Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nâng cao khả năng sản xuất của gà thịt giống Ross 308 bằng bổ sung probiotic vào khẩu phần ăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––

TRẦN QUỐC BẢO

NÂNG CAO KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA GÀ THỊT GIỐNG ROSS 308 BẰNG BỔ SUNG
PROBIOTIC VÀO KHẨU PHẦN ĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

TRẦN QUỐC BẢO

NÂNG CAO KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA GÀ THỊT GIỐNG ROSS 308 BẰNG BỔ SUNG
PROBIOTIC VÀO KHẨU PHẦN ĂN
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 8.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Từ Quang Hiển


THÁI NGUYÊN - 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trình
bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả

Trần Quốc Bảo


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo, cá nhân
nơi tôi học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính
trọng tới tất cả tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Khoa
Chăn nuôi Thú y, cùng tập thể thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình thầy giáo
GS.TS. Từ Quang Hiển đã động viên và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thiện bản luận văn này. Một lần nữa xin kính
chúc thầy cô giáo cùng toàn thể gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và toàn thề
bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi về vật chất và tinh thần
để tôi hoàn thành được luận văn này.
Thái nguyên, ngày … tháng…. năm 2018
Học viên

Trần Quốc Bảo


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 3
1.1. Giới thiệu về probiotic ............................................................................... 3
1.1.1. Probiotic và ứng dụng trong chăn nuôi ................................................... 3
1.1.2. Chức năng và tác động của probiotic ...................................................... 3
1.1.3. Cơ chế tác dụng của probiotic................................................................. 4
1.1.4. Thành phần hỗn hợp vi khuẩn probiotic sử dụng trong thí nghiệm ....... 5
1.2. Đặc điểm sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của gà Ross 308
thương phẩm...................................................................................................... 8
1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................. 8

1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Ross 308 thương phẩm. ........................... 13
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 17
1.4. Giới thiệu về giống gà Ross 308 dùng trong thí nghiệm ......................... 20
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 21
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .............................................. 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21


iv
2.3. Phương pháp thí nghiệm .......................................................................... 22
2.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 22
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 24
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28
3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ............................... 28
3.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm ................................................. 30
3.2.1. Sinh trưởng tích lũy............................................................................... 30
3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối............................................................................. 34
3.2.3. Sinh trưởng tương đối ........................................................................... 37
3.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn .............................................. 39
3.3.1. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm ...................................... 40
3.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ........................................... 41
3.3.3. Hiệu suất sử dụng năng lượng cho tăng khối lượng ....................... 45
3.3.4. Hiệu suất sử dụng protein của gà thí nghiệm ........................................ 46
3.4. Hiệu quả kinh tế của bổ sung probiotic vào thức ăn của gà .................... 47
3.4.1. Chi phí thức ăn của gà thí nghiệm ........................................................ 47
3.4.2. Chỉ số sản xuất (PN) ............................................................................. 48
3.4.3. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm (EN) .................................................. 49

3.4.4. Hạch toán kinh tế .................................................................................. 50
3.4.5. Một số chỉ tiêu giết mổ.......................................................................... 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cs

Cộng sự

ĐC

Đối chứng

EN

Chỉ số kinh tế

Nxb

Nhà xuất bản

PN

Chỉ số sản xuất

TN


Thí nghiệm

SEM

Sai số của số trung bình


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn gà thương phẩm ........................... 15
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm .................................. 29
Bảng 3.2. Khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ....................... 31
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các giai đoạn tuổi .... 35
Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm các giai đoạn tuổi ......... 38
Bảng 3.5. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm .............................. 40
Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà ......................... 42
Bảng 3.7. Tiêu tốn năng lượng cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm ........ 45
Bảng 3.8. Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng của gà thí nghiệm ............... 46
Bảng 3.9. Chi phí thức ăn của gà thí nghiệm .............................................. 47
Bảng 3.10. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm ................................................ 48
Bảng 3.11. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm .................................................. 49
Bảng 3.12. Sơ bộ hạch toán kinh tế ................................................................ 50
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu giết mổ của gà thí nghiệm ................................... 51


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Lactobacillus axitophilus .................................................................. 5
Hình 2.2. Bacillus subtilis ................................................................................. 6
Hình 2.3. Saccharomyces cerevisae .................................................................. 7

Hình 2.4. Lactobacillus casei ............................................................................ 7
Hình 2.5. Beta glucana....................................................................................... 8
Hình 3.1. Đồ thị khối lượng cơ thể gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ...... 33
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các giai
đoạn tuổi.......................................................................................... 37
Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các giai
đoạn tuổi.......................................................................................... 39
Hình 3.4. Đồ thị tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng của gà TN ................ 44


