Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Lịch sử indonesia - Thầy Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.87 KB, 105 trang )

LềCH Sệ
Tệỉ THE Kặ XV-XVI
ẹEN NHệếNG NAấM 1980
.
CHƯƠNG I
INDONESIA VÀO THỜI KỲ CẬN ĐẠI (THẾ KỈ XV-XVI ĐẾN 1917)
_______________
I.1 INDONESIA TRONG THẾ KỈ XV-XVI.
Năm 1293, sau khi quân Nguyên Mông bò đánh bại, một vương quốc mới ra đời
mang tên Majapahit trên đảo Java. Vương quốc này phát triển cực thònh dưới thời vua
Hayan Wurut (Ra-janosagara 1350-1389). Lúc này lãnh thổ của nó bao gồm đảo Bali,
Đông và Nam Sumatra, Nam và Tây Kalimantan, Nam Sulawesi, phần lớn Đông bộ
Indonesia và Nam bán đảo Malacca. Nền kinh tế phát triển rất phồn thònh. Chính trong
thời này Java trở thành vựa lúa của quốc gia. Từ thế kỉ XIV, nền ngoại thương của các
vùng ven biển Indonesia tập trung chủ yếu ở Java, phát triển rất mạnh, đặc biệt là quần
đảo Maluku và Bantam.
Thời kì cực thònh này không kéo dài lâu vì sau khi Hayam Wuruk chết, đã xảy ra
tranh chấp giành ngôi vua giữa Virabumi – dòng con thứ – và vua Vikramavardhama
(1389-1429) nguyên là con rể. Cuộc nội chiến bùng lên vào năm 1401 đã mau chóng làm
suy yếu quyền lực của Majapahit đối với các tiểu quốc chư hầu, nhất là trong bối cảnh
giữa nó và các nước này vốn đã tồn tại sẵn rất nhiều mâu thuẫn. Một số lớn các chư hầu
là những thành bang cảng phồn thònh nhờ hoạt động thương mại, hàng hải, ngược với nền
kinh tế Majapahit vốn chủ yếu là nông nghiệp. Do đó mối quan hệ kinh tế giữa hai bên
không bền chặt. Mối quan hệ chính trò cũng ở trong tình trạng tương tự và thực ra chỉ có
Java, Madura và Bali là do triều Majapahit trực tiếp cai trò, còn những phần còn lại vẫn
thuộc quyền các lãnh chúa đòa phương và chỉ phải cống nạp. Trong khi đó, mối quan hệ
văn hóa dân tộc cũng không kém phần lỏng lẻo. Những thành bang cảng là nơi lui tới của
rất nhiều thương nhân Hồi giáo từ Ấn Độ và Ba Tư. Họ đã liên kết với các lãnh chúa đòa
phương, lôi kéo họ bỏ Ấn giáo để theo Hồi giáo. Trong thế kỉ XV, Hồi giáo đã trở thành
tôn giáo có vò trí áp đảo ở những thành thò và tiểu quốc ven biển và đã trở thành ngọn cờ
của những nước này trong cuộc đấu tranh chống Majapahit theo Ấn giáo. Cũng trong thế


kỉ XV, sultan Malacca mạnh lên, trở thành kình đòch của Majapahit và đánh bạt ảnh
hưởng của đế chế Ấn giáo này ra khỏi bán đảo Malacca và Đông bộ Sumatra. Nhiều tiểu
quốc và thành bang cảng cũng theo gương đó lần lượt tách khỏi đế chế. Lãnh thổ
Majapahit thu hẹp dần. Cuối thế kỉ XV, Majapahit lại sa vào cuộc chiến tranh với các tiểu
quốc Hồi giáo ở bờ biển Bắc Java do sultanat Demak cầm đầu. Năm 1527, quân lính
Demak đã chiếm và tàn phá kinh đô của Majapahit. Đế chế bò sụp đổ. Thế chỗ nó là một
2
loạt các tiểu quốc Hồi giáo kình chống nhau, trong đó mạnh nhất là Acheh (Sumatra),
Demak (Đông bộ Java) và Ternate (quần đảo Maluku).
Acheh bò vướng vào cuộc chiến tranh tai hại với sultanat Johore kéo dài suốt từ
năm 1539 đến năm 1546. Còn sự cường thònh của Demak không kéo dài lâu vì sau đó nó
bò các sultanat mới nổi lên như Bantam và Maratam cạnh tranh ác liệt. Do những quan hệ
kình đòch với Tidore (một tiểu quốc cũng nằm trong quần đảo Maluku), Ternate bò Bồ
Đào Nha kéo vào cuộc chiến tranh giành lại ưu thế mua bán hương liệu ở quần đảo chống
lại liên minh Tây Ban Nha-Tidore trong những năm 1520. Đó là chưa kể các sultanat này
lại vướng vào các cuộc xung đột liên minh với các chư hầu để giành hoặc khẳng đònh vò
thế bá chủ. Thời kì bành trướng của Công ty Đông Ấn Hà Lan (thế kỉ XVII-XVIII) cũng
là thời kỳ chứng kiến sultanat Mataram hùng mạnh ở Đông Java tăng cường đánh phá các
tiểu quốc nhỏ, để rồi chính vương quốc này lại sa vào những cuộc tranh chấp nội bộ và
cuối cùng phải sụp đổ (1707).
Như vậy trong thế kỉ XVI-XVII, khi thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau đó
Hà Lan bắt đầu cuộc chinh phục đầu tiên ở Indonesia, không một vương quốc nào đủ
mạnh nổi lên đảm nhận vai trò đoàn kết các tiểu quốc khác vào sự nghiệp đấu tranh
chung chống thực dân phương Tây. Đó là một trong nhiều nguyên nhân tạo thuận lợi cho
hoạt động bành trướng dần dần của thực dân trong vùng.
I.2. INDONESIA TRONG BUỔI ĐẦU CỦA THỜI KÌ THUỘC ĐỊA (ĐẦU THẾ KỈ XVI
– GIỮA THẾ KỈ XVII).
Indonesia là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á bò thực dân xâm chiếm,
quần đảo Maluku
(1)

là nơi đầu tiên bò thực dân dòm ngó vì đây là trung tâm trồng nhiều
loại cây hương liệu rất có giá ở thò trường châu Âu lúc bấy giờ.
a.Tình hình ở Java.
Cuối thế kỉ XV-đầu thế kỉ XVI, đế quốc Ấn giáo Majapahit bò tan rã, tình trạng
manh mún xuất hiện trở lại trên đảo Java – trung tâm chính trò, kinh tế của quần đảo
Indonesia – và kéo dài trong suốt nửa thế kỉ. Đến nửa sau thế kỉ XVI, tình trạng trên ở
Java mới chấm dứt bằng sự xuất hiện của hai nhà nước tập quyền mới: Bantam và
Mataram, ra đời trên hai cấu trúc xã hội khác nhau: thương mại hàng hải (ven bờ biển) và
nông nghiệp dẫn thủy (nội đòa).
Nằm ở Tây bộ Java, Bantam trở nên một trung tâm thương mại thònh đạt là nhờ con
đường thương mại hàng hải đi từ Iran và Ấn Độ đến bờ phía tây Sumatra, được các thương
nhân Ấn Độ và phương Đông khác sử dụng nhằm tránh thuế má quá nặng nề của người
Bồ Đào Nha ở eo biển Malacca. Đến cuối thế kỉ XVI, Bantam đã gồm thâu toàn bộ Tây
bộ Java và Nam bộ Sumatra. Do nhu cầu tăng lên của châu Âu về hồ tiêu, tầng lớp thống
1
()
Hay còn gọi là quần đảo Hương liệu (Spice Islands) theo cách gọi thời bấy giờ ở châu Âu.
3
trò phong kiến đã tăng cường bóc lột nông dân và cướp đoạt ruộng đất của họ, thu thuế
bằng hồ tiêu. Tình hình này đã buộc nông dân phải chuyển sang trồng cây xuất khẩu –
tức hồ tiêu, làm tan rã các công xã nông thôn. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại với các
thương nhân châu Âu còn mở đường cho quan hệ hàng hoá tiền tệ phát triển ở Bantam.
Bối cảnh đó đã thúc đẩy nhanh quá trình tan rã của các công xã nông thôn.
Nằm ở trung tâm các vương triều Java, Mataram hậu kỳ
(2)
đạt đến đỉnh cao phát
triển dưới thời Tjakrakusuma (Agung 1613 – 1645). Biên giới của Mataram lúc này trải từ
phía Tây đến vương quốc Ấn giáo Balambangam ở cực Đông Java, tức những vùng đất
màu mỡ ở Trung và Đông bộ; ngoài ra nằm ở trong vòng kiểm sốt của Mataram còn có
một số lãnh thổ nằm ngoài Java (như ở Tây bộ Kalimantan). Cơ sở kinh tế của Mataram

là hoạt động nông nghiệp trồng lúa của nông dân trong các nông xã nông thôn. Đất đai ở
những vùng trung tâm phần lớn thuộc quyền chiếm hữu trực tiếp của sultan, còn ở những
vùng xa xôi thuộc quyền của giai cấp phong kiến đòa phương. Hình thức bóc lột chủ yếu
đối với nông dân là thu thuế và sưu dòch. Ở Mataram, quan hệ hàng hoá tiền tệ cũng đã
bắt đầu phát triển, nhà nước giao cho thương nhân quyền thu thuế, được độc quyền về
thương mại.
b.Tình hình ở Sumatra.
Trên bán đảo Sumatra trong thế kỉ XVI-XVII nổi lên hai sultanat hùng mạnh là
Acheh có lãnh thổ nằm ở cực Bắc Sumatra và Johore chiếm Nam bộ bán đảo Malacca,
quần đảo Rhio-Lingga và Đông bộ Sumatra.
Sau khi Malacca bò thực dân Bồ Đào Nha đánh chiếm, Acheh và Johore trở thành
hai trung tâm thương mại lớn nằm ở phía Tây Mã Lai – Indonesia. Các cố gắng nhằm
khống chế các con đường thương mại quan trọng chạy ngang qua eo biển Malacca đã làm
bùng lên các cuộc xung đột giữa hai sultanat này với thực dân Bồ Đào Nha. Nhưng đồng
thời sự cạnh tranh giữa chúng với nhau đã ngăn cản không cho chúng thống nhất lực
lượng. Thế kỉ XVI chứng kiến nhiều trận đánh giữa ba lực lượng này, trong đó người Bồ
Đào Nha thường xuyên xuất hiện như là lực lượng thứ ba. Và đó chính là nguyên nhân
chủ yếu khiến thực dân Bồ Đào Nha có thể đứng chân được ở Malacca trước những
sultanat Mã Lai- Indonesia hùng mạnh nhưng thù đòch nhau.
Trong thế kỉ XVII, dưới thời Iskandar Muda (1607 – 1636) và Iskandar Thani (1636
– 1641), Acheh khống chế được các sultanat Đông Sumatra va øbán đảo Malacca từ Johore
lên đến Kedah và Panani ngoại trừ Malacca, nhưng ảnh hưởng của nó không kéo dài lâu.
Xét về mặt cấu trúc kinh tế-xã hội, Acheh có những nét tương tự như Bantam.
c.Người Bồ Đào Nha ở quần đảo Maluku.
2
()
Gọi như vậy để phân biệt với Mataram cổ tồn tại trong các thế kỉ VIII-X.
4
Hai sultanat hùng mạnh nhất ở Maluku trong thế kỉ XV là Tidore và Ternate, vốn
chiếm vai trò quyết đònh trong buôn bán gia vò. Tuy có quan hệ thân thuộc do hôn nhân,

