Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng của bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2005 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 91 trang )

1

CƠ CẤU BỆNH TẬT BỆNH NHÂN NỘI TRÚ VÀ KHẢ
NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TUYẾN HUYỆN TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2005-2014


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ cấu bệnh tật (CCBT) của một cộng đồng, một quốc gia là sự phản
ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của cộng đồng hay quốc gia
đó. Việc xác định CCBT để đưa ra bằng chứng giúp cho ngành y tế xây dựng
kế hoạch bệnh viện hàng năm cũng như kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng
đồng trên địa bàn một cách toàn diện, đầu tư cho công tác khám chữa bệnh,
phòng bệnh.
CCBT luôn luôn thay đổi, tương ứng với sự biến đổi của khí hậu, điều
kiện sống, nền kinh tế, xã hội và một phần là tác động của các dịch vụ y tế.
Theo Omran (1997) sự chuyển đổi của CCBT được phân chia thành 4 giai
đoạn với sự nổi trội của từng nhóm bệnh: Giai đoạn của dịch bệnh và đói
kém; giai đoạn rút lui của các đại dịch; giai đoạn các bệnh không lây; giai
đoạn của các bệnh thoái hoá chậm [1].
Ở Việt Nam, CCBT hiện nay đang trong thời kỳ chuyển đổi dịch tễ
học, với gánh nặng bệnh tật kép. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm,
nhưng một số bệnh lây nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại; tỷ lệ mắc các
bệnh không lây ngày càng gia tăng; tai nạn, chấn thương, ngộ độc tăng nhanh;
một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường
[2],[3],[4],[5],[6],[7]. Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện của Bộ Y tế, tỷ

trọng nhập viện của nhóm các bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% năm 1976


đã giảm xuống 25,2% vào năm 2008. Nhóm các bệnh không lây nhiễm ngày
càng tăng qua các năm, từ 42,6% năm 1976 lên 63,1% năm 2008. Nhóm các
bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%
[8]. Bên cạnh CCBT, số bệnh nhân và tỷ lệ mắc bệnh qua các thời kỳ cũng là
chỉ số nói lên gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng.
CCBT qua Báo cáo bệnh viện ở mỗi vùng miền có sự khác nhau. Ngay
trong một tỉnh, các vùng địa lý- kinh tế khác nhau CCBT cũng khác nhau


3

trong một điểm thời gian. Về xu thế thay đổi CCBT cũng như số bệnh nhân
nhập viện thường thể hiện sự khác biệt sau nhiều năm, vì vậy có thể phân tích
số liệu với cách quãng 4-5 năm.
Phân tích CCBT dựa trên kết quả khám sức khỏe toàn dân có nhiều
nhược điểm và không khả thi. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào
thống kê những trường hợp bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại BV. Cơ sở của
việc sử dụng sổ sách thống kê báo cáo và hồi cứu bệnh án nội trú của BV là
“phân tích phần nổi của tảng băng”. Do mỗi khi bị ốm người dân có thể
không chữa gì, đến y tế xã và thôn bản, đến BV các tuyến, đến các cơ sở
phòng khám hay BV tư nhân và tự mua thuốc về chữa. Tỷ lệ đến khám bệnh
tại BV chỉ dao động từ 5% - 10% số trường hợp ốm [9],[10].
Trong hệ thống khám chữa bệnh ở Việt nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng, theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế, BVĐK huyện là nơi
đầu tiên tiếp nhận khám, cấp cứu và điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản và
giải quyết các bệnh tật thông thường theo kỹ thuật của tuyến huyện mà chưa
cần chuyên khoa sâu [11]. BVĐK huyện giữ vai trò rất quan trọng trong công
tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực tế hiện nay tại Vĩnh Phúc, việc đầu tư
và định hướng phát triển các BVĐK tuyến huyện còn thiếu những căn cứ
khoa học mà nhiều khi các nguồn số liệu để đưa ra các căn cứ khoa học sẵn

có lại không được sử dụng. Một số câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là:
CCBT và số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại các BV tuyến huyện ra sao?
Có khác nhau gì trong giai đoạn 2005-2014 , giữa các huyện và 3 nhóm huyện
theo điều kiện kinh tế xã hội - địa lý? Khả năng đáp ứng của các BV huyện
với CCBT như thế nào trong 10 năm qua? Để góp phần trả lời những câu hỏi
trên, đề tài “Cơ cấu bệnh tật bệnh nhân nội trú và khả năng đáp ứng của
bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005-2014” được
tiến hành nhằm mục tiêu sau:


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Mô tả cơ cấu và xu hướng bệnh tật của bệnh nhân nội trú tại các
bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2005, 2010 và
2014.
2. Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của 3 bệnh
viện huyện đại diện 3 vùng của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật
1.1.1 Khái niệm cơ cấu bệnh tật
- Cơ cấu: Cách tổ chức sắp xếp các thành phần trong nội bộ nhằm thực
hiện một chức năng chung [12].
- Bệnh ở con người: là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động
không bình thường [13].

