Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Lịch sử Lào - Thầy Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.23 KB, 48 trang )


I. TÌNH HÌNH LÀO TRƯỚC KHI BỊ THỰC DÂN PHÁP XÂM CHIẾM
I.1. Tình hình chính trò
Giữa thế kỷ XIV, sau khi thống nhất được các tiểu vương quốc khác, Pha Ngừm
lên ngôi vua và đặt tên nước là Lạn Xạng. Đất nước này đạt đến đỉnh phát triển cao
nhất của nó dưới triều vua Surya Vangxa (1687 – 1694).
Đó là mộtø nhà nước phong kiến tập quyền, được xây dựng trên nền tảng sức
mạnh quân sự và yêu cầu chống ngoại xâm. Trong suốt nửa sau thế kỷ XVI, Lạn Xạng
phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại Thái Lan và ba lần chống chiến tranh xâm
lược từ Miến Điện. Khi yêu cầu chống ngoại xâm không còn nữa, thì nếu muốn tiếp
tục tồn tại và được củng cố tăng cường sự thống nhất đó phải dựa trên nền tảng kinh
tế-xã hội vững chắc. Chính đây lại là nhược điểm của nước Lạn Xạng nói riêng và của
những nhà nước phong kiến nói chung, vì tuy phát triển một cách phồn thònh, nền kinh
tế Lạn Xạng khó có thể mau chóng vươn đến trình độ cao hơn vì thiếu những cơ sở bền
vững. Vẫn còn tồn tại nhiều tàn tích của xã hội nguyên thủy, tính chất tự cung tự cấp
và đóng kín vẫn còn là nét thống trò trong sinh hoạt kinh tế.
Sau khi Surya Vangxa qua đời, đất nước Lạn Xạng rơi ngay vào tình trạng hỗn
loạn do những cuộc tranh giành ngôi vua diễn ra một cách quyết liệt giữa các tập đoàn
phong kiến. Kết quả là đến đầu thế kỷ XVIII, Lạn Xạng bò phân rã thành ba tiểu quốc
riêng biệt và cừa đòch nhau: vương quốc Luang Prabang ở miền Bắc, vương quốc
Vientiane ở miền Trung và vương quốc Sampátxắt ở miền Nam. Ngay trong mỗi tiểu
quốc lại tồn tại thêm những thế lực phong kiến cát cứ khác. Để củng cố chỗ đứng và
lấn át những kẻ đối đòch, mỗi tiểu quốc lại quay sang cầu viện các nước phong kiến lân
bang như Thái Lan, Miến Điện và Việt Nam. Hậu quả là lãnh thổ Lạn Xạng nhiều lần
bò quân lính nước ngoài xâm lăng và tàn phá nặng nề.
Năm 1778, quân Xiêm xâm chiếm Vientiane và biến tiểu quốc này thành chư
hầu. Tiểu quốc Sampátxắt cũng chòu chung số phận.
Sau một thời gian chuẩn bò lâu dài, năm 1826, Châu Anụ – vua xứ Vientiane –
đã liên kết với Sampátxắt phát động cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống Xiêm.
Đang lúc giành được những thắng lợi to lớn, thì ông bò vua Luang Prabang phản bội và
do không đủ lực lượng để đối phó nên cuộc khởi nghóa đã bò dập tắt. Xứ của ông bò


biến thành một tỉnh của Xiêm và bò cai trò bởi các quan lại bổ nhiệm từ Bangkok. Còn
Sampátxắt cũng bò biến thành thuộc quốc của Xiêm.
Tình cảnh của tiểu quốc Luang Prabang cũng không sáng sủa hơn. Bò gây sức
ép, năm 1778, vua Sotika Koumane (1776 – 1781) chòu nhận làm chư hầu của Xiêm.
Trong thế phụ thuộc đó, vua Manta Tourat (1817 – 1836) đã từ chối không chòu liên
kết với Châu Anụ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống Xiêm.
2
Tình trạng phụ thuộc đó của ba tiểu quốc trên kéo dài cho đến khi thực dân
Pháp chiếm đóng Lào.
I.2. CẤU TRÚC XÃ HỘI LÀO
Sự tan rã của quốc gia Lạn Xạng, chính sách bành trướng của các lân quốc, nhất
là của Xiêm trong các thế kỷ XVIII – XIX, mối quan hệ thù đòch và tình trạng cô lập
lẫn nhau giữa các tiểu quốc Lào đã kiềm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
này, khiến cho cấu trúc xã hội của nó vào cuối thế kỷ XIX hầu như không có gì khác
so với 200 năm trước đó.
Thành phần xã hội đông nhất trong xã hội Lào là số nông dân cá thể, đóng thuế
cho chính phủ bằng các sản vật tự nhiên và đi lao dòch, xây dựng cầu đường, đền đài,
miếu mạo... Còn những dân tộc miền núi thì không đóng thuế theo từng cá nhân, mà
theo từng làng. Cách thu thuế thay đổi theo từng vùng: vùng này phải nộp nô tì, vùng
kia nộp sản vật hay một số tiền nào đó. Nếu vùng nào mà chính quyền sở tại tỏ ra
khắc nghiệt thì dân làng phải đi lao dòch.
Giai cấp thống trò tức quý tộc quan liêu phong kiến là thành viên của hoàng tộc,
quan lại. Họ, gia đình và nô tì của họ được miễn thuế và mọi thứ nghóa vụ khác.
Bên cạnh quan lại phong kiến, còn sót lại không ít những tàn dư của quan hệ
tiền phong kiến, chế độ nô tì vẫn tồn tại nhưng không đóng vai trò đáng kể trong đời
sống kinh tế. Hoạt động của nô tì giới hạn trong việc phục dòch trong nhà, do đó chế độ
nô tì mang tính chất gia trưởng rõ rệt. Gốc tích của nô tì là tù binh hoặc con nợ.
Một đặc điểm trong xã hội Lào trước chế độ thực dân là không có chế độ sở hữu
tư nhân đất đai, trừ một trường hợp ngoại lệ là số đất đai của nhà vua. Chính quyền
quan liêu-phong kiến trung ương cấm cản sự xuất hiện của bất kỳ hình thức sở hữu tư

nhân nào, ngoại trừ của nhà vua. Các vua Lào không phân chia ruộng đất cho những
người thân cận của mình, người nào có công trạng chỉ được bổ nhiệm vào chức vụ cao
cấp. Ở tiểu quốc Vientiane và Sampátxắt trong thế kỷ XIX, vua Xiêm đã tìm cách cản
trở sự xuất hiện chế độ sở hữu vì ông ta không muốn thấy thế lực của quý tộc Lào
được tăng cường. Ngoài ra, vì ở nước này số ruộng đất còn bỏ hoang lại quá lớn so với
số dân quá ít ỏi nên giá trò của nó bò giảm sút, không mấy ai nghó đến việc chiếm cứ và
tập trung ruộng đất. Số lợi tức của quý tộc lệ thuộc vào vò thế trong xã hội và chức vụ
của họ trong bộ máy hành chính vì chúng cho phép họ bóc lột nông dân.
Ở mức độ đáng kể, nền kinh tế nông dân mang tính chất khép kín, tự
nhiên. Thủ công nghiệp, chưa tách khỏi nông nghiệp. Gia đình là hạt nhân sản xuất
chính vì nó tự sản xuất lấy những vật phẩm cần thiết nhất.
3
Quan hệ trao đổi sản vật giữa các làng và các bộ lạc với nhau rất kém phát triển
và chủ yếu giới hạn ở đòa phương. Quan hệ kinh tế giữa làng xã và tụ điểm dân cư là
không đáng kể.
II. THỰC DÂN PHÁP XÂM CHIẾM LÀO
Người Pháp bắt đầu có mặt ở Lào thời vua Tianthata Tianta Kuman (1851 –
1869) của Luang Prabang. Chưa kòp đứng vững ở bờ biển của bán đảo Trung Ấn, thực
dân Pháp đã vội săn tìm con đường xâm nhập vào miền Trung bán đảo để từ đó có thể
vào miền Nam Trung Quốc. Cho rằng triền sông Mêkông là con đường thích hợp nhất,
các đoàn thám hiểm đã được phái đến đây thăm dò. Năm 1861, người Pháp đưa đến
Luang Prabang nhà nghiên cứu Henri Mouhot.
Trong các năm 1866 – 1868, một đoàn thám hiểm do thuyền trưởng Doudart de
Lagrée chỉ huy đã phát xuất từ Campuchia băng ngang qua Sampátxắt và Vientiane để
khảo sát lưu vực sông Mêkông đến tận kinh đô Luang Prabang.
Doudart de Lagrée đã được lệnh rõ ràng là đoàn khảo sát của ông ta có nhiệm
vụ nghiên cứu tài nguyên của những vùng mà đoàn đi qua, nghiên cứu phương tiện có
hiệu lực để có thể hợp nhất, về mặt thương mại, vùng thượng lưu sông Mékong với
Campuchia và Nam Kỳ. Khi đến Luang Prabang, Doudart de Lagrée đã đàm phán với
nhà vua nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập của Pháp vào

