tai nạn.
III. 3

Làm việc với cần cẩu

a) Chỉ những người đã qua đào tạo nghề và đạt chứng chỉ mới được điều khiển cẩu.
b) Chân cẩu phải được mở rộng hết mức và đặt chắc chắn ở những vị trí vững chắc để phòng

ngừa đổ cẩu. Đối với những nơi nền không ổn định hoặc nền yếu cần phải có các biện pháp
gia cường như rải đá lu lèn chặt hoặc trải tấm thép dày dưới chân cẩu.
c) Khu vực cẩu làm việc phải được rào cảnh báo để tránh những người không có nhiệm vụ đi

vào.
d) Khi cẩu làm việc phải có tối thiểu một (01) người ra tín hiệu điều khiển.
e) Phải bố trí dây điều khiển vật nâng khi có thể.
f) Các bộ phận của cần cẩu phải tránh xa đường điện cao thế ở khoảng cách lớn hơn mức tối

thiểu cho phép.
g) Nghiêm cấm lái cẩu rời khỏi cabin điều khiển khi vật nâng đang trên móc cẩu.
h) Phải dừng ngay công việc khi có giông, gió mạnh (vận tốc gió > 10m/s).
i) Đối với công tác treo buộc hàng hoá để cẩu phải chú ý:
i. Vật treo buộc, móc cẩu phải được thực hiện bởi công nhân kỹ thuật đã được đào tạo thích

hợp.

ii. Nghiêm cấm việc treo vật nâng tại một điểm, phải treo vật nâng tại ít nhất 02 điểm.
iii. Khi vật nâng lên cao phải dựng lại cách mặt đất khoảng 01m để kiểm tra, hiệu chỉnh đạt

yêu cầu ổn định, sức chịu tải mới được nâng tiếp.
iv. Phải kiểm tra cáp cẩu và thiết bị nâng hàng ngày trước khi thi công.
v. Nghiêm cấm việc đi lại phía dưới vật đang được nâng.
j) Khi ngừng làm việc phải đưa cẩu về vị trí nghỉ (thu cáp, hạ cần,..) và khoá cửa cabin điều

khiển để tránh những người khác tự ý sử dụng cẩu.
III. 4

Lắp đặt và sử dụng điện thi công

a) Quy định chung
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 20


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019

Số điện thoại. fax

Website:

Tổng số trang: 32

i. Công tác điện thi công chỉ được thực hiện bởi công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đầy đủ về

kỹ thuật an toàn điện. Công nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường phải nắm
vững sơ đồ cung cấp điện của khu vực đó.
ii. Trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn

để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực khi cần thiết. Hệ thống điện động lực và điện
chiếu sáng phải riêng biệt.
iii. Phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cơ bản và chuyên dụng khi làm việc.
iv. Xác nhận phạm vi của các khu vực cắt điện trước khi thực hiện đấu nối, sửa chữa.
v. Cần tập trung trong lúc đang tiến hành các công tác liên quan đến điện.
b) Quy định về Tủ điện phân phối LDB của Nhà thầu
i. Tủ điện LDB cấp điện trực tiếp đên các thiết bị tiêu thụ điện 3 pha,1 pha được bố trí 30-

40m /1 tủ
ii. Tủ điện thầu phụ được bảo vệ dòng rò qua attomat tổng với cấp bảo vệ 100mmA, các

thiết bị cầm tay được bảo vệ dòng rò lặp lại 30mmA
iii. Cấp điện từ tủ xuống các thiết bị qua ổ cắm công nghiệp phải chịu được dòng điện làm

việc cao (25A với ổ 3 pha ,16A với ổ 1 pha)
iv. Tủ điện thầu phụ phải được nối tiếp đất.
v. Cáp điện dẫn đến tủ là loại cáp 3 pha 4 dây tiết diện không được nhỏ hơn 10mm2 với cáp

đồng và 16 mm2 với cáp nhôm ,có 1-2 lớp cách điện còn nguyên vẹn đảm bảo cách điện
hoàn toàn , phải được treo cố định trên cột, trần, tường.

c) Quy định về Tủ điện di động 1 pha của Nhà thầu

i. Cấp điện cho các thiết bị di động 1 pha trên công trường ( máy khoan,máy cắt,máy
bơm,máy hàn xách tay nhỏ có công suất dưới 2,5kw).
ii. Yêucầuvỏtủkimloạicócánhđóngmở,khóavớikíchthướcphùhợp.
iii. Giáđỡtủđiện

di

độngchếtạođặttrongnhiềuloạimặtbằngđảmbảovữngchắc,

dễdàngvàan

toànkhi di chuyển, caocáchmặtđất 200- 400mm, cócầugiữdâyravào.
iv. Tủđiện di độngđượcđượcbảovệbằngaptomat 2 cực 16A cấp 04 ổ cắm 16A gồm 2 loạilà ổ
cắmcôngnghiệpvà ổ cắmđanăng.
v. Dâycấpnguồntủdi