- Tàn tật: là trạng thái bất thường, nói chung là không chữa được của
một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có hoặc do tai nạn gây nên [13].
- Cơ cấu bệnh tật: là cách sắp xếp các đặc trưng chủ yếu về tỷ lệ các
loại hình bệnh và tật của con người trong một cộng đồng [13].
1.1.2. Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (International
Classification of Diseases - gọi tắt là ICD-10)
Danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật và những vấn đề liên quan đến
sức khỏe lần thứ 10 là sự tiếp nối và hoàn thiện hơn vè cấu trúc, phân nhóm
và mã hóa của các ICD trước đây. ICD-10 đã được Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) triển khai xây dựng từ tháng 9 năm 1983 [14].
Các tài liệu liên quan đến ICD-10 do WHO xuất bản năm 1992 bằng
tiếng Anh gồm 3 tập. Tập 1- Các danh mục: Giới thiệu quá trình chuẩn bị và
tường trình Hội nghị quốc tế về sửa đổi ICD-10; toàn bộ danh mục phân loại
bệnh tật và những vấn đề liên quan đến sức khỏe với hệ thống mã 3 và 4 ký tự
một cách chi tiết trong 21 chương, từ I-XXI theo các nhóm bệnh; phân loại về
hình thái học của các u tân sinh và 4 bảng danh mục về tử vong. Bảng 1 và 2


6

dùng thống kê tử vong chung, Bảng 3 và 4 dùng thống kê tử vong sơ sinh và
trẻ em. Tập 2-Hướng dẫn sử dụng: Đề cập đến quá trình hình thành và phát
triển của hệ thống phân loại quốc tế về bệnh tật và hướng dẫn chi tiết cách
thức sử dụng ICD-10. Tập 3- Danh mục bệnh tật theo chữ cái: Gồm các bảng
phân loại xếp theo vần A, B, C… và chỉ dẫn sử dụng kèm theo [14].
Toàn bộ danh mục ICD-10 được phân chia thành 21 chương, mỗi
chương gồm một hay nhiều nhóm bệnh liên quan, cụ thể như sau:
Chương I:

Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật


Chương II:

Khối u

Chương III:

Bệnh máu, cơ quan tạo máu và một số rối loạn liên
quan cơ chế miễn dịch

Chương IV:

Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa

Chương V:

Rối loạn tâm thần và hành vi

Chương VI:

Bệnh hệ thần kinh

Chương VII:

Bệnh mắt và phần phụ

Chương VIII:

Bệnh tai và xương chũm


Chương IX:

Bệnh hệ tuần hoàn

Chương X:

Bệnh hệ hô hấp

Chương XI:

Bệnh hệ tiêu hóa

Chương XII:

Bệnh da và mô dưới da

Chương XIII:

Bệnh hệ cơ xương và mô liên kết

Chương XIV:

Bệnh hệ tiết niệu-sinh dục

Chương XV:

Chửa, đẻ và sau đẻ


7


Chương XVI:

Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh

Chương XVII:

Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất thường của nhiễm sắc
thể

Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những phát hiện lâm sàng
và cận lâm sàng bất thường, không phân loại ở nơi
khác
Chương XIX:

Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do
nguyên nhân bên ngoài

Chương XX:

Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong

Chương XXI:

Yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và việc
tiếp xúc với cơ quan y tế [14].

1.1.3. Nghiên cứu cơ cấu bệnh tật của cộng đồng
Các kỹ thuật thu thập thông tin được áp dụng phổ biến là: phỏng vấn,
khám lâm sàng cho các hộ gia đình, sử dụng số liệu sẵn có từ các hồ sơ bệnh

án, sổ sách, biểu mẫu thống kê báo cáo lưu trữ tại các cơ sở điều trị
[15],[16],[17],[18],[19].

1.1.3.1. Thu thập thông tin bằng phỏng vấn
+ Phương pháp phỏng vấn được áp dụng khá rộng rãi. Người ta thường
sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn các đối tượng cần thu thập thông tin
[15],[16].

+ Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng phiếu điều
tra theo mục đích nghiên cứu, cách khai thác thông tin của điều tra viên, thời
gian tiếp xúc của điều tra viên với người tham gia nghiên cứu và nhất là trình
độ nhận thức của đối tượng được điều tra [15],[16].
1.1.3.2. Thu thập thông tin về CCBT bằng khám lâm sàng


8

- Điều tra viên tiến hành khám lâm sàng toàn diện hoặc khám sàng lọc,
để phát hiện các bệnh hiện mắc phải. Phương pháp này tương đối tốn kém về
tiền bạc và thời gian. Kết quả phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của các điều
tra viên do không có các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ
[15],[16],[17],[18],[19].
- Tổ chức y tế thế giới và Ngân hàng thế giới đề xuất các phép đo
lường mới, quan tâm tới đánh giá gánh nặng bệnh tật của cộng đồng. Gánh
nặng bệnh tật đo lường bởi các chỉ số [20],[21],[22],[23],[24]:
+ DALY (Disability Adjusted Life Years): Số năm sống mất đi do chết
non và sống chung với bệnh tật. Nếu không tính khấu hao tuổi và hệ số tỷ
trọng tuổi, DALY có thể tính theo công thức:
DALY= YLD + YLL
+ YLD (Years of Life with Disability): Số năm sống mất đi do sống

chung với bệnh tật.
+ YLL (Years of Life Lost): Số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết
non (trước hy vọng sống khi sinh).
1.1.3.3. Dựa trên số liệu từ bệnh án, sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống
kê lưu trữ tại bệnh viện
Đây là phương pháp sử dụng số liệu sẵn có tại BV. Theo quy định của
Bộ Y tế, những chỉ số về nguồn lực, những hoạt động của bệnh viện tỉnh,
huyện thuộc các địa phương là những số liệu phải báo cáo định kỳ hàng năm
[25]. Trong hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê y tế của Bộ Y tế ban
hành [26] gồm có: Báo cáo thống kê y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; báo cáo thống kê y tế tuyến quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh và
báo cáo thống kê y tế xã, phường, thị trấn. Báo cáo thống kê y tế tuyến quận,
huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là báo cáo huyện-BCH) gồm 15


