Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Lịch sử singapo, brunay... - Thầy Hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.7 KB, 91 trang )


(TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN NHỮNG
NĂM CỦA THẬP NIÊN 1980)
MỤC LỤC
PHẦN I. MALAYA
CHƯƠNG I: THỜI CẬN ĐẠI
I. Malacca dưới ách thống trò của Bồ Đào Nha và Hà Lan (1511 – 1824)
II. Thực dân Anh bành trướng ở Malaya (1786 – 1910)
III. Tình hình kinh tế, chính trò và xã hội Malaya
CHƯƠNG II: TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA
I. Giữa hai cuộc chiến (1918 – 1941)
II. Những năm bò Nhật chiếm đóng (1941 – 1945).
CHƯƠNG III: ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
I. Từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai
II. Liên bang Malaysia (8.1957 – 9.1963)
III. Malaysia (9.1963...)
PHẦN II. SINGAPORE
PHẦN III. BRUNEI
2
Do vò trí đòa lí nằm án ngữ ngay trên đường biển nối liền các nước Tây Âu với
những vủng đất trồng cây hương liệu và các loại cây nhiệt đới phương Đông, Malaya
trở thành vùng đầu tiên ở Đông Nam Á có quan hệ thương mại với những lái buôn -
cướp biển Bồ Đào Nha, những kẻ tiên phong của chủ nghóa tư bản thực dân Tây Âu.
Năm 1505, một đoàn tàu Bồ Đào Nha gần 40 chiếc do Francisco de Almeida chỉ huy
bỏ neo ngoài khơi Malacca. Ngay đầu năm sau, vua Bồ Đào Nha đã ra lệnh cho
Almeida tìm cách lập ngay tại hải cảng này một pháo đài kiêm thương điếm nhằm hỗ
trợ cho việc phát triển hoạt động buôn bán hương liệu và khống chế đường biển từ Tây
sang Đông ngang qua eo biển cùng tên.
Malacca vào thời điểm này thuộc lãnh thổ vương triều Hồi giáo Malacca, ra đời
năm 1400. Từ một làng nhỏ nằm trên cửa sông Malacca vào đầu thế kỉ XV, nhờ một số
điều kiện thuận lợi mà Malacca đã mau chóng phát triển thành một thành phố cảng


phồn thònh nhất trong vùng, trung tâm của một vương quốc hùng mạnh mà lãnh thổ lúc
cực thònh của nó dưới triều vua Mahmud (1488 – 1511) đã bao gồm phần lớn bán đảo
Malaya (lãnh thổ cực bắc lan rộng đến Patani), một phần Đông Bắc Sumatra. Như vậy
toàn bộ eo biển Malacca đều bò vương quốc cảng nàykhống chế.
Thực ra ngay trong thời kì cực thònh, Malacca đã chứa trong lòng không ít nhược
điểm cơ bản.
Do Malacca buôn bán với nhiều vùng khác nhau trên thế giới mà ở vương quốc
cảng tập trung nhiều sắc dân khác nhau: người Ả Rập từ Cairo, Mecca và Aden, người
Ấn từ Gujerat, Malabar và Coromandel, thương nhân Xiêm từ Arakan, Pegu, người
Chàm, Khmer, Trung Quốc, những người sống ở Java, Maluku, Banda và những đảo
khác... Tomes Pires ước tính ở Malacca người ta nói đến 84 thứ tiếng. Những người
nước ngoài đến đây để làm giàu trong khi người bản xứ lại có mức sống thấp kém hơn
rất nhiều. Nông nghiệp, nghề sinh sống chủ yếu của người bản xứ, không được chú ý
phát triển. Là người sở hữu chủ tất cả đất đai, sultan hầu như không làm gì cả để cải
tiến tình trạng lạc hậu của nông nghiệp. Hậu quả là Malacca phải thường xuyên đối
phó với nạn thiếu hụt thực phẩm. Giá sinh họat cao bất thường, và tình trạng này càng
thêm trầm trọng do các sắc thuế đặc biệt đánh trên thực phẩm. Giới nông dân, ngư phủ
và lao động nhập cư cũng như binh só người Malaya có một mức sống chỉ đủ để tồn tại.
Một chỗ nhược khác của các sultanat Malacca nói riêng, các sultanat Malaya
nói chung, là những cuộc đấu tranh xâu xé nội bộ để giành quyền thừa kế ngai vàng và
cả chức vụ bendahara giữa hai dòng họ có thế lực nhất và kình chống nhau rất ác liệt là
Tun Perat và Tun Ali đã làm lực lượng bò suy yếu và gây chia rẽ trầm trọng trong nội
bộ. Trên bán đảo Malaya trước đó chưa bao giờ tồn tại một quốc gia hùng mạnh đủ
sức lấn át các tiểu quốc khác để cho ra đời một đất nước thống nhất. Quan hệ giữa các
3
tiểu quốc Malaya với nhau là quan hệ thân thuộc và thống trò. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ
XVI, các tiểu quốc Malaya phải thần phục các vương triều ở Java và Sumatra. Phải đợi
đến khi vương quốc Majapahit bò sụp đổ đầu thế kỉ XV thì Malacca mới có cơ hội
khẳng đònh vai trò của nó trong lòch sử Malaya như là quốc gia đầu tiên có lãnh thổ bao
gồm gần như toàn bộ bán đảo Malaya hiện nay. Sự nghiệp thống nhất các tiểu quốc

Malaya chỉ thật sự diễn ra từ năm 1456, dưới triều vua Mansur (1459 – 1477). Như
vậy quốc gia Malaya thống nhất – nếu có thể được gọi như vậy – ra đời không lâu
trước khi chạm trán với người Bồ Đào Nha. Triều đại cực thònh của Mahmud chưa làm
được gì nhiều để cố kết quốc gia non trẻ này thành một khối chặt chẽ. Quan hệ giữa
Malacca và các tiểu quốc vẫn còn là quan hệ thần phục của các thế lực phong kiến cát
cứ trước chính phủ phong kiến tập quyền trung ương. Ý thức dân tộc chưa có điều kiện
bắt rễ sâu vào đời sống dân tộc để trở thành một thứ tình cảm không thể thiếu được,
một nhân tố đoàn kết các tiểu quốc Malaya vào sự nghiệp chung đối phó với mối đe
doạ xâm lược từ bên ngoài.
Một nguyên nhân khác khiến quan hệ giữa các tiểu quốc Malaya cho đến thế kỉ
XVI còn lỏng lẻo là vì trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói chung còn rất
thấp: ngoại trừ một số rất ít cảng có được bộ mặt phồn thònh nhờ buôn bán với thế giới
bên ngoài như Malacca, còn kì dư trên đại bộ phận lãnh thổ còn lại nền kinh tế hoàn
toàn mang tính chất tự nhiên. Vả chăng, Malacca là một cảng – kho hàng đầu mối mua
bán và phân phối các nguồn hàng được vận chuyển từ nơi khác đến chứ không phải là
nơi buôn bán các sản phẩm đòa phương.
Thành phần cư dân phức tạp, có tinh thần dân tộc yếu ớt, tình trạng khan hiếm
lương thực, tình trạng nội bộ xâu xé, mối quan hệ rời rạc với các chư hầu; đó là những
chỗ yếu cơ bản khiến Malacca bò thất thủ trước một lực lượng xâm lược không lấy gì
làm đông, tạo cơ hội cho chủ nghóa thực dân phương Tây có được chỗ đứng thuận lợi
trong buổi đầu bành trướng của nó ở Đông Nam Á.
I. MALACCA DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA BỒ ĐÀO NHA VÀ HÀ LAN (1511 –
1825).
Từ năm 1511, lịch sử Malaya gắn liền với lòch sử bành trướng thuộc đòa của thực
dân châu Âu ở Đông Nam Á. Dù cho đến trước cuối thế kỉ XVIII trên bán đảo chỉ mỗi
Malacca bò thực dân chiếm, nhưng sự hiện diện của bọn này đã tác động đến tình hình
phát triển của các tiểu quốc Malaya trong các quan hệ kinh tế và chính trò của phần đất
này ở Đông Nam Á.
I.1.Thực dân Bồ Đào Nha tổ chức cai trò Malacca.
Sau khi chiếm được Malacca, người Bồ Đào Nha đã dựng lên ở đó một pháo đài

vững chắc hầu biến thành phố cảng này thành một trong những cứ điểm chính của đế
4
quốc thực dân Bồ Đào Nha ở phương Đông, cùng với Goa, Daman, Diu, Ormuz và
Sokotra.
Việc cai trò Malacca được tổ chức theo cách sau: người giữ trọng trách kinh tế là
tư lệnh pháo đài (từ năm 1571 mang danh hiệu Thống đốc phương Nam) do vua Bồ
Đào Nha bổ nhiệm theo nhiệm kì 3 hoặc 4 năm. Giúp việc cho ông này là Hội đồng
thành phố gồm một số thành viên do phó vương Goa chỉ đònh, thẩm phán chính, thư kí
hội đồng, 7 thẩm phán được bầu để phụ trách công tác tư pháp và tài chính của thành
phố và một số thành viên vì nghóa vụ (giám mục...). Quân đồn trú và hạm đội Malacca
do viên tổng tư lệnh chỉ huy, cũng được phó vương bổ nhiệm trong thời hạn 3 năm.
Người Bồ Đào Nha giữ lại một số chức vụ của sultanat cũ: bendahara phụ trách
tất cả những dân cư không theo đạo Thiên Chúa và người nước ngoài; temenggong cai
quản dân bản đòa (Malaya và Menangkabau) sinh sống ở vùng Malacca; shahbandar –
người giúp việc của bendahara – được giao trách nhiệm đánh thuế các tàu thuyền
không phải của người Bồ Đào Nha và tiếp đãi các phái viên ngoại quốc đưa họ đến
gặp thống đốc. Các cộng đồng người châu Á – Trung Quốc, Java, Tamil – đều có
người phụ trách riêng. Nhiệm vụ của họ là đại diện chính quyền Bồ Đào Nha để đảm
bảo luật pháp và trật tự công cộng.
Chính sách cai trò của người Bồ Đào Nha ở Malacca mang nhiều mâu thuẫn. Họ
chủ tâm duy trì thành phố cảng này như là thương cảng-kho hàng giống như trước, nơi
luồng hàng hoá từ Ấn Độ phải đi ngang qua đó để đến vùng quần đảo, đồng thời họ lại
muốn biến Malacca thành một trong những pháo đài chính bảo vệ độc quyền thương
mại của Bồ Đào Nha ở các vùng biển phía Nam. Chính quyền thuộc đòa muốn tất cả
các tàu thuyền qua lại eo biển chỉ được cập bến mỗi Malacca và sẵn sàng áp dụng chế
độ khủng bố tàn bạo để duy trì chính sách độc quyền thương mại này, nhưng lại đánh
thuế rất cao trong khi để cho tàu của người Bồ Đào Nha được hưởng mọi ưu đãi.
Tất cả các tình hình trên đã khiến các thương nhân châu A,Ù nhất là thương nhân
Hồi giáo, bỏ đến các cảng khác ở Bắc và Đông Sumatra, ở Nam bán đảo Malaya, Tây
Java. Nạm tham nhũng lan tràn trong các viên chức. Một nhược điểm khác trong chế

