PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO CỦ CHI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH TÂN THẠNH ĐÔNG 2 Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG:
“LỚP HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC”
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo viên chúng ta, mỗi người khi đến nghề giáo này thì có lẽ ai cũng mong muốn
được học sinh yêu thương, phụ huynh gần gũi và bạn đồng nghiệp tin tưởng, tín nhiệm…
Bản thân tôi cũng thế, tôi cũng mong muốn được học sinh cảm thấy gần gũi…
Nhưng khi cha mẹ sinh ra, tôi đã có một gương mặt “khó gần” đôi khi nhìn rất “dữ”-
theo cách nói của học sinh. Và có lẽ vì thế nên mỗi khi gác thi, tôi đi đến phòng thi nào
thì phòng thi đó hầu như “nín thở”, khi tôi đi qua thì đâu đó có tiếng thở dài nhẹ nhõm….
Từ những điều đó tôi tự dặt ra câu hỏi: liệu học sinh mình phụ trách cứ mang tâm
trạng lo âu ấy thì làm sao các em có kết quả học tập tốt nhất? Làm sao để có thể gần gũi,
chia sẻ, và có thể trở thành “người mẹ thứ hai” “người mẹ hiền” của các em?...
Để đạt được điều ấy, tôi đã quyết tâm phải xây dựng cho được môi trường “lớp học
thân thiện -học sinh tích cực”
II. THỰC TRẠNG:
* H ọc sinh :
Đầu năm nhận lớp với 34 học sinh. Trong đó có đến gần 10 em nhút nhát, và hơn
nửa lớp mỗi khi có việc trao đổi với giáo viên đềàu run, rụt rè e ngại…
1
Do đặc điểm tâm sinh lý của các em đang ở lứa tuổi ham chơi ham hoạt động thích
tìm tòi khám phá những cái mới lạ … nên dễ bò lôi cuốn vào những trò chơi mang tính bạo
lực
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều em ngoan, biết vâng lời
* Phụ huynh:
Phụ huynh có nhiều người rất quan tâm đến việc học của con em mình.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người phó mặc việc học của học sinh cho giáo viên
hoặc là quan tâm q mức (làm bài hộ cho các em, hoặc đánh các em rất “dã man” mỗi khi
các em làm bài sai…)
B. GIẢI QUY Ế T V Ấ N ĐỀ
I. ĐẶT KẾ HOẠCH:
u cầu đối với
giáo viên:
1. Nhiệt tình trong giảng dạy.
2. Tạo các tình huống vui trong giờ dạy.
3. Giảng giải rõ ràng
4. Đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể
5. Thể hiện sự quan tâm đến từng học sinh trong lớp.
6. Khuyến khích tính tự giác của học sinh.
u cầu đối với học sinh:
Phải nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi, học hỏi những kiến thức liên quan, phục vụ
phạm vi trong bài học… để có thể ứng dụng thực tiễn
II. CÁCH T HỰ C HI Ệ N
1. Việc đầu tiên, tơi hướng dẫn cho học sinh thảo luận xem các em mong muốn đến
trường sẽ có mơi trường học như thế nào? Bạn bè đối xử với nhau ra sao? Và các em mong
muốn giáo viên của mình là người hiểu các em đến mức độ nào?……
2. Sau đấy tơi tổng kết lại và in ra những điều cần quan tâm của một lớp học thân
thiện đính ở lớp để nhắc nhở học sinh và cả giáo viên làm cho tốt.
2
3. Tạo khơng gian sạch sẽ, gọn gàng, thống mát; sự ấm cúng, thân thiện của giáo
viên và học sinh, khơng khí học tập cởi mở, xây dựng. Ví dụ như phần trang trí lớp, giáo viên
sẽ để cho học sinh tự phát huy khả năng sáng tạo của các em (có sự hướng dẫn của giáo
viên), góc trưng bày sản phẩm các em sẽ trang trí và mỗi khi trưng bày sản phẩm sẽ trưng bày
tất cả những gì các em làm được…
4.
Bản thân giáo viên chuẩn bị bài giảng thực tế, hữu ích, thiết thực, dễ hiểu…; xâu
chuỗi, có hệ thống…; có nhiều ví dụ sinh động, gắn liền với đời sống thực tế…; chuẩn bị
cơng phu…; kiến thức bổ ích, lí thú.
Giờ dạy, tiết dạy một cách khoa học, hài hòa giữa các bộ mơn xã hội, tự nhiên và các
mơn bổ trợ khác trong tuần. Thực tế cho thấy những buổi ngoại khóa, chào cờ đầu tuần, các
buổi văn nghệ, trò chơi, lồng ghép với hoạt động kể chuyện về tấm gương các danh nhân,
anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của q hương, đất nước rất bổ ích và là sự thơi thúc tinh thần học
tập của học sinh
Giáo viên khơng chỉ đơn thần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà còn là sự
phản ảnh trở lại của học sinh. Người thầy ở đây chỉ đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý theo định
hướng bài học. Giáo viên và học sinh trở thành những “nhà nghiên cứu” cùng tìm ra
phương án tiếp cận bài học - “đối tượng nghiên cứu”- một cách khoa học nhất. Lớp học trở
thành một thể thống nhất, khơng mang tính áp đặt, khơ khan. Do đó, giáo viên phải biết phát
huy tính sáng tạo và khả năng diễn đạt bằng ngơn ngữ nói, viết của học sinh.
