Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Báo cáo thực tập Tại Công ty CP đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.97 KB, 73 trang )

Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, nước ta đã và đang từng bước
hội nhập và phát triển song hành cùng nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới nói
chung. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không nhừng được củng cố và hoàn
thiện hệ thống quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô mà cụ thể là các chính sách kinh tế mới
được ban hành giữ một vị trí quan trọng trong việc quản lý điều hành và kiểm soát
kinh tế bằng pháp luật của Nhà nước. Với hàng loạt các chính sách mới đó, giữ vai trò
quan trọng phải kể tới sự đổi mới về cơ chế quản lý tài chính, về chế độ hạch toán kế
toán và các luật thuế mới….
Trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng thì công tác kế
toán đóng 1 vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh nào. Để có một báo cáo tài chính chính xác cung cấp thông tin hữu ích cho
nhà quản lý và những người quan tâm, cần phải kể đến vai trò của kiểm toán viên
trong việc kiểm tra, đánh giá độ chính xác của báo cáo tài chính. Để từ đó, nhà quản lý
có thể đưa ra những quyết định chính xác có lợi cho doanh nghiệp của mình cũng như
thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Đối với bất kỳ một sinh viên chuyên ngành kiểm toán nào, hành trang trước khi bước
vào nghê nghiệp chuyên môn của mình, cần phải có cái nhìn tổng quan và một nền
tảng vững chắc về công tác làm kế toán. Do đó thời gian kiến tập là điều kiện tốt để
em có thể kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và phục vụ thiết thực cho việc học tập
các môn học chuyên ngành kiểm toán cũng như thực tập tốt ở giai đoạn sau.
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
1
1
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
Với mong muốn được tìm hiểu thực tế công tác kế toán so với lý thuyết đã được đào
tạo ở trong trường, em đã chọn “ công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng
Kim” làm cơ sở kiến tập, để tiếp cận với hoạt động kinh doanh nói chung và tìm hiểu
thực tế công tác kế toán nói riêng.


Trong quá trình nghiên cứu và lý luận thực tế, để hoàn thành tốt báo cáo kiến tập, em
đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Minh Hồng cùng các anh chị
trong phòng kế toán của công ty cổ phần đầu tư thương TM-DV Hoàng Kim. Tuy
nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong bài cáo cáo, em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa và các anh chị trong công ty
để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Nội dung báo cáo của em gồm 3 chương
:
Chương 1 : Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim
Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ
Hoàng Kim
Chương 3
: Đánh giá thực trạng kế toán tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch
vụ Hoàng Kim.
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
2
2
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HOÀNG KIM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư thương mại
dịch vụ Hoàng Kim
1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim được thành lập vào
ngày 04 tháng 05 năm 2004. Được Sở Kế Hoạch đầu tư Hà Nội cấp giấy phép kinh
doanh số 01030072098. Công ty cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Kim là nhà phân
phối, bán lẻ các sản phẩm bình nước nóng trực tiếp mang nhãn hiệu ALPHA
Trụ sở chính: Xóm 2- Thôn Hạ- Xã Mễ Trì- Từ Liêm- Hà Nội.
Trụ sở giao dịch: Phòng 1707- tầng 17 nhà B2 Khu Bộ Tổng Tham Mưu Mỹ Đình-
Từ Liêm- Hà Nội.

Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
3
3
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
Tell : 04362966297- 04322285678
Fax: 04322285678
1.1.2 Quá trình phát triển
Ngay từ khi mới thành lập, với qui mô là một công ty tư nhân nhỏ bé số lượng thành
viên ban đầu chỉ có 5 người nhưng công ty luôn luôn đặt tiêu chí lợi ích của khách
hàng lên hàng đầu. Vì vậy mà uy tín cũng như tên tuổi của Hoàng Kim đã được nhiều
khách hàng biết đến. Sản phẩm bình nước nóng của Hoàng Kim đã có mặt trong nhiều
gia đình.
Sau năm năm hoạt động, nhân viên của công ty đã tăng không ngừng về số lượng
cũng như chất lượng phục vụ khách hàng. Giờ đây đội ngũ nhân viên của công ty đã
hơn hai mươi người và có rất nhiều cửa hàng là đại lý phân phối bán lẻ sản phẩm của
Hoàng Kim khắp cả nước.
Công ty có đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo chính quy tại các trường đại học
và cao đẳng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt đội ngũ nhân viên kinh
doanh phải thường xuyên nhiên cứu tim hiểu thị trường, gặp gỡ khách hàng và tạo mối
quan hệ với khách hàng. Tuy công việc vất vả và đòi hỏi có sự tìm hiểu kỳ lưỡng về
đối tác nhưng đội ngũ cán bộ nhân viên luôn làm viêc hêt sức mình và đã mang lại cho
công ty ngày càng nhiều mối quan hệ với khách hàng. Vì vậy doanh thu của công ty
mỗi năm tăng lên đáng kể. Kể từ năm 2008 Công ty áp dụng chính sách khoán theo
doanh thu, hàng hóa tiêu thụ nhiều tạo doanh thu lớn thì sẽ có mức lương thưởng cao.
Điều đó đã khuyến khích tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên tích cực hơn và lợi
nhuận của công ty tăng lên đáng kể. Sau đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong 2 năm gần đây:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HOÀNG KIM
Đơn vị tính: đồng

Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
4
4
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 24.530.315.120 30.378.629.350
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 241.365.450
3 Doanh thu thuần 24.530.315.120 30.619.994.800
4 Giá vốn hàng bán 14.044.320.460 16.023.650.400
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
10.485.994.660 14.596.344.400
6 Doanh thu hoạt động tài chính 5.245.500 8.360.543
7 Chi phí tài chính 75.623.000 159.738.645
8 Chi phí bán hàng và quản lý kinh doanh 1.876.393.160 2.320.437.300
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
8.539.224.000 12.124.529.000
10 Thu nhập khác 36.350.000 40.689.240
11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8.575.574.000 12.165.218.240
12 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.401.160.720 3.406.216.107
13 Lợi nhuận sau thuế 6.174.413.280 8.758.957.133
( Do phòng tài chính- kế toán công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim
cung cấp)
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2007 và 2008 ta thấy: Nhìn
chung các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán và chi phí của năm 2008 đều cao hơn
năm 2007. Doanh thu của công ty năm 2008 tăng gần 6 tỷ đồng so với năm 2007,
tương ứng tăng gần 25%. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 tăng gần 2,6 tỷ
đồng so với năm 2007
1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ

phần đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim
1.2.1 Tổ chức bộ máy kinh doanh
Tổ chức bộ máy kinh doanh của công ty gồm 7 người: một trưởng phòng kinh
doanh và sáu nhân viên kinh doanh.
Chức năng , nhiệm vụ của các nhân viên trong bộ máy kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh là người trực tiếp chỉ đạo nhân viên kinh doanh, bày ra
những hướng chiến lược phát triển mở rộng thị trường, tìm kiếm những khách hàng
lớn tiềm năng.Là người trực tiếp quản lý hệ thống bán hàng và tiêu thụ hàng hóa
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
5
5
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
Các nhân viên kinh doanh đảm nhận trách nhiệm tìm kiếm khách hàng và giao dịch
thỏa thuận với khách hàng về điều kiện của khách hàng và điều kiện của công ty. Sau
khi thỏa thuận đã thiết lập trên những cơ sở tin cậy, địa chỉ của khách hàng được ghi
nhận và hàng hóa được vận chuyển, lắp đặt theo thời gian, địa điểm đã định.
1.2.2 Nội dung hoạt động kinh doanh
Với mô hình là một công ty thương mại dịch vụ nên lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
của Hoàng Kim là nhập các sản phẩm máy nước nóng rồi về phân phối cho các cửa
hàng đại lý và bán lẻ trực tiếp cho khách hàng,phục vụ
nhân dân thủ đô và các tỉnh,
thông qua đó:
- Góp phần thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển
- Đảm bảo đời sống cho người lao động
- Tăng thu nhập cho Ngân sách Nhà nước.
Trên cơ sở chức năng chủ yếu đó, Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ
Hoàng Kim có những nhiệm vụ chính sau:
+ Tổ chức công tác mua hàng từ các cơ sở sản xuất
+ Tổ chức bảo quản tốt hàng hoá đảm bảo cho lưu thông hàng hoá được thường
xuyên liên tục và ổn định thị trường.

+ Tổ chức bán buôn, bán lẻ hàng hoá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và các
cá nhân trong nước.
+ Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng
kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước thông qua việc giao nộp ngân sách hàng
năm.
Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hoàng Kim kinh doanh mặt hàng
bình nước nóng lạnh thuộc các ngành hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
bao gồm các sản phẩm mang nhãn hiệu:
Alpha LH-500E
Alpha LH-500EP
Alpha VI-JETE
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
6
6
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
Alpha VI-JETEP
Alpha S-100ET2
Alpha S-100ET4
Alpha S-200ET2

Ngoài ra , Hoàng Kim còn tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế các thiết bị
phụ tùng bình nóng lạnh chính hãng.
Do nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nên công ty sẽ không ngừng mang
tới cho khách hàng những sản phẩm tốt chất lượng cao và giá cả hợp lý.
1.2.3 Phương thức tiêu thụ và thanh toán
Công ty đang sử dụng cả hình thức bán buôn và bán lẻ hàng hoá. Khi cung cấp
hàng hóa tới các đối tuợng khách hàng công ty thực hiện theo phuơng trâm thực hiện
hết khả năng để có thể cung cấp được nhiều nhất tới nhu cầu của khách hàng . Vì thế
khách hàng của công ty có thể là một nguời khách qua cửa hàng có nhu cầu về sản
phẩm, hoặc khách hàng có thể là những đơn vị bán lẻ hàng hoá, hoặc những khách