độ thống trò của Bồ Đào Nha là chính sách hẹp hòi tôn giáo đã dẫn đến những hành
động tàn bạo đối với cư dân đòa phương vốn theo Hồi giáo.
Tồn tại trong một thế giới Malaya-Indonesia Hồi giáo thù đòch, quyền lực của
thực dân Bồ Đào Nha ở Malaya chưa bao giờ vượt quá phạm vò Malacca và vùng phụ
cận. Mặt Nam, Đông và Bắc Malacca bò bao vây bởi các tiểu quốc Johore, Pahang và
Perak nằm dưới quyền cai trò của các hậu duệ triều Malacca, vốn rất thù hận kẻ xâm
lược.
Ngay sau khi chiếm được Malacca và trong suốt thời kì thống trò ở đây, thực dân
Bồ Đào Nha đã phải đương đầu với sự chống đối của cộng đồng người Java đông đúc.
Các sultanat Bắc và Đông Java thường xuyên đe dọa con đường thương mại từ Malacca
5
đến quần đảo Maluku – trung tâm buôn bán gia vò vốn cũng đã bò thực dân Bồ Đào
Nha khống chế.
I.2.Cuộc chiến tranh tam giác Johore-Acheh-Malacca trong thế kỉ XVI –
XVII.
Đối thủ chính của thực dân Bồ Đào Nha là sultanat Johore vốn chiếm vai trò
hàng đầu trong số các tiểu quốc Malaya trong các thế kỉ XVI- XVIII.
Johore ngay từ đầu đã quyết liệt chống người Bồ Đào Nha nhằm hai mục đích:
cản trở thực dân Bồ Đào Nha xác lập độc quyền thương mại ở eo biển, chiếm lại và
phục hồi sultanat Malacca. Trong nửa đầu thế kỉ XVI, trước khi cuộc chiến tranh tam
giác Johore-Acheh-Malacca thuộc Bồ Đào Nha khởi sự, sultanat Johore đã nhiều lần
(1515 -1519, 1523, 1524) tổ chức các cuộc tiến công vào Malacca hoặc vây hãm ngặt
nghèo thành phố cảng này; nhưng chính nó cũng bò thực dân Bồ Đào Nha tiến công
(1526, 1536).
Nằm ở cực Bắc Sumatra, sultanat Acheh chỉ một thời gian ngắn sau khi Malacca
bò thất thủ đã vươn lên thành một trong những trung tâm thương mại chính của quần
đảo nhờ việc các thương nhân châu Á không còn sử dụng đường hàng hải đi gnang qua
eo biển Malacca, mà đi đường vòng qua Bắc Sumatra, chạy dọc theo bờ biển Tây nam
đảo này và vòng lên eo biển Sondes để đến vùng quần đảo.
Sau khi khuất phục các cảng Pedir và Pasé ở Bắc Sumatra, Acheh đã lao vào

cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát đường hàng hải qua eo biển Malacca chống lại
thực dân Bồ Đào Nha và sultan Johore.
Kéo dài gần một thế kỉ , từ năm 1530 đến năm 1636, khi Iskandar Shah của
Acheh từ trần, đánh dấu thời kì suy sụp của sultanat này, cuộc chiến tranh tam giác
Johore-Acheh-Bồ Đào Nha đã đào sâu mâu thuẫn giữa hai tiểu quốc Malaya-Indonesia
chính của thời này khiến chúng không thể tập hợp lực lượng đánh đuổi kẻ thù xâm
lược, làm cho thực dân Bồ Đào Nha duy trì được ách thống trò ở Malacca vốn dó chưa
bao giờ đóng một vai trò gì lớn hơn là một pháo đài thương điếm giữa một thế giới
Malaya-Indonesia thù đòch trong suốt 130 năm để rồi cuối cùng bò đánh bật khỏi đây,
không phải bởi người bản xứ mà bởi hai cường quốc thực dân khác – Anh và Hà Lan.
Đến đây cũng cần đề cập đến sự kiện là cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào
Nha đã tạo điều kiện cho đạo Hồi tăng cường ảnh hưởng ở các sultanat ven biển. Các
nước này đã trở thành trung tâm truyền bá đạo Hồi đến quần đảo. Chính trong thế kỉ
XVI mà đạo Hồi đã giành được ưu thế trong thế giới Malaya-Indonesia. Chiến thắng
của đạo Hồi không chỉ tác động đến các mối quan hệ nội tại của vùng bờ biển Đông
Nam Á, mà còn ảnh hưởng cả đến các quan hệ phát triển hơn về văn hóa giữa Đông
Nam Á với Ấn Độ và các nước Trung, Cận Đông; đạo Hồi, đến lượt nó, đã trở thành
6
ngọn cờ duy nhất tập hợp các sultanat ven biển trong cuộc chiến tranh chống lại bọn
thực dân ngoại nhập.
I.3. Thực dân Anh và Hà Lan xuất hiện ở vùng eo biển Malacca.
Cũng giống như người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, người Anh và Hà Lan đến
Đông Nam Á là để săn tìm hương liệu. Năm 1592, đoàn tàu thám hiểm của Anh đã cập
bến đảo Penang. Năm 1995, đoàn tàu thám hiểm của Hà Lan đã đi ngang qua eo biển
Malacca để đến quần đảo Indonesia.
Dù tập trung sự chú ý vào Maluku, Anh và Hà Lan vẫn hoạt động tích cực ở Tây
và Nam Malaya, cố đặt cơ sở ở vùng chiến lược quan trọng này. Phù hợp với quan
điểm dựa vào sức mạnh của hải quân để bành trướng hoạt động thương mại cướp đoạt,
Công ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C.) đã tìm cách tấn công cứ điểm vững chắc nhất của
Bồ Đào Nha ở Malacca để đánh bạt ảnh hưởng của nước này khỏi Đông Nam Á. Năm

1637, Hà Lan đã lập liên minh với Johore. Từ tháng 6.1640 đến tháng 1.1641, quân đội
liên minh Hà Lan-Johore đã tiến công Malacca. Ngày 14.1.1461, Malacca bò thất thủ
vào tay thực dân Hà Lan.
I.4.Ách thống trò của thực dân Hà Lan ở Malacca và trên bán đảo Malaya.
Đối với người Hà Lan, giá trò của Malacca chủ yếu nằm trong lónh vực quân sự:
đây là một pháo đài vững chắc án ngữ con đường đi ngang qua eo biển Malacca.
Malacca không còn là đòa điểm quốc tế nữa vì V.O.C. cố gắng tập trung hoạt
động tạo dựng một nền thương mại giữa Viễn Đông và quần đảo Indonesia, Ấn Độ và
Batavia. Vả chăng phầlớn thương nhân cũng đã rời bỏ thành phố từ năm 1635. Dân số
cũng bò sút giảm nhiều – từ 20.000 xuống còn 1.600 khi thành phố bò Hà Lan chiếm.
Malacca chỉ còn là pháo đài ở eo biển và trung tâm thương mại của bán đảo. Các sản
phẩm gia vò từ Java, Xiêm, Sumatra và Bengal cũng như vải từ Ấn Độ là những mặt
hàng chính nhập vào Malacca, còn mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất là thiếc. Cũng
như người Bồ Đào Nha, V.O.C. cố gắng giành độc quyền thương mại, buộc các tàu
thuyền đi ngang qua eo biển phải cập bến Malacca và đóng thuế cao. Công ty đã ép
các sultan trên bán đảo, nhất là Perak và Kedah kí các hiệp ước theo đó họ bò buộc
phải bán cho công ty thiếc và hồ tiêu với giá hạ, phong toả bờ biển, xây dựng pháo
đài, nhất là dọc theo bờ biển Negri-Sembilan, Selangor và cả Perak, và cho tàu tuần
phòng eo biển.
Perak và Kedah đã đấu tranh không ngừng chống lại chính sách độc quyền
thương mại của Hà Lan. Trong nửa sau thế kỉ XVII, các pháo đài và thương điếm mà
công ty đã ngang nhiên xây dựng trên lãnh thổ của hai sultanat này lần lượt bò triệt hạ.
Nhằm củng cố vò trí ở Malacca, V.O.C. đã chinh phục tiểu quốc Naning của
người Menangkabau nằm gần đó. Tuy nhiên, trên thực tế quyền hành của người Hà
7
Lan, giống như người Bồ Đào Nha trước đó, bò giới hạn trong thành phố, và những mưu
toan của họ nhằm tăng cường quyền hành ở vùng khác trên đảo Malacca đều không
mang lại kết quả.
I.5.Johore từ giữa thế kỉ XVII đầu đến thế kỉ XVIII.
Năm 1641 mở ra thời kì phát triển hùng mạnh và thònh vượng của Johore. Hai

