Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

thực trạng quy trình giải quyết thủ tục hành chính xã Trung Tâm, huyện Lục Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.98 KB, 48 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6
7

CB, CC
UBND
HĐND
CNTT
TNHH
VP UBND
CS HCM

Cán bộ, công chức
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Công nghệ thông tin
Trách nhiệm hữu hạn
Văn phòng Ủy ban nhân dân
Cộng sản Hồ Chí Minh

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước đang ngày càng phát triển, cùng với đó là quá trình hội nhập kinh tế thế


giới được chú trọng. Khi đất nước ngày càng phát triển và hội nhập thì cải cách thủ tục
hành chính từng bước được triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy
hành chính phục vụ tốt hơn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm
qua, công tác cải cách thủ tục hành chính trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong
công tác của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Trên tinh thần đó, cơ chế “một
cửa”, “một cửa liên thông” là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương các cấp.
Đặc biệt trong những năm gần đây Chính phủ đang quan tâm đầu tư về cơ chế “một
cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương giúp
công tác giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” càng được nâng cao và
có sự đổi mới. Có thể nhận thấy cơ chế "một cửa" đã tạo nên những chuyển biến tích cực
trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản
hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều
chỉnh về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ
quan hành chính nhà nước.
Việc thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” đã được áp
dụng triển khai trên khắp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Xã Trung Tâm,
huyện Lục Yên, tỉnh Yên cũng là một trong những địa phương được triển khai mô hình
này. Công tác thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả tại UBND xã Trung Tâm nói riêng và cả nước nói chung đã đem
lại nhưng thay đổi tích cực giúp cho nền hành chính: thủ tục hành chính được đơn giản,
nhanh chóng hơn, giải quyết thủ tục hành chính dân chủ, minh bạch, có tính chuyên
nghiệp hơn; mang lại sự thuận tiện cho công dân khi tới UBND giao dịch.
2


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện giải quyết các thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Trung Tâm không tránh khỏi tồn tại
những hạn chế. Qua thời gian thực tập tại UBND xã Trung Tâm, được tiếp xúc và làm việc
trong môi trường công sở, được trực tiếp tham gia làm việc, giải quyết thủ tục hành

chính,em nhận thấy đây là một vấn đề đang rất được quan tâm và có một vai trò quan
trọng đối với công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý của UBND xã. Chính vì những lý do
đó mà em chọn chủ đề: “Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” tại UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của
UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu vấn đề giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” tại UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái trong những năm gần đây.
- Về không gian: Nghiên cứu về vấn đề giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa” tại UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Về nội dung: Tìm hiểu về thực trạng công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” tại UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Mục tiêu nghiên cứu
-Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Trung
Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tìm hiểu về thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại
UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Tìm hiểu cơ sở khoa học về vấn đề giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” tại UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về cơ quan, bộ phận thực tập, công việc cần làm.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa” tại UBND xã.
- Vận dụng những kiến thức đã được học vào công việc thực tiễn, hiểu rõ hơn về bộ
máy hành chính của đơn vị thực tập.

3


- Tham khảo, sử dụng những tài liệu có liên quan hoàn thành báo cáo thực tập.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát thực tế: quan sát tác phong, lề lối, cách thức giải quyết công
việc của cán bộ, công chức làm việc tại UBND xã Trung Tâm.
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Số liệu thu thập thông qua việc thống
kê, tham khảo các văn bản pháp luật của Nhà nước, các tài liệu, báo cáo, các công trình
nghiên cứu khoa học, website viết về công tác giải quyết thủ tục hành chính “một cửa”.
Các văn bản, tài liệu được lưu trữ tại văn phòng của UBND xã Trung Tâm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin và so sánh tư liệu: Được sử dụng trong
việc phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết thủ tục hành chính “một cửa”, so sánh và đối
chiếu một số chỉ tiêu, số liệu trước khi thực hiện.
- Phương pháp phỏng vấn: Lấy ý kiến, đánh giá những thuận lợi và khó khăn còn
tồn tại trong việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”.
6. Bố cục báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì báo cáo kiến tập bao gồm những nội dung sau đây:
Chương 1. Giới thiệu tổng quan về Ủy ban nhân dân xã Trung Tâm, huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái.
Chương 2. Thực trạng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Uỷ
ban nhân dân xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Chương 3. Đề xuất giải pháp và kiến nghị về việc thực hiện giải quyết thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” tại Ủy ban nhân dân xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái.

