Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo án dạy học theo chủ đề Hóa học 10: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.19 KB, 13 trang )

CHỦ ĐỀ:
BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (2 tiết)
A. Nội dung chuyên đề
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn
-Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa hoc
- Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố hoá học
B. Tổ chức dạy học chuyên đề
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:
HS nêu được:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
- Mối quan hệ giữa vị trí và cấu tạo
2.Kĩ năng:
- Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và
ngược lại.
3.Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
4.Thái độ:
- Có thái độ tích cực học tập với bộ môn
II. Phương pháp dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy
học sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận nhóm).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (TBDH, tranh ảnh …), SGK.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.


- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
+ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
+ Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung của chủ đề trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến chủ đề.
IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nội dung

Loại câu
hỏi/ Bài tập

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng
cao


Câu hỏi/bài
tập định tính

1. Bảng tuần
hoàn các
nguyên tố

hóa học

- Biết nguyên
tắc sắp xếp
các nguyên
tố trong BTH
- Biết cách
phân loại chu
kì và nhóm

- Quan hệ
giữa vị trí và
cấu tạo
nguyêntử

- Bài tập từ
vị trí suy ra
cấu tạo và
ngược lại

Câu hỏi/bài
tập định
lượng

- Xác định
tên nguyên ,
vị trí của
ngyên tố
trong BTH


IV. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1.Biết:
Câu 1: Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc:
A.
Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một hàng.
B.
Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
C.
Các nguyên tố được sắp theo theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
D.
Cả A, B và C.
Câu 2: Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của
A.
số nơtron trong hạt nhân.
B.
số proton trong hạt nhân.
C.
số electron ở lớp ngoài cùng.
D.
cả B và C.
Câu 3: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học có bao nhiêu chu kì nhỏ?
A. 2.
B.1.
C. 3.
D. 4.
Câu 4: Nguyên tố canxi thuộc chu kì
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D.5.

Câu 5: Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 6: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn là :
A. 3 và 3.

B. 3 và 4.

C. 4 và 4.

D. 4 và 3.

Câu 7: Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và 5 là :
A. 8 và 18.

B. 18 và 8.

C. 8 và 8.

D. 18 và 18.

Câu 8: Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây ?
A.nguyên tố s,nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f.
B.tổng số electron trên lớp ngoài cùng.

C.Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng.


D.Số hiệu nguyên tử của nguyên tố.
Câu 9 : Nguyên tố s là :
A. Nguyên tố mà nguyên tử có electron điền vào phân lớp s.
B. Nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s.
C. Nguyên tố mà nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng là 2 electron.
D. Nguyên tố mà nguyên tử có từ 1 đến 6 electron trên lớp ngoài cùng .
Câu 10: Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố
A.nhóm IA và IIA.
B.nhóm IVA đến nhóm VIIIA (trừ He).
C.nhóm IB đến nhóm VIIIB.
D.xếp ở hai hàng cuối bảng.
Câu 11: Số thứ tự của nhóm A cho biết
A.số hiệu nguyên tử.
B.số electron hoá trị của nguyên tử.
C.số lớp electron của nguyên tử.
D.số electron trong nguyên tử.
Câu 12: Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm:
A.Có tính chất hoá học gần giống nhau.
B.Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.
C.Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau.
D.Được sắp xếp thành một hàng.
Câu 13 Cho các nguyên tố : X1 , X2, X3 , X4 , X5 , X6 ; lần lượt có cấu hình electron như sau :
X1 :1s2 2s2 2p6 3s2.

X4 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1

X2 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4


X5 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

X3 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d2

X6:1s22s22p63s23p64s2

Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kỳ :
A. X1 , X2 , X3 , X4.
A. X1 , X2 , X3 , X5.

