Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Tài liệu nâng cao CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦNTHỨ 2 CỦA THỰC DÂN PHÁP 1919 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.56 KB, 101 trang )

GIAI ĐOẠN 1919-1930
CĐ 1 : CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN
THỨ 2 CỦA THỰC DÂN PHÁP
Câu 1. Phân tích bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh
hưởng thuận lợi đến cách mạng Việt
- Trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hoá sâu sắc do hậu quả của đợt khai thác
lần hai của Pháp thì cách mạng tháng Mười Nga thành công vang dội có tác dụng
thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kì mới…
- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khủng hoảng kinh tế ở các nước tư
bản chủ nghĩa và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đã làm cho phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào đấu tranh
của công nhân các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết
với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
- Lực lượng các mạng của giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp
nhau lại để thành lập tổ chức riêng của mình. Do đó tháng 3/1919, Quốc tế Cộng
sản được hình thành ở Mátxcơva, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào cách
mạng thế giới.
- Ở Pháp, Đảng Xã hội bị phân hoá xâu sắc. Tại Đại hội Tua tháng 12/1920, một
bộ phận tích cực nhất bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tách ra để
thành lập Đảng Cộng sản Việt . Các Đảng Cộng sản nối tiếp nhau ra đời (Đảng
Cộng sản Pháp 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc 1921...), càng tạo thêm điều kiện
thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào
- Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát trển của phong trào Cách mạng vô sản
thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của
Nguyễn Ái Quốc. Người đã tin theo Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản
Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác - Lênin vào Việt Nam mở đường giải
quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam.


Câu 2: Trình bày chính sách thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và tác
động của nó đến tình hình kinh tế Việt Nam.


a) .Bối cảnh
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tổn thất nặng nề: hàng loạt nhà
máy, đường sá, cầu cống và làng mạc bị tàn phá, sản xuất công nghiệp bị đình trệ,
lạm phát tràn lan, giá cả gia tăng.
- Cuộc khủng hoảng trong giới tư bản làm cho Pháp lâm vào tình trạng khó
khăn và trở thành con nợ lớn, trước hết là Mỹ
- Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại do chiến tranh gây ra, ổn định tình
hình kinh tế - xã hội, lấy lại địa vị trong giới tư bản, chính quyền Pháp đã ra sức
khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư khai thác
các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi.
b. Chính sách khai thác của Pháp ở Đông Dương
- Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp do Anbe XaRo đề ra, thời gian từ sau
CTTG2 đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế Tg 1929-1933
- Tư bản Pháp đầu tư mạnh, tốc độ nhanh, quy mô lớn vào và Việt nam, chủ yếu
vào lĩnh vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 - 1929),
tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ
Phờ - răng (tăng 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh). Với số vốn trên Pháp đầu
tư chủ yếu vào các lĩnh vực sau :
* Trong nông nghiệp
Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su
lên đến 400 triệu phờ-răng, tăng 10 lần so với trước chiến tranh; diện tích cao su
năm 1930 tăng lên 120.000 ha (năm 1918: 15.000 ha) và nhiều công ty cao su mới
ra đời như: Đất Đỏ, Misơlanh, Công ty trồng trọt cây nhiệt đới...
* Trong công nghiệp:
Tập trung khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than), nhiều công ty khai thác than ra đời
như công ty than Tuyên Quang, Hạ Long – Đồng Đăng…..


- Mở mang một số ngành công nghiệp chế biến quặng kẽm, thiếc; sản xuất tơ,
sợi, gỗ, diêm, đường, xay xát….

* Tiểu thủ công nghiệp: Thực dân Pháp mở thêm nhiều cơ sở gia công, chế biến:
+ Nhà máy sợi ở Nam Định, Hải Phòng; nhà máy rượu ở Hà Nội, Nam Định,
Hà Đông; nhà máy diêm ở Hà Nội, Hàm Rồng, Bến Thủy.
+ Nhà máy đường Tuy Hòa, nhà máy xay xác, chế biến gạo Chợ Lớn….
* Thương nghiệp:
Giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh, đặc biệt là ngoại thương: trước chiến
tranh, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương chiếm 37%, đến năm 1930 đã lên đến
63%.
Pháp thực hiện chính sách đánh thuế nặng đối với hàng hoá nước ngoài nhập
vào Việt Nam để tạo thuận lợi cho hàng hóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam.
* Giao thông vận tải:
Tiếp tục được đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống đường sắt và đường thủy
nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, vận chuyển vật liệu và hàng hoá. Các đô
thị được mở rộng và cư dân thành thị cũng tăng nhanh.
* Tài chính ngân hang:
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương: nắm
quyền phát hành giấy bạc và có nhiều cổ phần trong hầu hết các công ty tư bản
Pháp..
- Ngoài ra, thực dân Pháp còn bóc lột nhân dân ta bằng các loại thuế khóa nặng
nề. Nhờ vậy, ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm
1912.

Câu 3. Cho biết thái độ và khả năng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội
Việt sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vấn đề này đã được đề ra trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt (tháng 2/1930) như thế
nào ?
a). Đặc điểm, khả năng cách mạng của các giai cấp :
Dưới tác động của quá trình khai thác thuộc địa lần 2, xã hội Việt Nam phân hóa
ngày càng sâu sắc. Các giai cũ vẫn còn và xuất hiện thêm cấp mới ra đời. Do địa vị



