BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRUỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM
-----------------------------------
NGUYỄN THỊ KIM TÚ
KẾ THỪA VÀ CHUYỂN HÓA
CÁC GIÁ TRỊ XANH TRONG KIẾN TRÚC
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG NAM BỘ
VÀO KIẾN TRÚC CHUNG CƯ THẤP TẦNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KIẾN TRÚC
Mã số: 9.58.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.KTS. TRẦN VĂN KHẢI
Phản biện 1:
PGS.TS.KTS. TÔN THẤT ĐẠI
Phản biện 2:
GS.TS.KTS. NGUYỄN QUỐC THÔNG
Phản biện 3:
PGS.TS.KTS. PHẠM ANH DŨNG
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM
Vào hồi.....
giờ .....
ngày.....
tháng.....
năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- TT THÔNG TIN & THƯ VIỆN ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TPHCM
- THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP TPHCM
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCTT: Chung cư thấp tầng
CSKH: Cơ sở khoa học
PTBV: Phát triển bền vững
STTN: Sinh thái tự nhiên
CTX: Công trình xanh
TB: Trung bình
ĐTX: Đặc tính xanh
TKBV: Thiết kế bền vững
GTX: Giá trị xanh
TKTĐ: Thiết kế thụ động
HTĐGCTX: Hệ thống đánh giá
Công trình xanh
LA: Luận án
TKX: Thiết kế xanh
KTBV: Kiến trúc bền vững
KTX: Kiến trúc xanh
TPHCM: Thành phố
Hồ Chí Minh
VHTT: Văn hóa truyền thống
NC: Nghiên cứu
VHXH: Văn hóa xã hội
NOTT: Nhà ở truyền thống
VN: Việt Nam
NOTTNB: Nhà ở truyền thống
Nam Bộ
XD: Xây dựng
TNKH: Tự nhiên khí hậu
1
PHẦN MỞ ĐẦU
0.1. Đặt vấn đề:
Từ thực tiễn “xanh hóa kiến trúc” trong lĩnh vực nhà ở và từ các
kết quả nghiên cứu lý luận về nhà ở xanh; tại châu Á đã và đang hình
thành một phương thức xanh hóa nhà ở đô thị là khai thác các giá trị
xanh (GTX) trong giải pháp xây dựng (XD) nhà ở truyền thống
(NOTT) với ý nghĩa: nhà ở bản địa chính là các “mô hình về nhà ở
xanh”, phản ánh sâu sắc triết lý thiết kế bền vững (TKBV).
Ở Việt Nam (VN), tuy chủ trương và các hoạt động phát triển kiến
trúc xanh (KTX), Công trình xanh (CTX) đã được khởi động và trải
qua thời gian đáng kể nhưng kết quả đạt được trong lĩnh vực nhà ở
vẫn còn rất ít ỏi. Chính vì vậy, cần nghiên cứu những phương thức
xanh hóa nhà ở đô thị thiết thực và khả thi hơn nữa, khai thác tiềm
năng và phù hợp với điều kiện nguồn lực của đất nước.
Tại Nam Bộ, NOTT của người Việt là một kiến trúc tiềm tàng các
GTX được hình thành từ văn hóa ứng xử với môi trường sống của cư
dân Nam Bộ biểu hiện qua kiến trúc ngôi nhà, chứa đựng nhiều yếu tố
tiến bộ, phù hợp với các nguyên tắc của kiến trúc bền vững (KTBV).
Trong phát triển nhà ở xanh tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM),
các chung cư thấp tầng (CCTT) là loại hình nhà ở đô thị có nhiều tiềm
năng để xanh hóa công trình bằng phương thức khai thác các GTX
trong kiến trúc NOTT này.
Nghiên cứu (NC) của luận án (LA) hướng tới kế thừa và chuyển
hóa các GTX trong kiến trúc NOTT Nam Bộ vào kiến trúc CCTT tại
TPHCM nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (VHTT), góp
phần xanh hóa nhà ở như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới;
phù hợp với tiềm năng, điều kiện nguồn lực của VN.
