Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trời nuôi tại Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VỊT TRỜI
NUÔI TẠI NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THỊ HỒNG NHUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VỊT TRỜI
NUÔI TẠI NINH BÌNH
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 8.62.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Duy Hoan

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Phan Thị Hồng Nhung


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên, Phòng đào tạo, khoa Chăn nuôi - Thú y, thầy giáo hướng
dẫn và sự nhất trí của chủ trang trại Miền Hương tại xã Yên Mạc huyện Yên
Mô tỉnh Ninh Bình, em đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm sinh học, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trời nuôi tại
Ninh Bình”.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài em đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của chủ trang trại Miền Hương, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y, thầy giáo hướng dẫn cùng các bạn đồng nghiệp.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên, Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm khoa Chăn
nuôi - Thú y, chủ trang trại Miền Hương, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Duy Hoan đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Em xin kính chúc thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô lãnh đạo nhà
trường, Khoa và toàn thể thầy cô giáo trong Phòng đào tạo sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt, chúc các bạn học viên mạnh khỏe, học tập tốt và thành
công trong cuộc sống.
Thái Nguyên, năm 2018
Tác giả

Phan Thị Hồng Nhung


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục đích ........................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa .......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng ..................................... 3
1.1.2. Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịt ........................... 5
1.1.3. Khả năng sản xuất của vịt ....................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ................................. 15
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................... 15
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................... 18
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 28

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 1: Đánh giá đặc điểm sinh học, khả
năng sinh trưởng của vịt trời thịt (0 - 21 tuần tuổi) ........................ 28
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng sinh sản của
vịt trời ( từ 22 - 38 tuần tuổi) .......................................................... 33
2.4.3. Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt 0 - 38 tuần tuổi ................ 36


iv
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 37
3.1. Đặc điểm sinh học và các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng của vịt trời thịt
0 - 21 tuần tuổi ........................................................................................ 37
3.1.1. Đặc điểm sinh học của vịt trời .............................................................. 37
3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống của vịt trời từ 0 - 21 tuần tuổi ............................... 40
3.1.3. Khả năng sinh trưởng của vịt trời từ 0 - 21 tuần tuổi ..................... 42
3.1.4. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của vịt 0 - 21 tuần tuổi . 49
3.1.5. Kết quả khảo sát năng suất và chất lượng thịt vịt thí nghiệm lúc 21
tuần tuổi........................................................................................... 55
3.1.6. Hạch toán kinh tế của nuôi vịt trời cho thịt ................................... 58
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của vịt trời thí nghiệm ................................................. 59
3.2.2. Khả năng sinh sản của vịt trời thí nghiệm ...................................... 61
3.2.3. Khối lượng trứng và chất lượng trứng của vịt trời thí nghiệm ....... 66
3.2.4. Kết quả ấp nở của vịt trời thí nghiệm ............................................. 68
3.2.5. Hạch toán kinh tế khi nuôi vịt trời sinh sản 22 - 38 tuần tuổi .............. 70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74
MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .................... 80



v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs

Cộng sự

ĐVT

Đơn vị tính

HQSDTA

Hiệu quả sử dụng thức ăn

Hu

Haugh

KL

Khối lượng

LT

Lòng trắng

NST


Năng suất trứng

nt

Ngày tuổi



Thức ăn

TB

Trung bình

TC

Tiêu chuẩn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKL

Tăng khối lượng

TLD

Tỷ lệ đẻ


TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

TTTA

Tiêu tốn thức ăn


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ................................................................ 29
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn vịt thịt thí nghiệm ...................... 29
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ................................................................ 33
Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn vịt thịt thí nghiệm ...................... 33
Bảng 2.5. Đánh giá chỉ số Haugh.................................................................... 35
Bảng 2.6. Lịch phòng bệnh và tiêm phòng cho vịt 0 - 38 tuần tuổi................ 36
Bảng 3.1. Đặc điểm ngoại hình của vịt trời .................................................... 37
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống của vịt trời thí nghiệm ở các tuần tuổi .................. 40
Bảng 3.3. Sinh trưởng tích lũy của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi ....... 43
Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi ..... 46
Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi .. 48
Bảng 3.6. Lượng thức ăn thu nhận của vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi ........ 50
Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lượng của vịt trời thí nghiệm
qua các tuần tuổi ............................................................................ 52
Bảng 3.8. Tiêu tốn năng lượng và tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của
vịt trời thí nghiệm qua các tuần tuổi ............................................... 54
Bảng 3.9. Kết quả mổ khảo sát vịt trời thí nghiệm lúc 20 tuần tuổi ............... 56
Bảng 3.10. Thành phần hóa học của thịt vịt trời thí nghiệm .......................... 57

Bảng 3.11. Hạch toán kinh tế của nuôi vịt trời cho thịt .................................. 58
Bảng 3.12. Tỷ lệ nuôi sống của vịt qua các tuần thí nghiệm .......................... 60
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của vịt trời ......................... 61
Bảng 3.14. Năng suất đẻ trứng và tỷ lệ đẻ của vịt trời thí nghiệm ................. 63
Bảng 3.15. Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của vịt trời thí nghiệm ............... 65
Bảng 3.16. Khảo sát chất lượng trứng ở 38 tuần tuổi của vịt trời thí nghiệm........ 67
Bảng 3.17. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở của trứng vịt trời thí nghiệm ............ 69
Bảng 3.18. Hạch toán kinh tế khi nuôi vịt trời sinh sản.................................. 70


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Vit trời châu Á................................................................................. 26
Hình 1.2. Vịt trời Bắc Mỹ ............................................................................... 26
Hình 3.1. Vịt trời 1 ngày tuổi .......................................................................... 39
Hình 3.2. Vịt trời 21 tuần tuổi ......................................................................... 39
Hình 3.3. Vịt trống và vịt mái ......................................................................... 40
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của vịt trời qua các tuần tuổi ............... 44
Hình 3.4. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của vịt trời thí nghiệm ..................... 47
Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của vịt trời thí nghiệm ................... 49
Hình 3.6. Tỷ lệ đẻ của vịt trời từ 23 - 38 tuần tuổi ......................................... 64


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vịt trời là một giống vịt hoang dã với rất nhiều ưu điểm: sống trong
tự nhiên, thịt thơm, chắc thịt, ngon, mềm hơn các loại vịt thông thường và
đặc biệt là thịt không có mùi hôi, rất phù hợp với nhu cầu ẩm thực của
người Việt Nam nên được khách hàng rất ưa chuộng và trở thành một đặc

sản, trong bối cảnh người dân ngày càng “sành ăn” đồng thời đề cao cảnh
giác với thực phẩm bẩn thì sản phẩm vịt trời ngon, sạch đang hút khách.
Xuất phát từ nhu cầu về đặc sản vịt trời, tận dụng những điều kiện tự nhiên
trong những năm gần đây việc thuần hóa vịt trời hoang dã và nuôi vịt trời
thương phẩm đã được phát triển và nhân rộng ở nhiều tỉnh thành không
những đã cải thiện được kinh tế hộ gia đình, vươn lên làm giàu mà còn góp
phần làm đa dạng hóa giống vật nuôi ở nước ta. Đây là mô hình kinh tế
mới, hiệu quả cao đã và đang được nhân rộng tại tỉnh Ninh Bình cũng như
nhiều tỉnh thành khác và trở thành một nghề mới trong lĩnh vực chăn nuôi
thủy cầm ở Việt Nam. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngan, vịt
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống
về đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trời
hoang dã đã được thuần hóa.
Để đánh giá được khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trời
khi được thuần hóa và nuôi theo mô hình tập trung nhằm cung cấp thêm tài
liệu cho người chăn nuôi, làm cơ sở cho việc giảng dạy nghiên cứu cũng
như để bổ sung các dữ liệu về giống thủy cầm tự nhiên đã được thuần hóa
trong điều kiện chăn nuôi tập trung chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế
của vịt trời nuôi tại Ninh Bình”.


2
2. Mục đích
- Xác định một số đặc điểm sinh học của vịt trời.
- Đánh giá sức sống, khả năng sản xuất của vịt trời trong điều kiện chăn
nuôi tập trung tại trang trại.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi vịt trời tập trung tại
trang trại.
3. Ý nghĩa

- Làm phong phú thêm các dữ liệu khoa học về các giống gia cầm tự
nhiên được thuần hóa và nuôi trong điều kiện chăn nuôi tập trung bán chăn thả
tại trang trại.
- Làm cơ sở cho việc giảng dạy và nghiên cứu trong bộ môn chăn nuôi gia
cầm tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
- Cung cấp thông tin cho người chăn nuôi về giống vịt trời hoang dã đã
được thuần hóa để tham khảo, áp dụng trong phục vụ sản xuất.


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Đặc điểm di truyền của các tính trạng số lượng
Khi nghiên cứu các tính trạng về tính năng sản xuất của một giống gia
súc, gia cầm trong một điều kiện chăn nuôi cụ thể thực chất là nghiên cứu đặc
điểm di truyền và ảnh hưởng của những tác động xung quanh lên các tính
trạng đó. Phần lớn các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng,
sinh sản, sản xuất trứng, thịt, lông đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di
truyền học của các tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy định.
Tính trạng năng suất thường là các tính trạng số lượng như khối lượng
cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng…
Giá trị kiểu gen của một tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng
nhỏ (minorgene) cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng
gen thì rất nhỏ nhưng tập trung lại thì có ảnh hưởng lớn đến tính trạng được
nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen hoặc polygen. Giá trị
kiểu gen được phân theo ba thành phần như sau:
G=A+D+I
Trong đó:


G: Giá trị kiểu gen (Genotype value).
A: Giá trị cộng gộp (Additive value).
D: Sai lệch do tác động trội lặn (Dominance deviation).
I: Sai lệch do tương tác giữa các gen (Interaction deviation).