đối thủ nguy hiểm nhất: thực dân Bồ Đào Nha bò loại khỏi Malacca, sultan Acheh bò
suy yếu sau cái chết của sultanat Iskandar Tani.
Sultan Abdul Jalil-Shah III (1623 – 1677) đã khuất phục Pahang, Đông Sumatra
(Kampar, Siak, Indragiri), lập các liên minh thân cận với Patani, Jambi, mở rộng ảnh
hưởng đến các tiểu quốc của người Menangkabau ở trung bộ Malacca. Hàng hóa từ các
nơi này được chở đến kinh đô Johore là Batu Sawar đã biến nơi này thành trung tâm
thương mại lớn, cạnh tranh có hiệu quả với Malacca. Nhưng cảnh phồn thònh này chỉ
kéo dài có 25 năm. Một loạt biến cố đã khiến sultanat phải sụp đổ.
Do sự kình đòch của hai phe phái trong triều mà cuộc hôn nhân giữa người thừa
kế của sultan Johore và con gái của panregan (vua) Jambi bất thành. Cho là bò xúc
phạm, vua Jambi đã cầm quân sang đánh vào kinh đô Batu Sawar. Năm 1673, kinh đô
bò thất thủ. Thất bại này đã đánh dấu thời kì suy yếu và tan rã của Johore. Sultan
Johore là Abdul Jalil IV (1677 – 1722) đã cầu viện đến sự giúp đỡ của các đội thân
binh Bugis thiện chiến. Quân đội Jambi bò đẩy lui, nhưng ảnh hưởng của người Bugis
đã tăng lên mau chóng đến mức khống chế cả Johore và một số sultanat vốn trước đây
là chư hầu của Johore.
Người Hà Lan đã mau chóng tìm cách lợi dụng khó khăn của Johore để giành
độc quyền thương mại. Năm 1689, hai bên đã kí hiệp ước theo đó Hà Lan có quyền
buôn bán mà không bò đánh thuế ở Johore và cấm thương nhân Ấn Độ không được ngụ
cư trên lãnh thổ của sultanat.
Năm 1718, vua Siak là Kechil đã đánh chiếm kinh đô Johore và tự xưng là
sultan xứ này.
I.6.Người Bugis ở Malaya và cuộc chiến đấu của họ chống thực dân Hà Lan.
Trong thế kỉ XVIII trên chính trường Malaya đã xuất hiện một lực lượng mới là
người Bugis, vốn là những thủy thủ can đảm, khéo léo, sinh sống bằng nghề cướp biển,
buôn bán hoặc đánh thuê. Quê hương của họ là vùng Tây Nam bán đảo Sulawesi.
Sau khi bò người Hà Lan chiếm năm 1667, người Bugis đã di cư hàng loạt sang
bán đảo Malacca. Tại đây, khả năng thiện chiến của họ đã được giới quý tộc Johore sử
dụng vào việc tranh chấp giành giật ngôi vua. Kết quả là năm 1722, Kechil bò đánh
đuổi về Siak, em trai của Abdul-Jalil IV là Sulaiman (1722 -1760). Lên cầm quyền,

8
còn một trong những thủ lónh của người Bugis là Daining Merewah làm phó vương
(Yam-tuan-Muda). Từ đó, quyền hành thực tế ở sultanat lọt vào tay người Bugis.
Từ Johore, các thủ lónh Bugis tích cực mở rộng ảnh hưởng sang các sultanat
Kechah, Perak, Selangor. Tình hình này đã khiến thực dân Hà Lan lo lắng. Thêm một
lý do khác để họ bực dọc là các hoạt động thương mại và cướp biển của người Bugis
đã phá tan chính sách độc quyền thương mại của Hà Lan. Dưới thời Yam-tuan-Muda
Daing Kamboja (1745 – 1777) và Raja Jahi (1777-1784), Riau – trung tâm của Johore
vào thời kì này – đã trở thành một cảng phồn thònh cạnh tranh với Malacca, thu hút các
thương nhân Âu, Ấn, Hoa và Malaya.
Thực dân Hà Lan đã tìm cách khai thác sự bất mãn của một bộ phận phong kiến
Malaya bò người Bugis chèn ép. Cầm đầu họ là Mansur, sultan Trengganu. Ông này đã
âm mưu với Sulaiman, sultan Johore, kêu gọi người Hà Lan giúp đỡ. Năm 1755, ở
Malacca, V.O.C. và Sulaiman đã kí hiệp ước theo đo V.O.C. được độc quyền mua bán
thiếc và quyền buôn bán trên lãnh thổ Johore mà không phải chòu thuế, còn những
người Âu khác bò cấm hoạt động thương mại ở Johore. Bù lại V.O.C. hứa giúp sultan
khôi phục quyền hành của mình, nghóa là đánh đuổi người Bugis.
Bò đánh bại, năm 1758 người Bugis phải kí hiệp ước thừa nhận quyền lực của
sultanat Johore và độc quyền mua bán thiếc của V.O.C. Nhưng chỉ sau năm đó, các
lãnh tụ Bugis đã khôi phục quyền hành của mình ở Johore, và lợi dụng sự suy yếu của
V.O.C., người Bugis đã phục hồi nền thương mại phồn thònh của Riau. Một nguồn sử
liệu của Hà Lan thế kỉ XVIII đã chép rằng các thương nhân người Anh, Hoa, Bồ Đào
Nha, Ấn Độ và cả từ Xiêm, Acheh và những vùng đất khác của quần đảo "đã đến Riau
mua thuốc phiện, vải nâu, các hàng hoá Trung Quốc khác và đổi hàng hoá của mình...
và dân cư Riau bán và mua mà không lấy lời nhiều".
Sự hồi phục ảnh hưởng của người Bugis đã làm mối quan hệ giữa họ và người
Hà Lan căng thẳng trở lại. Năm 1873, chiến tranh giữa hai bên lại bùng nổ. Dứơi sự trợ
lực của Selangor và Rembau, người Bugis lúc đầu đã giành được thắng lợi lớn, nhưng
sau khi vò thống soái của họ là Rajah Hagi tử trận (6.1784), thì tình hình trở nên bất lợi
cho họ. Cuối tháng 10, người Bugis bò hạm đội Hà Lan đánh bại ở Riau. Ngày

1.11.1784, sultan Johore ký hiệp ước đầu hàng, chòu thừa nhận vò thế là chư hầu của
V.O.C. phục hồi hiệp ước 1758, những người Bugis nào không sinh ở Riau phải rời
quần đảo này. Còn sultan Selangor năm 1786 phải kí hiệp ước trao cho Công ty độc
quyền mua bán thiếc. Tháng 2.1788, Công ty đã ép sultan Johore kí hiệp ước mới đặt
sultanat dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của họ. Kể từ nay, mọi công việc quan trọng
đều do viên trú sứ Hà Lan giải quyết, kể cả quan hệ pháp lí giữa người ngoài và dân
đòa phương.
Năm 1797, nhờ người Anh chiếm các thuộc đòa của Hà Lan ở phương Đông,
người Bugis mới có cơ hội quay lại Riau. Năm 1801, phong kiến Malaya và Bugis kí
9
hiệp ước phân chia quyền hành ở quần đảo Riau Linga: người Bugis nắm chức Yam-
tuan-Muda, người Malaya – Temanggong.
I.7.Tình hình chính trò và xã hội-kinh tế các tiểu quốc Malaya cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX.
Phần phía bắc đảo (Patani, Ligor...) thuộc ảnh hưởng của Xiêm. Các sultanat
miền Bắc (Kedah, Kelantan, Trengganu) cũng tự coi là chư hầu của Xiêm. Tuy nhiên,
mối quan hệ thân thuộc này chủ yếu là hình thức.
Cuối thế kỉ XVIII, vương quốc Kelantan ra đời trên cơ sở gồm thâu một số tiểu
quốc nhỏ hơn.
Nằm ở phía Nam Kedak và tiếp giáp về phía Đông với Kelantan và Pahang,
sultanat Perak đã một thời mạnh lên dứơi triều Iskandar (1756 – 1770), nhưng sau đó
đã rơi vào tình trạng nội bộ xâu xé lẫn nhau.
Sultanat Selangor nằm ở phía Nam Perak. Quan hệ giữa hai bên thường mang
tính chất thù đòch. Thậm chí năm 1804, sultan Salengor đã chiếm và thống trò Perak
trong hai năm.
Từ biên giới Selangor trải dài về phía Đông Nam là Negri- Sembilan, vùng đất
ngụ cư của người Menangkabau. Năm 1773, chín tiểu quốc của họ đã tập hợp thành
liên bang mang tên Negri- Sembilan (9 vương quốc). Chỉ riêng tiểu quốc Maning chòu
thần phục Malacca thuộc Hà Lan.
Như vậy vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, bán đảo Malaya chỉ là tập hợp

những tiểu quốc bé nhỏ, không có được bất kì một ảnh hưởng chính trò nào đáng kể.
Johore bò thực dân Anh và Hà Lan xâu xé, Pahang là chư hầu của Riau. Xứ này đến
lựợt mình lại lệ thuộc Hà Lan; còn Kedak, Kelantan và Trengganu là những chư hầu
của Xiêm, riêng Kedak còn bò Anh uy hiếp và cưỡng đoạt đảo Penang và dải đất trên
bán đảo Malaya đối diện; Patani và Johore bò sáp nhập vào lãnh thổ vương quốc Xiêm.
Perak và Selangor đã phải hao tốn rất nhiều sức lực trong cuộc chiến đấu bảo vệ
quyền độc lập chính trò chống lại Xiêm. Negri-Sembilan không thủ giữ một vai trò
chính trò nào đáng kể.
Nét độc đáo trong cấu trúc xã hội-kinh tế của các tiểu quốc Malaya từ cuối thế
kỉ XVII là sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân. Cuối thế kỉ XVIII, các
sultan chỉ còn thu được thuế trong phần lãnh thổ của mình, còn phần đất còn lại đã
thuộc quyền sở hữu của phong kiến đòa phương. Lấy tư cách là đại diện chính quyền
trung ương, phong kiến đã thu thuế, bắt người dân lao dòch và chiếm giữ phần nào
đáng kể thuế đoan.
10
Ách bóc lột nông dân tăng lên. Số nô lệ vì nợ tăng đến quy mô đáng kể, và
nhiều người trong số này bò biến thành nô lệ gia truyền, khi họ không trả hết nơ trong
một thời hạn nhất đònh ï.
Nông dân đã bộc lộ nỗi bất mãn của họ bằng những cuộc khởi nghóa, trong đó
đáng kể nhất là cuộc nổi dậy năm 1712 ở Johore, lan rộng đến đảo Riau và một phần
bán đảo Malacca.
Trong thế kỉ XVII – XVIII, trên bán đảo Malaya đã diễn ra một cách nhanh
chóng quá trình hình thành cơ sở dân tộc cấu thành dân cư đang sinh sống hiện nay. Từ
Indonesia, Đông và Trung bộ Sumatra, Java và Sulawesi và từ Trung Quốc dân di cư
đã kéo sang bán đảo.
II. THỰC DÂN ANH BÀNH TRƯỚNG Ở MALAYA (1786 – 1910).
II.1. Anh chiếm đoạt đảo Penang.
Như đã nói ở trên, thực dân Anh, mà quyền lợi được đại diện bởi công ty Đông
Ấn (East India Company – EIC) có mặt ở vùng biển bán đảo Malacca trước thực dân
Hà Lan vài năm. Nhưng do không đủ lực lượng đương đầu với hạm đội Hà Lan, Công