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong chăn nuôi gia cầm, gà là một đối tượng được quan tâm nghiên
cứu và phát triển mạnh mẽ, bởi vì chúng có nhiều đặc tính nổi trội hơn các
loại gia cầm khác. Chúng có sức sống tốt, khả năng tận dụng thức ăn cao,
tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng rộng với khí hậu và nhiều điều
kiện chuồng nuôi của Việt Nam. Đã có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta
với nhiều mục đích sản xuất khác nhau. Một trong những giống gà được
được nghiên cứu và nuôi phổ biến đem lại hiệu quả sản xuất và kinh tế rất
cao cho người chăn nuôi và được cho lai tạo với các giống gà nội, đó là
giống gà Ross siêu thịt của Anh gồm nhiều dòng thuần để tạo ra tổ hợp lai:
Ross 208, Ross 308, Ross 508, TP5....
Để chăn nuôi gia cầm đạt hiệu quả kinh tế cao thì ngoài giống tốt còn phải
có thức ăn tốt và phải nâng cao được hiệu quả sử dụng thức ăn của gà. Theo
Shimada (1984) [46] thức ăn chiếm tới 70 -75 % tổng chi phí trong chăn nuôi gia
cầm, có thể nói thức ăn là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến sự thành
bại trong chăn nuôi. Dinh dưỡng tốt sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng và tuổi thành
thục của con vật sẽ sớm hơn. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho gia
cầm nói chung, cho gà nói riêng, chúng ta thường sử dụng các khẩu phần ăn có

chứa đầy đủ và cân bằng hàm lượng chất dinh dưỡng.
Trước đây, kháng sinh thường được bổ sung vào thức ăn của vật nuôi,
đặc biệt là gà. Vì nó làm tăng tỷ lệ nuôi sống, tăng khả năng sinh trưởng, giảm
tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng. Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh lâu dài
đã làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Một số bệnh điều trị bằng kháng sinh không
còn hiệu quả. Vì vậy, kháng sinh bị cấm sử dụng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
Hơn nữa, vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm của các sản phẩm cho con
người ngày càng được quan tâm do việc lạm dụng các loại hóa chất, phụ gia
độc hại trong bảo quản thực phẩm hay do việc lạm dụng chất kích thích tăng


2
trưởng, chất kháng sinh trong chăn nuôi... Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều
"vấn nạn" trong lĩnh vực thực phẩm, trong đó có việc sử dụng thuốc kích
thích sinh trưởng trong thức ăn cho gà, lợn. Trước tình hình đó, các nhà khoa
học nghành chăn nuôi đã nghiên cứu theo một hướng khác. Đó là, nghiên cứu
các chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Các chế phẩm này
cũng có tác dụng nâng cao tỷ lệ nuôi sống, làm cho vật nuôi tăng trọng
nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng. Chế phẩm
probiotic là một trong các chế phẩm sinh học có tác dụng nêu trên. Bổ
sung chế phẩm sinh học này vào khẩu phần ăn của gà sẽ hỗ trợ gà tiêu hóa
hấp thu thức ăn tốt hơn, giảm một số bệnh đường ruột nhờ đó gà sinh
trưởng tốt và nâng cao khả năng chống đỡ với bệnh, hạn chế việc lạm
dụng kháng sinh và chất kích thích trong chăn nuôi.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi tực hiện đề tài: “Nâng cao
khả năng sản xuất của gà thịt giống Ross 308 bằng bổ sung probiotic vào
khẩu phần ăn”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của probiotic đến khả năng sản xuất của
gà Ross 308.

- Xác định được mức probiotic bổ sung thích hợp vào khẩu phần của gà
thịt Ross 308.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm rõ hơn tác dụng của probiotic trong chăn nuôi gà thịt.
- Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho
công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Người chăn nuôi có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của đề tài và ứng
dụng trong chăn nuôi để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà.


3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về probiotic
1.1.1. Probiotic và ứng dụng trong chăn nuôi
Probiotic được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với nghĩa trợ sinh (Prolife).
Fuller (1989) [38] định nghĩa Probiotic là một loại thức ăn bổ sung vi sinh
vật sống, có tác động có lợi đến động vật chủ nhờ khả năng duy trì sự cân
bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Năm 1989, US FDA (Food and Drug
Administriation) đã yêu cầu những nhà sản xuất dùng thuật ngữ vi sinh vật
được cho ăn trực tiếp là DFM (Direct Fed Microbials) hơn là dùng
probiotic. FDA định nghĩa DFM là một nguồn vi sinh vật sống tìm thấy
trong tự nhiên, nó bao gồm cả vi khuẩn, nấm mốc, nấm men (Lã Văn Kính,
1998) [11].
Probiotic là tổ hợp nhiều loại vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm men,
những yếu tố kích thích sinh trưởng được sản sinh bởi vi sinh vật có tác dụng
tương hỗ được bổ sung vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh
vật đường ruột của vật chủ và được sử dụng như một liệu pháp trong việc