nhưng hai sultanat này lại rất thù nghòch nhau.
Người Bồ Đào Nha đã xuất hiện ở quần đảo Maluku ngay từ năm 1512, tức khoảng
một năm sau ngày họ chiếm Malacca. Năm 1521, họ được sultan Ternate cho đặt thương
điếm và xây pháo đài trên lãnh thổ ông ta.
Còn người Tây Ban Nha vốn đã ra yêu sách về chủ quyền đối với quần đảo này
vào năm 1522 sau khi chiếc tàu duy nhất còn lại của đoàn thám hiểm Magellan trở về,
thì được sultan Tidore cho hưởng chế độ ưu đãi về thương mại nhằm tìm họ ở chỗ dựa
chống lại Ternate. Nhưng năm 1527, người Tây Ban Nha bò người Bồ Đào Nha đánh bại
khỏi đây. Cuối cùng hai bên ký hiệp ước Saragossa năm 1529 thừa nhận ảnh hưởng của
người Bồ Đào Nha ở quần đảo Maluku.
Quan hệ giữa người Bồ Đào Nha và dân Maluku mau chóng trở nên tồi tệ vì chính
sách độc quyền buôn bán hương liệu của thực dân đã gây phương hại đến quyền lợi của
người bản xứ, vì chính sách tôn giáo khắc nghiệt, vì thói tham tàn của người Bồ Đào Nha.
Sự chống cự của người bản xứ đặc biệt trở nên gay gắt sau khi người Bồ Đào Nha chiếm
phần phía Nam đảo Amboina, xây pháo đài, cải biến phần lớn dân cư trên đảo theo đạo
Kitô và sử dụng những tân tín đồ này như là chỗ dựa chống lại sultan Ternate.
Năm 1565, sultan Hairun tấn công cộng đồng Kitô giáo và đánh tan đoàn truyền
giáo. Năm 1570, người Bồ Đào Nha phải kí hiệp ước với Hairun nhưng liền sau đó đã tìm
cách ám hại ông ta một cách hèn hạ. Hành động phản bội này đã làm bùng lên các cuộc
nổi dậy chống Bồ Đào Nha. Năm 1574, pháo đài của người Bồ Đào Nha ở Ternate bò sụp
đổ, họ phải dời trung tâm buôn bán hương liệu sang Tidore . Từ đó, vò thế của người Bồ
Đào Nha ở Maluku bò sút giảm dần.
Vào năm 1590, trongû vùng biển Indonesia xuất hiện hai thế lực thực dân mới – Anh
và Hà Lan. Người Anh xuất hiện ở quần đảo Indonesia sớm hơn nhiều so với người Hà
Lan. Tháng 11.1595, đoàn tàu đầu tiên của Anh do nhà thám hiểm-cướp biển lừng danh
Francis Drake chỉ huy đã buông neo ở đảo Ternate. Tuy nhiên, công cuộc buôn bán của
thương nhân Anh với quần đảo không phát triển nhanh và mang lại nhiều lợi lộc như là
của người Hà Lan, tuy họ đến trễ hơn nhiều. Và phải đợi đến đúng một phần tư thế kỉ
người Anh mới nghó đến việc tập trung những nỗ lực của thương nhân Anh vào một tổ
chức thống nhất với tên gọi Công ty Đông Ấn (East India Company) được thành lập vào

tháng 12.1600.
Trong quá trình phát triển quan hệ buôn bán với quần đảo, Công ty chỉ tiến hành
một vài trận tiến công lẻ tẻ vào tàu Bồ Đào Nha, còn phương pháp chủ yếu của Công ty
là tìm cách thương lượng hòa bình với giai cấp thống trò bản xứ và thực dân Bồ Đào Nha
để được buôn bán. Bên cạnh đó, vốn của Công ty chỉ bằng 1/10 vốn của Công ty Hà Lan.
5
Do đó, tuy đã đặt được thương điếm và gây được một số ảnh hưởng ở một vài đòa điểm và
sultanat như Jacatran, Bantam, Amboina, Macassar và Japara..., vò thế của người Anh vẫn
tỏ ra không vững chắc khi họ phải đương đầu với một đối thủ hùng mạnh hơn nhiều –
người Hà Lan.
Người Hà Lan xuất hiện ở quần đảo Indonesia muộn hơn so với người Anh. Tháng
6.1596, dưới quyền chỉ huy của Cornelis Van Houtman, đoàn tàu đầu tiên của Hà Lan đã
đến Bantam. Những chuyến buôn bán sau đó ở vùng quần đảo đã cho người Hà Lan thấy
cần phải theo gương Anh tập trung vốn và thống nhất về tổ chức và chính sách thì mới có
thể cạnh tranh nổi với người Bồ Đào Nha và phát triển được công cuộc kinh doanh. Tháng
3.1602, Công ty Đông Ấn (Vereenigde Oost-Indische Company), viết tắt là V.O.C. được
thành lập. Ra đời với số vốn lớn (khoảng 6,5 triệu guilders) và được chính phủ trực tiếp
giúp đỡ, V.O.C. không những được độc quyền đi biển và thương mại, mà còn được trao cả
quyền tổ chức quân đội, tuyên chiến và ký hòa ứơc, xây dựng pháo đài và thành lập
thương điếm, đúc tiền. Công ty biết cách khai thác độc quyền thương mại tốt hơn nhiều so
với Bồ Đào Nha: nó biết phối hợp cả phương pháp bóc lột thẳng tay và hoạt động buôn
bán tích cực. Lợi dụng mối hận thù giữa người dân đòa phương và thực dân Bồ Đào Nha,
Công ty bắt đầu tổ chức chinh phục quần đảo Indonesia.
Tháng 2.1605, Công ty chiếm pháo đài của người Bồ Đào Nha ở đảo Amboina.
Đảo này trở thành thuộc đòa đầu tiên của Hà Lan ở Đông Nam Á. Không lâu sau đó, Bồ
Đào Nha bò đánh bật khỏi Tidore và Ternate. Năm 1607, Công ty kí với sultan Ternate
hiệp ước theo đó Công ty được độc quyền mua hương liệu và đến đầu năm 1609 khi người
Hà Lan giành được quyền xây dựng phái đài ở đảo Banda và được độc quyền cung cấp
hương liệu thì ảnh hưởng của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ở quần đảo Maluku coi
như không còn nữa. Và cũng từ năm này người Hà Lan quyết định giành độc quyền buôn

bán hương liệu ở quần đảo Maluku. Chỉ thò gửi cho Pieter Both – viên tòan quyền đầu
tiên của Hà Lan ở Đông Nam Á – có ghi rằng: "Việc buôn bán với Maluku, Amboina và
Banda phải là của Công ty, và không một quốc gia nào khác trên thế giới được dự một
phần nhỏ nào". Độc quyền buôn bán với quần đảo Maluku được người Hà Lan coi như là
cơ sở của toàn bộ hoạt động buôn bán của họ ở Viễn Đông.
Chính sách trên đã khiến người Hà Lan xung đột với người Anh. Cuộc chiến tranh
giành quyền buôn bán tại quần đảo giữa hai bên kéo dài từ năm 1619 đến năm 1623 thì
kết thúc bằng thắng lợi của Hà Lan. Năm 1619, Hà Lan chiếm hầu quốc Jakarta mà họ
đổi tên thành Batavia. Hà Lan muốn biến nơi đây thành trung tâm mua bán hương liệu
đang do người Anh khống chế. Vì lẽ đó, Batavia mau chóng trở thành trung tâm quyền lực
của người Hà Lan ở Đông Nam Á.
Đến giữa những năm 1630, đến lượt người Bồ Đào Nha cũng bò Công ty gạt khỏi
những vùng đất đã chiếm được ở Indonesia, ngoại trừ Đông Timor. Việc Malacca rơi vào
tay người Hà Lan vào ngày 14.1.1641 đánh dấu ngày tàn quyền bá chủ của Bồ Đào Nha
trong thế giới Mã Lai – Indonesia. Còn người Tây Ban Nha từ bỏ ảnh hưởng ở Tidore vào
năm 1663. Việc Hà Lan không tham gia vào cuộc chiến 30 năm (1618 – 1648) đã cho
6
phép nước này bỏ xa các nước châu Âu khác trong quan hệ buôn bán với phương Đông.
Công ty đã lần lượt kí hiệp ước mua bán hương liệu với Palembang (1641), Jambi (1643).
Năm 1650, Công ty kí với Acheh hiệp ước theo đó Công ty được chia phần buôn bán thiếc
theo tỉ lệ ngang với sultanat này.
Diễn ra cùng lúc với những cuộc xung đột giữa các thực dân phương Tây trên là
các hành động bành trướng của sultan Agung xứ Mataram. Năm 1621, ông chiếm Tuban,
quy phục Gresik, tàn phá Succadana trên đảo Kalimantan, năm 1624 đánh chiếm Madura,
năm 1625 chinh phục Surabaya. Sultan Agung tự khoác cho mình danh hiệu "susuhuman"
(người chinh phục) và đòi thống trò cả Java.
Hoạt động bành trướng của Mataram đã làm cho Bantam lo ngại. Cuộc tiến công
dẫu bất thành của Mataram vào pháo đài Batavia của Hà Lan vẫn khiến sultan Bantam lo
rằng sự sụp đổ của pháo đài này sẽ dọn đường cho cuộc tiến công của Mataram vào lãnh
thổ của mình. Do đó, ông đã quyết đònh hoà giải với Hà Lan và chấm dứt cuộc phong toả

ngặt nghèo mà quân đội sultanat Bantam đã kéo dài suốt 10 năm trời chống pháo đài
Batavia.
Sau thất bại trên, Agung đã chuyển trọng tâm hoạt động bành trướng sang
Banlambangan và đảo Bali. Năm 1639, dưới ngọn cờ Hồi giáo ông đánh chiếm
Banlambangan, nhưng không chinh phục nổi Bali.
Tình trạng thiếu thống nhất giữa các tiểu quốc Indonesia đã khiến họ không giúp
đỡ gì cho cuộc nổi dậy ở quần đảo Maluku và các đảo Amboina, Seram Buton chống
chính sách độc quyền mua bán nguyên liệu quá khắt khe của V.O.C. kéo dài suốt trong 3
năm 1635 – 1638. Đó là cuộc chiến tranh Maluku đầu tiên.
I.3. INDONESIA DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN
(GIỮA THẾ KỈ XVII- CUỐI THẾ KỈ XVIII).
Trong nửa đầu thế kỉ XVII, chòu ảnh hưởng của chủ nghóa trọng thương, V.O.C. đã
được thành lập nhằm giành độc quyền buôn bán hương liệu ở vùng Viễn Đông, chống lại
người Bồ Đào Nha và người Anh. Công ty đã không từ một thủ đoạn nào cho dù là thất
nhân, để đạt kì được mục tiêu này. Kết quả là Công ty đã sử dụng hạm đội hùng mạnh
của nó để khống chế các vùng biển của quần đảo và đánh chiếm một số cứ điểm vững
chắc trong vùng, làm chủ được việc buôn bán hương liệu ở quần đảo Maluku và Banda
sau khi loại trừ được các đối thủ Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Từ nửa sau thế kỉ
XVII, Công ty đã tìm cách mở rộng vùng ảnh hưởng của nó ở quần đảo, chuyển sang tổ
chức những trận tiến công quyết đònh nhằm vào những nhà nước độc lập. Đặc biệt là
trong khoảng 20 năm cuối thế kỉ XVII, Công ty mở rộng vùng đất thống trò từ bờ biển lấn
sâu vào trong nội đòa Java. Nguyên nhân là do tình trạng sa sút trong quan hệ thương mại
với Ấn Độ, nhưng khó khăn trong việc duy trì chế độ độc quyền mua bán hương liệu
thương mại với Java và chuyển dần từ khai thác thương mại đơn thuần sang chính sách
7
khai thác nông nghiệp để có thêm hàng hoá buôn bán. Một nguyên nhân khác là do vào
giữa thế kỉ XVII hồ tiêu trồng nhiều ở Sumatra và Java trở thành sản phẩm được thò
trường châu Âu ưa chuộng. Tuy nhiên sự thay đổi chính sách không hề ngăn cản Công ty
sẵn sàng thẳng tay phá huỷ số lượng hương liệu dư thừa để chúng không đe doạ giá độc
quyền cao mà Công ty đã ấn đònh.

