Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá Thực trạng công tác quản lý môi trường tại trang trại chăn nuôi lợn Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 62 trang )

iv

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

DƯƠNG THỊ KIM HÀ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN NGUYỄN THANH LỊCH,
XÃ BA TRẠI, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 – 2018

THÁI NGUYÊN – 2018



iv

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

DƯƠNG THỊ KIM HÀ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN NGUYỄN THANH LỊCH,
XÃ BA TRẠI, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46 – KHMT – N03

Khoa

: Môi trường


Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Huệ

THÁI NGUYÊN – 2018


iv

LỜI CẢM ƠN
“ Lý thuyết đi đôi với thực tiễn” luôn là phương thức quan trọng giúp
học sinh, sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố, bổ sung hiểu biết về lý thuyết
học trên lớp và trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn cho chính mình.
Xuất phát từ nhu cầu đó, được sự đồng ý của khoa Môi trường Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp tại trang trại chăn
nuôi lợn Nguyễn Thanh Lịch, Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội. Thời gian thực tập đã kết
thúc và em đã có kết quả cho riêng mình.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa, đặc biệt là cô giáo Th.s Nguyễn Thị Huệ người đã dành
nhiều thời gian, công sức hướng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, người đã luôn
cố gắng hết mình cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cấp Ủy, chính quyền xã Ba Trại, Ba Vì, Hà
Nội, chủ trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch, Ba Vì, Hà Nội cùng toàn thể các cô

chú, các anh chị và các bạn đang làm việc tại trang trại đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ
đạo em, để em có được thành công như ngày hôm nay.
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn, mà kiến thức về
công tác bảo vệ môi trường hết sức phức tạp và nhảy cảm trong giai đoạn hiện
nay, nên em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, các cô,
và các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tháinguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Kim Hà


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Quá trình phát triển chăn nuôi lợn tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch giai
đoạn 2014 -2017...........................................................................................18
Bảng 4.2: Quy mô chăn nuôi lợn tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch năm 2017 .......19
Bảng 4.3: Thống kê khối lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của trang trại.24
Bảng 4.4: Lượng nước uống cho 1 con lợn cho 2 giai đoạn. ....................................29
Bảng 4.5: Lượng nước tiểu tính trung bình trong ngày cho một con lợn tại trại ......29
Bảng 4.6: Ước tính lượng nước thải chăn nuôi lợn của trại trong 1 tháng. ..............30
Bảng 4.7: Chất lượng nước thải trước và sau biogas ................................................30
Bảng 4.8: Thành phần không khí môi trường làm việc của trại Nguyễn Thanh Lịch
......................................................................................................................32
Bảng 4.9: Thành phần không khí môi trường xung quanh của trang trại Nguyễn
Thanh Lịch ...................................................................................................33
Bảng 4.10: Nhận thức của công nhân về vệ sinh môi trường tại trang trại Nguyễn
Thanh Lịch, Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội ............................................................34
Bảng 4.11: Nhận thức của công nhân về công tác quản lý môi trường tại trang trại

Nguyễn Thanh Lịch, Ba Trại, Ba Vì, thành phố Hà Nội ................................35


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Các từ

Đầy đủ

viết tắt
AC

Ao – chuồng

BVMT

Bảo vệ môi trường

BOD5

Nhu cầu oxi để vi sinh vật oxi hóa các chất hữu cơ trong nước

COD

Nhu cầu oxy để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước

DO


Độ oxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐMC

Đánh giá môi trường chiến lược

NĐCP

Nghị định chính phủ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QCVN62

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi

STT

Số thứ tự

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


UBND

Uỷ ban nhân dân


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1:Ảnh một dãy của chuồng đẻ............................................................. 21
Hình 4.2: Ảnh một góc của chuồng bầu.......................................................... 21
Hình 4.3: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi ...................................... 26
Hình 4.4:Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của trang trại .................. 27
Hình 4.5: Hố Biogas chứa chất thải chưa xử lý .............................................. 42
Hình 4.6: Hầm Biogas xử lý nước thải ........................................................... 42