kinh tế, chính trị khác nhau nên khả năng cách mạng của các giai cấp cũng có phần
khác nhau
- Giai cấp địa chủ :
+ Tiếp tục bị phân hóa thành ba bộ phận: Đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ.
Đại địa chủ là những người có thế lực, sở hữu rất nhiều ruộng đất, được thực dân
Pháp dung dưỡng và che chở nên thế lực ngày càng tăng cường. Đại địa chủ câu
kết chặt chẽ với thực dân Pháp, là tay sai của chúng. Đây là đối tượng của cách
mạng nước ta. Trung và tiểu địa chủ là những địa chủ vừa và nhỏ, thường xuyên bị
thực dân và đại địa chủ thôn tính đất đai nên ít nhiều có mâu thuẫn với chúng.
Trung và tiểu địa chủ sẽ tham gia cách mạng khi có điều kiện
+ Trung và tiểu địa chủ bị TDP và đại địa chủ thôn tính đất đai là không đúng
chỉ có nông dân là bị thông tính đất đai. Do bộ phận này được sinh ra trong một đất
nước có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm nên ít nhiều họ sẽ có tinh thần
dân tộc thôi)
- Giai cấp nông dân :
+ Chiếm hơn 90% dân số nước ta. Họ bị áp bức bóc lột cho nên đời sống bần
cùng, không lối thoát. Đứng trước tình cảnh đó, một bộ phận nông dân rồi làng quê
ra thành phố kiếm việc và trở thành giai cấp công nhân. Còn đa số vẫn bám trụ
làng quê để làm kiếp tá điền cực nhọc. Mâu thuẫn giữa nông dân và đế quốc phong
kiến hết sức gay gắt. Tuy nhiên, nông dân không đại diện cho giai cấp phong kiến,
không có hệ tư tưởng dẫn đường nên họ không thể tự giải phóng mình
+ Do hạn chế về đặc điểm giai cấp, nên giai cấp nông dân không thể trở thành
lực lượng lãnh đạo cách mạng, song họ là một lực lượng hăng hái, đông đảo nhất
của cách mạng.
- Giai cấp tư sản : bao gồm những người làm trung gian, đại lý, nhận vận
chuyển, chuyển biến gia công, hàng hóa cho tư bản Pháp. Do quyền lợi kinh tế và
thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt chia làm hai bộ phận:
+ Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt
chẽ với đế quốc.

+ Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc
lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng tư tưởng cải
lương dễ thỏa hiệp khi được Pháp nhượng cho 1 ít quyền lợi
- Giai cấp tiểu tư sản thành thị :bao gồm học sinh, sinh viên công nhân viên
chức, những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ... Sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, các cơ quan hành chính của Pháp được mở rộng nên số lượng tiểu tư sản


ngày càng đông đảo. Giai cấp này hầu hết sống ở thành phố. Cuộc sống của họ bấp
bênh, đồng lương ít ỏi, thường bị bạc đãi, thường xuyên phải đối diện với thất
nghiệp, phá sản. Tiểu tư sản đại đa số đều có học thức ( nhất là học sinh, sinh viên,
trí thức), nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước nên hăng hái đấu
tranh vì tự do, độc lập. Đây là lực lượng quan trọng của cách mạng Việt Nam
- Giai cấp công nhân :
+ Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về
số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh
có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn)
+ Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện
cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện
lao động và sinh sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách
mạng triệt để…, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng :
- Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
- Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
- Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và trào lưu cách mạng thế giới,
đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga.
+ Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân
Việt sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp
công nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
=> Tóm lại : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến

đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội
Việt tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với
thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp
tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.
b) Thái độ chính trị, khả năng cách mạng được cụ thể hóa trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản việt nam:
- Giai cấp địa chủ phong kiến phản động và tầng lớp tư sản phản cách mạng
thì phải đánh đổ.
- Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trung nông… để kéo họ về phe vô sản.
-Đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt
phản cách mạng thì lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập.


- Dựng lên chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông.
-Đảng của giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng. Đảng phải có
trách nhiệm thu phục được đại đa số giai cấp của mình, phải làm cho giai cấp mình
lãnh đạo được quần chúng.
- Từ những phân tích thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp tầng
lớp trên, Đảng đã đoàn kết họ lại, tổ chức họ đấu tranh chống đế quốc phong kiến,
phản động.

Câu 4: Dưới tác động của đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân
Pháp, tình hình kinh tế và giai cấp của xã hội Việt Nam có gì thay đổi?
a) Chuyển biến về kinh tế
- Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa
trong một chừng mực nhất định đan xen với quan hệ sản xuất phong kiến.
Các ngành kinh tế - kĩ thuật của tư bản Pháp ở Việt Nam phát triển hơn trước.
- Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào
nền kinh tế Pháp, nhân dân ta càng đói khổ hơn.
b). Chuyển biến về giai cấp

Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam
có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ - phong kiến và nông
dân) đã xuất hiện các giai cấp mới (Tư sản, tiểu tư sản và công nhân) với quyền
lợi, địa vị và thái độ chính trị khác nhau.
b.1 Địa chủ phong kiến:
Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai
cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc
lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:
+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta
+ Trung địa chủ
+ Tiểu địa chủ
- Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và
nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng


- Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần
cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
b.2 Giai cấp tư sản
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới
thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng
lớp.
- Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công
nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng
của cách mạng.
- Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập
bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống
phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực
lượng lãnh đạo cách mạng.
b.3 Giai cấp tiểu tư sản
- Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế

giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu
chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực
dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.
- Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong
những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân
có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ
rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
b.4 Giai cấp nông dân
- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông,
trung nông, bần nông, cố nông
- Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc
lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt
ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường
cùng.
- Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết
định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc
biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về
dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy


nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do
trình độ văn hoá thấp.
b.5 Giai cấp công nhân
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ
thuật rất thấp.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với
giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm
riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.

* Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
- Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
- Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới
quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
- Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức
mạnh.
- Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
- Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong
trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng
Mười Nga.
- Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập,
có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.
=>Tóm lại
- Sự biến đổi về kinh tế, nhất là sự biến đổi cơ cấu kinh tế quyết định sự biến đổi
về xã hội, nhất là sự phân hoá giai cấp ngày càng sau sắc, làm cho xã hội Việt Nam
có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại.
- Những giai cấp mới là cơ sở vật chất để tiếp thu những tư tưởng mới vào Việt
Nam (kể cả tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản), làm cho phong trào dân tộc Việt
Nam mang những màu sắc mới mà các phong trào yêu nước trước kia không thể
nào có được.
- Những giai cấp mới cùng những hệ tư tưởng mới làm xuất hiện hai khuynh
hướng tư sản và vô sản. Cả hai khuynh hướng đều cố gắng vươn lên giải quyết
nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đó chính là cuộc đấu tranh giành


quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam.Đây là đặc điểm lớn nhất
của phong trào yêu nước Việt Nam trong thời gian 1919-1930.
- Sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân
giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên

đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân
có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai
cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng
nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.
Câu 5. Những mâu thuẩn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất ? Vì sao lại có những mâu thuẩn đó ?
1.Tác động của chính sách thống trị thuộc địa đối với Việt Nam cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX dẫn đến những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam.
Từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam đã mất hẳn chủ quyền thống nhất
và trở thành một xã hội thộc địa nửa phong kiến , phụ thuộc vào nước Pháp.
-Do đó đã có những biến đổi sâu sắc về kinh tế-xã hội .
+Về kinh tế : Mang tính chất tư bản, thực dân, nhưng đồng thời còn mang một
phần tính chất phong kiến .
+Về xã hội : Bên cạnh mâu thuẫn cơ bản vốn có là giữa nhân dân , trước hết là
nông dân với địa chủ phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại , nay xuất hiện một mâu thuẫn
mới, bao trùm lên tất cả là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc thực dân
Pháp. Đây vừa là mâu thuẫn cơ bản, vừa là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt
Nam-Một xã hội thuộc địa của Pháp.
+Về giai cấp :
-Các giai cấp xã hội bị biến đổi:
- Giai cấp địa chủ phong kiến :Vốn là giai cấp thống trị nay đầu hàng đế quốc ,
dựa vào chúng để áp bức bóc lột nhân dân ta. Vì vậy đây là đối tượng của cách
mạng . Song do chính sách cai trị phần đông của thực dân Pháp, một bộ phận địa
chủ nhỏ và vừa đã có những phản ứng đối với chính sách thống trị của thực dân
Pháp.
+Giai cấp công nhân: chiếm hơn 90% dân số , bị đế quốc , địa chủ bóc lột nặng
nề vì vậy căm thù thực dân, phong kiến , khao khát độc lập và ruộng đất, họ tham


gia tích cực vào các cuộc đấu tranh chống đế quốc , phong kiến. Nhưng trong cuộc

cách mạng dân tộc dân chủ , họ không thể đóng vai trò lãnh đạo vì không đại diện
cho một phương thức sản xuất tiên tiến, chỉ có đi theo giai cấp công nhân , nông
dân mới phát huy được vai trò tích cực của mình.
+Các giai cấp mới xuất hiện: Giai cấp công nhân , giai cấp tư sản ra đời, giai cấp
tiểu tư sản ngày càng đông đảo.
Do vậy, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản chính là:
-Một là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược
và bọn tay sai.
-Hai là: mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam chủ yếu là giai cấp nông dân với
giai cấp địa chủ phong kiến.
Hai mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau. Trong đó mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai là mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn đó ngày
càng trở nên sâu sắc và gay gắt.
1.Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
-Từ lâu dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, một tinh thần
đấu tranh anh hùng và bất khuất. Từ sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân
dân ta đã đứng lên kháng chiến không ngừng để bảo vệ nền độc lập dân tộc .
-Hoà nhập phong trào dân tộc ở Việ Nam vào các cao trào Phương Đông thức
tỉnh trên cơ sở một xã hội với kết cấu giai cấp đã biến chuyển theo một trào lưu tư
tưởng mới mang nội dung và hình thức tổ chức chính trị mới.
-Thức tỉnh đối với những sĩ phu yêu nước và tiến bộ của Việt Nam bằng các trào
lưu tư sản Trung Quốc, tư tưởng cải lương của Lương Khải Siêu....
-Phát động các phong trào đấu tranh dân tộc bằng cách đề xướng và tập hợp của
nhiều tổ chức chính trị theo khuynh hướng dân chủ tư sản mang các màu sắc và
các mức độ khác nhau.

Câu 6 Phân tích mối quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong
kiến ?
- Dưới thời Pháp thuộc xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn
giữa dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc và mâu thuẫn giữa dân tộc ta với giai cấp địa

chủ phong kiến.


- Đảng nhận định nước ta là nước nông nghiệp chiếm hơn 90% số dân, chủ
nghĩa đế quốc dựa vào chế độ phong kiến chủ yếu để bóc lột nhân dân.
- Nguyện vọng tha thiết và trực tiếp của nhân dân là độc lập dân tộc, người cày
có ruộng từ đó chỉ ra con đường cách mạng Viêt Nam là tư sản dân quyền, cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cách mạng bằng bạo lực cách mạng
đánh đuổi đế quốc Pháp và xóa bỏ chế độ phong kiến Việt Nam tiến đến cách
mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua tư bản chủ nghĩa.
- Đảng xác định nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến không thể tách
rời nhau. Nhưng nhiệm vụ chống đế quốc là quan trọng nhất. Nhiêm vụ chống
phong kiến phải phục tùng nhiêm vụ chống đế quốc và phải thực hiện từng bước
với những khẩu hiệu cụ thể như: giảm tô, giảm tức, chia ruộng đất của bọn phản
quốc cho dân cày nghèo tiến đến cải cách ruộng đất.
- Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cốt lõi của cương lĩnh chính trị .
- Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc quy định tính chất và nhiệm
vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc.
- Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện giải
phóng giai cấp. Vì thế lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc.
- Giai cấp nông dân là bộ phận có số lượng lớn nhất trong dân tộc,nên giải
phóng dân tộc chủ yếu là giải phóng nông dân.
- Nông dân có nhu cầu về ruộng đất, nhưng nhiệm vụ ruộng đất cần tiến hành thích
hợp. Khi đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, yêu cầu đó được đáp ứng
một phần,vì ruộng đất của bọn đế quốc và bọn tay sai sẽ thuộc về tay nhân dân. Đế
quốc và tay sai là kẻ thù số một của nông dân, lật đổ chế độ thuộc địa là nguyện
vọng của nhân dân.


