Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 20: Tức cảnh Pác Bó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.73 KB, 4 trang )

Giáo án Ngữ văn 8

TỨC CẢNH PÁC BÓ
Hồ Chí Minh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.
- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày
gian khổ ở Pác Bó, qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ
say mê cách mạng, vừa là một khách lâm tuyền ung dung sống giữa thiên nhiên.
- Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

- Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng.

- Tìm hiểu thêm các bài thơ về thiên nhiên của Bác.
- Soạn giáo án.
2. Học sinh:- Xem sgk, sbt.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
- Tìm hiểu thêm về thơ Bác trong giai đoạn này.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
H. động của thầy, trò
Hướng dẫn tìm hiểu chung:

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung:

@ Gọi HS đọc bài thơ và chú
thích sgk


@ Gọi HS trình bày khái quát 1. Tác giả:
lại cuộc đời của Bác.
@ Cho biết hoàn cảnh ra đời 2. Tác phẩm:
của bài thơ!

Thất ngôn tứ tuyệt nhưng làm bằng chữ quốc ngữ.
1


Giáo án Ngữ văn 8

@ Bài thơ được làm theo thể
thơ nào?

3. Nhan đề bài thơ: Tức cảnh là ngắm cảnh mà có

@ Em có nhận xét gì nhan đề cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Đó là lối làm thơ
bài thơ?

truyền thống của cha ông ta xưa. Bác Hồ vốn hiểu
biết sâu rộng về thơ văn cổ nên Bác lối xưa mà viết
bài thơ này.
II. Phân tích:

@ Đọc ba câu thơ đầu, em Câu 1: Nói về cảnh sống, nơi ở của Bác
hình dung được gì về cuộc Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Nơi ở: hang, nơi
sống của Bác ở Pác Bó?

làm việc: bờ suối. Thời gian lặp lại thành nếp: sáng
ra, tối vào, đâu chỉ có một buổi, một ngày.

Câu 2: Nói về chuyện ăn uống.
Cháo bẹ, rau măng => Thức ăn đạm bạc. Nếu các
ẩn sĩ ngày xưa có ăn trúc, măng giá thì thỉnh thoảng
hay là cách nói ước lệ. (Thu ăn trúc, đông ăn giá)
Còn Bác cháo bẹ, rau măng thì rất thực.

@ Em hiểu gì về cụm từ vẫn @ Vẫn sẵn sàng: Có hai cách hiểu:
sẵn sàng?

- Cuộc sống gian khổ nhưng tinh thần cách mạng
vẫn sẵn sàng.
- Cháo bẹ, rau măng dù kham khổ nhưng lúc nào
cũng có, cũng đầy đủ, trở thành món ăn thú vị của
người chiến sĩ cách mạng. Dù hiểu theo cách nào ta
cũng thấy nụ cười hóm hỉnh của Bác trước cuộc
sống gin khổ thiếu thốn.

@ Câu 3 là câu chuyển, em Câu 3: Câu chuyển
hãy chỉ ra sự chuyển mạch - Chuyển từ chỗ nói chuyện chổ ở, làm việc, ăn
của bài thơ?

uống sang nói chuyện công việc.
2


Giáo án Ngữ văn 8

- Chuyển từ không khí thiên nhiên: suối, hang, sớm,
tối sang không khí hoạt động xã hội: dịch sử Đảng.
- Chuyển từ những cái mềm mại suối, măng, cháo

sang bàn đá rắn chắc. Từ những thanh bằng sang
những thanh trắc.
Tuy có chuyển nhưng lại rất thống nhất trong chủ
đề. Cả ba câu đều nói đến cảnh sống, ăn uống, làm
việc. Tất cả đều nói lên sự gian nan vất vả của
người cách mạng
@ Vì sao Bác lại cảm thấy Câu 4:
cuộc sống gian khổ đó “thật là Cuộc đời cách mạng thật gian khổ. Nhưng Bác lại
sang”?

viết thật là sang thì thật bất ngờ . Cái đẹp của lý
tưởng đã chiến thắng cái gian khổ một cách ung
dung, thanh thản, tự nhiên trong nụ cười hóm hỉnh
của Bác khi ghi lại cảnh sống ở Pcá Bó trong bài

thơ tứ tuyệtnày
@ Có người nói, bài thơ là sự Nghệ thuật:
kết hợp hài hòa giữa tính cổ Bài thơ kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển và hiện
điển và hiện đại. Em hãy đại:
chứng minh.

- Thể thơ Đường viết bằng chữ Quốc ngữ.
- Hình ảnh thơ: hang, suối, bàn đá,… là cảnh lâm
tuyền (cổ điển). Nhưng đấy là nơi ở, làm việc, ẩn
náu của nhà cách mạng. (hiện đại)
- Cháo bẹ, rau măng thức ăn đạm bạc (cổ điển)
nhưng lại rất thực trong đời sống cách mạng (hiện
đại)
Suối, bàn đá là nơi các ẩn sĩ nghỉ ngơi, ngồi câu cá
3



Giáo án Ngữ văn 8

nhưng lại là nơi dịch sử Đảng.
- Ngay trong cách nói: nói nghèo mà lại hóa sang là
cái cổ điển nhưng là cái sang củangươid cách mạng
khi so với với tù đày gông cùm của các chiến sĩ
khác.
III/- Tổng kết:Ghi nhớ sgk
IV. Củng cố:
1. Gọi HS đọc lại bài thơ.
2. Hãy khái quát nội dung của bài thơ.
3. Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
V. Dặn dò:
1. Học thuộc lòng bài thơ, ghi nhớ.
2. Phân tích bài thơ.
3. Làm bài tập sgk, sbt.
4. Chuẩn bị bài Câu cầu khiến

4



×