0.2. Mục tiêu NC cụ thể: (1) Nhận dạng hệ GTX trong kiến trúc
NOTT Nam Bộ (NOTTNB); (2) Đề xuất hệ “GTX chuyển đổi” cho
kiến trúc CCTT tại TPHCM trên nguyên tắc kế thừa và chuyển hóa
2
các GTX trong kiến trúc NOTTNB; (3) Đề xuất định hướng cho các
giải pháp thiết kế xanh (TKX) CCTT tại TPHCM trên cơ sở kế thừa
và chuyển hóa các GTX trong kiến trúc NOTTNB.
0.3. Đối tượng và phạm vi NC: (1)Đối tượng NC: Các GTX trong
kiến trúc NOTTNB và Kiến trúc CCTT tại TPHCM; (2)Phạm vi NC:
(a) NOTTNB: Là NOTT của người Việt, tại các địa phương mà lưu
dân Việt đặt chân đến đầu tiên trong hành trình tiến về phương Namnhững nơi mà các kiến trúc NOTT được XD ban đầu có nguồn gốc kế
thừa kiến trúc NOTT người Việt miền Bắc và Trung Bộ, thời gian từ
thế kỷ 17- thế kỷ 20; (b) CCTT tại TPHCM: Là nhà ở thương mại
hoặc nhà ở xã hội dành cho cư dân tại TPHCM, không bao gồm các
CCTT dành cho người nước ngoài ở hoặc cho thuê.
0.4. Phương pháp NC: (1)Phân tích- tổng hợp-hệ thống hóa; (2)Lịch
sử-Logic; (3) So sánh đối chiếu; (4) Quan sát khoa học; (5) Điều tra
khảo sát; (6) Điều tra xã hội học; (7) Chuyên gia; (8) Định lượng bằng
thang đo Likert; (9) Phân tích hình thái; (10) Mô hình hóa.
0.5. Nội dung tiến trình NC: (Sơ đồ 0.1)
Bước 1: NC tổng quan về quá trình phát triển các GTX trong kiến
trúc nhà ở trên thế giới và tình hình phát triển nhà ở xanh tại VN để
nhận thức toàn cảnh vấn đề, phát hiện phương thức tiếp cận, đối tượng
tiềm năng để xanh hóa nhà ở tại TPHCM.
Bước 2: Kế thừa kết quả khảo sát, vẽ ghi NOTTNB từ các nghiên
cứu đi trước; thống kê, phân loại, chọn lọc các kiểu thức đại diện để
nghiên cứu (Phụ lục 1). Phân tích các đặc điểm kiến trúc tiêu biểu của
NOTTNB, các phương thức ứng xử với môi trường sống của cư dân
qua mô hình không gian cư trú và các yếu tố cấu thành ngôi nhà, liên
hệ so sánh với NOTT Bắc và Trung Bộ. Từ kết quả này khẳng định sự
tồn tại của các GTX trong kiến trúc NOTTNB.
Bước 3: NC tổng quan về kiến trúc CCTT trên thế giới và bối
cảnh phát triển loại hình nhà ở này tại TPHCM. Điều tra khảo sát 17
3
CCTT tiêu biểu song song với điều tra xã hội học đối với người dân
sống tại các CCTT này (Phụ lục 2, 3); đúc kết những hạn chế về môi
trường ở tại các CCTT của thành phố. Từ đó, nhận thức ý nghĩa thiết
thực và vai trò quan trọng của các GTX trong việc khắc phục, cải
thiện những tồn tại ở các CCTT trên địa bàn TPHCM.
Bước 4: Thiết lập các cơ sở khoa học (CSKH) để thực hiện những
mục tiêu NC cụ thể của đề tài.
Bước 5: Dựa vào các CSKH lý luận, phân tích hình thái
NOTTNB để xác định các GTX từ biểu hiện của các đặc tính xanh
(ĐTX) trong giải pháp XD nên ngôi nhà và thiết lập tiêu chuẩn đánh
giá chúng. Để thang giá trị mang tính khách quan, LA phỏng vấn độc
lập ý kiến một số chuyên gia thông qua 1 thang đo Likert (Phụ lục 4).
So sánh, tổng hợp kết quả đánh giá; đúc kết thang giá trị hoàn chỉnh
của hệ GTX trong kiến trúc NOTTNB.