chữa trị bệnh tiêu chảy hay sự mất cân bằng của vi sinh vật đường ruột.
Probiotic là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống có
ảnh hưởng có lợi cho vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi
sinh vật có lợi. Theo tổ chức y tế thế giới WHO: "Probiotic là các vi sinh
vật sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả
có lợi cho cơ thể".
1.1.2. Chức năng và tác động của probiotic
Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, vi khuẩn probiotic có chức năng
kháng khuẩn, chức năng hàng rào, chức năng miễn dịch và cũng là những tác
nhân có tính chất kháng lại dị ứng. Các chức năng này, không chỉ thông qua
bản thân vi khuẩn mà còn thông qua ADN, chất tiết và vách tế bào vi khuẩn
probiotic (Sonia Michail, 2005) [47].
Chức năng hàng rào thể hiện ở chỗ probiotic kích thích sự gắn kết chặt
chẽ các tế bào biểu mô ruột, giảm các chất tiết gây viêm của vi khuẩn bệnh,


4
tăng sản sinh các phân tử bảo vệ nhờ mucin và tăng sự sản sinh enzyme của
diềm bàn chải của biểu mô ruột.
Chức năng miễn dịch thể hiện ở chỗ probiotic làm giảm sản sinh các
chất gây viêm, gây đáp ứng sản sinh kháng thể của hệ miễn dịch ruột để ngăn
ngừa bệnh cũng như đáp ứng miễn dịch để ngăn ngừa dị ứng.
Chức năng kháng khuẩn thực hiện theo các cơ chế sau: Làm biến đổi hệ
vi sinh vật đường ruột, giảm vi khuẩn bệnh, do bổ sung probiotic thuộc một
số loài Lactobacilli và Bifidobacter thì làm giảm số lượng Clostridia,
Bacteroides và Eacherichia coli (E.coli).
Sản sinh các chất kháng khuẩn nhờ axit béo mạch ngắn, axit lactic,
hydrogen peroxit, pyroglutamate có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của cả vi
khuẩn gram âm và dương.
Tranh giành sự bám dính vào niêm mạc ruột với vi khuẩn bệnh hoặc

phong toả các các thụ quan (receptor) của niêm mạc ruột, nhờ vậy ngăn chặn
vi khuẩn bệnh xâm lấn vào bên trong.
1.1.3. Cơ chế tác dụng của probiotic
Trong ống tiêu hóa có hàng trăm nghìn tỷ vi khuẩn, số lượng vi khuẩn
có lợi đường ruột thường được duy trì một tỷ lệ cân bằng so với vi khuẩn có
hại, tỷ lệ này vào khoảng 85/15 (85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có
hại). Nếu tỷ lệ cân bằng này nghiêng về phía vi khuẩn có hại, thì xuất hiện rối
loạn tiêu hóa, suy giảm khả năng miễn dịch niêm mạc ruột, dẫn đến suy giảm
sức kháng bệnh của toàn cơ thể. Sự suy giảm vi khuẩn có ích thường xẩy ra
khi sử dụng kháng sinh, tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp hoặc do ô nhiễm.
Bổ sung probiotic là gieo lại vi khuẩn có ích bị tổn hại do các yếu tố trên.
Theo tài liệu của Fuller (1992) [39], Fuller (1989) [38], Lã Văn Kính
(1998) [11], cơ chế tác dụng của probiotic như sau:
- Duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột bằng cách loại trừ cạnh
tranh và hoạt động đối kháng.
Cạnh tranh bao gồm: Cạnh tranh về vị trí bám dính trên nhung mao
ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra
bởi vi sinh vật. Nhiều nghiên cứu chứng minh probiotic ức chế bám dính trên
nhung mao của vi sinh vật gây bệnh như: E.coli, Sallmonella,Tryphimurium
(Barnes và cs, 1997) [35]. Việc ức chế khả năng bám dính của vi sinh vật gây


5
bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó probiotic được
coi là giải pháp phòng ngừa bệnh đường ruột.
- Tăng khả năng tiêu hóa thức ăn: Kích thích tính thèm ăn, làm tăng
tích lũy mỡ, nitrogen, Ca, P, Cu, Mn (Nahason và cs, 1992 - 1996; trích dẫn
bởi Lã Văn Kính, 1998) [11].
- Làm giảm urease trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp những
amin độc, giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm, do đó ảnh hưởng