độngphảilàdâycònnguyênvẹn,



02

lớpcáchđiệnloại

3lõi,cótiếtdiệnkhôngnhỏhơn Cu/PVC/PVC 3x4mm2,độdàikhôngquá 50m.
d) Quy định vể Ổ cắm di động 1 pha
i. Cấp điện cho các thiết bị di động 1 pha trên công trường (máy khoan, máy cắt, máy bơm)
ii. Hộp được trang bị ổ cắm công nghiệp 1 pha 3 chấu 16A

Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 21


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32

iii. Hộp được đặt trên giá vật liệu nhựa hoặc gỗ cao 200-300mm
iv. Dây cáp nguồn phải dây còn nguyên vẹn 2 lớp cách điện loại dây 3 lõi có tiếp địa, có tiết

diện không nhỏ hơn Cu/PVC/PVC 3X2,5mm2 và có khoảng cách không quá 30m.
e) Quy định về dây cáp điện, cột treo dây điện
i. Đường cáp mềm trong công trình xây dựng để cấp điện cho các máy móc, thiết bị di động

hoặc cấp điện tạm thời, cần phải có biện pháp bảo vệ, chống dập cáp.,chống ẩm ướt, ở
những chỗ đường cáp đi qua đường cần treo cáp lên cao, hoặc luồn cáp điện trong ống
sắt , ống nhựa chôn trong đất độ sâu tối thiểu 500mm. đảm bảo xe cơ giới qua lại không
gây hỏng cáp
ii. Dây chôn ngầm phải dây có cách điện đảm bảo,không có nối mối

iii. Dây & cáp điện ở nới có nguy cơ mất an toàn cao (lối đi lại , nhiệt độ cao …) phải được

cách điện 2 lớp.
iv. Khoảng cách treo từ dây dẫn đến mặt đất không nhỏ hơn trị số sau:


2,5m nếu phía dưới là nơi làm việc



3,5m nếu là lối đi lại



6 m nếu phía dươi có phương tiện cơ giới qua lại



Treo biển độ cao giới hạn để hướng dẫn người và phương tiện đi lại

v. Đoạn dây dẫn trong một khoảng cột không được có quá hai mối nối, các điểm nối cần bố

trí trong hộp nối kín nước bắt cố định
vi. Khi lắp ráp và vận hành dây dẫn điện, các thiết bị kĩ thuật điện, cần tránh khả năng phát

nóng do quá tải hoặc các mối nối dẫn điện không tốt,bằng cách chọn tiết diện dây đủ lớn
so với tải tiêu thụ, các mối nối phải ép cốt bắt chắc chắn
vii. Cáp điện phải tương ứng với Aptomat bảo vệ để khi xảy ra sự cố trạm chập Aptomat sẽ

tác động cắt nguồn điện ra khỏi lưới

f) Quy định về đèn chiếu sáng
i. Đèn chiếu sáng phải được treo cố định trên giá đỡ dây văng,cột, trần tường đảm bảo

không cản trở đi lại.
ii. Đèn chiếu sáng trong công trình phải an toàn hiệu quả,tiết kiệm điện, dễ dàng khi thay thế

phụ kiện
iii. Đèn sử dụng trong công trường phải có vỏ hộp bảo vệ. Nghiêm cấm việc sử dụng bóng

đèn trực tiếp, đèn halogen, đèn sợi đốt phát nhiệt trong quá trình sử dụng làm hỏng cách
điện gây mấy an toàn trong khi sử dụng, thay thế.
iv. Dây điện cấp cho đèn phải cố định trên dây cáp khoan cố định vào tường, dầm.
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 22


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32


v. Đèn di động phải có giá đỡ chắc chắn,phải bọc cách điện bộ phận tay cầm.
vi. Đèn ngoài trời phải là loại đèn chống nước, được treo lên cột vững chắc tránh mưa gió

gây đổ, phải đặt ở độ cao cách mặt đất hay sàn nhà ít nhất là 2,5m.
vii. Dùng đèn chống nổ chiếu sáng cho khu vực có môi trường dễ gây cháy, khi đèn nổ hoặc

cháy bóng trong môi trường kín không gây bắt lửa
viii. Hệ thống điện chiếu sáng phải là loại phòng nổ, phải ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi khí,

bụi dễ cháy, nổ vào thiết bị chiếu sáng.
ix. Khi làm việc trong các điều kiện đặc biệt nguy hiểm như bể ngầm buồng kín hầm lò môi

