Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiện trạng môi trường nước suối khu vực biên giới Tây Bắc tại tỉnh Hà Giang và đề xuất công nghệ xử lý bằng vật liệu lọc Đa năng Zeolit – Diatomit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DẠ A PÓ
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SUỐI KHU VỰC BIÊN
GIỚI TÂY BẮC TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ BẰNG VẬT LIỆU LỌC ĐA NĂNG ZEOLIT – DIATOMIT”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên – 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

DẠ A PÓ
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC SUỐI KHU VỰC BIÊN
GIỚI TÂY BẮC TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ BẰNG VẬT LIỆU LỌC ĐA NĂNG ZEOLIT – DIATOMIT”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: K46 N01 - KHMT

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 – 2018


Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

Thái Nguyên - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa môi trường em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “
Đánh giá hiện trạng môi trường nước suối khu vực biên giới Tây Bắc tại tỉnh
Hà Giang và đề xuất công nghệ xử lý bằng vật liệu lọc Đa năng Zeolit –
Diatomit”
Khóa luận còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự góp ý và phê
bình từ quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo Trường
Đại học Nông Lâm nói chung, thầy cô giáo khoa Môi trường nói riêng đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cơ sở lý luận rất quý giá
giúp cho em nâng cao nhận thức trong quá trình thực tập cũng như trong quá
trình nghiên cứu.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Thế
Hùng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt em trong suốt quá trình thực tập
và hoàn thành đề tài này
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các anh, các chị ở Viện kỹ thuật
và công nghệ môi trường – Công ty cổ phần thương mại và kỹ thuật Việt Sing đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu và áp dụng những
kiến thức đã học vào thực tiễn.

Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 16 tháng 04 năm 2018
Sinh viên

Dạ A Pó


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Tổng dân số của tỉnh qua các năm.............................................. 25
Bảng 3. 1 Vị trí các điểm mẫu trên suối Tà Vải vào mùa khô .................. 28
Bảng 3. 2 Vị trí các điểm mẫu trên suối Tà Vải vào mùa mưa ................. 28
Bảng 4.1. Bảng kết quả phân tích mẫu mùa khô – Tháng 04/2017 .......... 34
Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích mẫu mùa mưa – Tháng 07/2017 .......... 35
Bảng 4.3. Kết quả xác định chất lượng nước suối Tà Vải Hà Giang ....... 48
Bảng 4.4. Kết quả xác định hàm lượng các chất sau khi lọc qua vật liệu
ODM-2F .................................................................................................. 48
Bảng 4.5: Hiệu suất xử lý nước của cột lọc theo tốc độ chảy .................... 49


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2. 1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang ................................................ 9
Hình 4. 1 Chăn nuôi gia súc thả rông .......................................................... 31
Hình 4. 2 Chai lọ chứa thuốc trừ sâu bệnh độc hại do người dân vứt bỏ 32
Hình 4.3: Diễn biến hàm lượng BOD5 của suối Tà Vải vào mùa khô ...... 39
Hình 4.4: Diễn biến hàm lượng COD của suối Tà Vải vào mùa khô ....... 40

Hình 4.5: Diễn biến hàm lượng TSS của suối Tà Vải vào mùa khô ......... 40
Hình 4.6: Diễn biến hàm lượng DO của suối Tà Vải vào mùa khô .......... 40
Hình 4.7: Diễn biến hàm lượng Mn của suối Tà Vải vào mùa khô .......... 41
Hình 4.8: Diễn biến hàm lượng Fe của suối Tà Vải vào mùa khô ............ 41
Hình 4.9: Diễn biến hàm lượng BOD5 của suối Tà Vải vào mùa mưa ..... 41
Hình 4.10: Diễn biến hàm lượng COD của suối Tà Vải vào mùa mưa .... 42
Hình 4.11: Diễn biến hàm lượng DO của suối Tà Vải vào mùa mưa ....... 42
Hình 4.12: Diễn biến hàm lượng TSS của suối Tà Vải vào mùa mưa ...... 42
Hình 4.13: Diễn biến hàm lượng Fe của suối Tà Vải vào mùa mưa ......... 43
Hình 4.14: Diễn biến hàm lượng Mn của suối Tà Vải vào mùa mưa ....... 43
Hình 4. 15. Sơ đồ công nghệ xử lý nước suối Tà Vải bằng vật liệu lọc đa
năng Zeolit - Diatomit ........................................................................... 45
Hình 4.16: Mô hình xử lý nước suối Tà Vải ............................................... 46
Hình 4.17: Mô hình mặt cắt thiết bị lọc ...................................................... 46


iv

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

BOD

: Nhu cầu oxi sinh hóa

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

COD


: Nhu cầu oxi hóa học

CP

: Chính phủ

DO

: Lượng oxi hòa tan

HCNN

: Hành chính nhà nước

KH

: Kế hoạch

LMLM

: Lở mồm long móng



: Nghị định

NSNN

: Ngân sách nhà nước


NTM

: Nông thôn mới

TBNN

: Trung bình nhiều năm

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng

TT

: Thông tư


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................ iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
PHẦN 1MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ............................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 3
PHẦN 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận khoa học ............................................................................. 4
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài........................................................................... 7
2.3. Tổng quan đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang ............... 8
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 8
2.3.2. Điều Kiện Kinh tế - Xã hội ................................................................. 22
PHẦN 3ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 26
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................... 26
3.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 26
3.2.1. Hiện trạng nước suối Tà Vải .............................................................. 26
3.2.2. Công nghệ xử lý bằng vật liệu Zeolit – Diatomit.............................. 26
3.2.3. Hiệu quả xử lý nước suối Tà Vải trên mô hình ................................ 26
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 27


vi

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa số liệu thứ cấp ................... 27
3.3.2. Phương pháp điều tra, quan trắc, khảo sát thực địa. ...................... 27
3.3.3. Phương pháp tính toán, tra bảng ....................................................... 27
3.3.4. Phương pháp lấy mẫu nước ............................................................... 27
3.3.5. Phương pháp bảo quản mẫu .............................................................. 29

3.3.6. Phương pháp phân tích mẫu nước .................................................... 29
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 30
4.1. Hiện trạng nước suối Tà Vải ................................................................. 30
4.1.1. Đánh giá hiện trạng nước suối Tà Vải............................................... 30
4.1.2.Đánh giá mức độ ô nhiễm và tải lượng các chất ô nhiễm ................. 33
4.1.3. Kết quả tích mẫu nước suối Tà Vải. .................................................. 34
4.1.4. Diễn biến hiện trạng nước suối Tà Vải.............................................. 39
4.2. Công nghệ xử lý bằng vật liệu lọc Zeolit – Diatomit. .......................... 43
4.2.1. Nghiên cứu và lựa chọn vật liệu lọc Zeolit – Diatomit. .................... 43
4.2.2. Sơ đồ công nghệ ................................................................................... 45
4.2.3.Thuyết minh công nghệ........................................................................ 45
4.3. Hiệu quả xử lý bằng vật liệu lọc Zeolit – Diatomit trên mô hình. ..... 46
4.3.1. Mô hình xử lý nước mặt suối Tà Vải ................................................. 46
4.3.2. Hiệu quả xử lý nước suối trên mô hình ............................................. 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 50
1. Kết luận ...................................................................................................... 50
2. Kiến nghị .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Nước là nguồn tài nguyên dồi dào, có sẵn có trong tự nhiên, có mặt ở
khắp mọi nơi, nó là chất duy nhất tồn tại trên bề mặt trái đất ở cả ba dạng: rắn,
lỏng, khí.Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, mọi sinh vật sống đều
cần nước để tồn tại.Vì vậy, nước là thứ chất lỏng cần thiết và quan trọng nhất
trên trái đất. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, thì tình trạng thiếu nước

