Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Phân vùng chất lượng môi trường đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 95 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN TRỌNG ĐẠO

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH
NGUYỄN TRỌNG ĐẠO
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. LƯU THẾ ANH
Hướng dẫn 2: PGS.TS. NGUYỄN AN THỊNH

HÀ NỘI, NĂM 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Lưu Thế Anh
Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn An Thịnh
Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Thị Việt Anh - Trường ĐH
KHTN, ĐHQG Hà Nội
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Phạm Thị Mai Thảo - Trường Đại học
TN & MT Hà Nội

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày ... tháng ... năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn với đề tài “ Phân vùng chất lƣợng môi trƣờng đất sản xuất nông nghiệp
tỉnh Nam Định” là sản phẩm nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
khoa học của PGS.TS. Lƣu Thế Anh và PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, không sao
chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa
từng đƣợc công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2019
Học viên

Nguyễn Trọng Đạo


i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ, động viên thiết thực, quý báu.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Lƣu Thế Anh và
PGS.TS. Nguyễn An Thịnh – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, động viên và khuyến
khích học viên trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, cảm ơn sự giúp đỡ
của các cán bộ, nghiên cứu viên Viện Địa Lí, Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi
trƣờng Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và toàn thể các cán bộ của Khoa Môi
trƣờng, Đại học Tài nguyên và môi trƣờng Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có
thể tiếp thu kiến thức và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Sở Tài nguyên
Môi trƣờng tỉnh Nam Định cùng cƣ dân các xã, huyện đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
quá trình khảo sát và thu thập tài liệu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đề tài KH&CN độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu,
đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất vùng đồng bằng sông Hồng
và đề xuất các giải pháp chủ động ứng phó”, mã số ĐTĐLCN.48/16 đã cung cấp số
liệu và hỗ trợ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn sự động viên của bạn bè và sự ủng hộ nhiệt
tình của gia đình trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
Trân trọng cảm ơn./
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2019
Học viên

Nguyễn Trọng Đạo

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 3
2.1. Mục tiêu ........................................................................................................................ 3
2.2. Nội dung ........................................................................................................................ 3
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 3
3.1. Ý nghĩa khoa học .......................................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................... 4
4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................... 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ...................................................................... 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 5
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................. 7
1.1.3. Các công trình liên quan đến khu vực nghiên cứu.................................................... 8
1.2. Cơ sở lý luận về hƣớng phân vùng chất lƣợng đất nông nghiệp phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội ................................................................................................................. 9
1.2.1. Phân vùng chất lƣợng và các khái niệm liên quan .................................................... 9
1.2.2. Định hƣớng của quy hoạch sử dụng môi trƣờng đất .............................................. 12
1.2.3. Nguyên tắc phân vùng chất lƣợng môi trƣờng ....................................................... 14
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU............................................................................................................................... 16


iii


2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 16
2.1.1. Tài nguyên đất đai.................................................................................................... 16
2.1.2. Đánh giá chung địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 17
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 19
2.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................................ 19
2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................................... 23
2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................................. 27
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 27
CHƢƠNG 3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 31
3.1. Định hƣớng xây dựng bản đồ phân vùng môi trƣờng đất tỉnh nam định. .............. 31
3.1.1. Sử dụng GIS chồng ghép, thành lập bản đồ phân vùng đất tỉnh Nam Định .......... 31
3.1.2. Quy trình ứng dụng phần mềm ArcGIS phân vùng chất lƣợng đất ....................... 31
3.1.3. Sơ đồ quá trình lập bản đồ phân vùng chất lƣợng đất tỉnh Nam Định ................... 33
3.1.4. Thiết bị sử dụng trong quá trình thử nghiệm .......................................................... 33
3.1.5. Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ thành phần ..................................................................... 34
3.1.6. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai .............................................................................. 34
3.2. BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHẤT LƢỢNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TỈNH NAM ĐỊNH ........................................................................................................ 40
3.2.1. Phân loại đất và chia vùng ....................................................................................... 40
3.2.2. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .............................................................. 48
3.2.2.1. Xác định các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ...................................... 48
3.2.1.2 Phân cấp chỉ tiêu xây dựng các bản đồ đơn tính ................................................... 49
3.2.3. Mô tả các đơn vị đất đai theo tổ hợp các loại đất ................................................ 59
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
TỈNH NAM ĐỊNH ........................................................................................................ 66
3.3.1. Căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ................. 66

3.3.2. Định hƣớng cho tỉnh Nam Định .............................................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 75
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 75

iv


2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 77
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1
Phụ lục: Một số hình ảnh trong chuyến khảo sát thực địa tỉnh Nam Định ............. 2

v


THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Nguyễn Trọng Đạo
Lớp: CH3a.MT1

Khóa: 2017 - 2019

Cán bộ hƣớng dẫn 1: PGS.TS Lƣu Thế Anh
Cán bộ hƣớng dẫn 2: PGS.TS Nguyễn An Thịnh
Tên đề tài: Phân vùng chất lƣợng môi trƣờng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định
Tóm tắt luận văn:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lí luận
- Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng tỉnh Nam Định.
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam
Định.

