Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giải thích câu nói cá không ăn muối cá ươn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.72 KB, 3 trang )

Giải thích câu nói Cá không ăn muối cá ươn. Con cãi cha mẹ trăm đường con hư
Mở bài
Dân tộc Việt Nam ta, từ xưa vốn có truyền thống tôn trọng đạo lí, đề cao chữ hiếu.
Trong tất cả phẩm hạnh của con người, chữ hiếu được đề cao hàng đầu, là một
phẩm chất cần có ở mọi con người. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quan hệ
máu thịt thiêng liêng. Con cái phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ thì mới đúng đạo lí
ở đời. Để răn dạy thế hệ trẻ, ông cha ta đã có câu:

Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.

Thân bài
Giải thích ý nghĩa câu ca dao:

Cá ăn muối: cá ướp, thấm muối, còn giữ được tươi ngon. Cá ươn: cá chết, thịt đã
biến chất, có mùi hôi, hư hỏng.

Con cãi cha mẹ có nghĩa là nếu con cái không nghe theo lời dạy bảo đúng đắn của
cha mẹ nhất định sẽ trở nên hư hỏng, không thể thành người được.

Nếu cá không được ướp với muối sẽ bị hư hỏng, không thể giữ lâu được, phải vứt
bỏ đi. Nếu con cái hay cãi lời cha mẹ se dễ trở nen hư hỏng, mất lễ độ, không thể
làm người tốt được.

Câu ca dao khuyên mỗi chúng ta phải biết nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ để trở
thành người tốt, thành công trong cuộc sống này.


Bình luận ý nghĩa câu ca dao

+ Mặt đúng



Con phải kính trọng, vâng lời cha mẹ mới trọn đạo làm con. Đó là nguyên tắc của
dân tộc ta từ bao đời nay.
Cha mẹ là những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm sống và bao giờ cũng
mong con nên người. Vì vậy những lời dạy bảo, khuyên nhủ của cha mẹ đối với
con cái là đúng đắn, là rất cần thiết, quý báu, con cái nên nghe theo.

+ Mặt chưa đúng:

Theo quan niệm trước đây: người con phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ (dù đúng hay
sai).
Theo quan niệm ngày nay: người con có quyền bày tỏ ý kiến của mình trước một
vấn đề nào đó của gia đình, với thiện chí và mục đích xây dựng. Cha mẹ lắng nghe
và tôn trọng ý kiến của con
cái. Nếu thấy đúng thì nên tham khảo.

Cuộc sống có nhiều thay đổi. Không phải lúc nào cha mẹ cũng đúng đắn và không
phải lúc nào con cái cãi lời cha mẹ sẽ trở nên hư hỏng.

Bài học rứt ra từ câu ca dao:


Là con cái nhất định phải lễ phép, kính trọng và vâng lời cha mẹ.
Vâng lời là biểu hiện của lòng biết ơn và hiếu thảo đối với cha mẹ.

Kết bài:
Câu ca dao là lời nhắc nhở chân thành và sâu sắc về bổn phận làm con trong xã
hội. Không nên vì lẽ đúng sai mà bất kính với cha mẹ. Sống phải làm tròn bổn
phận hiếu thảo với cha mẹ. Có như vậy lễ nghi mới được giữ vững, trật tự xã hội
mới được giữ gìn, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mới tỏa sáng.




×