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v

Phần 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................... 5
2.1. Khái niệm môi trường và quản lý môi trường ........................................ 5
2.1.1. Khái niệm môi trường ....................................................................... 5
2.1.2. Khái niệm quản lý môi trường .......................................................... 5
2.2. Cơ sở khoa học trong công tác quản lý môi trường chăn nuôi ............... 5
2.2.1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường ............................................ 5
2.2.2. Cơ sở khoa học, kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi tường .......... 6
2.2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý môi trường.............................................. 7
2.2.4. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường .............................................. 9
2.3. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam ............ 10
2.3.1. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới ........................... 10
2.3.2. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam ............................ 11
2.3.3. Tình hình quản lý môi trường chăn nuôi tại huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội ....................................................................................................... 13
2.3.4. Một số giải pháp trong quản lý môi trường chăn nuôi lợn tại huyện
Ba Vì ......................................................................................................... 13


iv

2.4. Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường trong chăn nuôi .. 14
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 15
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 15
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 15
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp................................ 15
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ....................................................... 16
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn .................................................... 16
3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu .......................... 16

3.4.5. Phương pháp chuyên gia ................................................................. 17
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 18
4.1. Giới thiệu về trang trại chăn nuôi lợn Thanh Lịch, xã Ba Trại, huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội.............................................................................. 18
4.2. Đánh giá công tác quản lý môi trường chăn nuôi lợn tại trang trại
Nguyễn Thanh Lịch ..................................................................................... 22
4.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải và biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi
lợn tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch ....................................................... 22
4.2.2. Hiện trạng quản lýchất thải chăn nuôi tại trang trại ....................... 28
4.2.3. Thực trạng chất lượng môi trường tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch
................................................................................................................... 30
4.3. Nhận thức của người chăn nuôi về vệ sinh môi trường và công tác quản
lý môi trường chăn nuôi lợn tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch................... 33
4.3.1. Nhận thức của người chăn nuôi về vệ sinh môi trường tại trang trại
................................................................................................................... 33
4.3.2. Nhận thức của người chăn nuôi về công tác quản lý môi trường
chăn nuôi lợn tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch....................................... 35


iv

4.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý môi trường
chăn nuôi lợn tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch, Xã Ba Trại, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội ......................................................................................... 36
4.4.1. Thuận lợi ......................................................................................... 36
4.4.2. Khó khăn, trở ngại .......................................................................... 36
4.5. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường chăn
nuôi lợn trang trại ......................................................................................... 38
4.5.1. Hình thành tổ chức quản lý môi trường trong trang trại................. 38
4.5.2. Hoàn thiện một số nội quy, quy định trong công tác quản lý môi

trường trong trại ........................................................................................ 39
4.5.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ......................................... 40
4.5.4. Công tác thông tin, tuyên truyền..................................................... 41
4.5.5. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật ...................................................... 41
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 44
5.1. Kết luận ................................................................................................. 44
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 45


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở nước ta, ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế với
nhiều mặt hàng về nông sản lương thực và thực phẩm. Những năm trở lại đây
với sự đi lên của đất nước kéo theo đó là nhu cầu và chất lượng về thực phẩm,
chính vì vậy ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển vượt bậc trong đó
có thể kể đến là ngành chăn nuôi lợn.
Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu về thực
phẩm càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy nghành chăn nuôi phát triển mạnh
mẽ. Sự phát triển bùng nổ của ngành chăn nuôi để đáp ứng các nhu cầu là một
tất yếu.
Tại thời điểm 1/10/2016, tổng đàn lợn cả nước ta đạt 29,075 triệu con,
tăng 2,34% so với cùng thời kỳ năm 2015. Sản lượng thịt lợn xuất chuồng cả
nước đạt 3,664 tiệu tấn, tăng 2,42% so với cùng thời kỳ năm 2015 [10].
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi là thách thức
chung của tất cả các nước trên thế giới. Giải bài toán ô nhiễm môi trường cho
hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát

triển bền vững ở nước ta.
Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp về thực phẩm, tạo thu nhập công ăn
việc làm cho nhiều người thì phải nhìn nhận rằng với sự tăng ồ ạt về số lượng
các trang trại chăn nuôi lợn đã để lại một mối lo ngại cho việc ảnh hưởng đến
vấn đề ô nhiễm môi trường.
Với điều kiện kinh tế khó khăn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức
vấn đề về môi trường gây ảnh hưởng sinh ra từ các trang trại va gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cược sống của người dân xung quanh,