a. V.O.C. bành trướng thế lực ở Đông bộ quần đảo.
Từ năm 1650 đến năm 1656 chính sách độc quyền mua bán hương liệu của V.O.C.
một lần nữa đã làm bùng lên cuộc đấu tranh dữ dội của nhân dân quần đảo Maluku. Đó là
cuộc chiến tranh Maluku lần thứ hai. Để thực hiện chính sách độc quyền, V.O.C. đã buộc
cư dân quần đảo Maluku và quần đảo Banda chỉ được trồng những loại cây hương liệu
nhất đònh với số lượng đã quy định và phải chặt bỏ số thừa nhằm duy trì giá cả các sản
phẩm này. V.O.C. đã khuất phục nhân dân Maluku bằng những hành động trấn áp đẫm
máu, thảm sát dân chúng, phân tán làng mạc... Tây bộ Seram và đảo Buru cũng bò ảnh
hưởng lây.
Sau khi đập tan cuộc nổi dậy của nhân dân Maluku, V.O.C. chuyển sang tiến công
sultanat Makassar trên đảo Sulawesi vì bấy lâu nay sultanat đã mua hương liệu (đậu khấu
và đinh hương) thẳng với người dân Maluku, vi phạm chính sách độc quyền của V.O.C.
Năm 1667, với sự giúp đỡ của quý tộc phong kiến người Bugis đang chiến đấu chống lại
sultanat, người Hà Lan đã đánh bại Makassar và buộc sultan Hassan Udin kí hiệp ước
Bongaya (18.11.1667), theo đó ông phải từ bỏ các quan hệ thương mại riêng rẽû với quần
đảo Maluku và thừa nhận đòa vò chủ tôn của Công ty, cho phép người Hà Lan dựng đồn
lũy trên lãnh thổ của mình. Còn người liên minh với Hà Lan-Aru Palakkan, thủ lónh của
người Bugis, trở thành chư hầu quốc Boni, được tách khỏi sultanat Gova.
Thất bại của Makassar đã chấm dứt thái độ chống cự quyết liệt chống thực dân ở
Đông bộ Indonesia, nhưng phải thấy rằng ảnh hưởng của người Hà Lan ở Sulawesi còn
giới hạn ở vùng bờ biển.
b. V.O.C. bành trướng ở Tây bộ quần đảo.
Ở phần Tây của quần đảo, Công ty tìm cách tăng cường kiểm soát các hải cảng
buôn bán hồ tiêu trên đảo Sumatra. Công ty đã thi hành các biện pháp quyết liệt nhằm
khuất phục sultanat Palembang và sultanat Acheh mà lực lượng đã suy yếu nhiều sau khi
Iskandar Muda mất năm 1638. Năm 1662, Hiệp ước Painan được kí giữa Công ty và các
lãnh tụ hầu quốc Menangkabau chiếm phần lãnh thổ phía Tây và trung tâm của đảo, theo
đó họ thuận sống dưới sự bảo vệ của Công ty, còn Công ty được độc quyền tuyệt đối mua
bán hồ tiêu và không phải chòu thuế. Đến đây coi như Công ty đã khống chế được vững
bờ biển Sumatra, trong khi vùng nội đòa còn ít chòu tác động của những biến cố liên quan

đến sự hiện diện của người châu Âu.
8
Nhưng Java mới là mục tiêu đáng chú ý nhất của V.O.C.. Năm 1674, ở Mataram đã
xuất hiện một phong trào đấu tranh rộng lớn đòi thoát khỏi ách thống trò phong kiến tàn
bạo và chế độ chuyên chế hà khắc của susuhunan Amangkurat I (Tegalwangi). Lãnh đạo
phong trào là giới phong kiến Madura do hoàng thân Trunojoyo cầm đầu. Khẩu hiệu
chính của những người khởi nghóa là đánh đuổi người Hà Lan khỏi Java và lật đổ triều đại
Mataram. Họ đã chiếm được kinh đô, còn Amangkurat I phải bỏ chạy vào vùng đất của
người Hà Lan. Năm 1677 ông chết, con là Adipati Anom (Amangkurat II) xét thấy không
đủ sức đương đầu với quân khởi nghóa đã thuận liên minh với Công ty. Theo sự thoả thuận
giữa hai bên, để đánh đổi việc trợ giúp quân sự cho sultan, Công ty được quyền buôn bán
trên toàn bộ lãnh thổ Mataram, được cắt nhượng một phần đất nằm ở Nam Batavia trong
đó có vùng Praenger và một vài hải cảng quan trọng (gồm cả Semarang) ở Bắc Java.
Năm 1679, quân lính của Công ty và đồng minh là người Bugis của Palakka đã đập tan
cuộc khởi nghóa và hoàn toàn dập tắt nó vào năm 1682.
Lợi dụng lúc tình hình ở Mataram đang sôi sục vì cuộc khởi nghóa của Trunojoyo,
sultan Agung (Abulfatah) của Bantam đã dựa vào Anh để mở rộng ảnh hưởng sang
sultanat Cheribon. Nhưng Agung chưa kòp thực hiện mưu đònh này thì bò con là Haji dựa
vào Hà Lan lật đổ. Năm 1684, Haji kí hiệp ước thừa nhận chủ quyền của Hà Lan trên
lãnh thổ Bantam, Công ty được độc quyền buôn bán với Bantam, thừa nhận sultanat
Cheribon và dải đất kéo dài đến bờ biển Nam Java là vùng chiếm cứ của Công ty và tống
xuất tất cả những người châu Âu không phải là người Hà Lan ra khỏi vương quốc của
mình. Người Anh bò buộc phải bỏ thương điếm của họ ở Bantam (như đã từng làm ở
Makassar năm 1667) và chuyển sang Bakulen ở Tây bộ Sumatra, nơi duy nhất ở
Indonesia mà Công ty Đông Ấn Anh còn hoạt động cho đến năm 1824. Sau khi
Amangkurat II chết (1705), người Hà Lan đã kí với vò vua mới hiệp ước biến toàn bộ Tây
Java làm lãnh đòa của Công ty, còn toàn bộ Trung và Đông bộ là vùng bảo hộ.
Sau khi khuất phục được hai sultanat mạnh nhất Java là Bantam và Mataram, từ
năm 1705, Hà Lan coi như đã làm chủ được Java.
c. Chính sách thống trò của V.O.C. và phong trào đấu tranh của nhân dân.

Chính sách bành trướng bằng quân sự và những hiệp ước bất bình đẳng mà Công ty
đã áp đặt lên các sultanat và chính sách độc quyền thương mại và tăng cường cướp bóc
sản phẩm của nông dân mà Công ty và giai cấp phong kiến đầu hàng thực dân thực hiện
đã mau chóng gây ra làn sóng chống đối. Trong những năm 1680, ở vùng biển Bantam và
Cheribon đã phát sinh cuộc khởi nghóa do một người Mã Lai sinh sống ở Sumatra tên là
Ibs Iskandar lãnh đạo, nhưng đã bò hạm đội Hà Lan trấn áp.
Đồng thời ở vùng rừng núi Galungung thuộc Praenger (Nam Batavia) có một cuộc
nội dậy do Surapati, người Bali từng là nô lệ ở Batavia rồi sau đó phục vụ cho quân đội
của Công ty, lãnh đạo. Lúc đầu ông được sultan của Mataram là Amangkurat II ủng hộ vì
ông này toan tính quyến dụ những người khởi nghóa theo Mataram chống lại Công ty.
Nhưng khi thấy Surapati thiết lập được một đất nước riêng bao gồm Đông bộ Java và Bali
9
thì Amangkurat lo sợ và quay sang mưu tìm sự giúp đỡ của người Hà Lan, nhưng không
được. Năm 1703, việc Amangkurat từ trần đã tạo ra cuộc tranh giành ngai vàng giữa con
trai và em của vịï vua quá cố – Amangkurat III và Praenger Puger. Đó là cuộc chiến tranh
giành quyền thừa kế đầu tiên ở Java (1704 – 1708). Được tin Amangkurat III có xu hướng
liên minh với Surapati, người Hà Lan đã ủng hộ Puger. Đổi lại năm 1705, Puger ký hiệp
ước từ bỏ tham vọng đối với Cheribon và Praenger và nửa phần phía Đông của đảo
Madura, cho phép Công ty toàn quyền kiểm soát hoạt động thương mại của Mataram và
tán thành việc quân đội Hà Lan đóng tại kinh đô Kartasura. Surapati đã liên minh với
Amangkurat III chống lại Pakubuwono I (danh xưng của Puger ) vàà người Hà Lan. Như
vậy, cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế đầu tiên này đã phát triển thành cuộc nổi dậy
của nhân dân chống ách chiếm đóng của thực dân Hà Lan và kéo dài đến năm 1708 thì
kết thúc bằng thất bại của lực lượng yêu nước. Trước đó năm 1706, Surapati đã bò tử
thương trong cuộc chiến đấu bảo vệ pháo đài Bangil. Năm sau, sau khi bại trận ở
Pasuruan, Amangkurat III phải đầu hàng và chạy sang nương náu ở Ceylan. Nhưng các
con trai ở Surapati và các phụ tá của ông vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến ở Đông bộ Java
cho đến năm 1719.
Đó cũng là năm khởi đầu của cuộc chiến tranh giành ngôi báu lần thứ hai (1719 –
1723) giữa con trai của Pakubukowo vừa qua đời – Amangkurat IV – và những anh em

của mình. Được Hà Lan ủng ho,ä Amangkurat IV đã giành được thắng lợi. Nhờ đó, Công ty
đã dần dần biến vương quốc đã một thời hùng mạnh xưa kia thành chư hầu rồi thành
thuộc đòa, đặt toàn bộ lãnh thổ của nó dưới sự cai trò trực tiếp của mình.
Những năm của hai cuộc chiến tranh kế thừa ngai vàng là thời kì phát triển cực
thònh của Công ty Đông Ấn. Thông qua bọn phong kiến tay sai, Công ty ép buộc nông dân
phải bỏ việc trồng các loại cây lương thực để trồng những loại cây công nghiệp có giá trò
xuất khẩu cao như chàm, cà phê, mía để rồi sau đó lợi dụng độc quyền thương mại mà
mua rẻ và cứơp bóc trắng trợn toàn bộ sản phẩm của nông dân và chở sang bán tại các thò
trường khác, thu lãi gấp nhiều lần giá vốn. Nói về những người Âu đầu tiên ở Indonesia,
John Crawfurd, trú sứ của Anh ở Indonesia đầu năm 1811 đã viết: "Việc cướp bóc phương
Đông, vì không đáng dùng từ buôn bán, là mục tiêu của họ... Không bao giờ họ nghó đến
việc mua hàng hoá bằng một giá thích đáng, hay thu một món lời hợp lí. Họ xem người bản
xứ như là những con vật mà họ có quyền săn đuổi".
Không chỉ dân bản xứ, mà cả những Hoa kiều cũng phải chòu đựng những hành
động nhũng nhiễu của các viên chức Công ty. Từ đầu thế kỉ XVIII, người Hoa đã được
khuyến khích di cư đến lãnh đòa của Công ty ở Java. Lúc đầu, họ được cấp ở những vùng
gần Batavia để trồng lúa hầu tăng số lượng lương thực cấp cho thành phố này. Số khác
được giao nhiệm vụ làm người thu thuế cho Công ty. Họ nhanh chóng chiếm lónh các
ngành thương mại, thủ công nghiệp, trồng các loại cây công nghiệp, đặc biệt là mía. Vò trí
kinh tế của người Hoa tăng lên đã làm cho Công ty nhìn họ như là những đối thủ cạnh
tranh, nhất là trong lónh vực thương mại. Năm 1740, lấy cớ có nhiều người Hoa sinh sống
bằng những nghề không lương thiện, Công ty đã bắt và chở một số người Hoa sang làm
10
tại các đồn điền ở Ceylan. Sau đó, Công ty còn kích động mối tỵ hiềm giữa các cư dân
bần cùng thành thò và giới người Hoa sinh sống bằng nghề cho vay nặng lãi nhằm lấy đó
làm cớ gây ra những vụ tàn sát người Hoa ở Batavia và các thành phố khác ở miền Bắc
Java. Để đáp trả, người Hoa sinh sống ở ngoài Batavia đã nổi dậy giết sạch người Hà Lan
ở Rembang và ở các thành phố khác, và vây hãm Semenrang. Cuộc khởi nghóa kéo dài
đến năm 1742.
d. V.O.C. tiếp tục chiếm đoạt lãnh thổ Indonesia.

