Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử (01)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.32 KB, 18 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
a. Chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước ta đối với sự nghiệp Giáo
dụcvà Đào tạo:
Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đã mở ra một bước ngoặt cho
nước ta bằng đường lối đổi mới một cách toàn diện. Bắt đầu từ đây, vấn đề
giáo dục, khoa học và công nghệ được đặt đúng vị trí và được quan tâm một
cách thích đáng. Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX lần lượt củng
cố và hoàn thiện thêm đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược
này, rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước,
tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội
nguồn, đó chính là những viên đá đặt nền móng cho sự nghiệp hiện đại hoá -
công nghiệp hoá để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành
giàu mạnh và phồn vinh.
b. Chủ trương của đảng và nhà nước trong việc gìn giữ và phát huy vốn
văn hoá truyền thống và bản sắc dân tộc.
Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trong nghị quyết của mình, Đảng
ta chỉ ra rằng cần thiết phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc theo định hướng XHCN. Tiếp đó, đại hội lần thứ VIII của Đảng
cũng đã nhận định: trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu,
mở rộng quan hệ quốc tế có rất nhiều sự tác động tiêu cực từ bên ngoài làm
ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và cách nghĩ của nhiều người,
nhất là giới trẻ. Vì vậy, cần phải có những chính sách, giải pháp kịp thời và
khả thi trong việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông, của đất nước đối
với lớp trẻ. Mỗi công dân trong tương lai phải ý thức được rằng tất cả những
gì chúng ta có được ngày nay đều được đánh đổi bằng xương máu của cha
ông chúng ta, do đó chúng ta không ai được phép quên đi nguồn cội của
mình. Để làm được điều này, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng cần phải
khôi phục, tôn tạo và giữ gìn những di tích Lịch sư - Văn hoá của dân tộc.


c. Vị trí-vai trò của Lịch sử địa phương
Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có một mối quan hệ biện chứng
không thể tách rời, nằm trong cặp phàm trù “cái chung và cái riêng”. Tri thức
lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch
sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói
cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức
lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.
Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra
đều mang tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của
một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tích chất, quy mô và mức
độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh
hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà
tác động của nó vượt ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia,
thậm chí là ý nghĩa quốc tế. Mặt khác, tìm hiểu về lịch sử địa phương không
chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con
người. Từ thời cổ đại, Xixirôn - một chính trị gia nổi tiếng của La Mã đã nói:
“Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân
tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về
quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ giữa
lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Chính Bác Hồ kính yêu, vừa là vị lãnh
tụ thiên tài, vừa là nhà sử học đã dạy rằng:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta)
d. Chủ trương kế hoạch đổi mới chương trình sách giáo khoa.
Năm 2002, nhằm từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới sự nghiệp giáo
dục, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã trình lên Quốc hội và được Quốc hội phê
chuẩn kế hoạch đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp, bắt đầu từlớp 1 và
lớp 6 cho đến hết. Cho đến nay, chủ trương và kế hoạch này đã được thực
hiện qua hai năm học và đang còn hết sức mới mẻ, đòi hỏi cần phải có thời

gian thể nghiệm và kiểm chứng để có cơ sở thực tiễn tốt hơn cho việc hoàn
thiện thay sách giáo khoa.
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thực tiễn dạy và học lịch sử địa phương trong trường học nói chung và
ở cấp THPT nói riêng
Trên thế giới, nhất là ở các nước tiên tiến, công tác nghiên cứu và giảng
dạy lịch sử địa phương rất được chú trọng. Ngành “địa phương học” đã ra đời
và có vị trí, vai trò đáng tin cậy trong việc hoạch định và thực thi những
nhiệm vụ kinh tế-xã hội của từng địa phương trong tổng thể chiến lược quốc
gia. Nghiên cứu, tìm hiểu Lịch sử địa phương không chỉ là công việc của giới
nghiên cứu mà đã được xã hội hoá, thu hút sự quan tâm của nhiều người,
nhiều tầng lớp và nhiều ngành, trong đó ngành công nghiệp du lịch là đáng kể
nhất. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới và mở rộng giao lưu quốc tế, nhu cầu
nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử địa phương lại càng được chú trọng.
Ở nước ta, việc nghiên cứu lịch sử địa phương, với tư cách là một
ngành khoa học được bắt đầu từ sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc. Từ sau
ngày miền Nam giải phóng, công tác này được tiến hành trên phạm vi cả
nước. Hầu hết các tỉnh đã biên soạn được lịch sử của tỉnh và kể cả của huyện,
xã. Tuy nhiên, việc dạy và học lịch sử địa phương chưa được tiến hành đều
khắp trong phạm vi cả nước mà mới chỉ dừng lại ở một số điển hình như các
trường THPT ở Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, nam Định…Đối với các tỉnh
miền núi thì công tác này hầu như chưa được coi trọng. Hiện trạng trên là do
nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan mà chúng ta đều đã biết như:
địa hình phức tạp, giao thông cách trở,thiếu cán bộ nghiên cứu, thiếu kinh phí
đầu tư thích đáng; chế độ, chính sách đối với những người làm công tác
nghiên cứu chưa hợp lý… Trong điều kiện đó, tôi thiết nghĩ rằng việc nghiên
cứu, giảng dạy lịch sử địa phương là trách nhiệm của đội ngũ giáo viên dạy
bộ môn lịch sử.
b. Thực tiễn hết sức phong phú của nguồn tư liệu kiến thức lịch sử địa
phương:

Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, mỗi tấc đất đều thắm đượm
máu cha ông và ghi dấu những trang oanh liệt của cuộc đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Mỗi tên đất, tên người đều là một niềm tự hào của cả dân tộc. Có
thể khẳng định rằng: không một địa danh nào của dân tộc ta là không gắn liền
với một sự kiện lịch sử nào đó. Người ngoại quốc đã phải thốt lên rằng:
“…Ôi Việt Nam, xứ sở lạ lùng,
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng
Đến ong dại cũng hoá thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng trở thành vũ khí…”
(Tố Hữu tuyển tập – NXB Văn học)
Ở Dak Lak, mảnh đất chứa đựng trong lòng nó tính đặc sắc của nền văn
hoá các dân tộc thiểu số cũng là một kho tư liệu hết sức phong phú về lịch sử
địa phương. (Xem phần phụ lục). Vì lẽ đó, không có lí do nào để chúng ta -
những người dạy sử lại bỏ trống mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn
tư liệu sử địa phương hết sức phong phú như vậy thì hai tiết trong phân phối
chương trình quả là quá ít bởi vì chúng ta có quá nhiều điều cần giảng dạy
cho các em và các em cũng có quá nhiều điều chưa biết.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Thứ nhất, đề tài nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu cấp bách của giáo viên
dạy Lịch sử THPT về mặt tài liệu phương pháp giảng dạy. Do vậy, tôi hy
vọng SKKN của tôi sẽ giúp các đồng nghiệp phần nào khắc phục được khó
khăn trong việc giảng dạy phần Lịch sử địa phương. Ngay từ khi mới tập
huấn về vấn đề thay sách, rất nhiều giáo viên tìm gặp tôi để hỏi ý kiến và
mượn tài liệu về phần này. Đó chính là vấn đề chủ yếu thôi thúc tôi thực hiện
đề tài này càng sớm càng tốt.
2. Thứ hai, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài góp phần
nâng cao sự hiểu biết của các em học sinh về nguồn kiến thức lịch sử địa
phương hết sức phong phú và quý giá. Chính những kiến thức đó có ngay
xung quanh các em, các em bắt gặp, tiếp xúc thường xuyên nhưng các em
chưa hiểu được hoặc chưa có ai giảng giải cho các em hiểu được một cách

tường tận về nguồn gốc, nội dung cũng như ý nghĩa của từng sự kiện, hiện
tượng lịch sử đó. Để làm được điều này không phải là ngày một, ngày hai
song chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, sự đóng góp của chúng ta sẽ là viên
gạch dần dần hoàn thiện bức tường. Tâm lý chung của con người, nhất là
người Á đông chúng ta là hướng về nguồn cội. Ai cũng có một quê hương,
một nơi chôn nhau cắt rốn và ai cũng tự hào về nới ấy.
3. Thứ ba, Thông qua việc giảng dạy Lịch sử địa phương, đề tài sẽ góp phần
giáo dục các em học sinh ở độ tuổi mới lớn lòng tự hào, tình yêu quê hương,
yêu xứ sở của mình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi hai lẽ. Trước hết,
các em học sinh lớp 6 vừa ra khỏi cấp tiểu học bước vào một cấp học mới, lần
đầu tiên tiếp xúc với Lịch sử với tư cách là một môn học chính khoá. Việc đặt
những viên gạch nền móng ban đầu cực kỳ có ý nghĩa đối với các em trên con
đường hình thành cách nhìn, thái độ đúng đắn đối với quê hương, xứ sở của
mình. Mặt khác, chúng ta không thể không nhắc tới một thực tế đau lòng là
trong nhiều năm gần đây, DakLak chúng ta cũng như nhiều tỉnh khác đang có
hiện tượng mà người ta quen gọi là “chảy máu chất xám” về các thành phố
lớn. Các em học sinh học giỏi, thành đạt trên con đường học vấn thì bằng
cách này hay cách khác ở lại công tác, lập nghiệp tại những thành phố, trung
tâm lớn. Gạt sang một bên những nguyên nhân thuộc về chế độ, chính sách thì
thử hỏi chúng ta có trách nhiệm gì không trước thái độ ngoảnh mặt, thờ ơ với
quê hương của các em.
IV. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Về Lịch sử địa phương cũng như phương pháp sưu tầm, nghiên cứu và
biên soạn Lịch sử địa phương đã có rất nhiều nhà khoa học cũng như nhà sư
phạm đề cập đến. Riêng phần Lịch sử DakLak, đáng kể nhất là các công trình:
+ “Sơ thảo lịch sử đảng bộ tỉnh Daklak” – Ban NCLS đảng DakLak- xuất
bản năm 1981.
+ “Tây nguyên sử lược”- T/s Phan Văn Bé- xuất bản năm 1993
+ “Việc dạy học lịch sử địa phương ở các trườngTHPT tỉnh DakLak”-
Luận án SĐH của Phan Văn Bé.