Luang Prabang. Đây chỉ là bước đầu tiên nhằm mở rộng ảnh hưởng của thực dân Pháp,
đối thủ của thực dân Anh, ở Đông Dương.
Sau đó, Pháp còn cử đến đây các đoàn thám hiểm khác sục sạo khắp cả nước.
Bên cạnh đó, các đoàn truyền giáo cũng đã dự phần vào việc tăng cường ảnh hưởng
của Pháp ở Lào, nhất là ở vùng Đông Bắc.
Năm 1869, Um Kham trở thành vua Luang Prabang. Lúc này, tình hình trên bán
đảo Trung Ấn đã trải qua những biến chuyển lớn. Ở phía tây người Anh đã sáp nhập
Hạ Miến (những năm 1850) và chuẩn bò chinh phục cả Thượng Miến; ở phía nam,
Malaya cũng sắp chòu chung số phận tương tự (những năm 1870). Ở Đông Nam bán
đảo, người Pháp đã áp đặt chế độ bảo hộ ở Campuchia (1863),và chiếm bán đảo Nam
Kỳ (1867), đang chuẩn bò tích cực chiếm đất Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Xiêm lúc này cũng
có xu hướng muốn bành trướng sang Luang Prabang để ngăn chặn tham vọng của
Pháp. Để bảo vệ các thuộc đòa Ấn Độ và Miến Điện khỏi sự dòm ngó của Pháp đang
từ phía Tây lần đến, Anh tỏ ra thuận tình với tham vọng của Xiêm đối với Luang
Prabang.
Năm 1872, sự xâm nhập của các đoàn quân “Cờ Đỏ” từ Trung
Quốc tràn sang Lào là cơ hội để Xiêm thực hiện những tham vọng của mình. Quân
Xiêm đã ào ạt sang đánh đuổi “Cờ Đỏ” và đóng quân tại Luang Prabang. Vua Xiêm
4
đã phái đến triều vua Un Kham hai phái viên có toàn quyền kiểm tra việc cai trò của
vua Lào.
III. PHÁP XÂM CHIẾM LÀO
III.1. Các hoạt động dọn đường của Auguste Pavie.
Sau khi chiếm xong Việt Nam, Pháp đã dựa vào “quyền” của Việt Nam đối với
Lào để chuẩn bò xâm lăng nước này. Vì sợ gây rắc rối đối với Anh nếu buộc Xiêm
thừa nhận ngay “quyền” của Việt Nam đối với lãnh thổ Lào, nên lúc đầu Pháp chỉ đòi
thành lập một ủy ban hỗn hợp Pháp-Xiêm nhằm phân đònh ranh giới giữa Luang
Prabang và Việt Nam. Tháng 1.1886, Pháp và Xiêm ký Công ước Sơ bộ cho phép
thành lập ở Luang Prabang cơ quan phó lãnh sự do Auguste Pavie phụ trách. Nhiệm vụ
của ông ta là cùng với đại diện Xiêm xác đònh ranh giới, nhưng cái chính là “điều tra

về tình hình mà Pháp chưa biết, tìm những đường giao thông nối liền những vùng mà
chúng ta đòi quyền sở hữu với Trung Kỳ và Bắc Kỳ”. Tuy nhiên Công ước đã không
được Paris phê chuẩn và Pavie chỉ được phái đến Luang Prabang như là một “đại diện
bình thường”. Tại đây, Pavie đã cố tìm cách kết bạn với giới thân cận của vua Lào.
Tháng 6.1887, tiểu vương quốc Luang Prabang bò quân của lãnh tụ người Thái
trắng là Đèo Văn Trì tiến công. Kinh đô bò cướp bóc và tàn phá. Sau khi cứu thoát nhà
vua khỏi cung điện đang cháy và đưa vua đến Paklay, A. Pavie đã lợi dụng cơ hội này
để cố thuyết phục Un Khan nhận để Pháp đỡ đầu và bảo hộ. Ông ta còn tìm cách lôi
kéo các quan mục, châu mường.
Tháng 10, Xiêm và Pháp đã thoả thuận thành lập một ủy ban xác đònh biên giới
giữa Xiêm và “vùng lãnh đòa của Pháp”. Đầu năm 1888, Pháp đã điều hai binh đoàn từ
Hà Nội qua Lào để làm chỗ dựa cho Pavie.
Vững bụng, Pavie quay về Luang Prabang và tuyên bố với đại diện Xiêm rằng
Pháp có ý đònh sáp nhập 12 khu vực trú ngụ của người Thái nằm giữa biên giới phía
đơng Luang Prabang và sông Đà vào lãnh đòa của Pháp ở Đông Dương vì trước kia đây
là vùng đất lệ thuộc Việt Nam. Ngày 13.12.1888, đại diện của Xiêm đã thuận để cho
Pavie sáp nhập những vùng đất vừa kể.
Cuối năm 1889, Pavie đã tổ chức đoàn khảo sát thứ hai ở Đông Dương, bao gồm
các chuyên gia về thương mại và công nghiệp. Đoàn được giao nhiệm vụ “tìm kiếm
những đường bộ và đường sông, lập các văn phòng thương mại, thu nhập mẫu hàng,
nghiên cứu các phương thức thương mại đang hiện hành, xác đònh tính chất và giá trò
của các sản phẩm vùng lưu vực sông Mékong”.
Lo lắng, chính quyền Bangkok gấp rút chuẩn bò gây chiến ở hữu ngạn Mékong.
Sau khi những mưu toan đàm phán với Xiêm bò thất bại, tháng 7.1891, A. Pavie đã xin
phép được đề ra “đường lối tiến hành sao cho phù hợp với tình thế”.
5
Đường lối trên mau chóng ra đời. Đầu năm 1892, Pháp biến toà phó lãnh sự đã
không hoạt động được gì ngay từ đầu thành cơ quan thương mại và mở thêm một số cơ
quan khác mang tính chất nửa thương mại, nửa chính trò trên lãnh thổ Lào. Còn toà
lãnh sự ở Bangkok được biến thành cơ quan phái bộ ngoại giao Pháp, do Pavie cầm