4


Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TRUNG

TÂM, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
1.1. Khái quát chung về huyện Lục Yên và xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái
1.1.1. Khái quát chung về huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
1.1.1.1. Địa lý tự nhiên:
Huyện Lục Yên có diện tích là 808,98 km2. Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía tây
giáp tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Văn Yên và huyện Yên Bình, phía đông giáp
huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính,
chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi
có độ cao trung bình 300 – 400m, đỉnh cao nhất 1,148m, sườn thoải, độ dốc trung bình
400 chia cắt địa bàn thành những thung lũng nhỏ và các khe suối. Phía tả ngạn sông Chảy
là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có độ cao trung bình 935m,
đỉnh cao nhất 1.035m, có độ dốc lớn, đỉnh nhọn, sườn núi bị cắt xẻ, có độ dốc 700 trở lên,
hầu hết được bao phủ bởi rừng tự nhiên.
Nằm giữa 2 dãy núi và tiền sông Chảy là vùng đất thấp bằng phẳng, hệ thống sông
Chảy chảy qua huyện Lục Yên dài 65 km với nhiều chi lưu lớn như ngòi Trúc Lâu, ngòi
Vàn, ngòi Đại Cại, ngòi Biệc...
Huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia thành 2 mùa,
mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 – tháng 4 năm sau).Nhiệt độ
trung bình từ 22 - 24oC, độ ẩm trung bình 68-72%. Lượng mưa trung bình hàng năm
1.500-2.200 mm, số ngày mưa trong năm khoảng 130 ngày.
Lục Yên có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên như: than nâu ở Hồng Quang có trữ
lượng 16.000 tấn; đá hoa cương ở Tân Lĩnh, Liễu Đô có trữ lượng khoảng 250 triệu m3;
đá vôi có cường độ 300 - 500 kg/cm2, có hàm lượng CaO cao, trữ lượng khoảng 135 triệu
m3; đá quý và bán quý phân bố trên diện tích 113 km2. Ngoài ra, Lục Yên còn có nguồn
tài nguyên đá xây dựng, sỏi, cát…rất phong phú.
1.1.1.2. Quá trình hình thành
5



Lục Yên là một đơn vị hành chính trên địa bàn Yên Bái đầu thế kỷ XIX thuộc về
Hưng Hoá và Tuyên Quang.
Vào năm 1910, Lục Yên được sáp nhập vào Yên Bái trở thành một trong 4 huyện và
một châu, khi đó có 6 tổng.
Khi thành lập 2 huyện mới là Bảo Yên và Văn Yên theo Quyết định số 117/CP ngày
16/12/1964 của Hội đồng Chính phủ, 14 xã của Lục Yên được cắt về huyện Bảo Yên.
Giai đoạn 1965 - 1975 theo Quyết định điều chỉnh các đơn vị cấp xã của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ số 21/NV ra ngày 28/1/1967, cắt 2 xã An Phú và Phú Mỹ của huyện Yên Bình sáp
nhập về huyện Lục Yên. Sau đó theo Quyết định số 23/NV tại huyện Lục Yên, giải thể các
xã Quyết Thắng, Tân Thành, Trần Phú, Hợp Thành và Đồng Tâm, điều chỉnh các xóm giải
thể về các xã Tân Lập, Hồng Quang, Tô Mậu, Phúc Lợi, Tân Lĩnh. Tiếp theo là quyết định
của Hội đồng Chính phủ thành lập thị trấn huyện lỵ Lục Yên.
Tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khoá VIII ngày 12/8/1991 quyết định chia tỉnh Hoàng
Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, trong đó Yên Bái được tái lập gồm 8 đơn vị
hành chính là thị xã tỉnh lỵ Yên Bái và 7 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Yên
Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên.
Huyện lỵ là thị trấn Yên Thế nằm cách quốc lộ 70 khoảng 17 km về hướng đông và
cách thành phố Yên Bái 93 km về hướng bắc. Huyện gồm 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị
trấn, trong đó có 10 xã và 2 thôn được Nhà nước công nhận là vùng III.
1.1.1.3. Tiềm năng kinh tế:
Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi như trên huyện Lục Yên có nhiều
tiềm năng phát triển, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, hình thành một
hệ thống thương mại khá sôi động ở địa phương. Hoạt động dịch vụ tương đối đa dạng, tập
trung vào các lĩnh vực như: Nhà hàng, khách sạn, vận tải, tín dụng, bưu chính viễn
thông….
Là huyện nằm trong tour du lịch của 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ với điểm đến
là đền Đại Kại, Bình nguyên xanh Khai Trung, Hang Chùa São…thường xuyên thu hút
khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

