Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng môi trường khu đô thị an phú an khánh, quận 2 và đề xuất các giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 110 trang )

Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công tác xây dựng và phát triển đô thị là một trong những mục tiêu quan trọng
của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong đó tăng trưởng kinh tế là nhân tố
có tính chất quyết định đối với sự phát triển của đô thị. Tăng trưởng kinh tế ở đô thị sẽ
góp phần thúc đẩy kinh tế của cả nước cùng phát triển. Quá trình công nghiệp hóa và
đô thị hóa là một tất yếu của phát triển kinh tế xã hội, song sự phát triển kinh tế ở đô
thị luôn mang theo những hậu quả đến môi trường sinh thái.
Thực tế tăng trưởng kinh tế và môi trường đô thị có mối quan hệ biện chứng, tác
động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Một mặt tăng trưởng kinh tế làm thay đổi diện
mạo đô thị, tạo nên những không gian mới, môi trường mới cho con người; mặt khác
chúng làm ảnh hưởng không nhỏ, gây ô nhiễm – suy thoái môi trường sinh thái. Trước
tình hình đó, việc bảo vệ – gìn giữ môi trường sống của con người là yêu cầu cấp bách
của chiến lược phát triển kinh tế.
Trong thời gian gần đây khái niệm “đô thị sinh thái” được nhắc đến nhiều ở
Việt Nam. Đô thị sinh thái là một khái niệm gắn liền với các tiêu chí cụ thể và gắt gao
nhằm tạo ra sự cân bằng với thiên nhiên, cho phép cư dân tận hưởng tối đa chất lượng
cuộc sống với sự tác động tối thiểu đến thiên nhiên. Việc xây dựng các khu đô thị sinh
thái ngày càng chứng minh được tính ưu việt trước yêu cầu gìn giữ - bảo tồn các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm chậm lại hiện tượng ấm lên của trái đất.
Xây dựng đô thị sinh thái là vấn đề quan trọng, cần thiết và cấp bách, nhất là
trong giai đoạn tốc độ đô thị hóa và dấu hiệu suy thoái đô thị ngày một tăng cao như
hiện nay. Vì vậy, cần xây dựng quy hoạch các đô thị sinh thái ngay từ bây giờ cho các
vùng đô thị mới hoặc thay đổi trong điều kiện có thể, các đô thị cũ thành đô thị sinh
thái theo kiểu “đô thị thân thiện môi trường”.
Quận 2 là quận mới đô thị hóa, nơi có Khu đô thị, Khu công nghiệp, Cảng quốc


tế Cát Lái, trục đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đã và đang được xây dựng,
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 2

trong tương lai Quận 2 là trung tâm tài chính thương mại mới của TP.HCM, là nơi
được quy hoạch theo tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại với nhiều mảng xanh sinh thái.
Khu đô thị mới An Phú – An Khánh Quận 2 có quy mô 131ha, là một trong các
Khu đô thị đã phát triển trên địa bàn Quận, có mật độ dân cư tương đối nhiều, giao
thông thuận tiện. Khu đô thị xây dựng nên nhằm cải thiện đời sống dân cư ở Quận 2 và
ưu tiên tái định cư số dân giải tỏa di dời tại các khu quy hoạch dân cư mới. Định cư
cho số dân ở nội thành dãn ra ngoại thành theo chương trình quy hoạch phát triển nhà ở
của Thành phố tại khu đô thị mới. Kết hợp Khu đô thị mới cho người nước ngoài thuê
để kinh doanh.
Xuất phát từ những lý do và yêu cầu trên, việc xây dựng và triển khai đề tài
“Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị mới An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề
xuất các giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái” là hết sức cần thiết, nhằm đánh
giá hiện trạng môi trường và trên cơ sở đó phát triển theo hướng đô thị sinh thái.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện nhằm các mục tiêu chính sau đây:
- Làm rõ thực trạng chất lượng môi trường tại Khu đô thị mới An Phú – An
Khánh.
- Đánh giá được hiện trạng môi trường tại khu đô thị mới An Phú – An Khánh.
- So sánh hiện trạng chất lượng môi trường với các tiêu chí xây dựng đô thị sinh
thái tại Khu đô thị mới An Phú – An Khánh.
- Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm định hướng phát triển khu đô thị An Phú –
An Khánh thành khu đô thị sinh thái.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu đề ra ở trên, đề tài dự kiến sẽ giải quyết những nội

dung cơ bản sau:
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 3

- Tổng quan tài liệu về đô thị sinh thái: khái niệm, các nguyên tắc xây dựng và
nguyên tắc xây dựng đô thị sinh thái; giới thiệu một số đô thị sinh thái trên Thế
giới và Việt Nam; các bộ tiêu chí đánh giá của nước ngoài.
- Tổng quan về Khu đô thị mới An Phú –An Khánh Quận 2.
- Đánh giá về hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý tại Khu đô thị
mới An Phú – An Khánh.
- Xây dựng các tiêu chí và đánh giá khu đô thị An Phú – An Khánh trên cơ sở khu
đô thị sinh thái.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và định hướng phát triển khu đô thị
sinh thái


















Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 4

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Sơ đồ nghiên cứu



























Đánh giá hiện trạng môi trường KĐT An Phú – An Khánh và
đề xuất các giải pháp hướng đến KĐT sinh thái
Khảo
sát
hiện
trạng
môi
trường
Phương pháp
phân tích chất
lượng môi
trường tại
KĐT
Phương
pháp
đánh giá
nhanh
Phương
pháp so
sánh
Tổng
hợp
tài
liệu,

biên
hội tài
liệu
Phương
pháp
chuyên
gia
Phiếu
điều
tra
Khảo
sát
thực
tế
Chất
lượng
không
khí
xung
quanh
Chất nước
nước sau xử
lý tại trạm
XLNT Khu
B và Khu C
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và
công tác quản lý tại KĐT
Xây dựng bộ tiêu chí trên cơ sở phát triển KĐT
sinh thái
Thu

thập
thông
tin
Đánh giá KĐT theo các tiêu chí đã xây dựng
Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm định hướng phát
triển thành KĐT sinh thái
Kết luận – Kiến nghị
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 5

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường KĐT An Phú – An Khánh và đề
xuất các giải pháp hướng đến KĐT sinh thái tác giả đã sử dụng các phương pháp tổng
hợp tài liệu từ các nguồn internet, các tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh đó, khảo sát hiện
trạng chất lượng môi trường tại khu vực như: thu thập thông tin từ người dân bằng
phiếu khảo sát ý kiến người dân sống tại đây và khào sát thực địa. Để có cái nhìn chính
xác hơn về chất lượng môi trường tại khu vực: tác giả đã lấy mẫu chất lượng không khí
xung quanh và chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý tại trạm XLNT Khu B và
Khu C. Qua đó cho thấy được hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý tại
KĐT. Từ các tài liệu tổng hợp, so sánh các kết quả và tham khảo ý kiến chuyên gia, tác
giả đã xây dựng nên bộ tiêu chí trên cơ sở phát triển khu đô thị sinh thái. Và dựa trên
những tiêu chí đó đánh giá KĐT theo các tiêu chí đã xây dựng. Từ đó, đề xuất các giải
pháp nhằm định hướng phát triển KĐT An Phú – An Khánh thành KĐT sinh thái.
4.2. Phương pháp cụ thể
4.2.1. Phương pháp tổng hợp, biên hội tài liệu
Thu thập các số liệu thứ cấp có liên quan đến hiện trạng môi trường tại khu đô
thị An Phú – An Khánh.
Các tài liệu về phát triển Khu đô thị theo hướng đô thị sinh thái. Các tiêu chí
xây dựng khu đô thị sinh thái của Southeast False Creek (SEFC), tiểu khu sinh thái

Christie Walk, Australia. Các khu đô thị kiểu mẫu tại Việt Nam như: Phú Mỹ Hưng,
Ecopark, Linh Đàm; các tài liệu về đô thị sinh tháí của các nhà khoa học,…
4.2.2. Phương pháp khảo sát – phỏng vấn – thống kê số liệu
Khảo sát hiện trạng môi trường tại Khu đô thị. Qúa trình thu nhập thông tin
bằng cách quá trình quan sát, chụp hình, trò chuyện với người dân sống trong khu vực
bằng cách sử dụng phiếu khảo sát ý kiến người dân tại Khu đô thị.
Việc khảo sát được tiến hành ở các đối tượng là: người dân sống tại các căn hộ
chung cư, nhà biệt thự vườn, biệt thự liên kế, nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước
thải, chốt dân phòng, các công ty đang hoạt động tại khu vực. Số lượng phiếu khảo sát
ước tính khoảng 100 phiếu. Qua quá trình khảo sát ý kiến của người dân, cho ttác giả
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 6

cái nhìn tổng quát về hiện trạng môi trường tại khu vực, cung cấp thông tin nhanh về
điều kiện tự nhiên cũng như các dấu hiệu môi trường và ý kiến đóng góp để phát triển,
cải tạo khu đô thị tốt hơn, góp phần định hướng để phát triển Khu đô thị sinh thái.
4.2.3. Phương pháp đánh giá nhanh
Từ các kết quả thu nhập từ các nguồn tài liệu, khảo sát thực tế, kết quả từ phiếu
khảo sát. Đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, chất lượng
môi trường tại các khu vực.
4.2.4. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá Khu đô thị sinh thái
Trên cơ sở tập hợp các tiêu chí của các nước trên thế giới như: Hệ thống phân
loại của Leadership in Energy and Environmental Design (LEED), tại Mỹ; Hệ thống
đánh giá công trình xanh của LEED, tại Canada; Thông tư số 10/2008/TT-BXD hướng
dẫn về việc đánh giá, công nhận Khu đô thị mới kiểu mẫu. Qua đó, xây dựng nên bộ
tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái phù hợp, áp dụng tại Khu đô thị An Phú – An Khánh.
4.2.5. Phương pháp so sánh
So sánh kết quả chất lượng môi trường như: chất lượng không khí xung quanh.

Chất lượng nước với Quy chuẩn kỹ thuật của Bộ tài nguyên và môi trường.
Bên cạnh đó, so sánh hiện trạng môi trường tại khu đô thị với bộ tiêu chí đã đặt
ra và định hướng phát triển thành khu đô thị sinh thái.
4.2.6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Quá trình lấy mẫu và phân tích kết quả chất lượng không khí xung quanh được
thực hiện bởi Phòng Thí nghiệm - Viện Môi trường và Tài nguyên.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước sau khi xử lý tại trạm xử lý nước
thải của Khu B và Khu C, được lấy từ kết quả Báo cáo giám sát chất lượng môi trường
định kì.
4.2.7. Phương pháp chuyên gia
Theo sát các chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn, tham khảo các ý kiến của các
chuyên gia môi trường, đặc biệt trong việc định hướng Khu đô thị sinh thái.
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 7