hàng quen thuộc. Công ty không chỉ giao dịch với khách hàng tại cửa hàng, mà còn cả
phương thức hoạt động rất phổ biến là giao dịch với khách hàng qua điện thoại, hoặc
fax, hoặc email
Hai phương thức tiêu thụ hàng hoá chủ yếu của công ty:
* Bán buôn
Thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế và các đơn đặt hàng công ty lập kế
hoạch bán hàng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiêu thụ và kết quả kinh
doanh của đơn vị mình .
Phương thức bán buôn chủ yếu mà công ty đang áp dụng bao gồm:
+ Bán buôn trực tiếp qua kho của công ty
+ Bán buôn không qua kho (vận chuyển thẳng) có tham gia thanh toán
* Bán buôn trực tiếp qua kho của công ty
Kho của công ty đặt tại Gia Lâm. Đây là kho để dự trữ toàn bộ nguồn hàng
của công ty. Khi phát sinh nghiệp vụ này, kế toán bán hàng của công ty viết hoá đơn
GTGT gồm 3 liên và xuất hàng taị kho, thủ kho lập phiếu xuất kho xuất hàng tại
kho, và ngày giao hàng theo như đơn đặt hàng đã ký. Khi giao xong, cuối ngày thủ
kho nộp bản kê xuất hàng hàng ngày lên cho phòng kế toán.
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
7
7
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
* Bán buôn không qua kho của công ty.
Để tiết kiệm chi phí bốc dỡ và thuê kho bến bãi, công ty vận dụng điều thẳng
hàng hoá đi đến nơi bán buôn, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký của các đại lý và
đơn đặt hàng, kế toán bán hàng của công ty lập hoá đơn GTGT gồm 3 liên và giao
hàng trực tiếp không qua kho.
* Bán lẻ: Việc bán lẻ của công ty được thực hiện tại 2 cửa hàng.
- 668 Nguyễn Văn Cừ
- 225 Trần Duy Hưng
Công ty có 2 cửa hàng bán lẻ rất tốt. Doanh số của các cửa hàng này chiếm một

phần không nhỏ trong doanh số bán hàng của toàn công ty, đặc biệt việc hạch toán của
cửa hàng bán lẻ đề là thanh toán tiền ngay. Vì vậy nó góp phần cho công ty không bị ứ
đọng vốn, thu được lượng tiền mặt rất lớn.
Tại các cửa hàng bán lẻ khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán nghiệp vụ tại
cửa hàng lập hoá đơn GTGT. Hàng ngày căn cứ vào đó kế toán cửa hàng lập báo cáo
bán hàng kèm theo số tiền bán hàng được trong ngày nộp về công ty. Như vậy kế toán
công ty sử dụng chứng từ ban đầu gồm các báo cáo bán lẻ hàng hoá, phiếu thu tiền
mặt và hoá đơn GTGT để hạch toán.
Phương thức thanh toán
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đại lý và có thể sử dụng được nguồn vốn
linh hoạt hơn, công ty đã chủ động tạo ra các phương thức thanh toán rất mềm dẻo.
Công ty có thể giảm giá hoặc chiết khấu cho các đại lý vào từng lô hàng hoặc sau
từng lần thanh toán cụ thể là:
+ Công ty thực hiện giảm giá đối với khách hàng mua với số lượng lớn.
+ Chiết khấu trên từng lô hàng với hình thức thanh toán ngay sau khi giao hàng.
+ Trong từng chu kỳ kinh doanh, sau khi xem xét toàn bộ doanh số của các đại
lý mua trong kỳ, đại lý nào có doanh số cao nhất thì công ty có thể giảm giá từ 0,5 đến
1% trên tổng doanh số bán cả năm cho khách hàng đó.
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ
Hoàng Kim
1.3.1 Mô hình tổ chức quản lý
Công tác quản lý là khâu quan trọng, cần thiết và không thể thiếu được
để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
8
8
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đặc điểm của Công ty cổ phẩn đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim và
do nhu cầu về quản lý nên tổ chức bộ máy của Công ty cổ phẩn đầu tư thương mại

dịch vụ Hoàng Kim được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
9
9
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của công ty theo sơ đồ sau đây
Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phân trong công ty
* Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty và toàn thể cổ đông, chế độ và
cơ chế làm việc theo quy định của luật doanh nghiệp.
* Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan đại diện
cho Đại hội đồng cổ đông thực hiện các hoạt động giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng
quản trị của Công ty cổ phẩn đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim gồm 3
người. Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
1. Quyết định các công việc liên quan đến sự phát triển và lợi ích của công
ty.
2. Xây dựng sách lược phát triển công ty.
3. Xây dựng phương án các loại cổ phần và tổng số cổ phiếu được phát
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
10
10
PGD
Kinh
doanh
Phó
giám đốc
HC-TC-