có lợi đối với môi trường.
- Tổng hợp vitamin nhóm B như: B1, B2, B6, B12.
- Trung hòa và khử độc tố trong đường ruột. Ảnh hưởng có lợi của
probiotic trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng khuẩn có tác dụng trung
hòa độc tố tiêu chảy của vi khuẩn E.coli.
- Kích thích hệ thống miễn dịch: Yếu tố được xác định có vai trò kích
thích hệ thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn
(peptidoglycan). Sự phân hủy peptidoglycan tạo ra chất muramin peptid có
tác dụng kích thích hoạt động của đại thực bào. Khả năng bám vào niêm mạc
ruột của probiotic tạo lên sự tương tác giúp probiotic tiếp xúc với hệ thống
lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả miễn
dịch và tạo nên sự ổn định của hàng rào bảo vệ của ruột.
1.1.4. Thành phần hỗn hợp vi khuẩn probiotic sử dụng trong thí nghiệm
* Lactobacillus axitophilus
Đặc điểm: Là vi khuẩn lactic thuộc họ Lactobacteriacea, trực khuẩn
gram dương, kích thước thay đổi từ 2,5
- 10µ× 4,5 - 21µ, không sinh nha bào,
không di động, kị khí, thích hợp ở nhiệt
độ 30 - 400C, chịu được môi trường pH
thấp, (<5), lên men đường glucose,
lactose và maltose sinh axit nhưng
không sinh hơi.
Tác dụng: Bám chặt vào màng
nhầy ruột, ức chế sự bám dính của vi
sinh vật gây bệnh; sản xuất các axit hữu Hình 1.1. Lactobacillus acidophilus
cơ (axit lactic, axit acetic, axit benzoic), làm giảm pH đường ruột, tạo môi


6
trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật có hại; sản xuất một

số kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh như lactacin B; sinh
H2O2 có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật có hại; sản xuất các enzym tiêu hoá
(amylase, cellulase, lipase, protease) nên có tác dụng kích thích tiêu hoá, và
các vitamin như B1, B2, B6, B12; khử độc tố trong đường ruột.
Tiêu chuẩn của vi khuẩn Lactobacillus lí tưởng dùng trong probiotic
phải đạt các yêu cầu: Chịu đựng được tính axit và mật, có khả năng bám dính
vào niêm mạc ruột, sống tốt trong môi trường ruột, sản xuất được các chất
kháng khuẩn để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh.
* Bacillus subtilis

Hình 1.2. Bacillus subtilis
Đặc điểm: Trực khuẩn gram dương, có bào tử, hiếu khí, di động được
không có giáp mô, thích hợp ở nhiệt độ 350C, lên men đường glucose và
saccharose.
Tác dụng: Sản sinh enzyme tiêu hoá: amylase, cellulase, pectinase,
protease, lipase, tripsin, mannans, sản sinh các axit hữu cơ: axit lactic, axit
acetic làm giảm pH đường ruột, tổng hợp vitamin nhóm B, cạnh tranh vị trí
bám với vi khuẩn gây bệnh.
* Saccharomyces cerevisiae
Loài Sacchoramyces cerevisae hiện đang được sử dụng như một công
cụ đắc lực để mang các ADN tái tổ hợp phục vụ cho việc sản xuất các sản
phẩm thế hệ mới của kỹ thuật di truyền.


7
Đặc điểm: Nấm men đơn bào
hiếu khí, hình tròn hoặc hình bầu dục,
nhân rất nhỏ, tế bào phân chia theo
cách nẩy chồi, thích hợp môi trường
có pH từ 2-9, có khả năng lên men một

số loại đường và sinh axit.
Tác dụng: Tạo sinh khối chứa axit
amin và vitamin nhóm B. Vách tế bào
chứa mannan và glucan có tác dụng
hoạt hoá đại thực bào, do đó giúp tăng
cường miễn dịch. Hấp phụ độc tố và Hình 1.3. Saccharomyces cerevisae
thải ra ngoài. Chuyển hoá glucose
thành axit pyruvic, là cơ chất giúp các vi sinh vật có lợi hoạt động và sinh sản.
Sản xuất các enzym tiêu hoá: amylase, cellulase, lipase, protease. Sản xuất các
axit lactic, axit acetic, axit pyruvic, axit propionic, đưa pH ruột xuống 4-5.
* Lactobacillus casei
Đặc điểm: là một vi khuẩn kị khí tạm thời của loài Lactobacillus được
tìm thấy ở ruột non và miệng của
người. vì sản sinh axit lactic nên nó trợ
giúp cho sự phát triển của các vi khuẩn
mong muốn. Lactobacillus casei chịu
được biên độ hilus, sản sinh ra các
enzyme amylase.
Tác dụng: tăng cường tiêu hoá,
giảm sự không dung nạp sữa và chứng
Hình 1.4. Lactobacillus casei
táo bón. Lactobacillus casei thường
được sử dụng trong chế biến sữa. Các sản phẩm bao gồm: kem pho mát, kem
chua...
* Beta glucana
Đặc điểm: Là hỗn hợp sinh học tự nhiên bao gồm Beta 1- 3, 1- 6
glucan và Manna Oligosaccharide được chiết xuất từ các thành tế bào của
nấm men Saccharomyces cerevisiae. Bản chất là một carbohydrate tinh chế
tạo thành chuỗi phân tử glucose.



