ĐẠ I HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH
NGUYỄN VĂN
HƯỞNG
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH
TẾ
ĐẠ I HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH
NGUYỄN VĂN HƯỞNG
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC NINH
Ngành: Quản lý kinh
tế
Mã số:
8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI NỮ HOÀNG
ANH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong
luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công
bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Thái Nguyên, tháng 12 năm
2018
Tác giả
Nguyễn Văn Hưởng
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã nhiệt tình
giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại Trường.
Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương
trình Cao học.
Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân
thành, sâu sắc tới TS. Bùi Nữ Hoàng Anh vì sự tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh
đã tạo điều kiện để tác giả theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hoàn
thành bản luận văn được thuận lợi.
Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này.
Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và
kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có
điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được
tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Văn Hưởng
3
MỤC LỤC
LYPERLINK \l...................................................................................................................
i
LYPERLINK
....................................................................................................................ii
MỤC
LỤC.........................................................................................................................iii
DANH
MỤC
CÁC
CHỮ
VIẾT
..........................................................................vi DANH
MỤC
..........................................................................................viii
DANH
TẮT
CÁC
MỤC
BẢNG
CÁC
BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ....................................................x MỞ ĐẦU
...........................................................................................................................1
1.
Tính
cấp
thiết
của
.........................................................................1
vấn
đề
nghiên
cứu
4.
Đóng
góp
của
.................................................................................................4
luận
văn
5.
Kết
cấu
của
.....................................................................................................5
luận
văn
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
..........................................................6
1.1.
Cơ
sở
lý
...............................................................................................................6
1.1.1.
Khái
quát
về
các
nghiệp........................................................................6
1.1.2.
Quản
lý
Nhà
nước
KCN..................................................................12
luận
khu
đối
với
công
các
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với các KCN
....................16
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp của một
số địa phương ở Việt
Nam...............................................................................................19
1.2.1.
Kinh
nghiệm
từ
Dương.......................................................................19
1.2.2.
Kinh
nghiệm
từ
...............................................................22
thành
tỉnh
phố
Hải
Bình
Phòng
4
1.2.3.
Kinh
nghiệm
từ
...........................................................................25
1.2.4.
Bài
học
rút
ra
Ninh.........................................................................28
tỉnh
Đồng
Nai
tỉnh
Bắc
cho
Chương
2
PHƯƠNG
NGHIÊNCỨU.........................................................31
PHÁP
2.1.
Câu
hỏi
nghiên
..................................................................................................32
cứu
2.2.
Cách
tiếp
cận
........................................................................................32
cứu
2.3.
Phương
pháp
........................................................................................32
2.3.1.
Phương
pháp
thu
..........................................................................32
nghiên
nghiên
thập
cứu
thông
tin
5
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
...................................................................................34
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
........................................................................34
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên
cứu..................................................................................36
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
KHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
NINH............................38
3.1. Khái quát chung về các KCN tại tỉnh Bắc Ninh
..................................................38
3.1.1. Sự hình thành và phát triển các
KCN.................................................................38
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2015-2017
.....................................................................................................42
3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc
Ninh .........................................................................................................................44
3.2.1. Thực trạng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và
chính sách
QLNN các KCN
....................................................................................................44
3.2.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và
chính sách QLNN các KCN
................................................................................50
3.2.3. Thực trạng công tác thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt
động các
KCN.........................................................................................................................67
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
.......................................................................76
6
3.3.1. Các yếu tố khách quan
.........................................................................................76
3.3.2. Các yếu tố chủ