ty đã phải nhượng bộ, chỉ còn quan hệ thương mại với sultanat Kedah, nằm ở cực Bắc
bán đảo Malaya, khá xa Malacca nên đã thoát khỏi ảnh hưởng của Hà Lan.
Đây cũng là lúc các cuộc chiến tranh liên tiếp giữa Anh và Pháp
(1)
đã thôi thúc
thực dân Anh tìm một căn cứ hải quân vững chắc nằm giữa vùng bờ biển phía Tây
Miến Điện và Thái Lan và bờ biển Bắc Sumatra để làm chỗ trú quân và sửa chữa tàu
thuyền trong mùa gió mùa hầu có thể đối phó hữu hiệu với hạm đội Pháp cũng đang
hoạt động trong vùng. Thêm nữa, để đẩy mạnh việc phát triển quan hệ thương mại với
Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc, EIC cũng rất cần một cảng để làm bến tiếp
liệu và nghỉ ngơi nằm giữa Bombay, Madras (hay Calcutta) và Quảng Châu.
Về phần mình, sultan Kedah cũng đang tìm một chỗ dựa để chiếm lại người
Bugis đang từ Selangor lấn sang và áp lực của phong kiến Xiêm từ phía Bắc.
Hai bên đã bắt đầu tiến hành thương lượng từ năm 1771, nhưng do EIC không
chòu cam kết trợ giúp sultan về quân sự nên cuộc thương thuyết kéo dài đến 17.7.1786,
Kedah mới chòu nhượng bộ Anh đảo Penang để đổi lấy một lời hứa giúp đỡ quân sự khi
cần thiết từ phía người cầm đầu đoàn thương thuyết của Anh.
1
()
Chiến tranh kế thừa ở Áo (1740 – 1748), Chiến tranh 7 năm (1756 – 1763), đó là chưa kể cuộc chiến
tranh giành độc lập ở Bắc Mó (1775 – 1783).
11
Tuy nhiên lời hứa này không được EIC chuẩn y. Năm 1791, sultan đã tập trung
hạm đội để tiến công lấy lại đảo Penang, nhưng Anh đã ra tay trước. Kết quả là hạm
đội Kedah bò đánh tan, sultan phải kí hiệp ước thuận nhường Penang cho Anh để nhận
khoản trợ cấp hàng năm 6000 đô la.
Tiếp theo đó, năm 1800 Anh gây sức ép buộc sultan Kedah buộc sultan Kedah
nhường thêm một dãy đất nhỏ nằm trên bán đảo, đối diện với đảo Penang, mà Anh đặt
tên là tỉnh Wellesley. Tiền trợ cấp cho sultanat được nâng lên 10.000 đô la.
II.2. Anh chiếm Singapore.

Năm 1795, quân đội cách mạng Pháp tràn vào Hà Lan và chiếm đóng nước này.
Vua Hà Lan là Wilhelm V bỏ chạy sang Anh. Biến cố này đã giúp thực dân Anh gạt
được một đối thủ lợi hại ở vùng Viễn Đông. Để các thuộc đòa của Hà Lan ở vùng này
không rơi vào tay Pháp, Anh đã quyết đònh chiếm đóng chúng. Năm 1795, Anh đã
chiếm Malacca nhưng không làm gì để hồi phục vò trí thương mại của thành phố-cảng-
kho hàng này. Tháng 9.1814, sau khi cuộc chiến tranh chống Hà Lan chấm dứt, Anh
mới trao trả cảng này cho Hà Lan.
Tuy nhiên những năm tháng chiếm đóng Java (6.1811-8.1814) và buôn bán với
vùng quần đảo nằm ở phía Đông Java đã làm cho EIC nhận ra rằng Penang nằm quá
xa các vùng đất Đông Ấn và do đó không thể trở thành trung tâm của các hoạt động
thương mại ở vùng này. Hơn thế nữa việc Hà Lan lập lại quyền kiểm soát vùng biển
Đông Ấn đã đi liền với những hạn chế gắt gao về thương mại không có lợi cho hoạt
động của Công ty.
Đó là những lý do khiến Công ty thay đổi ý đònh đối với vò trí của Penang và
thúc giục nó tìm một hải cảng khác nằm về phía Nam và Đông Penang.
Người được giao sứ mệnh trên là Thomas Raffles, nhà hoạt động thuộc đòa trứ
danh với chính sách tự do mậu dòch từng được mang ra áp dụng một cách có kết quả ở
Java trong nửa đầu thập niên 1810. Ngày 28.1.1819, đoàn tàu do ông ta chỉ huy đã đổ
bộ lên đảo Singapore thuộc quyền cai trò của temenggong Johore. Lúc này trên đảo chỉ
mới có một làng nhỏ với khoảng 120 người Malaya và 30 người Hoa.
Khai thác mối bất hòa quanh việc thừa kế ngai vàng diễn ra trong nội bộ triều
đình Johore, Raffles đã ủng hộ vò cựu sultan bò cướp ngôi để đánh đổi việc ông này và
vò temenggong cai trò đảo Singapore thuậnkí hiệp ước ngày 6.2.1819, theo đó EIC
được quyền xây dựng một thương điếm trên đảo Singapore, còn sultan và temenggong
không được phép kí hiệp ước với một nước châu Âu nào khác; Công ty hứa sẽ đảm bảo
an toàn cho sultan khi ông ta còn sống trên đảo Singapore; sultan được trợ cấp hàng
12
năm 5.000 đô la, còn temenggong – 3.000. Riêng ông này còn được chia phân nửa số
thuế thu được của những tàu bè ra vào hải cảng
(2)

.
Trái với chính sách độc quyền khắc nghiệt của Hà Lan đang áp dụng ở
Malacca, Raffles đã thi hành chính sách tự do mậu dòch, biến Singapore thành cảng tự
do cho tàu bè tất cả các nước vào buôn bán. Nhờ đó chỉ trong một thời gian ngắn, số
dân đến làm ăn ngày càng đông, hoạt động thương mại ngày càng trở nên sôi động, tàu
thuyền từ Quảng Châu và Bombay, từ Xiêm và Trengganu... ra vào mỗi ngày thêm tấp
nập. Chúng chở đến thiếc, hương liệu, hồ tiêu, sản phẩm bằng mây, gạo, dừa, tổ yến...
để trao đổi với nhau. Chỉ 4 tháng sau khi Singapore thụộc quyền sở hữu của EIC, số
dân trên đảo lên đến 5.000, mà đa số là người Hoa; tháng 8.1820, con số này tăng lên
gấp đôi, phần lớn dân di cư là thương nhân và thợ thủ công.
Năm 1820, thu nhập của đảo đã đủ chi phí hành chính. Năm 1822, hoạt động
thương mại của Singapore đã vượt Penang.
Ngày 17.3.1824 tại London, Anh và Hà Lan đã kí một hiệp ước quan trọng phân
chia vùng ảnh hưởng của hai nước Đông Nam Á. Văn kiện gồm hai nội dung liên quan
đến vấn đề lãnh thổ và vấn đề thương mại. Về lãnh thổ, Hà Lan nhường cho Anh tất cả
các thương điếm ở Ấn Độ cũng như thành phố và pháo đài Malacca với toàn bộ vùng
phụ thuộc; Hà Lan sẽ thôi không phản đối việc Anh chiếm Singapore. Về phần mình,
Anh sẽ trả Bencoolen lại cho Hà Lan. Nước này cam kết không thương lượng về việc
xây dựng cơ sở hay kí hiệp ước với các sultan Malaya, Anh cũng đưa ra cam kết tương
tự đối với Sumatra và các đảo Nam Singapore gồm quần đảo Carimon và quần đảo
Rhio-Linga. Những cứ điểm thương mại vừa nêu trên nếu không được sử dụng nữa thì
phải giao hoàn cho một trong hai nước kí kết (tức Anh hay Hà Lan), chứ không được
giao cho nước thứ ba. Không một nước nào được lập thêm cứ điểm ở vùng biển Đông
nếu không được sự chấp thuận trước của chính phủ trung ương ở châu Âu. Về vấn đề
thương mại, tàu của nước này được phép vào cảng của nước kia với số thuế quy đònh.
Không nước nào được phép kí với nước thứ ba hiệp ước có thể gây phương hại đến
quyền lợi thương mại của nước kia. Trong khu vực quần đảo Indonesia, Hà Lan không
được mưu tìm độc quyền thương mại hay áp dụng chính sách phân biệt chống lại hoạt
động thương mại của Anh. Tuy nhiên, Hà Lan vẫn được độc quyền mua bán hương liệu
với Maluku. Không bên nào được can dự vào quan hệ buôn bán giữa bên kia với các

cảng bản xứ, và cả hai bên phối hợp diệt trừ nạn cướp biển.
Hiệp ước London kết thúc giai đoạn một trong quá trình thực dân Anh xâm
chiếm bán đảo Malaya, bắt đầu từ 25 năm cuối cùng của thế kỉ XVIII. Với các cứ điểm
ở Penang, Malacca và Singapore, Anh đã trở thành lực lượng quyết đònh ở Malacca.
Lúc đầu, các cứ điểm này là căn cứ hổ trợ cho thuộc đòa Anh ở Ấn Độ. Nhưng bước
sang thế kỉ XIX, cùng với sự suy yếu của EIC, sự lỗi thời của chủ nghóa trọng thương
2
()
Đến năm 1862, khi Abu Bakar được Anh đưa lên giữ chức maharadja Johore thì tiểu quốc này coi như
đã trở thành thuộc đòa của Anh.
13
và cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đa õkhiến tư sản Anh quan tâm đến việc khai
thác vùng Đông Nam Á. Giá trò những vùng đất mà Anh chiếm được trên bán đảo
Malaya cũng theo đó tăng dần. Cũng trong giai đoạn này, trọng tâm trong chính sách
bành trướng của Anh không phải là nhằm chiếm đoạt lãnh thổ, mà là gạt người Hà Lan
khỏi đây.
Trong thời kì được đề cập ở trên, các sultanat Malaya đang trải qua thời kì
khủng hoảng nghiêm trọng. Cuộc chiến đấu chống Hà Lan trong các thế kỉ XVII-XVIII
đã làm chúng suy yếu, nền kinh tế bò suy sụp, nội bộ triều đình xâu xé lẫn nhau, không
một sultanat nào đủ mạnh để đối đầu với quân xâm lược. Ngay cả nước lớn nhất là
Rhio-Johore cũng bò tan rã sau Hiệp ước London.
II.3.Quan hệ giữa các sultant bờ biển phía Tây, Anh và Xiêm.
Cho đến những năm 1870, Anh không chiếm thêm đất ở Malaya. Công ty Đông
Ấn đã chỉ thò cho các nhân viên của mình tuyệt đối không để bò lôi cuốn vào các cuộc
tranh chấp nội bộ giữa các tiểu quốc Malaya. Công ty không muốn bò vướng quá sâu
vào bán đảo Malaya vì lúc này nhiệm vụ hàng đầu của Công ty ở Ấn Độ là đấu tranh
giành ưu thế thương mại ở Đông Nam Á và Trung Quốc. Dù vậy, đây không phải là
thời kì không can thiệp như quan điểm của một số sử gia người Anh.
Sau nhiều lần thay đổi quy chế quản lý về hành chính, năm 1826 ba khu trú sứ
(residency) – Penang (gồm cả tỉnh Wellesley), Malacca và Singapore – được kết hợp