CĐ 2 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO

KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN
Câu 1: Trình bày bối cảnh quốc tế và Việt Nam sau CTTG 1 đã tác động
như thế nào đến Việt Nam?
a). Tình hình thế giới
-Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thắng lợi, phong trào giải phóng dân tộc,
phong trào công nhân bùng nổ ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và tư bản.
-Quốc tế Cộng sản thành lập. Nhiều Đảng Cộng sản cũng ra đời ở các nước
Pháp, Trung Quốc…
-Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga làm rung chuyển thế giới, thức
tỉnh các dân tộc phương Đông, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc,
trong đó có nhân dân Việt Nam.
-“Cách mạng Tháng Mười đã mở ra (…) thời đại cách mạng chống đế quốc,
thời đại giải phóng dân tộc”. (Hồ Chí Minh)
-Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III – 3/1919) đem lại cho cách mạng
thuộc địa những thuận lợi lớn, ảnh hưởng trực tiép đến sự phát triển của cách
mạng Việt Nam.
-Sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) với sự đóng góp của Nguyễn Ái
Quốc, tạo ra những thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đặc biệt
giúp cho chủ nghĩa Marx Lenin thâm nhập vào Việt Nam.
-Sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) và sự phát triển của
phong tràn cách mạng Trung Quốc vào những năm 20 là điều kiện rất thuận lợi
cho những người cách mạng Việt Nam xây dựng những cơ sở cách mạng đầu tiên
và từ đó phát triển phong trào cách mạng về nước.


-Phong trào cách mạng thế giới lên cao và sự phân hoá xã hội sâu sắc ở Việt
Nam đã thúc đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới: cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
b. Tình hình Việt Nam
-Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác lần 2 làm xã hội Việt Nam phân hoá:

giai cấp tư sản, vô sản và tiểu tư sản xuất hiện.
-Trong giai đoạn này, giai cấp tiểu tư sản trở thành lực lượng quan trọng nhất
(vì chủ nghĩa Mac-Lenin chưa được phổ biến rộng rãi ở nước ta).
-Tư tưởng dân chủ tư sản, nhất là chủ nghĩa Tam dân ảnh hưởng mạnh đến
phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng dân chủ tư sản: phong trào yêu
nước theo khuynh hướng tư sản phát triển nhanh, nhưng tất cả đều thất bại.
-Cách mạng Tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới đã tác động
mạnh mẽ đến Việt nam, thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ của cách mạng Việt
Nam, đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.
-Muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường
cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã đứng về Quốc tế III, tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp.
-Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mac Lenin về nước.
-Những thay đổi bên ngoài và bên trong Việt Nam đòi hỏi cách mạng Việt
Nam phải có con đường cứu nước mới, đúng đắn: phong trào giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa đã ra đời và ngày càng phát triển.
-Tháng 1/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo công cuộc giải
phóng dân tộc Việt Nam.
-Đảng Cộng Sản VN ra đời là thành quả của sự sàng lọc, lựa chọn của lịch sử,
của dân tộc Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của phong trào giải phóng dân
tộc Việt Nam vào đầu thập niên 30.

Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ I đến đầu năm 1930, phong trào yêu
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta đã diễn ra như thế nào?
a. Tình hình giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới
thứ I đến đầu năm 1930.


Hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời gần như cùng một lúc trên vũ đài
chính trị Việt Nam, trong đợt khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ I

(1914-1918) của Pháp.
a.1 Giai cầp tư sản.
Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam cũng muốn nhân đà phát triển trong 4 năm
chiến tranh mà vươn lên. Nhưng họ đã vấp phải sức cạnh tranh, kìm hãm của tư
bản Pháp.
-Tư sản Việt Nam lần lượt có mặt ở nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác
nhau.
-Một số đông công ty, hãng buôn, xí nghiệp của tư sản VN được thành lập và
hoạt động khá mạnh.
-Phần lớn là các ngành dịch vụ (sửa chữa ô tô, buôn tơ lụa, thực phẩm…), chế
biến nông sản (xay xát lúa gạo, nấu đường, nấu rượu…), công nghiệp nhẹ (dệt, xà
phòng, thuộc da, nhuộm…)
-Nhìn chung giai cấp tư sản Việt Nam ra đời sau chiến tranh vẫn là giai cấp
nhỏ yếu (vốn liếng chỉ bằng 5 % vốn của tư bản nưới ngoài), không ít trường hợp
bị tư bản Pháp cạnh tranh ác liệt làm cho phá sản như Bạch Thái Bưởi.
-Giai cấp tư sản Việt Nam phát triển tới một trình độ nào đó thì phân hoá
thành hai bộ phận:
+Tư sản mại bản gắn liền với quyền lợi đế quốc và là một thế lực phản cách
mạng ở nước ta.
+Tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần
dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến nhưng dễ thỏa hiệp.
a.2. Giai cấp tiểu tư sản.
Sau chiến tranh trong đợt khai thác lần hai của Pháp ở Việt Nam, giai cấp tiểu
tư sản Việt Nam có điều kiện ra đời.
-Số lượng phát triển rất nhanh, tập trung ở các thành thị lớn như: Hà Nội, Sài
Gòn, Chợ Lớn, Nam Định, Huế, Đà Nẵng, Vinh… bao gồm nhiều tầng lớp khác
nhau (giáo viên, học sinh, sinh viên, viên chức, dân nghèo thành thị, tiểu thương,
tiểu chủ, những người nghèo làm nghề tự do).
-Họ cũng bị tư sản Pháp chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, dễ bị
xô đẩy vào con đường phá sản, thất nghiệp.

-Phần đông giai cấp tiểu tư sản – đặc biệt là tầng lớp trí thức, học sinh, sinh
viên đã nhận ra cảnh áp bức, bóc lột, bất bình đẳng của chế độ thuộc địa.


-Vì vậy, họ rất hăng hái tham gia cách mạng, và là một bộ phận quan trọng
trong lực lượng cách mạng Việt Nam.
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
Từ sau CTTG 1 , phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ,
lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông với nhiều hình thức đấu
tranh sôi nổi và phong phú.
b.1. Phong trào công khai.
Trong giai đoạn này, giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản đã lãnh đạo phong
trào chống thực dân Pháp theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-Nhằm mục đích chống lại sự chèn ép, kìm hãm của tư sản Pháp, tư sản Việt
Nam đã tổ chức những phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919),
đấu tranh chống độc quyền thương cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa
gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923)…
-Phong trào báo chí của tư sản cũng phát triển để bênh vực quyền lợi của
mình.
-Đảng Lập hiến (đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long) ra đời ở
Nam Kì tập hợp lực lượng của tư sản và địa chủ, đã đưa ra một số khẩu hiệu đòi
tự do dân chủ để tranh thủ đồng tình ủng hộ của quần chúng, nhưng khi Pháp
nhượng bộ cho một số quyền lợi thì họ sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp.
-Các hoạt động trên của giai cấp tư sản chỉ mang tính chất cải lương, nên
nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua.
-Tầng lớp tiểu tư sản trí thức được tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt
Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam, Thanh niên Cao vọng, Đảng Thanh
niên, Tâm tâm xã…
-Họ đã có nhiều hoạt động sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khoá, bãi thị, ra báo

( Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng dân), lập các nhà xuất bản tiến
bộ (Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã)… để cổ động tinh thần yêu nước, đòi
các quyền tự do dân chủ.
+Một số sự kiện có tiếng vang lớn là:
-6/1924, tiếng bom Phạm Hồng Thái ở Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã
cổ vũ mạnh mẽ phong trào yêu nước.
-Đấu tranh đòi Pháp phải thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (11/1925).
-Lễ đưa tang và truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh (3/1926)


b.2 Phong trào bí mật
Trong phong trào yêu nước dân chủ của những năm 1925 – 1928 đã ra đời
Việt Nam Quốc dân Đảng (25/12/1927).
-Đây là một đảng cách mạng hoạt động bí mật, chống Pháp bằng đường lối
bạo động vũ trang theo khuynh hướng dân chủ tư sản, với mục tiêu là đánh đổ đế
quốc, phong kiến, thành lập dân quyền, đại diện quyền lợi của tư sản dân tộc, tiểu
tư sản lớp trên.
-Việt Nam Quốc dân Đảng sớm bị thực dân Pháp khủng bố.
-9/2/1930, khởi nghĩa Yên Bái nổ ra nhưng nhanh chóng bị dập tắt kéo theo sự
tan rã của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Cuộc khởi nghĩa đó tuy thất bại, song nó đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước
đồng thời cũng biểu lộ tính non yếu, không vững chắc của phong trào dân tộc dân
chủ của tư sản dân tộc Việt Nam.
b.3 Phong trào văn hoá tiến bộ.
- Song song và kế tiếp phong trào đấu tranh chính trị là phong trào văn hoá tiến
bộ tuyên truyền tư tưởng dân tộc dân chủ.
- Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tầng lớp trí thức yêu nước, tiến bộ
đã sử dụng báo chí sách vở để trình bày quan điểm chính trị của mình và giác
ngộ, vận động quần chúng cách mạng.
+ Báo chí của trí thức có tư tưởng dân chủ tư sản, quốc gia cải lương.

+ Những người này đã dùng những tờ báo tiếng Pháp để vạch trần những tên
quan cai trị tàn ác, phản động và đòi thực dân thi hành một số quyền tự do dân
chủ.
- Những tờ báo tiêu biểu là: Diễn đàn bản xứcủa Nguyễn Phú Khai, Bùi Quang
Chiêu, Diễn đàn Đông Dương Tiếng vang An Nam
+ Báo chí của những trí thức có tư tưởng tiến bộ.
- Những người này đã dùng những tờ báo tiếng Pháp để phê phán, lên án chế
độ thực dân và bọn quan lại thối nát, phản động chủ trương xây dựng nền văn hoá
dân tộc tiến bộ, đả phá chủ nghĩa “Pháp – Việt đề huề”, trích đăng các bài trên
báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp, một số tài liệu về Cách mạng tháng
Mười, về chủ nghĩa Mac Le nin và tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc.
Những tờ báo tiêu biểu là: Chuông rè của Nguyễn An Ninh, An Nam của Phan
Văn Trường, An Nam trẻ Người Nhà quê (Le Nhaque) của Nguyễn Khánh
Toàn…


+ Những tờ báo tiếng Việt.
Những tờ báo tiếng Việt đã truyền bá nề văn hoá tiến bộ và tư tưởng dân chủ.
Những tờ báo tiêu biểu là: Hữu Thanh của Tản Đà (Hà Nội), Tiếng Dân của
Huỳnh Thúc Kháng (Huế), Đông Pháp thời báo của Trần Huy Liệu (Sài Gòn)…
+ Các nhà xuất bản tiến bộ
Xuất bản, mua bán các sách báo yêu nước cách mạng. Tiêu biểu là: Nam
Đồng thư xã của Phạm Tuấn Tài (Hà Nội), Quan hải tùng thư của Đào Duy Anh
(Huế), Cường Học thư xã của Trần Huy Liệu (Sài Gòn).
b.4 Kết luận.
Phong trào văn hoá tiến bộ đã khích lệ lòng yêu nước, đấu tranh giành độc lập,
dân chủ của nhân dân và thanh niên, đồng thời truyền bá những trào lưu tư tưởng
cách mạng mới, góp phần đưa phong trào yêu nước dân chủ ở nước ta phát triển
mạnh.


Câu 3 Giải thích tại sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân
chủ tư sản ở Việt Nam lại thất bại?
-Các phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tiêu
biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng, đã phát triển mạnh từ sau chiến
tranh thế giới thứ I, đều lần lượt đi đến thất bại vì:
+ Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam rất non yếu về kinh tế, què quặt về
chính trị.
+ Thiếu cơ sở vững chắc trong mọi tầng lớp nhân dân.
+ Tổ chức kém, không khoa học, hàng ngũ phức tạp, thường bị bọn tay
sai Pháp chui vào phá hoại.
+ Phong trào không đủ sức chống đỡ trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ
thù để tồn tại và phát triển.
+ Ngọn cờ tư tưởng tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất mới mẻ, nhưng không
đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.
+ Về khách quan, đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống
trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ
cách mạng cũng chưa xuất hiện


-Sự thất bại của phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản bắt nguồn sâu
xa từ cơ sở kinh tế và giai cấp của xã hội Việt Nam sau chiến tranh.
-Phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc tuy thể hiện lòng yêu nước nhưng
mang tính cải lương, bồng bột và nhất thời, dễ thỏa hiệp nên ngày càng xa rời
quần chúng.
-Hoạt động đấu tranh của tiểu tư sản tuy mạnh mẽ, chúa đựng nhiều yếu tố
tiến bộ hơn (thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, chống Pháp), được quần
chúng ủng hộ nhưng cũng không thể đưa cuộc đấu tranh đi đến thắng lợi do thiếu
đường lối chính trị đúng đắn nên không tập hợp được đông đảo nhân dân, không
đủ sức chống lại sự đàn áp của thực dân Pháp để giành độc lập.
-Phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã thể hiện

tính chất non yếu, không vững chắc nên không thể đáp ứng được yêu cầu khách
quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 4. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản có ý nghĩa lịch sử
như thế nào đối với phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?
+ Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
+ Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho những phong trào
đấu tranh mới về sau.
+ Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước, chứng tỏ con đường giải
phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản là không thành công.
+ Giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến một con đường mới,
tiếp thu lý luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, làm cho phong trào
yêu nước trở thành một trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
+Tóm lại:
Vào lúc này, phong trào cách mạng Việt Nam đang thời kì khủng hoảng giai
cấp lãnh đạo.
Sự khủng hoảng giai cấp lãnh đạo thể hiện qua việc các chính đảng tư sản và
tiểu tư sản đều không đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, tiêu biểu là:
+ Không nhận rõ kẻ thù là đế quốc và phong kiến.


