Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Phương Pháp Điều Trị trong y học dân tộc (Phần 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.46 KB, 6 trang )

Phương Pháp Điều Trị trong y học dân tộc
(Phần 2)
3. ÔN PHÁP (Làm Ấm)
Đại cương: Khi dùng các thuốc cay, nóng thường gây kích thích, làm ấm
người... Người xưa qua kinh nghiệm điều trị hàn chứng đã dùng Ôn pháp, do đó,
Ôn pháp bắt nguồn từ việc chữa hàn chứng.
Áp dụng lâm sàng: Ôn pháp được dùng để :
 Chữa những bệnh Hàn chứng.
 Chứng bệnh do dương khí suy.
Trên lâm sàng thường được chỉ định dùng trong :
1. Hồi dương cứu nghịch: Để cấp cứu những bệnh do hán tà trúng thẳng
vào lý (bụng đau do lạnh, ngất, trụy mạch).
+ Về thuốc : Dùng các vị thuốc tính nóng, mạnh như bài Tứ Nghịch Thang
(Phụ tử, Can khương, Cam thảo) hoặc Sâm Phụ Thang (Nhân sâm, Phụ tử).
+ Châm cứu : Thường dùng cứu hơn châm. Cứu huyệt Thần khuyết (có thể
cứu bằng điếu ngải, nhưng tốt nhất, dùng muối rang nóng, bọc vào khăn, chườm
lên huyệt Thần khuyết), cho đến khi tay chân ấm.
2. Ôn dương Trừ hàn: Khôi phục lại sức hưng phấn để khu trục hàn tà (trị
hàn tà xâm nhập vào kinh lạc làm chân tay sưng đau nhức... ban ngày nặng, ban
đêm nhẹ hoặc ngược lại).
+ Về thuốc : Dùng các vị thuốc ấm, thường dùng bài "Lý Trung Thang"
(Nhân sâm, Bạch truật, Cam thảo, Can khương).
+ Châm cứu : Cứu hoặc châm sâu, lưu kim lâu hoặc dùng thủ thuật "Thiêu
sơn hỏa", huyệt thường dùng : Quan nguyên (Nh.4), Khí hải (Nh.6), Túc tam lý
(Vi.36), hoặc bổ các hỏa huyệt của các kinh bệnh.
- Chú ý : Chỉ được dùng khi bệnh thuộc Thực hàn, do đó cần đề phòng hiện
tượng giả hàn mà bệnh là Thực nhiệt (chân nhiệt giả hàn).
4. THỒ PHÁP (làm cho nôn)
Đại cương: Trong thực tế, khi ăn phải thức ăn độc hoặc không thích hợp,
cơ thể tạo ra phản ứng tống độc chất ra ngoài bằng nôn mửa. Kinh nghiệm cho
thấy : khi nôn ra được thì nhẹ, vì thế người xưa đã đề ra Thổ pháp, vận dụng hiện


tượng trên trong chữa bệnh.
Áp dụng:
+ Thường dùng trong những ngộ độc thức ăn cấp, độc còn ở bao tử. Thiên
"Âm Dương Ưùng Tượng Đại Luận" (TVấn 5) ghi : "Bệnh ở trên cao, nhân cái
cao ấy mà làm cho nó vọt ra", ý nói là khi bệnh còn ở phần trên hông, ngực, bao
tử, dùng thổ pháp để đẩy ra.
+ Hoặc đờm dãi làm nghẽn đường hô hấp.
Về thuốc:
- Dùng những vị thuốc có mùi tanh, vị đắng : Cuống dưa đá (Qua đế tán),
muối ăn, Thường sơn...
- Hoặc có thể ngoáy, móc họng cho gây nôn.
Châm cứu: Thường dùng huyệt Nội quan (Tb.6), Trung quản (Nh.12),
Thiên đột (Nh.22).
Châm tả Nội quan sao cho cảm giác lên đến nách. Châm tả tiếp huyệt
Trung quản, dùng ngón tay vuốt từ kim lên ngực nhiều lần cho cảm giác đi lên
ngực. Dùng ngón tay ấn và day mạnh huyệt Thiên đột cho buồn nôn. Khi đã buồn
nôn nhiều, rút kim ở huyệt Trung quản ra cho nôn. Nếu nôn chưa được, hỗ trợ
bằng cách ngoáy họng.
Chú ý : Người suy nhược, già yếu, có thai hoặc mới sinh, hư suyễn và bệnh
phổi, không nên cho nôn.
5. HẠ PHÁP (làm cho hạ, gây đi thông tiện)
Đại cương: Độc khí ở trong người gây khó chịu, hễ đẩy ra ngoài được thì
thấy dễ chịu, người xưa theo cách đó chế ra phép hạ.
Áp dụng: Được dùng trong các trường hợp bệnh tà ở trường vị như táo
bón, huyết ứ, đờm, nước ngưng kết, nóng quá, để tà khí theo phân ra ngoài.
Về thuốc: có thể dùng Đại hoàng, Mang tiêu, vỏ cây đại, Ba đậu... có thể
chia ra :
+ Hàn hạ : dùng thuốc hàn để xổ : Đại hoàng.
+ Ôn hạ : dùng thuốc ôn để xổ : Ba đậu.
Châm cứu: dùng các huyệt Thiên xu (Vi.20), Túc tam lý (Vi.36), Tam âm

giao (Ty.6).
Lần lượt châm Thiên xu, Túc tam lý rồi Tam âm giao, tất cả châm tả. Nếu
do nhiệt kết, châm nông, lưu kim ít, hoặc dùng thủ thuật "Thấu thiên lương".
Nếu do hàn ngưng, châm sâu, lưu kim lâu, hoặc dùng thủ thuật "Thiêu sơn
hỏa".
Cũng có thể kích thích mạnh huyệt Hiệp cốc và Chi câu (Ttu6).
Chú ý :
- Không hạ khi tà còn ở Biểu, hoặc đã vào Lý mà chưa kết tụ.
- Không hạ đối với người yếu, người có thai, sau khi đẻ, sau khi mất máu.
- Khi xổ, cần chú ý đến bệnh tình để xác định mức độ xổ nhẹ hoặc mạnh.
6. HÒA PHÁP (Điều Hòa Cơ Thể)
Đại cương: Mục đích để điều hòa cơ thể, phù chính khu tà. Phạm vi sử
dụng rộng rãi hơn các phương pháp khác. Những bệnh không cần làm cho ra mồ
hôi, làm nôn, làm đi đại tiện, bổ hay tả đều có thể dùng phép Hòa. Là 1 cách giải
nhiệt nhưng không làm ra mồ hôi.
Áp dụng: Dùng để chữa :
 Các bệnh ở phần Bán biểu bán lý.
 Bệnh do Can thực mà Tỳ vị hư.
 Bệnh nóng trên lạnh dưới hoặc ngược lại.
- Về thuốc : thường dùng bài "Tiểu Sài Hồ" (Sài hồ, Nhân sâm, Cam thảo,
Hoàng cầm, Đại táo, Bán hạ, Sinh khương).

×