Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Ebook tâm lý học dân số phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.71 MB, 110 trang )

TÁMLÝHỌCDÁN số

C hư ơng III

N H Ữ N G VẤN ĐỂ TÂM ú H Ọ C
C Ủ A H À N H VI S IN H Đ Ẻ ở C Ấ P Đ Ộ GIA Đ ÌN H
Mục tiêu:
Sau khi nghiên cứu chương này, người học cần đạt được
khả năng:
1. Phân tích được ảnh hưởng của hoàn cảnh cuộc sống gia
đình đến vấn đề sinh đẻ.
2. Trình bày được ảnh hưởng của các biểu tượng vé cuộc
sống gia đình và các thành viên của nó đến hành vi sinh
đẻ.
3. Mô tà được các khía cạnh cơ bản của các mối quan hệ
qua lại trong gia đình và trình bày được ảnh hưởng của
mỗi khía cạnh đó đối với vấn đề sinh đẻ.
4. Nêu được các biểu hiện vé thái độ cùa hai vợ chồng đối
với vấn đề số con trong gia đình.
5. Xác định được ý nghĩa của việc quyết định sinh con.
6. Phân tích và phê phán việc kiểm soát giới tính của trẻ
sơ sinh.
79


-----------------------------------------------------------------TRÁN TRỌNGTHỦY

I. GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ SINH ĐẺ
Theo chúng tôi, muốn thấy được mối quan hệ giữa gia
đình và vấn đề sinh đẻ thì tâm lý học dân sô' cần xem xét các
khía cạnh như: hoàn cảnh của đời sống gia đình, các quan


niệm về cuộc sống gia đình và các thành viên của nó. Những
khía cạnh này làm hợp nhất các nhân tố của hành vi sinh đẻ,
các nhân tố này lại được quy định chủ yếu bởi tính chất xã hội
của gia đình, rồi sau đó bởi những đậc điểm của cặp vợ chồng.
Ta hãy xét về những khía cạnh đó.
1. Khía cạnh hoàn cảnh của cuộc sống gia đình

Ở đây ta hãy xem xét sự phụ thuộc của hành vi sinh đẻ vào
phản ứng cùa gia đình đối với các điều kiện vật chất và nhà ờ,
vào vị thế xã hội đã đạt được, vào quan hệ đối với những người
thân. Trong khuôn khổ của vấn đề này, mối liên hệ của việc
sinh đẻ và cảm giác về bản thân của cá nhân ờ những giai đoạn
khác nhau cùa chu kỳ gia đình (hình thành gia đình trẻ và sự
tách khỏi cha mẹ cùa nó, thời kỳ mang thai, xuất hiện dứa con
đầu lòng và việc giáo dục nó ở những giai đoạn lớn khôn khác
nhau, sự xuất hiện mỗi đứa con tiếp theo..v..v) được xác định.
Rõ ràng là, ờ giai đoạn này hay giai đoạn kia trong chu kỳ gia
đình sẽ có những vấn đề đặc biệt nảy sinh trong gia đình, sẽ
xuất hiện những tính chất đặc biệt của lối sống, cùa các mối
quan hệ qua lại, tính tích cực xã hội cùa các thành viên trong
gia đình (trước hết là của người phụ nữ) sẽ thay đổi, sẽ xuất
hiện những tâm thế mới và những tâm thế trước đây sẽ thay
đổi, trong đó có tâm thế sinh đẻ và giáo dục con cái.
80


TÂMLÝHỌC DÂN số

Trong việc nghiên cứu khía cạnh “hoàn cảnh của đời sống
gia đình” cần tính đến cậc mối liên hệ theo những hướng khác

nhau của các nhân tố: ảnh hưởng của các điều kiện sống của
gia đình đến hành vi sinh đẻ của nó, và ngược lại, ảnh hưởng
cùa hành vi sinh đẻ đến hoàn cảnh gia đình. Các công trình
nghiên cứu ờ Liên Xô trước đây đã phát hiện có hai loại liên
hộ giữa các nhân tố trên. Chảng hạn, theo các số liệu của
I.Ph.Đêmenchiêva, thì việc sinh con trùng với việc định hướng
lại yêu cầu nghề nghiệp cùa cặp vợ chồng. Nhu cầu hoạt động
nghề nghiệp của những phụ nữ đang làm việc bị xếp sang hàng
thứ hai, tạm thời nhường chỗ cho yêu cầu chăm sóc con và
giao tiếp với con cái. Người ta thấy có những thay đổi nhất
định trong cấu trúc cùa nhu cầu nghề nghiệp ở người cha. Nhu
cầu nâng cao trình độ chuyên môn trở thành bức bách hơn, nó
là một điều kiện để nâng cao tiền lương. Các kế hoạch về nghề
nghiệp cùa người bô' trẻ cũng có thể được thay đổi. Ví dụ, nảy
sinh khả năng chuyển sang một ngành sản xuất khác, mà ở đó
các cơ hội đảm bảo cho đứa con được nhận vào nhà trẻ nhiều
hơn (14).
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra mối liên hệ ngược cùa các
nhân tố- ảnh hưởng của các điều kiện sống đến hành vi sinh
đỏ. Có ba kiểu gia đình căn cứ theo tính chất sử dụng thời gian
rỗi: kiểu thứ nhất, sử dụng thời gian rỗi ở nhà (64%), kiểu thứ
hai- ngoài gia đình (7%), kiểu thứ ba- kết hợp cả hai kiểu trên
(29%). Các chỉ số về hành vi sinh đỏ gia đình và tâm thế sinh
đỏ cùa các cặp vợ chỏng thuộc kiểu thứ nhất là cao hơn cả.
Những nghiên cứu phản ánh mối liên hệ của tỉ lệ sinh đẻ
và các điều kiện ỉống cùa gia đình ở các giai đoạn phát triển