5. Tạo điều kiện cho bản thân các em được chia sẻ và nghe mọi người chia sẻ:
Tạo điều kiện cho các em học nhóm, các em khá giỏi kèm các em trung bình
yếu…
• Trong quá trình dạy học thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập tạo
hứng thú cho các em và thường nhắc nhở các em mạnh dạn hỏi bài nếu như có
điều gì chưa hiểu ( hỏi trực tiếp, hỏi qua tổ trưởng, lớp trưởng…) Tạo điều kiện
cho học sinh phát huy tính tích cực trong học tập, mạnh dạn hỏi thầy cô, anh
chò, trao đổi với bạn bè những vấn đề chưa hiểu. Giáo viên cần kiên trì chòu khó
giúp đỡ học sinh.
• Trong lớp thường xuyên tổ chức học nhóm và thay đổi nhóm trưởng
liên tục đảm bảo các em học yếu sẽ được làm nhóm trưởng và động viên các em
mạnh dạn “chỉ đạo” hoạt động của nhóm . Tập cho các em quen với việc đứng
trước lớp, nói trước lớp và dần dần các em sẽ mạnh dạn hơn, dễ hòa nhập hơn
vào tập thể.
• Giao việc cụ thể cho các em: em yếu nhút nhát giao việc dễ còn những
em khá giỏi mạnh dạn thì giao những việc tương đối khó hơn để các em yếu nhút
nhát khi làm được việc sẽ cảm thấy tự tin hơn bên cạnh đó những em khá giỏi
cũng thấy hứng thú đối với việc mà mình làm được …
3
• Tập cho học sinh có thói quen chuẩn bò bài chu đáo trước khi đến lớp
(hình thức: mỗi học sinh có một quyển tập “chuẩn bò bài” Gv cho các em ghi kế
hoạch- dựa vào kế họch bài dạy của giáo viên để nắm kó bài cũ cũng như có sự
chuẩn bò bài mới một cách chủ động hơn -có sự kiểm tra của đôi bạn học tập
giáo viên và của cha mẹ các em).
• Tập cho các em sưu tầm tư liệu bằng cách mỗi em se õcó một bìa sơ mi
và các em sẽ để dành vào đó những bài văn, bài báo hay, hoặc những hình ảnh
đẹp mỗi khi các em có dòp nhìn thấy .
6. Tôi không ngừng động viên , biểu dương các em kòp thời “cho dù một tiến bộ
nhỏ” để khuyến khích các em càng tự tin và yêu thích học tập hơn. Và các em làm điều gì
sai, chưa đúng tôi mời riêng em ở lại sau giờ học để trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân cũng
như là có cách khắc phục cụ thể…
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy học sinh đã có sự chuyển biến đáng kể:
Một tiết học bao giờ cũng có nhiều em chuẩn bò bài mới rất tốt (chuẩn bò kiến thức
cũng như chuẩn bò ĐDHT ) như :Vi, Phi, Tuyết Nhi, Bích, Hiếu, Dương, Trúc, Yến, Kim
Ngân,…
Bên cạnh đó những em học nhút nhát đã phần nào mạnh dạn hơn , có ý thức học
tập hơn như: Sáng, Tuyền, Thương, Anh Thành, Thi, Thanh Nhi,…
Những em thường xuyên chọc ghẹo các bạn cũng bớt nghòch, biết giúp đỡ bạn…
- Các em đã mạnh dạn tự tin hơn. Như em Tuyền, đầu năm mỗi khi hỏi em điều gì,
em nói rất nhỏ phải chú ý và đứng rất gần mới có thể nghe được, đến nay em đã mạnh
dạn để phát biểu ý kiến của mình to, rõ ràng. Hay trong đợt thi “kể chuyện theo sách” vừa
qua, kết hợp với 2 bạn của lớp 5/5, tập thể lớp đã tham gia và đạt được giải 3 cấp cụm.
- Và trên hết là tình cảm giữa giáo viên và học sinh rất gần gũi, các em có điều gì cũng
tâm sự cho giáo viên nghe, từ những chuyện học hành, chuyện buồn vui ở gia đình cho đến
những chuyện rất tế nhị của giai đoạn đang phát triển của lứa tuổi dậy thì.
C. KẾT LUẬN:
Qua kết quả đạt được, tôi thấy rằng, những giải pháp của tôi là đúng và có hiệu
quả. Tuy kết quả đạt được có mức độ nhưng điều đó đã đem lại cho tôi và những học trò
của tôi nhiều niềm vui hơn trong dạy - học.
Tạo một môi trường học thân thiện, phát huy tính tích cực chủ động của HS sẽ phát
huy tính độc lập sáng tạo, tạo hứng thú, hình thành cho HS thói quen tự học, tự bổ sung
4
kiến thức. Từ đó phát triển các em trên nhiều mặt chứ không chỉ nhằm lónh hội kiến
thức .
Tân Thạnh Đông, ngày 12 tháng 4 năm 2009.
Người viết
Nguyễn Thò Bảo San
5