Bước 6: Vận dụng nguyên tắc lý luận về kế thừa và chuyển hóa
các giá trị VHTT trên quan điểm duy vật biện chứng để XD nguyên
tắc kế thừa và chuyển hóa các GTX trong kiến trúc NOTTNB vào
kiến trúc CCTT tại TPHCM. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành, phát triển NOTTNB và CCTT tại TPHCM và so sánh đặc
điểm tiêu biểu của các yếu tố cấu thành hai đối tượng nhà ở này. Phân
tích các ĐTX trong NOTTNB trên cơ sở đối chiếu với kết quả so
sánh; chuyển đổi các ĐTX trong NOTTNB thành các “ĐTX chuyển
đổi”, hình thành “hệ GTX chuyển đổi” làm cơ sở để vận dụng vào các
giải pháp TKX CCTT của thành phố.
Bước 7: Dựa vào các CSKH đã thiết lập và kết quả NC ở bước 6;
xác định mối tương quan giữa các yếu tố cấu thành NOTTNB với
CCTT tại thành phố và mối liên hệ biểu hiện giữa các “ĐTX chuyển
đổi” với các yếu tố cấu thành CCTT. “Mô hình hóa” đối tượng NC là
CCTT của thành phố bằng cách chuyển tải các “ĐTX chuyển đổi” vào
các thành tố của CCTT. Vận dụng các CSKH đã thiết lập và khai thác
4
các nguyên tắc trong giải pháp XD NOTTNB nhằm đạt được các ĐTX
ở bước 5, “diễn dịch” các ĐTX trong các yếu tố cấu thành CCTT,
hình thành định hướng cho các giải pháp TKX CCTT trên địa bàn
TPHCM.
Sơ đồ 0.1: Các phương pháp NC khoa học được sử dụng
trong các bước của tiến trình NC
CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHÂN TÍCH
-TỔNG HỢP
-HỆ THỐNG
HÓA
BƯỚC 1
LỊCH
SỬLOGIC
SO
SÁNH
ĐỐI
CHIẾU
BƯỚC 2
QUAN
SÁT
KHOA
HỌC
BƯỚC 3
ĐIỀU
TRA
KHẢO
SÁT
ĐIỀU
TRA
XH
HỌC
BƯỚC 4
PHÂN
TÍCH
HÌNH
THÁI
CHUYÊN
GIA
BƯỚC 5
ĐỊNH LƯỢNG
BẰNG
THANG ĐO
LIKERT
BƯỚC 6
MÔ
HÌNH
HÓA
BƯỚC 7
TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
0.6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài: (1) Việc nhận
dạng hệ GTX trong kiến trúc NOTTNB góp phần khẳng định nội dung
phong phú và tính thời đại của hệ giá trị VHTT dân tộc. (2)LA đóng
góp một phương thức tiếp cận mới, khoa học; hiệu quả, thiết thực
trong xanh hóa CCTT, hướng tới phát triển bền vững (PTBV) toàn
diện; phát huy các giá trị VHTT vào cuộc sống mới, đi theo xu thế
thời đại, phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế của đất nước. (3)
Hệ “GTX chuyển đổi” không những được vận dụng vào kiến trúc
CCTT tại TPHCM mà còn có thể NC vận dụng cho các loại hình nhà
ở khác thuộc Nam Bộ. (4) Định hướng cho các giải pháp TKX nhà
CCTT đóng góp vào việc hình thành chất lượng ở, mang lại hiệu quả
kinh tế- kỹ thuật, môi trường một cách lâu dài và gắn kết với các đặc
điểm văn hóa xã hội (VHXH) của cộng đồng cư dân TPHCM.
0.7. Những đóng góp mới của LA: (1) Việc nhận dạng hệ GTX trong
kiến trúc NOTTNB dựa trên tập hợp mẫu khảo sát lớn, mang tính đại
5
diện cao chưa từng có công trình nào NC chuyên biệt trước đây. Hệ
GTX này là cơ sở hình thành hệ “GTX chuyển đổi” để XD định
hướng cho các giải pháp TKX không chỉ cho CCTT tại TPHCM mà
còn có thể vận dụng cho các loại hình nhà ở khác tại Nam Bộ. (2)Việc
đề xuất định hướng cho các giải pháp TKX CCTT tại TPHCM trên cơ
sở kế thừa và chuyển hóa các GTX trong kiến trúc NOTTNB chưa
từng có NC nào thực hiện toàn diện. Các định hướng sẽ góp phần hình
thành các chung cư xanh thấp tầng với các GTX bền vững, mang lại
chất lượng ở thiết thực, toàn diện cho cư dân.