đầu.
Như vậy Pháp đã chuẩn bò xong mọi điều kiện để sáp nhập Lào. Bây giờ chỉ còn
tìm cớ, và đó không phải là chuyện khó làm: hai viên chức phòng thương mại Pháp,
một bò chính quyền Xiêm trục xuất, còn một bò bắt.
III.2. Pháp xâm chiếm Lào và quan hệ Pháp-Xiêm quanh vấn đề biên giới
Xiêm-Lào.
Tháng 5.1893, Toàn quyền Liên bang Đông Dương đã ra lệnh xâm chiếm Lào.
Quân Pháp đã chia làm ba cánh: cánh thứ nhất phát xuất từ Hà Nội vào Bắc Lào, cánh
thứ hai từ Vinh vào Trung Lào, cánh thứ ba từ Campuchia vào Nam Lào. Càng tiến sâu
vào nội đòa Lào, quân đội Pháp càng đụng độ nhiều hơn với quân Xiêm. Pavie đã phái
đến Bangkok một đặc phái viên toàn quyền với nhiệm vụ đòi Xiêm phá bỏ các đồn lũy
ở hữu ngạn sông Mékong nào gây phương hại đến “quyền lợi” của Campuchia và Việt
Nam và bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho người Pháp trong những biến cố vừa
qua. Nếu Xiêm không ưng thuận, tàu chiến Pháp trong vònh Xiêm La sẽ phong toả
Bangkok.
Hy vọng sẽ được Anh giúp đỡ, chính phủ Xiêm đã bác bỏ yêu sách trên và bắt
đầu tăng cường cửa sông Mênam.
Ngày 20.7, chính phủ Pháp gửi tối hậu thư cho Xiêm, đòi:
1. Xiêm thừa nhận chủ quyền của Việt Nam và Campuchia đối với các lãnh thổ
nào của Lào nằm ở tả ngạn sông Mékong ;
2. Nội trong vòng một tháng quân đồn trú Xiêm phải di tản khỏi các đồn lũy
nằm ở tả ngạn sông Mékong ;
3. Xiêm bồi thường 2 triệu francs về những thiệt hại gây ra cho lực lượng Pháp.
Lúc đầu, Anh có tỏ ra lo lắng trước tham vọng về lãnh thổ của Pháp ở Lào, vì
nếu yêu sách đầu tiên được thực hiện thì lãnh thổ Liên bang Đông Dương của Pháp sẽ
tiếp giáp với miền Bắc Miến Điện của Anh. Tuy nhiên, sau khi được Pháp trấn an rằng
Pháp sẽ tôn trọng độc lập của Xiêm và như vậy tính toán của Anh về việc thành lập
một quốc gia trái độn giữa hai vùng ảnh ưởng của Anh và Pháp trên bán đảo Trung Ấn
sẽ được thực hiện, Anh đã thôi không ủng hộ Xiêm nữa.
3. Hiệp ước Pháp-Xiêm (1893).

6
Bò cô lập, ngày 3.10, Xiêm buộc phải ký hiệp ước với Pháp, theo đó Xiêm từ bỏ
việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Lào nằm tả ngạn sông Mékong và các cù lao trên
sông; Xiêm không được đưa lính vào và xây dựng các công trình quân sự trong vùng
dải đất rộng 25km chạy dọc bờ hữu ngạn sông Mékong; tàu chiến Xiêm không được đi
lại trên sông này. Pháp được chiếm đóng cảng lớn thứ hai của Xiêm là Chantaburi để
làm vật đảm bảo việc Xiêm thi hành hiệp ước
(1)
.

Hiệp ước Pháp-Xiêm 1893 đã đặt nền móng cho ách đơ hộ của Pháp ở Lào. Tiếp` đó,
sau một thời gian thương lượng, ngày 15.1.1896, Pháp và Anh kí hiệp ước phân chia vùng
ảnh hưởng. Theo đó, Xiêm bị phân thành ba vùng: vùng thứ nhất (lưu vực sơng Menam) là
vùng trung lập, vùng thứ hai ( miền bắc và đơng chạy dọc bờ hữu ngạn Mekong, nghĩa là
vùng của Lào và Campuchia từng bị Xiêm xâm chiếm trước đây) là vùng ảnh hưởng của
Pháp, vung thứ ba ( các tiểu quốc Malaya nằm ở phía nam Xiêm) là vùng thuộc ảnh hưởng
của Anh.
IV. ÁCH THỐNG TRỊ CỦA PHÁP Ở LÀO (1895 – 1917).
1. Tổ chức hành chính
Auguste Pavie là người đầu tiên được cử ra phụ trách bộ máy cai trò thuộc đòa
của Pháp ở Lào với chức vụ “tổng ủy viên” từ năm 1894 đến năm 1895. Pavie vẫn để
cho Un Khan tại vì, và sau đó con là Khan Sukha (1894 – 1907) nốùi ngôi, nhưng tất
nhiên là không còn quyền hành. Pavie dự tính chia Lào thành ba vùng khác nhau: Bắc,
Trung và Nam. Ở miền Bắc, người ta đề nghò thành lập hai vùng có chính quyền tự trò,
sáp nhập miền Trung và miền Nam vào Việt Nam và Campuchia. Nhưng đề nghò này
chưa kòp thực hiện thì năm 1895, Bouloche thay Pavie.
Ông đã đã tổ chức lại toàn bộ máy cai trò thuộc đòa ở Lào. Lãnh thổ nước này
được chia thành hai vùng lớn: Thượng Lào và Hạ Lào. Thượng lưu gồm 6 đơn vò hành
chính (5 tỉnh và vương quốc Luang Prabang), Nam Lào được cấu thành 7 tỉnh. Đứng
đầu mỗi tỉnh là một ủy viên người Pháp, có quyền hành rất lớn.

Nhưng cách tổ chức trên không tồn tại lâu vì gây khó khăn và tốn kém do tình
trạng cực kỳ phân tán của dân cư ; do đó ngày 19.4.1899, toàn quyền Đông Dương đã
hợp nhất hai miền lại và đặt toàn bộ lãnh thổ dưới quyền cai trò duy nhất của khâm sứ.
Lúc đầu, dinh khâm sứ đặt tại Xavannakhẹt, nhưng sau dời về Vientian. Cũng trong
1()
Vấn đề biên giới giữa Lào và Xiêm còn tiếp tục được giải quyết trong nhiều năm sau đó. Năm 1904,
hai bên ký Hiệp ước, theo đó Pháp sẽ sáp nhập vào Lào các lãnh thổ nằm ở bờ phía Tây , một phần
vương quốc Luang Prabang (ở phía Bắc) và một phần của vương quốc Sam Pát Xắt (ở phía Nam). Năm
1907, biên giới phía Tây giữa tỉnh Bắcxác (cựu vương quốc Sam Pát Xắt) và Xiêm được xác đònh dọc
theo dãy núi Dangrek. Năm 1925-1926, hai bên đã ký Hiệp ước và Công ước kèm theo, theo đó Pháp
được nhận một số cù lao trên sông Mékong, từ bỏ quyền tài phán đối với các Pháp kiều sống ở Thái Lan
và đồng ý thiết lập vùng phi quân sự trong lãnh thổ Lào chạy dọc theo sông Mékong. Biên giới giữa Lào
và Xiêm dọc theo sông Mékong cũng được xác đònh và hai bên đã thành lập ủy ban chung nhằm giải
quyết các vấn đề liên quan đến chế độ của con sông biên giới này.
7
năm 1900, Lào được thu gộp vào Liên bang Đông Dương như là nước “bảo hộ tự trò”
nhưng thực chất cũng chỉ là một nước thuộc đòa. Tính đến năm 1917, nền tảng tổ chức
và chế độ cai trò của Pháp coi như đã hoàøn tất và cơ bản không thay đổi cho đến Chiến
tranh thế giới thứ hai.
Lúc này lãnh thổ Lào được chia thành 10 tỉnh và một khu quân sự. Đứng đầu
mỗi tỉnh là công sứ, còn khu quân sự là tư lệnh. Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy hành
chính của Pháp hầu như không đụng đến cấp hành chính trung gian và đòa phương.
Cũng giống như trước kia, tỉnh được chia thành nhiều mường, mà đứng đầu là
“châu mường” và các viên chức giúp việc. Tất cả đều được công sứ bổ nhiệm và chòu
trách nhiệm trước ông ta. Dưới mường là tà xẻng, dưới nữa là bản. Người cầm đầu
trong các đơn vò này được chọn trong giới dân làng có của và có uy tín.
Cũng như ở Việt Nam, lãnh thổ Lào cũng được chia thành những vùng theo chế
độ cai trò khác nhau: trong số 10 tỉnh, 7 do Pháp trực tiếp cai trò, 3 tỉnh còn lại là Luang
Prabang, Hứa Phàn và Phong Xalỳ (tỉnh này là Quân khu 5 theo cách tổ chức của quân
đội thực dân) theo hiệp đònh kí ngày 24.4.1917 giữa vua Lào và toàn quyền Đông