2

gây suy thoái đến chất lượng đất, chất lượng nước và môi trường không khí.
Có thể kể đến như là nước tiểu, nước rửa chuồng, phân,…
Các chất thải sinh ra từ các trang trại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, khí thải là một phần gây ra hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Để
đánh giá được các tác động đến môi trường của các chất thải từ các trang trại
chăn nuôi lợn, chúng ta cần nghiên cứu phân tích và đánh giá đặc trưng của
các chất thải đó. Từ đó đưa ra các giải pháp trong quản lý để giảm thiểu tác
động của các chất thải sinh ra từ các trang trại chăn nuôi lợn.
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi là thách thức
chung của tất cả các nước trên thế giới. Giải bài toán ô nhiễm môi trường cho
hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát
triển bền vững ở nước ta.
Theo cục chăn nuôi, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn năm
2014 Cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và 18.000
trang trại chăn nuôi tập trung[2]. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong
nông nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa
được quan tâm đúng mức. Hiện mới chỉ có khoảng 70% hộ chăn nuôi có
chuồng trại, trong đó khoảng 10% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hộ có

công trình khí sinh học (hầm biogas) chỉ đạt 8,7%; khoảng 23% số hộ chăn
nuôi không xử lý chất thải vật nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có cam kết bảo vệ môi
trường chỉ chiếm 0,6% [2]. Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù
phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để.
Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không
khí ở nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn
có liên quan tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài
da, mắt[2]… Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường
trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm


3

chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và hạn chế về năng lực. Nhận thức
của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội nói chung về tầm quan trọng
của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và
đúng mức [2].
Theo quan điểm hiện nay phát triển bền vững là phát triển phải đi đôi với
bảo vệ môi trường. Với việc thải ra các loại chất thải đã và đang là mối đe dọa
đến hệ sinh thái và con người, đồng thời nó trở nên cần thiết và bức bách. Bất
kỳ hộ chăn nuôi nào cũng phải có trách nhiệm xử lý chất thải khi thải ra môi
trường xuất phát từ những lý do trên và sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa
Môi trường, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên dưới sự hướng dẫn của
Th.s Nguyễn Thị Huệ em tiến hành nghiên cứa đề tài: “Đánh giá Thực trạng
công tác quản lý môi trường tại trang trại chăn nuôi lợn Nguyễn Thanh
Lịch, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được công tác quản lý môi trường, hiện trạng thu gom, xử lý
chất thải tại trang trại lợn Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội.

- Từ đó đề xuất ra các biện pháp quản lí và thực hiện vệ sinh môi trường
chăn nuôi lợn nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế ảnh
hưởng đến sức khỏe con người và lây lan dịch bệnh.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đầy đủ, chính xác về công tác quản lý môi trường trang trại
chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại, Ba Vì, Hà Nội.
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Mẫu câu hỏi phỏng vấn phải đảm bảo tính khoa học và đại diện cho khu
vực nghiên cứa
1.4. Ý nghĩa của đề tài


4

* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện về kĩ năng
điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm
từ thực tế.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều
kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác BVMT sau này.
- Rèn luyện kĩ năng thực tế, rút ra kinh nghiệm để làm quen với môi
trường làm việc sau này.Đồng thời tạo lập thói quen độc lập.
- Kết quả đề tài là nền móng cho các nghiên cứu tiếp theo về đánh giá
thực trạng công tác quản lý môi trường trong chăn nuôi trang trại cũng như đề
xuất được các giải pháp trong quản lý môi trường trong chăn nuôi lợn.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý của chính quyền địa
phương về môi trường trang trại.
- Tạo cơ sở nhằm đề xuất được các biện pháp quản lý môi trường trang
trại trong chăn nuôi một cách hợp lý và hiệu quả.