thanh đơn vò hành chính thống nhất mang tên "Vùng đất ngụ cư eo biển (Straits
Settelements)"; năm 1832, Singapore đang trong thời kì lớn mạnh thành trung tâm
thương mại của Anh ở Đông Nam Á được chọn làm trung tâm hành chính.
Trong lúc Anh đang sắp xếp việc cai trò các khu lãnh đòa trên thì mâu thuẫn giữa
Xiêm và Anh ở bán đảo Malaya bắt đầu xuất hiện.
Như đã được trình bày ở trên, cuối thế kỉ XVIII, sultanat Kedah trở thành vùng
đất chiụ ảnh hưởng của triều đại Chakri. Do đó vua Xiêm đã tỏ ra bực tức trước việc
Kedah nhường đảo Penang cho EIC thành lập tỉnh Wellesley.
Năm 1821, lấy cớ sultan Ahmad Tajud-din (1798 – 1843) không thực hiện đầy
đủ bổn phận của một nước chư hầu và cũng vì lí do muốn mở rộng ảnh hưởng đến
sultanat Penang, vua Xiêm đã cho vời sultan đến Bangkok. Lo sợ, Tajud-din đã từ chối.
Tức giận, vua Xiêm ra lệnh cho raja của sultanat Ligor kéo quân sang xâm chiếm
Kedah. Bò đánh bất ngờ và cũng không đủ lực lượng chống đỡ, Tajud-din bỏ chạy ra
đảo Penang cầu khẩn người Anh can thiệp. Không muốn bò lôi cuốn vào cuộc xung đột
với Xiêm và cũng vì lí do muốn phát triển quan hệ thương mại với nước này, Công ty
đã từ chối, nhưng sau đó vì không phát triển được các quan hệ thương mại, Công ty đã
ngầm giúp đỡ các lực lượng du kích Malaya chiến đấu chống lại quân xâm lược Xiêm.
14
Triều Chakri còn muốn nhân cơ hội ảnh hưởng của Hà Lan ở miền Nam bán đảo
bò suy yếu để thiết lập quyền lực đối với Penang và Selangor. Nhưng lần này, Công ty
phản ứng mạnh và nhanh vì đây là hai vùng chính sản xuất thiếc của bán đảo. Hai bên
đã thương lượng để cuối cùng đi đến thoả thuận bằng Hiệp ước Bangkok được kí trong
tháng 6.1826. Theo đó, Xiêm vẫn kiểm soát Kedah, sultan Ahmad Tajud-din không
được phép sinh sống ở Penang, tỉnh Wellesley, Penang, Selangor hay Miến Điện; Anh
không được phép cho "ông này hay những người cộng sự tiến công Kedah hay bất kì
lãnh thổ nào của Xiêm". Về phần mình, Xiêm cam kết không gây hại, tiến công hay
khuynh đảo Perak và Selangor, Anh cũng hứa không gây rối ở Perak và đảm bảo sẽ
không để Selangor tiến công Perak. Còn về phần Kelantan và Trengganu, Anh thừa
nhận đây là hai nước phụ thuộc của Xiêm và không gây rối chúng; ngược lại Xiêm để
cho Anh phát triển quan hệ thương mại với hai tiểu quốc này. Xiêm không được can

thiệp vào Kelangtan và Trengganu, giống như đã làm ở Kedah và Perak, nếu không
Anh sẽ coi hiệp ước không còn hiệu lực.
Sau khi chặn đứng không cho ảnh hưởng của Xiêm lan xuống miền Nam bán
đảo, Công ty tiếp tục tăng cường lôi kéo các tiểu quốc. Ngày 18.10.1826, một viên
chức của Công ty đã kí với sultan của Perak hiệp ước, theo đó sultan hứa không thương
thảo chính trò với Xiêm, Ligor, Selangor hay một tiểu quốc Malaya nào khác, không
gửi dồ nạp cống cho bất kì nước nào vừa kể, và không phái đoàn nào của chúng được
phép vào đòa phận của sultanat. Anh đã hứa giúp đỡ Perak khi cần thiết. Sultan sẽ tặng
dải đất ven biển Dindings, đảo Pangkor và một số đảo phụ cận.
Trong khi đó, Công ty lại tận tình giúp đỡ Xiêm trấn áp hai cuộc nổi dậy của
nhân dân Kedah dưới sự lãnh đạo của sultan Tajud-din trong các năm 1831 và 1838.
Cuối cùng năm 1841, sultan được đưa trở lại cầm quyền sau khi đã chòu thần phục
Xiêm. Lúc này tiểu quốc đã bò chia cắt thành nhiều mảnh, một trong số đó mang tên
Perlis, tách hẳn khỏi Kedah và chòu ảnh hưởng của Xiêm.
Giữa thế kỉ XIX, ảnh hưởng của Xiêm ở bờ biển phía Tây bán đảo Malaya được
giới hạn ở Perlis và Kedah, còn Perak và Selangor vẫn độc lập.
II.4. Chiến tranh Anh – Naning.
Lợi dụng tình trạng xung đột nội bộ giữa các tiểu quốc Negri Sembilan năm
1825, thống đốc Straits Settlements đã lấy cớ Naning là một phần lãnh thổ của
Malacca để bành trướng thế lực sang đây. Chính quyền Anh đòi Naning nộp thuế 1/10
hoa lợi và buộc penghulu (thủ lónh) của Naning là Abdul Said thu thuế nộp cho Công
ty, nhưng ông này đã từ khước. Mùa hè 1831 và tháng 2.1832, Anh đã hai lần mang
quân tiến đánh Naning. Cuối năm 1832, Naning bò sáp nhập vào Malacca.
II.5. Các sultanat ở bờ biển phía Đông trong những năm 1850 – 1860.
15
Ở phần phía Đông bán đảo, ảnh hưởng của Xiêm thể hiện rất rõ ở hai tiểu quốc
Kelantan và Trengganu. Trong những năm 1830, Kelantan hoàn toàn lệ thuộc vào
Xiêm, còn Trengganu tuy phải triều cống Bangkok, nhưng tương đối độc lập hơn.
Lúc đầu, chính quyền Anh không để ý đến ảnh hưởng của Xiêm ở đây. Nhưng
từ khi Singapore được chọn làm thủ phủ của Straits Settlements thì người Anh bắt đầu

lưu tâm đến tình hình bờ biển phía Đông bán đảo. Năm 1858, đã diễn ra cuộc nội chiến
giành quyền thừa kế ở Pahang, vốn là tiểu quốc Malaya duy nhất cho đến giữa thế kỉ
XIX hầu như không còn chòu ảnh hưởng của ngoại bang, giữa hai người con của
bendahara
(3)
đã quá cố. Người em là Wan Ahmed đã chạy sang nương tựa ở Trengganu
để cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm, còn người anh là Tun Matahir đã dựa vào sự ủng hộ
của thống đốc Straits Settlements để chiếm lónh ngai vàng. Năm 1826, hạm đội Xiêm
đưa Tun Mahir về nước đã cập bến Trengganu để mượn đường xâm nhập vào Pahang.
Nhưng Anh đã can thiệp. Giữa lúc đó, Tun Matahir đột ngột qua đời (5.1863), Ahmed
lên thay. Ông nay khôn khéo chọn chính sách giao hảo với cả Singapore và Bangkok;
nhờ đó mà nền độc lập của Pahang tạm thời vẫn được giữ nguyên.
II.6.Những thay đổi về xã hội, kinh tế và chính trò (cho đến những năm 1880)
trên bán đảo Malaya
Giống như những thời kì trước, bán đảo Malaya vào giữa thế kỉ XIX vẫn là một
tập hợp rời rạc các tiểu quốc. Đơi khi cũng có một tiểu quốc nổi lên cầm đầu các tiểu
quốc khác, như Malacca hồi thế kỉ XV, Johore hồi thế kỉ XVI-XVII. Nhưng ở thời điểm
đang được xem xét, không một tiểu quốc nào đóng nổi vai trò cầm đầu, quan hệ giữa
các tiểu quốc không phát triển, dân Malaya coi nhau như những người xa lạ, dù họ
được ràng buộc với nhau bởi đạo Hồi.
Tuy sultan được coi là người cầm đầu quốc gia, nhưng quyền lực của ông ta bò
hạn chế bởi ảnh hưởng của các quan đại thần. Chỉ những người nào được họ ủng hộ
mới có thể trở thành sultan. Hơn thế nữa, nhiều khi ảnh hưởng của sultan không vượt
quá vùng đất kinh đô vì các quan gần như làm chủ vùng đất mà họ cai trò.
Xã hội Malaya vào giữa thế kỉ XIX chia thành hai hạng người rõ rệt: quý tộc và
thứ dân (rayat). Thứ dân phải làm nhiều nghóa vụ phong kiến cho quý tộc như lao dòch,
nộp tô, thuế... Ngoài ra còn có một hạng người gọi là nô tì mà gốc tích thường là con
nợ.
Những thay đổi về xã hội, kinh tế và chính trò của các tiểu quốc Malaya trong
thế kỉ XIX đều chòu tác động ít nhiều của ngành khai thác thiếc mà sản lượng đã tăng