0.8. Cấu trúc LA: Gồm 3 phần: (1) Mở đầu; (2) Nội dung gồm 4
chương và (3) Kết luận- Kiến nghị; ngoài ra còn có 4 Phụ lục.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GTX TRONG KIẾN TRÚC
NHÀ Ở VÀ CÁC VẤN ĐỀ NC LIÊN QUAN
1.1. CÁC THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM KHOA HỌC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NC:
- Kế thừa, chuyển hóa; “Kế thừa và chuyển hóa các GTX trong
kiến trúc NOTTNB” là tiếp thu có chọn lọc và phát huy các GTX này
một cách biện chứng theo quy luật của sự vận động và phát triển.
-Liên hệ giữa thuật ngữ “xanh” với khái niệm “phát triển bền
vững”: Thuật ngữ “xanh” (green) thường được dùng chỉ thị cho “tính
bền vững” (subtainable) trong khái niệm PTBV hiện nay.
-Các khái niệm liên quan đến thuật ngữ “xanh”: Kiến trúc bền
vững (KTBV) đồng nhất với kiến trúc xanh (KTX); Thiết kế bền vững
(TKBV) đồng nhất với thiết kế xanh (TKX); Công trình xanh (CTX)
và Hệ thống đánh giá Công trình xanh (HTĐGCTX).
-“Giá trị xanh trong kiến trúc”: “GTX trong kiến trúc được hình
thành từ những đặc tính nổi bật trong giải pháp kiến trúc XD công
trình - mà những đặc tính này (có thể được gọi là các “đặc tính
xanh”) được đánh giá là đem lại hiệu quả về sức khỏe và đáp ứng
6
hoạt động sống của con người; đảm bảo mối quan hệ gắn kết hài hòa
giữa kiến trúc với môi trường (bao gồm cả môi trường sinh thái tự
nhiên (STTN) và môi trường văn hóa xã hội (VHXH)), tạo nên sự cân
bằng về môi sinh, phù hợp với quan niệm PTBV”.
GTX thể hiện “tính bền vững” của công trình trên cả 3 phương
diện: công năng-kinh tế- kỹ thuật, môi trường STTN và môi trường
VHXH. Tạo ra các GTX là mục tiêu của KTBV- KTX. Các GTX cũng
chính là các giá trị văn hóa.
- Các khái niệm về môi trường ở, nhà ở, nhà ở dân gian, nhà ở
truyền thống, nhà chung cư, nhà ở xanh, xanh hóa nhà ở.
Nhà ở xanh (hay nhà ở bền vững) là nhà ở đạt được các ĐTX hình
thành nên các GTX theo nguyên tắc của KTBV- KTX. Xanh hóa nhà
ở là hoạt động phát triển nhà ở xanh trong kiến trúc-XD.
1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC GTX TRONG KIẾN
TRÚC NHÀ Ở TRÊN THẾ GIỚI:
1.2.1.Sự hình thành các GTX từ khởi nguồn của TKBV: TKBV
có khởi nguồn từ rất sớm và trình tự “tiến hóa”: Từ sinh họcNhà ở
bản địaThời đại công nghiệp Thời cận đại (nhận thức về PTBV).
Nhiều ý tưởng về nguyên lý TKBV ngày nay được đánh giá là không
hề mới vì đã tồn tại trong các kiểu nhà ở bản địa khắp thế giới. Khởi
nguồn các GTX được thể hiện qua: Tính tiện nghi; Tính thích ứng với
điều kiện tự nhiên khí hậu (TNKH); Tính cân bằng sinh thái; Tính bảo
tồn năng lượng, tài nguyên. Các ĐTX này sẽ còn được bổ sung,
hướng đến sự PTBV toàn diện trên mọi mặt đời sống.
1.2.2.Các GTX trong một số xu hướng xanh hóa nhà ở tiêu biểu
trên thế giới hiện nay: (1) Nhà ở sinh khí hậu có GTX từ tính tiện
nghi vi khí hậu và tính thích ứng với điều kiện TNKH; (2) Nhà ở sinh
thái có GTX tập trung vào tính sinh thái; (3) Nhà ở bảo tồn năng
lượng có GTX là tính bảo tồn năng lượng, tính công nghiệp hóa;
7
(4)Nhà ở đạt tiêu chuẩn CTX được xem là có GTX khá toàn diện vì
hội tụ nhiều ĐTX chính là các tiêu chí trong HTĐGCTX.