Trong thời gian khởi nghóa, người Hoa đã được một số phong kiến Mataram chống
Hà Lan ủng hộ. Họ đã truất phế Pakubuwono II vì chính sách lưỡng lự của ông này. Để
trả công, Công ty đã giúp ông khôi phục ngai vàng; năm 1743, Pakubuwono đã kí hiệp
ước nhượng cho Công ty toàn bộ vùng bờ biển Bắc Java với cảng quan trọng nhất và cả
Tây bộ Maduara. Hiệp ước này đã khiến Mataram bò thu hẹp gần nửa.
Vài năm sau đã xảy ra cuộc chiến tranh giành ngôi lần thứ ba (1749 – 1855). Trước
khi chết, Pakubuwono đã thuận trao chủ quyền của vương quốc cho Công ty, và Công ty
đã chọn con ông ta là Pakubuwono III lên kế bò. Trước hành động phản quốc của cha con
Pakubuwono, đa số thủ lónh phong kiến Mataram đã bầu hoàng tử Mangku Bumi lên làm
susuhuman, chống lại Công ty và Pakubuwono III. Cuộc chiến tranh giành ngôi báu đã
mau chóng phát triển thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chống thực dân Hà Lan. Năm
1751, ở sông Bogowonto, Mangku Bumi đã đánh tan quân đội Hà Lan, và giành lạimphần
lãnh thổ đáng kể ở bờ biển Bắc Java. Nhưng sau đó vì bất hoà với cháu là Mas Said, ông
đã quyết đònh giảng hoà với Công ty. Năm 1755, hai bên đã kí hoà ước. Mataram bò chia
thành hai phần: phía Đông với kinh đô là Surakarta thuộc quyền cai trò của Pakubuwono
III, phần phía Tây với kinh đô là Jogjakarta thuộc quyền Mangku Bumi với danh hiệu
Sultan Amangku Buwono. Cả hai đều phải thừa nhận đòa vò bá chủ của Công ty: tại mỗi
kinh đô của hai vương quốc đều có viên khâm sứ mà trách nhiệm là kiểm soát bộ máy
hành chính.
Đồng thời với cuộc chiến tranh trên, vào đầu năm 1750, người Hà Lan phải đương
đầu với một cuộc nổi dậy của nhân dân Bantam dưới sự lãnh đạo của tướng Rata Bagus
và giáo só Kjahi Tapa. Năm 1753, cuộc nổi dậy bò dập tắt.
Sau khi dẹp yên hai cuộc nổi dậy ở Mataram và Bantam, Công ty coi như làm chủ
toàn bộ Java, ngoại trừ phần cực Đông (công quốc Balambangan), nơi Surapati được
người Bali ủng hộ đã hoạt động cho đến 1772.
Ở Sumatra, Công ty đã giành được quyền buôn bán hồ tiêu từ tay Sultanat Acheh
và đã thu phục hầu hết các tiểu quốc ven biển. Nhưng Công ty chưa chú trọng đến việc
mở rộng lãnh đòa của nó trên đảo này.
11
e. Chính sách cai trò của V.O.C. trong nừa sau thế kỉ XVIII.

V.O.C. đã bắt đầu sự nghiệp ở Indonesia bằng việc kí các hiệp ước với các sultan ở
Maluku và Java để được mua các sản phẩm của vương quốc họ (chủ yếu là hương liệu)
với giá cao hơn giá của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Dần dần khi vò trí đã được củng cố, các kẻ cạnh tranh đã bò loại trừ, Công ty đã
dùng mọi phương sách áp đặt chế độ độc quyền mua bán các sản phẩm đòa phương. Cụ
thể Công ty đã thi hành chế độ hongitocth, theo đó người bản xứ chỉ được phép trồng các
loại cây gia vò đã được quy đònh trên một số đảo nhất đònh, với một khối lượng hạn chế.
Sản phẩm dư thừa sẽ bò huỷ sạch. Chế độ hongitocth đã mang trong lòng nó mầm mống
của sự hủy diệt, vì nó buộc người Anh và người Pháp cũng tìm cách trồng các loại cây
hương liệu trên các vùng đất thuộc đòa nhiệt đới của họ.
Từ cuối thế kỉ XVIII, khi Công ty chuyển trọng tâm chú ý sang Java thì cơ sở của
chế độ thuộc đòa không hẳn là độc quyền thương mại nữa, mà chuyển dần sang bóc lột
nông dân trực tiếp cũng như gián tiếp. Những hình thức bóc lột chủ yếu là levenringen,
kontigenten và hierendiensten. Levenringen buộc các phong kiến đòa phương, vốn vẫn còn
độc lập một cách hình thức giao nộp những sản vật nhất đònh (như Bantam phải nộp hồ
tiêu, Mataram và bờ biển Bắc Madura – gạo...) theo giá Công ty quy đònh. Kontigenten là
mức thuế hiện vật mà người nông dân ở vùng đất do Công ty trực tiếp cai trò phải trả.
Ngoài ra những những dân này còn phải chòu đựng một chế độ bóc lột khác là
hierendiensten tức là chế độ lao dòch.
Hình thức bóc lột leveringen cho phép Công ty áp dụng rộng rãi chế độ quản lý
gián tiếp và không cần phải can thiệp vào nội bộ các tiểu quốc chừng nào các chính phủ
được giao nộp đầy đủ và độc quyền mua gia vò của Công ty không vi phạm. Phong kiến
đòa phương còn được giữ lại những chức năng hành chính và tư pháp.
Xã hội Java (đặc biệt là các công xã nông thôn desa) cơ bản vẫn giữ được cấu trúc
truyền thống của nó dù quý tộc phong kiến đòa phương đã trở thành một bộ phận của
chính quyền thực dân. Trong vùng nội đòa Java và Madura, hệ thống kinh tế-xã hội cổ
truyền hầu như không thay đổi. Tình hình này có thể được giải thích bằng hai nguyên
nhân: tính phát triển và tính ổn đònh cao của cấu trúc cũ, mà nền tảng của nó là cơng xã
vốn khơng bị thực dân phá hủy, mặc dù nó được sử dụng để phục vụ quyền lợi của chúng và
cũng bởi vì đặc điểm của chính quyền thực dân khơng phải là thiết lập chế độ quan liêu

phong kiến nhà nước chiếm đóng, mà là phục vụ quyền lợi của các thương nhân để họ thu
được lợi nhuận cao nhất bằng cách đảm bảo giá cả độc quyền. Đặc biệt là người Hà Lan
trong thời kì này không dùng những biện pháp Cơ đốc hoá cưỡng bức như người Tây Ban
Nha đã thực hiện ở Philippines, và thậm chí cũng không khuyến khích cả các hoạt động
truyền giáo. Do đó tính cộng đồng tôn giáo-văn hóa ở những vùng chính yếu trong nước
không bò phá vỡ.
Tuy nhiên, chủ nghóa thực dân thương mại của Hà Lan đã để lại những hậu quả rất
nặng nề lên cuộc sống của người dân. Chế độ độc quyền buôn bán của Công ty đã làm
12
suy kiệt hoạt động thương nghiệp bản xứ và gây ra những cảnh hoang tàn ở vùng bờ biển
(đặc biệt là ở Maluku và Nam Sulawesi); từ đó nảy sinh ra tình trạng cướp bóc ở vùng
lãnh hải Indonesia. Chính sách bóc lột tàn tệ như vậy tất không thể mãi mãi đem lại lợi
ích cho người đẻ ra và duy trì nó.
Lúc đầu chế độ độc quyền buôn bán đã đem lại cho Công ty những mối lợi nhuận
rất lớn. Từ năm 1693 lợi tức hàng năm của Công ty là 60 vạn guilders, nhưng từ đó lợi
nhuận giảm dần và đến năm 1724 thì bắt đầu bò thua lỗ. Nguyên nhân là do những chi
tiêu quá lớn cho các hoạt động gây chiến chống lại những kẻ thù đòch với chế độ thuộc
đòa, chống phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Indonesia, chế độ độc quyền buôn
bán thường xuyên bò các thương nhân Anh và bò chính các nhân viên của Công ty vi
phạm, do sự tham nhũng quá mức của các viên chức Công ty. Công ty còn phải gánh
những món lãi cổ phần khổng lồ trả cho các cổ đông của Công ty – đại diện giới tài phiệt
thương mại Hà Lan
Cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ tư (1780 – 1784)
(3)
đã giáng đòn trí mạng vào
Công ty. Người Anh chiếm các thương điếm của Hà Lan ở Tây Sumatra và cắt mối
liênlạc giữa lãnh đòa của Công ty ở Indonesia và châu Âu. Theo Hoà ước Paris kí năm
1784, tàu thuyền Anh được quyền đi lại tự do trong vùng lãnh hải của quần đảo. Điều này
đã cản trở Hà Lan khống chế một cách có hiệu quả hoạt động buôn lậu của Anh. Kết quả
là tổng số thâm hụt của Công ty tăng nhanh từ 74 triệu (1789) lên 134 triệu guilder(1799).

Ngày 31.12.1799, Công ty tuyên bố giải thể và chuyển giao số nợ và tài sản cho
chính phủ.
IV. INDONESIA TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH NAPOLÉON VÀ CUỘC NỔI
DẬY CỦA NHÂN DÂN JAVA (1800 – 1830).
nh hưởng của cuộc Cách mạng Pháp không hề tác động đến phương sách cai trò
của Hà Lan đối với Indonesia. Ủy ban Sự vụ Đông Ấn (ra đời năm 1796) nhằm tiếp nhận
quyền cai trò và khai thác Indonesia từ Công ty Đông Ấn ra tuyên bố rằng "các học thuyết
về tự do và bình đẳng... không thể được mang sang, cũng như không thể được áp dụng ở
các vùng đất thuộc sở hữu của quốc gia ở Đông Ấn, chừng nào an ninh của những vùng đất
này còn tùy thuộc vào tình trạng phục tùng cần thiết hiện nay (của người Indonesia), và
chừng nào việc ứng dụng không khiến các vùng đất này rơi vào tình trạng hỗn loạn với
những hậu quả khôn lường" (1, p.281).
Năm 1807, Herman Williem Daendels được cử làm toàn quyền Ấn Độ thuộc Hà
Lan. Viên toàn quyền mới đã thi hành một chính sách thống trò khắc nghiệt nhằm tăng
cường vò thế phòng thủ của Java chống lại âm mưu xâm lăng của Anh. ng đã tăng thuế,
3
()
Trong nửa sau thế kỉ XVII đã xảy ra ba cuộc chiến tranh giữa Anh và Hà Lan. Kết quả là Hà Lan bò mất
phần lớn thuộc đòa ở châu Mỹ và châu Phi và chỉ giữ được chỗ đứng ở châu Á nhờ quan hệ kình đòch giữa
Anh và Pháp phát sinh từ cuối thế kỉ XVII.
13
tăng số sản phẩm phải giao nộp, tăng cường chế độ mà V.O.C. đã dành cho các phong
kiến đòa chủ đòa phương và những người thân thuộc của họ. ng thay chế độ cai trò gián
tiếp bằng một thể chế cai trò kiểm soát từ trung ương.
Chính sách thống trò kiểu này đã làm mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến Java
với chính quyền thực dân Hà Lan thêm gay gắt và kết quả là tháng 8.1811, khi đổ bộ lên
Java, quân đội Anh hầu như không gặp sự chống cự nào.
Được bổ nhiệm làm toàn quyền Java và những vùng đất phụ thuộc của nó –
Madura, Palembang, Banjarmasin và Macassar , nhà hoạt động thuộc đòa trứ danh
Thomas Stanford Raffles đã thi hành một loạt cải cách đáp ứng được quyền lợi của tư bản

