Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Báo cáo kiến tập tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.03 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
Chương I : Khái quát về UBND phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh
Hà Nam


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND:

Ủy ban nhân dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa

QLNN:

Quyền lực nhà nước

BCH:

Ban chấp hành

HU:

Huyện ủy

MTTQ:



Mặt trận tổ quốc

ĐU:

Đảng ủy

HTX:

Hợp tác xã

ANTQ:

An ninh tổ quốc

SSCĐ:

Sẵn sàng chiến đấu


A. LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang thực hiện chế độ quản lý nhà nước trên tầm vĩ mô, do đó, hệ
thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò vô
cùng quan trọng. Một mặt, hệ thống này tạo điều kiện cho nhà nước có thể quản
lý sâu sát tới tận các địa phương, mặt khác cũng giúp chúng ta định hướng đúng
đắn mục tiêu mà chúng ta đang theo đuổi – xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa. Bởi vậy, việc nắm vững tổ chức và hoạt động của hệ thống Ủy
ban nhân dân các cấp là một việc làm rất cần thiết. Hiện nay, trong giai đoạn
tổng thể cải cách hành chính, vấn đề cải cách tổ chức bộ máy của cơ quan quản

lý nhà nước được xem là vấn đề trọng tâm. Điều này đã được Chính phủ khẳng
định thông qua Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng
Chính Phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2016 - 2020. Với một nền hành chính được tổ chức thành một hệ thống ổn định,
hoạt động thông suốt trên cơ sở phân công, phân cấp và chế độ trách nhiệm rõ
ràng sẽ đạt được tính hiệu lực, hiệu quả một cách tốt nhất, nhất là trong điều
kiện nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ
hợp tác, đối ngoại với nhiều nước. Để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị
trường, hội nhập nhanh với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới thì việc thường
xuyên nghiên cứu, tìm hiểu cái mới nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy là
một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một cơ quan, đơn vị nào. Cơ cấu tổ chức
có tinh gọn, hợp lý, không chồng chéo, trùng lặp chức năng, nhiệm vụ giữa các
phòng ban mới đảm bảo bộ máy hoạt động có hiệu quả. Hiện nay ở Ủy ban nhân
dân phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà nam vấn đề tổ chức bộ
máy và hoat động tuy đã đạt được nhiều thành tựu song bên cạnh đó vẫn còn
một số hạn chế. Do đó, xuất phát từ những nhận thức của bản thân về tầm quan
trọng của việc tổ chức bộ máy trong cơ quan đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt
động của cơ quan, trong thời gian tìm hiểu thực tế, em đã lựa chọn đề tài “Tổ
chức bộ máy và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” .


2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu :
- Tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ
Lý, tỉnh Hà nam
- Hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh
Hà nam
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh

Hà nam
- Thời gian : từ năm 2018 đến nay
3.Mục tiêu nghiên cứu:
- Qua việc tiếp cận với thực tiễn hoạt động của một cơ quan trong hệ thống các
cơ quan quản lí nhà nước để kiểm nghiệm kiến thức đã được học. Nắm được
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; có cái nhìn tổng quan về quy
trình hoạt động của một cơ quan quản lý nhà nước cụ thể;
- Nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp đang theo học, có thái độ tích cực
trong việc rèn luyện và học tập. Có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ
quan đến kiến tập.Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao
trong quá trình kiến tập;
- Xây dựng được định hướng nghề nghiệp;
- Kết thúc đợt kiến tập, sinh viên biết vận dụng kiến thức lý luận và hiểu biết
qua quan sát thực tiễn để thực hiện quy trình một số nghiệp vụ cụ thể của
chuyên viên hành chính trong cơ quan quản lí nhà nước.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước
Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản của các cơ quan có
thẩm quyền làm cơ sở pháp lý cho công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước


Khảo sát thực tế về công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của Ủy ban nhân dân
phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà nam
0Phân tích, đánh giá các thông tin thu được từ thực tế.Đánh giá những kết quả
đạt được và những mặt hạn chế của công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của
Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà nam và tìm
hiểu một số nguyên nhân.
Đưa ra một số kiến nghị và đề xuất góp phần hoàn thiện công tác tổ chức bộ

máy và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ
Lý, tỉnh Hà nam.
5.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
thuộc Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà nam
- Phương pháp quan sát, ghi chép các hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà nam .
- Phương pháp nghiên cứu thực tế về cơ cấu tổ chức, sự phối hợp trong hoạt
động của các bộ phận UBND phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà
nam;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu có liên quan đến quá trình hoạt động,
đến tổ chức bộ máy tại UBNDphường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà
nam.

CHƯƠNG 1


KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG THANH TUYỀN,
THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
1.1.