1.2.3. Các chiến lược TKX cho kiến trúc nhà ở: (1) Thiết kế thụ
động (TKTĐ): Áp dụng giải pháp thiết kế phù hợp với các yếu tố tự
nhiên, quan tâm liên hệ đến các giải pháp XD truyền thống địa
phương. Nguyên lý TKTĐ cũng chính là nguyên lý thiết kế sinh khí
hậu. (2) Thiết kế chủ động: Áp dụng công nghệ thiết bị tạo tiện nghi
cho con người. Nhà ở được TKTĐ hiệu quả thì các hệ thống chủ động
ít phải tiêu tốn năng lượng. (3) Thiết kế tích hợp với sự hỗ trợ bởi các
công cụ mô phỏng, tối ưu hóa hiệu năng công trình: Kết hợp, liên hệ,
huy động các yếu tố thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn để đồng thời
đạt được nhiều mục tiêu, sử dụng mô phỏng hiệu năng công trình BPS (Building Performance Simulation).
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XANH TẠI VN:
Còn có nhiều khó khăn và rào cản.
1.4. KIẾN TRÚC NOTTNB:
1.4.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển:
-TNKH: Hệ sinh thái đa dạng với nhiều sông ngòi, kênh rạch;
nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa; nhiệt độ TB 270C-280C, độ ẩm TB 82%.
-Lịch sử, kinh tế, VHXH: Từ thế kỷ 17, các lưu dân Việt từ miền
Trung đã di cư vào Nam khẩn hoang sinh sống. Ngoài nông nghiệp
lúa nước, họ còn làm vườn, khai thác thủy sản. Với tính cách phóng
khoáng, trọng tình nghĩa, họ dễ tiếp nhận những ảnh hưởng văn hóa từ
bên ngoài nhưng vẫn giữ được văn hóa riêng của mình.
1.4.2. Các đặc điểm tiêu biểu của kiến trúc NOTTNB:
NOTTNB có sự thích ứng tốt với môi trường sống: (1)Theo hình
thức cư trú: có Nhà nền đất; Nhà sàn; Nhà bè; (2) Theo hình thức mặt
đứng: có kiểu “thuần truyền thống” và kiểu ảnh hưởng kiến trúc cổ
điển châu Âu; (3) Theo bố cục mặt bằng: có nhà chữ nhất, nhà chữ nhị
(nối đọi), nhà chữ đinh, nhà chữ công với nhiều biến thể và các thành
8
phần như thảo bạt, sân trong, cầu nối; (4)Theo bộ khung chịu lực: có
nhà nọc ngựa (nhà rọi) và nhà xuyên trính/trến (nhà rường).
LA tập trung vào 2 loại hình cư trú là nhà nền đất (tại Đồng Nai,
Tiềng Giang) và nhà sàn (tại An Giang, Đồng Tháp). Phân tích tổng
hợp, so sánh kết quả vẽ ghi 60 nhà nền đất, 15 nhà sàn (Phụ lục 1); LA
khái quát đặc điểm NOTTNB như sau:
Nhà nền đất: Đa số là nhà chữ đinh (33/60 nhà); rồi đến nhà nối
đọi (16/60 nhà), nhà chữ nhất (11/60 nhà); có sân trong 13/60 nhà. Chỉ
có NOTT Tiền Giang có thảo bạt (12/35 nhà) và cầu nối (5/35 nhà).
Mặt đứng ảnh hưởng kiến trúc châu Âu: Đồng Nai: 7/25 nhà; Tiền
Giang: 19/35 nhà. Nhà sàn: phổ biến là nhà chữ nhất (8/15 nhà).
Tổng thể nhà gồm: nhà chính (nhà trên), nhà phụ (nhà dưới), công
trình phụ trợ giống NOTT Bắc và Trung Bộ nhưng nguyên tắc tổ chức
có sự linh hoạt cao hơn. Các không gian chức năng bên trong nhà
mang tính đa năng, thích ứng với điều kiện TNKH. Tổ chức các
không gian chuyển tiếp giữa trong và ngoài nhà đáp ứng tiện nghi về
không gian sử dụng, thích ứng với điều kiện TNKH. Hiên (hàng ba) có
đặc trưng rất rộng, bố trí từ một đến bốn phía quanh nhà. Thảo bạt là
hình thức hàng hiên mở rộng, giúp gia tăng sự tiện nghi.