quan..............................................................................................79
3.4. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh
..................................................................................................90
3.4.1. Những kết quả đạt
được.......................................................................................90
3.4.2. Những khó khăn, hạn chế
....................................................................................91
3.4.3. Nguyên nhân của hạn
chế....................................................................................93
7
Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH
BẮC
NINH............................................................................................................95
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quản lý nhà nước đối với các
khu
công
nghiệp
trên
địa
bàn
tỉnh
Bắc
Ninh
.......................................................................95
4.1.1. Quan điểm, phương
hướng..................................................................................95
4.1.2. Mục
tiêu..................................................................................................................96
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
trên
địa
bàn
tỉnh
Bắc
Ninh
..................................................................................................97
4.2.1. Tăng cường quy hoạch KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
...............................97
4.2.2. Tăng cường công tác thực hiện QLNN về
KCN..............................................98
4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các KCN trên
địa
bàn
tỉnh
Bắc
Ninh........................................................................................................103
4.2.4. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của Ban quản lý các KCN Bắc
Ninh ..104
4.2.5. Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về
phát triển các khu công nghiệp, nhằm cải thiện môi trường đầu tư và
tăng
tính
hấp
dẫn
cho
các
khu
nghiệp.....................................................................................106
4.2.6. Các giải pháp
khác..............................................................................................108
4.3. Kiến nghị
.................................................................................................................110
4.3.1. Đối với Nhà nước, chính
phủ............................................................................110
công
8
4.3.2. Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh
..........................................................................111
4.3.3. Đối với Ban quản lý các KCN Bắc Ninh
........................................................112
KẾT LUẬN
..................................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM
KHẢO...........................................................................................115
PHỤ LỤC
1....................................................................................................................117
9
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
ASEAN
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEM
Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BQL
Ban quản lý
BVMT
Bảo vệ môi trường
CCN
Cụm công nghiệp
CLKCN
Cụm liên kết công nghiệp
CNH
Công nghiệp hóa
CNC
Công nghệ cao
CSHT
Cơ sở hạ tầng
DN
Doanh nghiệp
ĐKTN
Điều kiện tự nhiên
ĐTH
Đô thị hóa
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GPMB
GSO
Giải phóng mặt bằng
Tổng cục thống kế
GTGT
Giá trị gia tăng
HĐH
Hiện đại hóa
HTKT
Hạ tầng kỹ thuật
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
KG
KH-KT
KKT
Không gian
Khoa học - Kỹ thuật
Khu kinh tế
vii
Chữ viết tắt
KT-XH
Viết đầy đủ
Kinh tế xã hội
NĐT
Nhà đầu tư
NLĐ
Người lao động
R&D
Research and Development (nghiên cứu và phát triển)
QLNN
QH va XD
Quản lý Nhà nước
Quy hoạch và Xây dựng
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT
UBND
UDKHCN
Tài nguyên và môi trường
Ủy ban nhân dân
Ứng dụng khoa học công nghệ
VCCI
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
XDCB
Xây dựng cơ bản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:
Quy mô mẫu khảo sát ................................................... 34
Bảng 2.2:
Thang đo Likert ............................................................ 35
Bảng 3.1:
Bảng tổng hợp thực trạng các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
....................................................................................... 40
Bảng 3.2:
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
của các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 20152017............................................................................... 42
Bảng 3.3:
Quy hoạch tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017 ............................................................ 46
Bảng 3.4:
Kế hoạch sử dụng lao động tại các KCN Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017 ............................................................ 48
Bảng 3.5:
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về công tác xây dựng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách QLNN
các
KCN
Bắc
Ninh
.............................................................. 49
Bảng 3.6:
Kết quả đánh giá ý kiến về bộ máy QLNN đối với các
KCN Bắc Ninh .............................................................. 54
Bảng 3.7:
Kết quả thu hút đầu tư các dự án trong các KCN tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2015-2017 ............................................ 56
Bảng 3.8:
Tình hình phát triển các doanh nghiệp tại các KCN tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 ..................................... 59
Bảng 3.9:
Hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại KCN Bắc
Ninh giai đoạn 2015-2017 ............................................ 60
Bảng 3.10: Tình hình lao động trong các KCN Bắc Ninh giai đoạn
2015-2017 ..................................................................... 63
Bảng 3.11: Đánh giá ý kiến về công tác tổ chức thực hiện QLNN các
KCN Bắc Ninh .............................................................. 66
9
Bảng 3.12: Thống kê kết quả kiểm tra về tình hình cháy nổ tại KCN
Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 .....................................