- Xác định các tiêu chí, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, phân vùng chất lƣợng môi trƣờng
và phân tích các vấn đề môi trƣờng tại các vùng chất lƣợng đất tỉnh Nam Định.
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp định hƣớng sử dụng đất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
và môi trƣờng tỉnh Nam Định.

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CTR

Chất thải rắn

CCN

Cụm công nghiệp

CNG

Compressed Natural Gas (Khí nén thiên nhiên)


KCN

Khu công nghiệp

KT-XH

Kinh tế - xã hội

PVMT

Phân vùng môi trƣờng

PVCLMT

Phân vùng chất lƣợng môi trƣờng

QHBVMT

Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng

QHMT

Quy hoạch môi trƣờng



Quyết định

TVN


Thực vật nổi

TVMT

Tiểu vùng môi trƣờng

VMT

Vùng môi trƣờng

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thống kê dân số các năm 2005 - 2010- 2015-2017 ......................................... 24
Bảng 2. Bảng phân loại và thống kê số lƣợng đất vùng sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam
Định ............................................................................................................................... 36
Bảng 3. Các yếu tố đơn tính xây dựng Bản đồ đơn vị đất đai ....................................... 49
Bảng 4. Các đơn vị đất dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .................................. 50
Bảng 5. Phân cấp thành phần cơ giới ............................................................................ 50
Bảng 6. Phân cấp địa hình tƣơng đối............................................................................. 51
Bảng 7. Phân cấp độ dày tầng đất mịn .......................................................................... 52
Bảng 8. Phân cấp mức độ độ glây ................................................................................. 52
Bảng 9. Phân cấp chế độ tiêu......................................................................................... 53
Bảng 10. Cácbon hữu cơ tổng số trong đất ................................................................... 53
Bảng 11. Tổng các cation trong đất ............................................................................... 54
Bảng 12. Dung tích hấp thu trong đất (CEC đất) .......................................................... 54
Bảng 13. Thống kê diện tích lƣu huỳnh tổng số............................................................ 54
Bảng 14. Phân cấp và đánh giá tổng số muối tan .......................................................... 55
Bảng 15. Lƣợng mƣa trung bình năm (mm) ................................................................. 56

Bảng 16. Nhiệt độ trung bình năm (0C) ......................................................................... 56
Bảng 17. Đặc tính của các đơn vị đất đai ........................................................................ 2

iii


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Rừng cây ngập mặn .......................................................................................17
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí tỉnh Nam Định 2017 ...................................................................19
Hình 1.2. Các thành phần của GIS................................................................................28
Hình 3.1. Sơ đồ ứng dụng công nghệ GIS với phần mềm ArcGIS trong phân vùng chất
lượng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định ..........................................................................32
Hình 3.2. Sơ đồ ứng dụng công nghệ GIS với phần mềm ArcGIS trong phân vùng chất
lượng đất tỉnh Nam Định ...............................................................................................33
Hình 3.3. Mô hình chồng xếp các bản đồ thành phần để xây dựng bản đồ phân vùng 35
Hình 3.4. Bản đồ đất phân vùng sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định .......................39
Hình 3.5. Bản đồ phân vùng chất lượng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định .....62

iv


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất là một dạng tài nguyên vô cùng quý giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con
ngƣời, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối vỡi mỗi quốc gia, là tƣ liệu sản xuất
đặc biệt không thể thay thế. Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngƣời, tài nguyên và
môi trƣờng đất luôn gắn liền với mọi hoạt động của con ngƣời. Đất là môi trƣờng nuôi
dƣỡng các loài thực vật, là nơi để sinh vật sinh sống, là không gian thích hợp để con
ngƣời xây dựng nhà ở và các công trình khác. Hiện nay, con ngƣời đã quá lạm dụng

nguồn tài nguyên quý giá này và đã có nhiều tác động có ảnh hƣởng xấu đến đất nhƣ:
Dùng quá nhiều lƣợng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất tích trữ
một lƣợng lớn kim loại nặng và làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của đất, làm
ảnh hƣởng đến độ phì nhiêu của đất. Do các sức ép gia tăng dân số, các sức ép lên môi
trƣờng đất là vấn đề đáng lo ngại, các chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng đất và vấn đề
canh tác nông nghiệp; nhu cầu đất ở; đất phát triển các khu công nghiệp; khai thác
khoáng sản,... đã và đang làm cho môi trƣờng đất bị suy thoái và ô nhiễm trầm trọng.
Đến nay, tài nguyên và môi trƣờng đất đang bị xâm hại nặng nề ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Theo số liệu của Liên hợp Quốc, đất canh tác trên đầu ngƣời
giảm nhanh từ 0,5 ha/ngƣời xuống 0,2 ha/ngƣời trong vòng 100 năm qua và dự báo
trong 50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/ngƣời do các nguyên nhân khác nhau, trong
đó có thoái hóa đất. Trƣớc thực trạng đó, UNEP đã kêu gọi cần nghiên cứu ngăn ngừa
thoái hoá đất và hoang mạc hoá ở mỗi quốc gia và trên toàn cầu. Sự thành công trong
ứng phó với thoái hóa đất đòi hỏi phải hiểu rõ những nguyên nhân, các tác động và
mức độ thoái hóa đất trong mối liên hệ với các yếu tố khí hậu, thổ nhƣỡng, nƣớc, thực
vật và hoạt động kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy, thoái hoá và ô nhiễm đất là xu
thế chung ở các vùng. Các quá trình thoái hóa đất do xói mòn, rửa trôi, trƣợt lở ở vùng
núi; xâm nhập mặn, cát bay và cát chảy ở vùng ven biển; khô hạn, hoang mạc hóa
đang diễn ra phổ biến với tốc độ nhanh và nghiêm trọng hơn ở miền Trung, Tây