nguyên nhân do nguồn tài nguyên nước trên thế giới phân bổ không đồng đều,
gia tăng dân số nhưng nguồn nước lại giảm, sự lãng phí nước tăng cùng với
mức sống của người dân tăng lên do sử dụng quá nhiều thiết bị gia dụng,
nước bị thất thoát nghiêm trọng, chỉ số 55% lượng nước khai thác được sử
dụng một cách thật sự, 45% còn lại bị thất thoát, rò rỉ trong các hệ thống phân
phối hoặc bị bay hơi trong tưới tiêu.
Do tình trạng Trái Đất nóng lên mà 90% nguyên nhân là do các hoạt
động của con người, trong đó chủ yếu là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa
thạch, bên cạnh đó quá trình đô thị hoá phát triển nhanh làm cho chất lượng
cuộc sống trên thế giới ngày càng cao, sự phát triển các thành phố và sự tăng
trưởng của nền công nghiệp, dẫn tới môi trường ngày càng bị hủy hoại. Tuy
nhiên, đa số nước thải đều không được xử lý hoặc xử lý không đầy đủ đã xả
thải trực tiếp vào môi trường nước gây ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh Hà Giang phát triển
không ngừng, cùng với quá trình đô thị hóa đã có những ảnh hưởng nhất định
đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Bên cạnh đó một
phần cũng do bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi nên việc bảo vệ, dẫn, giữ nước
và khai thác tài nguyên nước trong khu vực tỉnh Hà Giang là gặp nhiều khó
khăn. Người dân bản địa chủ yếu là người dân tộc ít người trình độ nhận thức


2

còn chưa cao và chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên việc khai thác, sử dụng
tài nguyên nước cho các hoạt động cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
nước, đặc biệt là hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón. Các hoạt động khai
thác khoáng sản trái phép vùng đầu nguồn các suối đã làm cho nồng độ nhiều
chất ô nhiễm như Fe, Mn, Zn, Cu, ... tăng lên rõ rệt.
Xuất phát từ những thực tế về ô nhiễm môi trường nước đó và mong
muốn đưa ra công nghệ phù hợp để xử lý, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo

PGS.TS Nguyễn Thế Hùng, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện
trạng môi trường nước suối khu vực biên giới Tây Bắc tại tỉnh Hà Giang và
đề xuất công nghệ xử lý bằng vật liệu lọc Zeolit – Diatomit”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng nước suối Tà Vải khu vực biên giới tỉnh Hà
Giang;
- Đề xuất công nghệ xử lý nước suối bằng vật liệu lọc Đa năng Zeolit –
Diatomit.
- Hiệu quả xử lý nước suối bằng Zeolit – Diatomit trên mô hình.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ hiện trạng môi trường nước
suối Tà Vải khu vực biên giới tỉnh Hà Giang, từ đó có những đánh giá,
nhận định về chất lượng tại khu vực này trên cơ sở đó để đề xuất công nghệ
xử lý phù hợp.


3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được về chất lượng, lưu lượng và hiện trạng nước suối Tà
Vải
- Công nghệ xử lý bằng vật liệu lọc Đa năng Zeolit – Diatomit.
- Đánh giá được hiệu quả xử lý nước suối Tà Vải trên mô hình


4


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận khoa học
Theo Luật Bảo vệ môi trường (Quốc hội, 2014) thì:
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương
lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến
bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về
chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có
trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi
trường.
- Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong
chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các
tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.
- Sức khỏe môi trường là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành
môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người.


5


- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi
trường nghiêm trọng.
Theo Luật Tài nguyên nước (Quốc hội, 2012) thì:
- Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi
xuất hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô
nhiễm.
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn
nước có thể tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng
nguồn nước cho mục đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt
Nam hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép áp dụng.
- Bảo vệ môi trường: gồm các hoạt động bảo vệ cho một môi trường
xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái,
ngăn chặn và giải quyết được các tác động của con người và tự nhiên đến môi
trường, khai thác và sử dụng hợp lý, một cách có kinh tế nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
- Khái niệm quản lý môi trường: Quản lý môi trường là tổng hợp các biện
pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất
lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội quốc gia.



6

- Chỉ số môi trường: là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được
tích hợp hay nhân với trọng số. Các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa
là chúng được tính toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một
hiện tượng nào đó. Chỉ số môi trường truyền đạt các thông điệp đơn giản
và rõ ràng về một vấn đề môi trường cho người ra quyết định không phải là
chuyên gia và cho công chúng.
- Khái niệm về nước mặt
Nước mặt là một dạng tài nguyên nước. “Nước mặt là nước tồn tại trên
mặt đất liền và hải đảo”.
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi nước mưa và chúng mất
đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. (Theo Luật tài nguyên
nước 2012)
Tài nguyên nước mặt: là phần nước phân bố trên mặt đất, nước trong
các đại dương, sông suối, sao hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt
là chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt
động kinh tế của con người, nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hoá lý
của nước thường bị thay đổi, khả năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh
nhất ở vùng thường có mưa.
Đánh giá tài nguyên nước: dựa trên 3 đặc trưng; lượng (quanlity), chất
lượng (quanlity) và động thái (dynamic)
- Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước
trên một lãnh thổ.
- Chất bao gồm các đặc trưng về hàm lượng các hoà tan hoặc không
hoà tan trong nước (có lợi hoặc có hại theo tiêu chuẩn của đối tượng sử dụng)
- Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi của các đặc
trưng dòng chảy theo thời gian, sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa



7

nước, sự chuyển động của nước dưới đất, các quá trình trao đổi các chất
hoàn tan, truyền mặn,…
2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo 2014 vệ môi trường được Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực ngày
01/01/2015;
- Luật Tài nguyên nước 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm
2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy
định về xác định thiệt hại đối với môi trường;
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước;
- Thông tư số số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/05/2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu
hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước và có hiệu

lực 15/07/2014;
- Thông tư 02/2009/TT - BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009: Quy định
đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;


8

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- QCVN 08-MT:2015/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước ngầm
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
sinh hoạt
2.3. Tổng quan đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở phía Bắc của Tổ quốc, có vị
trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.945,8
km2. Tại điểm cực bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực bắc của Tổ
quốc, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực tây, có kinh độ 104024'05"; mỏm cực
đông có kinh độ 105030'04".
- Phía Bắc và phía Tây của tỉnh có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa
Nhân Dân Trung Hoa (châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh
Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây) dài 274 km.
- Phía Tây và Nam của tỉnh giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
- Phía Đông tỉnh Hà Giang giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Tuyên
Quang. Hà Giang cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Bắc theo quốc lộ 2



9

Hình 2. 1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang


10

2.3.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng
Địa hình Hà Giang về cơ bản có thể phân thành 3 vùng sinh thái đó là:
Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn
gồm 4 huyện (Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc). Với 90% diện
tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai
mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày
03/10/2010 cao nguyên đá Đồng Văn đã gia nhập thành viên mạng lưới Công
viên địa chất (CVĐC) toàn cầu với tên gọi CVĐC Cao nguyên đá Đồng Văn.
Vùng II: Là vùng cao núi đất phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì,
Xín Mần, Quang Bình là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi
là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình ở đây
đá mẹ chủ yếu là đá Granít, lớp đất phủ là Feralit có màu vàng đỏ đến vàng
nhạt, vàng xám, và một phần đất mùn Alit trên núi. Vùng này chủ yếu là núi
đất, sườn núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các khe suối. Ngoài các dãy núi cao
còn có các thung lũng nhỏ hẹp tạo thành những vùng ruộng bậc thang có diện
tích từ 5 đến 10 ha.
Vùng III: Là vùng thấp núi đất bao gồm địa bàn các huyện còn lại, kéo
dài từ Bắc Mê qua thành phố Hà Giang, Vị Xuyên đến Bắc Quang. Ở đây đá
mẹ chủ yếu là Sa diệp thạch, lớp đất phủ là Feralit màu vàng đỏ đến vàng nâu,
vàng xám. Độ dày tầng đất từ 0,8m đến hơn 2,0m. Địa hình chủ yếu là vùng
thấp núi đất dốc, thoai thoải, tạo thành những vùng canh tác nông nghiệp có
diện tích từ 50 ha trở lên. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những

thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
Núi đá vôi là nét đặc thù tạo nên địa hình của Hà Giang và phân bố gần
như song song với nhau kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, điển hình
nhất là Đồng Văn tới Vị Xuyên. Nhưng ở khu vòm nâng sông Chảy các núi
đá vôi phân bố nơi khác, theo hành lang Đông Bắc – Tây Nam và dường như


11

theo đường thẳng. Nét chung đáng chú ý trong quần thể núi non ở Hà Giang
đều có hướng Đông Bắc – Tây Nam, tạo ra đường phân thủy chính của toàn
tỉnh Hà Giang. Về hai phía Tây Bắc và Đông Nam của hành lang, các dãy núi
giảm dần độ cao. Một số sông suối lớn của tỉnh đều bắt nguồn từ đường phân
thủy này rồi chảy về hai phía Tây Bắc và Đông Nam.
Địa hình hùng vĩ, đa dạng và hiểm trở đã tạo cho Hà Giang nét độc đáo
và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị.
2.3.1.3. Đặc trưng khí hậu
Nằm trong vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn của Việt Nam, với
cánh cung Ngân Sơn nằm chắn ở phía Đông và dãy Hoàng Liên Sơn ở phía
Tây, tỉnh Hà Giang có địa hình chia cắt rất phức tạp với nhiều dãy núi cao
trên 1.500m ở phía Tây Bắc, trong đó núi Chiêu Lầu Thi cao tới 2.383m.
Tỉnh Hà Giang thường tiếp nhận không khí lạnh thổi quặt từ đồng bằng
và vùng núi Đông Bắc tới, đã bị biến tính thêm một phần, nên không đem lại
những nhiệt độ quá thấp như ở vùng núi Đông Bắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng
của độ cao địa hình ở đây vẫn quan trắc được những giá trị rất thấp của nhiệt
độ tới -5,60C ở Phó Bảng trên độ cao 1.400m.
Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, cũng như toàn vùng núi Việt Bắc
– Hoàng Liên Sơn, ở tỉnh Hà Giang hầu như quanh năm duy trì một tình trạng
ẩm ướt cao, gần như mất hẳn thời kỳ khô hanh đầu mùa đông tiêu biểu của
miền khí hậu phía Bắc, độ ẩm trung bình thường xuyên ở mức 80-87%.

Lượng mưa năm dao động trong phạm vi rộng, từ 1.031mm ở xã
Thượng Phùng huyện Mèo Vạc đến 4.721mm ở Bắc Quang và 4.846mm ở
Quảng Ngần huyện Vị Xuyên, phụ thuộc vào sự phân bố của các hướng núi
so với hướng gió mùa hoạt động trong vùng. Ở Hà Giang đã hình thành tâm
mưa lớn nhất toàn quốc là Bắc Quang – Vị Xuyên đạt 4.700 - 4.800mm, do
vào mùa hạ không khí ẩm hướng Đông Nam dễ dàng tràn qua đồng bằng xâm


12

nhập sâu vào các thung lũng đem lại lượng mưa rất lớn trên sườn núi cao dãy
Tây Côn Lĩnh. Tỉnh Hà Giang ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng có khá nhiều
dông, mưa đá và sương muối hay gặp ở những vùng núi cao.
Khí hậu tỉnh Hà Giang phân hóa rất mạnh không những phụ thuộc vào
độ cao địa hình, mà còn vào hướng và dạng địa hình (trong báo cáo này đã sử
dụng số liệu khí hậu có độ dài chuỗi 35-50 năm và được cập nhật đến năm
2013 của 5 trạm khí tượng và 32 trạm đo mưa có trên lãnh thổ của tỉnh).
2.3.1.4. Chế độ bức xạ, nắng, gió, mây
Lượng bức xạ tổng cộng năm đạt khoảng 100-120kcal/cm2/năm. Vào
thời kỳ (5-10) lượng bức xạ đều lớn hơn 10kcal/cm2/tháng và đạt giá trị lớn
nhất vào tháng 6-7 (13-14,5kcal/cm2/tháng). Lượng bức xạ đạt trị số thấp nhất
là 5,1-5,6kcal/cm2/tháng vào hai tháng 1-2.
Số giờ nắng trung bình năm dao động trong khoảng 1.400-1.710 giờ
nắng. Nếu coi mùa nắng là thời kỳ có trên 100 giờ/tháng, thì ở Hà Giang mùa
nắng kéo dài 8-10 tháng (4-11 hoặc 3-12). Tháng 7-8 có nhiều nắng nhất, đạt
165-190 giờ/tháng; khu vực vùng núi cao tháng 4-5 có nhiều nắng nhất, đạt
150-155 giờ/tháng. Tháng 1 có ít nắng nhất, đạt khoảng 58-88 giờ/tháng.
Lượng mây tổng quan trung bình năm đạt 7,4-8,1/10BT. Ở những vùng
thấp phía Đông và Nam của tỉnh, thời kỳ đầu mùa đông (9-12) có tương đối ít
mây, dao động trong khoảng 6,9-7,7/10BT; còn thời kỳ (1-3) có nhiều mây

nhất, đạt 8,6-8,9/10BT. Ở vùng núi phía Tây Bắc, thời kỳ (6-8) có nhiều mây
nhất đạt 8,1-8,9/10BT; còn thời kỳ (3-4) có ít mây nhất, chỉ đạt khoảng 7,07,4/10BT.
Chế độ gió tỉnh Hà Giang nhìn chung phụ thuộc vào đặc điểm địa hình
địa phương. Ở những vùng núi cao phía sườn đón gió, hướng gió thịnh hành
trùng với hướng hoàn lưu gió mùa trong khu vực; còn trong các thung lũng
gió thổi theo hướng thung lũng. Ví dụ, ở trạm Hà Giang nằm trong thung lũng


13

sông Lô có hướng Tây Bắc – Đông Nam, nên hướng gió thịnh hành quanh
năm là Đông Nam với tần suất đạt 13-36% và hướng Nam với tần suất dao
động trong khoảng 9-18%; và phần trăm lặng gió đạt giá trị lớn, quanh năm
dao động trong khoảng 36-59%.
Tốc độ gió trung bình năm nhìn chung không lớn, đạt trên dưới 1m/s
trong các thung lũng khuất kín; có thể lớn hơn ở vùng núi cao và phía sườn
đón gió. Tốc độ gió mạnh nhất của tất cả các tháng trong năm đều lớn hơn
12m/s, giá trị lớn nhất có thể lớn hơn 30m/s, thậm chí đạt tới 40-45m/s vào
các tháng 4-6.
Do độ cao địa hình dao động trong phạm vi lớn, từ khoảng vài chục
mét trong thung lũng sông Lô ở phía Đông Nam của tỉnh đến 2.383m ở đỉnh
núi Chiêu Lầu Thi cao nhất tỉnh Hà Giang, nên nhiệt độ trung bình năm đạt
khoảng 22- 230C ở vùng thấp dưới 300m, giảm xuống dưới 150C ở vùng núi
cao trên 1.550-1.600m.
Ở những vùng thấp dưới 300m, chế độ nhiệt phân hóa ra hai mùa nóng
và lạnh rõ rệt; mùa nóng dài 5 tháng (5-9), còn mùa lạnh dài 3-5 tháng (11-3)
trong đó có 3 tháng (12-2) có nhiệt độ trung bình <180C . Càng lên cao độ dài
mùa nóng càng giảm, đến độ cao trên 700m không còn mùa nóng nữa; còn độ
dài mùa lạnh càng tăng và kéo dài quanh năm ở vùng núi cao trên 1.600m.
Biến trình năm của nhiệt độ trung bình có dạng một cực đại và một cực

tiểu. Cực đại quan trắc vào tháng 7 hoặc 6, với nhiệt độ trung bình đạt 27,60C
ở Hà Giang tại độ cao 118m và giảm xuống còn 20,90C ở Phó Bảng tại độ cao
1.400m. Cực tiểu quan trắc vào tháng 1, với nhiệt độ trung bình đạt 15,60C ở
Hà Giang (cao 118m) và giảm xuống còn 8,10C ở Phó Bảng (cao 1.400m).
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, nên dao động của
nhiệt độ trong năm khá lớn với biên độ đạt 11,9-12,70C, thuộc loại lớn của
Việt Nam, chỉ thua vùng núi Đông Bắc.