Vì kèo NOTTNB đơn giản hơn nhiều so với vì kèo NOTT Bắc
Bộ, dễ phát triển qui mô nhà khi cần. Tường vách đa phần bằng gỗ với
cấu trúc mỏng nhẹ và rất hở thoáng, phổ biến kiểu tường thoáng song
hồng làm từ các song gỗ đứng (11/35 nhà ở Tiền Giang) giúp môi
trường trong nhà hòa nhập với thiên nhiên bên ngoài. Cửa đi được sử
dụng linh hoạt, cấu trúc cũng hở thoáng. Hệ chịu lực có tính điển hình
hóa cao; dễ biến hóa qui mô nhà từ đơn giản đến phức tạp.
1.4.3.Phương thức ứng xử với môi trường STTN: Quá trình định
cư của người Nam Bộ và mối liên hệ của ngôi nhà với môi trường
STTN có sự linh hoạt và thích ứng cao. Tầm quan trọng của các yếu
tố liên quan đến cư trú: “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ, tứ
9
cận lân, ngũ cận điền”. Mô hình sử dụng năng lượng, khai thác tài
nguyên, xử lý chất thải thể hiện tính sinh thái.
1.4.4. Phương thức ứng xử với môi trường VHXH: Mối liên hệ
với láng giềng có ý nghĩa quan trọng; Cư dân Nam Bộ dễ dàng thích
nghi, tiếp nhận các yếu tố văn hóa bên ngoài văn hóa cộng đồng.
1.4.5.Nhận xét: Kiến trúc NOTTNB có các GTX, tạo nên một “nơi
ở tốt” theo phương thức thích ứng nhất với môi trường sống.
1.5.THỰC TRẠNG VỀ CCTT TẠI TPHCM:
1.5.1. Khái quát về CCTT: Từ những năm 1920, chung cư phát
triển mạnh ở châu Âu và Mỹ, mang phong cách hiện đại. Các kiểu cấu
trúc mặt bằng CCTT cơ bản: Hành lang giữa, Hành lang bên, Đơn
nguyên, Độc lập dạng tháp, Kết hợp, Lệch tầng, Vượt tầng. Trong một
căn hộ điển hình: có khu vực chung (khách, sinh hoạt, ăn, bếp) và khu
vực riêng tư (ngủ, làm việc, vệ sinh). Những ĐTX phổ biến trong
CCTT trên thế giới: tính tiện nghi, tính linh hoạt- đa năng, tính công
nghiệp hóa, tính sinh thái, tính cộng đồng.
1.5.2.Các giai đoạn phát triển CCTT tại Sài Gòn-TPHCM:
Trước 1975: có 457 CCTT /474 chung cư các loại. Từ 1975-1986:
Nhà ở phát triển chậm. Từ 1986- nay: Chuyển đổi sang kinh tế thị
trường, lượng dân nhập cư lớn, việc giải tỏa dân cư ven sông rạch làm
cho nhu cầu nhà ở tăng nhanh. Nhiều chung cư trong thành phố là
“giải pháp tình thế” để giải quyết nhà ở cho người dân bị giải tỏa, tầng
lớp thu nhập thấp, cán bộ công nhân viên chức; kiến trúc chưa có giải
pháp mới, khác biệt so với hiện hữu. Hiện nay, các CCTT xây mới
thường là nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư.
1.5.3.Thực trạng môi trường ở trong các CCTT tại TPHCM:
-Môi trường ở qua điều tra khảo sát giải pháp thiết kế: Điều tra
khảo sát 17 CCTT tiêu biểu (Phụ lục 2). Về quy hoạch: Mật độ XD từ
45-50% đến 75-80%; Mật độ mảng xanh hạn chế: đa số 15-20%.
Nhiều CCTT không có mảng xanh, không gian sinh hoạt cộng đồng,
10
dịch vụ công cộng riêng. Về kiến trúc: Cơ cấu căn hộ chưa đa dạng,
diện tích ở còn thấp. Phần lớn CCTT chưa đảm bảo điều kiện vi khí
hậu; Nhiều căn hộ không có ban công, lô gia. Việc che chắn mưa
nắng, chống bức xạ ngoài nhà chưa giải quyết thõa đáng. Về kỹ thuật
XD: Đa số có kết cấu bê tông cốt thép với bước cột nhỏ: 2,8m; 3m;
3,3m; 3,6m.