68
Bảng 3.13: Thống kê kết quả kiểm tra về tình hình vi phạm lao động
tại KCN Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 ...................... 70
Bảng 3.14: Đánh giá ý kiến về công tác thực hiện thanh tra, kiểm
tra, giám sát các hoạt động các KCN tại Bắc
Ninh............. 75
Bảng 3.15: Vốn đầu tư phát triển cho cơ sở hạ tầng tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017 ............................................................ 82
Bảng 3.16: Trình độ nhân sự thuộc Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2015-2017 ............................................ 84
10
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 3.1:
Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về khu công
nghiệp ....................................................................... 51
Hình 3.2:
Tổ chức bộ máy tại Ban quản lý các KCN Bắc Ninh . 53
Hình 3.2:
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo ngành, 2015 -2017
.................................................................................. 77
Hình 3.3:
Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh năm 2017 .................... 87
Hình 3.4:
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2015-2017 ................................................................. 89
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao (gọi chung là KCN) được xem là một trong những phương thức hữu
hiệu đối với nước ta hiện nay trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước. Sau gần 30 năm xây dựng, phát triển, cả nước hiện có
328 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập, thu hút được hơn 120 tỷ
USD vốn FDI,
800.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, và giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu
lao động. Riêng trong năm 2017, các khu công nghiệp, khu chế xuất đóng góp
hơn 2 tỷ USD vào ngân sách nhà nước, 110 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Bên
cạnh đó, cả nước có thêm 625 cụm công nghiệp, tổng diện tích đất công
nghiệp theo quy hoạch của các cụm công nghiệp đang hoạt động là 19.000ha,
thu hút hơn 10.000 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 137.000 tỷ
đồng, giải quyết việc làm cho 538.000 lao động (www.bacninh.gov.vn ).
Trong bối cảnh hiện nay, Bắc Ninh đã và đang đón nhận làn sóng đầu tư
mới từ nhiều quốc gia, việc phát triển các KCN xanh, CCN sạch và không gây
ô nhiễm môi trường là hết sức cần thiết nhằm cải thiện môi trường đầu tư và
phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của các NĐT. Đó là hướng đi đúng đắn để mang
lại sự cân đối giữa một bên phát triển kinh tế và một bên là tầm nhìn quy
hoạch chiến lược không gian đô thị trong đó có kiến trúc cảnh quan các KCN.
Thiết nghĩ, việc nghiên cứu công tác QLNN về KCN tốt sẽ khiến nền kinh tế
công nghiệp của địa phương phát triển mở ra một xã hội phát triển, một đất
nước phồn vinh và bền vững.
Tỉnh Bắc Ninh đã tận dụng tốt những lợi thế so sánh sẵn có về vị trí địa
lý, nguồn lao động, tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, tỉnh cũng luôn có sự đổi
mới, tư duy nhằm tạo ra những lợi thế so sánh động, tăng tính cạnh tranh trong
thu hút FDI trong tình hình mới. Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh có 16 KCN tập trung
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung theo Văn bản số
2
1511/TTg-KTN ngày 20/8/2014 và Văn bản số 2007/TTg-KTN ngày
06/11/2015, với tổng diện tích 6.397,68 ha. Có 11 KCN được cấp Giấy chứng
nhận đầu tư và Quyết định thành lập (gồm 14 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng
KCN) với tổng diện tích quy hoạch 4.523,60 ha; diện tích đất công nghiệp cho
thuê 3.156,17 ha.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, công tác QLNN đối với các
KCN còn những tồn tại, hạn chế, yếu kém: Mới chỉ quan tâm tập trung thu hút
đầu tư lấp đầy KCN, chưa thực sự chú trọng tới cơ cấu ngành nghề, công
nghệ, yếu tố môi trường… do đó, cơ cấu đầu tư trong KCN chưa thực sự hợp
lý, tính liên kết ngành của các KCN chưa chặt chẽ; Công tác đền bù, GPMB,
xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; Những vướng
mắc về giá đất và các quy định của pháp luật liên quan đến đền bù, GPMB đã
ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ đền bù, làm giảm sức hấp dẫn đầu tư vào KCN;
Các dự án đầu tư vào KCN có nhiều dự án quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh
của sản phẩm thấp, rất khó khăn phát triển khi hội nhập kinh tế quốc tế; Công
tác bảo vệ môi trường còn chưa được thực hiện tốt; Vấn đề lao động việc làm,
đời sống vật chất và tinh thần của công nhân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn;
Thu nhập thực tế của người lao động trong KCN nhìn chung còn chưa đáp
ứng được nhu cầu cơ bản của cuộc sống; Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng
rào KCN chưa theo kịp và phục vụ kịp thời sự phát triển đồng bộ của KCN;
nhất là nhà ở công nhân và các dịch vụ phục vụ cho công nhân lao động;
Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp còn thiếu và yếu, số người có độ
tuổi lao động cao nhưng trình độ tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của
DN; Hệ thống trường đào tạo trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế,
trong khi đó nhu cầu về lao động có tay nghề cơ bản hoặc có trình độ cao
ngày càng đòi hỏi bức xúc.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, phấn đấu xây dựng Bắc Ninh trở
thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hài hòa giữa khu vực đô thị và
nông thôn, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đô thị lõi Bắc Ninh đạt tiêu
chuẩn đô thị loại
3
I; Tạo các bước chuyển biến về kinh tế dịch vụ, xây dựng Bắc Ninh trở
thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố khoa học, văn minh.
