PHẦN MỘT: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận:
Tính hệ thống trong cấu tạo Chương trình các môn học nói chung và các bộ
môn Khoa Học Xã Hội (KHXH) nói riêng trong trường học:
Chúng ta đều biết, các môn học trong nhà trường Phổ thông là một hệ
thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các
môn, các lĩnh vực ở mức độ, tính chất “phổ thông”, giúp các em có một
hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó
không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn tạo nên một hệ thống hoàn
chỉnh, khoa học. Cũng như các bộ môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN), các
môn học thuộc KHXH như Văn học, Lịch sử, Địa lý … có vai trò hết sức
to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học
sinh nên lại càng liên quan và hệ thống hơn.
Lý luận dạy học Hiện đại nói chung và Lý luận dạy học bậc Phổ Thông
Trung Học (PTTH) nói riêng:
Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại, điển hình là Tiến sỹ Đai
- Ri cho rằng, trong một tiết học, bài học, giáo viên có thể lược bỏ bớt
những nội dung kiến thức không phải là trọng tâm trong sách giáo khoa
và có thể cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức mở rộng nằm
ngoài sách giáo khoa môn học mình đang dạy. Những kiến thức đó thuộc
nhiều kênh thông tin khác nhau: có thể là trên sách báo, truyền hình,
ngoài xã hội hoặc ở sách giáo khoa các môn học khác. Tuy nhiên, việc
cung cấp kiến thức đó phải sát với bài học, phải đảm bảo tính phù hợp,
vừa sức nhằm làm bật nổi trọng tâm bài học và gây được hứng thú cho
học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Việc làm này càng có tác dụng
đối với những bài học, tiết học được xem là “khô khan” như nhiều tiết,
bài Lịch sử vì chúng có quá nhiều số liệu mà học sinh cho là khó nhớ. Tất
nhiên, việc cung cấp kiến thức “bên ngoài” bao nhiêu, như thế nào để đạt
hiệu quả cao lại là chuyện khác. Tiến sỹ Đai- Ri đã đúc kết lý luận trên
bằng một “công thức” mang tính khái quát cao, dễ hiểu và áp dụng.
(Xem sơ đồ).
1 2
2 3
Mối quan hệ gần gũi giữa bộ môn Lịch sử với bộ môn Văn học trong cấu
tạo chương trình ở bậc PTTH.
Theo chúng tôi, thực ra cơ sở này vừa mang tính lý luận, vừa mang
tính thực tiễn. Suy cho cùng, đối tượng nghiên cứu của Văn học cũng như
Sử học đều là Con Người. Văn học ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nước,
ca ngợi những con người mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng
như đả kích, lên án cái xấu của họ thì Lịch sử cũng ghi nhận công lao,
đóng góp của những con người ấy (Nhân vật Lịch sử) và phán xét nghiêm
minh đối với những người có tội với dân, với nước. Không phải ngẫu
nhiên mà trong chương trình Văn học lại có phân môn Văn học sử và
trong Chương trình Lịch sử lại có phần Lịch sử Văn học.
Khi chúng ta, tức là những giáo viên giảng dạy Lịch sử giảng dạy đến
Sự kiện, biến cố lịch sử nào, nhân vật lịch sử nào thì dù muốn hay không,
chúng ta cũng thường liên tưởng đến những bài thơ, áng văn đã từng đề
cập đến sự kiện đó, con người đó mà chúng ta từng được đọc, được học.
Trong thực tế, có không ít người vừa là nhà Văn, nhà Thơ đồng thời là
nhà Sử học mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một ví dụ điển hình.
2. Nhà Văn hóa, Nhà Giáo dục lớn và là người nghiên cứu Lịch Sử nổi
tiếng là tác giả của rất nhiều tác phẩm thơ, Văn nổi tiếng. “Tuyên ngôn
độc lập”, “Vi hành”, “Ngục trung nhật ký”… là những ví dụ tiêu biểu.
Chính Người đã từng dạy rằng:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thực tiễn Dạy - Học Lịch sử ở trường Phổ thông trong những năm
gần đây.
“ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mang tính chất kinh điển.
Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài,
những chương viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày,
tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt
được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một
cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo
trong việc sử dụng phương pháp. Thực tế cho thấy, trong những năm gần
đây, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử ở cấp THPT nói chung giảng dạy
một cách khô khan, cứng nhắc, nặng về cung cấp kiến thức, sự kiện một
cách đơn thuần, do vậy không gây được hứng thú học tập cho học sinh
trong việc tiếp thu bài học. Tình hình này lại càng trở nên đáng lo ngại
hơn khi mà Daklak chúng ta, một khu vực miền núi, mặt bằng kinh tế
giáo dục cũng như dân trí thấp, đang thiếu giáo viên trầm trọng, nên khi
nhận giáo viên chưa thể có điều kiện sát hạch, lựa chọn mà chỉ cần đến số
lượng. Khi ra trường, trên thực tế nhiều giáo viên mới đang hổng kiến
thức rất nhiều. Mặt khác, tài liệu tham khảo cũng chưa đủ, nếu không
muốn nói là rất thiếu. Trong tình trạng đó, đại đa số giáo viên THPT mới
ra trường chỉ biết bám vào sách giáo khoa một cách lệ thuộc, truyền thụ
kiến thức đơn thuần theo phương pháp “đọc - ghi”, làm cho tiết học trở
nên khô khan đối với học trò. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
chính làm cho học sinh chưa thích học bộ môn Lịch Sử.