- Môi trường ở qua điều tra xã hội học: LA phỏng vấn 225 người
dân sống tại các CCTT được chọn khảo sát. (Phụ lục 3)
Nhân khẩu học: 93% có mức thu nhập từ trung bình trở xuống.
Căn hộ: Có từ 3-4 người trở lên: 81%, có từ 2 phòng trở lên: 54%.
Diện tích căn hộ: 10% dưới 30m2; 38% từ 31-45m2; chỉ có 64% căn
hộ có ban công. Phòng khách thường nhận được sự hài lòng vì rộng
rãi, thoáng mát. Phòng ngủ, vệ sinh, phòng ăn, bếp thường chưa được
hài lòng nhất vì thiếu tiện nghi về vi khí hậu. Người dân thích ứng khá
tốt với thời tiết khí hậu thành phố: 58% chọn hỗ trợ điều kiện nhân tạo
khi cần, 29% thích điều kiện tự nhiên hoàn toàn.
Nhu cầu giao tiếp cộng đồng: Mức từ thường xuyên trở lên là
43%, đa số chọn nơi gặp gỡ là không gian chung của chung cư.
Mong muốn ưu tiên cải thiện: (1) Trong căn hộ: thông thoáng,
chiếu sáng tự nhiên, chống nóng; (2) Ngoài căn hộ: công viên cây
xanh, tiện ích công cộng, giao tiếp láng giềng; (3) Nếu thay đổi chổ ở:
tăng diện tích ở, có các tiện ích công cộng, có công viên cây xanh.
- Hạn chế trong môi trường ở: Tập trung vào Tiện nghi về không
gian ở; Tiện nghi về các tiện ích công cộng; Tiện nghi về vi khí hậu.
1.5.4. Nhận xét về ý nghĩa và vai trò của các GTX đối với việc
phát triển CCTT trên địa bàn thành phố: Tăng cường tính tiện
nghi, tính thích ứng với điều kiện TNKH sẽ đóng góp đáng kể vào chất
lượng môi trường ở so với thực trạng hiện nay. Sự hình thành những
đặc ĐTX khác trong công trình còn đem lại tính bền vững toàn diện
cho CCTT.
11
1.6. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NC CÓ HƯỚNG
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI : LA khẳng định không có sự trùng lặp
về mục tiêu NC của đề tài với các công trình NC đi trước.
1.7. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA NC: (1) Cần nhận dạng,
đánh giá các ĐTX hình thành các GTX trong NOTTNB hệ thống,
khách quan, khoa học để khai thác, vận dụng vào công cuộc xanh hóa
nhà ở mới; (2) Cần XD nguyên tắc kế thừa và chuyển hóa các GTX
trong kiến trúc NOTTNB vào kiến trúc CCTT tại TPHCM làm cơ sở
đề xuất hệ “GTX chuyển đổi” để vận dụng vào TKX CCTT; góp
phần giải quyết những hạn chế trong môi trường ở và phát triển CCTT
tại TPHCM; (3) Định hướng cho các giải pháp TKX CCTT cần chú
trọng TKTĐ, hướng đến khả năng vận dụng thích ứng vào các giai
đoạn phát triển nhà ở, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng cư dân;
phát huy hiệu quả ngay cả khi còn hạn chế về nguồn lực.
CHƯƠNG 2: CSKH CHO VIỆC KẾ THỪA VÀ
CHUYỂN HÓA CÁC GTX TRONG KIẾN TRÚC NOTTNB
VÀO KIẾN TRÚC CCTT TẠI TPHCM
2.1.CƠ SỞ VỀ PHÁP LÝ:
Các tổ chức và hoạt động phát triển CTX, KTX; Các văn bản pháp
lý cho vấn đề tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả trong XD;
Các tài liệu pháp lý liên quan đến việc hình thành CCTT.
2.2. CƠ SỞ VỀ LÝ LUẬN:
2.2.1. Lý luận về kế thừa và chuyển hóa các giá trị VHTT: Các
nguyên tắc: (1) Có sự đánh giá, chọn lọc các giá trị trong VHTT để kế
thừa trên cơ sở khách quan, khoa học; (2) Có bổ sung, phát triển các
giá trị VHTT để đảm bảo sự chuyển hóa phù hợp với nhu cầu cuộc
sống và điều kiện thực tế; (3) Có sự giao lưu, tiếp biến với những giá
trị văn hóa mới tích cực bên ngoài hệ giá trị VHTT.