Từ thực tế và mục tiêu đó, nhằm tìm kiếm giải pháp trong công tác
QLNN để các KCN có thể phát triển tốt hơn trong bối cảnh cạnh tranh, hội
nhập quốc tế và sự lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề “Tăng
cường quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” đã
được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với các khu công công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh góp phần phát triển tốt hơn các KCN này trong bối cảnh cạnh tranh, hội
nhập quốc tế và sự lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN
đối với các KCN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với các KCN trên địa bàn
tỉnh
Bắc Ninh.
- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với các KCN trên địa
bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp tăng cường công tác QLNN đối với các KCN trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.
Các nội dung của QLNN đối với các KCN tập trung trên địa bàn tỉnh
Bắc
Ninh được chọn làm đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh. Những nghiên cứu thực địa, khảo sát được tiến hành ngay tại các
4
KCN và tại một số cơ quan QLNN cấp tỉnh đối với các KCN này.
- Phạm vi thời gian: Để phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, các
thông tin được thu thập gồm cả thông tin của cả một thời kỳ và cả thông tin tại
một thời điểm. Các thông tin thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2015 2017; thông tin sơ cấp được khảo sát năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các nội dung trong
QLNN đối với các KCN, cụ thể là: Các chủ thể QLNN đối với các KCN; Các
nội dung QLNN đối với các KCN: Quy hoạch và quản lý theo quy hoạch các
KCN; Thẩm tra, thẩm định Dự án đầu tư; Quản lý đầu tư, quản lý hoạt động
SXKD; Kiểm tra và giám sát hoạt động đầu tư…; Các yếu tố bên trong và bên
ngoài ảnh hưởng đến QLNN đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4. Đóng góp của luận văn
* Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa, bổ
sung và làm phong phú thêm cơ sở khoa học về QLNN đối với các KCN. Vận
dụng và cụ thể hóa vào đánh giá hoạt động QLNN đối với các KCN trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.
* Về thực tiễn
Luận văn chỉ ra được những thành tựu và hạn chế trong hoạt động
QLNN các KCN Bắc Ninh, từ đó đã đề xuất được nhóm các giải pháp để tăng
cường QLNN các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan QLNN,
đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh trong việc tăng cường quản lý, thúc đẩy và khuyến
khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh.
5
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 4 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với các
KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các KCN tại tỉnh Bắc
Ninh.
Chương 4. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước nhằm phát triển tốt
hơn các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát về các khu công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Trên thế giới, KCN đã được hình thành và phát triển ở các nước tư bản
vào những năm cuối thế kỷ XIX. KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở
Machester (Anh) và vùng công nghiệp Clearing Chicago (Mỹ), năm 1940, Ý
thành lập KCN tại Napoli. Đến thập kỷ 1950-1960 ở Mỹ có 452 vùng công
nghiệp và gần 1000 KCN sau đó tăng lên 2400 KCN vào năm 1970. Pháp có
230 vùng công nghiệp (năm 1930) và Canada có 21 vùng công nghiệp (1965).