1


Nguyên. Đồng thời, việc sử dụng đất thiếu hợp lý đã dẫn đến đất bị thoái hóa, ô nhiễm,
giảm sức sản xuất và kéo theo hàng loạt hậu quả về môi trƣờng sinh thái. Trong số 21
triệu ha đất nông nghiệp của cả nƣớc, khoảng 9,34 triệu ha đất bị thoái hóa do nhiều
nguyên nhân khác nhau tập trung ở Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và tứ
giác Long Xuyên, ảnh hƣởng đến cuộc sống của 22 triệu ngƣời. Trƣớc thực tế đó, năm
2006 Chính phủ đã ban hành “Chƣơng trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai

đoạn 2006 - 2010 và định hƣớng đến năm 2020”. Hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp
của các tỉnh ngày càng suy giảm một mặt do phải thu hồi nhiều diện tích đất nông
nghiệp phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, xây dựng đô thị hoặc
nhiều mục đích khác nhau. Mặt khác nhiều năm gần đây hiện tƣợng biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trƣờng, các thảm hoạ thiên tai luôn đe doạ đến môi trƣờng đất và ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến vấn đề an ninh lƣơng thực quốc gia.
Hiện nay, tiếp cận phân vùng chất lƣợng các thành phần môi trƣờng tự nhiên
(đất, nƣớc, không khí) là một công cụ quan trọng phục vụ công tác quản lý, khai thác
hiệu quả các dạng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng trong chiến lƣợc phát
triển bền vững của các quốc gia và vùng lãnh thổ
Nam Định là một tỉnh ven biển trọng điểm sản xuất lúa của vùng đồng bằng sông
Hồng. Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn tỉnh có 112.844,1 ha đất nông nghiệp
(chiếm 67,63% diện tích đất tự nhiên); trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 91,221,9
ha (đất trồng cây hàng năm là 82.769,3 ha; đất trồng cây lâu năm 8.452,6 ha); đất lâm
nghiệp có 2.950,4 ha; đất nuôi trồng thủy sản có 17.398,7 ha; đất làm muối là 716,4 ha
và đất nông nghiệp khác là 556,8 ha. Theo quy hoạch sử dụng đấất của tỉnh Nam Định,
giai đoạn 2010 – 2015 tầm nhìn 2020 tỉnh Nam Định có 107.655 ha đất nông nghiệp,
chiếm 64,03% diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó, nhiều nhất là đất trồng lúa 65.437,93
ha, chiếm 38,92%. Ngoài ra, có 20.940 ha đất nuôi trồng thủy sản; 8.294,38 ha đất
trồng cây lâu năm; 550 ha đất làm muối. Hiện nay, tài nguyên và môi trƣờng đất tỉnh
Nam Định đang đối mặt với nhiều thách thức nhƣ xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy giảm
độ phì nhiêu, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,....

2


Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài nghiên cứu: "Phân vùng chất lƣợng
môi trƣờng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định" nhằm làm rõ hiện trạng chất
lƣợng đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh, xác định những vấn đề hạn chế, bất cập liên
quan đến quản lý và bảo vệ môi trƣờng theo các vùng sinh thái, từ đó đề xuất những

giải pháp nhằm khắc phục, trên cơ sở đó nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là chính sách xây
dựng nông thôn mới của địa phƣơng hiện nay.
2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu:“Phân vùng chất lượng môi trường đất nông
nghiệp tỉnh Nam Định”. Xác lập đƣợc cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất các
giải pháp quản lý môi trƣờng đất và thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với mỗi
phân vùng chất lƣợng môi trƣờng tại tỉnh Nam Định.
2.2. Nội dung
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện đƣợc các nội dung sau:
- Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng tỉnh Nam
Định.
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định.
- Xác định các tiêu chí, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, phân vùng chất lƣợng môi
trƣờng đất tỉnh Nam Định phục vụ công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
đất.
- Đề xuất các giải pháp định hƣớng sử dụng đất cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và môi trƣờng tỉnh Nam Định.
3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hệ thống tri thức khoa
học về hƣớng phân vùng chất lƣợng đất nông nghiệp, phát triển quy hoạch đất nông

