Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài 21: Đi đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.5 KB, 9 trang )

NGẮM TRĂNG - ĐI ĐƯỜNG
( Hồ Chí Minh )

A. Mục tiêu:
1/.Kiến thức:
Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù
trong hoàn cảnh tù ngục. Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với
vầng trăng qua bài “ Ngắm trăng”.
Cảm nhận được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ, từ việc đi đường gian
lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng qua bài “ Đi đường”
Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ, bình dị, tự
nhiên, sâu sắc.
2/. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, phân tích, so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm.
3/.Thái độ:
- Yêu mến, cảm phục trước tâm hồn nghệ sĩ đầy lạc quan, yêu thiên
nhiên của Bác .
B. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại
C. Chuẩn bị:
1/ GV:Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn.
D. Tiến trình lên lớp:


I. ổn định:
II. Bài Cũ: - Đọc diễn cảm bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” và trình bày cảm
nhận của em về bài thơ?
III. Bài mới: ĐVĐ Trong thời gian 14 tháng bị chính quyền Tưởng giới
Thạch bắt giam, HCM đã viết tập “ Nhật kí trong tù” với 133 bài. đó là một tác
phẩm văn chương vô giá, đúng như Xuân Diệu nhận xét “ cái hay vô song của tập
thơ là chất người cộng sản HCM”. Bên cạnh tình yêu con người, tình yêu đất nước


thì tình cảm đối với thiên nhiên là một nét nỗi bật trong thơ Người, đặc biệt là ở
những bài thơ viết về trăng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ được chứng kiến một
cuộc “ Ngắm trăng” thật đặc biệt của Bác Hồ và cũng qua đó ta thấy vẽ đẹp tâm
hồn của Bác thể hiện rất rõ trong bài thơ “ Ngắm trăng” 1 bài thơ hay trong tập “
Nhật kí trong tù”.

Hoạt động 1: I/Đọc - Tìm hiểu chung
- GV đọc bản phiên âm nguyên tác, sau đó 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
1 - - HS đọc phần giải nghĩa từ.
Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch (
( GV kiểm tra 1 số từ Hán Việt quen Trung Quốc)
thuộc).
- Gọi 1 HS khác đọc bản dịch nghĩa.

2 /Đọc, hiểu chú thích:

- GV đọc bản mẩu dịch thơ.
- Gọi 2 HS đọc lại phiên âm và dịch thơ.
- HS đọc kĩ chú thích để hiểu thêm tập thơ
“ ? ? Nhật kí trong tù” bài thơ được làm 3/ Thể thơ:
theo thể thơ gì?
Thất ngôn tứ tuyệt


Hoạt động 2: II/Đọc - Tìm hiểu bài thơ:
? Theo em, người xưa có thú vui gì khi 1/ Câu 1, 2:
thưởng nguyệt và họ ngắm trăng trong
hoàn cảnh như thế nào? có rượu, hoa..”
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên”, “ Đêm
thanh hớp nguyệt nghiêng chén” ngắm

trăng khi tâm hồn thảnh thơi.
? Còn Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh
Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: ở tù,
nào? “ Chẳng được tự do....trăng thu”.
không rượu, không hoa.
? Vì sao Bác chỉ nhắc đến thiếu hoa và
rượu?

Chỉ nhắc thiếu hoa, rượu-> đón nhận
đêm trăng đẹp với tư cách của một
? Trước cảnh đẹp đêm trăng, tâm hồn Bác người thi nhân.
thể hiện như thế nào? Em thử so sánh câu
dịch với nguyên tác?
- Nguyên tác: câu nghi vấn.
- Câu dịch: Câu tường thuật,
sự bối rối, tự vấn đã mất,
thay vào đó là một sự phủ
định.
? Vì sao Bác lại có tâm trạng bối rối như
vậy? Vì trăng đẹp lộng lẫy như vậy nhưng
- - - Người không được “ thưởng nguyệt”
một cách thực sự ( không tự do, lại thiếu 2
thứ quan trọng nhất).

Tâm trạng: Bối rối, xúc động, xốn
xang rất nghệ sĩ.


- HS đọc câu 3, 4 ( lưu ý bản phiên âm).
? Dù có bối rối như vậy nhưng Bác vẫn

quyết định như thế nào?

2/ Câu 3, 4:

? Nghệ thuật độc đáo thể hiện ở hai câu
Chủ động đón trăng bằng tấm lòng.
thơ này?

Nghệ thuật:
Nhân hoá:
Đối:
? Qua nghệ thuật đó, cho ta biết được gì về Nhân.......nguyệt.
quan hệ giữa người và trăng?
Nguyệt.....thi gia.
? Có ý kiến cho rằng đây là một sự vượt
ngục về tinh thần. Em có suy nghĩ gì về ý => quan hệ bạn bè-> 2 cái đẹp giao
hoà trở thành bạn tâm giao, tri kỉ.
kiến đó?
? Em có suy nghĩ gì về việc Bác tự nhận
mình là thi gia khi trăng ngắm lại Bác? câu
3 Bác dùng chữ nhân để chỉ người ngắm
trăng nhưng câu cuối, người ngắm trăng
biến thành thi gia. Trước vằng trăng,
không còn tù ngục, không còn tù chỉ có
người thơ và tri kĩ vầng trăng. Chỉ với tư
cách là thi gia, Bác mới có thể giao hoà
thân mật, say sưa đến vậy.

 sự vượt ngục về tinh thần.


? Qua bài thơ em hiểu được gì về tâm hồn
Bác?

* Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, chan
hoà, yêu thiên nhiên, phong thái ung


dung.