8

Hình 1.5. Beta glucana
Tác dụng: Tiêu hoá chất xơ, nó giúp khắc phục các vấn đề tiêu hoá như
kém hấp thu. Là một enzyme rất quan trọng mà cơ thể không tự tổng hợp
được giúp phá vỡ tổ chức liên kết bên ngoài của cellulose, tăng hiệu quả loại
thải chất độc ra ngoài cơ thể.
Những vi khuẩn trên được dùng để trộn hỗn hợp men bổ sung vào thức
ăn của lợn thí nghiệm sao cho cứ 1kg men có ít nhất 8.109 vi khuẩn.
Probiotic được sử dụng cho thí nghiệm do Công ty cổ phần thuốc thú y
Toàn Thắng nhập khẩu từ Mỹ. Mật độ vi sinh vật trong chế phẩm là 108
CFU/g. Đề tài sử dụng các chủng vi khuẩn, nấm men và sản phẩm của nấm
men: Lactobacillus axitophilus, Saccharomyces cerevisiae, Lactobacillus
casei, Bacillus subtilis, β - glucanase, và gồm các axit hữu cơ, các axit amin,
chất điện giải (Cù Thị Thúy Nga, 2014) [18].
1.2. Đặc điểm sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của gà Ross 308
thương phẩm
1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do quá trình đồng hóa
và dị hóa, là sự tăng lên về khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể về
chiều dài, chiều rộng, chiều cao của con vật dựa trên di truyền của đời trước.
Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992) [17], quá trình
sinh trưởng là quá trình phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo lên sự
sống. Phát triển là sự biến đổi không những về đặc điểm hình thái mà cả chức


9
năng sinh lý theo từng giai đoạn của sinh vật. Sinh trưởng và phát triển luôn
gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau để sinh vật lớn nhanh và trưởng thành.

Tính giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau.
Thời gian của giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến trong
sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau. Giai đoạn này nối
tiếp giai đoạn khác, không đi ngược trở lại, không bỏ qua thời kỳ nào, ở mỗi
giai đoạn, thời kỳ đều có đặc điểm riêng.
Ở gà, căn cứ vào độ sinh trưởng của các cá thể ta có thể phân biệt vào
các giai đoạn phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ, giai đoạn của phôi
sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành con đến khi thành thục sinh dục, giai
đoạn sinh sản. Mỗi giai đoạn đều có đặc điểm hình thái, sinh lý đặc trưng.
Với gia cầm, sinh trưởng là sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về số
lượng, kích thước của tế bào và dịch thể trong mô bào ở giai đoạn phát triển
của phổi.
- Thời ký gà con: lượng tế bào tăng nhanh nên quá trình sinh trưởng
diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh, các
men tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gà con dễ bị ảnh
hưởng bởi thức ăn và nuôi dưỡng, các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tốc
độ sinh trưởng của gia cầm. Thời kỳ này còn diễn ra quá trình thay lông, đây
là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm, trao đổi chất tăng mạnh cho nên
cần chú ý nuôi dưỡng tốt và bảo đảm đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thức
ăn, đặc biệt là các axit amin giới hạn như: lysine, methionine, tryptophan…
- Thời ký gà trưởng thành: thời kỳ này cơ quan gia cầm gần như phát
triển hoàn thiện. Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình phát dục.
Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là để duy trì sự
sống, một phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng phát triển chậm hơn thời kỳ
gà con. Vì vậy, giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để cho hiệu
quả kinh tế cao.
Theo Johanson L. (1972) [9] thì cường độ phát triển qua giai đoạn bào
thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng tới chỉ tiêu phát triển con vật.
Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý, thì sinh trưởng của các mô diễn ra theo
trình tự như sau:



10
+ Hệ thống tiêu hóa, nội tiết
+ Hệ thống xương
+ Hệ thống cơ bắp
+ Mỡ
Trong các tổ chức cấu tạo trong cơ thể gia cầm thì khối lượng cơ chiếm
nhiều nhất: 42 - 45% khối lượng cơ thể. Khối lượng cơ con trống luôn lớn
hơn con mái (không phụ thuộc vào giống, lứa tuổi và loại gia cầm). Giai đoạn
70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ quan của gà trống đạt 530 g, của gà mái
đạt 467 g (Ngô Giản Luyện, 1994 [14]).
Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá
trình: Tế bào sinh sản và tế bào phát triển. Tất cả các đặc tính của gia
súc, gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều được hoàn chỉnh
dần trong suốt quá trình sinh trưởng, các đặc tính này tuy là một sự tiếp
tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh
yếu còn do tác động của môi trường.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt của gia cầm
- Ảnh hưởng của dòng, giống, tính biệt.
Mỗi giống có tốc độ sinh trưởng nhất định. Sự sai khác về tốc độ sinh
trưởng là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và
ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là, cùng một kiểu gen nhưng ở
điều kiện môi trường khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Cho nên
việc cần thiết phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối
đa tiềm năng di truyền của giống. Jaap và Moris (1973) [45] đã cho biết
những sai khác trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng ở các điều kiện
môi trường khác nhau.
Khảo sát khả năng sinh trưởng của 3 dòng gà Plymouth Rork thì dòng
TĐ9 có khả năng sinh trưởng tốt nhất. Đến tuần tuổi thứ 8, dòng TĐ9 có khối

lượng sống vượt dòng TĐ8 là 12,90 % và vượt TĐ3 17,40 %, (Lê Hồng Mận
và cs, 1996 [16]).
Sự sai khác về sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn chịu ảnh hưởng
của tính biệt, thông thường con trống phát triển hơn con mái: Ở gà hướng thịt,
giai đoạn 60 – 70 ngày tuổi con trống nặng hơn con mái 180 - 250 g (Trần
Thanh Vân và cs, 2015 [32]).