6



Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.870 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp
là 9.826,35 ha, đất lâm nghiệp là 59.417,33 ha còn lại là các loại đất khác.Huyện Lục Yên
có tài nguyên rừng tự nhiên trên 16.000 ha, rừng trồng trên 21.000 ha ... góp phần tạo nên
môi trường sinh thái phục vụ cho sản xuất và đời sống. Lục Yên có nguồn tài nguyên
kháng sản quí hiếm đó là đá quí, đá bán quí, đá hoa trắng, đá xây dựng, sỏi, cát… đây là
những tiềm năng khoáng sản có thể làm giàu cho địa phương trong quá trình phát triển.
Đất sản xuất nông nghiệp là 9.826,35 ha trong đó đất thâm canh lúa trên 3.300ha/vụ
với vùng thâm canh lúa chất lượng cao như Mường Lai, Minh Xuân, Liễu Đô, Vĩnh Lạc;
đất trông cây công nghiệp ngắn ngày trên 2.000 ha còn lại là đất trồng rau màu các loại.
Đất lâm nghiệp là 59.417,33 ha hàng năm trồng mới từ 1.500 đến 2.000 ha.Diện tích che
phủ rừng trên 70%.
Xác định lợi thế địa phương, hiện nay huyện Lục Yên đã quy hoạch vùng phát triển
kinh tế phù hợp: với chín xã dọc quốc lộ 70 tập trung làm kinh tế trang trại, khai thác chế
biến gỗ rừng trồng; vùng đồng bằng tập trung thâm canh cây lương thực hàng hóa; tám xã
vùng cao phát huy lợi thế làm du lịch, chăn nuôi, trồng rừng. Qua đó, hình thành rõ nét các
vùng tre măng, cây quế, cây ăn quả có múi, đặc biệt nhờ làm tốt công tác bảo vệ và phát
triển rừng, đến nay tỷ lệ độ che phủ đạt 67%. Qua tích tụ ruộng đất, hiện đã có nhiều trang
trại trồng cây ăn quả rộng vài chục ha, cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm. Năm 2017, cam
sành Lục Yên được chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Cam Lục Yên”, mỗi năm cung cấp ra
thị trường hơn 2.000 tấn quả, mở ra hướng đi mới trong nông nghiệp nông thôn miền núi.
Được thiên nhiên ban tặng cho loại đá trắng có độ tinh khiết rất cao, từ năm 2000 Lục Yên
bước đầu tiến hành khai thác, chế biến, xuất khẩu, tạo việc làm cho nhiều lao động địa
phương. Hiện nay, Nhà nước đã cấp 35 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản cho 32
doanh nghiệp, với tổng diện tích gần 595 ha. Trong đó, có những đơn vị đang thăm dò,
khai thác, chế biến đá vôi trắng có hiệu quả là: Công ty TNHH Đá cẩm thạch RK Việt
Nam, công suất hai triệu mét khối/năm; Công ty CP khai khoáng Thanh Sơn, công suất
35.000 m3/năm; Công ty TNHH MTV Vạn Khoa Lục Yên, công suất 470.000 tấn sản
phẩm/năm; Công ty CP Stone Base Việt Nam, công suất 60.000 tấn/năm, đã góp phần vào

nguồn thu ngân sách, kiến tạo nhiều công trình phúc lợi, làm đổi thay diện mạo của một
7


huyện miền núi. Nhiều mặt hàng xuất khẩu từ đá xẻ, đá khối, đá hạt, đá siêu mịn có mặt
trên thị trường thế giới.
Ở Lục Yên có một phiên chợ độc nhất cả nước, bán mặt hàng đá quý và đã có lịch
sử 25 năm.Từ xa xưa, Lục Yên được mệnh danh là "vùng đất ngọc", nằm trên đá quý.
Theo những người trong nghề, xưa ở lòng hồ Thác Bà đã có chợ Ngọc. Người nông dân đi
làm đồng, trẻ em đi chơi dễ dàng nhặt được những viên đá đủ màu sắc nhưng chỉ để chơi.
Tới những năm 80 thế kỷ trước, chính quyền tổ chức khai thác địa chất mới phát hiện nơi
đây có nhiều loại đá quý, chất lượng thuộc hàng quý nhất thế giới.Những viên đá có giá trị
nhất Việt Nam đều được khai thác từ đây.
Từ đó Lục Yên trở thành thủ phủ của đá quý.Người dân tứ phương đổ xô về đây
khai thác.Phiên chợ bán mặt hàng đặc biệt này cũng hình thành. "Vùng đất ngọc" đã thay
đổi số phận nhiều người.Những năm trước còn tìm được đá bạc tỷ, còn giờ đây chỉ có viên
giá trăm nghìn đến vài triệu đồng.
Lục Yên tự hào có viên ruby đỏ được giữ làm bảo vật quốc gia, tên 'Ngôi sao Việt
Nam'. Đó là viên đá ruby lớn nhất, có trọng lượng 2.160 gram tương đương 10.800 cara.
Ngoài ra rất nhiều viên đá quý có giá trị khác được khai thác từ đây.
1.1.2. Khái quát chung về xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Xã Trung Tâm là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của huyện Lục
Yên, nằm ở cửa ngõ phía Nam huyện Lục Yên, cách trung tâm huyện lỵ 45 Km; có tuyến
đường Quốc lộ 70 chạy dọc qua xã dài 6 km và có hệ thống đường giao thông nông thôn
đi lại thuận tiện cho việc giao thương buôn bán hàng hóa.
Diện tích tự nhiên: 4.229,17 ha; trong đó: diện tích đất nông nghiệp 3.641,45 ha; đất phi
nông nghiệp 488.38; đất khác: 99.34 ha.
Vị trí địa lý: Phía đông tiếp giáp Hồ thác bà và xã Phan Thanh. Phía tây là dãy núi voi
giáp huyện Văn Yên, phía Nam giáp xã Tân nguyên huyện Yên Bình, phía Bắc giáp xã Phúc
Lợi.

Tổng số thôn hiện nay: 13 thôn (thời điểm 2018 chưa sáp nhập), trong đó có 6 thôn đặc
biệt khó khăn.
8


Số hộ gia đình 1.068 số nhân khẩu 4.587 khẩu, trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo 42,17% tương
đương 439 hộ và 1917 khẩu; hộ cận nghèo 13,74% tương đương 143 hộ và 671khẩu.
- Dân tộc: Kinh: 201 hộ, Tày: 183 hộ, Dao: 645 hộ, Nùng: 39 hộ.
- Số người trong độ tuổi lao động: Tổng số 2.666 (chia ra: nam 1296, nữ 1370).
Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, sự điều
hành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh.
Các chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội
được quan tâm thường xuyên. Chất lượng giáo dục ở các cấp học tiếp tục được giữ vững.
Hoạt động khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân
dân được thực hiện có hiệu quả. Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục, pháp luật. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân
ngày càng phát triển.
1.2. Vị trí pháp lí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân
xãTrung Tâm
1.2.1. Vị trí pháp lí
Căn cứ vào điều 8, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015:
- UBND xã Trung Tâm do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân
địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Ủy ban nhân dân xã Trung Tâm gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số
lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
1.2.2. Chức năng của UBND xã Trung Tâm
Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, UBND xã là cơ quan
thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, chấp hành nghị quyết của HĐND xã

cũng như các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

9


UBND xã Trung Tâm trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, UBND xã có
quyền ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương mình.
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, UBND xã Trung
Tâm là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương quản lý phạm vi, lãnh thổ của xã theo
Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết và cơ quan cấp trên trong lĩnh vực: Kinh tế, Chính
trị, An ninh, xã hội, quốc phòng, Cụ thể là:
+ Phát triển Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục, Xã hội, Y tế và Dịch vụ;
+ Thu chi ngân sách của địa phương;
+ Tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thi hành pháp luật;
+ Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước của các tổ chức và công dân,
bảo vệ các quyền tự do , dân chủ và nhân dân;
+ Về công tác thi hành án, giải quyết đơn thư khiếu nại.
- UBND xã Trung Tâm do Hội đồng nhân dân xã Trung Tâm bầu ra, là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, là cơ quan Hành chính Nhà nước ở địa phương, có trách
nhiệm với cơ quan cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên.
- Ủy ban nhân dân xã Trung Tâm thực hiện chức năng Quản lý nhà nước trên địa
bàn xã Trung Tâm, huyện Lục Yên. Góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất
trong bộ máy Hành chính Nhà nước. Là cơ quan chấp hành, phục vụ giải quyết các thủ tục
hành chính cho nhân dân xã Trung Tâm.
1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã Trung Tâm
Ủy ban nhân dân xã Trung Tâm làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách. UBND xã Trung Tâm có nhiệm vụ chỉ đạo điều hành thực
hiện các nhiệm vụ, chương trình công tác đã được đề ra. Đồng thời quản lý, chỉ đạo,
hướng dẫn các khu phố thuộc xã Trung Tâm trong hoạt động Quản lý.
Nhiệm vụ của UBND xã Trung Tâm được quy định cụ thể như sau :