Dương vẫn thuộc quyền cai trò của nhà vua nhưng trên thực tế vua chỉ được “phát biểu
ý kiến về những cải cách hành chính, tài chính và kinh tế” và chỉ được thực hiện sau khi
“chính quyền thực dân xét thấy là cần thiết”. Nhà vua cũng có quyền thăng bậc cho các
viên chức trong bộ máy hành chính hoàng gia, bổ nhiệm và hoán chuyển họ, nhưng tất
cả những đạo dụ liên quan đến các vấn đề này phải được khâm sứ phê chuẩn.
Như vậy vẫn chưa đủ, bên cạnh nhà vua còn có một “đại diện của khâm sứ”.
Quyền hành của khâm sứ rất rộng: ra các sắc lệnh điều hành hết mọi hoạt động của
Lào, bổ nhiệm các viên chức thuộc bộ máy chính quyền của thực dân và bản xứ (ngoại
trừ vương quốc Luang Prabang), sử dụng ngân sách, có quyền quyết đònh trong mọi
vấn đề kinh tế và xã hội, có quyền giải tán các cơ quan tư vấn hay đình chỉ hoạt động
của chúng... Cũng theo hiệp ước, nhà vua hàng năm được cấp 4 sau tăng 5 vạn đồng
Đông Dương để tiêu xài.
Chế độ cai trò gián tiếp như trên cho phép Pháp tranh thủ được tầng lớp quý tộc
quan liêu phong kiến và bộ lạc bản xứ và đã biến giới này thành chỗ dựa xã hội và
chính trò.
2. Kinh tế
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp hầu như chưa đầu tư gì cả
vào Lào. Trong thời kỳ đề cập ở đây, thực dân Pháp còn coi Lào như một thuộc đòa dự
trữ, chưa cần khai thác ngay, họ chủ trương vơ vét những tài nguyên sẵn có và chỉ làm
những gì mang lại lợi nhuận ngay và không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư.
8
Ngay sau khi áp đặt xong bộ máy cai trò, chế độ thu thuế đã được hoàn chỉnh
ngay. Năm 1907, tất cả những người Lào phải đóng món thuế thân hàng năm là 5 franc
vàng và 20 ngày sưu dòch (riêng vùng Hạ Lào là 10 ngày). Những dân tộc khác đóng
2,5 fr và 10 ngày sưu dòch. Tuy ngân sách Lào từ năm 1898 thường xuyên bò thiếu hụt,
chính phủ thực dân vẫn phải cắt ra khoảng 1/6 (324.000 fr vàng trên tổng số khoảng 2
triệu hàng năm) để tài trợ cho cơng ty tư nhân “Messageries fluviales”, trong khi đó chi
phí của y tế là 23.000 fr vàng năm 1910 , còn của giáo dục năm 1902 là 13.800 fr.
V. PHONG TRÀO NHÂN DÂN KHÁNG PHÁP.
Phong trào phản kháng chống ách thống trò của thực dân diễn ra dưới nhiều hình

thức: chẳng hạn như nông dân sống ở những vùng xa trung tâm thường tìm cách che
giấu người thân để đóng thuế ít đi, thỉnh thoảng họ tạm rời bỏ quê hương và sang sinh
sống ở những nước lân cận để tránh chế độ lao dòch. Nhưng đáng kể nhất là những
cuộc đấu tranh vũ trang quần chúng thu hút nhiều dân tộc khác nhau.
2. Cuộc khởi nghóa ở Xavanakhẹt của Phò Cà Đuột
Chính sách vơ vét bằng thuế má, sưu dòch nặng nề đã đè lên cuộc sống của
người Lào Theng ở Nam Lào, chủ yếu trong tỉnh Xavanakhẹt. Tháng 3.1901, dưới sự
lãnh đạo của nông dân Phò Cà Đuột, mà nhân dân thường gọi bằng biệt danh
Phumibun (người có phúc), hàng ngàn nông dân đã chiếm dinh Công sứ ở thành phố
Xaravẳn. Mau chóng được người Lào Lùm hưởng ứng, cuộc khởi nghóa đã lan rộng
trên đòa bàn các tỉnh Xaravẳn, Xavanakhẹt và Kham Muộn. Quy mô của cuộc khởi
nghóa đã làm cho Vientian lo sợ. Sáng ngày 19.4.1902, những người khởi nghóa được
vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác... đã tấn công dinh công sứ tỉnh Xavanakhẹt. Để trấn
áp cuộc khởi nghóa, bọn thực dân đã huy động lưc lượng chính quy. Bò thiệt mất 150
người, quân khởi nghóa đã phải rút vào rừng sâu. Cuộc khởi nghóa còn kéo dài thêm 5
năm nữa. Mãi đến năm 1907, sau khi người lãnh đạo bò giam, trong đó có cậu bé Ông
Kômăn mới 13 tuổi mà sau đó sẽ trở thành lãnh tụ nổi tiếng của phong trào kháng
chiến.
Cuộc khởi nghóa ở Boloven của Ôâng Keo và Komăn
Hầu như cùng lúc với cuộc khởi nghóa trên, ở các tỉnh cực Nam quanh cao
nguyên Boloven, nơi cư ngụ của dân tộc Lao Theng đã diễn ra một cuộc khởi nghóa nổi
tiếng, kéo dài trên 30 năm. Đây là vùng đất rộng lớn, đất đai phì nhiêu, thuận lợi cho
canh tác, chăn nuôi và trồng những loại cây công nghiệp. Ngoài ra, giá trò chiến lược
của nó quan trọng không kém giá trò kinh tế do chỗ nó án ngữ ngã ba biên giới Lào-
Campuchia-Việt Nam.
Ngay từ buổi đầu thống trò, thực dân Pháp không chỉ chú ý nắm chặt cao nguyên
Boloven như là vùng chiến lược quan trọng, mà còn chú trọng khai thác nó như một
9
vùng kinh tế giàu có. Kết quả là người Lào ở đây phải chòu đựng một ách bóc lột rất
đỗi nặng nề, biểu hiện qua chế độ thuế mà và sưu dòch. Nhiều thứ thuế mới ra đời,

thuế thân tăng gấp ba, số người được miễn thuế giảm hẳn đi.
Nhân dân Boloven rất căm hận chế độ thống trò tàn bạo của thực dân, và chỉ
chực chờ cơ hội nổi dậy. Đầu năm 1901, lác đác đã thấy trong những buổi lễ những lời
khích bác chế độ thuộc đòa.
Lãnh tụ nổi tiếng nhất của phong trào đấu tranh là Ông Keo. Cuộc khởi nghóa
bùng nổ vào ngày 12.4.1901, khi nghóa quân tấn công một đơn vò quân đội Pháp trong
chùa Thatong. Chỉ ít ngày sau “toàn thể nhân dân cao nguyên đã nổi loạn”, “tất cả các
làng, không phân biệt dân tộc” đã đi theo nghóa quân. “Tất cả không trừ một ai... với
một sự nhất trí tuyệt diệu, đều cùng một lòng với Phu Mibun” và “điều quan trọng duy
nhất đối với họ là: tống cổ nhanh chóng và hoàn toàn tất cả người Pháp”. Cuộc khởi
nghóa mau chóng phát triển thành cuộc chiến tranh du kích thật sự.
Dù có bò trấn áp bởi một lược lượng đông đảo quân lính thực dân được huy động
từ cả Bắc Kỳ và Trung Kỳ, nghóa quân vẫn tiếp tục chiến đấu bền bỉ, lúc sôi nổi, lúc
trầm lắng. Căn cứ chính của những người khởi nghóa là Boloven đã trở thành pháo đài
bất khả xâm phạm, dù bọn thực dân đã dùng đến những biện pháp như phong toả kinh
tế, tuyệt đường tiếp tế lương thực.
Cuối năm 1910, thực dân Pháp đã mời Ông Keo đến đàm phán rồi bày mưu hãm
hại ông. Một lãnh tụ khác là Kômăn đã lên thay. Ông đã tìm cách mở rộng quy mô
của cuộc khởi nghóa bằng cách cử nhiều phái viên đến các bộ lạc người Lào Theng
vùng Boloven và những tỉnh khác để vận động họ nổi dậy chống thực dân. Nhờ đó, phong
trào đã có thể kéo dài thêm 20 năm, dù người khai sinh ra nó không còn nữa.
Lực lượng khởi nghóa đã làm chủ được những vùng rộng lớn ở miền Nam. Ở đó,
mọi thứ nghóa vụ mà thực dân bày ra đều bò hủy bỏ, trường học được xây dựng, dạy
bằng tiếng Lào Theng mà chữ viết đã được chính Kômăn đặt ra.
Cuối cùng thực dân đã phải huy động một lực lượng lớn gồm ba tiểu đoàn bộ
binh, 200 voi, nhiều đơn vò kỵ binh, chó săn để tấn công vào các căn cứ trung tâm đặt
tại Phù Luổng. Thực dân còn tìm cách mua chuộc những kẻ phản bội rồi tung vào căn
cứ của nghóa quân làm nhiệm vụ gián điệp; đó là chưa kể những biện pháp tàn bạo như
đốt phá, giết chóc dân những vùng xung quanh nhằm cách ly căn cứ trung tâm. Được
một kẻ phản bội dẫn đường, quân Pháp đã vào tận bản doanh của Kômăn và giết