từ 2.000 tấn trong những năm 1830 lên khoảng 6.000 tấn trong những năm 1870. Cho
đến những năm 1820, ngành khai thác do người Malaya khống chế, nhưng từ đó đã
chuyển dần sang tay người Hoa mà số dân sinh sống trên bán đảo Malaya đã tăng lên
3
()
Người cầm đầu Pahang trong những năm này mang tước vò bendahara chứ không phải sultan.
16
mau chóng: 10.000 (1874) ở Lukut (Selangor) và 70.000 (những năm 1850-1860) ở
Larut (Perak). Tại những vùng này họ đã đông xấp xỉ người bản đòa. Họ còn sinh sống
bằng buôn bán và làm một số nghề thủ công như mộc, nề, rèn... Vò trí của người Hoa ở
Malaya bắt đầu trở nên quan trọng. Điểm nổi bật của cộng đồng người Hoa ở Malaya
là họ thường tham gia vào các hội kín sống ngoài vòng pháp luật.
Ngành khai thác mỏ phát triển đã thúc đẩy quan hệ hàng hoá-tiền tệ. Để có tiền
nộp thuế cho giai cấp phong kiến, nông dân đã bán cho các thợ mỏ gạo, trái cây, rau
cải... mà họ trồng được. Buôn bán ở vùng mỏ là một trong những nguồn chính mang lại
tiền cho nông dân. Sự phát triển của quan hệ hàng hoá-tiền tệ đã thu hút không chỉ thợ
mỏ và nông dân, mà trước hết cả giới thương nhân trung gian và những kẻ cho vay lãi
vốn luôn luôn gắn với quan hệ này. Sự phát triển của ngành thiếc còn góp phần làm
suy yếu chính quyền phong kiến trung ương vì phong kiến đòa phương đa,õ bất chấp lệnh
của chính quyền trung ương, cố duy trì quyền đánh thuế việc khai thác và xuất khẩu
thiếc trên lãnh đòa của họ. Thậm chí có nơi phong kiến đòa phương còn bỏ vốn ra khai
thác thiếc.
Bên cạnh đó, phong kiến đòa phương đã tìm cách tăng nhanh số diện tích ruộng
đất có trong tay bằng cách sử dụng sức lao động của nô tì, của con nợ và người thuê
cấy rẽ mà phong kiến có quyền lấy lại ruộng đất nếu không nộp tô đúng hạn. Chế độ
sở hữu ruộng đất tư nhân ra đời.
Nhờ có ba khu lãnh đòa của thực dân Anh mà ngoại thương của bán đảo Malaya
đã phát triển một cách đáng kể và cũng vì lí do đó mà bò lệ thuộc vào người Anh. Các
tiểu quốc Malaya xuất khẩu thiếc (chủ yếu từ các tiểu quốc phía Tây), vàng (chủ yếu từ
các tiểu quốc phía Đông), các loại gỗ quý và lâm sản, nhập khẩu thuốc phiện, thuốc lá,

vũ khí, vải, các nông cụ bằng sắt, muối.
Từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, khi Malaya bò biến thành thò trường tiêu
thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu cho tư sản châu Âu thì hoạt động thương mại
của quý tộc Malaya đã được kích thích. Chiếm vò trí hàng đầu là thiếc, mà qúy tộc có
được bằng con đường thu tô hay mua lại của người khai thác. Lợi nhuận thu được nhờ
mua bán thiếc đã khiến quý tộc tìm cách chen lấn thương nhân bản xứ để giành độc
quyền, làm cản trở sự ra đời của tầng lớp tư sản thương mại.
Do hoạt động ngoại thương bò Anh khống chế nên một số quý tộc đã tìm cách
cầu thân với thực dân Anh; đổi lại, họ đã để thực dân can thiệp ngày càng sâu vào nội
tình nước mình. Hậu quả là nhân dân phải gánh chòu ách bóc lột ngày càng nặng nề, đó
là chưa kể cảnh tàn phá vì những xung đột nội bộ diễn ra không ngớt, vì nạn cướp phá.
II.7. Anh xâm chiếm các sultanat phía Tây.
17
Khi chủ nghóa tư bản Tây Âu, gồm cả Anh, chuyển từ giai đoạn cạnh tranh lên
giai đoạn độc quyền, thì Đông Nam Á đã trở thành một trong những mục tiêu chính
của hoạt động chạy đua bành trướng thuộc đòa giữa thực dân Anh và Pháp.
Sau khi Straits Settlements được tách khỏi Ấn Độ thuộc Anh năm 1867, thì quan
hệ buôn bán giữa nó và các tiểu quốc Malaya không ngừng phát triển. Nền công
nghiệp lớn mạnh ở chính quốc thúc giục kiều dân tư sản Anh ở Straits Settlements đầu
tư khai thác các mỏ thiếc nằm ở phía Tây bán đảo, giữa các dãy núi và bờ biển, kênh
đào Suez được khai thông năm 1869 càng làm tăng thêm ý nghóa thương mại và chiến
lược của Singapore.
Thêm nữa các hoạt động bành trướng của Hà Lan ở quần đảo Indonesia và của
Pháp ở bán đảo Đông Dương trong thập niên 1860 đã thôi thúc Anh xác lập đòa vò
thống trò trên bán đảo Malaya.
Những nạn nhân đầu tiên của thời kì bành trướng mới là Perak, Selangor và
Negri-Sembilan. Đây là những vùng tập trung nhiều mỏ thiếc và nằm sát Straits
Settlements. Tình hình nội bộ các tiểu quốc này đã tạo cớ cho Anh can thiệp. Tất cả
đều đang trải qua những cuộc tranh đoạt ngai vàng rất ác liệt và tất nhiên đầy tai hại.
Ở Perak ngay từ những năm 1850-1860 trong nước đã diễn ra các cuộc xung đột

vũ trang giữa hai nhóm Hoa kiều tập hợp trong hai hội kín mang tên Ghee Hin và Hai
San kình điïch nhau nhằm giành quyền kiểm soát các mỏ thiếc giàu có ở Larut. Anh đã
ủng hộ nhóm Ghee Hin tuy chưa có những hành động can thiệp tích cực, trong lúc
sultan lại bênh vực nhóm Hai San. Đến những năm 1870, Hai San lại bò lôi cuốn vào
cuộc tranh đoạt ngai vàng rất ác liệt giữa ba nhóm: nhóm thứ nhất do Abdul Abdulah
cầm đầu được quý tộc Perak ủng hộ và mưu tìm sự ủng hộ của Anh bằng những
nhượng bộ thương mại; nhóm thứ hai có Ismail dựa vào quý tộc Thượng Perak và
mentri (quốc vụ khanh) Ibrahim; còn nhóm thứ ba không đáng kể. Hai nhóm đầu còn
tìm cách lôi hai hội kín Hoa kiều nói trên về phía mình.
Khi những cuộc xung đột giữa hai bên lan rộng đến vùng mỏ thiếc Larut thì Anh
chủ trương can thiệp trực tiếp. Tháng 11.1873, Andrew Clarke, thống đốc Straits
Settlements, nhận được chỉ thò như sau: "Chính phủ Hoàng gia cho rằng cần sử dụng
ảnh hưởng có được đối với các hoàng thân bản xứ để ráng cứu giúp các xứ giàu có và
đang sản xuất khỏi nguy cơ bò phá sản nếu những cảnh rối loạn hiện nay cứ tiếp tục mà
không bò chặn đứng lại". Chỉ thò cổ vũ "một sự can thiệp có giới hạn vào công việc các
tiểu quốc Malaya bằng cách bổ nhiệm một viên chức chính trò hay trú sứ ở mỗi tiểu
quốc"
(4)
.
Tình hình Selangor lúc này cũng giống như ở Perak. Từ năm 1866, tiểu quốc này
bò cuốn hút vào cuộc nội chiến giữa các phe phái phong kiến mà sau đó phát triển
4
()
Pierre Fistié, Singapour et la Malaise, ed. PUF, Paris, 1960, p.38.
18
thành cuộc xung đột giữa hai hội kín Ghee Hin và Hai San. Từ mùa hè 1871, Anh bắt
đầu can thiệp công khai khi As Kudin được sultan Abdul Samad chọn làm người thừa
kế.
Ở Negri-Sembilan, cũng diễn ra không ngớt các cuộc xung đột tranh giành ngai
vàng. Quan hệ giữa hai tiểu quốc Sungei-Ujong và Rembau thường xuyên căng thẳng

vì tranh chấp việc đóng thuế số thiếc chở trên sông Linggi biên giới giữa hai nước.
Như vậy, vào lúc bắt đầu bò Anh chinh phục, các sultanat phía Tây đang bò rơi
vào tình trạng hỗn loạn phong kiến. Chính quyền trung ương bò suy yếu. Các thế lực
phong kiến căm ghét lẫn nhau. Phe thì dựa vào các hội kín người Hoa, phe thì mưu
cầu viện thực dân Anh. Tất cả đều chà đạp lên quyền lợi của nhân dân. Kết quả là tất
cả đều lần lượt bò Anh chiếm cứ.
Tháng 1.1874, Anh đã đưa Muda Abdullah lên ngôi sultan xứ Perak. Bù lại, ông
này phải kí với Anh hiệp ước Pangkor (20.1.1874) cho phép Anh đặt một viên trú sứ.
Điều 6 của Hiệp ước nói rằng "sultan tiếp nhận và cung cấp một chỗ ở thích đáng cho
viên chức Anh, được gọi là viên trú sứ, được bổ dụng đến triều đình của mình. Ý kiến cố
vấn của viên trú sứ cần được lưu tâm và thực hiện trong mọi vấn đề, ngoại trừ những
vấn đề liên quan đến phong tục và tập quán Malaya"; điều 10 quy đònh rằng: "Việc thu
và kiểm soát toàn bộ thu nhập và việc cai trò đất nước phải được điều hành dưới sự cố
vấn của viên trú sứ này"
(5)
.
Sau đó, ngày 1.10.1874, sultan Selangor cũng bò gây sức ép để kí vào thư gửi
Thống đốc Straits Settlements đề nghò ông này bổ nhiệm một viên trú sứ cho Selangor.
Cũng trong tháng 10, thống đốc Clark ép tiểu quốc Sungei-Ugong nhận một
viên chức thu thuế người Anh mà sau này được nâng lên thành trú sứ.
II.8. Cuộc khởi nghóa năm 1875-1876.
Từ cuối năm 1874, các viên trú sứ bắt đầu thi hành một chính sách cai trò độc
đoán nhằm bóp nghẹt tinh thần dân tộc của nhân dân Malaya.
Một trong những biện pháp khiến nông dân rất oán hận là đặt ra các thứ thuế
mới nhằm thu tiền trả số nợ mà các sultan đã vay của giới thương nhân và cho vay lãi
ở Straits Settlements trong thời kì xung đột tranh đoạt ngai vàng. Tình cảnh của nông
dân Perak là nặng nề nhất.
Các viên trú sứ tiến công cả vào phong kiến đòa phương nhằm loại bỏ khỏi bộ
máy chính quyền và thay vào đó các viên chức người Anh. W. Birch, viên trú sứ Perak,
là người áp dụng rất thô bạo chính sách này. Ngày 2.10.1875, tuân theo chỉ thò đưa ra