Khái quát chung về phường Thanh Tuyền , thành phố Phủ Lý, tỉnh

Hà Nam
1.1.1 Vị trí địa lý
Thanh Tuyền là một phường thuộc thành phố Phủ Lý, tình Hà Nam, Việt
Nam. Phường Thanh Tuyền nằm ở tọa độ 20°29′59″B 105°54′18″Đ. Được thành
lập từ năm 1977 đến năm 2013, theo Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 23 tháng 7
năm 2013 của Chính phủ về việc điều chính địa giới hành chính các huyện Duy
Tiên, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng để mở rộng thành phố Phủ Lý và thành

lập phường thuộc Thành phố Phủ Lý, tình Hà Nam, xã Thanh Tuyền được
chuyển từ huyện Thanh Liêm về Thành phố Phủ Lý, đồng thời chuyển thành
phường Thanh Tuyền. Phía Đông giáp với xã Thanh Hà – huyện Thanh Liêm,
phía Tây giáp với thị trấn Kiện Khê – huyện Thanh Liêm, phía Nam giáp với các
xã Thanh Phong và Thanh Thủy – huyện Thanh Liêm, phía Bắc giáp với các
phường Thanh Châu và Châu Sơn.
Là một phường của Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, phường Thanh
Tuyền có mật độ dân số đông, nhiều đầu mối giao thông quan trọng. Là trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh và thành phố. Trong phường có
nhiều đường phố chính như là: Phan Huy Ích, Phạm Công Trứ, Lê Lai,… tạo
điều kiện cho dân cư phát triển cho các ngành nghê kinh doanh, dịch vụ. Là nơi
buôn bán sầm uất của Thành phố. Phường Thanh Tuyền có diện tích 4,5831 km
được chia thành 08 tổ dân phố. Trên địa bàn phường có 75 cơ quan, doanh
nghiệp, trường học, 18 công ty trách nhiệm hữu hạn, 12 khách sản, nhà nghỉ, 11
cơ sở trọ bình dân, 27 cơ sở kinh doanh đặc biệt. Ngoài ra, trên địa bàn còn có
các khu vực công cộng, trung tâm vui chơi giải trí của Thành phố.
Theo thống kê số liệu Qúy I/2016 toàn phường có 7487 nhân khẩu phân
bố tương đối đồng đều các tổ dân phố với nhiều thành phần dân cư kkhacs nhau


trong đó có 295 nhân khẩu theo đạo Thiên Chúa giáo. Hiện nay, phường có số
hộ kinh tế khá và giàu chiếm 75%, hộ trung bình 42,1%, hộ nghèo chỉ còn 0,9%.
1.1.2. Kết cấu hạ tầng
Địa bàn phường Thanh Tuyền có 02 tuyến Quốc lộ chạy qua: đường Quốc lộ 1A
và 21A, có dòng sông Đáy chạy dọc theo trục đường quốc lộ 1A rất thuận lợi
cho việc lưu thông hàng hoá bằng đường bộ và đường thuỷ. Chương trình điện
khí hoá nông thôn đã được thực hiện tốt với 100% số tổ dân phố được sử dụng
điện lưới quốc gia đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân. [ phụ lục 01; Tr34 ]
1.1.3. Điều kiện tự nhiên

Nằm trên quốc lộ 1A, bên bờ phải sông Đáy, cách Hà Nội 60 km về phía
Nam, thành phố Nam Định 30 km về Phía Tây Bắc và thành phố Ninh Bình
33 km về phía Bắc. nằm trên Quốc lộ 1A có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là
nơi gặp gỡ của ba con sông: Sông Đáu, Sông Châu Giang và Sông nhuệ tiện về
giao thông thủy bộ.
Phường Thanh Tuyền có địa hình tương đối bằng phẳng, khu vực nghiên
cứu quy hoạch chủ yếu là diện tích đất ruộng 2 vụ, mương, ao và vườn tạp. Địa
hình trong khu dân cư cao hơn khu đồng ruộng từ 0,6m đến 1m.
Phường Thanh Tuyền nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong
vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm mùa hè nóng và nhiệt độ ẩm, mùa đông lạnh và
hanh khô hơn.
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm - 2000 mm
Nhiệt độ trung bình: 23-24 °C
Số giờ nắng trong năm: 1.300-1.500 giờ