KT
Phòng
TCKT
Phòng
KD
Phòng
Kỹ
thuật
Văn
phòng
đại diện
Phòng
TC-HC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TRỊTRỊ TRTTRỊ
GIÁM ĐỐC
Phòng
dịch vụ
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
hành.
4. Quyết định niêm yết cổ phiếu trên thị trường, quyết định biện pháp huy động
vốn.
5. Quyết định phương án đầu tư.
6. Quyết định biện pháp khai thác thị trường, phê chuẩn các hợp đồng có giá trị lớn.
7. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán
trưởng, quyết định mức lương, phụ cấp, thưởng của các cán bộ quản lý
này.
8. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ
đông…
Ban giám đốc gồm một giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và các bộ phận

chủ quản. Ban giám đốc phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về điều hành
quản lý công ty.
1. Giám đốc: là người chỉ huy trực tiếp toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ
phận khác của công ty. Giám đốc công ty là người đại diện cho mọi quyền lợi và
nghĩa vụ của công ty trước lãnh đạo công ty và pháp luật nhà nước. Các phó
giám đốc cùng các phân ban giúp giám đốc ra các quyết định, chỉ thị đúng đắn.
Giám đốc công ty là thành viên hội đồng quản trị, được hội đồng quản trị bổ
nhiệm. Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao:
- Quản lý hành chính hoạt động hàng ngày của công ty.
- Giao nhiệm vụ cho các cán bộ và nhân viên của công ty, kiểm tra đôn
đốc việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất và kinh doanh của công ty để hội đồng
quản trị phê duyệt.
- Triển khai thực hiện kế hoạch SXKD đã được phê duyệt.
- Ký kết các hợp đồng lao động với cán bộ nhân viên của công ty.
- Ký các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước.
2. Phó giám đốc hành chính - tổ chức - kỹ thuật:
Phó giám đốc HC - TC - kế toán do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Giúp giám đốc trong công tác quản lý nhân sự, tài chính.
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
11
11
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
- Tổ chức hoạt động hành chính - quản trị.
- Quản lý kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm.
3. Phó giám đốc kinh doanh.
Phó giám đốc kinh doanh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
- Giúp giám đốc mạng bán hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Kiểm soát hoạt động của mạng lưới bán hàng.

- Quản lý xuất nhập vật tư, hàng hoá, sản phẩm.
4. Phòng tài chính kế toán.
- Kiểm soát hoạt động chi tiêu tài chính của ban giám đốc Công ty căn cứ trên
các quy chế, quy định, định mức chi tiêu của Công ty và dự toán chi tiêu của
Công ty đã được hội đồng quản trị phê duyệt.
- Tổ chức việc ghi chép sổ sách, báo cáo kế hoạch theo quy định của pháp luật
và quy chế của Công ty.
- Tham mưu cho hội đồng quản trị trong việc lập kế hoạch chi tiêu tài chính trong năm.
- Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và quyết toán thuế hàng năm theo
yêu cầu của cơ quan quản lí nhà nước.
- Báo cáo về hoạt động chi tiêu tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh cho
ban giám đốc và hội đồng quản trị theo định kỳ hoặc bất cứ khi nào yêu cầu.
5. Phòng kinh doanh
Cán bộ thi trường do giám đốc ký hợp đồng lao động theo đề nghị của phó
giám đốc HC- TC – kế toán.
- Triển khai các kế hoạch kinh doanh như: Tiếp thị, xúc tiến thương mại, bán
hàng theo kế hoạch của Công ty.
- Tham mưu cho ban giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh
thông qua các hoạt động điều tra thị trường.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đệ trình kế hoạch tổ chức kinh
doanh cho ban giám đốc định kì hàng tháng và cho hội đồng quản trị bất cứ
khi nào.
6. Phòng kỹ thuật.
- Tổ chức nghiên cứu công nghệ sản phẩm, bảo hành các sản phẩm hỏng do
khách hồi về
7. Phòng tổ chức hành chính.
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
12
12
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng

- Giám sát các hoạt động mang tính chất hành chính của Công ty.
8. Văn phòng đại diện.
- Đại diện cho Công ty trong việc giao tiếp thương mại, đàm phán, kí kết hợp
đồng với khách hàng đại lí tại khu vực được Công ty chỉ định.
- Thực hiện các chức năng và yêu cầu khác của Công ty.
9. Phòng dịch vụ.
- Lắng nghe ý kiến, đánh giá của khách hàng từ đó đưa ra các biện pháp để
giải quyết những thắc mắc cho khách hàng một phương án tốt nhất.
- Là nơi thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm của công ty khi có ra
sự cố và thực hiện các dịch vụ chăm sóc khách hàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
13
13
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HOÀNG KIM
2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Việc tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong
doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận. Vì vậy, việc tổ chức, cơ cấu bộ máy kế
toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ, và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để
cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác, trung thực và đầy đủ, hữu ích
cho các đối tượng sử dụng thông tin; đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp
vụ, năng suất lao động của nhân viên kế toán.
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng phục vụ điều hành và quản lý các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ý thức được điều này, Công ty cổ phần
đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim đã chú trọng tới việc tổ chức công tác kế toán
một cách khoa học và hợp lý.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim có bộ máy quản lý, có
phòng kế toán riêng hạch toán độc lập và tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế
toán tập trung. Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán theo đúng chế độ kế toán
hiện hành, theo pháp luật nhà nước, tuân thủ các chính sách có liên quan đến hoạt
động kinh doanh thương mại (các luật thuế mới, các nghị định bổ sung…) như các
doanh nghiệp tư nhân bình thường khác. Các quá trình phát sinh, tiến hành và kết thúc
của các hoạt động kinh doanh ở công ty đều đựơc ghi nhận lại tại phòng kế toán của
công ty và đuợc kế toán tổng hợp tổng kết hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm
đưa ra báo cáo quản trị theo yêu cầu của giám đốc, và cuối mỗi năm tài chính lập báo
cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành. Bộ máy kế toán của chi
nhánh công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Hoàng Kim đựơc mô tả trên sơ đồ như
sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
14
14
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty như sau:
Sơ đồ 2
Bộ máy kế toán của công ty nằm trong phòng kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
giám đốc.Công ty đồng thời có hai cửa hàng bán lẻ và tạo ra doanh thu không nhỏ.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên trong bộ máy kế toán
Qua năm năm phát triển công ty đã thiết lập được một bộ máy kế toán càng ngày
càng chuyên nghiệp cả về bố trí nhân lực và bố trí các bộ phận hợp thành bộ máy kế
toán. Sơ đồ trên cho ta cái nhìn khái quát, sơ lược về bộ máy kế toán tại công ty.
Phòng kế toán của Hoàng Kim hiện nay gồm năm nhân viên kế toán: kế toán phụ trách
nghiệp vụ liên quan đến thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; kế toán phụ trách nghiệp
vụ liên quan đến theo dõi tình hình bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán tính lương
và chi trả lương cho nhân viên: kế toán phụ trách nghiệp vụ liên quan đến tài khoản
hàng tồn kho, các nghiệp vụ nhập, xuất kho; và một kế toán tổng hợp kiêm kế toán
trưởng chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ tổng hợp số liệu từ các kế toán khác, lên sổ

cái và cũng là người điều hành bộ máy kế toán. Cụ thể hơn, chức năng, nhiệm vụ của
các kế toán viên và các cá nhân có liên quan đến công tác kế toán được mô tả như sau:

Kế
toán trưởng
Kế toán trưởng chỉ đạo trực tiếp bộ máy kế toán của công ty với nhiệm vụ
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
15
15
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
Kế toán
bán
hàng
Kế toán
tiền mặt,
tiền gửi
Kế toán
tiền lương
Kế toán
kho
hàng
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
+ Chịu trách nhiệm trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động
kinh tế trước giám đốc và pháp luật Nhà nước.
+ Chỉ đạo, quản lý về hoạt động sử dụng vốn, chỉ đạo giao vốn cho các cửa
hàng, hướng dẫn, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn của các cửa hàng.
+ Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính của công ty
(Giao chỉ tiêu kế hoạch cho các cửa hàng, hướng dẫn các cửa hàng xây dựng kế hoạch,
chỉ đạo kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch của các cửa hàng).

+ Chỉ đạo, xây dựng hệ thống hạch toán kế toán từ công ty đến các cửa hàng,
theo dõi các khoản chi phí và đôn đốc các cửa hàng nộp các chỉ tiêu pháp lệnh về công
ty.
+ Quản lý kiểm tra quỹ tiền mặt
+ Tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích
hoạt động kinh tế toàn công ty.
Kế toán bán hàng
Viết hoá đơn bán hàng, kiểm kê hàng hoá thanh toán với người mua lập báo cáo
tiêu thụ và xác định số thuế phải nộp của công ty. Kế toán bán hàng đảm nhận luôn
nhiệm vụ xác định giá vốn hàng bán trước khi xuất hàng đi bán

Kế toán kho hàng
Theo dõi sự tăng giảm vật tư hàng hóa trong kho. Theo dõi toàn bộ quá trình
xuất nhập hàng hóa ra khỏi kho hàng và hàng vào kho. Kiểm soát chứng từ liên quan
đến hàng hóa đảm bảo độ chính xác cho hàng hóa tồn kho khi theo dõi qua sổ sách.
Ghi nhật ký nhập hàng, xuất hàng và lập bản kê nhập hàng, xuất hàng .Cuối tháng so
sánh với thủ kho về số lượng tồn kho và lập báo cáo về hàng tồn kho
Kế toán ngân hàng, tiền mặt
Có chức năng quản lý tiền tệ tại Công ty và thanh toán quyết toán tiền mua vật
tư hàng hoá, thanh toán các khoản tiền mặt liên quan đến chế độ của người lao động.
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
16
16
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
Thực hiện giao dịch tiền tệ giữa Công ty với các Ngân hàng, theo dõi công nợ phải
thu, phải trả của Công ty với khách hàng
Kế toán tiền lương
Xác định chi phí tiền lương phải trả cho tất cả công nhân viên chức của Công ty
và các khoản trích theo lương theo quy định của Nhà nước như: BHXH, BHYT,
KPCĐ….

