Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 25: Bàn luận về phép học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.36 KB, 9 trang )

Tiết 101 VB

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(Trích LUẬN HỌC PHÁP)
La Sơn Phu Tử - Nguyễn
Thiếp

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Học xong bài này học sinh nắm được.
1. Kiến thức.
- Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người,
học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, động thời thấy
được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành.
- Học tập cách lập luận của tác giả, biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ
đề nhất định.
2. Kĩ năng.
3. Thái độ.
CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

- Soạn giáo án.

2. Học sinh:- Đọc văn bản.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:


1. Ổn định lớp:


Tổng số: 39 Vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:
- Cáo là gì?
- Vì sao nói Bình Ngô đại cáo được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai
của dân tộc?
- Nhận xét sự giống và khác nhau giữa Nguyễn Trãi và Lý Thường Kiệt
trong quan niệm về Tổ quốc và độc lập dân tộc!
3. Bài mới:
Họat động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
I. Đọc – Chú thích.

GV Gọi HS đọc văn bản.

1. Đọc

- Hs đọc

GV nhận xét cách đọc, giọng đọc
của học sinh.

(H) Em hãy cho biết đôi nét vè
tác giả Nguyễn Thiếp?
- Hs trả lời

2. Tác giả:
Nguyễn Thiếp(1723-1804) Tự là Khải Xuyên,
hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, que ở làng Mật Thôn,

xã Nguyệt Ao, huỵen La Sơn (nay thuộc huyện
Đức Thọ). NGuyễn Thiếp học rộng, tài cao, đức
lớn từng đỗ đạt làm quan dưới triều Lê nhưng
sau đó từ quan về dạy học. Người dời kính
trọng nên gọi ông là La Sơn Phu Tử. Ông được


Quang Trung vời ra giúp nước. Thầy thái độ
chân thành của vua nên ông ra giúp triều Tây
Sơn. Sau khi Quang Trung mất , ông về ở ẩn
không hợp tác với triều Nguyễn.
3. Tác phẩm:
- Tấu một thể văn cổ khác với tấu trong văn
học hiện đại.

(H)Tấu là thể loại như thế nào?

- Bài tấu của NT bàn về 3 diều mà theo ông
bậc đế vương nên biết: quân đức, dân tâm, học
pháp.

- Hs trả lời.

(H)Ở bài tấu NT trình lên vua
điều gì?

4. Giải nghĩa từ.

- Hs trả lời


GV cho hs tìm hiểu nghĩa một số
những từ khó.
- Hs tìm hiểu.
II/- Phân tích:


GV cho hs đi tim hiểu bố cục.
- Hs tìm hiểu.

Đây là đoạn trích của bản Tấu,
trước đó còn có 2 phần: một là
bàn về quân đức (đức của vua) –
mong bậc đế vương một lòng tu
đức, lấy sự học vấn mà tăng
thêm tài; hai là bàn về dân tâm
(lòng dân) - khẳng định dân là
gốc nước, gốc vững nước mới
yên; phần ba mới nói về học
pháp (phép học) nên đoạn trích
không có phần mở đầu. Tuy
nhiên, có thể chia đoạn trích ra 3
phần.

Bố cục:

- Phần đầu: Mục đích của việc học và phe phán
những lệch lạc sai trái trong việc học.
- Phần thứ hai: Phương pháp học và tác dụng
của nó.


- Phần thứ ba: Lời bày tỏ lòng chân thành,
(H) Phần đầu tác giả nêu khái
khiêm tốn mong vua xem xét.
quát mục đích của việc học bằng
cách nào? Tác dụng của cách nêu
đó?
- Bằng cách so sánh tác giả, tác
giả dùng câu châm ngôn vừa dễ
hiểu vừa tăng thêm sức thuyết

1. Mục đích chân chính của việc học:


phục: “Ngọc không mài, không
thành đồ vật; người không học,
không biết rõ đạo”.
Đạo một khái niệm trừu tượng
được giải thích ngắn gọn rõ ràng:
“Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa
mọi người”.

(H) Mục đích việc học đó là gì?
- Hs trả lời

- Như vậy mục đích chân chính của việc học là
học để làm người
2. Phê phán những lệch lạc sai trái của việc
học.
- người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh
lợi, không biét đến tam cương, ngũ thường.



(H) Tác giả phê phán những gì?
- Hs trả lời

Học mà không hiểu nội dung chỉ có cái danh
mà không thực chất; học để có cái danh, được
trọng vọng, được nhiều lợi lộc.

- Tác hại của việc học đó làm cho “chúa tầm
thường, thần nịnh hót”, người trên kẻ dưới đều
thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất
dẫn đến cảnh “nước mất, nhà tan”
(H) Tác hại của việc học đó là
gì?
- Hs trả lời

GV Liên hệ với thực tế của hoc
sinh
- Hs lắng nghe

3. Những quan điểm và phương pháp đúng
đắn trong học tập.

(H) Để khuyến khích việc học,
Nguyễn Thiếp khuyên vua

- Ban chiếu thư mở rộng trường học để con



Quang Trung thực hiện những
chính sách gì?
- Hs trả lời

cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu
triều, đều tùy đâu tiện đấy mà học. => Vua QT
ban bố Chiếu lập học khuyễn khích mở trường
học khắp nơi.
- Ông còn khuyên vua áp dụng những phép dạy
và phép học tiến bộ để đào tạo nhân tào cho đất
nước:
+ Phải học một cách có hệ thống: từ thấp lên
cao.
+ Học rộng nhưng phải nắm lấy cốt lõi.Học
phải đi đôi với hành.

(H) Bài tấu có đoạn bàn về “phép - Phép học của tác giả nêu ở đay gồm hai vấn
học”, đó là những “phép học”
đề:
nào? Hãy giả thích ý nghĩa của
phép học ấy?
+ Trình tự học: Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy
gốc, tuần tự tiến lên học dén tứ thư, ngũ kinh,
chư sử. Đó là cách học của các sĩ phu phong
kiến. Tuy nhiên, về cách học thì theo một trình
tự khoa học từ thấp đến cao.
+ Quy trình học: Học rộng ròi tóm cho gọn,
theo điều học mà làm. Học rộng cần nhièu kiến
thức những phải nắm cho được vấn đề cơ bản
nhất. và đặc biệt học phải đi đôi với hành mới

có thể nắm cững những điều cơ bản nhất một
cách chắc chắn.
- Phép học đúng thì đạo học thành, mà đạo học


thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì
triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

(H)Ý nghĩa và tác dụng của phép
học ấy?
- Hs trả lời
(H) Hãy khái quát lại nội dung
của đoạn trích.
- Hs trả lời

III/- Tổng kết:
Mục đích học để làm người.
Phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi
Đề xuất chính sách khuyến học.
Bàn về phép học

4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối
Củng cố:
Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ hơn về hệ thống lập luận của tác giả qua sơ đồ
sau: (bảng phụ)


Mục đích chân chính
của việc học


Phê phán những lệch lạc sai
trái trong việc học

Đề xuất chính sách
khuyến học

Bàn luận về đổi mới phép
học

Tác dụng của việc học
chân chính

Dặn dò:
- Phân tích cách trình bày hệ thống luận điểm qua sơ đồ.
- Chuẩn bị bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.

*******************************************************



×