- Giá trị cộng gộp hay giá trị giống: là tổng các hiệu ứng của các gen có
trong locus.
- Sai lệch trội lặn: là sai lệch được sản sinh do tác động qua lại giữa các
gen cùng alen ở trong cùng một locus, đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử.


4
Giá trị đo lường của một tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là
giá trị kiểu hình (phenotype value) của cá thể đó. Các giá trị có liên hệ với
kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotype value) và giá trị có liên hệ đến môi
trường là sai lệch môi trường (environmental deviation). Như vậy, có nghĩa là
kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và môi trường gây ra một sự
sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hay hướng khác. Quan hệ trên có
biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó:

G: Giá trị kiểu gen.
P: Giá trị kiểu hình.
E: Sai lệch môi trường.

Ngoài kiểu gen, môi trường có ảnh hưởng lớn tới tính trạng số lượng và
được chia làm hai loại sai lệch do môi trường là Eg và Es.
- Eg: Sai lệch môi trường chung (General anvironmental deviation) là
sai lệch do các nhân tố môi trường có tính chất thường xuyên và không cục bộ

các cá thể vật trong nhóm vật nuôi.
- Es: Sai lệch môi trường đặc biệt (Special anvironmental deviation) là
sai lệch do các nhân tố môi trường có tính chất không thường xuyên và không
cục bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi.
Tóm lại, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ hai locus trở
lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng ở cá thể,
ta thấy rằng muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
+ Tác động về mặt di truyền (G).
+ Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc.
+ Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng phối giống tạp giao.


5
+ Tác động về môi trường (E) bằng cách cải thiện điều kiện chăn nuôi
như: thức ăn, thú y, chuồng trại…
Trong chăn nuôi, các giống vật nuôi luôn nhận được từ bố mẹ một số
gen quy định tính trạng số lượng nào đó và được xem như là được nhân từ bố
mẹ một khả năng di truyền; tuy nhiên, khả năng đó có phát huy tốt hay không
còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của vật nuôi.
Khi quan sát các tính trạng số lượng (cân, đo, đếm…) người ta thường
xác định các tham số sau:
̅).
+ Số trung bình của các tính trạng (X
+ Hệ số biến dị (Cv %).
+ Hệ số di truyền các tính trạng (h2).
+ Hệ số lặp lại các tính trạng (Rs).
+ Hệ số tương quan các tính trạng (r).
1.1.2. Cơ sở khoa học về đặc điểm ngoại hình của giống vịt

1.1.2.1. Đặc điểm ngoại hình
Màu sắc của lông thủy cầm nói riêng và gia cầm nói chung là đặc điểm
ngoại hình quan trọng để phân biệt giống, dòng. Các giống gia cầm hiện đại
có màu lông đặc trưng, thuần nhất. Các giống gia cầm và thủy cầm hướng thịt
thường có màu lông trắng tuyền hoặc màu sáng; các giống gia cầm hướng
trứng thường có bộ lông sẫm màu hơn gia cầm hướng thịt. Màu sắc độ bóng
mượt của lông liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và sức
sản xuất của gia cầm.
Hình dáng của vịt để phân biệt tính năng sản xuất chuyên biệt của
chúng. Vịt hướng thịt có hình dáng to, hình chữ nhật, dáng đứng thường gần
song song với mặt đất, vịt hướng trứng thường có hình dáng nhỏ, gọn, thanh
mảnh và dáng đứng thường tạo với mặt đất một góc gần 900.


6
1.1.2.2. Sự mọc lông
Tốc độ mọc lông cũng là một trong những đặc tính di truyền liên quan
đến trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Đây là một chỉ tiêu
phản ánh tính thành thục tính dục. Biến dị di truyền về sự mọc lông cũng phụ
thuộc vào giới tính. Những con trống mọc lông chậm, có 2 nhiễm sắc thể giới
tính và do đó cả 2 yếu tố mọc lông chậm hơn con mái. Trong một dòng mọc
lông nhanh thì những con mái lại mọc lông đều hơn con trống. Điều này lại
liên quan đến hoocmon, vì hoocmon có tác động ngược chiều với gen liên kết
giới tính quy định sự mọc lông nhanh.
1.1.3. Khả năng sản xuất của vịt
1.1.3.1. Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng thích
ứng của vật nuôi đối với điều kiện ngoại cảnh và nó có ý nghĩa lớn đối với
những giống được chuyển từ vùng này sang vùng khác.
Sức sống của thủy cầm được tính bằng (%) của số con đầu kỳ so với