công thương nghiệp Anh. Ông đã cố gắng tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất nguyên
liệu nông nghiệp và biến Indonesia thành thò trường tiêu thụ hàng hoá Anh trên cơ sở
ngun tắc tự do mua bán. Để đạt mục tiêu này, mọi hình thức bóc lột trước đó là
levenringen, kontigenten và hierendiensten bò hủy bỏ và thay vào đó một sắc thế thống
nhất được thu bằng tiền. Chế độ độc quyền thương nghiệp và thuế quan nội đòa bò bãi bỏ.
Ông còn chấn chỉnh việc lưu thông tiền tệ và thủ tiêu chế độ nô lệ. Xét thấy hệ thống tư
pháp mà Daendels để lại là rắc rối và lộn xộn, Raffles đã tổ chức theo hướng đơn giản
hoá. Ông cũng đã thống nhất bộ máy hành chính Java, chia đảo này thành 16
landarostamps, tức các khu thống sứ (residencies) với người cầm đầu là viên thống sứ
được trao quyền hành chính, tư pháp và thuế quan. Đồng thời ông cũng thẳng tay trấn áp
những mưu toan của các phong kiến đòa phương tính lợi dụng sự thay đổi chủ thuộc đòa để
giành nhiều quyền tự trò hơn.
Nhưng trước khi chương trình cải cách của Raffles kòp thực hiện đầy đủ và phát huy
tác dụng của nó, thì ngày 13.8.1814, Anh và Hà Lan đã kí thỏa ước London theo đó Anh
đã trao trả thuộc đòa Đông Ấn cho Hà Lan. Tuy nhiên mãi đến gần 5 năm sau Anh mới
chòu rời khỏi đảo. Hiệp ước London kí ngày 17.3.1824 đã giải quyết mâu thuẫn Anh-Hà
Lan ở Đông Nam Á: Anh đổi Bakulen ở Tây bộ Sumatra lấy Malacca, đồng thời hàng hoá
Anh đuọc hưởng một chế độ thuế quan ưu đãi cho phép Anh cạnh tranh một cách có hiệu
quả với hàng hoá Hà Lan ở Indonesia.
Việc Hà Lan quay trở lại Indonesia một lần nữa đã làm nổi lên vấn đề phương
pháp khai thác thuộc đòa. Có hai quan điểm đối lập nhau. Một là của thống sứ vùng bờ
biển Đông Bắc Java là Dirk van Hogendorp. Ông chủ trương bỏ chế độ cưỡng bức giao
nộp sản phẩm và nghóa vụ lao dòch, chế độ độc quyền thương mại và khuyến khích kinh
tế nông dân trên cơ sở thừa nhận quyền tư hữu của nông dân đối với ruộng đất. Tuy nhiên
nỗi lo sợ của tư sản Hà Lan trước viễn cảnh phải cạnh tranh với tư sản Anh trong điều
kiện tự do mâạu dòch, những khó khăn về tài chính của chính quốc sau cuộc chiến tranh
Napoléon và việc Hà Lan không còn đủ khả năng duy trì độc quyền mua bán hương liệu
đã mang lại thắng lợi cho ý kiến cho rằng cần duy trì về nguyên tắc các phương pháp của
Công ty Đông Ấn.
14

Hậu quả là dân Java phải chòu đựng một cách bóc lột quá đỗi nặng nề và tàn ác.
Tình cảnh của dân cư Surakarta và Jogjakarta là đáng thương nhất vì họ phải gánh đến 34
sắc thuế khác nhau.
Nhân dân Java đã trả lời ách thống trò bạo ngược và tham lam này bằng cuộc nổi
dậy mang màu sắc tôn giáo, với khẩu hiệu chính là phục hồi và phát triển đạo Hồi. Từ đó
về sau, đạo này trở thành ngọn cờ đoàn kết nông dân, một bộ phận phong kiến và tu sĩ Hồi
giáo trong dự nghiệp đấu tranh chống thực dân. Lãnh tụ của cuộc khởi nghóa là hoàng tử xứ
Jogjakarta – Diponegoro. Ngay từ buổi đầu, giới lãnh đạo đã sớm chòu sự chi phối của tư
tưởng "chủ nghóa dân tộc phong kiến", tức tư tưởng muốn phục hồi một quốc gia phong
kiến Indonesia hùng cường và độc lập. Họ đã tôn Diponegoro làm sultan và giáo chủ đạo
Islam trên toàn đảo Java. Bùng nổ từ tháng 7.1825 và kéo dài đến tháng 3.1830, cuộc
khởi nghóa nhiều phen làm thực dân lao đao. Nhưng con số ngày càng tăng các lãnh chúa
quý tộc lúc đầu theo phong trào nay dần dần tách ra vì tin theo chính sách mua chuộc của
thực dân và mối bất đồng ngày càng lớn giữa Diponegoro và giới tu só Hồi giáo do Kiyay
Maja cầm đầu vốn nuôi tham vọng đòi lãnh đạo cuộc khởi nghóa đã buộc Diponegoro
phải thương thuyết với người Hà Lan. Trong lúc thương thuyết, bọn thực dân đã trở mặt
bắt giam và đày ông sang Sulawesi. Mất người cầm đầu, cuộc khởi nghóa mau chóng bò
tàn lụi.
Sau thất bại của cuộc khởi nghóa, giai cấp quý tộc phong kiến Java đã trở thành chỗ
dựa chế độ của thực dân.
V. THỜI KÌ CHẾ ĐỘ CANH TÁC CƯỢNG BỨC (NHỮNG NĂM 1830 – 1870).
Cuộc khởi nghóa do Diponegoro lãnh đạo chấm dứt thời kì tìm tòi chế độ cai trò và
khai thác thuộc đòa mới. Bò thúc bách bởi những chi tiêu quá lớn cho việc trấn áp lực
lượng khởi nghóa
(4)
và bởi việc Bỉ tách khỏi Hà Lan năm 1830 đã buộc Hà Lan phải gánh
3/4 số nợ trong nước, chính quyền thực dân ở Indonesia đã cho thi hành từ đầu những năm
1830 chế độ canh tác do toàn quyền Johannes Van der Bosch đề xướng vào năm 1829.
Nội dung chính sách này như sau: thay vì thu một phần thu nhập của nông dân, chính
quyền thực dân buộc nông dân phải trích ra 1/5 đất đai của các công xã nông thôn ở Java

và Tây bộ Sumatra để trồng các loại cây xuất khẩu (đường, chàm, cà phê, thuốc lá, trà,
hồ tiêu, quế, ký ninh, bông vải, dầu cọ). Nông dân bò buộc phải canh tác phần đất này
theo đơn vò công xã, luôn cả việc vận chuyển và sơ chế sản phẩm, sau đó giao nộp toàn
bộ vào kho nhà nước để vừa trả thuế vừa bán cho nhà nước với giá rẻ mạt.
Chế độ canh tác mang nặng tính chất công xã này là một mặt đã mang lại cho ngân
sách chính quốc những món lợi rõ rệt rất lớn: trong thời gian chế độ này thực hiện khoảng
40 năm – Hà Lan đã thu được gần 900 triệu guilders lợi tức ròng, tức khoảng 1/3 ngân
sách hàng năm của nước này, mặt khác là tình trạng bần cùng khủng khiếp của nông dân
4
()
Theo các sử gia Hà Lan, cuộc khởi nghóa đã làm chính quyền thực dân thiệt mất 15.000 quân (8.000 lính
Hà Lan và 7.000 lính đánh thuê Indonesia ) và tiêu phí đến 20 triệu florins.
15
Java, Madura và Sumatra. Họ bò tước mất, không phải là 1/5 mà là 1/3 và có khi 1/2 số
đất đai và thời gian mà họ phải canh tác trên những đất ấy là không giới hạn. Đó là chưa
kể những ngày họ phải đi lao dòch xây dựng đường xá, cầu cống... Do vậy diện tích trông
cây lương thực và thời gian họ còn phải lao động trên phần đất còn lại của mình không
ngừng bò giảm sút.
Chính quyền thực dân đã sử dụng các quan chức bản xứ từ quý tộc đến kỳ hào làng
xã trông coi việc thực hiện chính sách này ngay tại đòa phương của họ. Bù lại, họ nhận
được một tỉ lệ nhất đònh số sản phẩm mà nông dân giao nộp hoặc nhận được đất đai, miễn
thuế. Liên minh thực dân-phong kiến bản xứ vốn đã hình thành trước đó nay lại được
tăng cường. Một tầng lớp phong kiến Java ra đời và trở thành bộ phận của bộ máy cai trò
thuộc đòa. Còn sự tan rã của công xã thì bò kìm hãm. Các công xã vẫn tiếp tục là hạt nhân
cơ bản trong đời sống xã hội-kinh tế của nông thôn Java. Tình hình này đảm bảo sự kế
tục của cấu trúc xã hội cũ và duy trì, bất chấp thời kì thống trò lâu dài, trong cấu trúc
thuộc đòa nhiều nét của chế độ tiền thuộc đòa.

Chế độ canh tác giành độc quyền khai thác cho chính quyền thực dân. Ngay cả tư
bản tư nhân Hà Lan cũng bò cấm hoạt động, ngoại trừ giới thương mại tài chính trong

Công ty thương mại Hà Lan được thành lập năm 1824. Nhờ được độc quyền vận chuyển
và đấu thầu mua hàng hoá, Công ty này làm ăn rất phát đạt. Nhưng dần dần sự phát triển
của công nghiệp Hà Lan nâng cao vò trí của tư sản công nghiệp nước này. Đại diện cho
quyền lợi của họ ở Quốc hội là cánh đối lập tự do xuất hiện vào những năm 1840. Cánh
này đòi hạn chế bớt quyền hành của chính quyền ở thuộc đòa và bãi bỏ những hạn chế
đối với hoạt động của tư sản công nghiệp. Cuối những năm 1850 – đầu những năm 1860,
trong Quốc hội Hà Lan đã xuất hiện thêm lực lượng dân chủ. Họ đòi hủy bỏ ngay chế độ
canh tác cưỡng bức. Đóng vai trò to lớn của cuộc đấu tranh chống chế độ ô nhục này là
tác phẩm nhan đề "Max Havelaar" hay là "Cuộc đấu thầu cà phê của Công ty Thương mại
Hà Lan" (1860) của Edoard Dekker đã vạch trần bộ mặt của chính sách canh tác và tình
hình khốn khổ của nhân dân bản xứ , nạn nhân của nó. Sức ép của cánh đối lập đã buộc
chính phủ đảng Tự do năm 1870 huỷ bỏ một số cây cưỡng bức canh tác như hồ tiêu, trà,
thuốùc lá. Riêng đường thì phải đợi đến năm 1890 và cà phê năm 1915. Quốc hội giờ đây
được tham gia công tác lãnh đạo thuộc đòa, kể cả thông qua ngân sách. Đạo luật về công
nghiệp (1870) cho phép tư nhân được tự do sử dụng đất đai và lao động. Điều này thu hút
ngày càng nhiều người ở Hà Lan sang lập nghiệp ở Indonesia, nhất là từ khi kênh đào
Suez được khai thông vào tháng 11.1869 đã rút ngắn hơn nữa con đường đi từ chính quốc
sang thuộc đòa.
Trong những năm thi hành chế độ canh tác cưỡng bức, tình hình đảo Java đã thu hút
phần lớn sự chú ý của chính quyền thực dân. Nhưng không phải vì thế mà nó lơi là những
nơi khác. Năm 1821, ở Tây bộ Sumatra đã bùng lên cuộc khởi nghóa của nông dân
Menangkabau giữa những người chủ trương cải cách (padri)
(5)
tức tầng lớp muốn dùng đạo
Hồi như là ngọn cờ tư tưởng chống lại giới "át" – tầng lớp muốn duy trì đặc quyền đặc
5
()
Padri là tên gọi các giáo sĩ Hồi giáo quê quán ở thành phố Padri (Bắc Sumatra).
16
lợi của những kẻ cầm đầu công xã thò tộc, ngăn cản sự phát triển chế độ tư hữu. Năm