- Ứng dụng vào thực tế sản xuất góp phần cải thiện môi trường.
- Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo xã trước ảnh hưởng của hoạt
động chăn nuôi đến môi trường.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm môi trường và quản lý môi trường
2.1.1. Khái niệm môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, có quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên”[4].
2.1.2. Khái niệm quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ môi trường sống và phát triển
bền vững kinh tế xã hội quốc gia” [5]…
Các mục tiêu chủ yếu trong công tác quản lý môi trường trang trại chăn
nuôi lợn:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong hoạt động sản xuất chăn nuôi của con người.
- Phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của nột
xã hội bền vững do hội nghi Rio – 92 đề xuất.
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường trong chăn nuôi
trên toàn quốc và các vùng lãnh thổ.
2.2. Cơ sở khoa học trong công tác quản lý môi trường chăn nuôi
2.2.1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường
Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của cuộc cách mạng công nghiệp, cách
mạng khoa học kỹ thuật, khoa học và công nghệ cùng với quá trình công

nghiệp hóa trong thế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ
mặt xã hội loài người và môi trường tự nhiên.


6

Để có được các công cụ hiểu quả hơn trong quản lý môi trường chăn
nuôi, chúng ta phải có cách nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện giữa mối quan
hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, hiểu được bản chất , diễn biến các mối
quan hệ đó trong quá trình lịch sử. Ba nguyên lý cơ bản để xét mối quan hệ
giữa con người và tự nhiên đó là:
- Nguyên lý tính thống nhất vật chất thế giới gắn với tự nhiên, con người
và xã hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – con người – xã hội”, trong
đó yếu tố con người giữ vai trò quan trọng.
- Sự phụ thuộc của mối quan hệ con người và tự nhiên vào trình độ phát
triển của xã hội. Tự nhiên và xã hội đều có một quá trình lịch sử phát triển lâu
dài và phức tạp, con người xuất hiện trong dai đoạn cuối của quá trình tiến
hóa lâu dài của tự nhiên.
- Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự
nhiên, sự phát triển của loài người ngày nay đang hướng tới mục tiêu cơ bản
là phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vật chất và
môi trường trong sạch, duy trì phát triển văn hóa của nhân loại. Để tồn tại và
phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có ý thức quan hệ giữa xã hội
và tự nhiên.
2.2.2. Cơ sở khoa học, kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi tường
- Việc hình thành các bộ môn khác nhau của khoa học môi trường, công
nghệ môi trường, thông tin môi trường, kỹ thuật môi trường. Do vậy, quản lý
môi trường với tư cách là một lĩnh vực khoa học ứng dụng có chúc năng phân
tích, đánh giá và áp dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ, quản lý xã
hội để giải quyết tổng thể các vấn đề môi trường do phát triển đặt ra.

Hoạt động của loài người đang gây ra các tác động vượt khả năng chịu
tải của Trái đất, và để duy trì cuộc sống của loài người, cần phải sử dụng hợp
lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trên Trái đất.


7

Sự hình thành các công cụ tính toán, phương pháp khoa học riêng để
đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, tiêu chuẩn
môi trường,… cho phép con người có thể đánh giá, dự báo và kiểm soát các
tác động tiêu cực của phát triển đến môi trường.
Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, máy móc xử lý, đo đạc, đánh giá
các thông số môi trường hiện nay. Nhưng do nhiều nguyên nhân, giá thành
của kỹ thuật và thiết bị liên tục thay dổi.
Sự phát triển các ứng dụng thông tin dự báo môi trường: GIS, Mô hình hóa,
quy hoạch môi trường, đánh giá tác động môi trường, kiểm toán môi trường.
Tất cả những nhận xét trên đây cho phép kết luận rằng: Ngày nay có đủ
điều kiện để xem quản lý môi trường là một chuyên ngành khoa học môi
trường, có chức năng quản lý tổng hợp các hoạt động phát triển của con
người, đảm bảo duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người
cùng các sinh vật trên Trái đất, hiện tại cũng như trong tương lai.
2.2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường gồm các văn bản về luật quốc tế
và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Các văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước
Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường.
- Luật BVMT số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014.
- Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008.
- Luật thếu tài nguyên số 45/2009/QH ngày 25/11/2009.