cuối kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Chọn giống theo sức sống có
thể làm giảm tỷ lệ gây chết. Hệ số di truyền về sức sống của gia cầm nói
chung thấp, chỉ từ 0,05 - 0,1. Chính vì vậy, để cải tiến tính trạng này dùng
phương pháp chọn lọc theo gia đình mới có khả năng mang lại hiệu quả cao
qua các thế hệ. Sức sống của thủy cầm được xác định theo các giai đoạn khác
nhau: giai đoạn con, giai đoạn hậu bị đến trưởng thành và giai đoạn sinh sản
đến hết kỳ sử dụng. Đối với các dòng vịt nói chung và vịt trời nói riêng phản
ánh khá đầy đủ khả năng thích nghi với môi trường sống.
Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) [36] tỷ lệ nuôi sống của vịt Cỏ là
98,95 %, tỷ lệ nuôi sống của vịt Triết Giang là 94,74 %.
1.1.3.2. Khả năng sinh trưởng của vịt
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình sinh tổng hợp
protein nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá


7
quá trình sinh trưởng. Để đánh giá đặc điểm về khả năng sinh trưởng người ta
hay dùng các chỉ tiêu khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng tương đối, tốc độ
sinh trưởng tuyệt đối, tốc độ mọc lông.
- Khối lượng cơ thể
Powell (1985) [61] khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
quá trình sinh trưởng của vật nuôi, đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền trung bình
h2 = 0,33 - 0,76 và việc chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể là có hiệu quả.
Khối lượng cơ thể phụ thuộc vào loài, giống và dòng, các giống vịt
chuyên thịt có khối lượng cơ thể lớn hơn vịt kiêm dụng và vịt chuyên trứng, vịt
dòng trống có khối lượng lớn hơn vịt dòng mái.
- Tốc độ sinh trưởng
Tốc độ sinh trưởng của vịt nói chung và vịt trời nói riêng được đánh giá
thông qua các chỉ tiêu: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của khối lượng tăng lên
trong một khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát, đơn vị tính là g/con/ngày,

đồ thị biểu diễn có dạng parabol. Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ (%)
tăng lên của khối lượng cơ thể ờ một giai đoạn nào đó so với khối lượng cơ
thể của nó ở giai đoạn kế trước, đồ thị biểu diễn có dạng hyperpol, tốc độ sinh
trưởng tương đối ở vịt cao nhất ở tuần đầu tiên, giảm dần ở các tuần tiếp theo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm bao gồm: ảnh
hưởng của dòng, giống, lứa tuổi và giới tính, phương thức chăn nuôi và chế
độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường...
- Ảnh hưởng của dòng, giống, lứa tuổi và giới tính
+ Dòng, giống: mỗi dòng hay giống, loài gia cầm có khả năng sinh
trưởng khác nhau. Nguyễn Hồng Vĩ và cs (1997) [44] cho biết dòng vịt
chuyên trứng Khaki Campbell có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày tuổi đạt 1027
– 1102 g/con, khối lượng vào đẻ đạt 1420 g/con. Theo Nguyễn Đức Trọng và


8
cs (2010) [37] khối lượng vịt kiêm dụng Đốm PL2 nuôi thương phẩm đến 10
tuần tuổi đạt 1790 g.
+ Tính biệt: nhiều thí nghiệm cho biết ở gia cầm cùng một giống, dòng,
lứa tuổi nhưng nhu cầu năng lượng, protein, axit amin,... cho trao đổi chất cơ
bản của gia cầm trống luôn cao hơn gia cầm mái trưởng thành.
+ Lứa tuổi: do mối tương quan giữa hai quá trình đồng hóa và dị hóa
trong cơ thể ở mỗi giai đoạn là khác nhau nên khối lượng và kích thước các
chiều đo ở mỗi thời điểm đó là khác nhau. Đây là cơ sở cho những tính toán
cần thiết về thời gian nuôi dưỡng, khai thác khả năng sản xuất của gia cầm để
đạt được mục đích kinh tế cao nhất cho chăn nuôi.
1.1.3.3. Khả năng sinh sản của vịt
Khả năng sinh sản của vịt được thể hiện thông qua các tính trạng số
lượng như tuổi đẻ, năng suất trứng, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi và tiêu tốn
thức ăn/10 quả trứng.
* Tuổi đẻ

Sự thành thục về tính là thời điểm các cơ quan sinh dục đã phát triển và
hoàn chỉnh, độ thành thục của con mái được xác định qua tuổi đẻ quả trứng
đầu tiên, tuổi đẻ này được tính toán dựa trên số liệu của từng cá thể vịt, do
vậy nó phản ánh được mức độ biến dị của tính trạng, biết được vịt đẻ sớm hay
đẻ muộn. Đối với đàn không theo dõi cá thể thì tuổi thành thục về tính được
tính khi toàn bộ đàn có tỷ lệ đẻ là 5 %, nhược điểm của phương pháp này là
không biết được tuổi đẻ chính xác của từng cá thể.
Tuổi đẻ của vịt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, hướng sản xuất,
chế độ dinh dưỡng, phương thức nuôi, thời gian thay thế đàn trong năm… Theo
Nguyễn Đức Trọng và cs (2010) [36] các giống vịt hướng trứng có tuổi đẻ sớm
hơn các giống vịt hướng thịt, vịt Triết Giang có tuổi đẻ là 22 - 23 tuần tuổi.