+ Không thấy được lực lượng cơ bản của cách mạng là công nông.
+ Không có phương pháp cách mạng đúng đắn và những biện pháp tổ
chức khoa học.
+ Không nhận thức được xu thế phát triển của thời đại mới.
Vì vậy, chỉ có giai cấp công nhân Việt Nam, với những phẩm chất tốt đẹp
cùng những đặc điểm riêng biệt độc đáo, mới thực sự là người đại biểu đầy đủ và
trọn vẹn nhất cho lợi ích của toàn thể dân tộc, mới là giai cấp có khả năng lãnh
đạo và đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhưng để trở thành người lãnh đạo cách mạng, giai cấp công nhân phải tự tổ
chức thành chính đảng cách mạng, bằng cách tiếp thu và giác ngộ chủ nghĩa Mac
Le nin

Câu 5Trình bày sự thành lập của tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng ?
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của tổ chức VNQDĐ?
a) Hoàn cảnh.
- Sau CTTG1 xã hội Việt nam mang tính chất thuộc địa nửa phong kiến đặt ra 2
nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến. Pt yêu nước dân chủ công khai của tư sản
dân tộc và TTS trí thức diễn ra sôi nổi từ 1919 – 1926.
- Nhà xuất bản Nam đồng thư xã của anh em Phạm Tuấn Tài ở Hà Nội ra sách báo
tiến bộ nên đã tập hợp đc những trí thức thanh niên yêu nc nhưng chưa có đường
lối chính trị rõ rệt. Ngày 25/12/1927 họ tuyên bố thành lập VNQD đảng.
b) Mục đích.
- VNQD đảng không có mục đích rõ ràng. Ban đầu họ nên lên tư tưởng chủ
nghĩa xã hội dân chủ năm 1928, đến 1929 lại nên lên nguyên tắc “ tự do, bình
đẳng, bác ái”
c) Thành phần
- Là 1 tổ chức đảng nhưng thành phần đảng viên ô hợp đủ thể loại, không tập
hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
d)Tổ chức
- 1 tổ chức đảng hoạt động bí mật nhưng tổ chức lòng lẻo, thiếu kỉ luật, ít cơ
sở trong quần chúng, kết nạp đảng viên thiếu thận trọng.
e) Phương thức hoạt động
- Thiên về bạo động ám sát, chú trọng dựa vào binh lính việt trong quân đội
pháp, khủng bố ám sát cá nhân


-


-

-

-

-

-

-

không chú trọng vào tuyên truyền, huấn luyện đảng viên và quần chúng,
không có nhiều cơ sở trong quần chúng nhân dân, lý luận nghèo nàn
g) Địa bàn và hoạt động chính
- Địa bàn bó hẹp trong số địa phương ở Bắc Kỳ, cơ sở Nam Kỳ và trung kì
hầu như không đáng kể
Hoạt động của đảng chủ yếu là thiên về khủng bố ám sát cá nhân điển hình là vụ
ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở bắc kì ngày 9/2/1929. Sự kiện này gây tiếng
vang lớn trong pt yêu nc .
Sau sự kiện này đảng bị tổn thất nặng nề do pháp tiến hành khủng bố trắng. có
khoảng 1000 đảng viên sa lưới thực dân. Đảng đứng trước nguy cơ tan dã hoàn
toàn. Các thành viên còn lại của đảng quyết đinh dốc hết lực lượng còn lại làm
cuộc bạo động cuối cùng ko thành công cũng thành nhân.
Mặc dù chưa chuẩn bị đầy đủ nhưng vì tình thế cấp bách nên VNQD đảng phải
khởi nghĩa vào ngày 9/2/1930 ở Yên Bái, rồi Phú Thọ, Thái Bình, HN cũng có ném
bom phối hợp. tại Yên Bái nghĩa quân đã giết đượcc 1 số sĩ quan binh lính P.
nhưng khởi nghĩa nhanh chóng thất bại, VNQD đảng tan dã hoàn toàn.
h) Vai trò
VNQDĐ là chính đảng yêu nướcc cách mạng tiêu biểu nhất cho khuynh hướng

DCTS với hình thức đấu tranh vũ trang chống ĐQ PK giành độc lập tự do
Qua hoạt động của VNQD đảng cho thấy tinh thần và khả năng cách mạng của
những người yên nc theo khuynh hướng DCTS dưới ngọn cở VNQD đảng.
VNQD đảng với khởi nghĩa Yên Bái tuy ko thành công nhưng đã nêu tấm gương
lớn về tinh thần đấu tranh DTDC cổ vũ nhân dân chống ĐQ, PK.
f) Nguyên nhân thất bại của VNQD Đ (khuynh hướng cứu nc DCTS)
Về khách quan thực dân Pháp còn mạnh lại nhiều thủ đoạn và có tay sai phong
kiến nên có đủ sức đàn áp phong trào cách mạng nói chung và khuynh hướng
DCTS, VNQD Đ nói riêng khi thời cơ chưa chin muồi.
Con đường DCTS ở Việt Nam thiếu cơ sở kinh tế xã hội tư bản đủ mạnh để tồn tại
và phát triển thắng lợi vì nềnkinh tế tư bản ở Việt Nam còn nhỏ bé, què quặt yếu ớt
lệ thuộc vào Pháp xã hội tư bản mà đại diện là tư sản nhỏ bé về kinh tế nên bạc
nhược về chính trị bản thân nó lại chia thành 2 tầng lớp là tư bản mại bản và tư bản
dân tộc. Tư sản mại bản theo đế quốc, tư sản dân tộc có tinh thần chống ĐQ, PK
nhưng không triệt để cải lương thỏa hiệp khi đế quốc mạnh.
Khuynh hướng DCTS thiếu đường lối và tổ chức lãnh đạo đúng đắn. VNQD Đ đc
coi là chính đảng tiêu biểu nhất của khuynh hướng này nhưng non kém về mọi mặt
đường lối chính trị ko rõ ràng.