trường bụi kim loại,ẩm ướt như quy định theo TCVN 2328:1978 "Môi trường lắp đặt
thiết bị điện. Định nghĩa chung", cần sử dụng các đèn điện xách tay có điện áp 12V.
g) Quy định với máy Hàn
i. Máy hàn trước khi đưa vào vận hành phải được đo thông mạch nối đất cách điện các dây

với vỏ bằng đồng hồ megaom 500V trị số tối thiểu > 0,5MΩ
ii. Máy hàn phải được bảo vệ bằng Aptomat tại tủ điện có dòng điện định mức tương đương

với công suất máy và dòng rò không lớn hơn 100mmA
iii. Dây cấp nguồn điện cho máy xây dựng phải là dây bọc 2 lớp 3 lõi có tiết diện chịu được

dòng điện tương đương với công suất máy không nhỏ hơn dây điện có tiết diện
Cu/PVC/PVC 3x2,5mm2 cách vị trí máy hàn không quá 15m
iv. Dây dẫn để hàn điện phải có vỏ bọc cách điện đúng cấp điện áp và có tiết diện chịu được

dòng điện hàn chạy qua ở chế độ lớn nhất
v. Các mối nối phải được ép cốt và được cách điện hoàn toàn bằng vật liệu cách điện
vi. Phải lắp tiếp địa cho vỏ máy hàn một cách đảm bảo

vii. Tay nắm kìm hàn phải bằng vật liệu cách điện chịu nhiệt, đầu kìm hàn phải có lò xo để

giữ que hàn,mồm kìm hàn phải có cấu tạo kiểu long máng để kẹp que hàn, tuyệt đối
không dùng kìm hàn tự chế
viii. Khi di chuyển,sửa chữa máy hàn phải tắt nguồn điện
ix. Khi ngừng công việc hàn phải tắt máy hàn ra khỏi lưới điện
x. Khi ngừng công việc phải bỏ que hàn ra khỏi mỏ hàn
xi. Hàn ở trên cao phải có hộp thu que hàn
xii. Phải chuyển các vật dễ cháy ra khoảng cách an toàn tối thiểu 5m che kín tránh lửa hàn

văng vào, trường hợp không đạt khoảng cách tối thiểu phải làm biện pháp và được phê
duyệt trước khi tiến hành công việc

Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 23


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019
Tổng số trang: 32


xiii. Sau khi thi công hàn xong tại các nơi có nguy cơ cao (gần các vật dễ cháy) phải ở lại sau

30 phút đề phòng cháy âm ỉ có khả năng bùng phát.
h) Quy định với máy xây dựng dùng điện khác (máy trộn bê tông , máy cắt sắt, máy uấn

sắt,máy ren ống…)
i. Máy xây dựng trước khi đưa vào vận hành phải được đo thông mạch nối đất cách điện

các dây với vỏ bằng đồng hồ megaom 500V trị số tối thiểu > 0,5MΩ
ii. Máy xây dựng phải được bảo vệ bằng Aptomat tại tủ điện có dòng điện định mức tương

đương với công suất máy và dòng rò không lớn hơn 100mmA
iii. Dây cấp nguồn điện cho máy xây dựng phải là dây bọc 2 lớp 3 lõi có tiết diện chịu được

dòng điện tương đương với công suất máy không nhỏhơn dây điện có tiết diện
Cu/PVC/PVC 3x2,5mm2
iv. Các mối nối phải được ép cốt và được cách điện hoàn toàn bằng vật liệu cách điện
v. Các máy xây dựng phải có cơ cấu điều khiển cắt điện đầu vào (tay gạt phím bấm,nút

ấn,aptomat …)
vi. Máy xây dựng đặt ngoài trời phải được che chắn các bộ phận dẫn điện (động cơ , công

tắc, mối nối …)
vii. Khi di chuyển ,sửa chữa máy xây dưng phải tắt nguồn điện
viii. Khi ngừng công việc phải tắt máy cắt điện ra khỏi lưới điện
i) Quy định an toàn điện với máy, thiết bị cầm tay
i. Máy cầm tay đã qua sử dụng trước khi đưa vào vận hành phải được đo thông mạch nối

đất cách điện các dây với vỏ bằng đồng hồ megaom 500V trị số tối thiểu 0.5MΩ .