1821, khi người Hà Lan can thiệp đứng về phía át, cuộc xung đột này đã biến thành
cuộc khởi nghóa chống thực dân. Lòch sử Indonesia gọi đây là cuộc chiến tranh Padri. Do
mục tiêu của cuộc khởi nghóa là thành lập một quốc gia phong kiến Hồi giáo độc lập, nên
có thể nói tư tưởng chi phối nó cũng là chủ nghóa dân tộc Hồi giáo. Cuộc chiến tranh kéo
dài đến năm 1837 thì bò dập tắt, vì hàng ngũ lãnh đạo bò chia rẽ và một số phong kiến đòa
phương bò Hà Lan quyến dụ chống lại phong trào. Cuộc khởi nghóa đã chuẩn bò tiền đồ
cho việc cải cách Hồi giáo ở Tây bộ Sumatra ở đầu thế kỉ XX.
Để ngăn chặn ảnh hưởng của Anh và Mỹ, Hà Lan đã tích cực đánh chiếm những
vùng nằm ngoài Java và Tây bộ Sumatra (1846 – 1851), đã tổ chức ba cuộc chinh phạt
vào Bali để buộc quý tộc đảo này thuần phục. Trong những năm 1850, Hà Lan lần lượt
chinh phục Tây bộ Kalimantan, sultanat Banjarmassin ở Đông nam Kalimantan, sultanat
Boni ở Đông Nam Sulawesi, sultanat Siak ở Đông bộ Sumatra.
VI. THỜI KÌ CHUYỂN SANG KHAI THÁC THUỘC ĐỊA BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẾ
QUỐC CHỦ NGHĨA (NHỮNG NĂM 1870 – ĐẦU THẾ KỈ XX).
Trong lòch sử cận đại Indonesia, hiệp ước ký năm 1871 giữa Anh và Hà Lan là một
bước ngoặt. Theo hiệp ước, Anh thừa nhận quyền hành của Hà Lan ở Bắc Sumatra.
Nhưng điều đáng nói là trong bầu không khí chạy đua xâm chiếm thuộc đòa giữa các đế
quốc, hiệp ước này đã thúc đẩy Hà Lan thay đổi chính sách đối với quần đảo Indonesia
cho phù hợp với sự chuyển biến của chủ nghóa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh chuyển lên
giai đoạn độc quyền: mau chóng chiếm đoạt toàn bộ quần đảo. Tháng 3.1873, thực dân
Hà Lan trao tối hậu thư đòi sultanat Acheh phải thần phục, nhưng bò bác bỏ. Thống đốc
Hà Lan quyết đònh tuyên chiến.
Kéo dài trong suốt 40 năm (1873 – 1913), cuộc kháng chiến của nhân dân Acheh là
cuộc kháng chiến dài nhất, đẫm máu nhất và tốn kém nhất trong lòch sử xâm chiếm thuộc
đòa của Hà Lan ở Indonesia. Toàn bộ tình hình ở Indonesia cho đến đầu thế kỉ XX đã diễn
ra dứơi tác động của biến cố này.
Trong giai đoạn đầu (1873 – 1880), cuộc kháng chiến chủ yếu do sultan và các giới
chức phong kiến riêng rẽ đứng ra tổ chức nhằm bảo vệ lãnh đòa riêng của họ, do đó cuộc
kháng chiến không phát triển lên được. Sau khi vùng trung tâm của sultanat – Đại Acheh
- bò chiếm, phần lớn phong kiến đã quay sang thoả hiệp với thực dân Hà Lan, vai trò của

sultan mau chóng bò sụp đổ. Trong giai đoạn hai (1881 – 1896), nông dân tham gia rất
đông đảo. Vai trò lãnh đạo lúc này rơi vào tay giới giáo só Hồi giáo và các bậc kì hào
trong làng xã với người cầm đầu là Ulama Mohammed Sinan. Họ đã tuyên bố một cuộc
chiến tranh thần thánh. Ở bờ biển phía Tây còn tồn tại thêm một phong trào kháng chiến
khác do Tenku Umar, kì hào làng xã lãnh đạo, Ở vùng giải phóng bao gồm lãnh thổ Đại
Acheh và nhiều vùng khác, Sinan đã dựng lên một chính quyền quân sự tôn giáo. Lúc đầu
Sinan và những đồng sự của ông có quan tâm đến ước mơ của nông dân về một "chính
17
phủ công bằng", một "tín ngưỡng trong sạch", nghóa là diệt trừ tệ chuyên quyền phong
kiến và lập lại những truyền thống dân chủ của đạo Hồi cổ xưa, nhưng dần dần khi càng
được củng cố, thì chính quyền Sinan càng tỏ ra xa lạ với nguyện vọng dân chủ của nhân
dân. Sự thoái hoá này đã gây chia rẽ trầm trọng không hàng ngũ ban lãnh đạo phong trào,
làm cho nhân dân bất mãn nhất là khi Hà Lan chú tâm khai thác nhược điểm này. Năm
1891, sau khi Sinan chết, giữa Mat Amin – con trai ông - và Tenku Umar đã diễn ra cuộc
đấu tranh rất tai hại nhằm giành quyền hành. Bò thất bại, Tenku Umar đã bỏ chạy sang
hàng ngũ kẻ thù. Tuy nhiên ba năm sau đó, Tenku Umar lại cầm vũ khí chống Hà Lan.
Trong giai đoạn ba này, thực lực của nghóa quân không còn như trước. Thực dân Hà Lan
đã mau chóng khống chế được phong trào kháng chiến. Năm 1899, Tenku Umar bò giết.
Sau khi nhiều lãnh tụ khác bò bắt và bò giết trong những năm 1908 – 1910, cuộc kháng
chiến đã thực sự chấm dứt dù còn một số nơi riêng rẽ tiếp tục chiến đấu cho đến năm
1913.
Ngoài Acheh, Hà Lan còn đẩy mạnh các hoạt động bành trướng lấn sâu vào nội
đòa, không ngừng can thiệp vào các vương quốc còn độc lập hay nửa độc lập. Chính quyền
thực dân đã dùng thủ đoạn mau chuộc những phong kiến bên trên nào chòu thoả hiệp và
thẳng tay trấn áp những phong kiến nào chống đối và các cuộc kháng chiến của nông dân.
Đầu thế kỉ XX, Hà Lan coi như làm chủ toàn thể quần đảo có diện tích 1 triệu km
2
, tức
gần 60 lần diện tích chính quốc, với dân số khoảng 37,7 triệu (1905), tức 6 lần dân số Hà
Lan, trong đó có 30,1 triệu sinh sống tại Java và Madura, số còn lại sống ở các "tỉnh bên

ngoài".
Mọi cấm đoán đối với các hoạt động kinh doanh của tư bản tư nhân Hà Lan ở thuộc
đòa Đông Ấn đã lần lượt bò bãi bỏ. Đạo luật nông nghiệp ban hành năm 1870 đã đảm bảo
cho người doanh nghiệp những điều kiện thuận lợi về chế độ lónh canh ruộng đất trồng
cây công nghiệp xuất khẩu. Giá trò sản lượng của các đồn điền tư nhân năm 1875 tăng
gấp 3 lần so với trước năm 1860 và đến năm 1885 tăng gấp 10 lần. Từ năm 1900 đến
năm 1914, số tư bản Hà Lan tăng gấp đôi và đạt gần 750 triệu đô la Mó. Phần lớn số đầu
tư này bò khống chế bởi các ngân hàng và tổ chức độc quyền thuộc đòa – Syndicat đường
Java, Hội Thương mại Hà Lan... Chính phủ Hà Lan hiểu rằng do vò thế yếu ớt về kinh tế
và quân sự so với các đế quốc khác, Hà Lan không thể nào tránh cho thuộc đòa của mình
khỏi sức ép của các đối thủ mạnh hơn, và nhất là để khuất phục được một thuộc đòa lớn
như vậy, sự trợ giúp của tư bản quốc tế là điều cần thiết. Tình hình này đã giải thích một
số đặc điểm trong đời sống chính trò và kinh tế Indonesia trong thời kì chúng ta đề cập
đến ở đây.
Khác với các nước đế quốc hùng mạnh hơn luôn tìm cách bảo vệ thuộc đòa khỏi sự
xâm lấn của các đối thủ, chính quyền thực dân Hà Lan đã thi hành chính sách "mở cửa".
toàn bộ hàng rào thuế quan chống lại sự xâm nhập hàng hoá và tư bản nước ngoài bò bãi
bỏ. Tư bản nước ngoài được quyền đưa hàng và vốn vào Indonesia trên cơ sở bình đẳng
với Hà Lan. Năm 1813, Anh chiếm 40% hoạt động ngoại thương của Indonesia trong khi
Hà Lan chỉ có 28%, phần còn lại do Nhật, Pháp và Đức khống chế. Biểu trưng cho sự xâm
nhập của Anh vào Indonesia là công ty hỗn hợp Anh-Hà Lan mang tên "Royal Dutch
18
Shell". Tư bản nước ngoài đã được nhượng những vùng đất rộng lớn với giá rẻ mạt để lập
đồn điền cà phê, trà, mía, thuốc lá, cao su.
Việc chuyển sang khai thác bằng phương pháp đế quốc chủ nghóa đã tăng nhanh
khối lượng một số sản phẩm: từ 1900 đến 1914, sản lượng đường tăng gấp hai lần, trà 5
lần, thuốc lá 1,5 lần, cao su (năm 1900 hầu như không có) đạt 15.000 tấn, dầu lửa từ 0,36
triệu tấn lên 1,5 triệu tấn, tức hơn 4 lần. Đồng thời ngành giao thông vận tải cũng phát
triển: toàn bộ chiều dài của mạng lưới đường sắt và đường cho xe điện ở Java tăng từ
3.000km (1899) lên 4.500km (1913).

Cũng giống như tình trạng ở các thuộc đòa khác, nền kinh tế nhất là công nghiệp ở
Indonesia được phát triển trước hết là vì quyền lợi của chính quốc nên nói chung là què
quặc. Tư bản phương Tây không chú trọng đầu tư cho công nghiệp chế biến, mà tập trung
vào công nghiệp khai khoáng và sơ chế nguyên liệu nông nghiệp (làm đường, sấy trà...)
và những xí nghiệp phục vụ nhu cầu khai thác kinh tế và sinh họat của thực dân như sửa
chữa, điện, nước...
Sự phát triển kinh tế hầu như không mang lại lợi ích gì cho người dân bản xứ. Cán
cân ngoại thương cho thấy rõ mức độ tăng cường bóc lột nông dân thuộc đòa của tư bản
nước ngoài. Nếu trong năm 1870 – 1880 giá trò hàng xuất khẩu vượt giá trò hàng nhập
khẩu khoảng 50 triệu guilders thì trong những năm 1911 – 1915, mức độ chênh lệch hàng
năm đã lên gần con số 250 triệu guilders.
Tuy nhiên, việc chuyển sang phương pháp bóc lột đế quốc chủ nghóa đã phá vỡ mọi
hàng rào kinh tế mà sự tồn tại lâu đời của các công xã và các tiểu quốc đã dựng nên, để
tạo ra một thò trường thống nhất cho quần đảo. Đây chính là một trong những tiến bộ của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa dù ø mang nặng tính chất thuộc đòa, so với phương
thức sản xuất phong kiến cũ.
Sự xâm nhập ngày càng sâu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa còn gây ra
nhiều thay đổi trong cấu trúc của xã hội Indonesia, từ kết cấu giai cấp đến vò thế của các
giai cấp. Là nơi quy tụ đến 4/5 dân số, nơi tập trung các cơ sở kinh tế và chính trò thiết
yếu của chính quyền thực dân, Java đã trở thành trung tâm của mọi sinh họat chính trò,
kinh tế, văn hóa... Đó là nơi phát sinh của những tổ chức dân tộc đầu tiên và nơi thiết đặt
những cơ sở của chế độ cộng hoà độc lập sau này. Do đó phần phân tích kết cấu của xã
hội Indonesia vào đầu thế kỉ XX sẽ lấy Java làm trọng điểm.
Trong thời kì thống trò của Công ty Đông Ấn, giai cấp quý tộc vần là tầng lớp cai
trò, nắm rất nhiều quyền hành ngay tại đòa phương mình. Nhưng từ thời chế độ canh tác
cưỡng bức và nhất là từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khi bộ máy thống trò thuộc đòa
được áp đặt khắp quần đảo thì họ chỉ là những viên chức bậc trung, bậc thấp trong bộ máy
cai trò thuộc đòa. Còn các số viên chức người Âu đã tăng lên một cách đáng kể. Bọn này
đã lấn áp quyền lực và quyền lợi của quý tộc. Cùng với những khác biệt lớn lao về tiền
19