hồi tháng 7 của thống đốc Straits Settlements, sultan Abdullah của Perak đã ra chỉ dụ
5
()
D.G.E. HALL., A History of South East Asia, London, Mac Millian Co., Lmt., 1961, p.476.
19
nói rằng viên trú sứ và các viên chức người Anh được thống đốc Straits Settlements bổ
nhiệm mới có thể là quan toà ở Perak (ngay cả các quan toà người bản xứ tuy chỉ được
phép giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo cũng phải dựa vào các viên chức
người Anh). Họ còn là đại diện của sultan "trong mọi công việc của đất nước, bao gồm
cả việc thu và chi tiêu các lợi tức của nước ta...".
Sự kiện trên đã làm nảy sinh một cuộc xung đột ngấm ngầm quanh vấn đề
quyền lực của Abdullah và Birch. Ông này còn muốn tập trung toàn bộ việc thu thuế từ
tay phong kiến đòa phương về tay chính quyền trung ương
(6)
.
Bò tứơc đoạt mọi quyền hành, giới phong kiến Perak đã quyết đònh liên minh lại
với nhau để khởi nghóa đánh duổi thực dân Anh. Phong trào mau chóng lan sang các
tiểu quốc phía Tây khác. Lãnh đạo phong trào là bộ phận phong kiến thượng lưu: ở
Perak có cựu sultan Ismail, ở Selangor có sultan Puas, ở Negri-Sembilan có Yang-di-
pertuan Tunku Antah. Lực lượng của phong trào là nông dân.
Bùng nổ từ ngày 1.11 ở làng Pasir Salak, phong trào mau chóng được sự hưởng
ứng của nhân dân cả nước. Dứơi sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến, những người khởi
nghóa đã chọn chiến thuật phòng thủ. Họ bằng lòng với việc củng cố các đồn lũy và
chờ quân Anh tiến công. Rõ ràng đây là sai lầm nghiêm trọng đầu tiên mà nguyên
nhân là phong kiến lo sợ bọn thực dân trả thu.ø Lúc đầu chính phủ Anh cho rằng có thể
mau chóng dập tắt cuộc khởi nghóa. Nhưng sau cuộc tiến công chiếm làng Pasir Salak
bò thất bại, thực dân đã lo lắng. Thống đốc Straits Settlements đã gửi điện sang
Hongkong xin tăng viện. Giữa tháng 9, sau khi được tăng cường, quân Anh bắt đầu tấn
công lên phía thượng nguồn vùng Perak. Lúc này sultan Abdullah và một bộ phận
phong kiến hạ Perak đã trở mặt phản bội quay sang cộng tác với quân Anh.

Nhờ ưu thế của pháo binh, thực dân đã chiếm được làng Pasir Salak. Biến cố
này kết thúc giai đoạn một của cuộc khởi nghĩa, khi nơng dân và phong kiến chiến đấu
chung với nhau. Giai đoạn hai bắt đầu từ cuối tháng 11.1875. Trong giai đoạn này,
phong kiến dần dần bỏ cuộc chiến đấu. Tình hình này đã ảnh hưởng đến chiến thuật
của những người khởi nghóa. Họ đã áp dụng chiến thuật du kích thay cho chiến thuật
phòng thủ đơn thuần. Nông dân Kota Lama, người Malaya và người Hoa ở vùng Tây
Perak (Laput), nông dân Selangor và Negri-Sembilan đã lần lượt nổi dậy chống quân xâm
lược.
Chiến thuật du kích và quy mô lớn lao của phong trào đã khiến quân Anh, dù có
ưu thế về hoả lực, phải lúng túng. Nhưng được bọn phong kiến, vốn thông thuộc đòa
bàn và tập quán, trợ giúp, quân Anh đã dần dần giành được thế chủ động. Thêm nữa,
quân khởi nghóa đã phạm phải sai lầm là cố giữ các đồn lũy chắn ngang sông Kinta
trong lúc quân Anh có ưu thế tuyệt đối về pháo binh. Tại đây, phần lớn lực lượng của
Ismail bò đập tan.
6()
Wilkison, R.J. Winstedt R.O., A History of Perak, Jrasms Vol.12, pt.12. 1934, p.104.
20
Tháng 1.1876, quân Anh đã kiểm soát được toàn bộ Perak. Dù vậy, những người
khởi nghóa vẫn tiếp tục chiến đấu ở miền Bắc. Khắp nơi trong nước, người dân tìm
cách tiến công các đồn bót và đơn vò riêng lẻ của quân xâm lược. Mùa xuân 1876,
Ismail bò bắt làm tù binh.
Cuộc khởi nghóa ở Selangor và Negri-Sembilan bò trấn áp mau chóng, một phần
vì ưu thế hoả lực của Anh, một phần vì thái độ ngần ngừ của sultan Negri-Sembilan là
Tengku Anah, còn sultan Puas của Selangor bò bắt làm tù binh do sự phản bội của một
bộ phận phong kiến hai tiểu quốc này.
Bò thất bại, những người khởi nghóa phải chòu những biện pháp trừng phạt tàn
bạo của thực dân. Những người ủng hộ cũng bò trừng phạt khắc nghiệt không kém. Số
dân sinh sống ở vùng Hạ và Thượng Perak giảm đi hẳn. Những làng mạc nằm trong
vùng hoạt động của quân khởi nghóa đều bò phá trụi.
Quy mô của cuộc khởi nghóa đã khiến chính quyền thực dân thay đổi kế hoạch

ban đầu: không sáp nhập ngay những tiểu quốc Malaya còn lại, mà củng cố vò thế
những tiểu quốc đã chinh phục được; và nếu trước đây Anh dự đònh biến những tiểu
quốc vừa chiếm được thành thuộc đòa giống như Straits Settlements, thì sau cuộc khởi
nghóa Anh xét thấy nên duy trì sự tồn tại, cho dù là hình thức, chế độ sultan, sử dụng
phong kiến bản xứ như là công cụ thống trò của chính quyền thực dân.
Sau khi trấn áp được cuộc khởi nghóa nói trên, trong những năm 1876 – 1877,
Anh đã lần lượt buộc các tiểu quốc Negri-Sembilan kí các hiệp ước cho phép các
thương nhân vào mua bán và trong những năm 1886-1889, buộc các tiểu quốc này tiếp
nhận trú sứ.
Sau Negri-Sembilan đến lượt Pahang, vốn cũng đang bò cuộc xung đột giữa các
phe phái xâu xé. Thực dân Anh đã dựa vào các giới phong kiến thù đòch với sultan
Ahmed để buộc ông này kí hiệp ước chấp thuận chế độ bảo hộ của Anh vào ngày
8.10.1887.
II.9. Cuộc nổi dậy năm 1891-1895 ở Đông Malaya.
Cũng giống như ở các sultanat phía Tây, việc áp đặt ách thống trò của Anh đã
làm cho nhân dân Pahang chòu thêm một ách bóc lột nặng nề: phần lớn đất đai vùng
thượng Pahang, nơi có nhiều mỏ vàng rơi vào tay bọn kinh doanh người Anh. Bọn này
ép buộc nông dân phải vào làm làm trong các mỏ.
Rút kinh nghiệm trong quan hệ với quý tộc các sultanat phía Tây, lần này Anh
đã giành chỗ cho quý tộc Pahang trong bộ máy cai trò, cho quý tộc được hưởng trợ cấp,
được tiếp tục thu thuế nông dân... Như vậy, người dân Pahang rơi vào tình cảnh một cổ
hai tròng.
21
Ngay từ thập niên 1880, người dân vùng Thượng Pahang đã nổi dậy chống lại
thực dân và phong kiến. Trong những năm 1887-1890, các cuộc va chạm giữa công
nhân và giới chủ nhân các mỏ đã diễn ra không ngớt. Cuối cùng năm 1891, ở
Semantan và Temerloh đã bùng lên một cuộc khởi nghóa mà sau đó đã lan ra khắp cả
Thượng Pahang.
Cầm đầu cuộc khởi nghóa là Abdul Rahman (hay Bahman), phong kiến
Senlantan. Tham gia cuộc khởi nghóa ngoài nông dân còn có công nhân người Malaya

và người Hoa. Dùng chiến thuật du kích, quân khởi nghóa đã lần hồi quét sạch quân
Anh khỏi phần lãnh thổ đáng kể Thượng Pahang, đốt phá các cơ sở của công ty khai
thác mỏ.
Tháng 8.1892, Anh đã tập trung một lực lượng lớn, vượt xa quân khởi nghóa và
với sự trợ giúp của phong kiến Pahang, đã bắt đầu đánh đuổi quân khởi nghóa khỏi
những vùng mà họ đang chiếm giữ, nhưng quân khởi nghóa đã rút kòp thời sang
Kelantan.
Thực hiện chính sách chia để trò, trong thời gian khởi nghóa Anh tiếp tục nhượng
cho phong kiến thêm một số quyền lợi; kết quả là sau năm 1893, không còn một phong
kiến Pahang nào gia nhập phong trào.
Năm 1894, quân khởi nghóa lại xâm nhập Pahang. Lần này lợi dụng sự lơ là mất
cảnh giác của những người khởi nghóa trước đề nghò đàm phán, phong kiến Pahang và
thực dân Anh đã tập trung một lực lượng rất lớn và đánh bật quân khởi nghóa sang
Trengganu. Bò sức ép quá nặng nề, các lãnh tụ khởi nghóa đã giải tán lực lượng và
tháng 10.1895 quy hàng chính phủ Xiêm.
II.10. Liên bang các tiểu quốc Malaya được thành lập.
Kinh nghiệm cai trò gián tiếp thông qua phong kiến đòa phương mà viên trú sứ
Hugh Low áp dụng ở Perak trong những năm 1877-1889 đã được phổ biến ra khắp các
sultanat thuộc đòa nằm ngoài Straits Settlements. Bên cạnh viên trú sứ, hội đồng chính
phủ đã được thành lập, thu hút tầng lớp phong kiến đòa phương. Tuy chỉ là một công cụ
trong tay viên trú sứ, sự hiện diện của nó tỏ cho thấy sultanat vẫn do người Malaya cai
trò. Đứng đầu làng xã (mukima) là penghulu bản xứ. Xét thấy quan hệ giữa các viên
trú sứ có phần khó khăn và bất lợi nhưng nếu sáp nhập luôn tất cả các sultanat thuộc
đòa nằm ngoài Straits Settlements vào cơ chế này thì khó kiểm soát một cách có hiệu
quả hoạt động của các viên trú sứ đó nên ngày 1.7.1896, bốn sultanat Perak, Selangor,
Negri-Sembilan và Pahang được kết hợp thành một cơ chế riêng là Liên bang Malaya
(Federated Malaya States). Đứng đầu là viên tổng trú sứ, dưới là các bộ chuyên môn
(tư pháp, nông nghiệp...) do người Anh nắm giữ. Trung tâm đặt tại Kuala Lumpur.
nhưng bản thân tổng trú sứ cũng chỉ là thành viên của Hội đồng Cao cấp liên bang do
thống đốc Straits Settlements phụ trách với tư cách là Cao ủy liên bang. Tham gia Hội