được ông trong một trận đánh cuối tháng 9.1936. Những người con ông còn tiếp tục
chiến đấu cho đến khi bò bắt vào cuối tháng 7.1937.
Các cuộc khởi nghóa khác.
10
Ngoài hai cuộc khởi nghóa lớn trên, trong giai đoạn đầu thế kỷ XX còn có các
cuộc khởi nghóa sôi nổi khác ở vùng cực Bắc Lào, chủ yếu là ở Mường Xinh và Phong
Xalỳ từ năm 1908 đến 1917, và cuộc khởi nghóa ở Sâm Nưa trong những năm 1914-
1915.
Trong các năm 1908 – 1910, đã nổ ra hai cuộc khởi nghóa: một dưới sự lãnh đạo
của Phia Khamlu ở Mường Xinh, một của Chậu Vana Pum ở Phong Xalỳ . Năm 1914,
dưới sự lãnh đạo từ Pha Ong kham ở Mường Xinh, nhân dân ở đây lại khởi nghóa sau
khi Ong Kham giết chết viên công sứ. Mãi đến tháng 4.1916, cuộc khởi nghóa mới bò dập
tắt.
Năm 1915, một phong trào đấu tranh vũ trang lại bùng ra ở Phong Xalỳ do Ong
Sen lãnh đạo. Sau 10 tháng chiến đấu, nghóa quân đã khống chế được một vùng rộng
lớn ở cực Bắc Lào gần những khu quan trọng nhất như Phong Xalỳ, Phayaxumphu,
Mộc Pha. Tháng 11 – 12.1915, thực dân đã tập trung một lực lượng rất lớn gồm 2700
lính và só quan tiến công vào dinh lũy của nghóa quân. Tuy có gây cho quân đội thực
dân những thiệt hại lớn, lựïc lượng nghóa quân đã phải phân tán để tiếp tục chiến đấu
cho đến năm 1927.
Diễn ra đồng thời với cuộc nổi dậy Phong Xalỳ là cuộc khởi nghóa vũ trang ở
Sầm Nứa. Đêm 10 rạng 11.11.1914, nghóa quân đã đánh chiếm thò xã Sầm Nứa và
chiếm giữ đến ngày 11.12. Sau đó để tránh bò bao vây, nghóa quân kéo sang tiến công
lược lượng Pháp đóng trong thò xã Sơn La. Nhưng dần dần cuộc khởi nghóa cũng tàn
lụi, giống như những cuộc khởi nghóa trước đó.
Ý nghóa
Các cuộc khởi nghóa mang nội dung chống thực dân rõ rệt và đều nhằm mục
đích là giành lại độc lập dân tộc. Tuy nhiên chúng đều kết thúc trong thất bại. Đó là
kết quả khó tránh khỏi vì chúng còn mang tính chất tự nhiên, lắm khi còn mang vẻ tôn
giáo và người lãnh đạo thường là người đứng đầu các châu mục, làng bản. Giữa các

cuộc khởi nghóa không có mối quan hệ gì, dù chúng có diễn ra cùng lúc và cũng không
được dân thành thò ủng hộ.
Dù vậy, các cuộc khởi nghóa đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của nhân
dân Lào. Chúng đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển và củng cố những truyền
thống tự do, trong việc đoàn kết các lược lượng dân tộc và xây dựng nền tảng cho việc
thành lập một mặt trận thống nhất phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
và xã hội sau này.
11
CHƯƠNG
I. CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ
Giống như những nước khác trong Liên bang Đông Dương, Lào cũng bò coi là
nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ tiền, nhân công rẻ mạt và thò trường tiêu thụ hàng hoá
của chính quốc.
Trước hết, thực dân Pháp tìm cách bóc lột nhân dân bằng phương thức ít tốn
kém nhất: tăng cường thu thuế. Năm 1929, thuế thân mỗi đầu người từ 0,25 lên 2,5
đồng; năm 1940, lên đến 1,5 – 20 đồng. Từ năm 1923, những người nước ngoài sinh
sống tại Lào phải đóng thuế từ 60 đến 130 đồng. Ngoài ra, người dân còn phải gánh
chòu những sắc thuế khác: ruộng đất, lợi tức, môn bài, xe cộ...
Độc hại hơn cả là mỗi người dân bò bắt buộc phải tiêu thụ hàng năm 2kg thuốc
phiện do chính phủ thuộc đòa độc quyền mua bán.
Lấy cớ mỗi gia đình người Lào đều có cất rượu để dùng trong các ngày lễ làm
cho chính sách độc quyền chưng cất và bán rượu của chính quyền không thực hiện
được, chính quyền thuộc đòa đã buộc mỗi gia đình phải nộp 20 đồng thuế mỗi năm cho
một bình chưng cất.
Phương sách bóc lột thứ hai là cưỡng bức lao dòch. Chính thức thì mỗi người Lào
Lùm và Lào Thung hàng năm phải đi lao dòch 16 ngày, người Lào Theng – 20 ngày ;
nếu khơng phải nộp tiền từ 0,12 đến 0,3 đồng. Nhưng thường thì họ bò huy động đến 60
ngày và bò ép đóng tiền cho 40 ngày nữa.
Điều kiện đi lao dòch rất nặng nề và khắc nghiệt. Do đó không ít người dân đã
bỏ trốn sang Xiêm để tránh bò huy động đi lao dòch. Họ còn tìm đủ cách để trốn thuế

như không khai đủ nhân số trong gia đình, bỏ trốn vào rừng khi nhân viên thu thuế đến
làng, hoặc đôi khi bỏ sang Xiêm.
Không chỉ bò chính quyền thực dân bóc lột, người dân còn bò cả giới quý tộc bản
xứ bòn rút thành quả lao động. Họ bò bọn này thu thuế, huy động xây cất nhà cửa cho
chúng, nộp tô tức...
12
Phương sách bóc lột thứ ba là cướp đoạt tài nguyên tự nhiên. Cũng giống như
trường hợp hai nước Đông Dương còn lại, chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi
chính sự tồn tại của hệ thống thuộc đòa bò đặt thành vấn đề sau thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười thì tư bản Pháp mới chú trọng tăng cường đầu tư để có phương tiện
khai thác tài nguyên tự nhiên và “bảo vệ” Lào. Nhưng ở nước này, việc cướp đoạt tài
nguyên không mang lại nhiều lợi nhuận như là ở Campuchia hay Việt Nam vì không
có những điều kiện tối thiểu đảm bảo thu lại lợi nhuận nhanh (vùng rừng núi khó đi lại,
thiếu phương tiện liên lạc thuận tiện, dân số ít ỏi, lựïc lượng lao động không đủ).
Năm 1928, Văn phòng Thương mại và Nông nghiệp hỗn hợp đã được thành lập
ở Vientian, gồm 10 thành viên – 8 người Pháp được chọn trong số những nhà kinh
doanh hoạt động trong các lónh vực nông nghiệp, công nghiệp và thương mại và 2 nhà
kinh doanh Lào, do tổng trú sứ bổ nhiệm. Đây là cơ quan đại diện quyền lợi của thực
dân trong quá trình khai thác Lào về kinh tế, trong việc giải quyết những vấn đề khác
nhau liên quan đến thương mại, công nghiệp, tài chính, nông nghiệp và tiến trình
thuộc đòa hoá.
Trong quá trình khai thác thuộc đòa, tư bản độc quyền Pháp quan tâm trước hết
đến những ngành nào vốn dó đòi hỏi số đầu tư tối thiểu nhưng mang lại lợi nhuận tối
đa. Ở Lào, đó là ngành khai thác mỏ, đặc biệt là mỏ thiếc. Vùng mỏ thiếc lớn nhất
nằm ở Trung Lào, ở phía Bắc thành phố Thà Khẹt. Việc khai thác gặp nhiều thuận lợi
vì quặng thiếc hầu như nằm ngay dưới mặt đất và giao thông tương đối thuận tiện.
Đi đầu trong việc khai thác thiếc là “Công ty nghiên cứu và khai thác quặng
Đông Dương” (“Société d’Etudes et d' Exploitation minères de l'Indochine”) năm 1923
được nhượng 5.500 ha. Đây là công ty lớn nhất. Sản lượng của nó chiếm 2/3 tổng sản
phẩm tinh quặng: từ 14 tấn (1923) lên 114 tấn (1940) và vốn đầu tư từ gần 01 vạn franc