9

biểu từ biểu 01/BCH đến biểu 15/BCH. Trong đó, thong tin trong các biểu rất
có giá trị được sử dụng cho nghiên cứu này là Biểu 01/BCH: Đơn vị hành
chính, dân số và tình hình sinh tử tại y tế huyện; biểu 02/BCH: Tình hình thu,
chi ngân sách y tế huyện; biểu 04/BCH: Tình hình nhân lực y tế huyện; biểu
15/BCH: Tình hình bệnh tật, tử vong tại bệnh viện huyện theo ICD-10. Nội
dung của biểu 15/BCH gồm có 5 cột là cột 1: Số thứ tự; cột 2: Tên bệnh gồm
21 chương bệnh theo ICD-10; cột 3: Mã ICDX code gồm 3 ký tự theo vần A,
B, C từ A00 đến Z99; cột 4: Tại khoa khám bệnh gồm tổng số, số nữ, số trẻ
em <15 tuổi; cột 5: Điều trị nội trú gồm tổng số mắc chung (số mắc, trong đó
nữ), trong đó trẻ em <15 tuổi.
Sổ theo dõi bệnh nhân vào viện - ra viện - chuyển viện trong điều trị
nội trú tại bệnh viện [27] được bệnh sử dụng cho một năm. Tất cả các bệnh
nhân nhập viện điều trị nội trú đều được theo dõi vào trong sổ này. Việc ghi

chép theo dõi vào trong sổ này được cập nhật thừng ngày. Trước đây thường
làm thủ công do nhân viên y vụ thực hiện ghi chép bằng tay với bút mực. Từ
năm 2010 trở lại đây, với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, các bệnh viện đã
thực hiện được bằng máy tính. Những số liệu này được sử dụng rất tiện lợi
cho công tác nghiên cứu khoa học. Nội dung của cuốn sổ này rất đầy đủ thông
tin bao gồm mã bệnh án, mã bệnh nhân, họ tên bệnh nhân; năm sinh, nghề
nghiệp, địa chỉ, nông thôn, thành thị; có bảo hiểm y tế hay không có; ngày giờ
vào viện, chuyển khoa, chuyển viện; chẩn đoán của khoa khám bệnh, chẩn
đoán của khoa điều trị, mã ICD-10; kết quả điều trị, tổng số ngày điều trị, nơi
điều trị.
Nghiên cứu CCBT của các trường hợp đến chữa bệnh nội trú tại BV, sử
dụng hồ sơ lưu trữ tại BV theo các báo cáo thống kê hàng năm, biểu mẫu
thống nhất toàn ngành y tế. Các kết quả thống kê hồi cứu, phụ thuộc bệnh
được chẩn đoán của từng trường hợp bệnh khi ra viện. Số liệu được sử dụng


10

để ước tính tỷ suất mắc hàng năm, song chứa đựng một số sai số khi một
người có thể phải nhập viện nhiều hơn 1 lần/năm vì cùng một bệnh. Như vậy,
có một số bệnh thuộc nhóm này (ví dụ: tim mạch, tiểu đường, hô hấp, nhiễm
trùng ...) sẽ sai số nhiều hơn những bệnh mà thường nhập viện một lần (ví dụ:
tai nạn, chấn thương, thai sản…) [28].
- Chất lượng báo cáo phụ thuộc vào người làm công tác thống kê ghi
chép, sắp xếp phân nhóm theo ICD-10, do đó có thể có một số khác biệt về
năng lực chẩn đoán và chất lượng ghi chép, mã hóa giữa các BV [22].
- Phục vụ cho phân tích nhu cầu KCB của người dân đối với bệnh viện,
ngoài báo cáo thống kê bệnh viện định kỳ, còn có các sổ sách theo dõi bệnh
nhân ra vào viện của các khoa phòng, và sổ phòng khám, các sổ này có thể
cung cấp các thông tin về tuổi, giới, địa chỉ, diện bảo hiểm y tế, ngày khám,

số ngày nằm viện, chẩn đoán hoặc triệu chứng bệnh. Các thông tin này cho
phép phân tích sâu về sử dụng dịch vụ KCB của người dân trên địa bàn mà
không cần phải sử dụng đến bệnh án [22].
Trường hợp bệnh viện sử dụng phần mềm báo cáo thống kê kết quả rất
nhanh chóng được cập nhật và phân tích cho cả mục đích nghiên cứu khoa
học cũng như báo cáo và lập kế hoạch, điều hành hoạt động BV.
1.2. Tình hình nghiên cứu cơ cấu bệnh tật
1.2.1. Tình hình nghiên cứu cơ cấu bệnh tật ở nước ngoài
Trong nhiều năm đã chứng minh sức khoẻ của người dân thường phản
ánh trung thành điều kiện sinh sống về kinh tế, văn hoá, xã hội, tập quán và
yếu tố môi trường gần gũi với nơi mà họ sinh sống, trong đó sử dụng CCBT
làm nguồn số liệu quan trọng nhất hoặc duy nhất. CCBT được thống kê dựa
trên số liệu BV, nghĩa là số BN đã điều trị nội trú. Cũng như ở Việt Nam, mỗi
trường hợp nhập viện được thống kê, không thể thống kê theo người bệnh. Tổ