Với Châu Á, KCN đầu tiên được thành lập ở Singapore vào năm 1951,
Malaisia năm 1954, Ấn Độ năm 1955. Hiện nay ở khu vực Châu Á có trên
1.000 KCN đang hoạt động. Ở Việt Nam, KCN đầu tiên được thành lập vào
năm 199 tại Thành phồ Hồ Chí Minh đó là KCX Tân Thuận. (Trường Đại học
kinh tế quốc dân, 2011)
Quá trình phát triển KCN, KCX xuất hiện ngày càng nhiều dưới các
hình thức khác nhau. Các tổ chức quốc tế, các quốc giá trên thế giới đưa ra
nhiều khái niệm như “Khu mậu dịch tự do”, “Đặc khu kinh tế”… Ở Liên Xô
cũ, nhiều xí nghiệp liên hợp, cụm công nghiệp lớn, trung tâm công nghiệp đã
được xây dựng tập trung, nhiều sắc thái của KCN. Trong khi các khái niệm
về xí nghiệp liên hợp, CCN, trung tâm công nghiệp được định nghĩa khá rõ
ràng và thống nhất thì khái niệm về KCN có nhiều ý kiến khác nhau.
Như vậy, trên thế giới, khái niệm KCN, KCX có một số cách hiểu sau:
Tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc (UNIDO): KCX là khu
vực được giới hạn về hành chính, có khi về địa lý, được hưởng một chế độ
thuế quan cho phép tự do nhập trang bị và sản phẩm nhằm mục đích sản
xuất sản
7
phẩm xuất khẩu, chế độ thuế quan được ban hành cùng với những quy định
luật pháp ưu đãi, chủ yếu về thuế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Với khái
niệm này, hoạt động chính trong KCX là sản xuất công nghiệp.
Hiệp hội KCX thế giới (WEPZA) đã định nghĩa KCX, khu tự do: “Khu
tự do là khu do Chính phủ xây dựng để xúc tiến các mục tiêu chính sách được
áp dụng thí điểm, đột phá. Khác với chính sách áp dụng cho khu nội địa và
phần lớn các chính sách áp dụng cho khu là cởi mở hơn (Ấn bản của Wepza
1997).
Thái Lan: KCN tương tự như một thành phố công nghiệp, một cộng
đồng hoàn chỉnh. Mỗi KCN được quy hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, hệ
thống lý nước thải, hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn hảo, hệ thống thương mại,
hệ thống thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học và khu trung cư dành cho
công nhân.
Như vậy, Khu tự do có nghĩa một cách tổng quát là khu vực được vây
kín bằng hàng rào, với các “cổng” ra vào được kiểm soát và tại địa phận đó
một số ưu đãi về kinh tế được áp dụng. Khái niệm này về cơ bản đồng nhất
KCX với Khu vực miễn thuế. (Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2011).
Hiện nay có nhiều khái niệm định nghĩa về KCN, khái quát lại có thể
hiểu KCN theo 2 cách:
Thứ nhất: KCN là khu vực lãnh thổ rộng có nền tảng là sản xuất công
nghiệp, đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công
nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà
ở… Về thực chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN
Batam (Indonesia), công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số
nước Tây Âu, Khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất ở Việt Nam. (Trường Đại
học kinh tế quốc dân, 2011).
Thứ hai: KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, tập trung các
DN công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.
Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Malaisia, Indonesia, Thái Lan,
Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. (Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2011).
8
Như vậy, KCN đều là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, có
những thuận lợi về tự nhiên, xây dựng kết cấu hạ tầng, về xã hội và nhân văn
để thu hút, tập trung các DN sản xuất công nghiệp, các dịch vụ có liên quan
hoạt động theo một cơ chế, chính sách và cơ cấu nhất định nhằm đạt hiệu quả
cho từng DN và cả cơ cấu DN trong KCN.
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam khuyến khích mọi thành phần
kinh tế đầu tư vào KCN, KCX, khu CNC - gọi chung là KCN. Theo Khoản 20
Điều 3 Luật đầu tư: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”. (Trường Đại học
kinh tế quốc dân, 2011).