(1920) lên 23,5 triệu franc (1940)
(2)
. Năm 1926, Công ty Thiếc Đông Dương (“Société
des Etains de l'Indochine”) được thành lập và được nhượng 2 vạn ha. Năm sau, xuất
hiện thêm Công ty thiếc Kham Muộn (“Société des Etains de Khammuan”) và hai
công ty nhỏ khác. Năm 1930, ba công ty “Société des Etains de l'Indochine”, “Société
des Etains de Khammuan” và “Société des Etains et Wolfram” đã cùng chung vốn
thành lập “Công ty trưng thầu thiếc Viễn Đông” (“Compagnie formière des Etains
d’Extrême Orient) để mưu độc quyền khai thác các mỏ thiếc ở Lào.
Toàn bộ bản chất của đường lối khai thác thuộc đòa của tư sản Pháp thể hiện ở
phương thức khai thác nguyên liệu khoáng sản này ở Lào: không một công ty nào chòu
bỏ vốn xây dựng nhà máy để tinh lọc quặng thiếc thành kim loại hẳn hoi. Quặng thiếc
chỉ được nghiền nhỏ ra, sàng lọc sạch cát bụi và các chất tạp và xuất sang Pháp và
những nước khác dưới hình thức tinh quặng, chiếm 60 – 64% hàm lượng thiếc.
2()
Bulletin quotidien de L’Indochine, Hà Nội, 1943, t.1, tr.112-113.
13
Để bóc lột các tài nguyên tự nhiên và góp phần duy trì ách thống trò thuộc đòa,
thực dân đã cho xây dựng một số đường xá. Các đường chính là Đường số 6 nối liền
Vientian với Hà Nội đi ngang qua Sầm Nứa, Đường số 7 nối liền Luang Prabang với
Vinh, ngang qua Xiêng Khoảng và Đường số 9 nối liền Xavanakhẹt với Quảng Trò và
Đường số 13 nối Luang Prabang, Vientian, Thà khẹt, Xavanakhẹt đến Pắc Xế. Cho
đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai, tổng chiều dài hệ thống đường xá ở Lào là
3500km. Chúng được bảo vệ rất tồi, khả năng vận chuyển rất thấp.
Số xe ô tô rất ít, theo số liệu năm 1933 thì năm 1932 có tất cả 484 xe, trong đó
144 dùng làm phương tiện chuyên chở công cộng, 60 của chính phủ và số còn lại của tư
nhân.
Về năng lượng, ở Lào chỉ có một vài nhà máy nhiệt điện. Năm 1940, chúng sản
xuất chưa đến 1 triệu Kwh.
Trong lónh vực nông nghiệp, kiều dân Pháp được tạo mọi điều kiện thuận lợi

trong việc khai thác đất hoang ; họ có thể được cấp miễn phí đến 300 ha. Cao nguyên
Boloven là vùng được chú ý khai phá vì đất đai và khí hậu ở đây thích hợp cho việc
trồng trà và cà phê. Trong những năm 1940, các đồn điền trồng cà phê ở cao nguyên
Boloven chiếm gần 5000ha. Nhưng chỉ có 1/6 là của người Pháp, số còn lại là của
người đòa phương. Mỗi khu đất trồng của họ chỉ rộng từ 2 đến 4 ha. Việc thử trồng cao
su không mang lại kết quả. Dù đã cố gắng, thực dân Pháp vẫn không xây dựng được
đồn điền nào đáng được coi là lớn theo kiểu tư bản chủ nghóa.
Trong quá trình khai thác nông nghiệp Lào, thực dân Pháp đã làm thay đổi tính
chất của quyền sở hữu tối cao đối với ruộng đất, tước đoạt quyền này từ giai cấp phong
kiến cũ, quyền sử dụng đất đai từ nay thuộc quyền chính phủ thuộc đòa. Việc tự tiện
khai thác đất hoang bò cấm chỉ. Chỉ có những mảnh đất do công xã nông thôn hay nông
hộ cày cấy mới không bò trưng thu. Nhằm mục đích nắm rõ diện tích đất gieo trồng và
tăng cường quyền sở hữu cá nhân đối với chúng, chính quyền thực dân đã lập bảng kê
khai điền đòa, trong đó những mảnh đất có chủ phải được chứng minh đầy đủ. Ngoài ra,
chính quyền còn quy đònh giá đất thay đổi tùy theo chất lượng, diện tích...
Tất cả những biện pháp kể trên cũng tạo điều kiện tăng cường quyền sở hữu tự
nhân đối với đất đai và biến ruộng đất trở thành vật mua bán. Tuy nhiên, tiến trình này
không diễn ra nhanh và cũng không dẫn đến việc tập trung ruộng đất. Hình thức sở hữu
và khai thác đất đai chính trong thời kì thuộc đòa vẫn là nền kinh tế tiểu nông manh
mún, đặt cơ sở trên lao động nông hộ vì sự ra đời và xác lập của quyền tư hữu ruộng
đất không gây ra nạn kiêm tính ồ ạt ruộng đất của nông dân. Họ không bò bần cùng hoá
như đã từng xảy ra ở Việt Nam. Nguyên nhân nằm ở chỗ Lào còn thừa quá nhiều đất
hoang vốn có thể biến thành đất trồng trọt bằng phương pháp hỏa canh rất đơn giản.
14
Nông dân không có ruộng đất và nông dân cấy rẽ không- phải là tầng lớp điển
hình ở nông thôn. Chính vì vậy mà Lào không có lực lượng lao động dự trữ để cung
cấp cho thò trường lao động tự do. Vấn đề tìm công nhân cho các đồn điền, hầm mỏ là
một trong những vấn đề bức thiết nhất
(3)
. Để giải quyết vấn đề này, thực dân Pháp đã

mộ công nhân, kể cả công nhân không chuyên nghiệp ở những nước khác, chủ yếu là
ở Việt Nam. Do đó, trong thời kì thống trị của Pháp, cơng nhân ở Lào chủ yếu là người
nước ngồi. Năm 1936, có khoảng 27.000 người Việt sinh sống ở Lào. Họ là thợ mỏ, thợ
làm đường, cu li trong các đồn điền... Theo số liệu năm 1929, công nhân Lào chỉ có
1303 người (trong đó công nhân nông nghiệp – 512, công nhân công thương nghiệp –
481, công nhân hầm mỏ – 310) ; trong khi đó công nhân hầm mỏ người Việt lên đến
trên 6.000
(4)
.
Tình hình kinh tế kém phát triển trên cho đến Chiến tranh thế giới thứ hai đã
không gây ra những thay đổi đáng kể nào trong cấu trúc xã hội Lào.
Chủ trương duy trì ách thống trò bằng chính sách ngu dân, thực dân Pháp đã để
cho hệ thống giáo dục tôn giáo được tiếp tục tồn tại. Năm 1932, chính khâm sứ đã đích
thân yêu cầu “phát triển nền giáo dục sơ đẳng bằng các trường tôn giáo”. Tuy nhiên,
do nhu cầu cần phải có cán bộ bản xứ chính quyền thực dân vẫn buộc phải phát triển
hệ thống giáo dục thế tục ở mức độ hạn chế nhất. Năm học 1929 – 1930, cả nước Lào
chỉ có 11 trường sơ đẳng thế tục, đến năm 1940 có 92 trường sơ đẳng và một trường
trung học. Trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, cả nước có 7.000 học sinh theo học các
trường thế tục và 5.600 ở các trường tôn giáo.
Chính sách hạn chế giáo dục đã làm 95% dân số bò mù chữ. Năm 1945, ở Lào
chỉ có 10 người tốt nghiệp bậc đại học. Báo chí không có một tờ nào khác ngoài tờ
“Bulletin Adminstratif du Laos” (“Thông tin Hành chính Lào”) ra bằng tiếng Pháp, chỉ
đăng tải các văn kiện của chính quyền.
Về y tế, năm 1930 Lào có 14 bệnh viện cấp tỉnh, 8 trạm cấp cứu, 52 trạm y tế.
Một đất nước đông 1,5 triệu dân mà chỉ có 24 bác só (12 Pháp, 12 người Đông Dương)
và 146 y tá.
Dưới ách thống trò của thực dân Pháp, người Lào bò tước hết mọi quyền dân chủ,
kể cả những quyền sơ đẳng nhất. Năm 1930, chính quyền thuộc đòa ra đạo luật quy
đònh người bản xứ tuổi từ 18 đến 60 bắt buộc phải nộp 3 đồng để nhận chứng minh thư.
Đây là một số tiền rất lớn, nếu ta biết rằng lương của thợ công nhật chỉ có 20 – 25 xu