- Con đường DCTS tiến bộ hơn con đường PK nhưng đã tỏ ra nỗi thời và phản động
so với thế giới khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn ĐQ
xuất hiện cách mạng vô sản lật đổ tư bản. trong khi đó ở VN con đường vô sản đã
xuất hiện từ 1920 qua 10 năm cạnh tranh vs con đường tư sản đã giành thắng lợi.
cách mạng lựa chọn con đường vô sản đó là sự lựa chọn ngiêm khắc của ls, của
nhân dân ta.

Câu 6 : Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa, kết quả của cuộc khởi nghĩa Yên
Bái?
a)Hoàn cảnh

- Ngày 25/12/1927 VNQDĐ ra đời dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học ,Phạm
Tuấn Tài,. Đây là chính đảng yêu nc cách mạng theo khuynh hướng DCTS hoạt
động thiên về quân sự nhất là ám sát cá nhân điển hình là vụ ám sát tên trùm mộ
phu Badanh ở bắc kỳ 9/2/1929 sau sự kiện này đảng bị tổn thất nặng nề vì pháp
khủng bố trắng.
- Những yếu nhân còn lại của đảng quyết định ko thể ngồi yên chờ chết mà phải
dốc hết ll còn lại làm bạo động cuối cùng may ra thì thành công ko thì cũng thành
nhân. Trong quá trình chuẩn bị cho k/n một số cơ sở bị phát giác nên đảng viên tiếp
tục bị tổn thất , tình thế buộc đảng phải khẩn trương k/n tiến hành bạo động non.
b) Diễn biến
- Theo kế hoạch đã định khởi nghĩa của VNQD Đ đã bùng nổ ngày 9/2/1930 tại
yên bái. Đây là trọng tâm của khởi nghĩa quân khởi nghĩa đã giết đc 1 số binh lính
và sĩ quan pháp, chiếm được trại línhnhưng khônh làm chủ đc tỉnh lị nên hôm sau
bị quân pháp phản công và dập tắt
- Ở Phú Thọ, Hải Dương, Hà Nội cũng có ném bom phối hợp.. còn các nơi khác
nghĩa quân chỉ làm đc vài huyện lị nhỏ rồi nhanh chóng bị Pháp đàn áp. Tất cả
những người khởi nghĩa bị Pháp bắt hoặc xử chém, giam vào nhà lao.
- Lãnh tụ của đảng là Nguyễn Thái Học khi lên đoạn đầu đài đã hô to “ Việt Nam
vạn tuế”, Đảng CSVN kêu gọi quần chúng ủng hộ các chiến sĩ yên bái.
c) Nguyên nhân thất bại
- Đâu là cuộc bạo động non bất đắc dĩ của 1 chính đảng non kém về mọi mặt trong
khi kẻ thù còn mạnh đủ sức để đàn áp nhanh chóng.


- Thất bại của k/n Yên Bái ko chỉ là thất bại của VNQD Đ mà còn là thất bại của
khuynh hướng cứu nc DCTS có nhiều hạn chế
d)Ý nghĩa
Tuy thất bại nhưng k/n Yên Bái đã thể hiện khả năng và tinh thần cách mạng của
VNQD Đ để lại những bài học kinh nghiệm và cổ vũ phong trào yêu nước


Câu 7 Tại sao lại có phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 1925 ? Hãy nhận xét về phong trào này trên các mặt: quy mô, tính chất,
nguyên nhân thất bại, vị trí và ý nghĩa của phong trào.
* Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cách mạng thế
giới, chính sách khai thác bóc lột thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho mâu
thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp ngày càng gay gắt. Đây chính là
nguồn gốc, động lực dẫn đến sự bùng nổ của phong trào yêu nước sau chiến tranh
thế giới thứ nhất.
* Nhận xét:
+ Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 đến 1925 đã diễn ra sôi
nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia đấu tranh, chủ yếu là tư sản và tiểu tư
sản dân tộc.
+ Quy mô của phong trào rộng lớn, không chỉ bó hẹp ở trong nước mà cả ở nước
ngoài với các hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, của tổ chức Tâm
tâm xã... nhưng kết quả là tất cảc các phong trào đều thất bại.
* Nguyên nhân thất bại:
+ Khách quan: Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã lỗi thời không còn hấp dẫn như
trước. Mặt khác, thực dân Pháp còn mạnh, còn đủ sức để đối phó với phong trào.
+ Chủ quan: Giai cấp tư sản Việt Nam còn nhỏ bé, không có tinh thần đấu tranh
triệt để. Giai cấp tiểu tư sản do đời sống bấp bênh nên chưa kiên định đấu tranh. Sự
thất bại này thể hiện tính non yếu, không vững chắc của phong trào tư sản và cũng
là sự thất bại của giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo
cách mạng Việt Nam với giai cấp vô sản.
* Vị trí và ý nghĩa:


+ Có vị trí quan trọng trong phong trào dân tộc, dân chủ những năm 20 của thế
kỉ XX.
+Ý nghĩa: Khơi dậy lòng yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất của dân
tộc, góp phần truyền bá tư tưởng tiến bộ vào nước ta, hỗ trợ và thúc đẩy phong trào

công nhân phát triển; làm nảy sinh những tổ chức chính trị; xuất hiện một bộ phận
tiên tiến đi đầu trong sự nghiệp cứu nước và là một trong ba nhân tố dẫn tới sự
thành lập của Đảng Cộng sản sau này.
Câu 8 : Phát biểu ý kiến về quan điểm của Phan Bội Châu “ Trông bánh xe
trước đã đổ, thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công “
-Phan Bội Châu là đại điện của bộ phận sĩ phu tư sản hóa đầu thế kỉ 20, có tư
tưởng yêu nước tiến bộ, từ thất bại của phong trào cần vương mà ông cho rằng
"Trông bánh xe trước đã đổ, thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường
thành công " đó là 1 quan điểm đúng đắn tiến bộ
- “ Bánh xe đã đổ trước “ là thất bại của phong tròa yêu nước chống Pháp cuối
thế kỉ XIX theo khuynh hướng phong kiến , chứng to con đường cứu nước theo
ngọn cờ phong kiến không thành công. Không thể đi theo con đường cũ là một
nhận thức mới của Phan Bội Châu trong điều kiện lịch sử mới khi hệ tư tưởng dân
chủ tư sản từ bên ngoài tràn vào VN
- “Thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công”là rút kinh
nghiệm từ thất bại của con đường cứu nước cũ và từ bỏ con đường đó để đi tìm 1
con đường mới để cứu nước cứu dân. Đây là yêu cầu khách quan của sự nghiệp
giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX
- Mặc dù lúc đầu chưađoạn tuyệt hoàn toàn với tu tưởng phong kiến nhưng Phan
Bội Châu không đi theo vết xe đổ của phong trào Cần Vương, mà nhận thức được
vấn đề dân chủ dân quyền và mối quan hệ dân – nước, nên đã lực chọn con đường
cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản với xu hướng bạo động
- Tuy không thành công nhưng những hoạt động của Phan Bội Châu cũng như
của các nhà êu nước đàu thế kỉ XX đã góp phần khảo nghiệm cho 1 con đường cứu
nước mới , giúp cho những người yêu nước Việt Nam mà tiêu biểu là Nguyễn Ái
QUốc , hướng đến 1 con đường mới, xác định cứu nước, giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng vô sản và đưa sự nghiệp cứu nước đến với bến bờ thành công


CĐ 3 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

Câu1. Khái quát sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam ?
- Sau khi bình định và đặt xong ách thống trị trên đất nước ta, thực dân Pháp
đã tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương để bóc lột, vơ vét tài
nguyên và sức lao động của nhân dân ta.
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa lần
2 với quy mô lớn và tốc độ nhanh.
- Vốn đầu tư của Pháp vào nước ta từ 1924 – 1929, gấp 6 lần tứ 1898 - 1918,
chủ yếu là để mở các đồn điền trồng cây công nghiệp, đẩy mạnh khai thác mỏ,
chủ yếu là mỏ than và các ngành công thương nghiệp khác.
- Chính quyền phong kiến bị thu hẹp dần, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã ra đời ở Việt Nam.
- Xã hội Việt Nam đã biến thành xã hội thuộc địa và nửa phong kiến.
- Cơ cấu giai cấp xã hội đã có sự biến đổi mới. Một số giai cấp mới đã ra đời.
- Giai cấp vô sản công nghiệp ra đời từ cuối thế kỷ XIX trong quá trình khai
thác thuộc địa lần I của Pháp và đã trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và
chất lượng trong những năm đầu thế kỷ XX.
- Đến trước chiến tranh thế giới thứ I, giai cấp công nhân Việt Nam có số
lượng khoảng 10 vạn người, sống khá tập trung ở các khu Hòn Gai, Hải Phòng,
Nam Định, Vinh, Sài Gòn, Chợ Lớn …
- Đến năm 1929, số lượng công nhân Việt Nam đã lên đến 22 vạn người.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam. Nó xuất
hiện khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp.
- Tuy còn trẻ, số lượng chỉ khoảng 1% dân số, trình độ văn hóa kỹ thuật thấp
nhưng giai cấp công nhân là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất:
+ Sống tập trung, nằm trong các yết hầu kinh tế của chủ nghĩa tư bản Pháp ở
Việt Nam.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần triệt để cách mạng.


+ Sinh trưởng trong một nước thuộc địa và nửa phong kiến, giai cấp công nhân

bị ba tầng áp bức và bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản bản xứ.
+ Phần lớn từ nông dân mà ra nên có mối liên hệ gần gũi với nông dân, có
truyền thống yêu nước bất khuất.
+ Ra đời và bước lên vũ đài chính trị giữa lúc Cách mạng tháng Mười Nga đã
giành thắng lợi nên sớm có điều kiện để tiếp thu chủ nghĩa Marx Lenin.
- Tính chất và đặc điểm trên đã làm giai cấp công nhân Việt Nam có sức mạnh
chính trị và tinh thần to lớn, giúp nó giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt
Nam.

Câu 2Những nét chính về sự ra đời và quá trình phát triển từ “tự phát”
đến “tự giác” của giai cấp công nhân Việt Nam. Vị trí của phong trào công
nhân đối với sự ra đời của ĐCSVN đầu năm 1930?
- Các cuộc khai thác thuộc địa của Pháp từ sau khi đặt được ách thống trị trên
đất nước ta đã làm xuất hiện thêm ba giai cấp mới: công nhân, tư sản và tiểu tư
sản.
- Phong trào đấu tranh của công nhân đã nổ ra và nhanh chóng trở thành lực
lượng chính trị độc lập, đưa giai cấp công nhân sớm trở thành giai cấp nắm quyền
lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Từ khi mới ra đời đến năm 1930, công nhân Việt Nam đã đấu tranh vì lợi ích
dân tộc và giai cấp, đi từ đấu tranh lẻ tẻ dần dần phát triển rộng rãi, liên kết các
ngành nghề khác nhau và ý thức chính trị ngày càng thể hiện rõ rệt.
- Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, ta thấy xuất hiện một số cuộc đấu
tranh bỏ việc hoặc bãi công của công nhân:
+ Công nhân làm đá ở On Lâu (Hải Hưng) bãi công (1900)
+ Công nhân xe lửa Yên Bái bỏ việc (1905).
+ Công nhân Nam Kỳ bỏ việc (1907).
+ Nữ công nhân viên hãng Delbaux (Nam Định) bãi công (1/5/1909).
+ Công nhân viên chức hãng LUCI ở Hà Nội bãi công (5/1909).
+ Công nhân lò nung xi măng Hải Phòng, công nhân và học sinh học nghề
xưởng Ba Son (Sài Gòn) bãi công (1912).

+ Công nhân mỏ thiếc Tĩnh Cúc (Cao Bằng) bỏ việc tập thể (1914).


×