9
* Năng suất trứng
Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của gia cầm trong một khoảng
thời gian nhất định, đây là một trong những chỉ tiêu sản xuất quan trọng nhất
của gia cầm và là một tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các điều
kiện ngoại cảnh, hệ số di truyền của tính trạng này là thấp.
* Khối lượng và cấu tạo trứng vịt
- Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng của trứng giống có liên quan
đến kết quả ấp nở, kết quả ấp nở tốt nhất ở trứng có khối lượng xung quanh
giá trị trung bình của giống, trứng có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn đều
cho kết quả ấp nở thấp hơn. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự mất
cân đối giữa các thành phần của trứng, trứng quá to hoặc quá nhỏ đã làm cản
trở sự phát triển của phôi, thường thì trứng nhỏ có tỷ lệ lòng đỏ cao và tỷ lệ
lòng trắng thấp hơn so với trứng to, ngoài ra trứng nhỏ còn có diện tích bề
mặt so với khối lượng lớn hơn trứng có khối lượng lớn từ đó ảnh hưởng đến
sự bốc hơi nước trong quá trình bảo quản và ấp. Khối lượng trứng là tính

trạng số lượng chịu ảnh hưởng của một số lượng lớn các gen, là tính trạng có
hệ số di truyền cao h2 = 0,4 - 0,6 (Pingel, 1999) [60], nên có thể cải tiến tính
trạng này một cách nhanh chóng thông qua chọn lọc.
- Cấu tạo trứng
Trứng gia cầm thường có hình oval hoặc hình e - lip: một đầu lớn và
một đầu nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số
hình thái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói và liên quan
đến tỷ lệ ấp nở của trứng gia cầm.
Giống thuần, điều kiện dinh dưỡng càng tốt thì hình dạng trứng của
chúng đều nhau, còn nếu ngược lại thì trứng có nhiều hình dạng. Chất lượng


10
vỏ trứng được thể hiện bằng độ bền và độ dày của vỏ trứng. Chất lượng vỏ
trứng có ý nghĩa quan trọng đối với việc vận chuyển và quá trình ấp trứng.
Ngoài ra, độ dày vỏ trứng còn chịu tác động của môi trường như: Thức ăn,
tuổi, nhiệt độ môi trường, stress và nhiều yếu tố khác.
Các chỉ tiêu bên trong trứng bao gồm chỉ số lòng trắng, chỉ số lòng đỏ,
đơn vị Haugh. Chỉ số lòng trắng là tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với
trung bình cộng của chiều rộng và chiều dài lòng trắng đặc, chỉ số lòng đỏ là
tỷ lệ giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính lòng đỏ, đơn vị Haugh được
xác định dựa trên chiều cao lòng trắng đặc và khối lượng trứng. Chỉ số lòng
trắng, chỉ số lòng đỏ, đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt, chỉ
số lòng đỏ thường dao dộng trong khoảng 0,4 - 0,5, chỉ số lòng trắng và chỉ số
lòng đỏ tương quan với khối lượng trứng, hệ số tương quan kiểu hình tương
ứng là rG = - 0,43 và rG = 0,3 (Awang, 1987) [49].
* Khả năng ấp nở của trứng vịt
Khả năng ấp nở của trứng vịt được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: tỷ
lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở/trứng có phôi, tỷ lệ nở/tổng số trứng vào ấp và tỷ lệ
vịt loại 1.

- Tỷ lệ trứng có phôi
Tỷ lệ trứng có phôi ảnh hưởng trực tiếp tới số con nở ra trong quá
trình sinh sản của một con vịt mái, chỉ tiêu này đánh khả năng kết hợp tinh
trùng của vịt trống và bao noãn của vịt mái, đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền
thấp h2 = 0,17 (Stasko, 1968) [64].
Tỷ lệ trứng có phôi phụ thuộc vào tỷ lệ ghép trống mái trong đàn,
theo kết quả nghiên cứu của Aggarwal và Dipankar (1986) [50] trên vịt Bắc
Kinh, khi ghép tỷ lệ trống mái là 1/5 đến 1/10 thì tỷ lệ trứng có phôi là 81 91 %, nhưng nếu ghép tỷ lệ trống mái lên đến 1/15 thì tỷ lệ trứng có phôi
chỉ đạt 72 - 80 %.
Đặc điểm vịt đẻ tập trung vào khoảng từ 3 - 5 giờ sáng do vậy thời gian
giao phối trong ngày có ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng có phôi của vịt, Davtyan