TRẤN TRỌNGTHỦY


khác nhau của nó cung cấp cho ta nhiều thông tin có giá trị. Ví
dụ, một công trình nghiên cứu ở Matxcơva đã cho thấy: Việc
sinh đứa con thứ hai đã làm cho gia đình trở nên kém sung túc
hơn về phương diện vật chất so với các gia đình một con,
Sự vận hành cùa gia đình ở một giai đoạn phát triển cụ thể
của nó, tất nhiên, sẽ tiền định cả những khả năng, lẫn ý định của
vợ chồng trong việc thực hiện hành vi sinh đẻ. Điều này có
nghĩa là, tỉ lệ sinh đẻ nói chung phụ thuộc không phải vào số
lượng các cuộc hôn nhân, không chỉ vào tương quan giữa đàn
ông và đàn bà ở tuổi sinh đẻ trong dân cư, mà trước hết vào số
lượng các gia đình ở một giai đoạn phát triển nhất định cùa
mình, và những tâm trạng kèm theo. Không phải ngẫu nhiên mà
những năm gần đây trong dân số học đã phát triển một hướng
mới, theo đó gia đình được xem xét trong sô những điều kiện
của tỉ lệ sinh đẻ tiềm tàng và hiện thực. Liên quan tới điều dó,
mối tương quan của gia đình với sỏ' lượng con khác nhau, ảnh
hưởng đến việc sinh đẻ, của các đặc tính văn hoá và kinh tế- xã
hội của bố mẹ, cùa tính tích cực kinh tế của họ, của việc tổ chức
công việc nội trợ, các mức độ đô thị hoá gia đình (nghĩa là mức
độ trang bị cho gia đình bằng kĩ thuật hiện đại), của sự hiện
diện các chuẩn mực hành vi đặc trưng cho dân thành thị., đã
được phân tích. Kết quả rất quan trọng là, người ta xác định
được tỉ trọng của gia đình thuộc kiểu này hay kiểu kia trong cấu
trúc dân cư và đưa ra dự báo về sự phát triển của chúng.
Thời gian gần đây, các nhà xã hội học và dân sô' học đã cô
gắng vạch ra mối liên hệ giữa sô' lượng con và vị trí xã hội của
bố mẹ, trình độ học vấn của họ, tính chất và nội dung lao
động, thu nhập, điều kiện về nhà ở, sự phân công lao động



TÂMLÝHỌC DÂN số

trong gia đình, Chảng hạn, những nhà xã hội học Extôni đã
nghiên cứu sự tự xác định cuộc đời của thanh niên sinh ra
trong những năm 1948-1949. Họ đã vạch ra rằng, việc xây
(lựng gia đinh ở tất cả những thanh niên này đều trùng hợp với
thời kì tự xác định về mặt xã hội, và diễn ra ở lứa tuổi 21,126,2 tuổi. Trong đó ở các chuyên gia có trình độ học vấn cao
thì việc xây dựng gia đình được bắt đầu chính ở lứa tuổi này; ở
các công nhân chuyên nghiệp- ở lứa tuổi sớm hơn (20,5 tuổi)
và bước vào giai đoạn kết thúc trước 25,8 tuổi. Ở hơn một nừa
sô công nhân được nghiên cứu, người ta thấy có một khoảng
thời gian xác định giữa khi kết thúc con đường học hành, khi
có một vị trí xã hội và xây dựng gia đinh.
Cũng theo kết quả của những nghiên cứu này thì, ở một bộ
phận thanh niên việc tốt nghiệp và việc có con trùng hợp với
nhau, điều đó làm cho quá trình tự xác định cuộc đời trở nên
phức tạp. Nhưng nếu gia đình được xây dựng ở lứa tuổi trưởng
thành hơn, thì sẽ có con muộn hơn, sau khi mà hai vợ chồng đã
chung sông trong một thòri gian không bận bịu về con cái. Điều
này có nghĩa là, việc kê' hoạch hoá sinh đẻ phần lớn xảy ra ở lứa
tuổi trưởng thành. Xu thế chung là như vậy. Nhưng những khác
biệt cơ bản được thấy rõ tuỳ thuộc vào vị trí xã hội.
Ở những công nhân chuyên nghiệp thì sự chênh lệch giữa
lúc kết hôn và khi có con là 1,1 -1,6 năm, ở các chuyên gia có
trình độ học vấn cao là 2,1-2,3 năm. Cho nên, phần lớn các
chuyên gia có trình độ học vấn cao đều kế hoạch hoá việc sinh
đẻ. Các chuyên gia làm việc trong các xí nghiệp cưới vợ và lấy
chồng muộn hơn những người khác và kế hoạch hoá thời gian
sinh con đầu lòng rõ rệt hơn. Nhưng ở đâu đó, ở lứa tuổi 26 thì



TRÁN TRỌNG THÙY

việc kết hôn và sinh con trùng hợp nhau về thời gian. Mội bộ
phận phụ nữ ở lứa tuổi này đã sinh con trong khi chưa có
chồng. Rõ ràng, hành vi sinh đẻ chịu ành hường mạnh mẽ cùa
nhân tố lứa tuổi, chính xác hơn, chịu tác động của nhân tô' tâm
lí- phản ứng của phụ nữ đối với sự không có con của mình.
Các công trình nghiên cứu ở Liên Xô trong giai đoạn hiện
đại sau này về vấn đề gia đình và việc sinh đẻ đã dần dần thoát
khỏi việc xác định sự phụ thuộc của hai hoặc vài nhân tố sô'
lượng, ví dụ, kích thước nhà ở và số con trong gia đình, và
chuyển sang việc đánh giá phụ thuộc giữa những phản ứng tâm
lí đối với hoàn cảnh của đòfi sống gia đình và hành vi sinh đè.
Đó là một bước tiến quan trọng trong việc nhận thức về dân sổ,
vì trong hành vi của cá nhân thì thường không phải các nhân tô
thực, mà là sự đánh giá chủ quan về chúng, có ý nghĩa quyết
định. Đặt vấn đề như vậy là phù hợp với đối tượng của tâm lí
học dân số.
Chẳng hạn, M.Aruchiunhian đã chỉ ra mối liên hệ qua lại
giữa các giai đoạn trong chu kì cùa gia đình, số con trong gia
đình và sự thoả mãn của đôi vợ chồng về sự phân công lao
động trong gia đình. Những người tham gia cuộc thăm đò
(công nhân viên chức và các chuyên gia có trình độ học vấn
cao), được chia làm ba nhóm: có con không quá 6 tuổi, có con
6-16 tuổi và có con đã lớn. Trong nhóm thứ nhất chủ yếu gồm
những người ờ lứa tuổi dưới 30, ở đây khoảng một nửa số gia
đình có 1 con; trong nhóm thứ hai- các cặp vợ chổng đã cưới
nhau trên 9 năm và có 2 con; trong nhóm thứ ba- các cặp vợ
chồng trung niên (hơn 50% trường hợp các con không sống

với cha mẹ). Kết quả cho thấy: nhóm thứ hai có mức đô thoả


TÂMLÝHỌC DÃN số

mân thấp nhất vé kiểu phân công trách nhiệm đã được chấp
nhận trong gia đình. Hơn nữa điều này cũng đúng với cả
những gia đình bình đẳng, ở đó không có sự phân chia rạch ròi
các trách nhiệm gia đình cho “đàn ông” và “đàn bà” riêng rẽ,
lẫn cả với các gia đình truyền thống, ở đó có sự phân công
rạch ròi như thế. Các công trình nghiên cứu này cũng đã ghi
nhận rằng các gia đình mà ở đó sự phân công lao động trong
gia đình theo kiểu truyền thống chiếm ưu thế, thì sự không
trùng lặp giữa số con dự định theo kế hoạch và số con thực tế
nhiều hom gấp 2 lần so với trong gia đình bình đẳng (5).
Thái độ đánh giá đối với hoàn cảnh sống của gia đình có
thể được thể hiện không chỉ ở mức độ thoả mãn về chúng, mà
cả trong sự bộc lộ những điều kiện mong muốn. Ví dụ, những
nghiên cứu tiến hành ở Leningrad đã chỉ ra rằng: lứa tuổi của
con cái có ảnh hưởng đến việc hình thành sự lựa chọn nơi cư
trú mong muốn, nghĩa là đến nguyện vọng sống chung, gần
hay xa những người ruột thịt. Theo mức độ phát triển của gia
dinh và do đó, sự lớn lên của con cái, ở cha mẹ sẽ xuất hiện
nguyện vọng muốn được sống gần gũi hơn (ví dụ, trong cùng
một nhà) với những đại diện của thế hệ già- ông và bà.
Có nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh về vai trò
cùa các nhân tô' tâm lí trong sự vận hành của các gia đình trẻ
tuổi. Các công trình này cho phép ta nghĩ rằng, ở những thời kì
(lầu của cuộc sống vợ chồng đã nảy sinh những trải nghiệm
lâm lí do điẻu kiện sống tạo nên. Chẳng hạn, theo kết quả

