Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiện trạng xử lý rác thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp hợp lý tại huyện Pác Nặm Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.38 KB, 51 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

MA XUÂN CƯƠNG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN
SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỢP LÝ
TẠI HUYỆN PÁC NẶM - BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46 – KHMT - N03

Khoa

: Môi trường

Khóa học


: 2014– 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------

MA XUÂN CƯƠNG
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT
VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỢP LÝ TẠI HUYỆN PÁC
NẶM, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46 – KHMT - N03

Khoa


: Môi trường

Khóa học

: 2014– 2018

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Phả

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian quan trọng của sinh viên các trường đại
học, cao đẳng nói chung với trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng.
Để từ đó hệ thống hóa lại kiến thức đã học kiểm nghiệm lại chúng trong thực tế
cũng như để tích lũy thêm vốn kiến thức thực tế và từ đó nâng cao trình độ
chuyên môn.
Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo của em
đã hoàn thành. Vậy em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong Ban chủ nhiệm khoa Khoa học Môi trường trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn em.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Trần Thị Phả đã trực
tiếp hướng dẫn em hoàn thành tốt bản báo cáo này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới các cán bộ đang
làm việc tại UBND huyện Pác Nặm đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập tại cơ quan.
Pác Nặm,Ngày 18 tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Ma Xuân Cương


ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CTRSH

: Chất thải rắn sinh

TN-MT

: Tài nguyên môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

TP

: Thành phố

CTR


: Chất thải rắn

QLCTR

: Quản lý chất thải rắn

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

TT

: Thông tư

QĐ – TTg

: Quyết định thủ tướng Chính phủ

CT/TW

: Chỉ thị Trung ương

BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trường


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần CTRSH ...................................................................9
Bảng 2.2. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á......................14
Bảng 2.3. Chất thải rắn đô thị phát sinh năm 2007 – 2010.........................................15
Bảng 2.4. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp
của một số địa phương ................................................................................................16
Bảng 4.1. Thành phần rác thải sinh hoạt tại huyện Pác Nặm .....................................29
Bảng 4.2. Lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh của các hộ dân tại các xã ..............30
Bảng 4.3. Ưu nhược điểm của phương pháp đốt ........................................................33
Bảng 4.4. Ưu nhược điểm của phương pháp chôn lấp................................................33
Bảng 4.5. Lượng rác thải rắn sinh hoạt được xử lý ....................................................34
Bảng 4.6. Mức độ quan tâm của người dân về môi trường ........................................35


iv

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt............................................................6
Hình 2.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .................................................6
Hình 4.1. Sơ đồ qui trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ...............................................31
Hình 4.2. Hình ảnh lò đốt rác tại huyện Pác Nặm ......................................................34
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện lượng rác thải và lượng rác thải được xử lý .....................35


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu ...............................................................................................................2
1.3.Yêu cầu của đề tài ......................................................................................................2
1.4.Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .....................................................2
1.4.2 .Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .........................................................................................4
2.1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................................4
2.1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải rắn sinh hoạt .............................................5
2.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt .........................................................................8
2.1.4. Ảnh hưởng của rác thải rắn sinh hoạt ..................................................................10
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .......................................................................................13
2.2.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới ...................................................13
2.3.2. Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam ................................................................14
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............20
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................20
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................................20
3.3. Thời gian thực hiện: ................................................................................................20
3.4. Nội dung nghiên cứu: .............................................................................................20
3.5. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................................20
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..................................................................20
3.5.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ........................................................................20
3.5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu: .............................................21
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................22
4.1. Giới thiệu về huyện Pác Nặm .................................................................................22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Pác Nặm ..............................................................22


vi


4.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn ..............................................................................22
4.1.3. Các nguồn tài nguyên ..........................................................................................23
4.1.4. Thực trạng môi trường.........................................................................................23
4.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................24
4.1.6. Cơ sở hạ tầng .......................................................................................................27
4.2. Đánh giá thực trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt...................................................28
4.2.1. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt .......................................28
4.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ...........................30
4.2.3. Đánh giá nhận thức cộng đồng về công tác quản lý, xử lý
chất thải rắn sinh hoạt ....................................................................................................35
4.2.4. Đánh giá về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường từ công tác
xử lý chất thải rắn sinh hoạt mang lại............................................................................36
4.3. Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................36
4.3.1. Một số tồn đọng trong công tác xử lý rác thải rắn sinh hoạt ...............................36
4.3.2. Một số giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt ....................................................37
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................40
5.1. Kết luận...................................................................................................................40
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Như chúng ta đã biết môi trường là vấn đề bức xúc không chỉ ở Việt Nam
mà là vấn đề đáng lo ngại của toàn nhân loại. Trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội con người đã trực tiếp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục

vụ cho các hoạt động sản xuất và tạo ra sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của
con người như: ăn mặc, ở, phương tiện đi lại, từ các hoạt động sản xuất. Để tạo
ra một sản phẩm thì phải tiêu tốn rất nhiều nguyên, nhiên liệu và mỗi công
đoạn đều thải ra một khối lượng lớn sản phẩm phụ như: rác thải, nước thải, khí
thải. Trực tiếp thải ra môi trường và các sản phẩm trong quá trình lưu thông,
trên thị trường khi đã hết hạn sử dụng sẽ bị loại bỏ ra môi trường, trong các sản
phẩm thải, thải ra môi trường phải mất hàng chục, hàng trăm năm chúng mới
phân hủy hết. Các loại rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh
doanh sau khi thải bỏ ra môi trường đã qua phân loại, thu gom và tái chế hay
chưa và được xử lý ra sao, có những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến môi
trường hay không? Nguồn nhân lực, phương tiện, thu gom, vận chuyển và xử
lý đã được phân công hợp lý hay chưa? Để đảm bảo công tác quản lý môi
trường được tốt hơn lượng rác thải sẽ được thu gom phân loại hiệu quả hơn,
hạn chế các tác động xấu đến môi trường từ đó môi trường sẽ được bảo vệ
xanh, sạch, đẹp hơn. Huyện Pác Nặm đang trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, bên cạnh những mặt tích cực trong lĩnh vực phát triển kinh tế thì vấn
đề ô nhiễm do chất thải mà chủ yếu là chất thải rắn gây ra đang là vấn đề quan
tâm của của các cơ quan có chức năng tại huyện Pác Nặm. Để hạn chế các tác
động xấu đến cảnh quan môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thế nhưng công
tác quản lý CTR trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế, lượng CTR thu
gom chưa được triệt để còn tồn đọng trong các khu dân cư,trong các cơ sở sản
xuất kinh doanh dịch vụ. Chính vì vậy CTR đã và đang trở thành nỗi lo ngại
đối với huyện Pác Nặm. Thực trạng quản lý CTR với những hạn chế tồn tại


2

trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đã gây ảnh hưởng phần nào đến
sức khỏe người dân trong khu vực, làm mất mĩ quan đô thị. Đây là vấn đề cần
được sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ban ngành và của toàn thể người
dân trên địa bàn huyện Pác Nặm.

Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Khoa học Môi trường, Trường đại học Nông lâm Thái
Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của UBND huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn dưới
sự hướng dẫn của cô giáo: T.s Trần Thị Phả, em thực hiện đề tài “Đánh giá
hiện trạng xử lý rác thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số giải pháp hợp lý tại
huyện Pác Nặm - Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá hiện trạng xử lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện

Pác Nặm. Tìm hiểu ý thức của người dân về việc quản lý rác thải sinh hoạt
tại địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp để quản lý nguồn rác thải rắn sinh hoạt một

cách hiệu quả.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất một số

giải pháp hợp lý tại huyện Pác Nặm - Bắc Kạn.
- Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực, chính xác.
- Việc lựa chọn cán bộ để phỏng vấn được tiến hành ngẫu nhiên và

phân bố đều trên địa bàn huyện.
- Những giải pháp kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với

điều kiện thực tế trên địa bàn nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho


công tác nghiên cứu sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học vào nghiên cứu.


3

- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo.
- Giúp sinh viên làm việc có khoa học hơn, biết tổng hợp bố trí thời gian

hợp lý trong công việc.
1.4.2 . Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài hoàn thành sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về điều kiện tự nhiên,

tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm gần đây của huyện Pác Nặm.
- Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý rác

thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Pác Nặm.
- Thấy được những khó khăn, bất cập và thiếu sót trong công tác thu gom

và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Pác Nặm.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý rác thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều

kiện thực tế huyện Pác Nặm.
Kết quả của đề tài là một trong những căn cứ để tăng cường công tác quản lý
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhân thức của người dân về môi trường.