Đối với 2 của hàng bán lẻ không có bộ phận kế toán tại của hàng nên cuối tháng
kế toán bán hàng đến của hàng tổng hợp các hóa đơn chứng từ lại lập một báo cáo rồi
mang tổng hợp lại với số liệu tại công ty, nộp cho kế toán tổng hợp để lập một báo cáo
hoàn chỉnh theo yêu cầu của giám đốc.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán
2.2.1 Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán áp dụng
Hệ thống chứng từ kế toán ở công ty được lập dựa trên cơ sở các phần hành kế
toán chủ yếu: Lao động tiền lương, kế toán bán hàng và công nợ phải thu, kế toán mua
hàng và công nợ phải trả, kế toán vốn bằng tiền và một số chứng từ khác theo các văn
bản pháp luật ban hành. Cũng như các doanh nghiệp khác hệ thống chứng từ của công
ty cũng chia thành chứng từ bắt buộc và chứng từ nội bộ. Một số chứng từ đòi hỏi sự
thống nhất giữa các đơn vị của cơ quan pháp luật (phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu
tiền, hóa đơn giá trị gia tăng), một số chứng từ được phép sửa đổi cho phù hợp với các
thủ tục trong nội bộ công ty (phiếu bàn giao, bảng chấm công, bảng thanh toán lương
thưởng, các bảng kê…).
2.2.1.1 Hệ thống chứng từ kế toán

Công ty áp dụng quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2) ban hành
theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính,
được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 161/2007/TT- BTC ngày 31/12/2007 của bộ tài
chính và các văn bản khác có liên quan.
Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
17
17
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam (VND)
Các chính sách kế toán chung:
 Nguyên tắc xác định các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang

chuyển:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân
hàng do Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán.
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại
số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu
hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.
 Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho được xác định
theo phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được
lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá
trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
 Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác
- Nguyên tắc ghi nhận: Các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho
người bán, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, nếu:
+ Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm (hoặc trong một chu kỳ sản
xuất kinh doanh) được phân loại là tài sản ngắn hạn
+ Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (hoặc trong một chu kỳ kinh
doanh) được phân loại là Tài sản dài hạn.
 Ghi nhận và khấu hao tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình
Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc, trong quỏ trỡnh sử dụng, tài sản cố
địch được ghi nhận theo nguyờn giỏ, hao mũn lũy kế và giỏ trị cũn lại.
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
18

18
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
 Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác
Các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ và phải trả khác, khoản vay tại
thời điểm báo cáo, nếu:
- Có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh
được phân loại là nợ ngắn hạn
+ Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (hoặc trờn một chu kỳ kinh
doanh) được phân loại là nợ dài hạn.
Tài sản thiếu chờ xử lý được phân loại và nợ ngắn hạn
Thuế thu nhập hoón lạiđược phân loại là nợ dài hạn
 Ghi nhận nguồn vốn chủ sở hữu
- Ghi nhận và trỡnh bày cổ phiếu mua lại
Cổ phiếu do cụng ty phỏt hành sau đó mua lại là cổ phiếu ngân quỹ của công ty.
Cổ phiếu ngân quỹ được ghi nhận theo giá trị thực tế và trỡnh bày trờn Bảng cõn đối
kế toán là một khoản ghi nhận giảm vốn chủ sở hữu
- Ghi nhận cổ tức: Cổ tức phải trả cho các cổ đông được ghi nhận là khoản phải
trả trong Bảng cõn đối kế toán của Công ty sau khi có thông báo chia cổ tức của Hội
đồng quản trị công ty.
- Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ và các quỹ từ lợi nhuận sau thuế:
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi được Hội đồng quản trị phờ
duyệt được trích các quỹ theo điều lệ của công ty và các quy định pháp lý hiện hành,
sẽ được phân chia cho các bên dựa trên vốn góp.
2.2.1.2. Hình thức sổ kế toán áp dụng

Hiện nay Công ty cổ phẩn đầu tư thương mại dịch vụ Hoàng Kim áp dụng hình
thức kế toán Nhật ký chứng từ, hệ thống sổ sách bao gồm:
- Các sổ Nhật ký chứng từ: Đây là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh theo vế có các tài khoản. Công ty sử dụng các NKCT số
1,2,3,5,7,8,9,10.

- Sổ cái: là sổ phân loại dùng để hạch toán tổng hợp, mỗi tài khoản được phản
ánh trên một trang sổ cái, sổ cái tài khoản 156, 632, 511, 641, sổ cái tổng hợp 911…
- Các sổ và thẻ kế toán chi tiết: dùng để theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh cần hạch toán chi tiết.
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
19
19
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
- Bảng kê: kế toán của công ty mở các bảng kê số 8 để theo dõi tình hình nhập -
xuất - tồn của hàng hoá và bảng kê số 11 để phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng
với người mua
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
20
20
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
Sơ đồ 3 - Trình tự kế toán

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
2.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ
hệ thống chế độ kế toán trong doanh nghiệp. Bắt đầu từ 01/01/1996 tất cả các doanh
nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện áp dụng thống
nhất hệ thống tài khoản doanh nghiệp ban hành theo QĐ 1141/TC/CĐKT ngày
01/11/1995 của bộ trưởng bộ tài chính, cùng với các văn bản bổ sung sửa đổi. Hiện
nay quyết định số quyết định số 1141 đã được thay thế bởi quyết định 48/2006/QD-
BTC ngày 14/09/2006 được áp dụng với daopnh nghiệp nhỏ và vừa và quyết định
15/2006/QĐ- BTC ngày 20/02/2006 áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.
Ngoài ra chi nhánh còn bổ sung thêm vào hệ thống tài khoản một số tài khoản

chi tiết cho phù hợp với tinh hình hoạt động, gọn nhẹ cho công tác kế toán.Chi tiết cho
tài khoản phải thu khách hàng, phải trả nhà cung cấp và chi tiết tài khoản phải thu,
phải trả nội bộ. Cụ thể các tài khoản đó được bổ sung thêm theo bảng sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
21
21
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
SỔ CÁI
Sổ và thẻ kế
toán chi tiết
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
Bảng kê
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
Bảng 2.2 –BẢNG TÀI KHOẢN CHI TIẾT BỔ SUNG
STT Tên tài khoản Số hiệu tài khoản
1 Phải thu công ty CP đầu tư Hà Thành 131HT
2 Phải thu công ty TNHH Thành Đạt 131TD
3 Phải thu công ty Thiên An 131TA
4 Phải thu công ty Tân Việt 131TV
5 Phải thu cửa hàng Quảng Phương 131QP
6 Phải thu cửa hàng Ngọc Lan 131NL
7 Phải thu cửa hàng Vinh Hiển 131VH
8 Phải thu cửa hàng Sinh Cường 131SC
9 Phải thu cửa hàng Dũng Thoa 131DT
10 Phải thu cửa hàng Trung Hiếu 131TH
11 Phải thu cửa hàng Linh Anh 131LA

12 Phải trả công ty đầu tư và phát triển Hà Nội 331TID
13 Phải trả công ty TNHH Nam Long 331NL
14 Phải trả công ty CP Đầu tư Tiến Lợi 331TL
15 Phải trả cô Huyền- 47 Hàng Bài 331CHU
16 Phải trả cô Hằng- số 5 hàng cháo 331CHO
17 Phải trả cô Vinh Huệ- 57 Nguyễn Công Trứ 331CVH
18 Phải trả công ty Thương mại Anh Dương 331AD
19 Phải trả Công ty Thương mại Nhật Sim 331AM
20 Phải trả Công ty kỹ thuật công nghệ Thuận Thiên 331TT
(Do phòng tài chính kế toán công ty Cổ phần TMDV Hoàng Kim cung cấp)

Trên đây là hệ thống tài khoản chi tiết bổ xung về tài khoản phải thu, phải tra
khách hàng cơ bản, là những khách hàng lớn của công ty trong nhiều năm. Các tài
khoản chi tiết được bộ phận kế toán đề xuất và thông qua quyết định của quản lý và
giám đốc. Khi các khách hàng hoặc nhà cung cấp quen thuộc vì lý do nào đó không
còn giao dịch với công ty thì số hiệu tài khoản tương ứng cũng xóa bỏ. Trường hợp
công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho một công trình xây dựng, dự án lắp đặt
trong thời gian dài. Trong thời gian đó khách hàng này trở thành quen thuộc với công
ty và các giao dịch với khách hàng được chi tiết bởi một tài khoản chi tiết, nhưng sau
đó công trình hoàn thành thì các giao dịch cũng không còn nữa và tài khoản chi tiết
gắn với khách hàng được xóa bỏ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
22
22
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
2.2.3. Chế độ báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo kế toán là một phần quan trọng cấu thành nên hệ thống thông
tin kế toán trong doanh nghiệp. Cũng như báo cáo kế toán của các doanh nghiệp khác,
báo cáo kế toán của công ty đầu tư TMDV Hoàng Kim được chia thành hai loại là báo
cáo tài chính lập theo mẫu theo thời gian quy định của cơ quan nhà nước và báo cáo

nội bộ lập theo yêu cầu của giám đốc, quản lý công ty
Các báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát về tình hình tài sản, tình
hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và một số tình hình khác cần thiết cho
các đối tượng quan tâm, sử dụng thông tin kế toán với những mục đích khác nhau để
ra các quyết định phù hợp.
Bên cạnh đó là các báo cáo nội bộ phục vụ cho việc quản trị của ban quản lý và
giám đốc. Báo cáo quản trị nội bộ có thể bằng hình thức văn bản hoặc hình thức ngôn
ngữ nói. Đôi khi ban quản trị hoặc giám đốc kiểm tra tình hình hoạt động của công ty,
năng lực làm việc của nhân viên trong công ty qua những câu hỏi báo cáo về số liệu
quan tâm, yêu cầu nhân viên kế toán phải cung cấp dựa vào số liệu cập nhật trong
ngày.
Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính. Công ty tuân thủ phương pháp lập, nội
dung và thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quy định của luật kế toán, chuẩn mực
kiểm toán và chính sách chế độ kế toán tài chính.
Báo cáo nội bộ trong công ty có thể là các báo cáo định kì được chịu trách
nhiệm bởi các kế toán viên của các phần hành và báo cáo tổng hợp tình hình của kế
toán tổng hợp, hoặc các báo cáo bất thường theo yêu cầu của giám đốc. Các báo cáo
nội bộ của đơn vị như: báo cáo tình hình công nợ, báo cáo hoạt động thu chi, báo cáo
doanh thu tiêu thụ…
2.3 Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu
Sau khi theo dõi những thông tin cung cấp trong chương một ta đã phần nào hiểu
về đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tổ chức hoạt động ở công ty đầu tư TMDV
Hoàng Kim. Loại hình kinh doanh thương mại bao gồm cả mua bán hàng hóa và cung
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
23
23
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
cấp dịch vụ. Sự vận động của tài sản hình thành nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
bộ máy kế toán được thiết lập đảm bảo phản ánh, ghi chép, xử lý, phân loại, tổng hợp

một cách kịp thời, toàn diện, đầy đủ và có hệ thống theo các nguyên tắc, chuẩn mực và
những phương pháp khoa học của kế toán tài chính. Dựa trên những nghiệp vụ phát
sinh thường xuyên tại công ty bộ máy kế toán đã phân công các kế toán viên đảm
nhiệm các phần hành kế toán sau:
- Phần hành kế toán tiền lương
- Pần hành kế toán vốn bằng tiền
- Phần hành kế toán tài sản cố định
- Phần hành kế toán mua hàng và thanh toán với người bán
- Phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
2.3.1 Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Hoàng Kim áp dụng phương
pháp tính lương sau:
Tiền lương bao gồm:
Lương theo quy định của nhà nước là lương cơ bản x hệ số cấp bậc
Lương bổ sung theo quy định của Công ty gồm lương cơ bản x hệ số lương bổ
sung x hệ số phụ cấp .
Lương bộ phận kinh doanh, công ty cũng căn cứ vào doanh số bán hàng để xếp
hệ số hoàn thành công việc x với lương bổ sung, và phụ cấp thêm khoản tiền phụ cấp
tiếp khách.
* Nhiệm vụ:
Hạch toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương không
chỉ liên quan tới quyền lợi của người lao động , mà còn liên quan tới các chi
phí hoạt động kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan
đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của nhà nước.
Để phục vụ nhu cầu quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương của doanh nghiệp cần phải thực hiện tố các nhiệm vụ
sau:
- Tổ chức hạch toán đúng thời gian , số lượng, chất lượng và kết quả lao động
của người lao động
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A

24
24
Báo cáo kiến tập GVHD: ThS Phạm Minh Hồng
- Tính toán phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương, tiền công và các khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan
- Định kỳ tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chỉ
tiêu quỹ tiền lương; cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận
liên quan
* Các chứng từ sử dụng
- Chứng từ lao động gồm
+ Chứng từ theo dõi cơ cấu lao động: Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, sa
thải, khen thưởng, kỷ luật, …
+ Chứng từ theo dõi thời gian lao động: Bảng chấm công.
+ Chứng từ theo dõi kết quả lao động: Phiếu giao nhận sản phẩm, phiếu giao
quản, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản đánh giá mức độ hoàn thành công việc
- Chứng từ tiền lương gồm:
+ Bảng thanh toán lương và BHXH
+ Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Bảng phân phối thu nhập theo lao động
+ Các chứng từ chi tiền, thanh toán cho người lao động
+ Các chứng từ đền bù thiệt hại, khấu trừ vào lương.
* Quy trình luân chuyển chứng từ:
B1 . Nơi sử dụng lao động : căn cứ vào thời gian kết quả sử dụng lao động để
lập bảng chấm công, chứng từ giao nộp sản phẩm
B2. Bộ phận quản lý lao động tiền lương: căn cứ vào cơ cấu lao động, đơn giá
định mức để ra các quyết định về tiền lương, thưởng, các khoản khác
B3. Kế toán tiền lương lập chứng từ về tiền lương, BHXH, thanh toán khác để
ghi sổ kế toán
B4. Kế toán tiền lương tổ chức bảo quản lưu giữ chứng từ.
* Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương:

- TK sử dụng:
+ TK 334 – Phải trả công nhân viên, dùng để theo dõi tình hình thanh toán với
công nhân viên, được chi tiết ra thành các tiểu khoản:
Sinh viên: Nguyễn Thị Xuyên Lớp Kiểm toán 48A
25
25

×