Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

chuyện tình trương chi(tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.92 KB, 2 trang )

Trương Chi đã chết, chàng không thể ở lại bến sông xưa để tiếp tục hòa nỗi cô đơn trong
tiếng sáo, khi nửa mảnh hồn của chàng không thể hòa nhập ở cõi trần gian. Tình yêu
Trương Chi đã dành cho Mỵ Nương, không phải để tìm sự hòa nhập xác thân với nụ hôn trần
thế, mà là sự đồng cảm của tâm hồn. Cho nên dù thân xác tiêu tan, linh hồn Trương Chi –
con người đích thực của chàng – đã kết thành khối ngọc đá bằng chính trái tim, như sẵn
sàng thách thức với thiên thu, chờ đợi một sự khẳng định của nàng. Chàng nghệ sĩ tài hoa
bạc mệnh, từ lâu đã chỉ sống với chính nội tâm, con người đích thực cao khiết trong chàng.
Lòng chàng không oán trách Mỵ Nương, như thế nhân không ít người lầm tưởng.
Nàng khóc; khi tiếng sáo của “một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ”(*) lại đến với cõi
lòng nàng.
Nàng khóc; khi hình bóng con thuyền Trương Chi của ngày xưa, đã chở cả một mùa thu
cùng với tiếng thu đến làm rung động tâm hồn trinh nữ trong nàng. Vũ trụ như quay cuồng
chao đảo. Trăng sao tàn úa.
“Trầm vút tiếng gió mưa…”
Cùng với tiếng gió vương
Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa
Đò ơi! …”(*)
Một cảm xúc mãnh liệt, dâng tràn từ cõi mênh mang trong tâm hồn trinh nữ, kết tinh thành
giọt lệ nhỏ xuống trái tim ngọc đá như muốn vĩnh hằng với thời gian. Hai tâm hồn hòa
nhập. Trái tim Trương Chi tan đi, để lại cho thế nhân thiên bi diễm tình trác tuyệt, đưa tình
yêu đôi lứa đến tận cõi bất tử của các thiên thần.
Đoạn cuối của câu chuyện tình đầy huyền ảo trong sự hư cấu nghệ thuật, đạt đến đỉnh cao
nhất của thiên bi diễm tình trác tuyệt và rất giàu chất nhân bản. Chính chất huyễn hoặc,
lãng mạn đạt đến tuyệt đỉnh trong chuyện tình Trương Chi, đã hóa giải được mâu thuẫn
giữa những hình thái ý thức xã hội – dù biến thiên theo lịch sử – liên quan đến quan hệ nam
nữ với tình yêu, mà trong “Nhà thờ Đức Bà ở Paris” một điển hình được ca ngợi về thể loại
chuyện tình lãng mạn, đã không giải quyết được. Trong “Nhà Thờ Đức Bà ở Paris” Cadimodo
đã chết theo người yêu, tuy giàu chất lãng mạn, nhưng không thể là một mẫu tình yêu của
đời thường. Ngược lại, chính sự huyền ảo phi thực trong chuyện tình Trương Chi – thể hiện ở
trái tim ngọc đá và giọt lệ thiên thu – đã đưa con người hướng tới một giá trị đích thực của
tình yêu là sự hy sinh và hòa nhập tâm hồn, nhưng lại không thể chứng tỏ được bằng cái


chết. Đây chính là chất nhân bản trác tuyệt của câu chuyện tình này. Bằng những hình
tượng nghệ thuật, tác gia Lạc Việt đã chứng tỏ được chất lãng mạn tuyệt đỉnh và mơ ước
trong tình yêu đôi lứa: sự hoà nhập của tâm hồn, chính là cõi huyền diệu trong “Mùa xuân
vĩnh viễn“(**) của nhân loại.
Chuyện tình Trương Chi, một chuyện tình lãng mạn cổ kim chưa từng có, vĩnh viễn đứng ở
đỉnh cao của Kim Tự Tháp những chuyện tình lãng mạn của nhân loại, đã chứng tỏ trí tuệ
bậc thầy của các tác gia đời Hùng để lại cho thế nhân qua hàng thiên niên kỷ…
Mai ta chết dưới cội đào.
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu
Phạm Thiên Thư
Thời gian trôi đi... thế nhân ai hiểu được cho cõi lòng Trương
Chi và tâm hồn trinh nữ trong nàng Mỵ Nương vĩnh hằng?
“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?”(***)
Đâu đây... từ quán cà phê cóc trên vỉa hè, có tiếng hát não nề vọng ra từ chiếc cassette cũ
với cuộn băng đã nhão, đang ca bản “Giọt lệ đài trang”:
Ngày xưa ai lá ngọc cành vàng?
Ngày xưa ai quyền quý cao sang?
Em, chính em ngày xưa đó, đã xây đời lên tột đỉnh nhân
gian.
Ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn?
Ngày xưa ai nghệ sĩ lang thang?
Tôi, chính tôi ngày xưa đó, cũng đèo bòng mơ người đẹp lầu quan…
Không! Không phải đó là mối tình Trương Chi – Mỵ Nương. Đôi lứa đã thuộc về cõi bất tử,
đâu còn ở trần gian để so sánh với tình yêu vượt biên giới của những nàng Bôhêmiêng thời
đại đi theo chàng
Cadimodo ra ngoại quốc. Trương Chi – Mỵ Nương không màng đến hòa nhập xác thân, của
cải nào có ý nghĩa gì. Văn Cao, một nghệ sĩ tài năng tuyệt thế mà nhạc khúc Thiên Thai đã
đưa linh hồn ông vào chốn vĩnh hằng ở cõi Bồng Lai. Ông không hề trách Mỵ Nương như
chàng nghệ sĩ trách người đẹp đài trang. Ông trách thế nhân còn có mảnh đời phụ bạc, khi

ông tìm thấy cảm hứng tuyệt vời ở “Chuyện tình Trương Chi”.
Đêm nay,
Dòng sông Thương dâng cao,
Mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gõ ván thuyền,
Ta ca trái đất còn riêng ta,
Đàn đêm thâu.
Trách ai khinh nghèo quên nhau
Đôi lứa bên giang đầu
Người ra đi với cuộc phân ly
Đâu bóng thuyền Trương Chi?(*)

×