lương giữa viên chức người Âu và người Indonesia, sự lấn áp này đã gây ra những bất
mãn nhất đònh trong giới quý tộc-viên chức Java. Họ đấu tranh đòi bình đẳng với người
Âu. Yêu sách được phản ánh trong hệ tư tưởng của cánh ôn hoà trong phong trào dân tộc.
Do được tiếp thu nền học vấn phương Tây, con cháu của họ trở thành những nhà khai
sáng và những nhà diễn đạt đầu tiên nhận thức dân tộc vừa nảy sinh.
Chiếm hơn 2/3 dân số, nông dân vẫn là tầng lớp đông đảo nhất. Gây thiệt hại nhiều
nhất cho nông dân là hoạt động của các đồn điền người Âu vì chúng chiếm nhiều vùng
canh tác tốt nhất của họ. Nông dân bò đè dưới gánh nặng thuế khoá và chế độ lao dòch,
nhất là ở Java. Theo đà xâm nhập của quan hệ hàng hoá- tiền tệ, diện tích đất đai của
công xã dần dần lọt vào tay đòa chủ và phú nông từ 47% (1882) tăng lên đến 83% (1932)
đất đai Java, trong khi đất đai của công xã trong khoảng thời gian trên giảm từ 42% xuống
còn 13%. Bò tước đoạt như vậy, tất nhiên giai cấp nông dân mau chóng bò phân hoá và
bần cùng hoá. Vào những năm 1920, số nông dân không có ruộng chiếm gần 35% dân số
nông thôn Java, và nếu tính gộp cả bần nông thì tỉ lệ này lên đến 60%. Mức thấp kém của
nông dân đã tạo điều kiện cho sự bành trướng của tư bản thương nhân-cho vay lãi mà đa
số là người Hoa.
Sự xâm nhập nói trên của quan hệ hàng hoá-tiền tệ vào nông thôn không có nghóa
là phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghóa đã bò đánh bại, mà thực ra chúng vẫn được
thực dân và đòa chủ phong kiến cố tình duy trì. Chính sự tồn tại của hình thức bóc lột này
càng làm cho tình cảnh của nông dân thêm phần phức tạp và muôn phần đau khổ. Ở một
số vùng đã xuất hiện những hành động phản kháng tự phát của nông dân: hoặc chạy trốn
vào rừng, hoặc cầm vũ khí đánh phá các trang trại của đòa chủ và thực dân. Cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX, trong phong trào phản kháng của nông dân đã xuất hiện một bần
nông nổi tiếng tên là Samin. Ông cổ vũ cho nguyên lý của chủ nghóa cộng sản không
tưởng: ruộng đất phải thuộc về tất cả những ai canh tác chúng, phải lao động chung và
hoa lợi cũng phải được sử dụng chung. Samin dự tính đấu tranh giành những mục tiêu bày
bằng con đường hòa bình. Nhưng những người theo ông không muốn giới hạn cuộc đấu
tranh khuôn khổ hạn hẹp mà ông đã đề ra. Họ đã chiếm đất của đòa chủ, đấu tranh với
các viên chức thu thuế... Tuy phong trào bò dập tắt, nhưng mầm mống của nó vẫn còn,
điều này buộc thực dân Hà Lan dù muốn dù không cũng phải thay đổi chính sách thống

trò.
Cùng với gánh nặng thuế khóa, ách bóc lột nặng nề của thực dân, phong kiến, tư
bản thương nhân-cho vay lãi, hoàn cảnh sống khốn khổ, các hoạt động phản kháng của
nông dân đã chuẩn bò cho họ trở thành nền tảng của phong trào giải phóng dân tộc.
Sự xâm nhập của quan hệ hàng hoá-tiền tệ vào nông thôn còn tạo ra một tầng lớp
tiểu tư sản nông thôn và tư bản nông thôn (số này ít hơn) sống bằng hoạt động xuất khẩu.
Chính giới này đã cung cấp cho các tổ chức dân tộc những nhà hoạt động nổi tiếng. Họ sẽ
góp phần không nhỏ vào việc vạch ra tư tưởng của phong trào giải phóng.
20
Gắn liền với việc chuyển sang phương thức bóc lột đế quốc chủ nghóa là sự ra đời
của chủ nghóa tư bản ở Indonesia và cùng với sự hình thành của các giai cấp mới – vô
sản, tiểu tư sản và tư sản.
Vào giữa những năm 1920, Indonesia có khoảng 50 vạn vô sản hiện đại (công nhân
công nghiệp, vận tải, khai thác dầu). Tuy chiếm một tỉ lệ dân số rất nhỏ nhoi, nhưng so
với số lượng đương thời ở các nước Đông Nam Á khác thì con số này là lớn. Vì đại bộ
phận làm việc trong các đồn điền và nhà máy của tư sản nước ngoài nên ngay khi vừa
xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, phong trào công nhân đã trở thành một bộ phận của các
cuộc giải phóng dân tộc. Nhưng trình độ giác ngộ giai cấp và tổ chức của giai cấp vô sản
vừa hình thành và ảnh hưởng của nó trong quần chúng vẫn chưa đủ để lãnh đạo nổi sự
nghiệp đấu tranh này.
Tổ chức công đoàn đầu tiên xuất hiện vào năm 1905, nhưng cũng như phần lớn
công đoàn xuất hiện trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, nó không quy tụ công nhân, mà
là giới chức và chủ yếu là người Hà Lan. Năm sinh phong trào công nhân thực sự
Indonesia có thể coi là năm 1908, khi Liên hiệp Công nhân đường sắt và xe điện được
thành lập, không chỉ thu nạp viên chức, mà cả công nhân. Những cuộc bãi công đầu tiên
của công nhân xuất hiện ở Java trong những năm 1913-1914.
Giai cấp tư sản dân tộc Indonesia cực kì yếu ớt ngay cả khi so với tư sản nhiều
nước thuộc đòa khác. Có hai nguyên nhân chính: ở Indonesia thời thống trò của tư sản độc
quyền phương Tây hầu như nối tiếp liền ách bóc lột nhà nước-nông nô, vì lẽ đó tư sản dân
tộc chưa kòp hình thành thì đã phải đương đầu sức mạnh cạnh tranh áp đảo của tư sản độc

quyền nước ngoài; nguyên nhân thứ hai là ngay cả thu mua nông sản và buôn bán trong
nước cũng lọt vào tay tư sản Hoa kiều và ở mức độ thấp hơn tư sản Ả Rập. Tầng lớp đông
nhất trong tư sản Indonesia là tư sản nông thôn, phát triển trên cơ sở canh tác các loại cây
xuất khẩu. Dần dần hình thành cả tư sản công nghiệp và tư sản thương nghiệp-cho vay lãi,
cố cạnh tranh với người Hoa. Đa số tư sản công nghiệp là chủ các nhà máy nhỏ kiểu công
xưởng thủ công và bán thủ công.
Do chức năng mại bản ở Indonesia chủ yếu thuộc về tư sản người Hoa mà trong tư
sản ở Indonesia không có tầng lớp có ảnh hưởng nào quan tâm đến việc cộng tác với thực
dân Hà Lan. Đây chính là tiền đề cho việc tham gia của tư sản vào phong trào giải phóng
dân tộc. Nhưng khác với tư sản một số nước thuộc đòa khác (như Ấn Độ chẳng hạn), nó
không trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào và cũng không có một đảng thuần túy tư
sản. Tuy vậy, từ trong hàng ngũ của nó đã xuất hiện một số lãnh tụ tư tưởng nổi tiếng của
các tổ chức dân tộc đầu tiên.
Khác với một số nước Đông Nam Á khác, giai cấp tiểâu tư sản của Indonesia nhất là
tầng lớp trí thức theo xu hướng dân chủ tiểu tư sản - đóng một vai trò cực kì quan trọng
trong phong trào giải phóng dân tộc. Những trí thức Tây học đầu tiên đều xuất thân từ
giới phong kiến-viên chức, nhưng dần dần con số trí thức xuất thân tiểu tư sản (con các
21
viên chức nhỏ, thương nhân, nông dân khá giả) tăng lên. Trí thức phản ứng một cách rất
gay gắt với mọi biểu hiện của ách thống trò thực dân và phân biệt chủng tộc. Chính họ là
người diễn đạt chính nhận thức toàn dân tộc Indonesia vừa nảy sinh và là đại biểu quyền
lợi của giai cấp tư sản và tiểu tư sản vừa hình thành, và cũng là người đề xuất tư tưởng tư
sản dân tộc. Có tình hình này là do vò trí của nhiều gia đình quý tộc Java đã suy sụp, hoàn
cảnh sinh họat của họ với tư cách là những viên chức nhỏ của các hãng châu Âu, kỹ thuật
gia, bác só, nhà báo không khác gì so với lớp trí thức xuất hiện từ giới thường dân (kể cả
tư sản). Cho đến khi đất nước độc lập, trí thức đã chòu ảnh hưởng của những luồng tư
tưởng khác nhau. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, họ chòu ảnh hưởng của luồng tư tưởng
cải cách Hồi giáo từ Ai Cập và Thổ Nhó Kỳ dội sang. Điều này tương xứng với vai trò của
giới trí thức Hồi giáo trong khoảng thời gian trên.
Sự thay đổi trong phương thức bóc lột kinh tế đã gắn liền với việc mang ra thi hành

vào năm 1901 một đường lối cai trò mới mang tên "Chính sách đạo đức". Mục tiêu của nó
là nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho chính sách bóc lột bằng phương pháp đế
quốc chủ nghóa của tư bản tài chính và đồng thời nhằm giảm thiểu mâu thuẫn giữa nhân
dân Indonesia và chủ nghóa đế quốc Hà Lan. Chính quyền thuộc đòa mưu tính đạt được
mục tiêu đó bằng những biện pháp hứơng về việc phát triển nền nông nghiệp và thù công
nghiệp bản xứ (điều này đồng thời cho phép duy trì và mở rộng thò trường cho hàng hoá
Hà Lan), bằng những cải cách và nhượng bộ riêng lẻ, xoá bỏ một phần chế độ lao dòch,
cho phép một cách dè dặt các hoạt động chính trò ở thuộc đòa, thu dụng thêm người bản xứ
vào bộ máy cai trò thuộc đòa, hạn chế bớt những bất công và tăng cường tính chất dân chủ
của chế độ thuộc đòa như thành lập các hội đồng đòa phương để người bản xứ có cơ hội
phát biểu ý kiến về những vấn đề riêng của họ.
Trọng tâm của "chính sách đạo đức" là phát triển giáo dục và y tế nhằm tạo cho
người bản xứ học tiếng Hà Lan. Đây là cách thực hiện sự kết hợp, nếu không phải là sự
đồng hoá giữa hai dân tộc.
Các kết quả thực tiễn của những cải cách và nhượng bộ trên là không đáng kể,
nhưng khách quan mà nói chung đã góp phần tạo thêm tiền đề cho phong trào giải phóng
dân tộc. Nhờ theo học các trường Hà Lan mà một số người Indonesia đã có cơ hội tiếp
xúc với những tư tưởng dân chủ phương Tây, lòch sử phong trào giải phóng dân tộc và
cách mạng tư sản ở châu Âu và châu Mó. Điều này đã tạo cho họ tư thế đảm nhiệm vai trò
là những lãnh tụ đầu tiên của phong trào dân tộc.
Như vậy trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đất nước Indonesia đã
trải qua những biến đổi lớn sau: lần đầu tiên toàn bộ quần đảo được thống nhất về kinh tế
và chính trò, được cai trò bởi một bộ máy hành chính thống nhất, sự xâm nhập của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghóa đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong cấu trúc xã hội và
nét nổi bật nhất là sự ra đời của những giai cấp mới, mà sự lớn mạnh của chúng gắn liền
với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghóa – dù là mang nặng tính chất thuộc đòa –
ở nước này.
22
Những thay đổi mới vừa đề cập ở trên xuất hiện bên cạnh một số nhân tố đã có từ
trước đó như mối liên hệ lòch sử lâu đời giữa tất cả các vùng trong nước, di sản văn hóa