1.1.1.2. Đặc điểm của các KCN
KCN ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ có những đặc điểm riêng. Các
KCN ở Việt Nam có những đặc điểm như sau:
(*) Về không gian: là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với
các vùng lãnh thổ khác và thường không có cư dân sinh sống. Các khu công
nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công
nghiệp, phân biệt với các vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia. Mọi hoạt động
đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó, không chỉ được điều chỉnh
bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ quy chế pháp lý
riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi. Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp này được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và
kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp, không phục vụ mục đích sống dân
cư, kể cả người Việt Nam, người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp.
(*) Về chức năng hoạt động: Khu công nghiệp là khu vực chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp này là
sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong khu
công nghiệp, không có các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các
dịch vụ
9
phục vụ cho loại hình sản xuất này.
(*) Về quá trình hình thành: Khu công nghiệp không phải là khu vực
được thành lập tự phát mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên
cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt. Để phát triển các khu công nghiệp, Nhà
nước phải thiết lập môi trường đầu tư thuận lợi, bao gồm hệ thống kết cấu hạ
tầng phát triển đồng bộ, hệ thống cơ chế chính sách toàn diện, đồng bộ. Chính
vì vậy, Nhà nước phải xây dựng quy hoạch phát triển các khu công nghiệp,
thẩm định kỹ trước khi thành lập và triển khai xây dựng chúng.
(*) Về đầu tư cho sản xuất: Theo quy định của pháp luật hiện hành,
trong khu công nghiệp, có khu vực hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
hóa xuất khẩu (được gọi là khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất). Phụ thuộc
vào quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt và dự
án đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong phạm vi khu
công nghiệp có thể thành lập khu vực riêng bao gồm: các doanh nghiệp
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thu
ngoại tệ hoặc cũng có thể chỉ thành lập doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu (doanh nghiệp chế xuất). (Trường Đại học kinh tế quốc dân,
2011). 1.1.1.3. Vai trò kinh tế xã hội của các khu công nghiệp
Các KCN có vai trò kinh tế - xã hội như sau:
- Thu hút vốn đầu tư công nghiệp: KCN với đặc điểm là nơi được đầu
tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại và thu hút các nhà đầu tư cùng
đầu tư trên một vùng không gian lãnh thổ do vậy đó là nơi tập trung và kết
hợp sức mạnh nguồn vốn trong và ngoài nước. Với quy chê quản lý thống
nhất và các chính sách ưu đãi, các KCN đã tạo ra một môi trường đầu tư kinh
doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài; hơn nữa
việc phát triển các KCN cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh của các tập
đoàn, công ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở
tranh thủ ưu đãi thuê quan từ phía nước chủ nhà, tiết kiệm chi phí, tăng lợi
nhuận và khai thác thị trường mới ở các nước đang phát triển. Do vậy, KCN
giúp cho việc tăng cường
10
huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội
và là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và là
giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiêp từ nước ngoài. Vốn đầu
tư trực tiêp từ nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc
gia thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Mặt khác sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài đã tác động tích cực thúc đẩy sự lưu thông và hoạt
động của đồng vốn trong nước.
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên: Các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển cần phải khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường. Do vậy để một doanh nghiệp đơn lẻ xây dựng các công
trình xử lý chất thải rất tốn kém, khó có thể đảm bảo được chất lượng nhất là
trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
KCN là nơi tập trung số lượng lớn nhà máy công nghiệp, do vậy có điều kiện
đầu tư tập trung trong việc quản lý, kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi
trường. Chính vì vậy việc xây dựng các KCN là tạo thuận lợi để di dời các cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành, khu dân cư đông đúc, hạn chê một phần
mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện môi trường theo hướng thân thiện với môi
trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, KCN còn là động lực
thúc đẩy việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, thủ tục
hành chính, góp phần cơ cấu lại lĩnh vực phân phối, lưu thông và dịch vụ xã
hội; tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh đặc thù của mình,
đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất trong từng vùng,
miền và cả nước; từ đó tạo ra những năng lực sản xuất, ngành nghề và công
nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và khu vực toàn
tuyến hành lang kinh tế nói chung từng bước chuyển biến theo hướng một nền
kinh tế CNH, thị trường hiện đại, hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới.
- Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu