Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 34: Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.28 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8
TUẦN 33 - TIẾT 138: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô.
- Tích hợp với các văn bản văn đã học và các bài tiếng việt về hành động nói và hội
thoại.
- Rèn kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng “vai” và đúng màu sắc
địa phương.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài
- Học sinh: ôn bài
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Ôn tập về từ ngữ xưng hô
* Xưng hô

Giáo viên giải thích

- Xưng: Người nói tự gọi mình

VD: Học sinh gọi mình là em, gọi giáo
viên là thầy cô, tự gọi mình là con, gọi
người sinh ra mình là cha mẹ.

- Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức


người nghe.

Các yếu tố chi phối cách xưng hô có rất
nhiều, nhưng nhân tố quan trọng nhất là
mối tương quan giữa người nói và người

- Mối tương quan về vai giữa người nói và
người nghe:

* các nhân tố chi phối xưng hô

+ Người nói ngang hàng với người nghe


nghe.

+ Người nói ở vai trên so với người nghe
+ Người nói ở vai dưới so với người nghe
- Hoàn cảnh giao tiếp:
+ Giao tiếp có tính chất sinh hoạt
+ Giao tiếp có tính chất nghi thức

Trong giao tiếp có tính chất nghi thức,
cách xưng hô tuân thủ nguyên tắc cơ bản
là người nói tự xưng mình một cách
khiêm nhường và gọi người đối thoại một
cách tôn kính(xưng thì khiêm mà hô thì
tôn)

* Cách dùng từ ngữ xưng hô

- Dùng đại từ chỉ người (tôi, chúng tôi, ta,
chúng ta, mình, nó).
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và
một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức
tước (ông, bà, cô, dì, chú, bác).
II. Xác định các từ ngữ xưng hô
Bài 1

Học sinh đọc đoạn văn/ 145.
Xác định từ xưng hô địa phương.

a. Từ xưng hô địa phương; “u” dùng để
gọi mẹ.
b. “Mợ” không phải là từ toàn dân cũng
không phải là từ địa phương là biệt ngữ xã
hội.
Bài 2
- Nghệ Tĩnh: Mi (mày) - choa (tôi).

Tìm từ xưng hô ở địa phương em hoặc
địa phương khác.

- Thừa Thiên Huế: eng (anh) - ả
( chị).
- Nam trung bộ: Tau (tao) - mầy
(mày)


- Nam bộ: Tui (tôi) - ba (cha)
- U, bầm, bủ .

Bài 3
Từ xưng hô của địa phương em, có thể
được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào.

- Được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp
như ở địa phương, đồng hương gặp nhau
ở tỉnh bạn, hoặc ở nước ngoài.
- Cũng có khi dùng trong tác phẩm văn
học để tạo không khí địa phương.
- Không dùng trong các hoạt động giao
tiếp quốc tế quốc gia (các hoạt động có
nghi thức trang trọng).
Bài 4

Đối chiếu những phương tiện xưng hô ở
bài tập a và những phương tiện chỉ quan
hệ thân thuộc (phần địa phương tiếng việt
ở kỳ I) em có nhận xét gì.

- Trong tiếng việt có một số lượng khá lớn
các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ
nghề nghiệp chức vụ được dùng làm từ
ngữ xưng hô.
VD: Để gọi một người tên Tuấn, ta có thể
lựa chọn: Ông Tuấn, lão
- Mỗi cách gọi kèm theo thái độ: Yêu,
ghét, thương
- Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên có 2
cái lợi.
+ Nó giải quyết được một khó khăn đáng

kể là trong vốn từ vựng tiếng việt, số
lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả
về số lượng và sắc thái biểu cảm.
+ Nó thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của
con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ
những biến thái vô cùng phong phú.

IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà


1. Củng cố:
- Nắm được các từ ngữ địa phương, biết cách dùng phù hợp
2. Huớng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu thêm về từ ngữ địa phương.



×