Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 23: Hành động nói

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.61 KB, 9 trang )

Tiết 95. TV
HÀNH ĐỘNG NÓI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Học xong bài này học sinh nắm được:
1. Kiến thức:
- Nói cũng là một thứ hành động.
- Số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại một số kiểu khái
quát nhất định.
2. Kĩ năng. Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành
động nói.
3. Thái độ.
CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:

- Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng

2. Học sinh:- Trả lời câu hỏi Tìm hiểu bài.
- Tìm hiểu các ví dụ trong thực tế cuộc sống.

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:

Tổng số: 39

Vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là câu phủ định? Cho ví dụ?
- Viết đoạn văn sử dụng câu phủ định và cho biết vì sao sử dụng câu phủ
định?



3. Bài mới:
H. động của thầy và trò

Nội dung càn đạt
I.

Hành động nói là gì?

1. Ví dụ.
GV gọi HS đọc đoạn trích, sgk/62.
- Hs đọc
(H) Lí Thông nói với Thạch Sanh
nhằm mục đích gì? Câu nào thể hiện
rõ nhất mục đích ấy?
Hs trả lời

(H) Lí Thông có đạt được mục đích
của mình không? Chi tiết nào nói lên
điều đó?
- Hs trả lời
(H)Lí Thông đã thực hiện được mục
đích của mình bằng phương tiện gì?

- Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm đuổi
TS đi để cướp công của Thạch Sanh.
Câu nói thể hiện ý đồ của Lí Thông: Thôi,
bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn
ngay đi.


- Lí Thông đã đạt được mục đích của mình
vì Thạch Sanh đã vội vã từ giã mẹ con Lí
Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm
cũi nuôi thân.
- Lí Thông đã thực hiện được mục đích của
mình bằng lời nói.

- Hs trả lời

(H) Nếu hiểu hành động là việc làm
cụ thể của con người nhằm một mục
đích nhất định thì việc làm của Lí
Thông có phải là hành động không?

- Việc làm (lời nói) của Lí Thông là hành
động vì nó nhằm đạt được một mục đích


Vì sao?
(H) Hành động của thầy là hành động
nói. Vậy, thế nào là hành động nói?
- Hs trả lời

nhất định.

- Hành động nói là hành động được thực
hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

Ví dụ:
A: Cho mình mượn quyển vở ghi bài

một chút.
B: Đây, nhưng cậu có đọc được
không?
A: Hành động đề nghị.
B: Đồng ý, hành động hỏi.

GV gọi HS đọc Ghi nhớ, sgk/62

2. Ghi nhớ( SGK T 62)

- Hs đọc

II.Một số kiểu hành động nói thường
gặp:

GV HS đọc lại đoạn văn ở mục I,
sgk/62.

1. Ví dụ.

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. (trình


(H)Hãy xác định mục đích của các
câu trong lời nói của Lí Thông?
- Hs trả lời

bày)
- Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết.
(đe dọa)

- Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy
trốn ngay đi. (đuổi khéo)
- Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu. (hứa
hẹn)

GV HS đọc mục II.2, GK/63
(H) Xác định các hành động nói và
chức năng của từng hành động?
- Hs trả lời

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (hỏi)
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (báo
tin)
- U nhất định bán con ư? (hỏi)
- U không cho con ở nhà nữa ư? (hỏi)
- Khốn nạn thân con thế này! (bộc lộ cảm
xúc)
- Trời ơi! (bộc lộ cảm xúc)

(H) Liệt kê các kiểu hành động nói đã
tìm hiểu!
- Hs trả lời
GV Gọi HS đọc Ghi nhớ, sgk/63

- trình bày, đe doạ, hứa hẹn, hỏi, bộc lộ cảm
xúc…
2. Ghi nhớ(SGKT63)


GV gọi HS đọc ví dụ. (Ghi bảng)

Đọc ví dụ:
Trên đường đi học về, Lan nói với
Hoa:
- “Cậu vừa đi Hà Nội về đấy à?”
- Hoa gật đầu.
- Có vui không?
- Vui lắm

(H) Trong đoạn đối thoại trên có
những hành động nói nào?
- Cậu vừa đi Hà Nội về đấy à? (hỏi)
- Có vui không? (hỏi)
- Gật đầu và trả lời vui lắm: hành
động xác nhận và hành động nói.

GV: Hành động nói có thể diễn ra
bằng lời nói và cử chỉ, điệu bộ. Tuy
nhiên, dạng điển hình của hành động
nói vẫn là bằng lời nói.(phát ngôn mục đích của hành động nói chính là
chức năng của các phát ngôn)


GV: yêu cầu học sinh làm các bài tập
- Hs làm

III. Luyện tập.
Bài 1:
- Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ
nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập
Binh thư yếu lược do ông biên soạn, đồng

thời cũng khích lệ lòng tự tôn dân tộc của
họ.
- Câu thể hiện mục đích của hành
động nói: Nếu các ngươi biết chuyên tập
sách này, theo lời dạy bảo của ta thì mới
phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ
sách này, trái lời dạy bảo của ta tức là kẻ
nghịch thù.
Bài 2:
a. Đoạn trích a:
- Bác trai đã khá rồi chứ? (hỏi)
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh
táo như thờng. (cảm ơn)
- Nhưng xem ý hãy còn lề bề
lệt bệt chừng như vẫn còn mỏi mệt
lắm. (trình bày)
- Này, bảo bác ấy có trốn đi
đâu thì trốn. (cầu khiến)
- Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ
vào thúc sưu, không có, họ lại đánh


trói thì khổ. (đe doạ, bộc lộ cảm xúc)
- Người ốm rề rề như thế, nếu
lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng
cho hoàn hồn. (bộc lộ cảm xúc)
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như
cụ. (tiếp nhận)
- Nhưng để cháo nguội, cháu
cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.

(trình bày)
- Nhịn suông từ sáng hôm qua
tới giờ còn gì. (kể, bộc lộ cảm xúc)
- Thế thì phải giục anh ấy ăn
mau lên đi, kẻo nửa người ta sắp sửa kéo
vào rồi đấy! (cầu khiến, đe doạ)
b. Đoạn trích b:
- Đây là Trời có ý phó thác cho
minh công làm việc lớn. (nhận định,
khẳng định)
- Chúng tôi nguyện đem
xương thịt của mình theo minh công, cùng
với thanh gươm thần này để báo đền Tổ
quốc! (hứa, thề)
c. Đoạn trích c:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo
ạ! (báo tin)
- Cụ bán rồi? (hỏi)
- Bán rồi! (xác nhận)


- Họ vừa bắt xong. (báo tin)
- Thế nó cho bắt à? (hỏi)
- Khốn nạn…(cảm thán)
- Ông giáo ơi! (cảm thán)
- Nó có biết đâu! (cảm thán)
- Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay
về, vẫy đuôi mừng. (kể, tả)
- Tôi cho nó ăn cơm. (kể)
- Nó đang ăn thì thằng Mục

nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy
hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. (kể)
Bài 3:
- Anh phải hứa với em không bao giờ
để chúng ngồi cách xa nhau. (điều
khiển, ra lệnh)
- Anh hứa đi! (ra lệnh)
- Anh xin hứa. (hứa)

4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp nôi
Củng cố:
1. Thế nào là hành động nói? Có những kiểu hành động nói nào
thường gặp?
2. Cho ví dụ và phân tích một hành động nói!


3. Gọi HS đọc lại nội dung các phần Ghi nhớ.
Dặn dò:
1. Học bài.
2. Làm bài tập sgk, sbt.
3. Xem lại lí thuyết văn thuyết minh chuẩn bị cho tiết trả bài.



×