3


nghiệp ở quy mô cấp địa phƣơng. Đồng thời, tài liệu này sẽ trở thành “nguồn” tham
khảo khoa học phục vụ cho các nghiên cứu quan tâm tới lĩnh vực phát triển đất nông
nghiệp hiện nay.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Hiện nay, các nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Nam Định, giai
đoạn 2010 – 2015 tầm nhìn 2020 đã đƣợc tiến hành thực hiện. Do đó, hƣớng nghiên
cứu này có thể hỗ trợ công tác hoạch định quy định đất nông nghiệp, lập quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp theo định hƣớng tầm nhìn chiến lƣợc xa hơn. Đồng thời, nghiên
cứu cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý có thể ứng dụng quy hoạch đất nông
nghiệp đối với nhiều khu vực khác nhau tại Việt Nam.
4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân vùng chất lƣợng môi
trƣờng.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp, cơ sở dữ liệu và khu vực nghiên cứu
Chƣơng 3. Các kết quả nghiên cứu

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trong bối cảnh sử dụng đất nông nghiệp hiện nay, hoạt động khai thác và sử
dụng tài nguyên đất đã và đang làm thay đổi chức năng sinh thái theo hƣớng làm
cƣờng hóa các tác động tiêu cực. Điều này hối thúc các nghiên cứu về quy hoạch phát
triển đất nông nghiệp theo hƣớng bền vững phải đƣợc xây dựng dựa trên một cơ sở
khoa học thực tiễn và cụ thể. Xu thế nghiên cứu phân vùng chất lƣợng đất đang dần trở
nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Năm 2016, Leman và cộng sự đã thực hiện đánh giá vùng nhạy cảm môi trƣờng
cho quy hoạch sử dụng đất ở Langkawi, Malaysia. Nghiên cứu đánh giá mức độ nhạy
cảm về môi trƣờng của Langkawi cũng sử dụng mô hình đánh giá đa tiêu chí. Bộ chỉ
số đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các chỉ thị về rủi ro thiên tai (độ dốc, thảm
thực vật, lƣợng mƣa, địa chấn…), chỉ thị về giá trị di sản và chỉ thị về hỗ trợ sự sống

(nguồn nƣớc)[52]. Nghiên cứu phân loại mức độ nhạy cảm môi trƣờng thành bốn mức
độ: độ nhạy cao, trung bình, thấp và phi nhạy cảm. Cách tiếp cận nhƣ trong ví dụ ở
Langkawi đã đƣợc ứng dụng rộng rãi ở một số quốc gia nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ...
Phân vùng môi trƣờng cũng là công cụ chính trong quy hoạch phát triển và tái
phát triển bang New Jersey, Mỹ. Để giải quyết yêu cầu phát triển cao mà vẫn đảm bảo
bền vững, quy hoạch bang New Jersey đã phân loại đất đai trên toàn bang thành 5 loại
chính gồm: vùng đô thị với tiêu chí chính là mật độ dân cƣ trên 1.000 ngƣời/dặm
vuông; vùng ngoại ô với tiêu chí chính là tiếp giáp vùng đô thị, đã có sự đầu tƣ về cơ
sở hạ tầng và dự kiến sẽ có cơ sở hạ tầng đô thị cơ bản vào năm 2020; vùng rìa với
tiêu chí chính là tiếp giáp với vùng đô thị nhƣng không có sự đầu tƣ về cơ sở hạ tầng;
vùng nông thôn gồm vùng đất nông nghiệp, đất rừng và đất trống…; vùng nhạy cảm
môi trƣờng gồm môi trƣờng sống các loài đƣợc bảo vệ, đất ngập nƣớc chất lƣợng cao,
nguồn nƣớc sinh hoạt, rừng sản lƣợng cao, có nhiều cây bản địa…[60] Các hoạt động
phát triển diện rộng bị giới hạn hoàn toàn trong vùng đô thị và vùng ngoại ô. Sau đó,

5


Quy hoạch bang New Jersey tiếp tục phân các vùng này thành vùng trung tâm và nền
môi trƣờng. Các hoạt động phát triển KT-XH bị giới hạn trong vùng trung tâm (tiêu
chí là mật độ dân cƣ tối thiểu là 3.000 ngƣời/dặm vuông). Bên ngoài vùng này là nền
môi trƣờng bao gồm các không gian mở có thể hỗ trợ hệ sinh thái. Quy hoạch bang
đặc biệt nhấn mạnh tính kết nối, tạo thành các hệ thống tự nhiên của nền môi trƣờng.
Nhƣ vậy, Quy hoạch bang New Jersey đã có sự thay đổi lớn về định hƣớng so với các
quy hoạch khác, thể hiện qua tính chủ quan cao trong phân vùng. Theo đó, quy hoạch
chủ động không phát triển các vùng đang có chất lƣợng môi trƣờng tốt; giới hạn hoạt
động phát triển trong các khu vực đã phát triển hoặc những khu vực có xu hƣớng phát
triển là không thể đảo ngƣợc. Hơn nữa, quy hoạch còn thể hiện việc tính toán đến sự
phát triển KT-XH trong dài hạn. Quy hoạch xây dựng một mạng lƣới trung tâm đƣợc
bố trí hợp lý trên nền môi trƣờng, chú trọng phát triển chiều sâu, phát triển có tính hệ

thống để giảm bớt áp lực phát triển đô thị hóa tự phát. Để làm đƣợc nhƣ vậy, quy
hoạch phải xác định đƣợc bối cảnh phát triển KT-XH, đồng thời đánh giá tài nguyên
và sức chịu tải môi trƣờng vùng môi trƣờng cũng là công cụ chính trong quy hoạch
phát triển và tái phát triển bang New Jersey, Mỹ. Để giải quyết yêu cầu phát triển cao
mà vẫn đảm bảo bền vững, quy hoạch bang New Jersey đã phân loại đất đai trên toàn
bang thành 5 loại chính gồm: vùng đô thị với tiêu chí chính là mật độ dân cƣ trên
1.000 ngƣời/dặm vuông; vùng ngoại ô với tiêu chí chính là tiếp giáp vùng đô thị, đã có
sự đầu tƣ về cơ sở hạ tầng và dự kiến sẽ có cơ sở hạ tầng đô thị cơ bản vào năm 2020;
vùng rìa với tiêu chí chính là tiếp giáp với vùng đô thị nhƣng không có sự đầu tƣ về cơ
sở hạ tầng; vùng nông thôn gồm vùng đất nông nghiệp, đất rừng và đất trống…; vùng
nhạy cảm môi trƣờng gồm môi trƣờng sống các loài đƣợc bảo vệ, đất ngập nƣớc chất
lƣợng cao, nguồn nƣớc sinh hoạt, rừng sản lƣợng cao, có nhiều cây bản địa… Các hoạt
động phát triển diện rộng bị giới hạn hoàn toàn trong vùng đô thị và vùng ngoại ô. Sau
đó, Quy hoạch bang New Jersey tiếp tục phân các vùng này thành vùng trung tâm và
nền môi trƣờng. Các hoạt động phát triển KT-XH bị giới hạn trong vùng trung tâm
(tiêu chí là mật độ dân cƣ tối thiểu là 3.000 ngƣời/dặm vuông). Bên ngoài vùng này là
nền môi trƣờng bao gồm các không gian mở có thể hỗ trợ hệ sinh thái. Quy hoạch

6


bang đặc biệt nhấn mạnh tính kết nối, tạo thành các hệ thống tự nhiên của nền môi
trƣờng. Nhƣ vậy, Quy hoạch bang New Jersey đã có sự thay đổi lớn về định hƣớng so
với các quy hoạch khác, thể hiện qua tính chủ quan cao trong phân vùng. Theo đó, quy
hoạch chủ động không phát triển các vùng đang có chất lƣợng môi trƣờng tốt; giới hạn
hoạt động phát triển trong các khu vực đã phát triển hoặc những khu vực có xu hƣớng
phát triển là không thể đảo ngƣợc. Hơn nữa, quy hoạch còn thể hiện việc tính toán đến
sự phát triển KT-XH trong dài hạn. Quy hoạch xây dựng một mạng lƣới trung tâm
đƣợc bố trí hợp lý trên nền môi trƣờng, chú trọng phát triển chiều sâu, phát triển có
tính hệ thống để giảm bớt áp lực phát triển đô thị hóa tự phát. Để làm đƣợc nhƣ vậy,

quy hoạch phải xác định đƣợc bối cảnh phát triển KT-XH, đồng thời đánh giá tài
nguyên và sức chịu tải môi trƣờng.
Các kết quả nghiên cứu ở trên chỉ ra rằng mỗi vùng sinh thái bao hàm các chức
năng riêng biệt góp phần thể hiện từng đặc tính và yêu cầu phát triển trong những điều
kiện cụ thể. Đồng thời, phân vùng chất lƣợng đất đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tích
hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng tại mỗi vùng. Đây là một công
cụ hiệu quả nhằm quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho từng khu vực
cụ thể, góp phần hỗ trợ công tác quy hoạch không gian theo hƣớng phát triển bền vững
tại nhiều quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác phân vùng quy hoạch đã đƣợc quan tâm ngay từ những
năm 1960. Công tác này đã trải qua nhiều giai đoạn, xuất phát từ những đặc điểm tự
nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội. Do yêu cầu, mục tiêu chiến lƣợc kinh tế - xã hội của đất
nƣớc nên trong mỗi giai đoạn, nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp tiếp cận khác
nhau. Cho đến nay, phƣơng pháp luận về phân vùng chất lƣợng còn nhiều hạn chế
nhƣng một số ngành, địa phƣơng đã thực hiện phân vùng môi trƣờng để phục vụ quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng nhƣ:
Phân vùng cảnh quan, là loại hình phân vùng trên cơ sở phân loại cảnh quan đã
đƣợc vận dụng cho lãnh thổ miền nam Việt Nam (Trƣơng Quang Hải, 1991) [55].

7


Nhiều nhà khoa học đã ứng dụng tiếp cận nghiên cứu phân vùng sinh thái và đánh giá
cảnh quan cho các lĩnh vực khác nhau. Phạm Hoàng Hải và cộng sự (1997) đã đề cập
khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên dƣới các tác động của con ngƣời, đƣa ra
một cách khái quát phƣơng pháp đánh giá cảnh quan với các lãnh thổ cụ thể cũng nhƣ
các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trong cuốn “Cơ sở cảnh
quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ”
[46]. Trong đề tài “Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng” do

Cao Liêm (1990) chủ trì, trên cơ sở phân tích điều kiện sinh thái của vùng đồng bằng
sông Hồng, đã đề xuất đƣợc tiêu chuẩn một số đơn vị phân vùng sinh thái, xây dựng
đƣợc một bản đồ phân vùng sinh thái tỉ lệ 1/250.000 kèm theo bản đồ chú giải. Các tác
giả đã phân ra 8 vùng và 13 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, mô tả đặc điểm, hƣớng sử
dụng cho từng vùng sinh thái chính cho khu vực này [25]. Để bảo vệ và phục hồi vùng
biển Rạn Trào, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, Viện Hải dƣơng học Nha Trang đã
triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu phân vùng chức năng cho khu bảo tồn Rạn
Trào - Vạn Ninh” từ tháng 11/2003 – 11/2004 [21].
1.1.3. Các công trình liên quan đến khu vực nghiên cứu
Đề tài đƣợc hoàn thành trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trƣớc đây tại
huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định và kết quả nghiên cứu theo hƣớng đánh giá tổng hợp
trên quan điểm phân vùng.
Nghiên cứu sử dụng hợp lý các bãi triều lầy cửa sông ven biển Việt Nam, do
Nguyễn Chu Hồi và đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu từ năm 1985-1990. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài là phía Bắc Việt Nam, các đặc trƣng về động lực hình thành xu
thế tiến hóa bãi triều, đặc trƣng các hệ sinh thái tại khu vực ven bờ đã đƣợc xem xét,
đánh giá tổng hợp. Các tƣ liệu trên cạn và dƣới nƣớc đã đƣợc hiệu chỉnh một cách có
hệ thống [40].
Trong giai đoạn năm 1990 - 1995 là giai đoạn nghiên cứu khá quan trọng nhằm
tìm hiểu các đặc trƣng cơ bản về hệ sinh thái cửa sông châu thổ sông Hồng. Liên quan
đến vấn đề này, đề tài “Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam” của Phan

8


Nguyên Hồng (1991) [52]. Đề tài KT.03.11“Sử dụng hợp lý hệ sinh thái trên biển ven
bờ Việt Nam”, “Hệ sinh thái vùng triều miền Bắc Việt Nam” của Nguyễn Xuân Dục
(1994) lấy hệ sinh thái vùng triều sông Hồng làm vùng nghiên cứu trọng điểm [45].
Giai đoạn này cũng đƣợc đánh dấu bởi hàng loạt công trình nghiên cứu dải ven
bờ trên quan điểm động lực nhƣ “Biến động cửa Ba Lạt, cửa Hà Lạn trong thời kỳ cận

đại và ảnh hƣởng của chúng tới diễn biến bồi tụ xói lở khu vực Hải Hậu, tỉnh Nam
Định” của Cao Vũ Minh và nnk (2010) [26]. Nguyễn Thu Trang và nnk (2011) nghiên
cứu “Thực trạng sử dụng đất vùng cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” [42].
“Phát triển du lịch huyện Giao Thủy giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020” của Ủy
ban Nhân dân huyện Giao Thủy, (2011) [18]. “Nghiên cứu hiện trạng môi trƣờng, biến
động nguồn lợi, đa dạng sinh học hệ sinh thái vùng triều ven biển miền Bắc Việt Nam
(từ Quảng Bình trở ra) đề xuất mô hình khai thác, nuôi trồng, bảo tồn và quản lý bền
vững” (Đỗ Công Thung, 2012) [31]. “Nghiên cứu sinh thái cảnh quan huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định cho phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch” (Nguyễn
Thùy Dƣơng, 2012) [43]. “Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định thích ứng với biến đổi
khí hậu trong sản xuất nông nghiệp xã Giao An, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”

(Đặng Thị Hoa và nnk, 2014) [28]. “Du lịch theo hƣớng sinh thái cộng đồng tại huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Thực trạng và giải pháp sử dụng đất” (Doãn Quang Hùng,
2015) [27].

1.2. Cơ sở lý luận về hƣớng phân vùng chất lƣợng đất nông nghiệp phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội
1.2.1. Phân vùng chất lƣợng và các khái niệm liên quan
a. Vùng (region)
Trong các ngành riêng biệt, vùng đƣợc xác định dựa trên các hệ thống chỉ tiêu và
tiêu chí đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu phân loại vùng và mục tiêu sử dụng kết quả
phân vùng ấy. Khi xem xét vùng trên quan điểm là đối tƣợng của quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội thì mỗi vùng đặc trƣng bởi các ngành kinh tế, các cơ sở sản xuất, các

9


hoạt động dịch vụ, đặc điểm phân bố và cấu trúc dân cƣ, các cơ sở hạ tầng sản xuất và
xã hội. Các yếu tố đặc trƣng này có mối quan hệ liên kết riêng đối với từng vùng, thể

hiện tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội phù hợp của vùng đó. Do đó, có
nhiều cách tiếp cận để phân vùng và nhiều vùng nằm chồng lấn lên nhau tại một khu
vực địa lý.
b. Phân vùng (zoning)
Phân vùng là quá trình phân chia lãnh thổ thành những đơn vị tƣơng đối đồng
nhất theo các tiêu chí và mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa nghiên cứu hay quản
lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng của từng đơn vị trong vùng. Phân vùng có thể là
phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng địa lý, phân vùng môi trƣờng,...
Phân vùng lãnh thổ nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, công
tác phân vùng đã có những đóng góp không thể phủ nhận (Xác định các vùng chuyên
môn hóa trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,…). Quy hoạch vùng kinh tế tổng
hợp đối tƣợng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng… trong
thành lập và thực hiện quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, đứng trƣớc
những diễn biến trong thực tiễn khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý không
những gây lãng phí về kinh tế, tạo ra những xung đột giữa các ngành trong khai thác
sử dụng tài nguyên mà còn đang đe dọa nghiêm trọng đến cân bằng môi trƣờng sinh
thái ở Việt Nam.
Trƣớc những tác động tiêu cực khó lƣờng trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn
cầu, cách tiếp cận, hình thức các loại hình phân vùng ở nƣớc ta hiện nay đang dần bộc
lộ những hạn chế, bất cập. Các quy hoạch phát triển chƣa thực sự dựa trên tiềm năng
tài nguyên, chƣa đánh giá sức chịu tải của môi trƣờng sinh thái. Sự chú trọng phát triển
kinh tế đang gây ra những xung đột trong việc lựa chọn các lợi ích, lựa chọn giữa phát
triển và bảo tồn. Do đó, bên cạnh các loại hình phân vùng hiện tại, cần thiết phải bổ
sung loại hình phân vùng chất lƣợng đất nông nghiệp.

10


c. Phân vùng chất lượng môi trường
Vùng chất lƣợng môi trƣờng là một bộ phận thuộc cấp phân vị của lãnh thổ, có

một số thuộc tính xác định về chất lƣợng môi trƣờng để phân biệt nó với vùng khác
[24].
Phân vùng chất lƣợng môi trƣờng về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ
dựa trên sự đồng nhất về chất lƣợng tính thống nhất nội tại của vùng cho mục đích
khai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự nhiên của
các loại đất của vùng.
Phân vùng chất lƣợng môi trƣờng của một đia phƣơng (tỉnh thành, huyện thị,...)
căn cứ vào việc nghiên cứu những vấn đề về chất lƣợng môi trƣờng để phân chia lãnh
thổ của địa phƣơng đó thành những đơn vị vùng và tiểu vùng với những đặc trƣng
riêng của chúng, phản ảnh thực tế khách quan về môi trƣờng, sinh thái, hiện trạng và
tiềm năng sử dụng lãnh thổ.
Phân vùng môi trƣờng của một địa phƣơng nhằm xác lập những cơ sở khoa học
và thực tiễn, phục vụ trực tiếp việc xây dựng quy hoạch môi trƣờng và quản lý tài
nguyên, môi trƣờng và định hƣớng phát triển trên địa bàn địa phƣơng đó một cách có
hiệu quả.
Quá trình phân vùng tuy có sự khác biệt tƣơng đối về nhiệm vụ nhƣng mang các
đặc trƣng chung nhất. Đó là phân vùng phải mang tính toàn vẹn lãnh thổ (không lặp
lại) trên một lãnh thổ có ranh giới ước định (có thể xác định cụ thể hoặc không) thể
hiện tính chủ quan trong mục đích phân vùng (theo mong muốn của con ngƣời). Đồng
thời, phân vùng phải xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản về sự đồng nhất tương đối
trong sự phân hóa các chỉ tiêu phân vùng và các nhân tố trội trong xem xét các biểu
hiện mang tính ổn định của hệ sinh thái tự nhiên; nhƣng vẫn đảm bảo sự toàn vẹn của
lãnh thổ trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng của vùng. Nhƣ vậy,
phân vùng hƣớng tới quá trình chia nhỏ các khoanh vi để xác lập mục đích sử dụng đất
hợp lý; mà thực tế là một hệ thống cho phép ngăn ngừa các tác động bất lợi của môi
trƣờng tới hoạt động phát triển của vùng (cƣ trú, công nghiệp, giải trí hay thƣơng
mại,...) [54 ].