và họ chỉ có thể để dành nhiều lắm là 4-8 xu mỗi ngày.
Khai thác sự hiện diện đông đảo của người Việt ở Lào, chính quyền thuộc đòa
đã thi hành chính sách “chia để trò” cốt gieo rắc hằn thù dân tộc giữa người Lào và
3(3)
Un Empire Colonial Francais. L’Indochina, dir de Mr. G. Masperé. Vol.2, Paris, 1930, p.185.
4()
Labour Condition in Indopchina, Geneva, 1937, p.288.
15
người Việt. Không tuyển mộ đủ viên chức người Lào và cũng do họ không đủ năng
lực, thực dân Pháp đã thu dụng nhiều người Việt vào làm trong các cơ quan hành chính
ở Lào. Họ có mặt ở khắp nơi và như một tác giả người Pháp đương thời đã viết “ở bất
kỳ chức vụ phụ trách quan trọng nào, mà nếu không phải do người Pháp nắm giữ, thì
chúng tôi hầu như đều gặp người Việt”
(5)
.
Người Việt – cả các viên chức và những người lao động – đã trở thành đối tượng
bò người Lào thù ghét, vật bung xung đứng che chắn cho chính quyền thuộc đòa.
Ách thống trò khắc nghiệt của thực dân Pháp và đời sống thapá kém của nông dân
là những yếu tố thường xuyên gây ra tình trạng bất ổn trong những năm thực dân Pháp
cầm quyền ở Lào.
III. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Từ năm 1915 đến năm 1922, người Mèo thuộc dân tộc Lào Xủng sống ở phía
Bắc, dưới sự lãnh đạo của một trong những thủ lónh của họ là Chau Pha Pacha đã nổi
lên chống Pháp.
Nguyên nhân là vì thực dân Pháp bắt họ phải nộp 2kg thuốc phiện, bất kể có hút
hoặc trồng hay không, và đi lao dòch. Chính sách bóc lột nặng nề này đã khiến người
Mèo bất mãn và oán thán.
Cuộc khởi nghóa đã khởi sự từ một làng trong tỉnh Sầm Nưa. Thực ra cuộc khởi
nghóa này là sự tiếp nối cuộc khởi nghóa đã bùng nổ trước đó, từ đầu năm 1918, của
người Lào sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam (Lào Cai, Lai Châu, Thuận Châu, Sơn

La).
Từ mùa hè 1919, cuộc khởi nghóa bắt đầu lan sang vùng Đông Bắc Lào, đặc biệt
là vùng lưu vực Nậm U, tỉnh Sầm Nưa và Xiêng khoảng. Sau khi đánh bại một số
chiến dòch càn quét của quân lính thực dân, từ tháng 12.1919, cuộc đấu tranh giải
phóng của người Lào đã bao trùm một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm các tỉnh Sầm Nưa,
Luang Prabang, Trấn Ninh và Quân khu 5 và lan rộng sang phía Tây, đến tận cùng
biên giới Lào-Miên. Cuộc khởi nghóa, như một nhà sử học quân sự người Pháp viết,
“đã có xu hướng mất dần tính chất đòa phương của nó và trở thành cuộc đấu tranh
chung... của nhóm người Mèo phân bố trên toàn bộ miền Thượng Lào”
(6)
.
Những người khởi nghóa đã đòi độc lập, xoá bỏ chế độ thuế má và mọi thứ
nghóa vụ. Cuộc khởi nghóa đã khiến chính quyền thực dân và chính phủ hoàng gia lo
lắng. Mùa thu 1920, trước tình hình nghóa quân tăng cường hoạt động đánh phá các
trục lộ giao thông và tiến công liên tiếp vào các đơn vò quân đội, chính quyền thuộc đòa
5
()
Ch. Fochet, Pays Laos, Le Laos dans le Tourmen to 1939 – 1945, Paris, 1946, p.25.
6

16
đã quyết đònh tập trung một lực lượng lớn, gồm cả quân tiếp viện từ Sài Gòn và Hà
Nội sang đánh thẳng vào khu căn cứ đầu não Phù Chom Chích, Phù Chom Cheng
nhằm bắt sống Pachay. Được sự giúp đỡ của nhân dân và nhờ chiến thuật linh hoạt,
nghóa quân đã đánh bại những trận đánh lớn mà quân đội thực dân tổ chức nhằm tiêu
tiêu hao lực lượng khởi nghóa. Không đánh diệt được lực lượng nghĩa quân bằng bạo
lực, thực dân chuyển sang dùng phương sách phong toả, cắt đứt nguồn tiếp tế lương
thực cho nghóa quân, đốt phá mùa màng, nương rẫy.
Trước tình hình trên, để tránh những tổn thất lớn, đầu tháng 1.1921, nghóa quân
rời bỏ khu căn cứ đầu não và rút sâu vào vùng rừng núi. Bò cắt lìa khỏi những khu dân

cư, các hoạt động quân sự của lực lượng khởi nghóa giảm dần. Cuối năm 1922, thực
dân Pháp đã bố trí cho tay sai làm nội ứng ám sát lãnh tụ Pachay. Sau cái chết của
ông, lực lượng khởi nghóa tan rã dần.
Năm 1920 chứng kiến một cuộc khởi nghóa tiếng tăm khác được đi vào lòch sử
với tên gọi cuộc khởi nghóa Khu Khama, tỉnh Vientian.
Sau khi dẹp yên cuộc khởi nghóa của Chau Pachay và cuộc khởi binh ở Mường
Xinh, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng trấn áp cuộc khởi nghóa của Ong Kec
Cômăng. Nhiều đơn vò hùng hậu quân chính quy và cả không quân đã được huy
động. Đến năm 1934, quân khởi nghóa đã bò dồn đuổi vào vùng Phù Luổng, gần biên
giới Việt Nam. Trong suốt hai năm liền, quân của Cơmađăng đã bò các đơn vò thiện
chiến, có pháo binh, không quân và cả 200 thớt voi chiến bao vây. Mãi đến năm 1936,
những ổ kháng cự cuối cùng của nghóa quân mới bò dập tắt, nhưng Cômăng dù bò
thương nặng, đã kòp thời chạy thoát. Tháng 2.1937
(7)
, vò lãnh tụ kiệt xuất của người Lào
Thung qua đời. Cuộc khởi nghóa lắng dần.
Đến đây có thể coi như kết thúc thời kỳ của những cuộc khởi nghóa tự phát,
mang nặng tính chất tôn giáo, thường được lãnh đạo bởi các tù trưởng bộ lạc. Tuy
không giành được chiến thắng, những cuộc khởi nghóa này vẫn để lại những dấu ấn sâu
đậm trong nhận thức của nhân dân. Chúng đã đóng vai trò nổi bật trong việc củng cố
và phát triển các truyền thống yêu tự do, trong việc đoàn kết lực lượng dân tộc và đặt
nền tảng cho một mặt trận dân tộc thống nhất trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và giải phóng giai cấp sau này.
Từ năm 1930, phong trào giải phóng dân tộc Lào bước sang giai đoạn mới, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời ngày 3.2. Bất chấp các biện pháp
cấm đoán nghiêm ngặt của chính quyền thuộc đòa, nhiều chi bộ và tổ chức của Đảng
Cộng sản đã được bí mật xây dựng ở nhiều thành phố. Các đảng viên đã tìm đủ cách
truyền bá chủ nghóa Marx trong giới học sinh, tuyên truyền mục đích, tôn chỉ Đảng
trong quần chúng, chuẩn bò cho cuộc đấu tranh có tổ chức chống bọn thực dân.
7()