Trong lĩnh vực kinh tế:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch
đó;
10


2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa
phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách
địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp
trên trực tiếp;
3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp
trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công
nghiệp:
1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến
khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng
dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch,
kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi;
2. Tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc
phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa bàn xã;
3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của
pháp luật;
Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải:
1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân
cấp;
2. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông,

cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội:

11


1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với
trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc
văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,
trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu
học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình
được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp
luật:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã
chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản
lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực
lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong
trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và
chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
Trong việc thi hành pháp luật:
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo
thẩm quyền;
3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành

án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.
12


1.3. Hệ thống các văn bản quản lý của Uỷ ban nhân dân xã Trung Tâm
1.3.1.Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
UBND Xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm
2015.
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11 ngày 26
tháng 11 năm 2003.
1.3.2. Nội quy, quy chế hoạt động của UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên,
tỉnh Yên Bái
1.3.2.1. Nội quy của Ủy ban nhân dân xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên
Bái
Những quy định chung
1. Nội quy này được áp dụng tại cơ quan Ủy ban nhân dân xã Trung Tâm.
2. Chế độ làm việc:
a) Hàng tuần làm việc vào ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6; nghỉ thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết theo
quy định;
b) Thời gian làm việc:
Mùa hè:

- Buổi sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút;
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút;

Mùa đông:

- Buổi sáng: Từ 8 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút;

- Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút;

3.Các hành vi bị cấm:
Gây mất an ninh, trật tự trong khu vực cơ quan; mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy,
chất độc hại, nguy hiểm vào cơ quan; đánh bạc dưới mọi hình thức; say rượu hoặc sử dụng
rượu, bia hoặc đồ uống có cồn khác trong giờ hành chính; hút thuốc lá trong phòng làm
việc, phòng họp, hội trường.
Đối với khách đến giao dịch, công tác
13


1. Tổ chức, cá nhân đến giao dịch, liên hệ công việc với đơn vị, bộ phận nào thì cần
chủ động liên hệ và đến đúng đơn vị, bộ phận đó; liên hệ làm việc với Lãnh đạo địa
phương thì phải đăng ký tại bộ phận Văn phòng Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân xã để được hướng dẫn;
2. Các phương tiện đi lại như: ôtô, xe máy, xe đạp ... phải để gọn gàng tại vị trí sân
trụ sở cơ quan hoặc tại khu vực nhà để xe. Không bóp còi, phóng nhanh vào cơ quan;
3. Trang phục phải gọn gàng, không mặc áo hở nách, quần ngắn, quần áo ngủ…,
không đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang khi giải quyết công việc; giao tiếp ứng xử lịch sự,
không gây ồn ào, to tiếng, đánh chửi nhau, nói tục, chửi bậy và không đi lại những nơi
không có nhiệm vụ;
4. Tuân thủ các quy định, hướng dẫn của cán bộ, công chức được giao giải quyết
nhiệm vụ. Trường hợp có ý kiến hoặc phản ánh về việc giải quyết không đúng quy định,
đề nghị liên hệ với bộ phận tiếp công dân của xã hoặc góp ý thông qua hòm thư góp ý;
5. Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung tại cơ quan, không vứt giấy, rác… ra phòng làm
việc và trong khuôn viên Ủy ban nhân dân xã;
Đối với cán bộ, công chức
1. Đến cơ quan làm việc đúng giờ quy định, để xe đúng nơi quy định, trang phục
gọn gàng, đeo thẻ công chức trong suốt thời gian làm việc;
2. Hòa nhã, văn minh, lịch sự trong giao tiếp; nghiêm cấm mọi biểu hiện cửa quyền,

hách dịch, quát tháo, nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc;
3. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấp hành và sử dụng hiệu quả
thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm cán bộ, công chức làm việc
riêng, chơi Games trong giờ làm việc; uống rượu bia trong giờ làm việc và giờ nghỉ trưa
của ngày làm việc;
4. Có ý thức phòng gian bảo mật, không được tiết lộ, cung cấp tài liệu, số liệu có
liên quan cho người khác khi chưa được phép của lãnh đạo đơn vị;
14


5. Đóng cửa sổ, tắt các thiết bị sử dụng điện (quạt, đèn, máy vi tính và các thiết bị
khác), khóa cửa phòng khi hết giờ làm việc.
Tổ chức thực hiện
1. Mọi cán bộ, công chức, người lao động của cơ quan Ủy ban nhân dân xã; đại diện
các tổ chức kinh tế - xã hội và công dân tới liên hệ công tác, giải quyết công việc tại cơ
quan Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện nội quy này. Nếu vi phạm Nội quy tùy
theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.
2. Khách đến giao dịch công tác không chấp hành những quy định trên sẽ bị bắt
buộc ra khỏi cơ quan.
1.3.2.2. Quy chế hoạt động của Ủy ban nhân dân xã Trung Tâm
Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân xã
1. Uỷ ban nhân dân xã làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, phát huy vai trò
tập thể, đề cao vai trò cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân
dân và các thành viên Ủy ban nhân dân xã.
2. Chấp hành sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân huyện, sự lãnh đạo của
Đảng uỷ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân
xã với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong quá trình triển khai thực hiện mọi
nhiệm vụ.
3. Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc chỉ được giao một người phụ
trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay công việc cấp dưới, tập thể

không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại. Mỗi thành viên Ủy ban nhân dân xã
chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công.
4. Giải quyết các công việc của nhân dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng thẩm
quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai minh bạch, kịp thời và hiệu quả theo
đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban
nhân dân xã.
15


5. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức; đề cao sự phối
hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
6. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động; bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân xã.
1. Ủy ban nhân dân xã quyết định tập thể những công việc sau đây:
a. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các
khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm
2015 cụ thể:
- Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
nhân dân xã.
- Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong
phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính
mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công
dân trên địa bàn xã.
- Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân
sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán
ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã trong phạm vi
được phân quyền.

b. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
c. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.
d. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền
cho Ủy ban nhân dân xã.
2. Các quyết định tập thể của Ủy ban nhân dân xã quy định tại khoản 1 điều này
phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân xã biểu quyết tán thành.
16


Khi biểu quyết tại phiên họp cũng như khi dùng phiếu lấy ý kiến, nếu số phiếu tán
thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch.
3. Thành viên Ủy ban nhân dân xã, trưởng các ngành, đoàn thể, các thôn phải thực
hiện các quyết định của Ủy ban nhân dân xã và Chủ tịch. Trường hợp không nhất trí với
quyết định đó, vẫn phải chấp hành, nhưng được tiếp tục trình bày ý kiến với tập thể Ủy
ban nhân dân xã và Chủ tịch.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Trung Tâm
1.4.1. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ Điều 34, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định cơ cấu tổ
chức của Ủy ban nhân dân xã gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy
viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có
một Phó Chủ tịch.
Xã Trung Tâm là xã loại III, cơ cấu UBND xã gồm có 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch,
Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch UBND xã
Theo Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trong Luật
Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban

nhân dân xã;
2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành
Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác,
17


phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ
quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo
quy định của pháp luật;
3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và
ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định
của pháp luật;
5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp
dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống
thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp
luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền.
1.4.3. Sơ đồ tổ chức của UBND xã Trung Tâm

Chủ tịch UBND xã

Phó chủ
tịch

UBND

Công
chức Văn
phòng
thống kê

Công
chức tài
chính
kế toán

Ban
Công
an

Ban chỉ
huy
Quân18
sự

Công
chức Tư
pháp Hộ tịch

Công
chức
địa
chính


Công
chức
Văn
hóaXã hội


Chú thích:

Quản lý trực tiếp

Phối hợp hoạt động
Hình 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy của UBND xã Trung Tâm
Qua sơ đồ trên có thể thấy mối quan hệt chặt chẽ giữa các cấp làm việc của UBND
xã. Trong đó các cán bộ có chức năng tham mưu cho chủ tịch UBND thực hiện quản lý
nhà nước về xã hội trên địa bàn. Đảm bảo sự thống nhất theo từng lĩnh vực chuyên môn
được đảm nhận; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và cơ quan chuyên
môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công.
1.5. Đội ngũ nhân sự của UBND xã Trung Tâm
1.5.1. Số lượng nhân sự
Tại thời điểm tháng 3 năm 2019, đội ngũ cán bộ, công chức xã Trung Tâm có 21
người. Trong đó:
- Cán bộ: 10 người
- Công chức: 11 người
1.5.2. Chất lượng nhân sự
-Cán bộ là người dân tộc thiểu số: 18/21 người (chiếm 85,71%);
- Giới tính: 16 nam; 5 nữ
- Về trình độ văn hóa:
+ Trình độ THPT: 21 người (100%);
- Theo trình độ chuyên môn:
+ Bậc đại học: 7 người (33,33%);