B. X1 , X2 , X5 và X3 , X4 , X6.
D.X4 , X6 .

Hiểu:
Câu 5 Tìm câu sai trong các câu sau đây :
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kỳ và các nhóm.
B. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được
xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ. Số thứ tự của chu kỳ bằng số phân lớp electron trong
nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Câu 1: Hai nguyên tố A và B cùng một nhóm, thuộc hai chu kì nhỏ liên tiếp nhau (ZA < ZB).
Vậy ZB – ZA bằng:
A. 1.
B. 6.
C. 8.
D.18.



Câu 2: Nguyên tố X có số thứ tự 10, chu kì 2, nhóm VIIA. Vậy số proton có trong nguyên tử
X là A. 12.
B. 8.
C. 2.
D. 10.
Câu 3: Nguyên tử X có 3 lớp e. Lớp ngoài cùng có 3e. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
A. 15. B. 12.
C. 10.
D. 13.
Câu 4: Nguyên tố X có số thứ tự là 8, chu kì 2, nhóm VIA. Số electron hóa trị trong nguyên
tử X là: A. 8. B. 2.
C. 6.
D. 4.


Vận dụng
Câu 1: Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm, phân nhóm) các nguyên tố sau đây trong bảng
tuần hoàn, cho biết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố đó như sau:
1. 1s2 2s2 2p6 3s23p6 4s2
2. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2
Câu 2: Biết nguyên tố Al thuộc chu kì 3, nhóm IIIA trong BTH, hãy xác định cấu tạo nguyên tử
của nguyên tố nhôm.
Câu 3: X, Y là hai kim loại có electron cuối cùng là 3p 1 và 3d6. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy
xác định vị trí và tên hai kim loại X, Y.
Câu 4 Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết :
1- số điện tích hạt nhân .
2- số nơtron trong nhân nguyên tử.
3- số electron trên lớp ngoài cùng .

4- số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

5- số proton trong nhân hoặc electron trên
vỏ nguyên tử.
6- số đơn vị điện tích hạt nhân.

Hãy cho biết thông tin đúng :
A. 1, 3, 5, 6.

B. 1, 2, 3, 4.

C. 1, 4, 5, 6.

D. 2, 3, 5, 6.

Câu 5 Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p3 . Trong bảng tuần hoàn , nguyên tố X thuộc:
A. Chu kỳ 3, nhóm V A.
B. Chu kỳ 4, nhóm V B.

C. Chu kỳ 4, nhóm VA.
D. Chu kỳ 4 nhóm IIIA.


Câu 6 Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là
3d10 4s1 ?
A. Chu kỳ 4 , nhóm IB.

B. Chu kỳ 4, nhóm IA.

C. Chu kỳ 4 , nhóm VIB.


D. Chu kỳ 4, nhóm VIA.

Câu 7 Nguyên tố hóa học ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn có cấu hình electron hóa trị là
3d3 4s2 ?A. Chu kỳ 4 , nhóm VA.
B. Chu kỳ 4 , nhóm VB.
C. Chu kỳ 4 , nhóm IIA.

D. Chu kỳ 4 , nhóm IIB.

Câu 8 Một nguyên tố hóa học X ở chu kỳ 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X
là :
A. 1s22s22p63s23p2.

B. 1s22s22p63s23p4.

C. 1s22s22p63s23p3.

D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 9 Nguyên tố canxi có số hiệu nguyên tử là 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng
định nào sau đây về canxi là sai ?
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố canxi là 20 .
B. Vỏ nguyên tử canxi có 4 lớp và lớp ngoài cùng có 2 electron.
C. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton.
D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim.
Câu 15 Nguyên tố X có cấu hình electron như sau : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1.
Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là :
A. Ô 25, chu kỳ 3, nhóm IA.
C.Ô 23, chu kỳ 4, nhóm VIA.
B. Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB.