nghiên cứu của các nhà xã hội học Xô viết, chỉ có 7% những
gia đình mới xây dựng là sống trong các căn hộ riêng biệt, còn
phần lớn (44%) sống cùng với bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng,
85


TRÁN TRỌNG thúy

chừng 80% thanh niên lập gia đình phải yêu cầu sự giúp đ ỡ vệt
chất của cha mẹ. Trong những điều kiện như vậy các ổn g b<ô
và bà mẹ trẻ sẽ gặp phải hàng loạt những khó khán, đ ặc biêt
nếu tính đến một điều là nhiều người trong sô' họ còn đang d i
học. Khoảng 23% số thanh niên được hỏi còn đang tiếp tực
con đường học vấn của mình đến năm 30 tuổi.
Rõ ràng là, nhiệm vụ của các nhà tâm lí học dân số là tìm
kiếm những nhân tô' tâm lí khác nhau, tác động đến sự tri giác
và đánh giá hoàn cảnh sống cùa gia đình. Chính sách và việc
tuyên truyền về dân số phải được xây dựng với sự tính đến
không chỉ những điều kiện sống thực cùa con người, mà cả
những trải nghiệm cùa họ về điều kiện đó nữa. Đ iều đó sẽ cho
phép xác định chính xác hơn nội dung và trình độ của các biện
pháp nhằm điều chỉnh các tâm thế và hành vi sinh đẻ.
Trong các nước phương Tây, tình hình lại khác hẳn. Các
vấn đề xã hội ờ đây đã rõ ràng. Nhưng việc giải quyết chúng
theo lợi ích quần chúng rộng rãi đã bị đạo đức tư hữu cản trở.
Chẳng hạn, M.Baldassar (M ĩ) đã chỉ ra rằng, tình trạng dân cư
quá đông đã ảnh hường xấu đến sự đánh giá của cá nhân về
hoàn cảnh sống của mình, đặc biệt điều này đặc trưng cho các
bà mẹ và các th^nh viên cùa những gia đình đông con (45).
Tuy nhiên, việc xạc nhận những hậu quả tâm lí xấu này nọ của

lối sống đã hình thành vẫn chưa có ý nghĩa là xã hội sẽ phản
ứng lại bằng những hành động quyết định.
V iệc nghiên cứu hoàn cảnh của đời sống gia đình không thể
chỉ giới hạn ờ việc vạch ra các phản ứng tâm lí âm tính của dân
chúng đối với những hoàn cảnh đó. M ột việc không kém quan
trọng là xác định các nhân tố thúc đẩy các phản ứng dương tính
86


tâm lý học dân só

cửa aia đình đối với các hoàn cảnh sống khác nhau của mình và
làm thay đổi hành vi sinh đẻ theo hướng mong muốn. Như ta đã
thấ\, thường không phải chính các điều kiện khách quan ảnh
hưởng đến các hành vi sinh đẻ, mà là vấn đề con người đã cảm
nhận những điều kiện đó như thế nào. Nhưng cái gì điều khiển
sự tri giác cùa con người, những hoàn cảnh kèm theo nào là
quan trọng trong vấn đề này? Chúng có quan hệ với những cơ
chế chung cùa sự tri giác và hình thành việc đánh giá hay
không, có phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách hay sự can
thiệp của những người xung quanh hay không? Đ ó là những vấn
đề cần được Tâm lí học dân sô' nghiên cứu.
2.
K hía cạnh các biểu tượng về cuộc sốn g gia đình và
các ỉh àn h viên củ a nó
ở đây chúng ta cần xem xét các vấn đề tri giác hiện thực
xung quanh trong sự phụ thuộc vào kinh nghiệm , tri thức, nhu
cầu, hứng thú của cá nhân (trong mức độ mà chúng có liên
quan với sự hình thành ở con người hình ảnh về gia đình và
ảnh hưởng cùa nó đến hành vi sinh đẻ). Hình ảnh gia đìnhhạnh phúc, tuyệt vời, lí tưởng, điển hình.v.v... bộc lộ như là

một nhân tố điéu chỉnh xã hội đối với hành vi sinh đẻ, được
thực hiện qua những tượng trưng, tiêu chuẩn và các yếu tô'
khác cùa ý thức xã hội. Các hình mẫu về người chồng, người
vợ, đứa con lí tường hay tốt đẹp cũng có ý nghĩa điều chỉnh
trong tâm lí của hành vi sinh đẻ. V iệc mô tả vai trò và cơ ch ế
nảy sinh các hình ảnh khác nhau về cuộc sống gia đình, sức
mạnh tiềm tàng cùa chúng trong việc tác động vào hành vi
sinh đẻ đang được đặt ra trước tâm lí học dân số.


TRÁN TRỌNIG THỦY

Các hình ảnh về gia đình có thể được gắn liền với cá c đặc
tính khác nhau của cuộc sống: với sự tổ chức các tác đ ộn g qua
lại giữa hai vợ chổng, với việc giáo dục, với vai trò của con cái
trong gia đình, với các biểu tượng về một cuộc sống bìah yên
và hạnh phúc, với một tương lai m ong m uốn.v.v,.. V í dụ, nhà
xã hội học Anh J.Busfild và M. Paddon đã phân loại cá c hình
ảnh về gia đình theo 2 vectơ:
1. Các đặc tính và hoàn cảnh của đời sống gia đình (chủ
nghĩa tập thể, phương tiện vật chất, biểu tượng về những điều
tốt đẹp, tích cực và bình yên).
2. Sự phán đoán về cuộc sống gia đình (quan niệm sống,
vai trò làm cha mẹ, giá trị của con cái, qui mô của gia đình, sự
mua sắm của gia đình, khoảng thời gian giữa các lần sinh con,
việc kiểm soát sự sinh đẻ). Theo hai vectơ nêu trên, các tác giả
đã thu được những hình ảnh cụ thể về cuộc sống gia đinh được
nghiên cứu trong m ối liên hệ với việc sinh đẻ (46).
Sự phân loại trên đây đáp ứng được những yêu cầu theo
quan điểm tâm lí học đối với vấn đề sinh đẻ: trong đó kết hợp