- Chỉ thị số 26-CT-TTgngày 25/08/2014 Về việc triển khai thi hành luật
Bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ Về
thoát và xử lý nước thải.


8

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy
định quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo môi trường.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ Về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ Về quản
lý chất thải rắn.
- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ Về phí
bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của bộ tài chính hướng
dẫn thực hiện nghị 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn.
- Thông tư số 12/2006/TT – BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ tài
nguyên và môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục làm
hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã dố quản lý chấtthải nguy hại.
- Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ tài
nguyên và môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây
ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.
- Thông tư 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/04/2014 của Bộ tài nguyên
và môi trường về quản lý chất thải nguy hại.

- Thông tư số 26/2011/TT – BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài
nguyên và môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định
29/2011/NĐ – CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT.


9

- Thông tư số 01/2012/TT – BTNMT ngày 16/03/2012 của Bộ tài nguyên và
Môi trường quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực
hiện đề án BVMT chi tiết; lập và đăng ký đề án BVMT đơn giản.
2.2.4. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường, được hình thành trong bối cảnh
của nền kinh tế thị trường và các hoạt động ảnh hưởng tới môi trường, được
điều tiết qua các công cụ kinh tế.
Hoạt động sản xuất của xã hội thường được điều hòa bằng số lượng tối
ưu nào đó của sản phẩm nào theo quan hệ nhu cầu.
Ngoại ứng là những tác động đến lợi ích và chi phí nằm ngoài thị trường.
Ngoại ứng có thể là tích cực, khi tạo ra lợi ích cho các bên khác, hoặc tiêu cực
khi áp đặt các chi phí cho các bên khác.
Hàng hóa công cộng là hàng hóa được dùng cho nhiều người, khi chúng
được cung cấp cho một số người thì người khác có thể sử dụng chúng được.
Môi trường là loại hàng hóa công cộng có hai thuộc tính không cạnh tranh và
không loại trừ.
Nhà nước với chức năng điều hành tổng thể các hoạt động sản xuất và
tiêu dùng sản phẩm, thông qua các biện pháp và các công cụ kinh tế của mình.
Vì vậy, nếu dùng các biện pháp và công cụ kinh tế, chúng ta có thể định
hướng được sản xuất và tiêu thụ, hay nói cách khác chúng ta điều khiển được
các hoạt động sản xuất có tác động đến môi trường.
Các công cụ bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên rất đa

dạng, gồm: Các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô nhiễm, trợ cấp kinh tế, quỹ
hoàn trả, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO…


10

2.3. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trên thế giới
Việc xử lý chất thải chăn nuôi đã được nghiên cứa triển khai ở các
nước phát triển từ cách đây vài chục năm. Các công nghệ áp dụng cho xử lý
nước thải trên thế giới chủ yếu là các phương pháp sinh học.
Trên thế giới cũng như Việt Nam hiện, chất thải chăn nuôi từ lâu đã
được sử dụng trong nông nghiệp. Chất thải chăn nuôi chứa nhiều chất dinh
dưỡng sau khi bị phân hủy cây trồng có thể hấp thu được. Bên cạnh mặt tích
cực đó, chất thải chăn nuôi cũng chứa một lượng lớn các chất gây ô nhiễm
môi trường như: kim loại nặng, hàm lượng N, P… các VSV gây bệnh: E.coli,
Ssalmonella… Hiện nay, trên thế giới chủ yếu sử dụng phương phát VSV để
xử lý chất thải chăn nuôi, đó là sản xuất biogas và sản xuất compost.
Sản xuất Biogas: Cở sở của phương pháp này là nhờ sự hoạt động của
các VSV mà các chất khó chuyên hóa như Xelluloza, Hemixelluloza, Lignin
và các chất cao phân tử khác được chuyển hóa thành các chất khí trong đó chủ
yếu là metan. Phương pháp này có ưu điểm là thu được khí có khả năng cháy
cho nhiệt cao sử dụng làm chất đốt, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm
năng lượng. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm: Thiết kế bể ủ
phức tạp, vốn đầu tư lớn, năng suất thấp, gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển
chọn nguyên liệu. Phế thải sau ủ vẫn có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Khí sinh học sản xuất từ phế thải chăn nuôi được sử dụng khá rộng rãi tại các
cơ sở chăn nuôi nhỏ ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hoặc tại các trang
trại chăn nuôi tập trung ở Đức và Mỹ.
Sản xuất Compost: Là quá trình xử lý phế thải hoặc các hợp chất hữu co