D.Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VB
Vận dụng cao
Câu 1: A và B là hai nguyên tố ở cùng một nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng
tuần hoàn. Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Hãy viết cấu
hình electron của A, B.
Câu 2: Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc nhóm
VA, ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân
nguyên tử của A và B là 23. Xác định vị trí và viết cấu hình electron nguyên tử của A, B.
Câu 3: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố R nhóm VIIA là
28. Xác định cấu tạo của X.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1:
Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
(Phương pháp: Nghiên cứu trực quan BTH, Hợp tác, đàm thoại phát hiện) (10 phút)
- GV tổ chức hoạt động nhóm, hướng dẫn học sinh sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết:
+ Điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thay đổi như thế nào?
+ Các nguyên tố trong cùng một hàng có đặc điểm gì giống nhau?
+ Các nguyên tố trong cùng một cột có gì giống nhau?


-HS: Trả lời vào bảng phụ, GV cho HS các nhóm nhận xét lẫn nhau
- Gv giải thích thêm cho học sinh biết về electron hoá trị là gì.
- GV nhận xét, kết luận kiến thức
Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
( 30 phút)
(Phương pháp: Nghiên cứu trực quan BTH, Hợp tác, đàm thoại phát hiện)
1/ Ô nguyên tố:
- Gv chiếu 1 ô nguyên tố bất kì cho học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh kể những thông tin
được cung cấp trong ô đó.
HS trả lời:

- GV nhận xét, kết luận kiến thức.
Ô nguyên tố:
(1) . Số hiệu nguyên tử Z. (Stt).

(5). Độ âm điện.

(2). Kí hiệu hoá học.

(6). Cấu hình electron.

(3). Tên nguyên tố hoá học.

(7). Số oxi hoá.

(4). Nguyên tử khối.

Stt nguyên tố =Z

2/ Chu kì:
- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm rì rầm và trình bày các nội dung
+ Chu kì là gì? có bao nhiêu chu kì ?
+ Đặc điểm của các chu kì?
+ Số thứ tự của chu kì có liên quan gì đến cấu hình e nguyên tử?
- HS cử đại diện trình bày các nhóm quan sát lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và kết luận về khái niệm chu kì, số lượng chu kì, đặc điểm các chu kì.
a/ Chu kì là dãy những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Được
sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
b/ Số thứ tự của chu kì = số lớp (e) trong nguyên tử.
- Có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7
Chu kì 1, 2, 3, : chu kì nhỏ ( có 2 hoặc 8 nguyên tố )

Chu kì 4, 5, 6 ,7: chu kì lớn ( có 18 hoặc 32 nguyên tố )
c/ Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm ( trừ
CKI là CK đặc biệt).
Phiếu học tập : Em hãy điền các thông số vào bảng sau
Chu kì
1
2

Tổng số n.tố

Số hiệu Z

Số lớp e

Tên lớp


3
4
5
6
7

-GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS ( HS sử dụng bảng phụ để trình bày)
-HS thảo luận điền vào bảng phụ
-GV cho nhóm nhận xét, GV kết luận
Chu kì

Tổng số n.tố


Số hiệu Z

Số lớp e

Tên lớp

1

2

1 2

1

K

2

8

3  10

2

K,L

3

8


11  18

3

K, L , M

4

18

19  36

4

K, L, M, N

5

18

37  54

5

K, L, M, N, O

6

32


55  86

6

K, L, M, N, O, P

7

Chưa hoàn
thiện


GV bổ sung chu kì 7 chưa đầy đủ dự đoán có 32 nguyên tố tương tự chu kì 6
Chú ý :+ 14 nguyên tố đứng sau La ( Z = 57) thuộc chu kì 6 là n.tố họ Lan tan
+ 14 n.tố thuộc chu kì 7 sau Ac ( Z = 89 ) gọi là n.tố họ Actini
+ Hai họ này có cấu hình e tổng quát ( n-2)f a và (n -1 )db ns2 được xếp thành 2 họ ở cuối bảng

Hoạt động củng cố: (5 phút)
Bài tập: Hãy điền vào các ô còn trống trong bảng dưới đây:

Nguyên tố

Số thứ tự

Cấu hình electron

Chu kỳ Kim loại, phi kim,
khí hiếm ?