11
Chambrs (1990) [37] cho biết: Có nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng chung, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Hadani A.
and Ratner D. (2002) [41] và nhiều tác giả cho rằng nhiều hơn 15 gen quy
định tốc độ sinh trưởng.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng sự khác biệt về tốc độ sinh
trưởng do di truyền, mà cơ sở di truyền đó là gen, có ít nhất một gen về sinh
trưởng liên kết với giới tính nên con trống thường lớn hơn con mái.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng:
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển từng mô khác nhau gây
nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này
và mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà
còn làm biến động di truyền về sinh trưởng.
Lê Hồng Mận và cs (1993) [15] cho biết: Nhu cầu protein thích hợp
cho gà broiler cho năng suất cao đã được xác định và thể hiện bằng tiêu
chuẩn, các tác giả nhấn mạnh, tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn
là rất quan trọng. Để phát huy khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp
đầy đủ chất dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin
với năng lượng.
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
* Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường:
Nhiêt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc

biệt là giai đoạn gà con. Với gà con, nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảm bảo 32 34oC; ngày thứ 2 - 7 là 30oC, tuần thứ hai là 26oC, tuần thứ 3 là 22oC, tuần thứ
4 là 20oC.
Theo Lê Hồng Mận và cs (1993) [15] thì nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi
với gà sau 3 tuần tuổi là 18 - 20oC. Nhiệt độ môi trường cao, ảnh hưởng rất lớn
tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà broiler. Do
vậy, nhu cầu tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi
trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì tiêu thụ thức ăn cũng khác
nhau.
Trong điều kiện khí hậu nước ta thì cần phải tăng mức ME và CP cho
gà broiler trong vụ hè cao hơn vụ xuân 10 - 15% (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng
Mận, 2003 [13]).


12
Thông thường nhiệt độ cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm
giảm, chính vì vậy chăn nuôi gia cầm trong điều kiện khí hậu nước ta phải tùy
theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ từng giai đoạn mà điều chỉnh thức ăn và kỹ
thuật chăm sóc cho phù hợp.
* Ảnh hưởng của độ ẩm và độ thông thoáng:
Độ ẩm là một trong nhưng yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn tới sinh
trưởng của gia cầm. Khi độ ẩm tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức
ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng tới gà. Đặc biệt, khí NH3 do vi khuẩn phân
hủy axit uric trong phân và chất độn chuồng làm ảnh hưởng tới hô hấp của gà,
tăng khả năng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả
năng sinh trưởng của gà.
Ing J. E. M. Whyte (1995) [44] qua nghiên cứu đã cho ra khuyến cáo
về thành phần tối đa của chất khí trong chuồng nuôi gia cầm như sau:
NH3 = 0,01 g/m3, H2 S = 0,002 g/m3, CO2 = 0,35 g/m3.
Chăn nuôi gia cầm ở nông hộ nước ta chủ yếu là nuôi thông thoáng tự
nhiên nên cần đảm bảo ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. Về mùa hè,

nhiệt độ cao cần bố trí hệ thống quạt để tăng tốc độ gió chống nóng cho gà.
Mùa đông cần có thiết bị sưởi ấm cho gà.
* Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng:
Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ chiếu sáng
khác nhau. Theo khuyến cáo của hãng (Arbor Acres Farms Inc, 1993 [34]) thì
chế độ chiếu sáng như sau:
Gà broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 49, 56 ngày tuổi): Ngày thứ 1:
24/24 giờ; ngày thứ 2: 20/24 giờ; ngày thứ 3 đến ngày thứ 15: 12/24 giờ; ngày
thứ 19 - 22: 14/24 giờ; ngày thứ 23 - 24: 18/24h; ngày thứ 25 đến kết thúc
thời gian chiếu sáng: 24/24 giờ. Cường độ chiếu sáng 3 ngày đầu là 20 lux, từ
ngày thứ 4 đến lúc giảm dần còn 5 lux.
* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt:
Mật độ nuôi nhốt cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
chăn nuôi gà. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy
định mật độ nuôi nhất định (phương thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi
nhốt trên đệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,1; 0,3;
0,35; 0,2 m2/con...). Nếu nuôi quá thưa thì lãng phí diện tích, nhưng nếu nuôi