Có tài liệu ghi là ông bò tử trận tháng 9.1936.
17
Ngày 12.2.1930, ở Vientian đã diễn ra một trong những cuộc bãi công đầu tiên
của nhân dân lao động – cuộc bãi công của công nhân vận tải đường sông người Việt
Nam và người Lào. Trong các năm 1932 – 1933, ở các mỏ thiếc Bôneng và Phôngchiu
đã diễn ra các cuộc bãi công lớn đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động. Trong
những năm 1934 – 1935, nhiều cuộc bãi công và biểu tình đã bùng ra ở suốt các thành
phố lớn nằm dọc sông Mékong, thu hút sự tham gia của công nhân, tiểu thương, thợ
phụ trong các nhà hàng... Trong một số vụ đã xảy ra các cuộc xung đột ác liệt với
chính quyền. Những người cộng sản đã đóng vai trò tổ chức và lãnh đạo những cuộc
đấu tranh này. Chính quyền thực dân hiểu rõ rằng chính sự giúp đỡ của những người
cộng sản Việt Nam đã cho phép dấy lên làn sóng đấu tranh mạnh mẽ như vậy. Báo
cáo của Khâm sứ Lào về tình hình 1933 – 1934 ghi rõ: “Sở mật thám chúng ta hoạt
động tích cực nhằm khám phá ra tất cả các phần tử An Nam khả nghi có thể xen lẫn
trong dân chúng lao động
”(8)
. Trong những năm 1938 – 1939, người ta ghi nhận được
nhiều cuộc bãi công, đấu tranh của công nhân và phu làm đường trên các công trường
xây dựng con đường chiến lược số 13
(9)
.
Quy mô của những cuộc đấu tranh ở Lào trong những năm 1930 không lớn và số
lượng cũng không nhiều như ở Việt Nam. Tỉ lệ và vai trò của công nhân Lào còn rất
khiêm tốn, thành phần người Lào trong công nhân không đông. Đa số công nhân còn
làm việc theo mùa, chưa đoạn tuyệt hẳn với nông thôn. Công việc làm thuê đối với họ
chỉ là nguồn thu nhập bổ sung giữa hai vụ mùa. Do đó, họ chưa thoát khỏi ảnh hưởng
của các viên chức trong làng, vốn là nhân viên của chính quyền thực dân.
Dù trình độ phát triển của nền kinh tế còn rất lạc hậu, xã hội Lào cho đến trước
Chiến tranh thế giới thứ hai cũng đã trải qua những thay đổi nhất đònh. Trước hết đã
hình thành những tầng lớp xã hội mới như trí thức và tiểu tư sản. Dù số lượng không

đáng kể, trí thức Lào ngày càng giữ vai trò quan trọng vì một số đại diện của họ xuất
thân từ những gia tộc có thế lực như Sananiken, Voravong, Sasenit, Champassak và gia
đình hoàng tộc. Tất cả bọn họ đều mong muốn chiếm giữ đòa vò cao hơn trong bộ máy
hành chính, đóng vai trò năng động trong việc điều hành đất nước. Nhưng vò trí thua
kém của họ so với các viên chức người Pháp và sự hiện diện ngày càng đông đảo của
các chuyên gia không phải người Lào trong bộ máy hành chính đã làm nẩy sinh thái độ
bất mãn trong giới trí thức. Tất cả điều này đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện của xu
hướng dân tộc chủ nghóa trong giới quý tộc- trí thức đang hình thành.
Tư tưởng dân tộc chủ nghóa cũng bắt đầu thâm nhập cả vào giới tiểu tư sản vốn
đang va chạm quyền lợi với tư sản Pháp, Hoa và Việt.
Tuy nhiên, cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các tầng lớp trên chưa có
một hành động chính trò và tích cực nào cả.
8()
Phạm Gia Bền, Đặng Bích Hà..., Lược sử nước Lào, nxb KHXH, Hà Nội, 1978, tr.161
9()
- nt-, tr.182
18
III. LÀO TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, Lào đã trở thành đối tượng bò
xâm lược từ phía Nhật và Thái Lan.
Lợi dụng việc nước Pháp bò Đức Quốc xã đánh bại hồi tháng 6.1940, Phát xít
Nhật đã gây sức ép buộc toàn quyền Decoux ngày 30.8.1940 ký hiệp ước thừa nhận
đặc quyền của Nhật ở Đông Dương để đánh đổi việc Nhật cam kết tôn trọng ách thống
trò của Pháp trên bán đảo này. Ngay trong tháng 9, Nhật đã đưa quân vào chiếm đóng
một số vò trí chiến lược của ba nước Đông Dương.
Theo chân Nhật, chính phủ tư sản- quân phiệt Thái Lan, vốn lúc này đang nuôi
dưỡng tư tưởng bành trướng sôvanh-đại Thái và mơ tưởng xây dựng một “quốc gia
Thái vó đại” đã ngấp nghé một số vùng đất của Lào.
Được khích lệ bởi Hiệp ước thân hữu kí kết với Nhật vào tháng 6, ngày 13.9,
Thái Lan đòi chính phủ Pháp trao trả những phần đất phía Tây nào của Lào và

Campuchia vốn bò Thái Lan thống trò hồøi thế kỷ XIX. Bò khước từ, từ ngày 30.11, Thái
Lan đã gây ra một số cuộc xung đột ở biên giới hai nước kéo dài đến tháng 1.1941.
Bò Nhật gây sức ép nặng nề, ngày 28.1.1941, chính quyền Pháp ở Đông Dương
đồng ý thương lượng với chính phủ Thái Lan. Ngày 9.5, tại Tokyo hai bên đã ký hoà
ước, theo đó Pháp thuận cắt giao một số lãnh thổ của Lào cho Thái Lan, gồm một
phần vương quốc Luang Prabang và tỉnh Bátxắc, tổng cộng khoảng 58.000km
2
.
Để chống trả lại phong trào đại Thái do Thái Lan phát động và ảnh hưởng ngày
càng tăng của Nhật ở Đông Dương nói chung, ở Lào nói riêng, chính quyền Decoux đã
thực hiện một số nhượng bộ nhất đònh. Ngày 29.8.1941, hoàng tử Châu Xavang
Vathana, tổng thư ký vương quốc Luang Prabang và quyền khâm sứ Lào đã ký hiệp
ước, theo đó để bù lại số đất đai phía Tây bò mất, Pháp đã cho phép Luang Prabang
được cai trò thêm ba tỉnh nữa là Vientian, Xiêng Khoảng và Thượng Mékong (còn gọi
là tỉnh Huôi Xài hay Nậm Tha), hoàng tử Châu Xavang Vathana được thừa nhận là
người chính thức nối ngôi vua cha, Hội đồng Hêsan Namthông được cải tổ thành Hội
đồng bộ trưởng, lương của nhà vua tăng 60% ; Toàn quyền Đông Dương còn lập ra
chức “chậu khương”, tức tỉnh trưởng, nghóa là viên chức Lào từ đây có thể được giao
quyền cai trò tối cấp tỉnh, nhưng tất nhiên vẫn phải chòu sự giám sát của viên trú sứ
người Pháp. Chính quyền thuộc đòa còn phát động phong trào “Phục hưng dân tộc Lào”
mà mục tiêu là “thống nhất người Lào quanh tư tưởng chính – tư tưởng quốc gia
Lào”
(10)
. Phong trào bao gồm các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, tổ
chức hội chợ...
10()
Sisouk Na Champassak, Tempête sur le Laos, Paris, 1961, p.9.
19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×