11

chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho phép ước tính từ số liệu báo cáo BV ra tỷ
suất mắc từng bệnh hoặc nhóm bệnh cho cộng đồng dân cư [29].
Ở Brunei, là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người
cao nhất thế giới và đầu tư cho y tế lớn nhất thế giới. Trong 10 bệnh hàng đầu
hay gặp, chỉ có một bệnh nhiễm khuẩn là nhiễm khuẩn đường hô hấp, còn lại
chủ yếu là những bệnh không lây (tim mạch, đái tháo đường, hen...). Ngược
lại ở Campuchia, một đất nước nghèo, các bệnh thường gặp lại là những bệnh
lây nhiễm (sốt rét, lao, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn hô hấp
cấp...) là các bệnh còn phổ biến ở các nước đang phát triển [30].
Cùng là vùng lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng CCBT ở Hong Kong và
Ma Cao có sự khác biệt rõ rệt. Hong Kong trước năm 1997, là thuộc địa của
Anh, có mức sống cao, do đó cơ cấu bệnh tật của Hong Kong gần giống

CCBT của các nước phát triển. Ở Hong Kong, trong 5 bệnh hàng đầu chỉ có
hai bệnh nhiễm trùng là viêm đường hô hấp và bệnh da. Ngược lại, ở Ma Cao
cả 5 bệnh hàng đầu đều là các bệnh lây: Lao, viêm gan B, C, nhiễm HIV....
[29].
Từ năm 1974, Văn phòng của Tổ chức y tế thế giới vùng Tây Thái
Bình Dương đưa ra thống kê định kỳ về CCBT và TV cùng với tổng thu nhập
quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, ngân sách đầu tư cho y tế, chiến
lược phát triển y tế của từng quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, 35
quốc gia và vùng lãnh thổ được đề cập đến. Điều này giúp cho việc nghiên
cứu cơ cấu bệnh tật có hệ thống, dễ dàng so sánh giữa các quốc gia có thu
nhập cũng như đầu tư cho y tế khác nhau [29].
Kết quả các nghiên cứu đã cho thấy rằng, CCBT ở các nước phát triển
có sự khác biệt rõ rệt với các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát
triển, bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng vẫn còn phổ biến, tuy nhiên các


12

bệnh này có xu hướng ngày càng giảm. Các bệnh không lây như tim mạch,
ung thư, dị tật bẩm sinh, di truyền, chuyển hoá, béo phì... đang ngày càng gia
tăng và đặc biệt cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại các bệnh do tai nạn,
ngộ độc, chấn thương có xu hướng tăng nhanh và rõ rệt.
Nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu CCBT dựa trên gánh nặng bệnh
tật. Tại Canada, thống kê gánh nặng bệnh tật tại bang Ontario từ 1990-1995
cho thấy tai nạn - thương tích đứng hàng đầu, tiếp theo là ung thư. Kết quả
này cũng tương tự như nghiên cứu ở Australia của Harrison J. và báo cáo của
Viện nghiên cứu sức khỏe, tai nạn - thương tích vẫn đứng hàng đầu, tiếp theo
là ung thư, tim mạch. Kết quả điều tra của WHO công bố năm 1991, cho thấy
sau 10 năm gánh nặng bệnh tật do tai nạn - thương tích gây ra tăng nhanh ở
các nước phát triển, ở hầu hết các nước tai nạn - thương tích đều chiếm tỷ lệ

cao trong gánh nặng bệnh tật do chết non [29].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong niên giám thống kê y tế Việt Nam, số liệu về số mắc, số chết và
CCBT từ năm 1976 đến 2008 thì tỷ lệ giữa các bệnh lây - không lây - tai nạn,
chấn thương, ngộ độc năm 1976 là 55,5% - 42,6% - 1,8%; đến năm 2008 tỷ lệ
này là 22,9% - 66,3% -10,8% [5],[8],[11]. Như vậy sau hơn 30 năm, CCBT ở
nước ta đã thay đổi. Xu hướng mắc các không bệnh lây nhiễm và tai nạn,
chấn thương ngày càng tăng, các bệnh lây nhiễm ngày càng giảm. Từ đó, cho
thấy hiệu quả của công tác phòng chống các bệnh nhiễm trùng, phòng chống
tai nạn - thương tích đã dần phát huy trong việc làm giảm số ca mắc bệnh và
tử vong.
Nghiên cứu của Trần Văn Bảo cho thấy CCBT của Nghệ An có biểu
hiện của thời kỳ chuyển tiếp: Bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng giảm rõ
(2,07%), các bệnh có vacxin tiêm chủng giảm hẳn, bệnh chấn thương, ngộ


13

độc, dị tật bẩm sinh có chiều hướng gia tăng. Bệnh lý thường gặp ở cộng
đồng là bệnh về răng miệng và viêm đường hô hấp. Nhóm bệnh có liên quan
đến yếu tố môi trường, điều kiện sinh hoạt, môi trường sinh thái còn gặp
tương đối nhiều. Bệnh tăng huyết áp là bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất trong nhóm
bệnh hệ tuần hoàn. Nhóm bệnh này là một trong 10 bệnh phổ biến nhất hiện
nay [31].
Lương Thị Bình và cộng sự nghiên cứu CCBT tại BVĐK Xuân Lộc Đồng Nai 5 năm 2001-2005 cho thấy: Các nhóm bệnh đứng hàng đầu là chấn
thương, ngộ độc; tiếp theo là bệnh hô hấp; thai nghén, sinh đẻ và sau đẻ;
nhiễm trùng và kí sinh trùng [32].
Nghiên cứu CCBT tại BV huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn từ
năm 2010 đến 2012 cho thấy [33]: Mười chương bệnh phổ biến nhất, chương
bệnh thuộc hệ hô hấp (X) chiếm tỷ lệ cao nhất: 42,22%; chương các bệnh