5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khu vực nghiên cứu là “Khu đô thị mới An Phú – An Khánh” thuộc 2 phường
An Phú - An Khánh Quận 2, Tp.HCM. Dự án có quy mô 131ha, nằm sát khu đô thị
mới Thủ Thiêm và tuyến đường Đại lộ Võ Văn Kiệt, cách cầu Sài Gòn 300m và cách
trung tâm thành phố 3km, có vị trí cảnh quan thiên nhiên đẹp, giao thông thuận lợi.
Sau khi khảo sát thực tế hiện trạng của khu đô thị mới An Phú – An Khánh sẽ
đánh giá được khái quát hiện trạng chất lượng cũng như công tác quản lý môi trường
tại Khu đô thị. Dựa vào hiện trạng trên đề xuất một số giải pháp định hướng phát triển
thành Khu đô thị sinh thái.
Khu đô thị An Phú – An Khánh chia làm 5 khu: A, B, C, D, E trong đó khu A,
B, C, D là khu dân cư và khu E là khu cao ốc văn phòng, thương mại, dịch vụ. Do hạn
chế về thời gian và số liệu, đối với Khu đô thị mới An Phú – An Khánh, đề tài chỉ giới
hạn phạm vi nghiên cứu đánh giá khu B ( 25,49ha) và khu C ( 41,0159 ha).

Các vấn đề được đánh giá bao gồm: chất lượng môi trường, không gian xanh, sử
dụng năng lượng, giao thông và các vấn đề xã hội.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC - Ý NGHĨA THỰC TIỄN
6.1. Ý nghĩa khoa học:
Đề tài đã tìm hiểu và xây dựng các tiêu chí trên cơ sở đô thị sinh thái. Qua đó,
giúp các nhà quản lý KĐT An Phú – An Khánh nói chung cũng như các khu đô thị
khác nói riêng, có cái nhìn cụ thể và từ đó có biện pháp giải quyết phù hợp cho KĐT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đưa ra các tiêu chí đánh giá khu đô thị sinh thái, nhằm định đánh giá lại
hiện trạng và định hướng phát triển khu đô thị An Phú – An Khánh thành khu đô thị
sinh thái.
7. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Toàn bộ nội dung chính của đề tài gồm 3 phần chính như sau:
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 8

 Mở đầu
Tính cấp thiết của đề tài; mục tiêu nghiên cứu; nôi dung nghiên cứu; phương
pháp nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực
tiễn.
 Nội dung: đề tài chia làm 04 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu chung về Đô thị sinh thái.
Giới thiệu về đô thị sinh thái; các nguyên tắc xây dựng và các tiêu chí đánh giá
đô thị sinh thái trên Thế giới.
Chương 2: Tổng quan về khu đô thị mới An Phú – An Khánh Quận 2.
Tổng quan về quy mô dự án, vị trí địa lý tại KĐT An Phú – An Khánh, Quận 2.
Chương 3: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và công tác quản lý
tại Khu đô thị An Phú – An Khánh Quận 2.

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường: cơ sở hạ tầng, giao thông, chất
lượng môi trường, không gian xanh và công tác quản lý tại KĐT.
Chượng 4: Xây dựng các tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái – đề xuất giải
pháp phát triển khu đô thị sinh thái.
Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu, tác giả đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
khu đô thị sinh thái. Qua đó, nhằm định hướng phát triển KĐT An Phú – An Khánh
thành khu đô thị sinh thái.
 Kết luận – Kiến nghị.






Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÔ THỊ SINH THÁI
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO: “Một đô thị sinh thái là đô thị mà trong quá
trình tồn tại và phát triển của nó không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,
không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và
tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị”.
Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì “Một thành phố sinh
thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên”, hay cụ thể hơn là sự định cư
cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối
thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của Richard Register về các
thành phố sinh thái bền vững, thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển

đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới
hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc
trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp.
Ý tưởng về một đô thị sinh thái ban đầu đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX dưới
tên gọi Thành phố vườn (Garden-City), là một phương án quy hoạch đô thị của
Ebenezer Howard nhằm giải quyết các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm khởi đầu
quá trình hiện đại hóa. Ý tưởng này ngay lập tức trở thành một phong trào lan rộng
trong cộng đồng Châu Âu và các nước công nghiệp trên thế giới, lúc bấy giờ được xem
như công cụ hữu hiệu để giải quyết các vấn đề môi trường đô thị đang là hậu quả của
quá trình công nghiệp hóa. Đối với các nước công nghiệp, đây là bước tất yếu trong
quá trình phát triển nhằm đạt đến một đô thị phát triển bền vững. Nhìn lại lịch sử phát
triển, đô thị hóa ở quy mô lớn thực tế là hậu quả của quá trình công nghiệp hóa, phát
sinh từ nhu cầu tập trung lực lượng sản xuất để phục vụ sản xuất công nghiệp, tạo
thành các khu dân cư đông đúc. Đô thị hóa diễn ra làm phát sinh vô vàn các vấn đề về
môi trường tự nhiên và xã hội và kết cục là đòi hỏi các phương án hiện đại hóa để giải
quyết các vấn đề đó khi nhu cầu đòi hỏi và điều kiện cho phép. Việc quy hoạch sinh
thái đô thị là khâu tiếp theo tất yếu của quá trình hiện đại hóa đô thị.
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 10

Những đô thị sinh thái cho phép người dân có chất lượng cuộc sống tốt, sử dụng
ít nhất tài nguyên nhiên nhiên. Về nội hàm của khái niệm, một thành phố bền vững và
lành mạnh về sinh thái có những nét đặc trưng sau:
- Nguyên liệu, năng lượng và các dạng tài nguyên khác được sử dụng một cách
tối ưu. Một thành phố sinh thái cũng yêu cầu sử dụng nguồn năng lượng tại chỗ
hoặc năng lượng sạch và yêu cầu tất cả các công trình, ngôi nhà, xe cộ, và các
dụng cụ đều phải có hiệu quả sử dụng năng lượng cao.
- Ô nhiễm và chất thải phải ít hơn nhiều so với những thành phố bình thường.

Điều đáng nhấn mạnh là phải phòng tránh ô nhiễm, tái chế, tái sử dụng và sử
dụng có hiệu quả nguồn năng lượng và tài nguyên. Chất thải tính theo đầu người
phải giảm đáng kể và một lượng lớn phải được tái sử dụng, tái chế.
- Các hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học được bảo vệ, có nhiều không gian
công cộng. Thực vật được sử dụng để điều hòa vi khí hậu, nhất là đối với nhiệt
độ và độ ẩm.
- Các thành viên trong cộng đồng có mối quan hệ thân thiết, có cuộc sống vui vẻ.
- Nền văn hóa phong phú, người dân được khuyến khích phát huy khả năng của
mình, công nghệ mới được sử dụng để nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA ĐÔ THỊ SINH THÁI
Các nguyên tắc của một đô thị sinh thái đã được nhiều độc giả Việt Nam và trên
thế giới đề cập đến, cách tiếp cận với vấn đề về cơ bản là giống nhau. Sau đây là các
nguyên tắc chính để tạo dựng những thành phố sinh thái, trong đó có cả khu công
nghiệp sinh thái và khu dân cư sinh thái, do GS.TSKH Lê Huy Bá đề xuất:
- Hoạt động của con người gây ra xâm hại ít nhất đến môi trường.
- Đa dạng hóa sử dụng đất, chức năng đô thị cũng như hoạt động của con người
trong đô thị.
- Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân
bằng.
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 11

- Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng
một cách tối ưu.
Bên cạnh đó, Tổ chức Sinh thái đô thị đã hoạt động trên 20 năm đã đưa ra 10
nguyên tắc trong xây dựng đô thị sinh thái:
- Ưu tiên về sử dụng đất để tạo ra những cộng đồng phức hợp, mật độ nén, đa
dạng xanh, an toàn, vui tươi sống động, gần các nút giao thông.

- Ưu tiên về giao thông theo hướng khuyến khích đi bộ, xe đạp, giao thông công
cộng và nhấn mạnh “hướng tiếp cận bằng sự lân cận”.
- Phục hồi những môi trường đô thị bị phá hoại, đặc biệt là các vùng trũng thấp,
đường bờ biển, dãy đồi và các vùng đất ngập nước.
- Tạo những khu nhà ở hỗn hợp đáp ứng nhu cầu sống với giá phù hợp, an toàn,
tiện lợi và kinh tế.
- Ủng hộ công bằng xã hội và tạo ra cơ hội cho phụ nữ, người da màu và người
khuyết tật
- Hỗ trợ nông nghiệp địa phương, những dự án xanh hóa đô thị và vườn công
cộng.
- Khuyến khích tái sinh tái chế, các công nghệ tiên tiến và bảo vệ tài nguyên trong
khi vẫn giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Làm việc với các doanh nghiệp để hỗ trợ các hoạt động kinh tế thân thiện môi
trường, hạn chế ô nhiễm, chất thải và việc sử dụng hoặc sản xuất vật chất nguy
hại.
- Khuyến khích sự tự nguyện hạn chế việc sản xuất dư thừa.
- Tăng cường nhận thức cộng đồng về những vấn đề liên quan đến tính bền vững.
1.3. NHỮNG TIÊU CHÍ QUY HOẠCH CỦA ĐÔ THỊ SINH THÁI
Tiêu chí có thể được xem là khung yêu cầu cụ thể được dùng để đánh giá mức
độ đạt đến mục tiêu chung. Do vậy, sẽ là hợp lý, khi tiêu chí bao giờ cũng được xác
định trước, ngay từ đầu, để làm cơ sở cho xây dựng các nội dung và hình thành các sản
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 12

phẩm quy hoạch. Để có quy hoạch đô thị sinh thái văn minh, hiện đại và bền vững,
chắc chắn nội dung quy hoạch phải thỏa mãn nhiều nhóm tiêu chí.
Theo sách “Creating an eco – city: Methods and Principles” của tác giả
Sebastian Moffat đã chọn Khu vực Southeast False Creek (SEFC) làm một điển hình

đô thị sinh thái kiểu mẫu. Một số tiêu chí của đô thị sinh thái như: mục tiêu về môi
trường, kinh tế, xã hội nhằm để đánh giá quá trình hoạt động của cộng đồng trong
SEFC.
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 13

Bảng 1.1: Một số tiêu chí của đô thị sinh thái
Hạng
mục
Mục đích
Mục tiêu chung
Chỉ thị
Mục tiêu cụ thể
Ghi chú
Chất
thải rắn
1. Tối đa hóa khả
năng quay vòng
của các loại rác
thải, tăng cường tái
chế, tái sử dụng.
1. Giảm thiểu và quản
lý chất thải từ các gia
đình.
(1) Tổng lượng rác đầu
người kg/người/năm.
(2) Lượng rác hữu cơ
tạo ra và được xử lý
trong SEFC.

(3) % lượng chất thải
xây dựng phải chôn lấp.
(1) 200kg/người/năm
(2) 80kg/người/năm
(3) 50%
Cho rằng 90% diện
tích sàn là khu dân cư,
10% là khu thương
mại, chất hữu cơ được
dùng làm phân
compost cho nhu cầu
trong khu vực.
Giao
thông
2. Tối thiểu hóa
việc di chuyển cho
các nhu cầu cơ bản.
3. Đáp ứng nhu cầu
công việc và nhà ở
với khoảng cách
phù hợp.
4. Khi cần phải di
chuyển ra các vùng
lân cận, cung cấp
2. Bố trí nhà ở gần các
trung tâm hoạt động
chính và có khoảng
cách thích hợp với
đường giao thông.
3. Bố trí các tuyến

đường chính cho người
đi bộ, đi xe đạp, lối đi
trong khu nhà.
5. Tăng mức độ thuận
(4) % các đơn vị nhà ở
nằm trong khoảng cách
350 m đến các dịch vụ
cá nhân và nhu cầu mua
sắm cơ bản.
(5) % diện tích đường
phố dành cho người đi
bộ, đi xe đạp hoặc các
phương tiện thân thiện
với môi trường khác.
(4) 100%
(5) 60 %
(6) 60%
(6) có thể được tính
bằng sự so sánh giữa
nhu cầu về bãi đỗ xe
của khu vực so với
một khu vực khác.
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 14

sự lựa chọn
phương tiện phù
hợp.


lợi của các phương tiện
giao thông công cộng
và khuyền khích hoặc
bắt buộc sử dụng các
phương tiện thân thiện
với môi trường.
(6) % sử dụng các
phương tiện thân thiện
với môi trường,
km/người/năm.

Năng
lượng


5. Tối đa hóa khả
năng sử dụng năng
lượng bền vững và
hiệu quả sử dụng
năng lượng.
6. Tối thiểu hóa
nhu cầu mở rộng
các kiến trúc sử
dụng nhiều năng
lượng.


6. Tối thiểu hóa việc sử
dụng tài nguyên năng
lượng không tái sinh.

7. Tăng cường sản xuất
các dạng năng lượng có
khả năng tái sinh.
8. Tăng việc đa dạng
hóa các nguồn năng
lượng sử dụng.
9. Giảm thiểu tối đa
gánh nặng lên các cấu
trúc sử dụng năng
lượng.
(7) Tổng năng lượng
tiêu thụ hàng năm của
khu vực thương mại,
công sở.
(8) Tổng năng lượng
tiêu thụ hàng năm của
các khu hành chính của
thành phố.
(9) Tổng năng lượng
tiêu thụ hàng năm của
khu vực dân cư.
(10) % năng lượng tiêu
thụ là năng lượng tái tạo
được tạo ra trong vùng.
Đơn vị: kWh/m2/năm
(7) 219 kWh/m
2
/năm
(8) 122 kWh/m
2

/năm
(9) 86 kWh/m
2
/năm
cho các khu dân cư
(10) 5%
Mục tiêu này dựa trên
giả định là các khu vực
dân cư và thương mại
tư nhân đạt được “giải
bạc” (Silver
performance) của
LEED còn các khu vực
hành chính của thành
phố đạt giải vàng (gold
performance).
Giảm từ 20 – 29 %
năng lượng tiêu thụ so
với tiêu chuẩn quốc
gia về năng lượng.

Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 15

(tính theo sàn)
Sự phát
thải khí
7. Tối thiểu sự phát
thải các khí có hại.

10. Giảm sự tích tụ
ozone bề mặt.
11. Giảm sự phát thái
của các khí nhà kính.
12. Giảm sự phát thái
từ các hộ gia đình.
(11) tổng km ôtô di
chuyển tại các khu nhà
ở trong khu vực SEFC.
(12) Lượng CO
2
phát
thải từ năng lượng sử
dụng trong giao thông.
(13) % các đơn vị nhà
được thiết kế để tối
thiểu hóa lượng chất ô
nhiễm trong nhà.
(11) 3392 km/năm
(12) 1498 kg
(13) 25%

Đất,
nước
8. Tối thiểu hóa
các rủi ro môi
trường và các tác
hại đến sức khỏe từ
ô nhiễm đất.
9. Tối đa hóa năng

suất sử dụng đất
địa phương.
10. Tối đa hóa hiệu
13. Tăng cường sự hiểu
biết các phương pháp
phục hồi đất.
14. Tăng hiệu quả sử
dụng đất.
15. Tăng hiệu suất sử
dụng nước.
16. Quản lý dòng chảy
bề mặt.
(14) Kg lá và mảnh vụn
hữu cơ trong vùng
SEFC.
(15) Lượng nước tiêu
thụ trung bình tại khu
nhà ở, lít/người/ngày.
(16) % nước thải được
xử lý trong khu vực
SEFC.
(14) 0 kg
(15) 190 l/người/ngày
(16) 25 %
Mục tiêu về nước dựa
vào kết quả đo lường
thu được từ dự án
giảm lượng nước tiêu
thụ của “chiến lược
công trình xanh

SEFC” (the SEFC
Green Building
Strategy).

Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 16

suất sử dụng nước.
11. Tối thiểu hóa
việc làm ô nhiễm
nước.
12. Tối thiểu hóa
nhu cầu cần mở
rộng việc tiêu dùng
nước hiện tại.
17. Giảm dòng chảy
cần qua hệ thống xử lý
nước thải.
Không
gian
xanh
13. Tăng tính đa
dạng sinh học, sử
dụng các loại cây
bản địa.
14. Tăng độ che
phủ thực vật và
tăng năng suất sinh
học.

15. Tăng việc phục
hồi môi trường
nước khu vực.
16. Tận dụng tối đa
các chức năng của
18. Tăng cường số
lượng và chất lượng
nơi cư trú thích hợp
được cung cấp cho các
loài khác nhau.
19. Tăng độ che phủ
thực vật trong khu vực.
20. Tăng cường chất
lượng và giá trị của hệ
sinh thái biển và bãi
bồi.
21. Tăng cường các hệ
sinh thái nước ngọt tự
(17) Diện tích vườn của
người dân.
(18) % mái nhà được
thiết kế có cây xanh.
(19) % diện tích không
gian mở có giá trị về
môi trường sống.
(20) % diện tích khu bãi
bồi có giá trị về môi
trường sống.
(21) Diện tích công
viên.

(17) 2,4 ha
(18) 25%
(19) 60%
(20) 80%
(21) 10 ha

Tùy theo quy mô dân
số mà có diện tích
không gian mở và
công viên là 1,1
ha/1000 dân
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

Trang 17

cây xanh và mặt
nước.
nhiên.

Xây
dựng
17. Bố trí tối ưu
các đường phố và
các khu nhà ở.
18. Tăng hiệu suất
sử dụng các nguồn
vật liệu.
22. Tăng sự phù hợp
của các khu nhà để
đóng góp vào hiệu quả

sử dụng năng lượng
của cộng đồng.
23. Tăng cường tuổi
thọ cho các công trình
và vật liệu.
4. Tăng sự phù hợp với
nhiều mức thu nhập
của các kiểu nhà, đáp
ứng nhu cầu nhà ở cho
công nhân trong khu
vực.
(22) % các đơn vị nhà ở
và khu thương mại có
định hướng ánh sáng
tốt.
(23) % vật liệu từ tái
chế.
(24) % các đơn vị nhà ở
đáp ứng được sự phân
phối thu nhập, quy mô
gia đình hoặc công việc
buôn bán.

(22) 75%
(23) 30%
(24) 33,3 %
Các tiêu chí của LEED
cho một công trình bao
gồm các yêu tố: sự tác
động lên khu vực, sự

hiệu quả trong sử dụng
năng lượng, giao
thông, bãi đỗ xe, quản
lý nước mưa, nước
sinh hoạt và chất
lượng không khí trong
nhà.
Mục tiêu: ít nhất 33
điểm của LEED cho
mỗi công trình.
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

18

Bên cạnh đó, theo nhận định của các nhà nghiên cứu về đô thị sinh thái, các tiêu
chí quy hoạch đô thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện sau: kiến trúc
công trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và kinh tế đô thị:
- Về kiến trúc, các công trình trong đô thị sinh thái phải đảm bảo khai thác tối đa
các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng lượng và đáp ứng nhu
cầu nước của người sử dụng. Thông thường là nhà cao tầng để dành mặt đất cho
không gian xanh.
- Sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự
nhiên, nuôi dưỡng sự đa dạng sinh học và đem lại sự tiếp cận với thiên nhiên để
nghĩ ngơi giải trí.
- Giao thông và vận tải cần hạn chế bằng cách cung cấp lương thực và hàng hóa
chủ yếu nằm trong phạm vi đô thị hoặc các vùng lân cận. Phần lớn dân cư đô thị
sẽ sống và làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp để giảm thiểu nhu
cầu di chuyển cơ giới. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nối liền
các trung tâm để phục vụ nhu cầu di chuyển xa hơn của người dân.

- Công nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa có thể tái
sử dụng, tái sản xuất và tái sinh. Các quy trình công nghiệp bao gồm cả việc tái
sử dụng các sản phẩm phụ và giảm thiểu sự vận chuyển hàng hóa.
- Kinh tế đô thị sinh thái là một nền kinh tế tập trung sức lao động thay vì tập
trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước, nhằm duy trì việc làm thường
xuyên và giảm thiểu nguyên liệu sử dụng.
Để đạt được các tiêu chí trên, cần có những nghiên cứu sâu sắc về điều kiện tự
nhiên và xã hội khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải pháp và quyết định phù
hợp. Trong quá trình vận hành, để duy trì và đạt được mục tiêu sinh thái, cần có những
biện pháp phối hợp liên nghành như tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao
nhận thức cộng đồng, áp dụng công nghệ sạch, sử dụng các vật liệu xây dựng sinh học,
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

19

sử dụng các nguồn thiên nhiên có thể tái tạo được (năng lượng gió, năng lượng mặt
trời), giảm tiêu thụ năng lượng, tránh lãng phí và tái sinh phế thải.
1.4. CÁC BIỆN PHÁP CẦN ÁP DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SINH THÁI
Một thành phố sinh thái là một thành phố trong đó con người sống hài hòa với
tự nhiên và phát triển bền vững. Mọi người sống trong đô thị sinh thái cần có một sự
hiểu biết toàn diện về mối quan hệ phức tạp giữa môi trường, kinh tế chính trị, văn hóa
xã hội. Kiến trúc thiết kế sao cho giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và duy trì hệ sinh
thái.
Để xây dựng đô thị sinh thái, cần sự kết hợp giữa tầm nhìn chiến lược, sáng kiến
của người dân, sự quản lý của cộng đồng, nền công nghiệp sinh thái, nhu cầu của con
người, lối sống văn hóa hòa hợp, các chức năng của hệ sinh thái được sử dụng hợp lý.
Có nhiều hành động cụ thể cần áp dụng để xây dựng một đô thị sinh thái nhưng
về cơ bản đều có những quan điểm sau:
- Tiến hành quy hoạch dân số, hạn chế việc di dân.

- Cung cấp nhà ở, nước, các hệ thống vệ sinh, an ninh trật tự, thực phẩm an toàn
cho tất cả người dân, ưu tiên cho những người nghèo và ưu tiên những hành
động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe con người.
- Quy hoạch sử dụng đất đa dạng và phân bố hợp lý, đảm bảo việc phát triển tuân
thủ theo quy hoạch.
- Thiết kế đô thị nhằm tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, tái chế
và tái sử dụng nguyên liệu. Các vấn đề cần quan tâm: xây dựng hệ thống thu
gom, tái sử dụng, tái chế hoàn toàn chất thải; thiết kế và xây dựng nhà cửa với
mô hình gắn bó và hài hoà với môi trường tự nhiên, tiết kiệm vật liệu, năng
lượng; hạn chế sử dụng nhiên liệu sản sinh từ nhiên liệu hoá thạch, thay thế dần
bằng những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

20

- Về giao thông, cần giảm bớt phương tiện cá nhân, tăng cường hệ thống giao
thông công cộng, khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện
với môi trường tuy nhiên phải hiệu quả và chi phí thấp.
- Thành lập một “bản đồ sinh thái” trong đó chỉ rõ những khu vực sinh thái nhạy
cảm, xác định khả năng tải của các hệ thống, chỉ ra những khu vực cần phục hồi
môi trường. Đồng thời xác định những khu vực có thể phát triển kinh tế xã hội
tập trung và đa dạng hơn.
- Thay đổi cách sống đô thị và cách sản xuất để làm cho các dòng vật chất,
nguyên liệu, năng lượng diễn ra trong chu trình khép kín.
- Tạo ra sự khuyến khích kinh tế cho công cuộc xây dựng thành phố sinh thái
hoặc tái thiết thành phố trở thành thành phố sinh thái. Đánh thuế những hoạt
động gây ô nhiễm, bao gồm cả việc phát thải các khí nhà kính và các phát thải
khác. Xây dựng và phát triển các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng đô
thị sinh thái.

- Có các chương trình giáo dục đào tạo thỏa đáng, hữu dụng: nhằm tăng cường
nhận thức cộng đồng và sự tham gia của họ trong việc thiết kế không gian, quản
lý, phục hồi môi trường. Khuyến khích sự sáng tạo của cộng đồng trong việc
xây dựng thành phố.
- Các cấp chính quyền, từ quốc tế đến quốc gia, khu vực, thành phố, phường tổ
chức thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách để xây dựng thành phố,
đồng thời thống kê giao thông, năng lượng, nước, việc sử dụng đất. Các số liệu
này được dùng để lập kế hoạch và quản lý thành phố.
- Khuyến khích sự hợp tác quốc tế, giữa các vùng trong quốc gia, giữa các khu
vực trong thành phố, giữa các cộng đồng, chia sẻ kinh nghiệm, bài học, tài
nguyên.
Theo tuyên bố San Francisco, hội nghị Thế giới về thành phố sinh thái thì một
thành phố sinh thái cần:
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

21

- An ninh sinh thái: không khí trong lành, thức ăn và nguồn nước sạch, an toàn,
nơi làm việc và nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn cho sức khỏe, có các dịch vụ bảo vệ
người dân chống lại các thảm họa.
- Hệ thống xử lý chất thải sinh thái: xử lý, tái chế chất thải hiệu quả, chi phí thấp,
bằng công nghệ hiện đại.
- Công nghiệp sinh thái: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhấn mạnh
vào tái chế, tái sử dụng, sử dụng năng lượng tái tạo, chất thải của ngành này là
đầu vào cho ngành kia.
- Tính nguyên vẹn của không gian sinh thái: Sắp xếp các kiến trúc không gian
như công viên, quảng trường, sự kết nối như đường phố, cầu, và các khu vực có
hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, khiến cho tất cả người dân đều có nhận
thức về việc bảo tồn tài nguyên và năng lượng, giảm nhẹ các rủi ro như tai nạn

giao thông, ô nhiễm, hiệu ứng tăng nhiệt độ khu vực đô thị, nóng lên toàn cầu.
- Nhận thức sinh thái: Giúp mọi người hiểu biết về tự nhiên, văn hóa, trách nhiệm
với môi trường trong khu vực họ sống, giúp thay đổi thói quen tiêu dùng và
khuyến khích sự đóng góp của người dân vào việc duy trì chất lượng môi trường
đô thị.
1.5. MÔ HÌNH ĐÔ THỊ SINH THÁI
1.5.1. Một số mô hình đô thị sinh thái trên Thế Giới
Trên thế giới hiện đã có các đô thị được coi là đô thị sinh thái như: làng
Olympic Southeast False Creek (SEFC), Vancouver, Canada; tiểu khu sinh thái
Christie Walk, Adelaide, Australia; thành phố sinh thái Kitakyushu, Nhật Bản;…
 Southeast False Creek (SEFC) – làng Olympic Vancouver, Canada
Khu vực SEFC đã được chọn làm một điển hình đô thị sinh thái kiểu mẫu trong
cuốn sách “Creating an eco-city: Methods and principles” của tác giả Sebastian Moffat.
Khu vực SEFC, có diện tích khoảng 56 ha được xây dựng trên một khu vực
không phát triển lắm gần khu thương mại của thành phố Vancouver. SEFC đã trở thành
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

22

làng Olympic Vancouver trong thế vận hội Olympic mùa đông 2010 và trở thành một
mô hình bền vững hàng đầu ở khu vực Bắc Mỹ, với sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở hạ
tầng, chiến lược cắt giảm năng lượng, các công trình có hiệu suất sử dụng cao và sự
thuận tiện trong giao thông. Sau thế vận hội 2010, SEFC là nơi sinh sống của 12.000 -
16.000 người.