4

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Các khái niệm liên quan

+ Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đến môi trường và sức khỏe con người.
+ CTR là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc từ các hoạt động khác.
+ CTRSH là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt cá nhân, hộ gia
đình, nơi công cộng.
+ Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dung, được thu hồi tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất
ra các sản phẩm khác.
+ Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm
thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa ddiemr hoặc cơ sở được cơ quan quản
lý nhà nước chấp thuận.
+ Vận chuyển CTR là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp
cuối cùng.
+ Xử lý CTR là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kĩ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong CTR; thu
hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong CTR.
+ Chôn lấp CTR hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với yêu cầu
của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh.
+ Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom,vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. (luật bảo vệ Môi trường,
2014) [8]



5

+ Tái chế chất thải thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản
phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.
2.1.2. Nguồn phát sinh và phân loại rác thải rắn sinh hoạt
2.1.2.1. Nguồn gốc phát sinh

Nguyên vật liệu

chất thải

chất thải
Chế biến

Thu hồi và tái chế

Chế biến lần 2

Tiêu thụ

Thải bỏ

Hình2.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau:


6

+ Nhà dân, khu dân cư.

+ Khu công cộng (bến xe, công viên, đường phố,…)
+ Khu thương mại,du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, …).
+ Cơ quan, công sở (trường học, cơ qun hành chính, trung tâm văn hóa thể
thao,…).
+ CTSH của cán bộ, công nhân từ các khu công nghiệp, khu sản xuất.
+ CTSH của cán bộ và bệnh nhân từ bệnh viện, các trạm y tế.
+ Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải.
+ Khu xây dựng và phá hủy công trình xây dựng.
+ Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt :
Ghi chú: Chất thải ( Nguyên vật liệu, sản phẩn, các vật liệu thu hồi và
các chất thải bỏ )
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt:
Các hoạt động sản xuất của con người

Các
quá
trình
sản
xuất

Hoạt
động
sống và
tài sản
con
người

Các
hoạt
động

quản


Chất thải rắn sinh hoạt
Hình 2.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
( Nguồn:Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2012)[10]

Các
hoạt
động
giao
tiếp


7

2.1.2.2. Phân loại rác thải sinh hoạt

Có rất nhiều cách phân loại rác thải khác nhau. Việc phân loại chất thải
hiện nay chưa có những quy định thống nhất. Tuy nhiên bằng những nhìn nhận
thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với chất
thải có thể chia ra các cách phân loại sau đây:
+ Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
- Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải sinh hoạt được phát

sinh từ các hộ gia đình.
- Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại là

những chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ.

+ Phân loại rác thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng,
chất thải khí.
+ Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia
chất thải ra các dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải
dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh,…
+ Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải
độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm
phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có
hiệu quả (Nguyễn Thế Chinh, 2010) [6].
a. Phân loại theo mức độ nguy hại

Rác thải nguy hại: Là rác thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy,dễ nổ,dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ
độc hoặc các đặc tính nguy hại khác.
Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất
và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe
con người.
b. Phân loại theo nguồn thải
-

Rác thải sinh hoạt: Là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,hộ gia

đình, nơi công cộng được gọi chung là rác thải sinh hoạt.


8

- Rác thải công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất

công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi

chung là rác thải công nghiệp.
- Rác thải nông nghiệp: Là lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động như:

trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế
biến sữa, các lò giết mổ…được gọi chung là rác thải nông nghiệp.
- Rác thải xây dựng: Là các phế thải như đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ

do các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình…. được gọi chung là rác thải
xây dựng.
- Rác thải y tế: Rác thải phát sinh từ các hoạt động y tế như khám bệnh,

bào chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y …Sinh ra từ các bệnh viện, các
trung tâm điều dưỡng, cơ sở y tế dự phòng. Bao gồm:
- Rác thải y tế thông thường (sinh hoạt) bao gồm: bìa, bao hộp đóng gói,

khăn giấy lau tay, thức ăn bỏ đi….
- Rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc máu,

các hộp thuốc quá hạn, kim tiêm…
- Rác thải từ các nguồn khác như: thương mại, dịch vụ…

Để tiện cho việc quản lý còn có cách phân loại khác
c. Cách phân loại khác

Rác thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hàng ngày có
nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm
rác, xương, ruột gà…
Rác thải sinh hoạt vô cơ: Là các chất nilon, nhựa, da, cao su, vải,
sợi…được thải ra trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là chất thải có thành phần tái
chế được.

Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét.
2.1.3. Thành phần của rác thải sinh hoạt

Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.


9

Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong rác thải có khả năng tái chế, tái sinh.
Vì vậy việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt là điều hết sức cần
thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để
phát triển kinh tế.
Bảng 2.1: Định nghĩa thành phần CTRSH
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được
Các vật liệu làm từ bột và giấy

Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy vệ sinh

Có nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon,…


c. Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm

Cọng rau,vỏ hoa quả,
thân cây,…

d. cỏ, gỗ, củi,
rơm, rạ

Các sản phẩm và vật liệu được chế
tạo từ tre,gỗ,…

Bàn, ghế, đồ chơi là
bằng gỗ hoặc bằng tre

e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm làm từ chất
dẻo

Chai lọ, giây điện, đầu
vòi

Các sản phẩm được chế tạo từ da và
cao su

Giày, ví, băng cao su

a. Giấy

b. Hàng dệt

f. Da và cao su

2. Các chất không cháy
a. các kim loại
sắt

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ sắt, dễ bị nam châm hút

Dao, quốc, xẻng…

b. các kim loại
phi sắt

Các vật liệu không bị nam châm hút

Giấy,bao gói…

c. Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ thủy tinh

d. đá, sành sứ

Tất cả các vật liệu không cháy ngoài
kim loại và thủy tinh.


Gạch, đá, gốm…

3. Hỗn hợp Các
chất

Tất cả các vật liệu khác không được
phân loại trong bảng này. Loại này có
thể chia thành hai phần: kích thước lớn
hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5mm.

Đất, cát …

chai,

lọ, cốc,
bóng
đèn…


10

2.1.4. Ảnh hưởng của rác thải rắn sinh hoạt
2.1.4.1. Các tác động của rác thải sinh hoạt tới môi trường

a. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường đất
+ Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than,

khai khoáng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí láng đọng trên bề mặt sẽ
gây ô nhiễm đất, tác động đến hệ sinh thái đất.

- Do phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký sinh

trùng, vi khuẩn đường ruột…đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây sau đó
sẽ sang người và động vật…
+ CTR vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ khó
phân hủy làm thay đổi pH của đất.
+ Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc,… những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.
+ CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi
đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt giảm
tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng,…làm cho
đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.
b. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước

làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các

mương rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nguồn nước mặt.
- Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu

cơ, các muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
c. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2,


11

NH3... gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Khí thoát ra từ các hố hoặc các chất làm phân, chất thải chôn lấp chưa

rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ…
- Khí sinh sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển chôn lấp rác chứa các

vi trùng, các chất độc trong rác.
d. Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng
đồng. Khí thải từ bãi rác theo con đường hô hấp vào cơ thể, một phần khác như chất
hữu cơ, kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể thông qua đồ ăn, nước
uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Là nguyên nhân của
khoảng 22 loại bệnh của con người trong đó có bệnh ung thư và các loại bệnh về tai
mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột…
e. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến cảnh quan đô thị
Tình trạng ứ đọng rác ở những nơi sinh hoạt, làm việc nơi công cộng là
biểu hiện hết sức thấp kém về lối sống văn minh. Các loại chất thải phát sinh
làm biến đổi nguồn nước ngầm, nước mặt và địa tầng trong khu vực và vùng
lân cận, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Môi
trường đô thị bị mất vệ sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan đô thị.
Chất thải rắn, đặc biệt là CTRSH nếu không được xử lý sẽ làm giảm mỹ
quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra lề đường và mương rãnh
vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và gây ngập úng khi mưa.
2.1.1. Các cơ sở pháp lý

 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014. Trong
đó tại Điều 95, điều 96, điều 97, điều 98 mục 3 chương quy định như sau:
Điều 95. Trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và

cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm phân loại chất thải


12

rắn thông thường tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế, thu hồi
năng lượng và xử lý.
Điều 96. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường
1. Chất thải rắn thông thường phải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển
đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tổ chức
thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn thông thường trên địa bàn quản lý.
Điều 97. Tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn
thông thường
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
có phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, thu
hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông thường. Trường hợp không có khả
năng tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải rắn thông
thường phải chuyển giao cho cơ sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái
chế, thu hồi năng lượng và xử lý.
Điều 98. Nội dung quản lý chất thải rắn thông thường trong quy hoạch bảo
vệ môi trường
1. Đánh giá, dự báo nguồn phát thải rắn thông thường và lượng phát thải.
2. Khả năng thu gom, phân loại tại nguồn.
3. Khả năng tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.
4. Vị trí, quy mô điểm thu gom, tái chế và xử lý.
5. Công nghệ xử lý chất thải rắn thông thường.
6. Nguồn lực thực hiện.
7. Tiến độ thực hiện.
8. Phân công trách nhiệm.

+ Nghị Định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của chính phủ về quản lý
chất thải rắn.
+ Nghị định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng thể CTR đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2050.


13

+ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn
2011/2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

Lượng CTR sinh hoạt phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - xã
hội, điều kiện sống, thói quen và nhận thức của cộng đồng dân cư ở các quốc
gia khác nhau. Nếu tính trung bình mỗi ngày một người thải ra môi trường 0,5
kg rác thải thì trên toàn thế giới sẽ có trên 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày, một
năm xấp xỉ khoảng 6 tỷ tấn rác.
Đô thị hoá và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên
và tỷ lệ phát sinh CTR tăng lên theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát
triển phát sinh CTR nhiều hơn các nước đang phát triển 6 lần.
+ Các nước đang phát triển: trung bình 0,5kg/người/ngày.
+ Các nước phát triển: trung bình 2,8 kg/người/ngày.
Ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc phân loại
rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng
thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay carton được gom vào
thùng màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùng
xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh.

Những lò đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra
môi trường. Das Duele System Deutschland (DSD) - “Hệ thống hai chiều của
nước Đức” - được các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải và
năm vừa rồi, các nhà máy này đã chi khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng
công nghệ trên. Tại các dây chuyền phân loại, các camera hồng ngoại hoạt
động với tốc độ 300.
Tỷ lệ các phương pháp xử lý rác thải ở một số nước Châu Á được tổng
hợp ở Bảng 2.2.


14

Bảng 2.2. Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á
(Đơn vị %)
Nước

Bãi rác lộ
thiên, chôn lấp

Thiêu đốt

Chế biến phân
compost

Phương
pháp
khác

Việt Nam


96

-

4

-

Bangladet

95

-

-

5

Hongkong

92

8

-

-

Ấn Độ


70

-

20

10

Indonexia

80

5

10

5

Nhật Bản

22

74

0,1

3,9

Hàn Quốc


90

-

-

10

Malayxia

70

5

10

15

Philipin

85

-

10

5

Srilanka


90

-

-

10

Thái Lan

80

5

10

5

(Nguồn: Viện khoa học thủy lợi, 2011)[13]
2.3.2. Tình hình quản lý rác thải ở Việt Nam

Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ, rất nhiều đô thị
được chuyển từ đô thị loại thấp lên đô thị loại cao và nhiều đô thị mới được hình
thành. Nếu năm 2000, nước ta có 649 đô thị thì năm 2005, con số này là 715 đô
thị và đã tăng lên thành 755 đô thị lớn nhỏ vào giữa năm 2011 (Bộ Xây dựng,
2011). Đô thị phát triển kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị. Năm
2009, dân số đô thị là 25,59 triệu người (chiếm 29,74% tổng dân số cả nước), đến
năm 2010, dân số đô thị đã lên đến 26,22 triệu người (chiếm 30,17% tổng số dân
cả nước) (TCTK, 2011). Dự báo, đến năm 2015 dân số đô thị là 35 triệu người
chiếm 38% dân số cả nước, năm 2020 là 44 triệu người chiếm 45% dân số cả

nước và năm 2025 là 52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước.