được các đặc tính khách quan về hoàn cảnh của cuộc sống gia
đình và ý kiến về nó. Nhưng ý đồ của các tác giả không được
duy trì đến cùng, bởi vì trong số các đặc tính và hoàn cảnh của
cuộc sống gia đình cũng xuất hiện các biểu tượng về cái tốt,
tích cực và yên bình, là những biểu tượng đã rút ra từ lĩnh vực
các hiện tượng chủ quan và cần phải xếp vào những phán đoán
về cuộc sống gia đình.
Rõ ràng là, con người nhìn nhận lí tưởng của gia đình một
cách khác nhau, đánh giá một cách khác nhau về các mặt quan
trọng nhất của cuộc sống gia đình. Chẳng hạn, sinh viên
88


tâm lý học dân só

Trường Đại học Tác-tu (Liên Xô) đã đưa vào “mô hình hôn
nhân lí tưởng”: những quan hệ đạo đức giữa vợ và chổng- tôn

trọng nhau, hiểu biết lẫn nhau, tin tưởng nhau (được đánh giá
cao hơn cả); Những quan hệ xúc cảm- tình yêu, sự dịu dàng
(được đánh giá tương đối cao). Các nhà nghiên cứu cũng thu
được những tài liệu, qua đó có sinh viên cho rằng nên thay
khẩu hiệu “chúng ta hãy lấy nhau, vì chúng ta yêu nhau” bằng
một khẩu hiệu mới “chúng ta hãy lấy nhau, vì chúng ta tôn
trọng và yêu thương nhau”. Sinh viên Extôni đánh giá cao
những phẩm chất nhân cách của người chồng (vợ) lí tưởng như
chân thành và tốt bụng. Sinh viên (đặc biệt là nữ) cho trí thông
minh của người chổng (vợ) tương lai là quan trọng; nữ sinh
vidn nhìn thấy trong người chồng lí tưởng các đặc trưng như
lòng dũng cảm, tính cứng rắn, sự tận tâm.

Mô hình được thừa nhận chung về các quan hệ vợ chồng
là: chồng và vợ phải được phân chia trách nhiệm gia đình
ngang bằng. Công trình nghiên cứu ở Extôni đã không xác
nhận m ô hình cho rằng: đa số nữ thanh niên Extôni muốn có
một người chổng có nam tính, mạnh mẽ, có học vấn và tính
tích cực cao hơn trong công tác xã hội, và để bù đắp lại họ sẽ
sẵn sàng nhận về mình phần lớn các công việc gia đình (29).
Các công trình nghiên cứu khác còn chi ra rằng, cần phải xem
sự trội hơn đôi chút về trí tuệ cùa người chồng là một đặc
trưng của những cuộc hôn nhân “hạnh phúc”. Chính bản thân
phụ nữ đã nhấn mạnh điều đó (27).
Những biểu tượng về con cái có thể đóng vai trò xác định
trong hành vi sinh đẻ và trong cuộc sống gia đình nói chung.
Nhưng về vấn đề này còn có nhiều câu hỏi chưa được giải đáp


trán trọng thiùy

một cách khoa học, ví dụ như: cha mẹ nhìn nhân con cái mình
ở một lứa tuổi nào đó như thế nào? Họ muốn giáo dục cho Oon
gái và con trai những nét tính cách nào? Có những trở ngại nào
trên con đường giáo dục nhân cách với những đặc điểm xác
định? Những biểu tượng đang tồn tại về con cái có ảnh hưởng
đến hành vi sinh đẻ hay không?.V .V ..
Người ta đã thu được những số liệu khác nhau đối với giá
trị của con cái trong cuộc sống của hai vợ chổng. Một loại các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong những giá trị cùa hôn
nhân thì các giá trị đạo đức được đề lên hàng đầu: sự tôn trọng
lẫn nhau, sự hiểu biết lẫn nhau, lòng chung thủy, sự tin cậy.
Trong hệ thống giá trị của hôn nhân thì con cái chiếm vị trí thứ

ba hoặc thứ tư (7). Theo các tài liệu nghiên cứu ở Extôni thì
những người mới kết hôn đánh giá con cái tương đối cao.
Những người trưởng thành hơn (bắt đầu khoảng 30 tuổi) thì
đánh giá con cái cao hơn. Theo kết quả nghiên cứu ờ Latvia,
thì phần lớn những người được hỏi đều xếp con cái và hạnh
phúc gia đình vào những giá trị quan trọng nhất. Có lẽ những
kết quả khác nhau trên đây là do những khác biệt về phương
pháp thăm dò tạo nên.
So sánh những sô' liệu của hai cuộc thâm dò thanh niên,
tiến hành ở Extôni năm 1970 và năm 1979, cho thấy rằng: giá
trị của con cái trong những năm gần đây được tàng lên, đặc
biệt trong nữ sinh viên. Những người được hỏi cho rằng, trong
gia đình lí tưởng thì con cái (ít nhất là dưới 3- 4 tuổi) cần phải
được giáo dục tại nhà, và cần có sự tham gia của cả cha lẫn mẹ
vào côn g việc đó.

90


tâm lý học dãn sổ

Những biểu tượng về các đặc tính lí tưởng của hôn nhân và
của người chồng (vợ) không phải là bất biến. Thăm dò những
cặp vợ chổng mới cưới, các nhà xã hội học cho biết: trước
ngày cưới các cặp vợ chồng tương lai ít phê phán đối với mình
và người chống (vợ) tương lai nhất: sự đánh giá về minh và
người chồng (vợ) tương lai gần với lí tưởng. Trong vòng năm
năm và nói chung trong cuộc sống chung tốt đẹp, thì sự tri giác
lẫn nhau cùa hai vợ chồng sẽ trở nên chính xác hơn, sự đánh
giá về nhau gần gũi hơn, nhưng vẫn còn cao hơn sự tự đánh

giá. Ngược lại, ờ những cuộc hôn nhân không thành công, sự
đánh giá về nhau nhanh chóng bị hạ thấp và trờ thành thấp hơn
sự tự đánh giá. Các cặp vợ chổng hài lòng với hôn nhân của
m ình thì cho rằng người chồng (vợ) giống với lí tưởng của
m ình, còn những cặp vợ chổng không hài lòng với cuộc hôn
nhân cùa mình thì ngược lại, đối lập nó với thần tượng cùa
m ình (đặc biệt người vợ).
Đ ánh giá các công trình nghiên cứu, chỉ ra ảnh hưởng của

các hiểu tượng về cuộc sống gia đình và các thành viên của nó
đến hành vi sinh đẻ, v . v . Bôicô có nhận xét như sau. Thứ nhất,
trong các công trình nghiên cứu chủ yếu các tác giả đều theo
quan điểm nhân tố: vạch ra nội dung của cái lí tưởng về gia
đình, về người bạn đời, nhưng không chú ý đầy đủ đến vai trò
của biểu tượng này trong cuộc sống gia đình, của sự điều chỉnh

cắc quan hộ và hành vi sinh đẻ. Không loại trừ là, việc lí tưởng
hoá c u ộ c sống gia đình và các đặc tính cùa người bạn đời có
ảnh ỉhường xấu đến các quan hệ vợ chồng sau này, trở thành
nguy'ên nhân cùa sự tri giác xuyên tạc các hoàn cảnh sống và
hành vi ứng xừ với nhau, bi kịch hoá những xung đột gia đình.