Đối lập với thực trạng trên là một thực tiễn hoàn toàn khác. Cá nhân
tôi đã có 17 năm liên tục giảng dạy khối 12. Điều đáng nói ở đây là đã trải
qua nhiều môi trường giảng dạy (do phải chuyển trường). Từ thực tế đó
tôi đã có điều kiện để dự giờ nhiều và rất nhiều giờ của đồng nghiệp. Qua
dự giờ, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà bản thân tôi cho là rất
quý giá. Đó là: khi áp dụng kiến thức thơ, văn vào việc giảng dạy Lịch sử
rất gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Điều này cũng đã
được nhiều đồng nghiệp của tôi thừa nhận và học hỏi sau khi họ dự giờ
của cá nhân tôi. Từ kinh nghiệm này, nhiều giáo viên đã bước đầu mạnh
dạn đưa thơ, văn vào trong bài giảng nhằm minh họa cho một số sự kiện
Lịch sử trong bài dạy. Những tiết học như vậy trở nên sinh động hẳn.
Khi cô giáo đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra rất
thích thú, sau tiết học, nhiều em còn nhờ cô giáo đọc để chép vào sổ tay.
Những tiết học như thế đã để lại trong lòng các em những ấn tượng lâu
bền. Chắc chắn những sự kiện trong bài học Lịch sử sẽ lưu lại trong ký
ức các em sâu hơn, lâu hơn. Qua trao đổi với các đồng nghiệp một cách
chân tình, tôi đã nhận được sự tán thưởng nnồng nhiệt của họ. Chính
nhiều người trong số các đồng nghiệp của tôi cũng đã thừa nhận rằng họ
đã thể nghiệm nhiều lần dạy hai cách ở 1 tiết học: một là “giảng chay”-
nghĩa là không vận dụng kiến thức thơ văn, hai là có vận dụng kiến thức
thơ văn vào trong tiết dạy thì thấy chất lượng hai tiết dạy hoàn toàn khác
nhau, kể cả tâm lý, hứng thú của người dạy cũng hoàn toàn khác nhau.
Sự phong phú của nguồn thơ, văn, ca dao, dân ca, chuyện cổ… viết về Lịch
sử hoặc liên quan đến Lịch sử.
Có thể nói, nền văn học nước ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sứ
mệnh của nó: phản ánh hiện thực, đặc biệt là Văn học hiện đại. Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đã đổi đời cho không biết bao nhiêu nhân tài
văn học. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại lại đem
tới cho họ nguồn cảm hứng vô tận để họ kịp thời đưa những sự kiện Lịch
sử hào hùng của dân tộc lên trang giấy. Trong số đó phải kể đến hai cây
đại thụ. Đó là lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu và nhà thơ lớn Tố Hữu.
Chúng tôi xin phép không liệt kê ra đây những tác phẩm, công trình đồ
sộ của họ.
Thực tế học tập của học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng trong
những năm gần đây.
Bước sang thập kỷ 90, Đảng và nhà nước ta thực hiện chủ trương đổi
mới một cách toàn diện và sâu rộng. Nhờ đó, bộ mặt kinh tế, xã hội nước
ta ngày càng phát triển không ngừng, từng bước bắt nhịpvà hòa nhập với
cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong khi chúng ta mở rộng cửa để đón
nhận những luồng gió mới trong lành thì cũng đồng thời cũng phải hứng
chịu không ít luồng gió độc. Một trong những luồng gió độc đó là sự xâm
nhập của tư tưởng hưởng thụ, lối sống thực dụng. Cuốn theo dòng thác
đổi mới và phát triển của đất nước, tư tưởng, lối sống đó đã len lỏi vào
tận học đường, gây không ít xáo trộn trong suy nghĩ, hành động của học
sinh, sinh viên. Một thực tế là trong những năm gần đây, số học sinh
THPT dự thi vào các trường Sư phạm, vào các ngành KHXH thưa dần
và tăng quá tải ở các ngành, các trường tự nhiên, kỹ thuật. Một số lượng
không nhỏ có suy nghĩ rằng: học các ngành Tin học, Kiến trúc, Ngoại
ngữ, Xây dựng, Điện tử… ra trường dễ kiếm việc làm hơn, lương lại cao
hơn, dễ kiếm tiền hơn. Chúng ta không phủ nhận thực tế đó nhưng rõ
ràng, bản thân các em đã hướng động cơ học tập vào việc làm giàu, chạy
theo đồng tiền. Khi đo nhu cầu hiểu biết về thơ văn, lịch sử, về cội nguồn,
về truyền thống … dần dần phai nhạt và mất chỗ trong suy nghĩ của các
em học sinh. Tất nhiên, trường chúng ta cũng không thoát ra khỏi guồng
quay đó của xã hội. Mặt khác, hiện tại, nhà trường còn thiếu thốn nhiều
bề, nhất là tài liệu nghiên cứu, tư liệu tham khảo… nói chung là phương
tiện trực tiếp phục vụ dạy và học. Trong điều kiện đó, tôi không hy vọng
gì hơn là “sáng kiến kinh nghiệm” này sẽ góp một tiếng nói riêng và cung
cấp cho các đồng nghiệp một số kinh nghiệm tâm đắc được đúc rút từ lý
luận và thực tiễn bản thân trong gần 20 năm kinh nghiệm dạy học.
PHẦN II – GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Như đã nói ở trên, nguồn thơ, văn… của chúng ta (liên quan đến Lịch
sử) rất phong phú. Trong điều kiện chủ quan và khách quan cho phép,
chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Bước đầu khai
thác và vận dụng một số kiến thức thơ,văn (chủ yếu là thơ) vào việc giảng
dạy một số bài trong chương trình Lịch sử Lớp 12 THPT.