14

Nằm trong vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, biên độ nhiệt ngày
đêm trung bình năm dao động trong khoảng 6,8-8,80C và có xu thế giảm ở
vùng núi cao. Nhìn chung, không có xu thế biến đổi rõ rệt giữa các mùa
trong năm.
Cũng như nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao và tối thấp trung
bình năm giảm theo độ cao địa hình. Ở vùng thấp dưới 300m, nhiệt độ tối cao
trung bình năm đạt khoảng 27-280C, còn tối thấp trung bình năm đạt khoảng
18,5-200C.
Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể đạt 38-400C ở những vùng thấp dưới
600m vào một trong ba tháng 4-6. Chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của gió mùa
Đông Bắc, nên ở những vùng thấp dưới 300m nhiệt độ tối thấp tuyệt đối có
thể xuống dưới 200C, cá biệt có thể xuống dưới 00C vào tháng 7 ở Bắc Mê (0,10C).
Nhiệt độ trung bình năm biến động rất ít từ năm này sang năm khác với
hệ số biến động Cv chỉ đạt khoảng 0,019–0,024. Như vậy, nhiệt độ trung bình
hàng năm dao động xung quanh trị số trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng
1,9-2,4%. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông (12-2) biến
động khá mạnh từ năm này sang năm khác với hệ số Cv đạt khoảng 0,0760,233, tức là dao động xung quanh TBNN khoảng 7,6-23,3%.
2.3.1.5. Chế độ mưa, độ ẩm
a. Lượng mưa

Tỉnh Hà Giang có chế độ mưa từ ít đến rất nhiều, với tổng lượng mưa
năm dao động trong khoảng 1.031-4.846mm. Trên hơn nửa lãnh thổ có chế độ
mưa nhiều đến rất nhiều, với lượng mưa đạt trên 2.000mm/năm. Do tác dụng
chắn gió của các dãy núi cao trên 1.500m đối với các luồng không khí Đông
Nam ẩm từ thung lũng sông Lô đưa lên, ở phía trước và trên sườn đón gió
mùa đã hình thành các vùng mưa rất nhiều với lượng mưa đạt trên


15

2.500mm/năm. Tâm mưa lớn nhất toàn quốc đạt tới 4.700-4.800mm/năm nằm
ở khu vực xã Tân Quang, huyện Bắc Quang và xã Quảng Ngần huyện Vị
Xuyên. Tâm mưa lớn thứ hai đạt 2.573-2.594mm/năm ở xã Tùng Bá huyện Vị
Xuyên. Trong các thung lũng sông Nho Quế huyện Mèo Vạc; sông Gâm
huyện Yên Minh và sông Chảy huyện Xín Mần có lượng mưa năm
<1.500mm/năm, thuộc chế độ mưa ít.
Mùa mưa chủ yếu kéo dài 6-7 tháng (4 - 10), với lượng mưa chiếm
83-91% tổng lượng mưa năm. Ở những khu vực mưa rất nhiều, mùa mưa có
thể kéo dài tới 8 tháng (4-11) với lượng mưa đạt tới 93-94% tổng lượng mưa
năm. Còn ở những khu vực mưa ít, mùa mưa chỉ kéo dài khoảng 5 tháng (5-9)
với lượng mưa chiếm khoảng 78-81% tổng lượng mưa năm. Ba tháng (6-8, có
nơi 5-7) có lượng mưa lớn nhất, chiếm 47-62% tổng lượng mưa năm. Tháng 7
hoặc 8 có lượng mưa lớn nhất, đạt 200-340mm ở khu vực mưa ít; 300-600mm
ở khu vực mưa vừa đến rất nhiều; thậm chí đạt tới 800-970mm ở tâm mưa lớn
nhất toàn quốc Bắc Quang - Vị Xuyên.
Ở vùng mưa ít mùa khô (lượng mưa <50mm/tháng) dài 5 tháng vào
thời kỳ (11-3), trong đó có 3 tháng hạn (lượng mưa <25mm/tháng) vào thời
kỳ (7-2) nhưng không có tháng kiệt (lượng mưa ≤5mm/tháng). Ở vùng mưa
vừa và nhiều, mùa khô dài 2-4 tháng, trong đó có 0-3 tháng hạn. Còn ở khu
vực mưa rất nhiều mùa khô rất ngắn, thường chỉ kéo dài 0-2 tháng, và hầu

như không có tháng hạn. Tháng 12 hoặc tháng 1 có lượng mưa thấp nhất,
thường đạt dưới 25mm; cá biệt ở những tâm mưa rất lớn như Bắc Quang có
thể đạt tới 50-70mm.
Lượng mưa ngày lớn nhất thường lớn hơn 100mm vào thời kỳ (5-9) ở
những vùng mưa ít và vừa, gần như quanh năm (3-12) ở những vùng mưa
nhiều và rất nhiều. Lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt tới 427mm/ngày vào
tháng 6 ở Bắc Quang; đạt 687,8mm/ngày vào tháng 6 ở Hà Giang.