TRẨN TRỌING THỦY

Thứ hai, các nhà nghiên cứu không đặt vấn đề hình thành
những biểu tượng đúng đắn về cuộc sống gia đình và vổ cá c
thành viên của nó. ở đây nảy sinh vấn đề về việc chuẩn bị ch o
thanh niên bước vào cuộc sống gia đình, về việc hìnhí thành
những nhu cầu định hướng giá trị hợp lí của cá nhân. Nhurng

điều đó chưa đù. Cần phải chú ý đến những phương tiộn có thể
tác động đến nhu cầu và định hướng của cá nhân. M ột trong
những phương tiện đó là các biểu tượng về cuộc sống g ia đ\nh
và các thành viên của nó.
II. CÁC MỐI QUAN HỆ QUA LẠI TRONG GIA ĐÌNH V À
VẤN ĐỀ SINH ĐẺ
Vấn đề các mối quan hệ qua lại trong gia đình còn ít được
nghiên cứu. Có thể chia ra một số khía cạnh mà tâm lí h ọc dân
số có nhiệm vụ phải nghiên cứu.
1. K hía cạnh giao tiếp tron g gia đình
Sự giao tiếp trong gia đình có ảnh hường đến việc sinh đẻ
qua những đặc điểm giao tiếp giữa các thành viên của gia đình,
được dựa trên những định hình giao tiếp cụ thể, những quan hệ
lẫn nhau và hành vi theo vai, phù hợp với các trách nhiệm hoạt
động cùa các thành viên trong gia đình mà cá nhân đã lĩnh hội
được. Giao tiếp có mặt bên trong và mặt bên ngoài. Mặt bên
ngoài được đặc trưng bởi tần số và hình thức tác động qua lại.
Mặt bên trong là nội dung tâm lí cùa nó, chúng có tác nhân và
các hậu quả tâm lí của nó, chúng có tác động qua lại trong gia
đình đối với từng thành viên. Cần nói rằng, các biểu tượng của
con người về nhau và về cuộc sống hôn nhân được ẩn dấu đằng
sau mặt bên trong của sự giao tiếp trong gia đinh. Chính tình
92


tâm lÝ HỌC DÁN SỎ

hình nãy đã thúc đẩy các nhà khoa học đặt câu hỏi về những
ngucn gốc bên trong của tính ổn định của hôn nhân và của hạnh
phúc gia đình- về tình yêu và sự tôn trọng lẫn nhau, về sự tương

đồng, vẽ sự hiểu biết nghĩa vụ và trách nhiệm, các tâm thế đạo
đức và các đặc điểm nhân cách của hai vợ chổng. Sự xuất hiện
cái gọi là những liên kết vợ chồng có vấn dề được cắt nghĩa
bằng những khác biệt giữa những đặc tính bên ngoài của giao
tiếp và những tiền đề bên trong của nó. Đặc trưng cùa những sự
liên kết đó là sự căng thẳng tâm lí, dồn nén, xung đột, cãi cọ;
chúng đều có nguồn gốc của mình là sự không được thoả mãn
nhu cầu của Hiột trong hai người (vợ hoặc chồng) về các xúc
cảm dương tính, vé những thể hiện âu yếm, chăm sóc, dịu dàng,
quan tâm. Đúng như nhà nữ khoa học Extôni Đ. Kutka nhận
xét, chất lượng cùa hôn nhân được bộc lộ ở sự vận hành bên
trong của gia đinh và phụ thuộc vào những đánh giá chủ quan
của hai vợ chồng về các m ối quan hệ liên nhân cách của mình,
về sụ quyến luyến và ùng hộ lẫn nhau của mình.
Một số nhà nghiên cứu phương Tây cũng nhận thấy có sự
phụ thuộc của giao tiếp gia đình vào những tiền để bên trong
của nó. V í dụ, các nhà nghiên cứu Canada W .H. Masters và
V.E. Johnson đã phát biểu quan điểm đó. Theo họ, giao tiếp
liên nhân cách trong hôn nhân đòi hỏi một tâm thế cùa hai
người đối với việc duy trì gia đình, đối với sự tin cậy lẫn nhau
như là một tiền đề cùa sức sống cùa gia đình, như là một khả
năng để thảo luận cởi m ở những vấn đề, như là sự sẵn sàng
tiếp nhận nhau, như là một kĩ năng hỗ trợ cho việc thực hiện
các nhu cầu của nhau (64).
Trước hết cần nhấn mạnh rằng, tính chất các mối quan hệ
bên trong gia đình phần nhiều phụ thuộc vào các nhân tô xã hội.

93



TRÁN TRONG T húy

Trong số các nhân tố đó, những nhân tố sau đây có ý nghĩa
hàng đầu: thái độ của xã hội đối với hôn nhân, gia đinh trẻ em;
sự tham gia của phụ nữ vào sản xuất xã hội. Chẳng hạn, như
mọi người đều biết, vị trí của con cái trong gia đình phin nhiều
là do vai trò và giá trị của chúng trong đời sông xã hòi quyết
định. Tất nhiên, sự định hướng của xã hội được phàn ánh trong
những tâm thế của cha mẹ đối với con cái của mình: con cái
trong gia đình- giá trị, niềm tự hào, biểu trưng của hạnh Dhúc.
Các nhà nghiên cứu phương Tây đã nhiều lần c ố theo dõi
sự biến đổi vị trí của con cái trong gia đình và xã hội triớc dây
và hiện nay. Chẳng hạn, C.D. Saal (Hà Lan) đã kết luín rằng,
trong suốt nhiều thế kỉ thiếu niên được coi là người lớn thu
nhỏ lại. Trong xã hội tư bản hiện đại, ông cho rằng trong quá
trình lớn lên đứa trẻ gặp phải hàng loạt những “rào chắn”.
Trong số đó có: sự không thể hiện tính người lớn hện đại,
khoảng cách trong quan hệ giữa thanh niên và người lớn, sự
mâu thuẫn giữa các giá trị và chuẩn mực của gia đìni và xã
hội, hệ thống các vai trò được phát triển m ạnh..(74). Có thể
tranh cãi về nội dung và số lượng các “rào chắn” do C D. Saal
nêu ra, nhưng cần thừa nhận rằng: vị trí của đứa trẻ tnng gia
đình, thái độ của cha mẹ đối với nó, trong thực tế, phầi nhiều
được qui định bởi những hiện tượng xã hội xảy ra cìng một
lúc với quá trình xã hội hoá nhân cách. Đ ồng thời, có một sô
nhà nghiên cứu, ví dụ các nhà nghiên cứu của Pháp khỏng
phải không có cơ sở để chỉ ra rằng: vai trò của xã hội ton g sự
hình thành nhân cách ngày càng trờ nên quan trọng (6 5 .
Xã hội tư bản, nơi mà quyền tư hữu thống trị, đầy ẩ y mâu
thuẫn xã hội mang tính đối kháng, nơi mà sự bóc lột của con