11
(1986) [53] cho biết ở vịt Bắc Kinh nếu giao phối trong khoảng thời gian 2
giờ đồng hồ trước khi đẻ thì tỷ lệ trứng có phôi chỉ đạt 52,9 % nhưng nếu giao
phối vào thời điểm khác trong ngày thì tỷ lệ trứng có phôi đạt tới 82,6 - 96 %.
- Chỉ tiêu ấp nở
Chỉ tiêu ấp nở nói chung bao gồm tỷ lệ nở/trứng có phôi, tỷ lệ nở/tổng
số trứng vào ấp và tỷ lệ vịt con loại 1. Tỷ lệ ấp nở là một chỉ tiêu có hệ số di
truyền thấp, ở vịt Bắc Kinh hệ số di truyền h2 = 0,15 (Pingel, 1990) [60].
Chỉ tiêu ấp nở phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố ngoại cảnh như: điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng, các yếu tố trong quá trình ấp nở (nhiệt độ, độ ẩm,
làm mát), thời gian bảo quản trứng, vị trí xếp trứng trong khay và trong máy ấp.
Theo Shen (1985) [63] khi bổ sung vitamin A và vitamin E vào thức ăn
cho vịt có ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, với vitamin A bổ sung vào thức ăn ở 3
mức 2200 UI/kg thức ăn, 12200 UI/kg thức ăn và 22200 UI/kg thức ăn thì tỷ
lệ ấp nở tương ứng với 3 mức bổ sung vitamin A là 34,5 %; 86,7 % và 83,9
%. Khẩu phần bổ sung vitamin E không làm ảnh hưởng đến năng suất trứng
nhưng có ảnh hưởng đến chất lượng vỏ trứng và tỷ lệ ấp nở.

Xông sát trùng trứng và thời gian bảo quản trứng có ảnh hưởng tới tỷ lệ
ấp nở của trứng vịt, kết quả nghiên cứu vịt CV - Super M dòng ông và dòng
bà cho thấy: vệ sinh trứng bằng xông formone và thuốc tím trước khi bảo
quản đã làm tăng tỷ lệ nở so với trứng không được xông sát trùng. Khi bảo
quản trứng trong thời gian 4 ngày ở những trứng xông sát trùng tỷ lệ nở cao
hơn 1,97 % so với trứng không được xông sát trùng, tương tự trứng bảo quan
trong thời gian 7 ngày ở những trứng được xông sát trùng có tỷ lệ nở cao hơn
2,96 % và có sự sai khác (P < 0,05). Bảo quản trứng bằng kho lạnh trong thời
gian 4 ngày tỷ lệ nở/phôi của trứng đạt 89,01 % và nếu bảo quản trong thời
gian 7 ngày tỷ lệ này là 87,38 % (Nguyễn Đức Trọng, 1998) [31].


12
1.1.3.4. Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm
Tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm là một chỉ tiêu hết sức quan trong
chăn nuôi, vì chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ tới hiệu quả kinh tế trong chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng,… Trong chọn giống người ta
thường chọn lọc theo hướng có khả năng lợi dụng thức ăn tốt nhất nhằm hạ
giá thành sản phẩm. Vì khả năng lợi dụng thức ăn tốt sẽ cho sản phẩm cao do
đó tiêu tốn thức ăn/đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống, hơn nữa thức ăn trong
chăn nuôi nói chung chiếm phần lớn giá thành (70 - 75 %) sản phẩm đó, nếu
làm giảm được chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm thì hiệu quả chăn
nuôi càng tăng cao, lợi ích từ chăn nuôi sẽ rất lớn.
Đối với vịt sinh sản, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính bằng tiêu tốn
thức ăn/10 quả trứng. Tiêu tốn thức ăn là chỉ tiêu quan trọng do đó nó chịu
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố mà trước hết phải kể đến là giống, dòng, tính
biệt, phương thức chăn nuôi, chế độ chăm sóc...
Đối với vịt nuôi thương phẩm lấy thịt thì hiệu quả sử dụng thức ăn
được tính bằng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng. Vịt từ 1 - 4 tuần tuổi có
lượng tiêu tốn thức ăn thấp, tốc độ sinh trưởng nhanh càng về sau tiêu tốn

thức ăn càng cao.
Một số nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn của gia cầm:
- Phạm Văn Trượng và cs (1995) [41], tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối
lượng của vịt Anh Đào - Hungari nuôi từ 1 - 60 ngày tuổi ở các thế hệ 1, 2, 3
tương đương như sau: 4,2kg thức ăn; 3,65kg thức ăn; 3,7 kg thức ăn.
- Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs (2012) [18], tiêu tốn thức ăn/10 quả
trứng của vịt chuyên thịt dòng MT1, MT2 và MT3 tương đương như sau:
4,21kg thức ăn; 3,9kg thức ăn; 4,19kg thức ăn.


13
- Nguyễn Thị Thúy Nghĩa và cs (2012) [19], tiêu tốn thức ăn/10 quả
trứng của vịt Bầu Bến và vịt Đốm tương đương như sau: 4,53kg thức ăn;
4,76kg thức ăn.
Theo Nguyễn Đức Trọng và cs (2011) [38] cho biết tiêu tốn thức ăn/kg
tăng khối lượng của vịt SM3SH ở 7 tuần tuổi là 2,41 kg và 8 tuần tuổi là 2,85
kg; tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của mái B là 4,14 kg và của mái D là 3,49
kg và của mái CD là 3,45 kg trong 42 tuần đẻ. Nguyễn Đức Trọng và cs
(2010) [35] cho biết: tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của vịt Đốm
thương phẩm từ 1 - 10 tuần tuổi trung bình là 2,9kg.
Theo Nguyễn Hữu Quảng (2012) [23] khi nghiên cứu đàn vịt M14 nuôi
trong điều kiện nông hộ tại Hải Phòng có tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng
cơ thể đến 9 tuần tuổi nuôi theo phương thức nuôi nhốt trong ao đạt 2,87 kg và
theo phương thức nuôi chăn thả đồng có khoanh vùng kiểm soát đạt 2,80 kg.
Kết quả nghiên cứu trên vịt CV.Super M3 có tiêu tốn thức ăn/10 quả
trứng ở dòng trống là 4,84kg và ở dòng mái là 3,91kg (Phùng Đức Tiến và cs,
2009) [26].
Phương thức nuôi có ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng, theo
Nguyễn Đức Trọng và cs (2005) [31] vịt CV. Super M dòng trống và dòng
mái nuôi theo 2 phương thức: nuôi khô không có nước bơi lội và nuôi có

nước bơi lội tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là khác nhau, vịt dòng trống có tiêu
tốn thức ăn là 4,2kg/10 quả trứng khi nuôi khô và khi nuôi nước là 4,6kg,
tương ứng đối với vịt dòng mái là 3,93kg và 4,44kg.
Ở các tuần đẻ khác nhau thì tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là khác nhau,
tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của vịt lai 2 dòng CV. Super M có tiêu tốn thức ăn
ở 1 - 2 tuần đẻ là cao nhất 10,0 - 12,5kg, tiêu tốn thức ăn thấp nhất ở tuần đẻ 12 14 khoảng 2,6 - 3,3kg/10 quả trứng (Hoàng Thị Lan và cs, 2008) [8].


14
1.1.3.5. Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng sản xuất của vịt
Vịt thương phẩm đặc biệt là giống cao sản có tốc độ sinh trưởng và
phát triển rất mạnh, nhưng sức đề kháng với môi trường kém hơn vì vậy nó
chịu sức ảnh hưởng lớn của môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông
thoáng, mật độ.
Đối với vịt có nguồn gốc hoang dã đã được thuần hóa có khả năng
thích ứng với sự thay đổi môi trường tốt hơn.
Các yếu tố môi trường quá lạnh, quá nóng, ẩm độ quá cao hay quá
thấp, mật độ nuôi quá đông, độ thông thoáng kém sẽ gây tác động xấu đến
quá trình sinh trưởng của thủy cầm.
- Nhiệt độ môi trường: Là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng sinh
trưởng của vịt. Nhiệt độ quá cao làm cho giảm thu nhận thức ăn, mất năng lượng
làm mát cơ thể. Khi nhiệt độ quá thấp vịt phải sản sinh ra một lượng năng lượng
để chống rét làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thủy cầm.
Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết đến sản lượng
trứng vịt, nhiệt độ ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu thụ
thức ăn. Khi được nuôi trong nhiệt độ 20°C nhu cầu về năng lượng là thấp,
mức tiêu thụ thức ăn cao, do vậy tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều cho quá
trình hô hấp, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng được nhu cầu sản xuất,
lượng trứng sẽ giảm.
- Ẩm độ: ẩm độ ảnh hưởng đến sự phát triển của vịt, nếu ẩm độ cao làm

cho chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn bị mốc, ôi tạo điều kiện cho vi khuẩn
nấm mốc phát triển sinh ra khí NH3 do vi khuẩn có sẵn trong nền chuồng,
trong phân gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Ẩm độ cao tạo điều kiện cho mầm
bệnh phát triển nhất là cầu trùng gây ảnh hưởng đến năng xuất trứng và tiêu
thụ thức ăn, độ ẩm quá thấp (< 32 %) làm cho thủy cầm mổ lông, rỉa thịt


15
nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất. Do vậy điều chỉnh
ẩm độ chuồng nuôi là một việc làm hết sức quan trọng.
- Ảnh hưởng của mùa vụ và chế độ chiếu sáng: Mùa vụ, thời tiết, khí
hậu, độ dài ngày chiếu sáng và nguồn thức ăn tự nhiên giữ một vai trò quan
trọng, nó chi phối và ảnh hưởng lớn đến sức đẻ trứng của vịt, đặc biệt đối với
thủy cầm nuôi theo phương thức quảng canh và bán thâm canh. Đối với vịt đẻ
chế độ chiếu sáng ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính dục, cường độ đẻ
trứng. Thời gian chiếu sáng ngắn sẽ gây giảm nhu cầu về thức ăn, giảm tăng
trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Bảo tồn nguồn gene các loài động vật nói chung và các loài vật nuôi
nói riêng là một vấn đề cấp bách có tính chất toàn cầu. Sự cần thiết để bảo tồn
nguồn gene động vật đã được chấp nhận bởi nhiều nước qua việc phê chuẩn
về công ước đa dạng sinh học.
Cùng với những tiến bộ nhanh chóng về di truyền - giống, ngành chăn
nuôi gia cầm đã có những bước tiến vượt bậc và đã đạt được những thành tựu
lớn trong quá trình nghiên cứu chọn lọc tạo dòng, giống mới. Các nhà nghiên
cứu về di truyền - giống đã tập trung vào chọn lọc, thúc đẩy nhanh các tiến bộ
di truyền qua từng thế hệ, từ đó tạo ra được ưu thế lai ở các tính trạng số
lượng. Năm 2003, tổng đàn gà trên thế giới là 45.986 triệu con, sản lượng thịt
đạt 65.016 triệu tấn.

Tran Thanh Van and Nguyen Thi Thuy My (2008) [66] đã nghiên cứu
đặc điểm ngoại hình của vịt lai F1 (♂ Triết Giang × ♀ Khaki) cho biết: Vịt lai
F1 (♂ Triết Giang × ♀ Khaki) đã có nhiều thay đổi so với vịt Triết Giang và
vịt Khaki, kích thước của vịt lai tương đương với vịt Khaki, màu lông thiên
hướng theo vịt Triết Giang, lông sáng màu hơn, màu da chân là vàng da cam


16
sẫm, điều này có lợi thế cho người sản xuất trứng vịt lộn khi dùng trứng vịt lai
F1 (♂ Triết Giang × ♀ Khaki) dễ bán hơn so với trứng vịt Khaki thuần, vì
trứng vịt lộn ở ngày 17 -18 có màu sắc hấp dẫn hơn cho người tiêu dùng
Theo nghiên cứu vịt Khaki Campbell ở Ấn độ của Bulbule V. D.
(1985) [52] cho biết: Vịt Khaki Campbell có năng suất đẻ trứng 272
quả/con/năm. Tuổi đẻ trứng đầu tiên là 120 ngày, đến 146 ngày đạt tỷ lệ đẻ 50
%. Ở 40 tuần tuổi, khối lượng cơ thể đạt 1800 g/con. Khối lượng trứng trung
bình 66 g/quả.
Kết quả chọn lọc nâng cao năng suất trứng của giống vịt Tegal của
Ismoyowati và cs (2011) [57] cho biết: Vịt Tegal có tuổi đẻ đầu là 132 – 143
ngày, khối lượng cơ thể ở thế hệ xuất phát là 1550,18 gam/con, thế hệ 1 đạt
1554,65 gam/con, năng suất trứng đến 120 ngày đẻ là 78,0 quả/mái, sau 1 thế
hệ chọn lọc đã tăng lên 88,12 quả/mái/120 ngày đẻ.
Kết quả nghiên cứu trên vịt Bắc Kinh của Gonzalez và Marta (1980)
[54] cho biết: khối lượng cơ thể của vịt nuôi thương phẩm ở 7 tuần tuổi của
vịt mái là 1616,7g/con và vịt đực là 1701,7g/con. Tỷ lệ trứng có phôi của vịt
Bắc Kinh là 90 %; tỷ lệ nở/trứng có phôi là 59,26 % và tỷ lệ nở/tổng trứng
vào ấp là 53,3 %.
Kết quả nghiên cứu vịt Khaki Campbell (Thái Lan), vịt Cỏ cánh sẻ, vịt
Cỏ (Việt Nam) của tác giả Bird R. S. (1985) [51] thì vịt Khaki Campbell
(Thái Lan) có khối lượng vịt mái lúc thành thục là 2,03 kg, cho năng suất
trứng/ mái/52 tuần đẻ là 250 - 325 quả/mái tương ứng với khối lượng trứng

65,0 – 70,0 g/quả. Vịt Cỏ cánh sẻ có khối lượng vịt mái lúc thành thục là 1,52
kg, cho năng suất trứng/ mái/52 tuần đẻ là 225 - 230 quả/mái tương ứng với
khối lượng trứng 64,4 g/quả. Vịt Cỏ có khối lượng vịt mái lúc thành thục là
1,60 kg, cho năng suất trứng/ mái/52 tuần đẻ là 250 - 271 quả/mái tương ứng
với khối lượng trứng 68,0 – 70,0 g/quả.


×