Na


11

K

19

F

9

Cl

17

Ne

10

Ar

18

Fe

26

GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm bàn
HS thảo luận trình bày vào bảng phụ, giấy 1/2A0
Nhóm làm nhanh nhất lên báo cáo kết quả, các nhóm khác quan sát nhận xét

GV nhận xét kết luận

Nguyên tố

Số thứ tự

Cấu hình electron

Chu kỳ Kim loại, phi kim,
khí hiếm ?

Na

11

19K
9F

Cl

17

11

1s22s22p63s1

3

Kim loại


19

1s22s22p63s23p64s1

4

Kim loại

9

1s22s22p5

2

Phi kim

17

1s22s22p63s23p5

3

Phi kim


Ne

10

1s22s22p6


2

Khí hiếm

Ar

18

1s22s22p63s23p6

3

Khí hiếm

Fe

26

1s22s22p63s23p63d64s2

4

Kim loại

10

18

26


Tiết 2
Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
( 20 phút)
(Phương pháp: Nghiên cứu trực quan BTH, Hợp tác, đàm thoại phát hiện)
3/ Nhóm:
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trình bày: (HS trình bày trên khổ giấy Ao hoặc bảng
phụ)
+ Thế nào là nhóm nguyên tố? Được phân thành mấy loại?
+ Đặc điểm của các nguyên tố nhóm A?
+ Đặc điểm của các nguyên tố nhóm B?
- Sau khi thảo luận nhóm, đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu 1 HS cho biết cấu hình electron hoá trị tổng quát của các nhóm A?
+ Cách xác định số thứ tự của nhóm?
+ Dựa vào số electron hoá trị có thể dự đoán tính chất nguyên tố?
- Gv tổng hợp kết quả thảo luận các nhóm và đưa ra kết luận chung.
Nhóm nguyên tố.
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau,
do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
- Nguyên tử của cùng một nhóm có số electrron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm .
( trừ 2 cột cuối của nhóm VIIIB, trường hợp ngoại lệ, như:
78

28

Ni  Ar  d84s2 ,

Pt[Xe]4f 14 5d9 6s1 ….
Có hai loại nhóm nhóm A và nhóm B:
+ 8 nhóm A gồm các nguyên tố phân lớp s, p

+ 8 nhóm B gồm các nguyên tố phân lớp d, f

Mỗi nhóm là 1 cột , riêng nhóm VIII B có 3 cột ( nguyên tố chuyển tiếp )
Khối nguyên tố :
Khối nguyên tố s gồm các nguyên tố nhóm IA( kim loại kiềm) và IIA ( kim loại kiềm thổ) . Đây
là các kim loại hoạt động hóa học rất mạnh.
Khối nguyên tố p gồm các nguyên tố nhóm IIIA đến VIIIA) trừ He
-

Khối nguyên tố d gồm các nguyên tố IB đến VIIIB


-

Khối nguyên tố f : họ Lan tan và Actini

Chú ý:
* Xác định số thứ tự nhóm A:Khối các nguyên s và p:
Cấu hình có dạng:  nsanpb
Số thứ tự của nhóm : A = a + b
* Xác định số thứ tự nhóm B :Khối các nguyên tố f, d: Cấu hình electron hoá trị ngyên tố d có
dạng:
(n -1)dansb Điều kiện: b = 2

1  a  10

Số thứ tự của nhóm : B
a + b < 8  Số thứ tự = a + b
a + b = 8, 9, 10  Số thứ tự = VIIIB
a + b > 10