11



1.2.2. Định hƣớng của quy hoạch sử dụng môi trƣờng đất
Định hƣớng sử dụng đất phục vụ phát triển đất nông nghiệp thực chất là sự sắp
xếp và phân chia lại sử dụng đất theo hƣớng bền vững [15]. “Quy hoạch sử dụng đất là
phương tiện trợ giúp ra quyết định sử dụng đất thông qua đánh giá tự động về tính tự
chọn mô hình trong sử dụng đất. Trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục
tiêu riêng biệt, từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai”
(Dent, 1988, 1993).
Quy hoạch sử dụng đất bền vững là mục tiêu cần đạt đƣợc của mỗi quốc gia và
mỗi địa phƣơng. UNCED (1992) và FAO (1995) cho rằng “Quy hoạch sử dụng đất là
một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động cho việc phân
chia đất đai cho sử dụng nhằm cung cấp những cái có lợi bền vững nhất” [34, 36].
Về quan điểm khả năng phát triển bền vững quy hoạch sử dụng đất thực hiện các
chức năng:
- Hƣớng dẫn quyết định trong sử dụng đất đai để nguồn tài nguyên đó đƣợc khai
thác có lợi cho con ngƣời, nhƣng đồng thời cũng đƣợc bảo vệ cho tƣơng lai.
- Cung cấp những thông tin liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của ngƣời
dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên cũng nhƣ những tác động đến môi trƣờng
có thể có.
Các mục tiêu yêu cầu cần đạt đƣợc của một dự án quy hoạch bền vững:
- Tính hiệu quả: Nghĩa là khai thác đƣợc tiềm năng đất đai, đạt hiệu quả kinh tế
cao phục vụ phát triển, đƣợc cộng đồng và chính quyền chấp nhận, đáp ứng đƣợc ý
nghĩa cho mục đích riêng biệt.
- Tính bình đẳng và được chấp nhận: Giải quyết đƣợc các vấn đề xã hội và cộng
đồng, công bằng trong phân chia nguồn tài nguyên.
- Tính bền vững: Tạo ra đƣợc mối liên kết giữa sản xuất và môi trƣờng, duy trì
lâu dài, không hủy hoại nguồn tài nguyên tại chỗ.
Quy hoạch sử dụng đất là công cụ giúp quản lý sử dụng tài nguyên đất một cách
hợp lý. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, các tác động về xã
hội cũng nhƣ môi trƣờng có thể xảy ra khi thực hiện phân bổ diện tích đất và chuyển


12


đổi mục đích sử dụng đất. Do đó, vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên đất hiện nay chỉ
có thể đạt đƣợc thông qua gắn kết các vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trƣờng vào
trong quy hoạch sử dụng đất. Vai trò của quy hoạch sử dụng đất phải đƣợc mở rộng
hơn, bao trùm cả các yếu tố môi trƣờng, biến đổi khí hậu, kinh tế - xã hội cũng nhƣ tạo
điều kiện để các bên chịu ảnh hƣởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia
vào quá trình quy hoạch. Việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách
tiếp cận của quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với trình độ phát triển cũng nhƣ cách
tiếp cận trong quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa. Tạo ra
một hành lang để quản lý quá trình phát triển đất nƣớc một cách hợp lý, bền vững. Xu
hƣớng lập quy hoạch sử dụng đất từ cách tiếp cận tĩnh và nặng về mô tả sang một cách
tiếp cận mới mang nhiều tính chiến lƣợc và thiên về phân tích trở nên cần thiết hơn
[12].
Vai trò chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam là phân chia diện tích đất
cho những mục tiêu sử dụng phát triển khác nhau của các đối tƣợng sử dụng đất công
cộng và tƣ nhân. Quy hoạch sử dụng đất hiện tại ít có sự phối hợp giữa các ngành, các
đối tƣợng sử dụng đất nên thiếu khả năng đáp ứng các điều kiện phát triển của địa
phƣơng. Đặc biệt đối với các vùng dân cƣ tập trung, các vùng đồng bằng châu thổ và
vùng ven biển rất nhạy cảm với sự thay đổi trong sử dụng đất hoặc các tác động cho
biến đổi khí hậu. Sự phát triển nhanh chóng tại các khu vực này kéo theo những suy
thoái của tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học và làm tăng nguy cơ ảnh hƣởng tới
các cơ sở hạ tầng cũng nhƣ việc sử dụng đất hiện tại và trong tƣơng lai [1].
Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam thời gian gần đây diễn ra với tốc độ rất nhanh
làm tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai và tài nguyên nƣớc. Điều chỉnh lại cách tiếp
cận đối với quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với tốc độ phát triển cùng với sự thay
đổi nhanh chóng của các ngành kinh tế là nhu cầu rất bức thiết. Bên cạnh đó, biến đổi
khí hậu cũng đang là một thách thức mới đối với quá trình phát triển của Việt Nam,

bao gồm các tác động tổng hợp đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu
trúc xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nền kinh tế. Một trong những mục tiêu cụ thể của
Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu là tích hợp đƣợc yếu tố

13


×