Độ ẩm tương đối trung bình: 85%
Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 230C đến 240C, nhiệt độ không khí
trung bình mùa hè là 230C đến 380C, nhiệt độ không khí trung bình mùa đông là
180C. Về mưa, lượng mưa trung bình năm là 1800mm – 2000mm. Độ ẩm tương
đối trung bình là 85%, độ ẩm tương đối thấp nhất là 11%. Về gió, tốc độ gió lớn
nhất 36m/s, tốc độ trung bình là 2m/s; hướng gió chính mùa hè là Đông Nam,
mùa đông là Đông Bắc.
1.1.4. Điều kiện kinh tế-xã hội:
Phường Thanh Tuyền là một phường với đặc điểm chính là người dân
sống và lao động chủ yếu nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, do nhận được các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển
của chính quyền tỉnh, nền kinh tế xã đã có những bước phát triển nhanh và tích
cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Nền sản xuất nông nghiệp ở phường theo hướng nông nghiệp sạch, nông

nghiệp sinh thái có hiệu quả cao và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế trang
trại và các mô hình sản xuất VAC, nhất là trong chăn nuôi, coi đây là khâu đột
phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Về thương mại - dịch vụ - du lịch, phường có lợi thế là đầu mối giao
thông, gần thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đủ điều kiện để
phát triển tổng hợp ngành kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hóa các loại hình
dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, đưa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế
quan trọng.
1.2.

Khái quát về Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ

Lý, tỉnh Hà Nam
1.2.1 Địa vị pháp lý và đăc điểm tình hình của Ủy ban nhân dân phường
Thanh Tuyền


Theo quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền do Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên;
có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, điều
hành của cơ quan Nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự giám sát của
Hội đồng nhân dân xã, phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân xã với Mặt trận
tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm
vụ. [Phụ lục 02, Tr 35]
*Đặc điểm tình hình:
- Tên đơn vị: Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền
- Địa chỉ: phường Thanh Tuyền, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
- Điện thoại:


0915028119

- Email:
- Hiện nay,Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền có 23 cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động với 09 phòng làm việc. Cơ quan Ủy ban nhân dân
hiện nay được trang bị đầy đủ về trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc
và là một trong những cơ quan quan trọng giúp UBND thành phố Phủ Lý giải
quyết các công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1.2.2 Hệ thống văn bản của Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền
1.2.2.1 Các văn bản qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền trong giai đoạn hiện nay
* Văn bản của Trung ương


- Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 do Quốc Hội khóa XIII ban
hành.
1.2.2.2 Khái quát nội quy, quy chế của ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền
* Nội quy:
-Giờ làm việc cơ quan hành chính xã :
Cơ quan hành chính phường làm việc 8 giờ/ngày ( 40 giờ/tuần)
+Thời gian làm việc vào mùa hè , từ ngày 16/4 đến 15/10 hàng năm
Buổi sáng từ 7 giờ 00 phút đến 11 giờ 330 phút.
Buổi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 00 phút.
+Thời gian làm việc mùa đông, từ ngày 16/10 năm trước đến 15/4 năm tiêp
theo:
Buổi sáng từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đên 17 giờ 00 phút.
Thứ bảy, chủ nhật, các ngày lễ: Nghỉ.
Trường hợp làm thêm giờ: Do yêu cầu của lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã khi

thấy cần thiết.
-Những hành vi bị cấm:
+Gây mất an ninh, trật tự trong khu vực cơ quan;
+Mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, hóa chất độc hại và các chất cấm khác vào
cơ quan, đơn vị;


+Sử dụng rượu, bia hoặc đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của
ngày làm việc; hút thuốc lá tại phòng làm việc, phòng họp, hội trường và nơi tập
trung đông người; sử dụng trái pháp luật các chất kich thích khác; chơi game,
đánh cờ, đánh bài dưới mọi hình thức trong giờ làm việc
+Gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức và công dân.
-Trang phục:
+Trang phục hàng ngày:
Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mặc trang phục, giầy, dép chỉnh tề,
gọn gàng, lịch sự;
Đối với Nam: Quần âu, áo sơ mi có cổ, đi giày hoặc dép gọn gàng
Đối với Nữ: Quần âu, áo sơ mi, đi giày hoặc dép, không mặc áo chống cổ, áo
không có tay, váy ngắn xẻ cao, mỏng…
Đối với những ngành, đơn vị có trang phục riêng thì cán bộ, công chức, viên
chức thực hiện theo quy định của ngành;
+ Lễ phục:
Lễ phục được mặc khi đón tiếp, tham dự các buổi lễ và các cuộc họp trong thể,
hội nghị cán bộ, công chức hằng năm;
Đối với Nam: Bộ comple,quần âu, áo sơ mi dài tay, thắt caravat, đi giày hoặc
dép có quai hậu;
Đối với Nữ : Áo dài truyền thống, quần áo vest ,hoặc bộ váy dài, đi dày hoặc
dép có quai hậu;
Đối với những ngành, đơn vị có trang phục riêng thì cán bộ, công chức, viên
chức thực hiện theo quy định của ngành.