nhiễm trùng và ký sinh vật (I): 10,20%; chương bệnh chửa, đẻ và sau đẻ
(XV): 8,11%; chương bệnh lý hệ tiêu hóa (XI): 7,13%; chương bệnh của hệ
thống thần kinh (VI): 5,31%; chương các bệnh hệ tuần hoàn (IX: 5,04%);
chương các bệnh của hệ thống cơ xương và mô liên kết (XIII): 4,37%;
chương các bệnh thuộc nhóm chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác
do nguyên nhân bên ngoài (XIX): 4,09%; chương bệnh của hệ tiết niệu-sinh
dục (XIV): 3,15%; chương bệnh tai và xương chũm (VIII): 2,54%. Cơ cấu
bệnh tật của Đạ Tẻh đang trải qua quá trình chuyển tiếp dịch tễ học, vừa phải
đương đầu với các bệnh lây nhiễm và với các bệnh không lây nhiễm và tình
trạng tai nạn thương tích. Nhóm bệnh không lây nhiễm có xu hướng tăng (từ
52,7% năm 2010 lên tới 79,1% năm 2012). Trong khi đó, nhóm bệnh lây
nhiễm, suy dinh dưỡng và thai sản có xu hướng giảm đều trong thời gian
nghiên cứu (từ 39,4% năm 2010 xuống còn 13,4% năm 2012). Nhóm bệnh


14

tai nạn, ngộ độc, chấn thương lại có xu hướng thay đổi và giao động nhẹ
(7,9% và 7,5%).
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, qua số liệu thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng
tỉnh cho thấy số trường hợp mắc và chết ở một số bệnh truyền nhiễm từ năm
2008 đến nay không có biến động nhiều (sốt xuất huyết năm 2008 mắc 57 ca,
năm 2012 mắc 28 ca; sốt rét năm 2008 mắc 47 ca, năm 2012 mắc 40 ca…;
các bệnh trên không có ca TV) [34]. Báo cáo tổng kết công tác y tế của Sở Y
tế Vĩnh Phúc trong các năm từ 2008 đến 2014, cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng về cân nặng giảm dần từ 18,0% năm 2008 xuống còn
11,2% năm 2014 [35]. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại xuất hiện một số bệnh dịch
mới như: Cúm A H5N1, bệnh Tay-chân-miệng… Một số bệnh không lây
nhiễm cũng có chiều hướng gia tăng như: Hen phế quản, ung thư, cao huyết
áp, tiểu đường…[35],[36]. Cho tới nay chưa có một báo cáo phân tích CCBT

nào trong cả tỉnh cũng như cho tuyến huyện ở Vĩnh Phúc.
1.3 Nghiên cứu về hoạt động khám chữa bệnh
1.3.1. Hoạt động khám bệnh
Do mức sống được nâng cao, người dân ngày càng quan tâm đến sức
khỏe của mình hơn nên nhu cầu khám chữa bệnh cũng tăng lên. Hiện nay, sự
đầu tư dành cho ngành y tế ngày càng được quan tâm, trang thiết bị từng bước
hiện đại hơn nên chất lượng khám chữa bệnh cũng tốt hơn đòi hỏi người thầy
thuốc phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hơn để có đủ khả năng sử
dụng trang thiết bị được đầu tư.
Một số chỉ số khám chữa bệnh của cả nước đạt khá cao. Năm 2000, số
lần khám bệnh trung bình/người là 1,77 lần [36]. Năm 2001, khám bệnh trung
bình/người là 1,87 lần và năm 2002 khám bệnh trung bình/người là 1,95 [37].
Năm 2010, khám bệnh trung bình/người là 2,33 lần [38].


15

1.3.2. Hoạt động điều trị
Theo thống kê y tế năm 2000, ngày điều trị trung bình của một bệnh
nhân nội trú là 8,5 ngày trong đó tuyến trung ương là 14,12 ngày, y tế các
ngành là 12,5 ngày và tuyến y tế địa phương 7,8 ngày [39]. Năm 2009, số
ngày điều trị nội trú trung bình của một bệnh nhân nội trú là 6,99 ngày trong
đó tuyến trung ương là 10,78 ngày; y tế các ngành là 11 ngày và tuyến y tế địa
phương là 6,7 ngày [40]. Năm 2011, số ngày điều trị nội trú trung bình của
một bệnh nhân nội trú là 6,83 ngày trong đó tuyến trung ương là 9,41 ngày; y
tế các ngành là 6,55 ngày và tuyến y tế địa phương là 6,61 ngày [41].
Số giường bệnh trên phạm vi toàn quốc giường bệnh/10.000 dân qua
các năm đang có xu hướng tăng: 2000 là 23,35; năm 2005 là 23,43, năm 2011
là 27,06 [39],[40],[41],[42].
Theo thống kê y tế 2012, Số cơ sở BV huyện trong cả nước là 622 với

số giường bệnh là 68.959, chiếm 4,5% số bệnh viện và 25,2% số giường bệnh
toàn quốc (gồm cả BV công và ngoài công lập, phòng khám đa khoa khu vực)
[43].
1.3.3. Hoạt động tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tỉnh Vĩnh
Phúc
Tại Vĩnh Phúc, năm 2014 có 9 BVĐK tuyến huyện với 980 giường
bệnh chiếm 41,35% số giường trong tỉnh [35],[44],[45]. Dựa trên tiêu chuẩn
của Bộ Y tế và chỉ tiêu Sở Y tế giao hoạt động chuyên môn của bệnh viện có
các mặt sau:
- Hoạt động khám bệnh tại phòng khám
- Hoạt động điều trị nội trú;
- Hoạt động điều trị ngoại trú;