mà ở đó các hợp chất này thông qua quá trình phân hủy sinh học được kiểm
soát trở thành các hợp chất hữu cơ đơn giản hơn có thế sử dụng như một
nguồn hữu cơ cung cấp cho cây trồng (được gọi là ủ phân). Cụ thể: Ủ


11

compost là quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ khó phân giải như xelluloza,
hemixelluloza, các hợp chất hữu cơ khác, các hợp chất hữu cơ chứa N, P, K…
nhờ VSV tạo ra nền phân hữu cơ. Có hai phương pháp sản xuất compost:
+ Sản xuất compost bằng phương pháp yếm khí
+ Sản xuát compost bằng phương pháp hiếu khí
Để đảm bảo chất lượng phân ủ và rút ngắn thời gian ủ cũng như hạn chế
tối đa các ảnh hưởng không tích cực của quá trình chế biến phân ủ đến môi
trường, kỹ thuật ủ nhanh đã được nghiên cứu và phát triển tại Ấn Độ, Mỹ,
trong đó ngoài các yếu tố cân bằng tỷ lệ C/N, điều kiện nhiệt độ, độ thông khí
của khối ủ người ta đặc biệt quan tâm đến vai trò của VSV khởi động là VSV
làm giàu dinh dưỡng phân ủ. Với kỹ thuật ủ nhanh, phế thải chăn nuôi được
xử lý thành phân bón hữu cơ trong thời gian 2 – 3 tuần thay vì hàng tháng
theo phương pháp cũ.
2.3.2. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta, phương thức chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Vì vậy, việc xử lý và quản lý chất thải vật nuôi ở nước ta gặp nhiều khó khăn.
Những năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện
pháp chủ yếu sau đây:
- Chất thải vật nuôi thải trực tiếp ra kênh mương và trực tiếp xuống
ao, hồ.
- Chất thải được ủ làm phân bón cho cây trồng.
- Chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas).
Bên cạnh đó còn có một số phương pháp khác, nhưng chưa được nhân

rộng như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục
bình..), xử lý bằng hồ sinh học.
Hiện nay chỉ có 0,3% trong số 17.000 các trang trại lớn đã sử dụng khí sinh
học. Chiến lược quốc gia của Chính phủ về Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi


12

trường đặt mục tiêu là đến năm 2020 sẽ có khoảng 45% trang trại sử dụng hệ
thống quản lý chất thải, đặc biệt là bể biogas để xử lý và quản lý chất thải [6].
Có hai xu hướng chính sản xuất ứng dụng biogas tại Việt Nam: Sử dụng
biogas phục vụ đun nấu và phát điện cho chiếu sáng ở quy mô hộ gia đình và
sử dụng biogas cho phát điện và làm nhiên liệu, sưởi ở một quy mô lớn hơn
(quy mô công nghiệp).
Tuy nhiên, hầu hết các hầm này đều có quy mô nhỏ (dưới 10m3) được
xây dựng bởi các hộ gia đình. Ở quy mô hộ gia đình, hiện nay có khoảng
500.000 hầm phân hủy biogas. Tuy nhiên chương trình khí sinh học cho
ngành chăn nuôi Việt Nam, do chính phủ Hà Lan tài trợ, tính đến năm 2011
đã xây được 15.678 hầm quy mô nhỏ [13]. Mặc dù không có con số chính
thức, nhưng người ta ước tính rằng, có chưa đến 100 hầm biogas thương mại,
với dung tích khoàng 100 - 200m3, trong số đó hầu hết đều được khai thác bởi
các trang trại nuôi lợn.
Hiện nay có khoảng 17.000 trang trại lợn (với hơn 500 con lợn mỗi trang
trại), và dưới 0,3% trong số đó có hầm biogas. Do việc thi hành luật vệ sinh
môi trường nghiêm ngặt hơn, nhiều trang trại trong số này sẽ cần đến các hầm
phân hủy biogas tại chỗ trong tương lai [14].
Xét về mặt công nghệ, hầu hết các hầm ủ nhỏ là loại hầm vòm cố định.
Đối với các hầm ủ trung bình và lớn hơn, phổ biến nhất là các hồ kỵ khí phủ
bạt có thể tích nằm trong khoảng 300 - 190.000 m3. Các hồ phủ bạt kỵ khí này
thường được sử dụng bởi các trang trại lớn, các nhà máy công nghiệp, hoặc