chung và nhất là sự thống nhất về tôn giáo của đa số dân cư mà 90% theo đạo Hồi (đây là
nhân tố không thể thiếu được để đoàn kết đại bộ phận quần chúng vốn thất học), và cuối
cùng quyền lợi chung của tất cả các dân tộc sống trên quần đảo trong cuộc đấu tranh
chung chống chế độ thuộc đòa Hà Lan. Đầu thế kỉ XX, họ còn được liên kết bởi một tiếng
nói chung: đó là tiếng Mã Lai. Tuy chỉ là ngôn ngữ của 6 – 7% dân số, tiếng Mã Lai vẫn
có xu thế trở thành tiếng nói của toàn thể dân tộc Indonesia, chứ không phải tiếng Java
(vốn là tiếng nói của trên 40% dân số). Đó là do tính chất dân chủ của nó (không có sự
phân biệt giữa ngôn ngữ quý tộc và ngôn ngữ bình dân, như trong tiếng Java), nhưng
nguyên nhân chính là vì từ lâu tiếng Mã Lai được chọn như là một phương tiện giao lưu
giữa các cộng đồng trong quan hệ buôn bán và vai trò của nó làm lớn dần theo sự phát
triển của công nghiệp, đồn điền, thương mại...
Tất cả đã tạo tiền đề kinh tế, chính trò, xã hội và văn hóa cho sự xuất hiện của một
phong trào dân tộc toàn Indonesia. Nhưng vấn đề đầu tiên là làm sao cho người dân bình
thường của các dân tộc khác nhau sống trên quần đảo ý thức được rằng họ được liên kết
với nhau bằng những nhân tố vừa kể trên.
VII.Phong trào dân tộc.
Phong trào toàn dân tộc Indonesia ra đời ở Java, nơi sinh sống của gần 3/4 dân số
và là trung tâm quan trọng nhất về chính trò, kinh tế và văn hóa, nơi dưới ảnh hưởng của
ách bóc lột đế quốc chủ nghóa những quan hệ tư bản chủ nghóa sớm phát triển hơn cả.
Cũng giống như phần lớn các nước phương Đông khác, những người đầu tiên có công
đánh thức ý thức toàn dân tộc nơi người dân quần đảo là những nhà khai sáng mà trong đó
Raden Adjen Kartini (1879 – 1904) giữ một vai trò nổi bật.
Là con gái một viên chức-quý tộc người Java tiến bộ, bà đã được theo học các
trường của người Âu. Chòu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản xa lạ với hệ tư tưởng
phong kiến phương Đông, bà đã lên án chế độ phong kiến và những thói tục cổ hủ trói
buộc con người của nó. Bà đã coi việc giải phóng phụ nữ và đòi quyền bình đẳng cho họ
là một trong những điều kiện cho phép xã hội tiến bộ. Con đường chính để đi đến tiến bộ
này là, theo ý bà, khai sáng và giáo dục đạo đức cho nhân dân. Bà đặt ra yêu cầu cần tinh
thông nền văn hóa phương Tây, nhưng không vì thế mà phủ nhận truyền thống dân tộc.
Là một người yêu nước nhiệt thành, bà đã mạnh mẽ lên án những biểu hiện của

ách thống trò thuộc đòa, những bất công mà đồng bào bà phải chòu đựng so với người Âu:
gánh nặng thuế khoá, trồng và hút thuốc phiện...
Đặc điểm chính trong những tư tưởng dân tộc và dân chủ của bà là chúng gần gũi
với quyền lợi không chỉ của người Java mà cả của toàn bộ dân tộc Indonesia. Chính đây
23
là lí do giải thích vì sao nhiều tư tưởng của bà đã được phản ánh vào cương lónh của những
tổ chức dân tộc đầu tiên, xuất hiện sau cái chết quá trẻ của bà.
Phong trào giải phóng dân tộc Indonesia chuyển sang phạm trù tư sản trong thời kì
"thức tỉnh của châu Á", như vậy là trễ hơn so với Philippines, nhưng lại phát triển một
cách mau lẹ: năm 1908, xuất hiện tổ chức dân tộc đầu tiên theo xu hướng hòan tòan ôn
hoà, nhưng chỉ 4 năm sau một đảng phái với yêu sách đòi độc lập đã ra đời. Nếu năm
1908 – 1909, con số thành viên các tổ chức dân tộc thay đổi từ vài trăm đến vài ngàn thì
trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã lên đến trăm ngàn.
Cho đến khi đất nước độc lập, phong trào đã trải qua 6 giai đoạn phát triển.
Trong giai đoạn đầu (1908 – 1914), không một trào lưu tư tưởng nào chiếm được vò
trí ưu thế mà người ta thấy có tình trạng cộng tồn giữa chủ nghóa dân tộc tự do tư sản và
tiểu tư sản tiến bộ cùng với ảnh hưởng nhất đònh của những phần tử "dân tộc phong kiến".
Lực lượng lãnh đạo phong trào dân tộc thuộc về giới trí thức trẻ, mà hầu như lúc đầu đều
xuất thân từ quý tộc. Giai đoạn này được mở đầu bằng sự thành lập Budi Utomo (Nỗ lực
Thanh cao) – một tổ chức dân tộc đầu tiên theo kiểu hiện đại – bởi một số sinh viên
trường y khoa ở Batavia vào ngày 20.5.1908. Đây là tổ chức của trí thức và quý tộc lớp
dưới Java.
Lúc đầu hoạt động của phái Budi Utomo mang tính chất khai sáng và văn hóa-xã
hội, những đòi hỏi chính trò (thành lập chính quyền nhân dân, bình đẳng giữa người
Indonesia và người Âu) chỉ được đưa ra trong những năm 1915 – 1917. Những người sáng
lập xác đònh mục tiêu của Budi Utomo là "chìa tay cho dân chúng và giải phóng họ khỏi
cảnh u tối của sự ngu dốt, để họ được trang bò tốt hơn cho cuộc đấu tranh sinh tồn và có
thể đương đầu tốt hơn với sự can thiệp từ bên ngoài". Họ mong muốn nắm vững khoa học
và kỹ thuật của phương Tây nhưng đồng thời vẫn nhấn mạnh ý nghóa của di sản văn hóa
cũ, kêu gọi nghiên cứu lòch sử, nghệ thuật... dân tộc. Chủ trương này đã góp phần thúc

đẩy ý thức dân tộc. Mục tiêu thứ hai là thành lập một khối liên hiệp toàn Java với nhiệm
vụ phấn đấu cho sự phát triển hài hoà của đất nước và con người của xứ Đông Ấn thuộc
Hà Lan. Budi Utomo cũng đã có sáng kiến dùng tiếng Mã Lai là ngôn ngữ cho toàn bộ
quần đảo.
Con số hội viên lúc đông nhất là một vạn người vào năm 1909. Tuy nhiên những
nhà lãnh đạo Budi Utomo chưa bao giờ tính đến chuyện tranh thủ quần chúng và biến nó
thành một tổ chức quần chúng thực sự. Khi mhũng tổ chức tiến bộ khác xuất hiện, một số
lãnh tụ cánh tả của nó đã phải rời bỏ hàng ngũ Budi Utomo. Từ đó vò thế của tổ chức này
tàn lụi dần.
Bước sang thập niên thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển lên một
bước rõ rệt. Chỉ trong năm 1912, theo các số liệu không đầy đủ đã xuất hiện không dưới 5
tổ chức chính trò mới, trong đó có hai tổ chức rất có ảnh hưởng và từ 1913 đến 1917 đã
24
xuất thêm ít nhất 5 tổ chức nữa. Tình hình này cho thấy cao trào cách mạng châu Âu đặc
biệt là cách mạng Trung Quốc (1911 – 1912) có ảnh hưởng lớn lao như thế nào ở
Indonesia.
Năm 1913 trong bài "Sự thức tỉnh của châu Á", Lenin đã viết: "Điều đáng chú ý là:
phong trào dân chủ cách mạng hiện nay lại bao trùm cả Indonesia, Java và quần đảo thuộc
đòa khác của Hà Lan, có gần 40 triệu người".
Những người đại biểu cho phong trào dân chủ đó, thứ nhất là quần chúng nhân dân
ở Java, trong đó phong trào dân tộc đã từng nổi lên dứơi ngọn cờ của Hồi giáo. Thứ hai là
những phần tử trí thức đòa phương do chủ nghóa tư bản tạo ra trong số những người châu
Âu quen thuộc phong tục thổ ngữ ở chính nơi đó, những người châu Âu này chủ trương
Indonesia phải được độc lập. Thứ ba là rất nhiều người Hoa kiều ở Java và các quần đảo
khác đã mang phong trào cách mạng từ tổ quốc của họ đến.
Bằng một đánh giá cực kì chính xác, Lenin đã phân biệt ba xu hướng chính trong
phong trào giải phóng dân tộc ở Indonesia. Đứng hàng đầu là quần chúng nhân dân Java
dưới ngọn cờ Islam. Tổ chức lãnh đạo phong trào này mang tên "Sarekat Islam" (Liên
minh Hồi giáo).
Hạt nhân đầu tiên của nó được hình thành trong năm 1911 dưới tên gọi "Sarekat

Dagung Islam " (Liên minh các thương nhân Hồi giáo). Những người sáng lập là Hadji
Samanbudi – một thương nhân giàu có – và nhà báo R.M. Tirtoadisurjo vốn cũng có buôn
bán. Vai trò lãnh đạo Sarekat Dagung Islam thuộc về thương nhân và tư sản công nghiệp
Indonesia. Tổ chức đề ra nhiệm vụ hàng đầu là đấu tranh chống sự cạnh tranh của tư bản
thương nhân người Hoa và việc truyền đạo Cơ Đốc.
Mới thoạt trông, hoạt động của Sarekat Dagung Islam tưởng chừng như không gây
hại chế độ thực dân. Thực ra mục tiêu đấu tranh tuy còn nhiều hạn chế nhưng lại có một
nội dung dân tộc nhất đònh và đụng chạm đến tuyệt đại bộ phận nhân dân Indonesia vốn
được cố kết từ vài trăm năm nay bởi đạo Hồi và như vậy về lâu dài có thể đoàn kết được
nhân dân thuộc đòa dưới ngọn cờ của chủ nghóa dân tộc toàn Indonesia.
Nhận thức được nguy cơ này, chính quyền thực dân chỉ cho phép Sarekat Dagung
Islam hoạt động trong khu trú sứ Surakarta. Nhưng phong trào quần chúng phát triển
mạnh mẽ trong năm 1912 đã tạo cơ hội thuận lợi cho tổ chức mở rộng phạm vi hoạt động
của mình, dưới tên gọi mới là Sarekat Islam được thành lập vào ngày 12.9.1912 ở
Surabaya bởi công lao của Umar Said Tjokroaminoto. Quyền lãnh đạo của tổ chức mới
chuyển sang tay lớp trí thức tiểu tư sản có xu hướng tiến bộ.
Sarekat Islam đã đề ra những mục tiêu sau: a) thúc đẩy hoạt động thương mại, b)
giúp đỡ thành viên bò khó khăn mà không do lỗi của họ, c) cổ vũ quyền lợi tinh thần và
vật chất của người Indonesia, d) đấu tranh cho quyền lợi của Hồi giáo bằng cách đả kích
25

×