Hoạt động 3: III/ - Tổng kết:
? Theo em giá trị nội dung và giá trị nghệ 1/. Nội dung:
thuật của bài thơ này là gì?
2/. Nghệ thuật:

Hoạt động 4: IV/ - Cũng cố:
- HS đọc diễn cảm bài thơ, qua bài thơ em có rút ra được cho bản
thân bài học gì không?
Hoạt động 5: V/ - Hướng dẫn về nhà:
Bài cũ:
-

Học thuộc lòng bài thơ.
- Nắm nội dung, nghệ thuật.
- Sưu tầm những bài thơ viết về trăng của Bác.


ĐI ĐƯỜNG
Hồ Chí Minh
A.Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ : Từ việc đi đường

gian lao mà nói nói lên bài học đường đời, đường CM.
- Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ rất bình
dị, tự nhiên, chặt chẽ mang ý nghĩa sâu sắc
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ bài thơ.
3. Thái độ : Giáo dục HS lòng kính yêu, tự hào về Bác.
B.Phương pháp : Nêu vấn đề, đàm thoại
C. Chuẩn bị : GV : Bài soạn, SGK
HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn
D.Tiến trình lên lớp :
I. ổn định lớp :
II. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới :
1. Đặt vấn đề : GV giới thiệu bài
2. Triễn khai bài dạy :

Hoạt động 1 :Đọc- Tìm hiểu chung


GV hướng dẫn HS tìm hiểu hoàn cảnh 1. Hoàn cảnh sáng tác : Trên
sáng tác bài thơ.
đường bị giải đi đến nhà lao
khác.
- HS đọc, tìm hiểu chú thích .
2. Đọc ,hiểu chú thích :
- Thể loại của bài thơ : TNTT
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung văn bản
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài Câu1 : Nỗi gian lao của người đi
thơ
đường - > ý chủ đạo
Tìm hiểu kết cấu của bài thơ.

Kết cấu bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
Đường luật có trình tự : Khai (mở) ;
Thừa (nâng cao) ; chuyển (chuyển ý) ;
hợp (tổng hợp).
- HS đọc câu 1 : Câu 1 mở ra ý
chủ đạo
gì của bài thơ ? - Nỗi gian lao của người
đi đường.

Câu thơ vừa có ý nghĩa thực vừa
? ý câu thơ có phải chỉ nói riêng về sự vất có ý nghĩa sâu xa.
vả của việc đi đường không ?
- Đi đường : chuyển từ nhà lao này-> nhà
lao khác là một thực tế song ở đây tác giả
cũng muốn nói đến con đường CM đầy khó
khăn vất vả.
? Sự khó khăn vất vả đó như thế nào ?
Đọc 2 câu tiếp : Nghệ thuật sử dụng trong
câu thơ ?

-Câu 2 :


- Điệp ngữ.

- Điệp ngữ -> nhấn mạnh nỗi
gian lao vất vả của con đường
? Tác dụng ? - Nhấn mạnh sự trùng điệp đời, con đường CM.
của núi non hiểm trở gian lao -> Nỗi gian
lao vất vả triền miên của con đường đời,

con đường CM.
? Đọc câu 3 : Hiểu ý nghĩa của câu thơ như
thế nào ?
-Mọi gian lao, vất vả đều đã kết thúc lùi về
phía sau, người đi đường đến đỉnh núi cao
chót vót. Lúc gian lao nhất đồng thời cũng
là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi
đường đứng trên cao điểm tột cùng, đến
đích thắng lợi.

Câu 3 :
Trải qua nhiều khó khăn vất vả
người đi đường đến đích thắng
lợi.
->Câu thơ có hàm ý sâu sắc.

? Đọc câu thơ 4, phân tích nội dung, ý
nghĩa ?
- Câu thơ diễn tả niềm vui bất ngờ đặc biệt,
phần thưởng quí giá cho những con người
đã vượt qua khó khăn, vất vả -> niềm hạnh
phúc lớn lao của người CM khi đã giành
Câu 4 : Niềm vui sướng đặc biệt,
thắng lợi.
bất ngờ của người vượt qua
được khó khăn, vất vả.-> niềm
hạnh phúc của người CM khi đã
giành được thắng lợi.

Hoạt động 3 : Tổng kết


? Em hiểu gì về nội, dung, nghệ thuật của * ý nghĩa của bài thơ :
bài thơ ?
- Bài thơ có hai lớp nghĩa : nghĩa đen : nói
về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý nói Bài thơ có 2 lớp nghĩa: nghĩa đen


về con đường CM, đường đời. Bác muốn và nghĩa bóng
nêu lên một chân lí, một bài học rút ra từ
thực tế cuộc sống của chính Bác : Con
đường CM là lâu dài, vô cùng gian khổ
nhưng kiên trì, bền chí vượt qua gian nan,
thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi
rực rỡ.
? Theo em đây có phải là một bài thơ tả
cảnh, kể chuyện không ? - Không phải
-Đây là một bài thơ chủ yếu thiên về suy
nghĩ, triết lí từ những lời tâm sự chân tình
của Bác.
? Bài học cần ghi nhớ điều gì ?
- Đọc diễn cảm bài thơ.

* Ghi nhớ :
IV. Đánh giá kết quả :
Nêu ý nghĩa của 2 bài thơ đã học?
V. Hướng dẫn dặn dò : (3’)
Về nhà học thuộc lòng 2 bài thơ, nắm kĩ nội dung. Chuẩn bị bài :Câu cảm
thán - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán ? Chức năng chính của câu cảm
thán?




×