các khu chứa rác thải đô thị [14]
Ở quy mô lớn hơn (quy mô công nghiệp), có hàng chục nhà máy sản
xuất biogas trên khắp Việt Nam. Mục đích chính của sản xuất biogas là phát
điện phục vụ cho tự dùng của nhà máy, hoặc để sấy sản phẩm (mục đích sử
dụng nhiệt).


13

2.3.3. Tình hình quản lý môi trường chăn nuôi tại huyện Ba Vì, thành phố
Hà Nội
Những năm vừa qua nhờ chính sách đổi mới, nông nghiệp có tốc độ phát
triển cao, đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát
triển với tốc độ nhanh như vậy đã dẫn đến những quan ngại về môi trường, đặc
biệt chăn nuôi ở quy mô trang trại, nông hộ. Trong đó, quy mô chăn nuôi trang trại
. Nhưng quy hoạch tổng thể vẫn chưa thống nhất, phân bố, mật độ trang trại có sự
khác biệt lớn giữa các vùng, năng suất lao động không cao, các công nghệ xử lý
môi trường chưa thực sự được quan tâm. Cũng như vậy, quy mô chăn nuôi nông
hộ cũng chỉ cho năng suất thấp, khó cạnh tranh, quy mô phân tán, nhỏ lẻ gây khó
khăn trong việc quản lý dịch bệnh.
Việc xử lý chất thải rắn (bao gồm: phân, thức ăn thừa, xác gia súc, dụng
cụ thú y…) trong chăn nuôi vẫn còn khoảng 40 – 70% được ủ làm phân bón,
khoảng 30 – 60% xả thải trực tiếp ra môi trường hoặc phần nhỏ được xử lý
bằng biogas. Các chất thải rắn khác như dụng cụ chăn nuôi, vật tư thú y,…
hầu như chưa được xử lý. Bên cạnh đó, việc xử lý chất thải lỏng (bao gồm:
nước tiểu, nước tắm cho vật nuôi, nước rửa chuồng trại, nước từ các lò giết
mổ gia súc, gia cầm) có khoảng 30% xử lý qua hầm Biogas, 30% bằng hồ
sinh học, 40% còn lại là dùng trực tiếp tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ ra môi
trường [15]. Ngoài ra, chất thải khí (bao gồm CO2, NH4, CH4, H2S,…) gây ô
nhiễm môi trường và mùi.

2.3.4. Một số giải pháp trong quản lý môi trường chăn nuôi lợn tại huyện
Ba Vì
- Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường chăn nuôi.
- Rà soát, bổ sung, xây dựng các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật, quy
trình khảo, kiểm nghiệm vật nuôi phục vụ cho công tác quản lý nhà nước
trong chăn nuôi và môi trường chăn nuôi.