13
quá dày thì ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà. Bởi lẽ, khi mật độ
nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và
quần thể vi sinh vật phát triển làm ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và
sức khỏe của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm bênh, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết
cao cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại, mật độ nuôi
nhốt thấp thì tăng chi phí chuồng trại cao. Do vậy tùy theo mùa vụ tuổi gà và
mục đích sử dụng cần có mật độ chăn nuôi thích hợp.
Theo Van Horne (1991) [48]: Khi nuôi gà ở mật độ đông thì hàm lượng
NH3, CO2, H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao. Vì khi mật độ gà
đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao

đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều dẫn đến nhiệt độ chuồng tăng, từ
đó sẽ ảnh hưởng tới việc tăng khối lượng và làm tăng tỷ lệ chết của gà.
Beremskich (1978) [36] thí nghiệm nuôi 4 nhóm gà broiler trên nền
chuồng có đệm lót, ở mật độ là 20, 22, 18 và 16 con/m2 ở giai đoạn 6, 7, 8
tuần tuổi, với cùng thức ăn hỗn hợp. Mật độ chuồng nuôi đã không ảnh hưởng
chỉ số so sánh các sản phẩm lúc 7 tuần tuổi. Tỷ lệ tăng trưởng giảm theo sự
tăng mật độ đàn ở giai đoạn vỗ béo lúc 8 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng
khối lượng tăng, nhưng tỷ lệ thịt xẻ không bị ảnh hưởng bởi mật độ đàn. Tăng
mật độ nuôi lúc 6 đến 8 tuần tuổi đã làm giảm sự tăng trưởng như tăng sản
phẩm thịt trên đơn vị diện tích nền chuồng từ 7,0 tới 9,3% ở tuần tuổi 6, 7 và
đến 20,7% ở tuần tuổi 8.
1.2.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà Ross 308 thương phẩm.
Dinh dưỡng là một quá trình sinh học nhằm duy trì cơ thể và không
ngừng đổi mới những vật chất tạo nên cơ thể. Những vật chất mà cơ thể đòi
hỏi gọi là chất dinh dưỡng, tùy theo loại và chức năng chia ra thành các chất
nhóm: Gluxit, lipit, protein và các chất vô cơ như khoáng và nước.
Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể gia cầm.
Protein có hàng loạt đặc tính mà không thể có ở bất cư một hợp chất nào
khác. Protein là dinh dưỡng không thể thay thế và đứng hàng đầu trong các
chất dinh dưỡng cần thiết đối với gia cầm, nhờ protein sẵn có trong thức ăn,
gia cầm mới có thể tổng hợp được protein của cơ thể và các sản phẩm phục
vụ con người, ngoài ra còn tổng hợp ra các chất có hoạt tính sinh học cao như


14
enzyme và hormone, cùng các hợp chất khác đóng vai trò quan trọng trong
quá trình sinh lý của cơ thể.
Dinh dưỡng protein trong nuôi dưỡng gia cầm là một chỉ số dinh dưỡng
quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sức sản xuất và chất lượng
sản phẩm. Người ta cho rằng 20 -25% sức sản xuất của gia cầm ảnh hưởng

trực tiếp bởi dinh dưỡng protein.
Nhu cầu protein của gia cầm được tính bằng số gam protein thô cho
mỗi con gia cầm trong 1 ngày đêm, tuy nhiên gia cầm không thể thu nhận trực
tiếp số lượng protein theo nhu cầu tính được mà nó phụ thuộc lượng thức ăn
thu nhận hằng ngày. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein
thường được biểu thị bằng tỷ lệ % protein thô trong thức ăn.
Gà thịt cần tỷ lệ protein tương đối cao trong khẩu phần để đáp ứng cho
sự tăng trưởng nhanh. Khối lượng của gà thịt thương phẩm sẽ tăng lên gấp 50
- 55 lần trong 6 tuần sau khi nở. Một phần lớn của việc tăng trọng này là tăng
trưởng các mô có nhiều protein.
Dinh dưỡng protein thực chất là dinh dưỡng axit amin bởi vì axit amin
là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của
động vật, người ta chia axit amin thành 2 loại là: axit amin thay thế được (axit
amin không thiết yếu) và không thay thế được (axit amin thiết yếu).
Đối với gia cầm có 11 axit amin không thay thế được là: valine,
leucine, isoleucine, lysine, histidine, threonine, methionine, phenylalanine,
tryptophan, agrinine, glycine. Trong 11 loại axit amin thiết yếu này thì có 4
loại thường có giới hạn trong thức ăn theo thứ tự từ nhiều đến ít: Methionine;
lysine; threonine; tryptophan.
Năng lượng rất cần thiết cho sự duy trì cho mọi hoạt động, sinh trưởng
và phát triển cơ thể. Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với
quá trình sử dụng và trao đổi năng lượng gồm:
- Nhu cầu năng lượng cho duy trì.
- Nhu cầu năng lượng cho sản xuất
- Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng


15
Xuất phát từ nhu cầu protein và năng lượng của gà thịt. Công ty
Japfacomfeed đã đưa ra bảng tiêu chuẩn dinh dưỡng cho gà thương phẩm

dưới đây.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn dinh dưỡng thức ăn gà thương phẩm
Giá thị dinh dưỡng

ĐVT

Giai đoạn I

Giai đoạn
II

Giai đoạn
III

NLTĐ (ME)

Kcal/kg

2900

3000

3150

Protein thô tối thiểu

%

21


20

19

Xơ thô tối đa

%

5

5

5

Ẩm độ

%

14,0

14,0

14,0

Ca (tối thiểu - tối đa)

%

0,8 - 1,2


0,8 - 1,2

0,8 - 1,2

P tối thiểu

%

0,6 - 1,0

0,6 - 1,0

0,6 - 1,0

NaCl (tối thiểu - tối đa)

%

0,3 - 0,65

0,3 - 0,65

0,3 - 0,65

Lysine

%

1,2


1,0

0,95

Methionine + cyst

%

0,85

0,82

0,75

Threonine

%

0,8

0,72

0,68

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Chế phẩm sinh học đầu tiên được giáo sư Fuller (1989) [38] định nghĩa
như sau: “Thành phần thức ăn có cấu tạo từ vi khuẩn sống có tác động hữu
ích lên vật chủ qua việc cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó”.
Ở Nhật Bản năm 1980 giáo sư Terou Higa đã đưa ra luận điểm về sinh

vật hữu hiệu gọi tắt là E.M đối với công nghiệp thiên nhiên. Đây là nhóm vi
sinh vật hữu ích đã được nuôi cấy và sử dụng như một phương thức để tăng
điều kiện đất đai chống lại bệnh tật cho cây trồng. Giáo sư đã kiên trì đấu tranh
cho quan điểm mở rộng các chế phẩm sinh học và phân bón hóa học. Ông cho
biết vi sinh vật hữu hiệu E.M có từ 80-125 loài vi khuẩn bao gồm vi khuẩn
quang hợp, vi khuẩn lên men và vi khuẩn lactic, nấm men và xạ khuẩn...
Thông thường trong đường ruột có sự cân bằng giữa hai hệ vi sinh vật là
hệ vi sinh vật thủy phân đường và hệ sinh vật phân giải protein. Trong đó vi sinh
vật thủy phân đường và hệ vi sinh vật phân giải đường dễ bị tấn công bởi các
yếu tố như: stress, nhiễm khuẩn hoặc dùng kháng sinh không đúng cách.


16
Hiện nay những vi khuẩn được dùng làm chế phẩm sinh học được xếp
loại như sau:
+ Vi khuẩn yếm khí có nha bào chi Bacillus
- Bacillus var carron (Paciflo)
- Bacillus coagulans (Lactobacillus Sprogenes)
- Bacillus subtilis.
+ Vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối sản sinh nha bào chi Clortium Butiricum
+ Trực khuẩn sản sinh axit lactic.
+ Bifido bacterium thermophilum.
+ Bifido bacterium pseudolongum.
+ Lactobacillus axitophillus.
+ Lactobacillus salivarius.
+ Lactobacillus heveticus.
+ Enterococcus faecdis (Steptococcus faeclis).
+ Enterococcus faecium (Steptococcus faecium)
Loài người đã biết sử dụng hoạt tính của vi sinh vật để phục vụ đời
sống của mình. Những văn tự còn giữ được cho thấy khoảng 3000 năm trước

công nguyên việc sản xuất bia đã khá phát triển. Cùng với con người ở
phương đông cũng như phương tây đã biết chưng cất rượu, ủ rượu vang từ
nho và các loại cây trái khác. Ngoài ra, việc sử dụng mốc làm tương, xì dầu,
nước chấm, làm men bia, bột nở làm bánh nướng, lấy mủ đậu bò làm vaccine
chủng đậu.. cũng dần dần được đưa vào đời sống con người.
Theo báo cáo của Lã Văn Kính (1998) [11], nhiều nghiên cứu của các
tác giả nước ngoài đã thử nghiệm probiotic trên gà đẻ và gà thịt cho kết quả
như sau: Đối với gà đẻ sản lượng trứng tăng 5% ở mức bổ sung 100mg/kg
thức ăn. Khi bổ sung một lứa cấy hỗn hợp của Lactobasilus axitophilus và
Lactobasilus lasei ( > 106 CFU/g) đã cải thiện số ngày đẻ trứng, hệ số chuyển
hóa thức ăn, trọng lượng trứng và chất lượng lòng trắng (Tortuero và
Fernandez, 1995). Đối với gà thịt, tăng trọng cao hơn gà đối chứng (P < 0,05),
tiêu tốn thức ăn thấp hơn (P < 0,05), hiệu quả sử dụng thức ăn cải thiện 2%
khi bổ sung hỗn hợp Lactobasilus axitophlus và S. faecium (2.109 CFU/kg)
cho 5 - 8 tuần.


×