Hình 1.1: Southeast False Creek (SEFC) – làng Olympic Vancouver, Canada
 Một số yếu tố xanh đáng lưu ý của khu vực:
- Các tòa nhà trong khu vực sẽ là điển hình của cách thức phát triển bền vững và
thiết kế LEED (The Leadership in Energy and Environmental Design).

- Là khu vực thực hiện “chiến dịch công trình xanh” (Theo “Green Building
strategy”).
- Duy trì và gìn giữ các di sản văn hóa, lịch sử.
- Cung cấp dịch vụ và hàng hóa trong khoảng cách đi bộ.
- Các khu nhà đều thuận tiện trong giao thông và gần khu vực làm việc.
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

23

- Có một trung tâm năng lượng thân thiện với môi trường cung cấp nước và khí
nóng cho các hộ gia đình trong khu vực.
- Phát triển nông nghiệp đô thị.
- Quản lý nước mưa, giảm nhu cầu sử dụng nước và tái sử dụng nước mưa.
- Trồng cây trên mái nhà.
- Có các hệ sinh thái đảo và hệ sinh thái vùng triều.
- Có tuyến đường đi xe đạp hay “tuyến đường xanh” dọc bờ biển.
 Tiểu khu sinh thái Christie Walk, Adelaide, Australia
Tiểu khu sinh thái Christie Walk tại thành phố Adelaide, Australia là một ví dụ
điển hình về thiết kế đô thị bền vững. Christie Walk được khởi xướng bởi tổ chức phi
lợi nhuận Sinh thái đô thị Australia (Urban Ecology Australia) vào những năm 90 và
hoàn thành vào cuối năm 2006. Năm 2005, Christie Walk đã nhận được giải thưởng
“The World Habitat Awards” như một sự công nhận về tính sinh thái của tiểu khu này.
Khu vực được xây dựng dựa trên cách tiếp cận đô thị sinh thái của Úc, nếu như
cách tiếp cận của Canada là dựa theo hệ thống phân loại công trình xanh LEED, cách
tiếp cận này có một số khác biệt, như nhấn mạnh hơn vào vấn đề vật liệu và năng
lượng trong khi các vấn đề khác chẳng hạn như chất thải chưa được đề cập nhiều.
Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái


24


Hình 1.2: Tiểu khu sinh thái Christie Walk, Adelaide, Australia
Tiểu khu sinh thái Christie Walk nằm tại địa chỉ: 105 Sturt Street, Adeilaide,
Australia. Có diện tích 2000 m
2
. Tổng số dân cư ước tính khoảng 40 người.
 Có các đặc điểm:
- Không gian thân thiện cho người đi bộ.
- Có vườn chung và vườn mái.
- Sản xuất lương thực công cộng tại chỗ.
- Trữ nước mặt để sử dụng cho các vườn và nước xã vệ sinh.
- Thiết kế thuận lợi với khí hậu mặt trời để sưởi, làm mát và điều hòa độ ẩm bằng
gió, ánh sáng mặt trời và hệ thực vật.
- Nước nóng sử dụng mặt trời.
- Năng lượng quang điện thu bằng các tấm pano lắp đặt vào các hệ khung giàn
trên vườn mái.
- Sử dụng các vật liệu tái sinh, không độc hại và tiêu thụ ít năng lượng.
- Giảm thiểu sự phụ thuộc vào ôtô con do bối cảnh nội thành.

Đánh giá hiện trạng môi trường Khu đô thị An Phú – An Khánh, Quận 2 và đề xuất các
giải pháp hướng đến khu đô thị sinh thái

25

 Thành phố sinh thái Kitakyushu – Nhật Bản
Vào thập niên 1960, Kitakyushy là một đô thị bị lấ áp bởi rác thải của các khu
công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, sau đó, Chính quyền Thành phố, doanh
nghiệp và đại diện người dân đã cùng ngồi lại để tìm cách tái thiết Thành phố. Việc

đầu tiên là đưa ra một bảng quy hoạch tổng thể, với trọng tâm là các vấn đề phân bổ
quỹ đất (khu dân cư, khu công nghiệp, khu bảo tồn, quỹ đất giao thông, khu tái chế…)
và chính sách bảo vệ môi trường.
Chính quyền Thành phố đã vận dụng chương trình 3R (hạn chế chất thải - tái
chế - tái sử dụng), sau đó đưa ra những tiêu chuẩn về môi trường làm căn cứ thu hút
đầu tư. Mọi hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường từ các ngành công nghiệp nặng
(luyện thép, sản xuất xi măng,…) cho đến công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư
buộc phải qua khâu kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến môi trường trước khi được phép
làm ăn tại đây. Doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về xử lý chất thải sẽ không
được cấp phép đầu tư. Ngược lại, Thành phố sẽ có chế độ ưu đãi dành cho các lĩnh vực
thân thiện với môi trường. Kinh phí để tái thiết Kitakyushu không dưới 6 tỉ USD, trong
đó có đóng góp của doanh nghiệp, Nhà nước và Tòa thị chính Thành phố theo tỉ lệ
7:2:1. Vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng lợi ích do Thành phố sinh thái mang lại không
nhỏ. Ngoài việc tạo ra việc làm cho người dân, trong 10 năm trở lại đây, Kitakyushu
thu hút khoảng 73.000 khách tham quan. Đây là đòn bẩy kích thích dịch vụ phát triển.
Nhưng quan trọng hơn hết là Thành phố đã cắt giảm được 2.000 tấn CO2/năm.

×