-Đối với cán bộ, công chức, người lao động:
+ Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, Luật cán bộ , công chức số
22/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 13/11/2008;
+ Có mặt tại cơ quan đúng thời gian quy định, ngồi làm việc đúng vị trí , không
làm ảnh hưởng đến công việc của người khác, đeo thẻ công chức trong giờ hành
chính , xây dựng kế hoạch sắp xếp giải quyết công việc hợp lý hiệu quả, khoa
học và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân đến liên hệ công tác, làm
việc;
+ Chấp hành nghiêm sự phân công nhiệm vụ của lãnh đạo đơn vị và cấp trên’
+ Nêu cao ý thức phòng gian bảo mật, không được tiết lộ và cung cấp hồ sơ, tài
liệu cho người khác khi chưa được phép của lãnh đạo đơn vị;
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế hội họp, tham gia đầy đủ, đúng thành
phần, thời gian, không gian làm việc riêng, gây mất trật tự, không nghe điện
thoại hoặc để chuông điện thoại trong cuộc họp, không tự ý bỏ về khi hội nghị
chưa kết thúc;
-Đối với cá nhân, tổ chức:
+ Chấp hành và thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ, công chức làm việc tại cơ
quan;
+ Trang phục gọn gàng,lích sự, giao tiếp đúng mực và giữu gìn vệ sinh chung;
+ Chấp hành đúng các nội quy, quy định của cơ quan;
+ Không hối lộ hoặc có các hành vi tiêu cực khi đến cơ quan thực hiện giải
quyết các thủ tục hành chính, tích cực phản ánh, kiến nghị, góp ý trực tiếp về
những bất hợp lý trong hoạt động của cơ quan đếncác cấp có thẩm quyền.
*Quy chế


Nội dung của quy chế được khái quát như sau:
- Ủy ban nhân dân phường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát

huy vai trò tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân và tinh thần chủ động, sáng tạo
của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân. Mỗi việc chỉ được giao
một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên Ủy ban nhân
dân chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công;
- Chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước cấp trên, sự lãnh đạo
của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã; phối hợp chặt chẽ giữa Ủy
ban nhân dân xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cùng cấp trong
quá trình triển khai thực hiện mọi nhiệm vụ;
- Giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng pháp luật, đúng
thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm; bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời và
hiệu quả; theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định và chương trình, kế
hoạch công tác của Ủy ban nhân dân phường;
- Cán bộ, công chức cấp xã phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp
của nhân dân, có ý thức học tập để nâng cao trình độ, từng bước đưa hoạt động
của Ủy ban nhân dân phường ngày càng chính quy, hiện đại, vì mục tiêu xây
dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân;
- Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc chỉ được giao cho một phòng,
chức danh, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm
việc thay của cấp dưới, tập thể không làm việc thay của cá nhân và ngược lại.
lãnh đạo các phòng, ban, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được
giao công việc phải chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả công việc được phân
công;
- Đảm bảo phát huy năng lực, sở trường công tác của cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động; đề cao sự chủ động, sáng tạo và phối hợp trong công


tác chuyên môn, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định;
- Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Phân
định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng, chức danh theo nguyên tắc tập

trung thống nhất tránh chồng chéo;
- Luôn giữ gìn đoàn kết trong nội bộ, thực hiện tự phê bình và phê bình trên cơ
sở xây dựng, có tổ chức, trách nhiệm, nghiêm cấm các hành vi bè phái, gây mất
đoàn kết trong nội bộ cơ quan.
1.3Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự của ủy ban nhân dân phường Thanh
Tuyền
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức [ phụ lục 03; Tr36]
*Cơ cấu tổ chức:
- Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền nhiệm kỳ 2016-2021 có các thành
viên:
+01 Chủ tịch
+01 Phó chủ tịch
+02 Ủy viên
- Thành phần chuyên môn giúp việc:
+Địa chính – xây dựng: 01 công chức;
+Văn phòng-Thống kê: 02 công chức;
+Tư pháp-Hộ tịch: 01 công chức;
+Văn Hoá-Xã hội: 01 công chức;
+Lao động TBXH: 01 công chức;
+Công An: 12 công chức, cơ cấu Uỷ viên Uỷ ban;
+Tài chính-Kế toán, Thủ qux-ủy nhiệm thu: 01 công chức;
+Quân Sự: 02 công chức, cơ cấu Ủy viên Ủy ban;


+ Giao thộng thủy lợi: 01 người
- Ngoài ra còn có các cán bộ không chuyên trách và các tổ trưởng tổ dân phố.
1.3.2 Vị trí,chức năng, nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan và Ủy viên Ủy
ban nhân dân , công chức cấp xã , cán bộ không chuyên trách và tỏ trưởng tổ
dân phố

*Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường:
-Vị trí, chức năng:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, lãnh
đạo và điều hành mọi công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 127 Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; đồng thời, cùng Ủy ban nhân
dân phường chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân huyện);
- Nhiệm vụ, quyền hạn :
+ Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy
ban nhân dân phường;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành
Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân phường; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng,
an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ
chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính
mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy
định của pháp luật;
+ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc
và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy
định của pháp luật;


+ Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp

dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng,
chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo
quy định của pháp luật;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy
quyền
* Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường:
- Vị trí, chức năng:
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
phường phân công phụ trách chỉ đạo, điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu
trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và pháp luật về nhiệm vụ
được phân công.
-Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công tác do Chủ tịch phân công; chủ
động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các công việc theo lĩnh vực
được phân công trên địa bàn. Phó chủ tịch được sử dụng quyền hạn của Chủ tịch
khi giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực được giao;
+ Chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch, trước Ủy ban nhân dân và Hội đồng
nhân dân phường về lĩnh vực được giao, về những quyết định chỉ đạo, điều
hành của mình; cùng Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu
trách nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Đảng ủy,
Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân huyện. Đối với những vấn đề
vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Phó Chủ tịch phải báo cáo Chủ tịch quyết
định;
+ Trực tiếp phụ trách khối văn hoa, xã hội, giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ
bản, nông nghiệp kinh tế, ngành nghề và dịch vụ;


+ Khi giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến phạm vi và trách nhiệm
giải quyết công việc của thành viên khác của Ủy ban nhân dân thì chủ động trao

đổi, phối hợp với thành viên đó để thống nhất cách giải quyết; nếu vẫn còn ý
kiến khác nhau thì báo cáo Chủ tịch quyết định;
+ Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, các thôn và tổ dân phố thực hiện các chủ
trương, chính sách và pháp luật thuộc lĩnh vực được giao.
*Ủy viên Ủy ban nhân dân phường:
- Vị trí, chức năng:
Ủy viên Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân
công trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân phường; cùng Chủ
tịch và Phó Chủ tịch chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân
trước Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân huyện; nắm tình hình, báo
cáo kịp thời với Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường về lĩnh vực công tác của
mình và các công việc khác có liên quan;
-Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công việc thuộc lĩnh vực được phân công
trên địa bàn; chủ động đề ra các biện pháp để hoàn thành tốt công việc đó;
+ Phối hợp công tác với các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, các cán bộ,
công chức có liên quan và giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của
Ủy ban nhân dân huyện (sau đây gọi chung là cơ quan chuyên môn cấp huyện)
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.
*Công chức cấp xã:
-Vị trí, chức năng:
Công chức cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và
cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực được phân công.
-Nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Giúp Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản
lý nhà nước ở cấp xã, bảo đảm sự thống nhất quản lý theo lĩnh vực chuyên môn;


+ Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động giải quyết công việc được giao, sâu

sát cơ sở, tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn, phiền hà cho dân. Nếu
vấn đề giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó
Chủ tịch phụ trách để xin ý kiến;
+ Tuân thủ Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân , chấp hành sự phân công
công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; giải quyết kịp thời công việc theo đúng
chức năng, nhiệm vụ được giao, không để tồn đọng, ùn tắc; chấp hành nghiêm
chỉnh quy định của pháp luật và nội quy cơ quan;
+ Không chuyển công việc thuộc phạm vi trách nhiệm cá nhân lên Chủ tịch,
Phó Chủ tịch hoặc tự ý chuyển cho cán bộ, công chức khác; không tự ý giải
quyết các công việc thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức khác; trong trường
hợp nội dung công việc có liên quan đến cán bộ, công chức khác thì phải chủ
động phối hợp và kịp thời báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch xử lý;
+ Chịu trách nhiệm bảo quản, giữ gìn hồ sơ tài liệu liên quan đến công tác
chuyên môn; tổ chức sắp xếp, lưu trữ tài liệu có hệ thống phục vụ cho công tác
lâu dài của Ủy ban nhân dân xã; thực hiện chế độ báo cáo bảo đảm kịp thời,
chính xác tình hình về lĩnh vực công việc mình phụ trách theo quy định của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
*Cán bộ không chuyên trách cấp xã, Tổ trưởng tổ dân phố:
-Vị trí, chức năng:
Cán bộ không chuyên trách cấp xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân và
Chủ tịch Ủy ban nhân dân về nhiệm vụ chuyên môn được Chủ tịch phân công.
Tổ trưởng tổ dân phố chịu trách nhiệm trước Thường trực Ủy ban nhân dân về
mọi mặt hoạt động của thôn, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ công tác trên địa
bàn.
-Nhiệm vụ, quyền hạn:
Cán bộ không chuyên trách cấp xã thực hiện các nhiệm vụ được quy định giống
như các nhiệm vụ của công chức cấp xã;
Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ công tác trên địa bàn;
thường xuyên báo cáo tình hình công việc với Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách;



đề xuất giải quyết kịp thời những kiến nghị của công dân, tổ chức và các thôn;
chủ động tiếp thu các văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan Nhà nước cấp trên
và của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã để tổ chức triển khai thực
hiện có hiệu quả, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt pháp lệnh
dân chủ ở cơ sở.
1.3.3. Đội ngũ nhân sự của ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền
1.3.3.1 Số lượng nhân sự
Thời điểm hiện tại Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền có 23 cán bộ, công
chức chuyên trách.
Ban lãnh đạo gồm 01 Chủ tịch Ủy ban nhân dân và 01 Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân.
1.3.3.2 Chất lượng nhân sự
- Về trình độ:
+ Trình độ đào tạo, chuyên môn: Hiện nay, Ủy ban nhân dân phường Thanh
Tuyền có 02 người có trình độ thạc sỹ, 16 người có trình độ đại học, 05 người
có trình độ trung cấp , về lý luận có: 18 người có trình độ trung cấp, 05 người
chưa qua trung cấp..
+ Trình độ ngoại ngữ, tin học: Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ cán bộ
công chức của Ủy ban nhân dân xã hầu hết đều đạt trình độ cơ bản cần có.
+ Nhìn chung cán bộ công chức xã cơ bản đạt chuẩn về trình độ văn hóa, chuyên
môn nghiệp vụ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Kỹ năng:
Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức của con người vào
thực tiễn. Kỹ năng gắn với kinh nghiệm công tác, kinh nghiệm là những điều
hiểu biết có được do tiếp xúc thực tế, do từng trải trong cuộc sống, trong lao
động và công tác. Từ thực tế ở cơ quan cho thấy, đội ngũ cán bộ, công chức ở
Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền được trang bị đầy đủ những kiến thức
về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về lãnh đạo quản lý đối với những người
đứng đầu Ủy ban nhân dân phường. Ngoài ra, đối với công chức chuyên trách

đang công tác tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn được trang bị những kỹ năng


hành chính bao gồm: kỹ năng nắm bắt điều tra dư luận xã hội, kỹ năng xây dựng
và xử lý thông tin, kỹ năng lĩnh hội tiếp thu thông tin, ý kiến, kỹ năng xây dựng
chương trình lập kế hoạch, kỹ năng tổng hợp, tham mưu, đề xuất, kỹ năng soạn
thảo văn bản, kỹ năng phân công nhiệm vụ, kỹ năng giao tiếp ứng xử, giải quyết
công việc.
1.4Cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền
Hiện nay, Ủy ban nhân dân phường Thanh Tuyền có 23 cán bộ, công chức
chuyên trách đang làm việc tại cơ quan, tương ứng với số lượng nhân sự đó
cũng có 20 máy tính. Mỗi phòng của Ủy ban được trang bị 02 máy in, 02 quạt
trần , riêng phòng Chủ tịch và Phó chủ tịch có thêm 01 bộ bàn ghế tiếp khách.
Riêng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” được trang bị thêm 02 máy photocopy; 02 camera; 01 tủ kính
đựng tài liệu, 02 tủ đựng công văn , 06 bàn làm việc và 01 hòm thư góp ý.
Hội trường Ủy ban được trang bị đầy đủ ghế ngồi, loa đài, quạt, rèm cửa phục
vụ cho các cuộc họp hay các chương trình của Ủy ban nhân dân phường.
Không gian xung quanh Ủy ban nhân dân phường được trồng cây cảnh thoáng
mát, có chỗ để xe rộng rãi cho cán bộ, công chức , có 02 cổng để đi vào.
Nhìn chung trang thiết bị cơ sở vật chất ở Ủy ban nhân dân phường về cơ bản là
đầy đủ, song vẫn còn thiếu sót do kinh phí của phường không có nhiều.

CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN PHƯỜNG THANH TUYỀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH
HÀ NAM
2.1. Cơ sở khoa học chung về tổ chức bộ máy và hoạt động

2.1.1. Cơ sở lý luận
* Một số khái niệm :
Theo giáo trình Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của Học viện hành chính
Quốc gia thì:
- Tổ chức là một hệ thống tập hợp của hai hay nhiều người, nhóm người, được
điều phối một cách có ý thức, có phạm vi (lĩnh vực, chức năng) tương đối rõ
ràng, hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chung. Trong lịch sử phát triển của loài
người, tổ chức đã xuất hiện ở trình độ thấp mang tính kinh nghiệm, phạm vi hoạt
động hẹp, chủ yếu dừng ở nội dung phân công lao động và hợp tác lao động.
Qúa trình phát triển tiến hóa của nhân loại, Nhà nước đã ra đời để thực hiện
quản lý điều hành một quốc gia.
- Bộ máy hành chính Nhà nước là tổng thể các cơ quan hành chính Nhà nước
được thành lập theo quy định của pháp luật, trong quá trình hoạt động có mối
quan hệ tương hỗ lẫn nhau, hợp thành hệ thống thống nhất nhằm thực hiện
quyền hành pháp.
- Tổ chức bộ máy của một quốc gia được hiểu là một hệ thống các cơ quan nhà
nước có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, quan hệ mật
thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, được tổ chức và hoạt động theo
những nguyên tắc chung do pháp luật quy định trong đó, Hiến pháp là luật cơ
bản, có giá trị pháp lý cao nhất của một quốc gia.
* Cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
Bộ máy hành chính nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: Một là, theo nghĩa rộng
chung của các nước đó là bộ máy thực thi quyền hành pháp. Tức triển khai tổ
chức thực hiện pháp luật; đưa pháp luật vào đời sống. Đây chính là bộ máy đang
tồn tại ở rất nhiều nước. Hai là, theo nghĩa hẹp, đúng với bộ máy hành chính nhà
nước ở Việt Nam.


Trong trường hợp này, khi nghiên cứu bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam,
Hội đồng Nhân dân không thuộc phạm trù bộ máy hành chính nhà nước. Điều

này cũng chỉ mang tính tương đối. Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật
khác đều ghi “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương”.
Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương”. Chính vì vậy, phạm vi hành chính nhà nước
chỉ bao gồm chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.
- Những đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước:
+ Về mục tiêu, mỗi tổ chức được thành lập để nhằm đạt được các mục tiêu của
nó. Mục tiêu của các tổ chức hướng đến không giống nhau, nó tuỳ thuộc vào
từng loại hình các tổ chức đó. Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước nói
chung và mục tiêu của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước nói riêng
có những đặc điểm khác biệt với mục tiêu của các loại tổ chức khác.
+ Mục tiêu của bộ máy hành chính nhà nước do pháp luật quy định. Tất các các
cơ quan cấu thành cả bộ máy hành chính nhà nước đều hướng đến một mục tiêu
chung là thực thi quyền hành pháp, đảm bảo hiệu lực quản lý của nhà nước trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Tất cả các hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đều hướng đến các mục
tiêu mang tính chính trị của đảng chính trị cầm quyền, hay giai cấp cầm quyền.
Đây là sự khác biệt rất cơ bản trong mục tiêu của các cơ quan, tổ chức trong bộ
máy hành chính nước nói riêng cũng như bộ máy hành chính nhà nước nói
chung. Bộ máy hành chính nhà nước là một thiết chế chính trị - hành chính, là
công cụ để thực thi các mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền hay giai cấp cầm
quyền.
+ Hoạt động quản lý hành chính nhà nước bên cạnh các mục tiêu thực hiện
chức năng mang tính quản lý, nó còn phải mang tính phục vụ cho nhân dân, cho
lợi chung của cộng đồng, các sản phẩm của quản lý hành chính nhà nước thường
không mang tính lợi nhuận, kinh doanh.
- Vấn đề quyền lực - thẩm quyền:


Quyền lực của các tổ chức nói chung là sức mạnh, là điều kiện cần để cho các tổ

chức hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của mình, quyền lực đó phải được tạo
ra hoặc do các cơ quan có thẩm quyền trao cho nó.
Bộ máy hành chính nhà nước được nhà nước trao cho quyền lực của nhà nước
để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Đây là quyền lực đặc biệt của
nhà nước, bắt buộc xã hội và công dân phải thi hành các quyết định trong quản
lý hành chính nhà nước. Quyền lực của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành
chính nhà nước được trao mang tính pháp lý, thể hiện:
+ Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật dưới luật buộc các cơ quan cấp dưới trong hệ thống bộ máy
hành chính nhà nước, các tổ chức khác trong xã hội, và công dân phải chấp
hành, thực hiện.
+ Quyền kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hoặc thành lập
các đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quyết định quản lý.
+ Tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục, khen thưởng ,kỷ luật, và
cưỡng chế khi cần thiết trong quản lý hành chính nhà nước.
Thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước là sự
phù hợp giữa chức năng nhiệm vụ với quyền hạn được trao. Mỗi cơ quan hành
chính nhà nước được trao một hoặc một nhóm chức năng, nhiệm vụ trong hoạt
động quản lý hành chính nhà nước, đồng thời với chức năng nhiệm vụ đó, các
cơ quan này cũng được nhà nước trao cho những quyền lực tương xứng để thực
thi nhằm đạt hiệu lực, hiệu quả cao nhất. Sự phù hợp giữa chức năng, nhiệmvụ
với quền hạn được trao tạo thành thẩm quyền pháp lý cho các cơ quan hành
chính nhà nước hoạt động.
Tuỳ thuộc vào địa vị pháp lý và chức năng nhiệm vụ, các cơ quan hành chính
nhà nước được trao thẩm quyền chung hoặc thẩm quyền riêng để hoạt động.
Thẩm quyền chung được trao cho những tổ chức hành chính nhà nước thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trên những quy mô rộng và nhiều lĩnh vực, vừa
mang tính chất ngành, vừa mang tính chất lãnh thổ ,ví dụ như Chính phủ,
UBND các cấp.Thẩm quyền riêng được trao cho những tổ chức thực hiện chức



năng quản lý hành chính theo ngành hoặc các lĩnh vực cụ thể, ví dụ như các bộ,
ngành…Sự phân chia theo ngành, lĩnh vực trong quản lý hành chính nhà nước
giúp cho việc thực thi quyền hành pháp của bộ máy hành chính nhà nước được
chuyên môn hoá, tuy nhiên sự phân chia này có thể chỉ là tương đối.
- Quy mô hoạt động:
Quy mô hoạt động của một tổ chức nói chung là một phạm trù được thể hiện
trên nhiều góc độ như các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy,
nhân sự, và không gian tác động, các đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động
quản lý của nó. Nói đến quy mô của một tổ chức là nói đến sự lớn, nhỏ của các
tổ chức đó. Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống tổ chức có quy mô
rộng lớn nhất cả về tổ chức cũng như hoạt động trong xã hội.
Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống từ trung ương đến địa phương,
bảo đảm các chức năng trong quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực được trao. Từng bộ phận cấu thành của hệ thống đảm nhiệm chức năng quản
lý nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực hay lãnh thổ cũng là những tổ chức có
quy mô rất lớn.
- Vấn đề nguồn lực:
Nguồn lực cho hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước được chia thành hai
nhóm:
+ Nguồn nhân lực: đó là con người làm việc trong các cơ quan tổ chức của bộ
máy hành chính nhà nước, họ là người của Nhà nước, được Nhà nước thuê và sử
dụng, họ phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước. Mỗi người được trao
một nhiện vụ cụ thể theo từng vị trí, chức vụ. Những người làm việc trong các
cơ quan, tổ chưc của bộ máy hành chính nhà nước là những người thực thi
những công việc đặc biệt : thực thi công vụ, họ được nhà nước quản lý và sử
dụng theo các quy định riêng của pháp luật.
+ Nguồn tài chính: nguồn tài chính để cho các tổ chức hành chính nhà nước hoạt
động cũng như chi trả lương cho đội ngũ công chức lấy từ ngân sách của nhà
nước. Các hoạt động chi tiêu liên quan đến hoạt động quản lý hành chính nhà

nước được tuân thủ theo pháp luật, được kiểm soát chặt chẽ bởi kiểm toán nhà


nước. Sự kiểm soát này nhằm bảo đảm cho việc sử dụng ngân sách nhà nước có
hiệu quả cao nhất, chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.
- Các yếu tố cấu thành tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Tổ chức hành
chính nhà nước là một hệ thống cơ cấu các mối quan hệ trong hoạt động thực
hiện chức năng của nền hành chính nhà nước - hoạt động thực thi quyền hành
pháp. Nó phải bảo đảm mối quan hệ ổn định, vững chắc và thông suốt từ trung
ương đến tận các đơn vị hành chính cơ sở thấp nhất. Vì vậy, cơ cấu tổ chức hành
chính nhà nước là một hệ thống thứ bậc, được phân định theo các tiêu chí khác
nhau.
+ Cơ cấu tổ chức theo cấp bậc hành chính - lãnh thổ:
Đó là cơ cấu tổ chức bảo đảm cho hệ thống hành chính nhà nước thông suốt từ
trên xuống tận cơ sở. Theo khái niệm này, hệ thống hành chính nhà nước chia ra:
một là, bộ máy hành chính trung ương, hoặc cũng có thể gọi là bộ máy Hành
chính Nhà nước với nghĩa là các cơ quan Hành chính Nhà nước trung ương có
vai trò quản lý toàn quốc; hai là hành chính địa phương, bao gồm toàn bộ các tổ
chức Hành chính Nhà nước tại địa phương nhằm thực thi nhiệm vụ quản lý hành
chính nhà nước tại địa phương.
+ Cơ cấu tổ chức theo chức năng: Cơ cấu tổ chức theo chức năng là cơ cấu tổ
chức được phân định theo chức năng và được chuyên môn hoá, tạo thành những
cơ quan quản lý các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền hành chính nhà
nước. Theo khái niệm này bộ máy hành chính Trung ương (Chính phủ) chia ra
thành các bộ; bộ máy hành chính của tỉnh chia ra nhiều Sở, Ban. Tương tự như
vậy, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ máy hành chính nhà
nước. Đó là cấu trúc bên trong của từng cơ quan hành chính thực hiện chức năng
quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, cơ cấu tổ chức
bộ máy của Văn phòng Chính phủ; cơ cấu tổ chức bộ máy của một bộ hay một
Uỷ ban nhân dân tỉnh.

+ Các yếu tố cấu thành bộ máy hành chính nhà nước


×