16

- Hoạt động phẫu thuật, thực hiện các thủ thuật;
- Hoạt động của các khoa xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (số xét nghiệm
sinh hoá, huyết học, X quang, siêu âm...);
- Công suất sử dụng giường bệnh;
- Số bệnh nhân phải chuyển tuyến;
- Ngày điều trị trung bình;
- Số BS/giường bệnh;
- Điều dưỡng/Kỹ thuật viên/ BS.
Các số liệu trên được tổng hợp trong Báo cáo BV huyện hàng năm gửi về
Sở Y tế để tập hợp trong mẫu báo cáo y tế tỉnh/thành.
1.4. Đặc điểm tình hình tỉnh Vĩnh Phúc và các bệnh viện trong tỉnh
Vĩnh Phúc
1.4.1. Một số đặc điểm về địa lý - tự nhiên
Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2, chiếm 0,372%

diện tích cả nước, thuộc nhóm các tỉnh có diện tích nhỏ nhất trong 63 tỉnh,
thành phố. Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Vĩnh Phúc
còn là địa phương nằm trong vùng quy hoạch lớn của Trung ương: Vùng
Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô. Từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh
Phúc ngày nay đã trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển và đang
trở thành trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Với vị trí địa lý của một tỉnh nằm ở vùng đỉnh của đồng bằng châu thổ
sông Hồng, khoảng giữa của miền Bắc nước ta, thuộc vùng bán sơn địa - khu
vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Vì vậy, Vĩnh Phúc có ba vùng
sinh thái là đồng bằng ở phía Nam tỉnh, trung du ở phía Bắc tỉnh, vùng núi ở
huyện Tam Đảo [46].


17

1.4.2. Về tổ chức hành chính, kinh tế-xã hội
Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là: Thành phố
Vĩnh Yên (tỉnh lỵ), thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch,
Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc (sau đây gọi chung là
huyện) [46].
Các đơn vị hành chính được chia làm 3 nhóm huyện theo đặc điểm địa
lý, kinh tế-xã hội: Nhóm các huyện vùng núi, kinh tế - xã hội khó khăn, nghèo
gồm: Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô; nhóm các huyện trung du chuyển tiếp
giữa miền núi và đồng bằng, kinh tế - xã hội ở mức trung bình gồm: Bình
Xuyên, Tam Dương; nhóm các huyện, thị, thành vùng đồng bằng và đô thị,
kinh tế phát triển gồm: Vĩnh Tường, Yên Lạc, thị xã Phúc Yên và thành phố
Vĩnh Yên [47],[48],[49].
1.3.3. Dân số, dân cư và dân tộc
Dân số tỉnh Vĩnh Phúc cuối năm 2014 có khoảng 1.052.000 người [48].
Tình hình biến động dân cư của tỉnh tương đối phức tạp. Tỷ lệ tăng dân số tự

nhiên của Vĩnh Phúc không khác biệt nhiều so với các tỉnh/thành lân cận như
Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Nội nhưng cao hơn so với một số tỉnh trong vùng
Đồng bằng sông Hồng như Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương...
[49]. Biến động dân số cơ học của tỉnh so với mức tương ứng của vùng Đồng
bằng sông Hồng năm 2010, tỷ suất nhập cư chung và tỷ suất xuất cư chung
của Vĩnh Phúc đều cao hơn (4,8 so với 3,5 và 7,2 so với 3,0), còn tỷ suất di cư
thuần chung lại thấp hơn (-2,4 so với 0,5) [47].
Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh, mật độ dân cư: Phần lớn dân cư của
tỉnh là nông thôn (chiếm 77,6% tổng số), dân số đô thị chỉ mới chiếm 22,4%
tổng dân số của tỉnh, chủ yếu tập trung ở thành phố Vĩnh Yên (31,0% tổng


18

dân số đô thị) và thị xã Phúc Yên (chiếm 26,8% tổng dân số đô thị). Mật độ
dân số khá cao, khoảng 854 người/km2 [47].
Tỉnh Vĩnh Phúc là một công đồng gồm 8 dân tộc anh em sinh sống trên
địa bàn tỉnh. Dân tộc kinh chiếm đa số với 94,3%, dân tộc thiểu số chiếm
5,7%, gồm 7 dân tộc: Sán Dìu 2,9%, Tày 1,3%, Mường 0,6%, Nùng 0,4%,
Thái 0,2%, Sán Chay 0,17%, Dao 0,13% [47].
1.4.4. Môi trường và tập quán, mức sống
Vĩnh Phúc có nguồn tài nguyên nước phong phú, ít ô nhiễm, chất lượng
nước tương đối tốt. Đó là nguồn tài nguyên có giá trị rất lớn trong phát triển
kinh tế-xã hội của tỉnh và đời sống sức khỏe cộng đồng [46].
Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, rác thải, nước sinh
hoạt do quá trình công nghiệp hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã ảnh hưởng
nhiều đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người lao động và người
dân sống tại các vùng có các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển
[46].
- Tập quán dân cư: Tình trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tự do, tự phát;

thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản suất gieo trồng rau quả; sử
dụng hóa chất trong chăn nuôi… đang là vấn đề nóng hàng ngày trong đời
sống dân cư [46].
1.4.5. Thiên tai, dịch bệnh
Là địa phương hàng năm thường có lượng mưa lớn, kéo dài, lũ quét
nhiều vùng ngập lụt cục bộ, gây ra các dịch bệnh thường phát sinh chủ yếu
các bệnh về đường ruột, bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, bệnh Tay-chânmiệng…[46].
1.4.6. Mạng lưới khám chữa bệnh trong tỉnhVĩnh Phúc