+ Cao đẳng: 6người (28,57%);
19


+ Trung cấp: 8 người (38,1%);
- Theo trình độ lý luận chính trị cao cấp:
+ Trung cấp 8 người (chiếm 38,1%);
+Sơ cấp, bồi dưỡng: 13 người (chiếm 61,9%);
- Trình độ tin học:
+ Chứng chỉ tin học loại A: 5 người (23,81%);
+ Chứng chỉ tin học loại B: 12 người (57,14%);
+ Chưa có chứng chỉ: 4 người ( 19,05 %).
- Trình độ tiếng anh:
+ Chứng chỉ tiếng anh loại A: 1 người (4,76%)
+ Chứng chỉ tiếng anh loại B: 5 người ( 23,81%)
+ Chưa có chứng chỉ: 15 người ( 71,42%)
1.6. Tài chính và trang thiết bị cơ sở vật chất của UBND xã Trung Tâm
1.6.1. Khái quát chung về công sở
Trụ sợ làm việc UBND xã đặt tại thôn Sài Lớn là thôn trung tâm của xã, để thuận
tiện cho việc công tác và giải quyết các công việc trong xã.
Hiện nay, trụ sở UBND xã Trung Tâm gồm 1 dãy nhà hai tầng và 1 dãy nhà một
tầng với 9 phòng làm việc, 2 hội trường.
1.6.2. Khái quát chung về công sản
- Qua nghiên cứu thực tế tổng hợp, liệt kê các thiết bị văn phòng của UBND xã
Trung Tâm như sau:
STT

Trang thiết bị

Số


Tình trạng

lượng
1

Máy tính

22

máy sử dụng tốt
20


2

Máy in

18

máy sử dụng tốt, in đẹp

3

Tủ đựng tài liệu

23

Sử dụng tốt đảm bảo cho việc lưu và sắp xếp
văn bản


4

Tủ kính đựng sách

02

Sử dụng tốt đảm bảo cho việc trưng bày sách

28
5

Bàn làm việc

6

Ghế quay

7

Ghế dài ngồi chờ
cho công dân (tại

Đảm bảo cho việc giải quyết các công việc
hàng ngày tại cơ quan
31

Đảm bảo cho việc ngồi và soạn thảo văn bản

05


Đảm bảo đầy đủ chỗ ngồi cho công dân khi

bộ phận một cửa)
8

Ghế đơn cho công

tới UBND
16

Đảm bảo đầy đủ chỗ ngồi cho công dân khi

dân

tới UBND

9

Quạt

18

Hoạt động tốt

10

Điện thoại bàn

1


Hoạt động tốt

02

Tình trạng tốt

05

Tình trạng tốt

01

Mới được lắp đặt, sử dụng tốt

01

Sử dụng tốt

Bảng niêm yết các
11

thủ tục hành chính,
phí, lệ phí

12

Bảng nội quy, quy
chế


13
14

Máy đánh giá mức
độ hài lòng của
công dân
Máy Scan

Hình 1.2. Bảng tổng hợp trang thiết bị văn phòng của UBND xã Trung Tâm
21


- Đánh giá: Nhìn chung cơ sở vật chất của UBND xã Trung Tâm tương đối đầy đủ
để đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của các cán bộ, công chức tại đây. Tuy nhiên trụ
sở UBND vẫn còn thiếu một máy photocopy nhằm phục vụ việc phô tô các giấy tờ, tài liệu
có liên quan giúp công dân đến thực hiện các thủ tục hành chính mà không phải đi lại để
phô tô bên ngoài. Bên cạnh đó xã mới được cung cấp một máy đánh giá mức độ hài lòng
của công dân nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc sử dụng.
1.6.3. Tài chính công của UBND xã Trung Tâm
- Theo báo cáo số 94/BC - UBND ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân
xã Trung Tâm về việc tổng chi ngân sách của UBND xã Trung Tâm năm 2018, như sau:
TT
1

NỘI DUNG

SỐ TIỀN
(triệu đồng)
4970
77


TỔNG CHI
Chi văn hóa thông tin

2
2.1
2.2
3
4
5

Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội
- Chi dấn quân tự vệ
- Chi trật tự an toàn xã hội
Chi phát thanh truyền thanh
Chi thể dục thể thao
Chi các hoạt động kinh tế

5.1
5.2
5.3
6
7

Giao thông
Nông – Lâm- Thủy lợi – Hải sản
Các hoạt động kinh tế khác
Chi công tác xã hội
Chi quản lí nhà nước Đảng, đoàn thể
Quỹ lương

HĐND
VP UBND
Đảng cộng sản Việt Nam
Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Đoàn thanh niên CS HCM
Hội liên hiệp Phụ nữ
Hội cựu chiến binh
Hội nông dân
Hội chữ thập đỏ

7.1
7.2
7.3
7.4
7.5
7.6
7.7
7.8
7.9

22

197
92
105
5
3,2
376
109
261

6
526
3653,7
2926,7
132
2058
654,7
167
150
136
161
146
23

Ghi chú


7.10
7.11
8
9

Hội người cao tuổi
Hối khuyến học
Chi khác
Chi chuyển nguồn sang ngân sách năm sau

23
3
2

130,1

Hình 1.3. Bảng tổng chi ngân sách của UBND xã Trung Tâm năm 2018
- Đánh giá: Qua bảng tổng chi ngân sách của UBND xã Trung Tâm số tiền chi lấy
chủ yếu từ ngân sách của huyện Lục Yên và việc chi tiêu rất tiết kiệm vì không có nguồn
thu và xã Trung Tâm vẫn là một xã đang phát triển, kinh tế còn tương đối khó khăn

23


Chương 2.THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ
“MỘT CỬA” TẠI UBND XÃ TRUNG TÂM, HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
2.1. Cơ sở khoa học về việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” tại UBND xã Trung Tâm, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
2.1.1. Thủ tục hành chính
2.1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính
Thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định,
một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được
kết quả mong muốn.
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về
không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức
giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ
quan, tổ chức và cá nhân công dân.
2.1.1.2. Phân loại thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được chia làm 03 loại chính:
- Thủ tục hành chính nội bộ là trình tự thực hiện các công việc nội bộ cơ quan nhà
nước, bao gồm: Thủ tục ban hành quyết định; thủ tục khen thưởng – kỷ luật; thủ tục thành
lập các tổ chức, thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức nhà nước.
- Thủ tục hành chính liên hệ là trình tự các cơ quan hành chính, công chức nhà nước
có thẩm quyền thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật.

Thủ tục hành chính liên hệ rất đa dạng, thủ tục này bao gồm:
+ Thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức. Đó là thủ tục kiến
nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thủ tục giải quyết các yêu cầu của các cơ
quan tổ chức khác của nhà nước.

24


+ Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính, việc áp dụng các biện pháp
cưỡng chế hành chính phải được pháp luật quy định chặt chẽ để tránh lạm quyền, xâm
phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Đó là thủ tục áp dụng các
biện pháp ngăn chặn hành chính;thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính khác;
– Thủ tục văn thư là trình tự tiến hành các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp công
văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới các hình thức văn bản.Thủ tục văn thư mang
nhiều tính chất kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, đòi hỏi quá trình thực hiện phải tỉ mỉ, đúng
thể thức, trình tự các bước tiến hành. Tóm lại, việc phân nhóm các thủ tục hành chính căn
cứ vào tính chất hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết
công việc của nhà nước và của công dân như trên chỉ có tính chất tương đối.
2.1.1.3. Vai trò của thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Nếu
không có thủ tục hành chính thì mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ban
hành sẽ khó được thực thi. Có thể nói thủ tục hành chính làcông cụ và phương tiện để đưa
pháp luật vào đời sống.
- Thủ tục hành chính là cơ sở đảm bảo cho việc thi hành các quyết định được thống
nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện
các quyết định hành chính tạo ra.
- Thủ tục hành chính khi xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ tạo ra khả năng
sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý đã được thông qua, đem lại hiệu quả
thiết thực cho Nhà nước.

- Thủ tục hành chính là một bộ phận của pháp luật hành chính nên việc xây dựng và
thực hiện tốt các thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình triển khai và
thực thi luật pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
- Thủ tục hành chính trên một phương diện nhất định là biểu hiện trình độ văn hóa
của tổ chức.
25


×