94


tâm lý học dân số

người đối với con người được hợp pháp hoá, thường làm hư
hỏng trẻ em , làm đồi truỵ thế hệ đang lớn lên.
Không khí tâm lí trong gia đình, tâm trạng của vợ chồng
và con cái, sự bền chặt của hôn nhân... là hệ quả của giao tiếp
trong gia đình. Đến lượt mình, tính chất của sự giao tiếp trong
gia đình, tất nhiên phụ thuộc vào phẩm chất nhân cách của các
thành viên của nó, vào văn hoá, tình yêu thương quyến luyến
lẫn nhau của họ. Giao tiếp trong gia đình có chức năng như
những hiện tượng tâm lí- xã hội, trong đó gồm: chức năng điều
chinh, nhân thức, biểu cảm , kiểm soát xã hội, xã hội hoá, ủng
hộ tình cảm ...
Các nhà nghiên cứu cùa nhiều nước khác nhau đã nhiều
lần cô gắng vạch ra xem khối lượng và chất lượng giao tiếp
trong gia đình có liên quan với hành vi sinh đẻ hay không.
Njíười ta đã thu được những số liệu trái ngược nhau về vấn đề
này. Chảng hạn, trong những công trình nghiên cứu được thực
hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ, người ta đã chỉ ra rằng: mức độ “gần gũi
của vợ chồng” càng cao, thì số con trong gia đình càng ít.
Đ ổn g thời ý định sinh con càng được phát biểu thường xuyên
bao nhiêu, thì tính tất yếu phải củng c ố các liên hệ hôn nhân
càng được ý thức bấy nhiêu. Nhân tố giao tiếp vợ chồng làm
giảm mức độ thích con trai và góp phần làm giảm số lượng con
lý tưởng và thèm muốn. Nhưng đa số các nhà nghiên cứu
phưưng Tây ghi nhận tính không có hiệu quả cùa sự giao tiếp

trong gia đình hiện đại và xem nó là một trở ngại đối với việc
điều chỉnh sinh đẻ.
Tính mâu thuẫn cùa các tài liệu thu được là do các nhà
nghiên cứu không chú ý đầy đủ đến phân kiểu học gia đình và


TRÁN TRỌNG THỦY

các quan hệ gia đình. Chính trong các gia đình thuộc một kiểu
cụ thể (có số lượng con nhất định và những dấu hiệu xã hộinghề nghiệp xác định cùa vợ chồng, điều kiện vật chất, sự
phân phối trách nhiệm , sự tham gia vào sản xuất xã hội.v.v...
nhất định), rõ ràng, sẽ nảy sinh những hình thức quan hộ g ia
đình cụ thể. Đ ến lượt mình, một kiểu quan hệ gia đình này nọ
(phụ thuộc vào các nhân tố như chiều sâu, tần số, nội dung,
phong cách giao tiếp, cũng như vào sự liên hợp của các nhân
tố ấy) có thể có ảnh hưởng khác nhau đến hành vi sinh đẻ
không chỉ của hai vợ chồng, mà cả con cái cùa họ nữa.
Tuy nhiên, ngoài tính chất của sự giao tiếp trong gia đình,
các nguyên tắc đạo đức- luân lý cùa việc tổ chức sự giao tiếp
đó cũng có thể có ảnh hường đến hành vi sinh đẻ. Sự thật,
những nguyên tắc đó cũng quy định cả sự giao tiếp trong gia
đình. Trong các tài liệu X ô V iết, người ta nhấn mạnh rằng gia
đình dược dựa trên nền tảng của các nguyên tắc nhân bản- chủ
nghĩa tập thể, tình yêu, thiện cảm, tình bạn, sự hiểu biết lẫn
nhau và lòng độ lượng. Trong một mức độ đáng kể, các
nguyên tắc đó thúc đẩy các gia đình thực hiện chức năng sinh
đẻ của mình. Chẳng hạn, sự giảm bớt thời gian rỗi cùa người
phụ nữ sau khi sinh con sẽ không gây ra sự căng thẳng thôm
trong gia đình, nếu như giữa hai vợ chồng tổn tại những quan
hệ tốt đẹp.

T heo sự khẳng định của nhiều nhà nghiên cứu, thì các
nguyên tắc trong cu ộc sống gia đình quan trọng hơn các
nhân tố vật chất, cũ n g như những thành công cùa từng thành
viên trong gia đình. Tuy nhiên, vai trò cùa những nguyên lắc
này trong hành vi sinh đẻ còn chưa được vạch ra một cách

96


TÂM LÝ HỌC DÂN số

đổy đù. Đ ồng thời người ta cũng xác nhận rằng, tính chất
giao tiếp giữa cha mẹ với nhau có để lại dấu ấn lên thái độ
cùa họ đối với con cái. N gười ta ch o rằng, những quan hệ
trong gia đình có ảnh hưởng đến đứa con từ trước khi nó ra
đời. Hoàn cảnh căng thẳng trong gia đình có ảnh hưởng xấu
đến sức khoẻ của đứa con tương lai. Những đứa trẻ như thế
thường hay phải được nuôi dưỡng nhân tạo sớm hơn. Sự kiệt
sức hay suy giảm sức khoẻ của bà m ẹ tương lai sẽ dẫn đến
rối loạn tuần hoàn não của thai nhi. Những đứa trẻ sơ sinh
trong các gia đình có xung đột bị những tác động có hại
khác nhau nhiều hom, hay ốm yếu hơn. Con cái của những
gia đình không hạnh phúc thường có mức độ hoạt động nhận
thức và tính tích cực xã hội thấp (40).
H.A. Jansen (Hà Lan), sau khi nghiên cứu các m ối quan hệ
trong gia đình hạt nhân, đã đi đến kết luận rằng: sự bất lực
trong việc giải quyết các xung đột và hậu quả của sự bất lực đó
đối với việc đạt được sự tâm tình giữa hai vợ chồng đã trở nên
nguyên nhân chính của tình trạng xã hội hoá “bệnh lý” của
đứa trẻ (75).