16

Lượng mưa năm biến động không nhiều với hệ số biến động Cv dao
động trong khoảng 0,124-0,335. Tính trung bình lượng mưa hàng năm dao
động xung quanh trị số trung bình nhiều năm khoảng 12-34%. Lượng mưa
tháng biến động mạnh hơn lượng mưa năm nhiều. Vào thời kỳ giữa mùa mưa
(6-8) hệ số biến động Cv của lượng mưa thường dao động trong khoảng
0,291-0,556, trong khi vào mùa khô hệ số Cv thường đạt trên dưới 1,0 thậm
chí có thể đạt tới 1,435 vào tháng 12 ở Đồng Văn.
b. Số ngày mưa
Trên đại bộ phận lãnh thổ, số ngày mưa năm dao động trong khoảng
140–180 ngày. Trong mùa mưa thường có trên 10 ngày/tháng. Ba tháng mưa
lớn nhất (6-8) có nhiều ngày mưa nhất, tới 19-26 ngày/tháng. Tháng 12 và
tháng 1 có ít ngày mưa nhất, chỉ có khoảng 4-8 ngày/tháng. Ở tâm mưa lớn
nhất toàn quốc Bắc Quang số ngày mưa năm có thể đạt tới 210 ngày và quanh
năm có từ 12 ngày mưa/tháng trở lên; ba tháng mưa nhiều nhất (6-8) có
khoảng 21-26 ngày mưa/tháng.
c. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối trung bình năm khá cao, đạt 84-86% trên phần lớn
lãnh thổ của tỉnh; chỉ đạt 80% ở trong các thung lũng khuất kín sau những dãy
núi cao. Nhìn chung, độ ẩm tương đối trung bình ít thay đổi trong năm, tuy

nhiên đạt giá trị lớn nhất vào tháng 8 (84-87%) và thấp nhất vào tháng 5 hoặc
4 (76-84%).
Độ ẩm tương đối tối thấp trung bình năm dao động trong khoảng 5866%. Các giá trị độ ẩm tương đối tối thấp tuyệt đối hầu như quanh năm đều
≤40%. Giá trị độ ẩm thấp nhất tuyệt đối đã từng quan trắc trên lãnh thổ của
tỉnh đều ≤11%; đạt giá trị thấp nhất là 5% vào tháng 3 ở Hoàng Su Phì và
tháng 1 ở Phó Bảng.
d. Chỉ số khô hạn


17

Để đánh giá đầy đủ hơn mức độ khô hạn của lãnh thổ về mặt định
lượng chúng tôi đã tính chỉ số khô hạn. Đây là tỷ số giữa lượng bốc hơi PET
và lượng mưa.
Chỉ số khô hạn trung bình năm ở tỉnh Hà Giang nhìn chung khá thấp,
dao dộng trong khoảng 0,2 - 0,6. Như vậy, xét chỉ số khô hạn trung bình năm
thì tỉnh Hà Giang khá ẩm. Lượng mưa thu được cả năm thường lớn hơn lượng
nước cần phải chi thông qua bốc thoát hơi nhiều lần.
Xét chỉ số khô hạn các tháng trong năm thấy có sự phân hóa rõ rệt theo
mùa. Thời kỳ đủ ẩm cho cây trồng (chỉ số khô hạn <1,00) kéo dài 6 tháng vào
thời kỳ (5-10) ở những vùng mưa ít và vừa; kéo dài gần như quanh năm tới
11-12 tháng ở những vùng mưa nhiều và rất nhiều. Vào giữa mùa mưa (6-8)
chỉ số khô hạn thường đạt giá trị thấp nhất, chỉ đạt khoảng 0,10-0,42 lúc này
lượng nước mưa thu được không những thừa đối với thảm thực vật mà có thể
gây úng lụt, nếu địa hình thoát nước kém. Thời kỳ thiếu nước đối với thảm
thực vật (chỉ số khô hạn lớn hơn 1,00) ở những vùng mưa ít và vừa dài 6
tháng vào thời kỳ (11-4), chỉ trong các thung lũng khuất kín vào tháng 1-2 có
chỉ số khô hạn >2,00; và chỉ có khoảng 1 tháng ở những vùng mưa nhiều và
rất nhiều.



×