19

Toàn tỉnh có 15 bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế quản lý với tổng
số 2.620 giường bệnh, gồm: 6 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh; 9
BVĐK tuyến huyện. Ngoài ra, còn có 3 bệnh viện của Trung ương, bộ, ngành
và 1 bệnh viện tư nhân đóng trên địa bàn tỉnh. Tuyến xã có 137 trạm y tế xã,
phường thị trấn và gần 200 phòng khám đa khoa, chuyên khoa tư nhân [50].

1.4.7. Hệ thống y tế tuyến huyện
1.3.7.1. Khái niệm về huyện
Huyện là một đơn vị tổ chức đầy đủ về chính quyền và hành chính
địa phương. Ở Việt Nam, hiện nay có 622 đơn vị huyện và tương đương
liên quan đến công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe nhân dân [43].
1.3.7.2. Mạng lưới Bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc
Có 9 bệnh viện đa khoa huyện với tổng số 980 GB, gồm:
(1) Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Tường: 170 GB;
(2) Bệnh viện đa khoa huyện Lập Thạch: 130 GB;
(3) Bệnh viện đa khoa huyện Tam Dương: 120 GB;
(4) Bệnh viện đa khoa huyện Yên Lạc: 120 GB;
(5) Bệnh viện đa khoa huyện Bình Xuyên: 120 GB;

(6) Bệnh viện đa khoa huyện Tam Đảo: 90 GB;
(7) Bệnh viện đa khoa huyện Sông Lô: 90 GB;
(8) Bệnh viện đa khoa thành phố Vĩnh Yên: 70 GB;
(9) Bệnh viện đa khoa thị xã Phúc Yên: 70 GB [35].
1.3.7.3. Công tác kế hoạch bệnh viện huyện:
Cho đến nay, kế hoạch của các bệnh viện tỉnh và huyện đều thực hiện
theo quy trình khá cũ từ nhiều năm trước đây, chủ yếu theo kinh nghiệm và


20

phương pháp lịch sử (năm trước cộng % nào đó cho năm sau). Thậm chí báo
cáo kế hoạch hàng năm có nhiều chỉ tiêu về khám bệnh và BN nội trú thấp
hơn năm trước.
Việc phân tích tình hình, xác định các vấn đề sức khỏe ưu tiên chưa
dựa trên các bằng chứng, nhất là chưa dựa trên CCBT của cộng đồng, số liệu
thông kê báo cáo bệnh viện chưa được sử dụng làm các bằng chứng. Việc bố
trí cơ cấu giường bệnh chưa dựa vào các chỉ số CCBT và sử dụng giường
bệnh … Đây cũng chính là một lý do để chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.


21

Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Đối với mục tiêu 1: Nghiên cứu được tiến hành tại 9 BV huyện trong
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đối với mục tiêu 2: Nghiên cứu được tiến hành tại tại 3 BV đại diện

cho 3 vùng địa lý, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc là Bệnh viện đa khoa
huyện Lập Thạch (đại diện cho vùng núi, kinh tế khó khăn của tỉnh), Bệnh
viện đa khoa huyện Vĩnh Tường (đại diện cho vùng đồng bằng, đô thị, kinh tế
phát triển của tỉnh), Bệnh viện đa khoa huyện Bình Xuyên (đại diện cho vùng
trung du chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, kinh tế trung bình của tỉnh).
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu: Mẫu toàn bộ, bao gồm: Toàn bộ các báo
cáo bệnh viện huyện hàng năm của 9 BV huyện tỉnh Vĩnh Phúc trong 3 năm
cách nhau 5 năm 2005, 2010, 2014; toàn bộ sổ theo dõi bệnh nhân nội trú tại
các khoa phòng năm 2014 của 3 BV huyện đại diện cho 3 vùng kinh tế- xã
hội của tỉnh.
2.2.1.1. Các báo cáo bệnh viện hàng năm
- Đối tượng nghiên cứu là biểu mẫu thống kê y tế (Báo cáo bệnh viện
huyện) của 9 BVĐK tuyến huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm BVĐK
huyện: Vĩnh Tường, Lập Thạch, Yên Lạc, Tam Dương, Bình Xuyên, Tam
Đảo, Sông Lô, BVĐK thành phố Vĩnh Yên và BVĐK thị xã Phúc Yên trong 3
năm (3 thời điểm) cách nhau 5 năm: Năm 2005 (từ 01/1/2005 đến
31/12/2005), năm 2010 (từ 01/1/2010 đến 31/12/2010) và năm 2014 (từ
01/1/2014 đến 31/12/2014).