Một trong những khía cạnh của các m ối quan hệ trong gia
đình còn ít được nghiên cứu là sự giao tiếp của các anh em và
chị em. M ôi quan hệ qua lại của các con lớn và con bé trong
gia đình trong những trường hợp riêng lẻ mang tính chất không
thân thiện. Những xung đột giữa các anh em và chị em có khả
náng ảnh hưởng đến tâm thế sinh đẻ của con người. Khi nhớ
lại tuổi thơ cùa mình, người ta có thể đi đến kết luận rằng:
trong gia đình tốt nhất chỉ nên có một con. Còn những quan hệ
tốt đẹp giữa các anh em và chị em, ngược lại, có thể góp phần

• 97


TRÁN TRỌNG T'HÜY

hlnh thành tâm thế về một gia đình đông con, coi đó là lý
tưởng, là điều mong muốn.
Không nghị ngờ gì nữa, sự lành mạnh hoá các quan hệ
giữa hai vợ chồng, sự nâng cao tiềm năng giáo dục của gia
đình và văn hoá giao tiếp nếu không trực tiếp thì cũng g iầ n
tiếp có ảnh hường đến hành vi sinh đẻ. Sự bình thường ỉhoá
việc giao tiếp trong gia đình sẽ tạo nên niềm lạc quan, dẫn (đên
sự thống nhất và thái độ tôn trọng lẫn nhau của hai vợ chồ>ng,
và do đó nâng cao khả năng sử dụng khéo léo các phương ttiện
tránh thai. Ngược lại, trong những quan hệ xung đột có thể inảy
sinh sự có thai không m ong muốn, và sự ra đời cùa những tđửa
trẻ ngoài ý muốn. Đến lượt mình, sự có mặt của những (đửa
con trong gia đình sẽ có thể nâng cao khả năng của rhiững
quan hệ tốt giữa hai vợ chổng. Chẳng hạn, theo các số liệu cùa
B.A. Babin thì trong tuyệt đại đa số trường hợp, những ng:ười

có con đánh giá các m ối quan hệ lẫn nhau trong gia đìnn 'Cao
hơn so với những người không có con.
2. K hía cạnh hành vi theo vai trò
Khía cạnh này đề cập đến mối liên hệ cùa các đặc điểm trviệc thực hiện vai trò người chồng và người vợ trong gia đhh vói
hành vi sinh đẻ của hai vợ chồng. Thông thường trong sáci báo
người ta nhấn mạnh đến sự thay đổi của hành vi theo vai tiò inhư
là hậu quả của những biến thiên kinh tế- xã hội. Nhưng ttheo
chúng tôi, việc thực hiện các vai trò như thế, hình thành dưri ảnh
hưởng của những thuộc tính nhân cách cùa hai vợ chồng 'à con
cái, cũng có ý nghĩa quan ưọng đối với nhà tâm lí học din số.
Thường người ta ít chú ý đến mặt này của vấn đề.

98


tAm lý học dàn sỏ

Ở đây “vai trò trong gia đình” được hiểu là chuẩn mực
thục hiện các chức năng liên quan đến việc tiến hành công việc
nội trợ, giáo dục và chăm sóc con cái, thực hiện các trách
nhiệm của vợ chổng, đã được hình thành trong xã hội. Nếu
xem xét trên bình diện lịch sử, thì đặc điểm cùa hành vi theo
vai trò là ở chỗ: các chức năng không thay đổi về nguyên tắc
của gia đình được thực hiện với một vài biến thái và được đổi
chỗ, sang đàn ông hay đàn bà trong một mức độ ít hoặc nhiều,
và sự xuất hiện các chức năng mới sẽ kéo theo sự nảy sinh các
vai trò mới của hai vợ chồng.
Sự hạ thấp tỉ lệ sinh đẻ ở các đô thị lớn hiện đại diễn ra
song song với sự biến đổi hành vi theo vai trò cùa hai vợ chồng

trong gia đình. Đ iều này ít nhất cũng chứng minh cho mối liên
hệ gián tiếp của các hiện tượng nêu trên.
Người ta thấy có sự hạ thấp nào đó uy tín và vai trò giáo
dục cùa người cha trong hàng loạt các gia đình hiện đại. Con
cái thường nhận được lời khuyên từ bà mẹ nhiều hơn là từ ông
bố; thường chia sẻ buồn vui với người mẹ nhiều hơn. Một phần
không đáng kể các ông bô' tham gia vào việc đi chơi, vui đùa
cùng con cái, không nhiều ông bố kiểm tra bài vờ ờ trường của
con cái, đi họp ờ trường của con cái. V iệc động cơ hoá vai trò
lãnh đạo gia đình cũng được biến đổi và trở nên đa dạng hơn.
Trong số các động cơ làm chủ gia đình của người chổng thì
phổ biến nhất ià các động cơ sau: đảm bảo thu nhập, uy tín
trong gia đình, kinh nghiệm sống, các truyền thống, tính cách
đàn ông, sự quan tâm đến gia đình. Theo một thứ bậc tương tự
của các động cơ làm chủ gia đình của phụ nữ, thì động cơ
“đảm bảo thu nhập” trờ nên động cơ nặng cân hơn động cơ “sự

99


------------------------------------------------------------------------- TRẨN TRỌNG THÙY

quan tâm đến gia đình”, Z.A.Iancôva đã đưa ra m ột kết luận
quan trọng: mặc dù trong các gia đình ở thành phô hiện đại
vẫn còn giữ biểu tượng về người chồng- người nuôi sông, và
người vợ- người nội trợ, nhưng những biểu tượng đó mâu
thuẫn với các quan hệ thực tế đang ngày càng phù hợp với câu
trúc ngang bằng quyền hành trong gia đình và với sự bình
đẳng thực tế của phụ nữ và nam giới (41).
Một số công trình nghiên cứu ở các nước xã hội chù nghĩa

trước đây đã chỉ ra rằng, không phụ thuộc vào chỗ trong nhiều
gia đình đàn ông được thừa nhận là người đứng đầu, nhưng
trong một loạt trường hợp khó mà xác định được ai là chủ gia
đình. Còn trong những gia đình riêng lẻ thì các quan hệ theo
vai trò mang tính chất hình thức.
Trong sách báo khoa học người ta thấy có một s ố cố gắng
gắn hành vi sinh đẻ với các chỉ số khác nhau của các quan hệ
theo vai trò trong gia đình. Sự biến đổi cùa hành vi theo vai trò
trong gia đình đã kéo theo sự biến đổi vai trò lãnh đạo trong
việc kế hoạch hoá gia đình. Người phụ nữ hiện đại ngày càng
độc lập giải quyết vấn đề khi nào đẻ con. Theo một nghiên cứu
ở Lêningrat, được công bố năm 1976, thì có 46,7% phụ nữ
Lêningrat, được hỏi đã phá thai là do bản thân mình không
muốn có con, chỉ có 3,5% trong số họ tuyên bô' là do chổng
không muốn có con.
Trong sách báo phương Tây người ta thường nêu lên ý
kiến cho rằng, việc kiểm soát sinh đẻ là một bằng chứng
hùng hồn về sự độc lập của phụ nữ sống trong th ế kỉ này. Sự
thực không hoàn toàn như vậy. V iệc kiểm soát hành vi sinh
đẻ từ phía người phụ nữ không lớn như người ta nghĩ, nếu chú
100