14

- Huyện Ba Vì đã tăng ngân sách đối với các hoạt động điều tra, khảo sát về
môi trường chăn nuôi, hỗ trợ bảo vệ môi trường, ưu tiên cho các chính sách tài
chính, hoạt động phát triển chăn nuôi gắn liền bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu xây dựng các quy trình chăn nuôi tiết kiệm nước nhằm tăng
cường khả năng thu gom chất thải rắn của các trang trại chăn nuôi để phục vụ sản
xuất phân bón hữu cơ.
2.4. Công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, huyện Ba Vì đã kết
hợp với xã Ba Trại tiến hành hoạt động tuyên truyền thông qua các đơn vị
truyền thông: Phòng văn hóa - TT, Đài truyền thanh - truyền hình của huyện
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.
Xây dựng các chương trình hoạt động nhân ngày môi trường Thế giới những
hoạt động này có sự tham gia tích cực của nhiều đơn vị trong huyện. Đây là
một trong những hoạt động mang tính thiết thực cao, thực tế nhằm đưa Luật
bảo vệ môi trường đến gần hơn với cuộc sống cộng đồng.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi
trường đối với ngành chăn nuôi đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện
và xã còn hạn chế, chưa sâu rộng và chưa được thường xuyên. Nguyên nhân
chủ yếu là do số lượng cán bộ chuyên môn về môi trường còn ít (chỉ có cán
bộ hợp đồng phụ trách công tác chuyên môn về môi trường của toàn huyện,

tại tất cả các xã, thị trấn chưa có cán bộ chuyên môn về môi trường, chủ yếu
là do cán bộ địa chính xã kiêm nhiệm). Các nhân lực về kỹ sư, kỹ thuật trong
quản lý môi trường trong trang trại chưa có nên trong công tác quản lý môi
trường do các chủ trang trại quản lý nhưng chưa thực sự đạt hiểu quả cao.


15

Phần 3
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý môi trường trang trại
Chăn nuôi lợn.
- Phạm vi nghiên cứu: Trang trại chăn nuôi Nguyễn Thanh Lịch, Ba trại,
Ba Vì, Hà Nội.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Trang trại Nguyễn Thanh Lịch , Xã Ba Trại, huyện
Ba Vì, thành phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 28/12/2017 – 28/4/2018
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Giới thiệu về trang trại chăn nuôi lợn Nguyễn Thanh Lịch, Ba Trại, Ba
Vì, Hà Nội, đánh giá cơ sở hạ tầng, tình hình chăn nuôi.
- Đánh giá công tác quản lý môi trường chăn nuôi lợn tại trang trại
Nguyễn Thanh Lịch.
- Nhận thức của người chăn nuôi về vệ sinh môi trường và công tác quản
lý môi trường chăn nuôi lợn tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch.
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý môi trường
chăn nuôi lợn tại Trang trại Nguyễn Thanh Lịch.
- Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường chăn
nuôi lợn tại trang trại.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu có liên quan tới các nội dung nghiên cứu từ các số
liệu có sẵn tại khu vực thực tiễn, tham khảo các tài liệu trên sách báo, internet,
các nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học …


16

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội theo phương pháp
thu thập từ nguồn: Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội.
- Điều tra các số liệu về công tác quản lý môi trường trong các trang trại
chăn nuôi lợn.
- Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp tình hình BVMT của các trang trại
trên địa bàn xã.
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
- Tiến hành trực tiếp bằng cách quan sát, ghi chép, chụp ảnh và thu thập
các thông tin có liên quan đến đề tài, sổ nhật ký,
3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
* Thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phỏng vấn:
+ Lập phiếu điều tra, phỏng vấn Các vấn đề liên quan đến vấn đề vệ sinh
môi trường, sức khỏe của con người trong trang trại trong chăn nuôi lợn.
- Đối tượng phỏng vấn: Chủ trang trại và công nhân làm tại trang trại,
kỹ sư chăn nuôi, quản lý, sử dụng phiếu điều tra và hỏi ý kiến của chủ trang
trại, kỹ sư, quản lý và công nhân.
- Tiến hành phỏng vấn: Phỏng vấn chủ trang trại, công nhân, kỹ sư,
quản lý, làm tại trang trại Nguyễn Thanh Lịch, xã Ba Trại, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội (tổng 15 phiếu).
+ Chủ trang trại:


01 phiếu

+ Tổ trưởng:

01 phiếu

+ kỹ sư:

02 phiếu

+ Quản lý:

01 phiếu

+ Công Nhân:

10 phiếu

3.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp
với mục tiêu của đề tài.


×