 Số thứ tự = ( a + b ) - 10

Hoạt động củng cố: (10 phút)
Viết cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố sau:
a/ 20X, 28 Y, 16Z
b/ 22A, 35 B, 15C
-Xác định chúng là nguyên tố s, p, d hay f ?
-Xác định chúng là kim loại, phi kim hay khí hiếm
-Xác định chu kì của chúng
-Xác định chúng thuộc nhóm nào
GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm (4 nhóm)
Nhóm 1,2: làm phần a
Nhóm 3,4: làm phần b
HS thảo luận trình bày vào bảng phụ
Các nhóm treo kết quả, GV cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.
GV nhận xét kết luận
Hoạt động 3: Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố hoá học (10 phút)
(GV tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm (4 nhóm))
- Gv cho HS thảo luận bài tập sau:
Nguyên tố K có STT là 19, ở chu kì 4, nhóm IA. Xác định:
a) Số p,e,Z của K?
b) Số lớp e và số e lớp ngoài cùng của nguyên tử K?
c) Cấu hình e của nguyên tử K?
-GV Yêu cầu: Sau khi thảo luận nhóm, đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Căn cứ vào đại lượng nào để xác định STT, chu kì, nhóm của nguyên tố?
+ Nếu biết được chu kì, nhóm nguyên tố ta có thể viết cấu hình electron được không?
+ Ngược lại ta biết cấu hình e sẽ xác định được chu kì, nhóm của nguyên tử đó.



- GV hướng dẫn Hs rút ra mối quan hệ qua lại giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố
hoá học.
+ STT nguyên tố = tổng số e = tổng số p = Z
+ STT chu kì = số lớp electron
+ STT nhóm A = số electron lớp ngoài cùng = số electron hoá trị
Kiểm tra kiến thức (5 phút)
Câu 1 Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 6 có số lớp electron trong nguyên tử là:
A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 2 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn là :
A. 3 và 3.

B. 3 và 4.

C. 4 và 4.

D. 4 và 3.

Câu 3 Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và 5 là :
A. 8 và 18.

B. 18 và 8.

C. 8 và 8.


D. 18 và 18.

Câu 4 Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào? Chọn đáp án
đúng nhất .
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.
D. Cả A, B và C.
Câu 5 Nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B được xác định dựa vào đặc điểm nào sau đây ?
A.nguyên tố s,nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f.
B.tổng số electron trên lớp ngoài cùng.
C.Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng.
D.Số hiệu nguyên tử của nguyên tố.
Câu 6 Nguyên tố s là :
A.Nguyên tố mà nguyên tử có electron điền vào phân lớp s.
B.Nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s.
C.Nguyên tố mà nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng là 2 electron.
D.Nguyên tố mà nguyên tử có từ 1 đến 6 electron trên lớp ngoài cùng .
Câu 7 Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết :
1-số điện tích hạt nhân .
4-số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
2-số nơtron trong nhân nguyên tử. 5-số proton trong nhân hoặc electron trên vỏ nguyên
3-số electron trên lớp ngoài cùng . tử.
6-số đơn vị điện tích hạt nhân.
Hãy cho biết thông tin đúng :
A. 1, 3, 5, 6.

B. 1, 2, 3, 4.


C. 1, 4, 5, 6.

D. 2, 3, 5, 6.

Câu 8 Một nguyên tố hóa học X ở chu kỳ 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là :
A. 1s22s22p63s23p2.

B. 1s22s22p63s23p4.

C. 1s22s22p63s23p3.

D. 1s22s22p63s23p5.


Câu 9 Nguyên tố canxi có số hiệu nguyên tử là 20, thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định
nào sau đây về canxi là sai ?
A. Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố canxi là 20 .
B. Vỏ nguyên tử canxi có 4 lớp và lớp ngoài cùng có 2 electron.
C. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton.
D. Nguyên tố hóa học này là một phi kim.
Câu 10 Nguyên tố X có cấu hình electron như sau :
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1.
Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là :
A.Ô 25, chu kỳ 3, nhóm IA.
B.Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB.

C.Ô 23, chu kỳ 4, nhóm VIA.
D.Ô 24, chu kỳ 4, nhóm VB.




×