15

+ Lượng phát sinh rác thải rắn tại Việt Nam: Tổng lượng CTR sinh hoạt
ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Tại
hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70%

tổng

lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%).
Bảng 2.3. Chất thải rắn đô thị phát sinh năm 2007 – 2010
Nội dung

2007

2008

2009

2010

Dân số đô thị (triệu người)

23,8

27,7

25,5


26,22

% dân số đô thị so với cả nước

28,20

28,99

29,74

30,20

Chỉ sô phát sinh CTR đô thị (kg/người/ngày)

~0,75

~1,45

~0,95

~1,00

Tổng lượng CTR đô thị phát sinh

17,682

20,849

24,225


26,224

(tấn/ngày)

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2010)[1]
Thành phần CTR sinh hoạt phụ thuộc vào mức sống ở một số đô thị. Mức
sống, thu nhập khác nhau giữa các đô thị đóng vai trò quyết định trong thành
phần CTR sinh hoạt (Bảng 2.4).
Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể
sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 77,1%; thành
phần nhựa: 8 - 16%; thành phần kim loại đến 2%; CTNH bị thải lẫn vào chất
thải sinh hoạt nhỏ hơn 1%.
Cho đến nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lý rác thải sinh
hoạt như giảm thể tính cơ học (nén, ép), làm giảm thể tích bằng hoá học (đốt),
làm giảm kích thước bằng cơ học (băm, chặt), phân loại hợp phần rác (bằng
tay, bằng cơ học), làm mất nước… Nhưng thông dụng nhất hiện nay có 3
phương pháp được sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp chôn lấp, phương
pháp thiêu đốt và phương pháp sinh học. Trong đó phương pháp sinh học được
cho là tối ưu hiện nay.


16

Bảng 2.4. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp
của một số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Tp. HCM (1)
năm 2009 – 2010(Tính theo %)

TT


Loại chất thải

Hà Nội

Hải Phòng

(Nam Sơn) (Tràng Cát)

Huế

Đà Nẵng

HCM

(Thủy

(Hòa

(Đa

Phương)

Khánh)

Phước)

1

Rác hữu cơ


53,81

55,18

77,1

68,47

64,50

2

Giấy

6,53

4,54

1,92

5,07

8,17

3

Vải

5,82


4,57

2,89

1,55

3,88

4

Gỗ

2,51

4,93

0,59

2,79

4,59

5

Nhựa

13,57

14,34


12,47

11,36

12,42

6

Da và cao su

0,15

1,05

0,28

0,23

0,44

7

Kim loại

0,87

0,47

0,40


1,45

0,36

8

Thủy tinh

1,87

1,69

0,39

0,14

0,40

9

Sành sứ

0,39

1,27

0,79

0,79


0,24

10

Đất và cát

6,29

3,08

1,70

6,75

1,39

11

Xỉ than

3,10

5,70

-

0,00

0,44


12

Nguy hại

0,17

0,05

-

0,02

0,12

13

Bùn

4,34

2,29

1,46

1,35

2,92

14


Các loại khác

0,58

1,46

-

0,03

0,14

100

100

100

100

100

Tổng

(Nguồn: (1) Báo cáo Nghiên cứu quản lý CTR tại Việt Nam, JICA,
3/2011)[2]
(2) Báo cáo Dự án Tổng hợp, xây dựng các mô hình thu gom, xử lý rác
thải cho các thị trấn, thị tứ, cấp huyện, cấp xã, 2006 - 2008Một số biện pháp
xử lý chất thải rắn ở Việt Nam
- Phương pháp chôn lấp

Các biện pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là
chôn lấp. Tỷ lệ CTR được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTR


17

thu gom được (trong đó, khoảng 50% được chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn
lấp không hợp vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải
tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là
hợp vệ sinh.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác tới
các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén
trên bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi, rắc vôi
bột… theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và
thể tích của bãi rác giảm xuống.
Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước
ngầm và nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ
các lớp chống thấm bằng màn địa chất. Ưu điểm của phương pháp:
+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải.
+ Chi phí vận hành bãi rác thấp.
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn.
+ Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh.
+ Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao.
+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn.
- Phương pháp thiêu đốt
Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: sau
khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định
kỳ phun vôi bột để khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt.
Xử lý rác bằng phương pháp đốt là giảm tới mức tối thiểu chất thải cho

khâu xử lý cuối cùng. Nhờ thiêu đốt dung tích chất thải rắn được giảm nhiều
chỉ còn khoảng 10% so với dung tích ban đầu, trọng lượng giảm chỉ còn 25%
hoặc thấp hơn so với ban đầu. Phương pháp này chi phí cao, so với phương
pháp chôn lấp rác, chi phí để đốt một tấn rác cao hơn gấp 10 lần. Công nghệ đốt


×