22

- Các Biểu mẫu Báo cáo bệnh viện huyện của 9 BVĐK tuyến huyện
trên, trong thời gian trên đang được lưu trữ tại phòng Kế hoạch tổng hợp - Sở
Y tế tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.1.2. Sổ theo dõi bệnh nhân nội trú tại các khoa phòng năm 2014 của
3 BV huyện đại diện cho 3 vùng kinh tế- xã hội của tỉnh (Vĩnh Tường, Bình
Xuyên, Lập Thạch)
Phân tích phân bố người bệnh theo các khoa lâm sàng và theo:

- Giới;
- Nhóm tuổi;
- Nơi sinh sống nông thôn/thành thị (thị xã, thị trấn);
- Nghề nghiệp;
- Thời gian nhập viện trong năm;
- BHYT;
- Ngày điều trị trung bình;
- Mối liên quan giữa các yếu tố trên.
2.2.1.3. Các nguồn số liệu về nhân lực, tài chính thu- chi và trang thiết
bị, thuốc của 3 bệnh viện đại diện cho 3 vùng ( năm 2014)
- Các chỉ số thống kê nguồn lực bệnh viện;
- Các mối liên quan giữa nguồn lực đầu vào và đầu ra ( kết quả hoạt
động).
2.2.2. Tiêu chuẩn nguồn số liệu
Tiêu chuẩn lựa chọn: Sử dụng dữ liệu lưu trữ có đầy đủ các thông tin
phục vụ cho nghiên cứu như chẩn đoán, mã bệnh theo ICD-10.


23

Trường hợp nghi ngờ số liệu không chính xác sẽ đến kiểm tra trực tiếp
số liệu tại bệnh viện để đảm bảo nguyên tắc: trung thực, thống nhất và không
bỏ sót thông tin.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang (qua từng thời điểm), hồi cứu
số liệu qua sổ sách, sử dụng toàn bộ các biểu mẫu thống kê (báo cáo bệnh
viện) trong các năm 2005, 2010 và 2014 và sổ theo dõi BN nội trú của 3 BV
huyện năm 2014.
2.3.2. Nguồn lực và hoạt động KCB tại 9 BVĐK gồm các nội dung:

- Nhân lực, trang thiết bị và kinh phí.
- Tổ chức và chỉ số đầu ra (hoạt động) BV theo chức năng nhiệm vụ,
phân tuyến kỹ thuật BVĐK huyện, nghiên cứu đi sâu vào nguồn nhân lực,
trang thiết bị, tài chính thu - chi, sử dụng thuốc, hiệu suất hoạt động (các chỉ
số như trong bảng các chỉ số số nghiên cứu, tiểu mục 2.3.3.1 và 2.3.3.2).
2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin
- Hồi cứu qua sổ sách báo cáo thống kê (báo cáo huyện) của 9 BVĐK
huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc trong các năm 2005, 2010, 2014.
- Phân tích số liệu trực tiếp từ các sổ theo dõi BN của từng khoa lâm
sàng năm 2014 tại 3 BV đại diện cho 3 vùng kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh
Phúc (chọn đại diện mỗi nhóm huyện một bệnh viện) là Bệnh viện đa khoa
huyện Lập Thạch, Bệnh viện đa khoa huyện Bình Xuyên và Bệnh viện đa
khoa huyện Vĩnh Tường.
- Số liệu được tập hợp trong biểu mẫu, sau đó được nhập vào máy tính,
phân tích trên phần mềm thống kê.


24

2.3.3.1. Bệnh tật
Mục tiêu 1
Mô tả cơ cấu

Chỉ số
1. Nhóm chỉ số tỷ lệ chứng bệnh theo ICD-

Phƣơng pháp
thu thập
thông tin


Hồi cứu số

và xu hướng

10 (gồm 21 chương bệnh):

liệu lưu trữ

bệnh tật bệnh

I. Bệnh nhiễm trùng và ký sinh vật

qua Biểu mẫu

nhân nội trú tại II. Khối u
các bệnh viện

III. Bệnh máu, cơ quan tạo máu và cơ chế

đa khoa tuyến

miễn dịch

huyện trong

IV. Bệnh nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hóa

tỉnh Vĩnh Phúc

V. Rối loạn tâm thần và hành vi


các năm 2005,

VI. Bệnh của hệ thống thần kinh

2010 và 2014.

VII. Bệnh của mắt và phần phụ
VIII. Bệnh tai và xương chũm
IX. Bệnh hệ tuần hoàn
X. Bệnh hệ hô hấp
XI. Bệnh hệ tiêu hóa
XII. Bệnh của da và mô dưới da
XIII. Bệnh của hệ cơ, xương khớp và mô liên
kết
XIV. Bệnh hệ tiết niệu-sinh dục
XV. Chửa, đẻ và sau đẻ
XVI. Một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu
sinh
XVII. Dị tật bẩm sinh, biến dạng bất thường
về nhiễm sắc thể
XVIII. Các triệu chứng, dấu hiệu và những

báo cáo bệnh
viện huyện


25

biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường

không phân biệt ở nơi khác
XIX. Chấn thương, ngộ độc và hậu quả của
các nguyên nhân bên ngoài
XX. Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và
tử vong
XXI. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe và
tiếp xúc dịch vụ y tế.
2. Xu hướng CCBT qua số liệu báo cáo từ 9
bệnh viện 3 năm 2005, 2010, 2014
- Phân bố tỷ lệ nhập viện theo nhóm bệnh,
2 nhóm tuổi:
+ Từ 15 tuổi trở lên
+ < 15 tuổi
- Phân bố tỷ lệ bệnh theo địa dư (nơi cư
trú):
+ Huyện
+ Thành phố, thị xã
- Phân bố tỷ lệ bệnh theo thời gian:
+ Năm 2005
+Năm 2010
+ Năm 2014
Biến động một số bệnh quan trọng, chỉ điểm
qua các thời điểm.
3. Phân tích số liệu từ sổ theo dõi BN nội
trú của 3 BV huyện đại diện 3 vùng của
tỉnh năm 2014 toàn BV và các khoa phòng.:


×