TẦV LỶ HỌC DÀN SỐ

ý dến anh hưởng của nhà thờ, của chính phủ, đến tình trạng
dịch vụ, y tế, đến quan hệ với đàn ông. H. Roberts (A nh) đã
di đến kết luận là, người đàn ông giữ vai trò rất quan trọng
trong việc chấp nhận quyết định sinh đẻ của người phụ nữ và
c hính “bá quyển” trong việc k ế hoạch hoá gia đình thuộc về

họíổS). G. Rakusen (A nh) đã chỉ ra rằng, phụ nữ bị giới hạn
trong cái quyền áp dụng các phương tiện tránh thai, và ngay
cả khả nâng của họ trong việc kiểm soát tính đúng đắn của
việc áp dụng những phương tiện đó, và tính có thể áp dụng
(lươc cùa chúng cũng bị hạn chế.
Tự bản thân mình thì hành vi theo vai trò của hai vợ chồng
không có ảnh hưởng nhiều đến hành vi sính đẻ. Sự bất đồng
trong việc phân công các vai trò nội trợ chỉ là cái mặt tiền, mà
đằng sau nó ẩn chứa những bất đổng nghiêm trọng hơn về cấu
trúc của gia đình, về những giá trị của nó. Có thể nghĩ rằng, sự
xung đột về vai trò trong gia đình, sự không mong muốn cùa
vợ hoặc chồng trong việc thực hiện các trách nhiệm gia đình
của mình - đó chỉ là một hình thức thể hiện những mâu thuẫn
nghiêm trọng hơn, chỉ là một phương tiện để đối lập, để tự
khảng định, để chống đối. Bởi vậy, trong việc nghiên cứu cần
phải đi sâu hơn vào bản chất của các quan hệ vợ chồng, bằng
cách xác định ảnh hưởng của chúng đến đời sống của gia đình,
và đặc biệt là đến hành vi sinh đẻ.
3. Khía cạnh tưưng đ ồn g và thống nhất của hai vợ chồng
ở đây muốn nói đến những đặc tính của hôn nhân và của
hai vợ chồng, mà sự thống nhất quan điểm , sự gần gũi về thể
xác và tâm hồn phụ thuộc vào đó- đến việc sinh đẻ.
101


TRÁN TRỌNG THÙY

Sự tương đồng của hai vợ chồng được hiểu là tình trạng
quan hệ vợ chổng mà nó đảm bảo thực hiện được phần lón hay
tất cả m ọi chức năng của người chồng và người vợ trorg gia

đình, không có những xung đột qua lại và trải nghiệm nói tâm
do sự không thoả mãn về nhau gây nên. Các tiêu chuẩn của sự
tương đồng giữa hai vợ chồng là: sự bền vững của hôn nhân,
sức khoẻ thể xác và tâm lí của hai vợ chồng (các chỉ số thách
quan), sự hài lòng về các m ối quan hệ, các tình cảm cương
tính với nhau( các chỉ sô chủ quan) (33).
M ột trong những hệ quả cùa sự tương đồng giữa hai vợ
chồng là sự nhất trí. Trong khuôn khổ của cuộc sống vợ chồng,
thì sự nhất trí - đó là hình thái của các mối quan hộ qua lài của
hai vợ chồng được dựa trên cơ sở tự nguyện hoặc chấp nhậi một
cách miễn cưỡng sự phán quyết trong hành vi của một trong híũ
người khi có một vài phương án giải quyết có thể có. Thec quan
điểm đạo đức thì sự nhất trí được xem như là một hình thíc thể
hiện sự tôn trọng của cá nhân đối với ý kiến và hành n của
người bạn đời, một hình thức thừa nhận uy tín của họ.
Trong số những biến thiên, qui định tính tương đ ồig và
nhất trí của hai vợ chồng, có những nhân tố khác nhau vị bản
chất của mình: thái độ của vợ chồng đối với những giá l ị của
xã hội, đối với các nhu cầu vật chất và tinh thần, đối với ý
nghĩa của cuộc sống, thái độ đối với gia đinh và con cá , tính
cách- mà tính quảng giao phụ thuộc vào đó, sự hợp tác, ạr hoà
thuận, sự thoả mãn về cuộc sống gần gũi với người bại đời.
Nhiều trong s ố các nhân tố đó đã được nghiên cứu gắn lim với
hiện tượng ly hôn. Nhưng cho đến nay thì vai trò của thúng
đối với hành vi sinh đẻ vẫn chưa được làm sáng tỏ. M102


tâm lý học dãn số


gian dài vấn đề tương đồng và nhất trí được nghiên cứu một
cách khá phiến diện. Phần lớn các nhà nghiên cứu X ô V iết đã
ngh:ên cứu ảnh hường của bệnh lí học các quan hệ gia đình, sự
tươr.g đồng cùa vợ chồng, sự bển chặt của hôn nhân đối với
việc giáo dục con cái. Dần dần tầm hạn nghiên cứu các nhân tố
tâm lí- xã hội cùa quan hệ gia đình được mờ rộng: người ta đã
bát đầu nghiên cứu vai trò của tính cách, trí thông minh, sự
thoa mãn về các quan hệ, sự hấp dẫn lẫn nhau của hai vợ
chổng...
Những tài liệu đã có cho phép chúng ta nhận xét rằng: có
một sự phụ thuộc nhất định giữa tính tương đổng của hai vợ
chồng và hành vi sinh đẻ, sự phụ thuộc này là do những khác
biệt trong cảm giác bản thân của hai vợ chồng quy định.
Chẳng hạn A.N. V ôncôva đã vạch ra rằng, những người đàn
ông nào mà tự mình chỉ huy khỏng khí cảm xúc trong gia đình
thì rất ít thoả mãn với các quan hệ trong gia đình. Trong số
những phụ nữ thoả mãn nhiều hơn với các quan hệ trong gia
đình thì có những người phản ứng một cách m ềm dẻo với tình
huống cãng thẳng tâm lí trong gia đình và chỉ huy không khí
cám xúc. Người ta cũng đã vạch ra rằng, những cặp vợ chổng
hạnh phúc thì có sự tôn trọng lẫn nhau ở mức độ cao, thừa
nhận uy tín cùa nhau trong các lĩnh vực hoạt động và nhận
thức khác nhau và sự hấp dẫn xúc cảm lẫn nhau ờ mức độ cao.
Còn đối với những cặp vợ chồng không hạnh phúc thì không
chỉ có các đặc tính đó ờ mức độ thấp, mà còn có tính độc lập
đáng kể, sự tôn trọng một phái hoặc sự hấp dẫn cảm xúc một
phái: trong các gia đình không có hạnh phúc có sự bất đồng
giữa vợ chồng về các giá trị của gia đình, đặc biệt về sự đánh

103



×