22
đồng còn có 4 viên trú sứ, 4 sultan và 4 viên chức dân sự không chính thức (3 Anh, 1
Trung Quốc) do cao ủy bổ nhiệm. Cao ủy còn có quyền tăng số thành viên của Hội
đồng. Nhiệm vụ của Hội đồng là lập ra ngân sách và ban hành các đạo luật.
Thực dân Anh tiếp tục duy trì hệ thống chính quyền bản xứ cũ, nhưng tất nhiên
là không còn thực quyền, bổ nhiệm người Malaya vào các chức vụ hành chính cấp
thấp, giữ lại hệ thống toà án tôn giáo. Làm như vậy, chính quyền thực dân đã tạo ra
một lớp đệm giữa nó và nhân dân.
II.11. Anh sáp nhập các sultanat miền Bắc.
Đầu thế kỉ XX, ảnh hưởng của Xiêm đối với các sultanat miền Bắc Malaya bò
giảm sút nhanh chóng trong tình thế chính nó cũng bò o ép từ tứ phía bởi Anh và Pháp.
Chính quyền Xiêm đã lần lượt nhượng bộ Pháp trong các vấn đề biên giới giữa nước
họ với hai nước láng giềng Lào và Campuchia.
Lợi dụng cơ hội trên, Anh đã đẩy mạnh các hoạt động đánh bạt ảnh hưởng của
Xiêm khỏi miền Bắc Malaya. Năm 1902, Anh đã buộc Xiêm kí bản tuyên bố đặc biệt
về Kelantan và Trengganu, theo đó Xiêm cam kết không can thiệp vào công việc đối
nội và đối ngoại của hai sultanat này. Năm 1909, Anh và Xiêm kí hiệp ước theo đó
Xiêm nhượng cho Anh mọi quyền chủ tôn, bảo hộ và kiểm soát đối với Kelantan,
Trengganu, Kedah và Perlis để đánh đổi việc Anh từ bỏ một phần quyền tại ngoại
pháp quyền của các kiều dân Anh sinh sống ở Xiêm. Năm 1930, các sultanat vừa kể đã
kí hiệp ước thuận trở thành thuộc đòa của Anh.
Các sultanat này không gia nhập Liên bang và cũng không nằm trong một bộ
máy hành chính thống nhất, nhưng lại có một viên tổng trú sứ đứng đầu. Phong kiến
Bắc Malaya còn giữ được nhiều quyền hạn rộng rãi hơn phong kiến Liên bang Malaya
và Straits Settlements. Tất cả đều thuộc quyền cai trò trực tiếp của thống đốc Straits
Settlements.
Tất nhiên những khác biệt vừa nói hoàn toàn không làm thay đổi tính chất thuộc
đòa của toàn bộ bán đảo Malaya.
Riêng ở Johore quá trình thuộc đòa hoá diễn ra chậm hơn: bắt đầu tư øhiệp ước
năm 1885, theo đó chính quyền Straits Settlements được quyền bổ nhiệm đến Johore

một viên chức có quyền tư vấn và kết thúc vào năm 1914, khi chức vụ tổng cố vấn có
quyền hạn như một viên trú sứ được thành lập. Do nền kinh tế của Johore phát triển
như các sultanat trong Liên bang mà cách cai trò của thực dân Anh ở hai nơi đều tương
tự nhau, dù Johore không nằm trong Liên bang. So với các sultan khác, sultan Johore
được hưởng nhiều quyền rộng rãi hơn, do đó thường được gọi là người phát ngôn của
giới quý tộc Malaya.
23
Như vậy ngay trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, bán đảo Malaya đã trở thành
thuộc đòa của Anh và bò chia thành 3 vùng khác nhau:
- Straits Settlements, theo quy chế thuộc đòa, gồm: Singapore, Penang, Malacca,
tỉnh Wellesley và đảo Dindings.
- Các tiểu quốc Liên bang Malaya (Federated Malaya States) gồm: Perak,
Selangor, Negri-Sembilan và Pahang.
- Các tiểu quốc Malaya không Liên bang (Unfederated Malaya States) gồm:
Kedah, Perlis, Kelantan, Trengganu và Johore.
Sự chia cắt lãnh thổ theo chế độ hành chính khác nhau này đã tạo ra nhiều hàng
rào cản trở sự hình thành phong trào toàn Malaya chống thực dân. Thêm vào đo,ù Anh
vẫn tiếp tục duy trì chế độ hành chính quan liêu cũ kỹ. Được thực dân Anh trả lương,
các viên chức bản xứ đã trở thành những kẻ thừa hành mệnh lệnh ban hành từ bọn thực
dân chóp bu ngồi trên cao, và như vậy trở thành bức bình phong che chắn cho họ.
Ngoài ra, Anh còn khôn khéo khai thác những thay đổi trong cấu trúc dân tộc đang
diễn ra trong nước. Từ cuối thế kỉ XIX, từng luồng dân di cư từ Trung Quốc và Ấn Độ
đã nhập ồ ạt vào Malaya làm số người Trung Quốc và Ấn Độ đến cuối Chiến tranh thế
giới thứ nhất đã vượt quá số người bản xứ. Trong nước đã dần thành hình giai cấp tư
sản và vô sản gồm chủ yếu là người di cư, còn đòa chủ và nông dân vẫn là người
Malaya. Như vậy, giữa người di cư và người bản xứ không chỉ khác nhau về dân tộc,
các sinh họat văn hóa, mà còn khác cả nghề nghiệp và do đó cả về giai cấp và đòa bàn
sinh sống. Thực dân Anh cố sức cản trở mối quan hệ giữa các cộng đồng này.
II.12. Tư bản Anh xâm nhập vào Malaya.
Tư bản Anh bắt đầu xâm nhập vào Malaya từ cuối thế kỉ XIX thông qua chi

nhánh các ngân hàng "Charted Bank of India, Australia and China", "Mercantile Bank
of India”, "London and China", "Hongkong and Shanghai Banking Corporation" ở
Singapore, Penang, Selangor, Perak, Pahang, Kelantan và Trengganu.
Lónh vực đầu tư chính của tư bản Anh là kinh tế đồn điền, trong đó cây cao su
chiếm vò trí chủ yếu. Được du nhập vào Malaya từ năm 1877, cây cao su mau chóng trở
thành nguồn mang lại nhiều lợi tức nhất cho tư bản chính quốc. Năm 1905, Malaya sản
xuất 200 tấn cao su đầu tiên; năm 1920 con số này lên 196.000 tấn (chiếm 53% sản
lượng của thế giới). Năm 1915, ở Malaya có đến 176 công ty cao su với số vốn trên
38,5 triệu đồng bảng Anh (trong đó 121 công ty với số vốn 28,4 triệu ra đời trong
những năm 1906-1910).
Nếu ở thuộc đòa Malaya trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, nông nghiệp hướng
chủ yếu vào con đường độc canh, tập trung phát triển đồn điền cao su, thì công nghiệp
cũng hướng vào việc khai thác một loại nguyên liệu – thiếc, mà sản lượng tăng từ
19.600 tấn (1900) lên 51.400 tấn (1913). Tuy nhiên, cho đến cuối chiến tranh, không
phải là tư bản Anh mà là giới chủ nhân người Hoa chiếm vò trí hàng đầu trong ngành
24
này. Năm 1912, sản lượng thiếc của Malaya là do người Hoa khai thác
(7)
, đó là tỉ lệ cao
nhất. Sau năm đó, tỉ lệ này xuống dần.
Chính phủ thuộc đòa đã thi hành nhiều chính sách kinh tế, tài chính, thuế má...
để khuyến khích tư sản Anh tăng cường đầu tư vào Malaya, như xây dựng đường sắt ở
vùng Tây bộ, nơi tập turng nhiều mỏ thiếc và đồn điền cao su lớn, cấp phát nhiều vùng
đất đai rộng lớn cho người Anh lập đồn điền...
Việc tăng cường bóc lột người dân đã tăng thêm thu nhập của chính quyền thuộc
đòa: từ 2.481.000 đô la Malaya
(8)
(1895) lên gần 44.333.000 (1913), trong đó độc quyền
thuốc phiện mang lại từ 45,9% (1898) đến 53,3% (1913) lợi tức. Mãi đến thập niên
1930, các hội đoàn quốc tế và Malaya phản đối kòch liệt, chính quyền thuộc đòa mới

hạn chế việc buôn bán thuốc phiện, vốn chỉ chính thức bò cấm sau Chiến tranh Thế giới
thứ hai.
Tình trạng phát triển một hướng của công nghiệp và nông nghiệp đã ảnh hưởng
đến cấu trúc của ngoại thương: sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thiếc và cao su. Năm
1916, trong tổng giá trò hàng xuất khẩu là 162 triệu đô la Malaya, thiếc chiếm 61 tỉ,
cao su chiếm trên 93 triệu. Những mặt hàng nhập khẩu là gạo, thuốc phiện, thuốc lá và
vải.
II.13.Di dân Hoa kiều và Ấn kiều – giai cấp vô sản và tư sản hình thành.
Để có lực lượng lao động dùng trong các đồn điền và hầm mỏ, trong lúc nhân
dân Malaya vẫn tiếp tục bò cột chặt vào ruộng đất do chính quyền chủ trương duy trì
quan hệ sản xuất phong kiến ở nông thôn nhằm thu phục giai cấp phong kiến, người
Hoa và người Ấn đã được khuyến khích di cư sang Malaya. Kiều dân hai nước này dần
dần chiếm ưu thế trong tỉ lệ dân số ở Straits Settlements và Tây bộ Malaya.
Từ năm 1901 đến năm 1911, số Hoa kiều tăng từ 301.500 lên 916.000 chiếm
34,2% dân số, còn số người Ấn là 267.000 chiếm 10,1% dân số
(9)
. Di dân người Hoa
chủ yếu dồn vào các mỏ thiếc, còn di dân người Ấn – mà đại đa số là sắc dân Tamil –
tập trung vào các đồn điền.
Do đó khi ra đời vào đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp vô sản ở Malaya
chủ yếu gồm công nhân gốc Hoa và gốc Ấn. Nét nổi bật của giai cấp này là tính lưu
chuyển của nó: một số trở về nước, một số khác di cư sang. Ngoài ra nó còn mang một
số đặc điểm như bò lệ thuộc vào nhân viên mộ phu, sự khác biệt về tôn giáo, về dân
tộc và đẳng cấp, về hội kín, thổ ngữ và nghiệp đoàn. Tất cả đã cản trở sự phát triển
của ý thức giai cấp và hình thành một phong trào có tổ chức.
7
()
J. Kennedy, A History of Malaya, New York, St. Martin, Press, 1962, p.165.
8
()

1 đô la Malaya bằng 4 shillings và 2 pence.
9()
D.G.E. HALL., A History of South East Asia, London, Mac Millian Co., Lmt., 1961, p.664.
25

×