ii. Các thiết bị di động phải được nối với nguồn điện bằng tủ di động hoặc ổ cắm đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật , an toàn (ổ có tiếp địa , dây cáp tròn 3 sợi có tiết diện tối thiểu 2,5mm2 )
cóvà bảo vệ bằng Aptomat chống rò điện tại tủ điện có dòng điện định mức tương đương
với công suất máy và dòng rò không lớn hơn 30mmA
iii. Các máy cầm tayphải có cơ cấu điều khiển cắt điện đầu vào (tay gạt, phím bấm,nút ấn,...)
iv. Máy cắt máy mài phải có nắp che chắn tia lửa điện,
v. Khi ngừng công việc phải tắt máy, cắt điện ra khỏi lưới điện
III. 5 Làm việc trong không gian hạn chế
a) "Không gian hạn chế" là bất kỳ một bể, hố ga, đường ống, silô hoặc bất kỳ một không gian
khép kín khác, trong đó: các loại khí nguy hiểm, hơi hoặc khói có mặt ở một mức độ như liên
quan đến nguy cơ cháy nổ; việc cung cấp không khí là không đủ hoặc có thể giảm xuống tới
mức chưa đầy đủ để duy trì sự sống hoặc có các mối nguy hiểm khác của vật liệu. Tất cả các
yếu tố trên đều là các mối nguy về sức khoẻ và sự an toàn của bất cứ người lao động nào làm
việc trong không gian đó.
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 24


Lô gô
công
ty

Tên công ty
Địa chỉ công ty
Số điện thoại. fax
Website:

Mẫu: MHHN-01
Có hiệu lực từ: 1-1-2019

Tổng số trang: 32

b) Nhiều mối nguy hiểm có thể tồn tại trong Không gian hạn chế, điều quan trọng cần lưu ý là
các đặc tính của một Không gian hạn chế thường làm nặng thêm hoặc tăng cường rất nhiều
những mối nguy hiểm,đặc biệt là các mối nguy hiểm liên quan đến các yếu tố như:
i. Ngạt thở do nguy cơ thiếu ôxy
ii. Cháy nổ do sự hiện diện của các khí và hơi dễ cháy
iii. Ngộ độc do sự hiện diện của các khí độc, hơi độc hoặc khói

c) Nhà thầu có trách nhiệm trong việc tuân thủ một cách nghiêm túc tất cả các quy định và yêu
cầu về an toàn khi làm việc trong Không gian hạn chế.
d) Nhà thầu phải gửi "Đăng ký làm việc trong không gian hạn chế" (theo mẫu) để TÊN CÔNG
TY kiểm tra và phê duyệt ít nhất 01 ngày trước khi làm việctrong không gian hạn chế.
e) Người lao động của nhà thầu phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân và đã
được huấn luyện an toàn đầy đủ. Sử dụng mặt nạ dưỡng khí nếu cần thiết.
f) Nhà thầu có trách nhiệm sử dụng các trang thiết bị thông gió sao cho tỉ lệ oxy trong không khí
trên 20% và các khi dễ cháy có nồng độ nhỏ hơn 25%. Nhiệt độ tối đa không quá 30 độ.
g) Tất cả các thiết bị, hóa chất đều phải được kiểm tra bởi TÊN CÔNG TY trước khi sử dụng
trong không gian hạn chế.
h) Dây dẫn điện trong không gian hạn chế :
i. Phải dùng cáp có vỏ bọc cao su cách điện, ngoài có vỏ kim loại bảo vệ nếu là dây cố
định.
ii. Nếu là dây di động phải dùng cáp mềm có vỏ bọc cao su cách điện.
iii. Các dây cáp điện phải treo cao tránh va chạm gây hỏng cáp.
i) Khi làm việc phải có từ 02 công nhân trở lên và một trong số họ phải luôn giám sát công việc
từ bên ngoài (nơi không có nguy cơ bị thiếu oxy)
j) Các chỉ dẫn, yêu cầu khác phải tuân theo "Quy trình làm việc trong không gian hạn chế" của
TÊN CÔNG TY .
III. 6


Các công việc phát sinh lửa

a) "Công việc phát sinh lửa" là những công việc sử dụng ngọn lửa một cách trực tiếp, công việc

phát sinh tia lửa và các công việc liên quan đến các ứng dụng của nhiệt bằng các phương tiện,
công cụ, thiết bị chuyên dụng. Các nguồn nhiệt phổ biến nhất bao gồm: các thiết bị hàn ga,
hàn điện; đèn hàn; bitum, đá mài và đĩa cắt.
b) Các mối nguy hiểm có thể xuất hiện khi thực hiện các công việc phát sinh lửa:
i. Bỏng do sức nóng toả ra hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt
ii. Hỏng mắt do bức xạ tạo ra từ hàn
iii. Cháy nổ do tiếp xúc với vật liệu dễ cháy hoặc do bản thân công việc gây ra khí, hơi dễ

cháy
Tài liệu huấn luyện an toàn

Page 25


×