+ Các bài viết của các học giả Phan Ngọc Liên, Nguyễn Phan Quang…về
Lịch sử Daklak đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông nam Á, tạp chí nghiên cứu
Lịch sử…
+ Các công trình nghiên cứu lịch sử huyện đảng bộ của các huyện Krông
Ana, Krông Pắc…
Nhìn chung, các công trình, bài viết về Lịch sử địa phương Daklak đã
có cho tới hiện nay hầu hết là những công trình mang tính khảo cứu.
V. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Như đã xác định, đối tượng, phạm vi vận dụng của đề tài là chương trình
Lịch sử lớp 11, cụ thể là phần Lịch sử địa phương. Vì vậy, trước hết cần phải
nghiên cứu kỹ chương trình sách giáo khoa.
2. Tiến hành sưu tầm, tập hợp tất cả những sử liệu lịch sử địa phương (cả
lý thuyết và thực tế) theo yêu cầu của phần gợi ý liên liên quan đến phần giới
hạn nội dung. Đây là một vấn đề rất khó. Kiến thức lịch sử địa phương thì cả
một rừng, một biển. Vấn đề quan trọng và cần thiết là khai thác những cái
nào, khai thác như thế nào để vừa đạt được cái chung (lịch sử dân tộc) và làm
nổi bật cái riêng (lịch sử địa phương). Đó mới là cái đích của vấn đề.
3. Thiết lập tài liệu hướng dẫn giảng dạy (sơ thảo) cho một số giáo viên
THPT, trước hết là cho giáo viên trường mình tham khảo và ứng dụng, nếu có
thể, kết hợp dự giờ để kiểm nghiệm mức độ hiệu quả của sáng kiến, từ đó rút
kinh nghiệm để hoàn thiện hơn.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ DAKLAK TỪ CỘI NGUỒN ĐẾN THỜI
BẮC THUỘC:
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên-xã hội
Tỉnh DakLak nằm về hướng phía tây dãy Trường sơn, trải dài từ 14 độđến
13 độ 45 phút vĩ tuyến Bắc, trải rộng từ 107 độ 12 phút đến 108ˆ độ 54 phút
kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, nam giáp Lâm Đồng, Bình Phước,
đông giáp Phú Yên, Khánh Hoà, tây giáp vương quốc Campuchia. Với tổng
diện tích tự nhiên là 19800 km vuông, DakLak là tỉnh lớn nhất Việt Nam.

Dak Lak nằm ở độ cao trung bình 536m nên khí hậu mát mẻ, ôn hoà.
Nhiệt độ trung bình là 20
o
C. Tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ chênh
nhau 2-3
o
C. Rừng chiếm 4/5 diện tích đất đai, có rất nhiều gỗ quý hiếm như
thuỷ tùng, cẩm lai, cà te, hương, sao, trẩu… cùng với nhiều loại thú rừng quý
hiếm như voi, bò tót, hổ, gấu, hươu, nai… Lượng mưa trung bình hàng năm là
2050mm. Trong hơn 40 dân tộc thì người Ê đê, Mơ nông là cư dân bản địa lâu
đời nhất ở Dak Lak.
Dak Lak được xếp là vùng Trung Cao nguyên với bạt ngàn rừng núi
trên nền đất đỏ bazan phì nhiêu, trù phú. Tuy đất đai trù phú, màu mỡ như vậy
nhưng phương pháp canh tác của đồng bào ở đây còn đơn giản, lạc hậu. Đồng
bào sống thành những đơn vị cơ sở là buôn. Hợp thành buôn là những gia
đình theo chế độ mẫu hệ với những quan hệ thân tộc khiến cho cộng đồng
được duy trì khá bền vững.
Con người Dak Lak thật thà, chất phác và giàu tình cảm, rất mến
khách, thậm chí khách của một người nào đó cũng được coi là khách của làng.

×