2.2.2. Lý luận về nhà ở xanh:
12
-Nội dung của nhà ở xanh: (1) Đảm bảo chất lượng ở: qua đáp
ứng nhu cầu ở và tiện nghi ở (bao gồm tiện nghi về không gian và tiện
nghi về môi trường ở); (2) Tạo điều kiện giao tiếp xã hội trong môi
trường ở; (3) Hướng đến công nghiệp hóa trong XD nhà ở.
- Các nguyên tắc về tính bền vững cho nhà ở xanh: (1)Hiệu quả:
là trọng tâm của vấn đề “xanh hóa”, cần mang tính dài hạn; (2)Sinh
thái: Cần thiết kế công trình theo cách phục hồi hệ sinh thái; (3)Lành
mạnh: Đảm bảo chất lượng môi trường ở và sự phản hồi tích cực của
cư dân về điều này; (4) Gắn kết: Cần phù hợp với đặc điểm xã hội của
đối tượng sử dụng, liên hệ với các nguồn lực tại chổ và truyền thống
XD địa phương; (5)Cam kết ủng hộ: Cần sự nhận thức của cư dân về
các GTX và ý kiến về nhu cầu ở của họ là cơ sở thiết kế công trình;
(6)Tích hợp: Cần kết hợp các yếu tố tác động tới giải pháp thiết kế và
sự hợp tác của các bên cùng tham gia dự án.
- Các GTX trong nhà ở xanh: (1) GTX về mặt công năng- kinh
tế- kỹ thuật (tính tiện nghi về không gian, tính tiện nghi về vi khí hậu,
tính tiện nghi về các tiện ích công cộng, tính thích ứng với nhu cầu sử
dụng, tính điển hình hóa, tính công nghiệp hóa); (2) GTX về mặt môi
trường STTN (tính sinh thái, tính thích ứng với điều kiện TNKH, tính
bảo tồn năng lượng-tài nguyên); (3) GTX về mặt VHXH (tính cộng
đồng, tính thích ứng với các yếu tố VHXH).
2.2.3. Nguyên lý thiết kế nhà ở sinh khí hậu vùng nhiệt đới ẩm
VN: Tập trung vào các giải pháp TKTĐ bao gồm: (1) Chọn hướng
nhà và quy hoạch tổng thể công trình; (2) Tổ chức thông gió tự nhiên;
(3)Tổ chức chiếu sáng tự nhiên; (4) Che nắng, chống chói; (5)Chống
bức xạ nhiệt vào nhà; (6) Chống mưa tạt, ẩm mốc; (7) Bố trí thảm
thực vật và các khoảng trống.
2.2.4. Lý thuyết thiết kế kiến trúc thích ứng trong phát triển nhà
ở: “Kiến trúc thích ứng (Adaptable architecture) đề cập đến các công
trình được thiết kế để thích nghi với các điều kiện môi trường, cư dân
13
và các yếu tố khác liên quan bên trong nó cho dù đó là tự động hay
thông qua sự can thiệp của con người”. Le Corbusier đề xuất kiểu nhà
Dom-Ino (1914) để công nghiệp hóa nhà ở; 2 trong “5 luận điểm về
kiến trúc hiện đại”: mặt bằng và mặt đứng nhà tự do, sử dụng cột thay
tường chịu lực giúp tăng sự linh hoạt cho nội thất nhà. S.Brand,
Hassan Estaji đề cập đến “tuổi thọ” khác nhau của các “lớp” cấu thành
công trình (building layers), giúp đánh giá thành phần nào của nhà dễ
thay đổi, dự phóng khả năng sắp xếp chúng lại; đề xuất thiết kế thích
ứng công trình. Edgardo Martinez đề xuất khái niệm “nhà ở tiến hóa”
(Evolutionary housing, 1993) làm cơ sở cho giải pháp nhà ở của người
thu nhập thấp (low-income people), cho phép phát triển nhà dần về
lượng và chất theo thời gian.
-Các yếu tố thích ứng: (1)Bề mặt; (2)Các thành phần và mô đun;
(3)Đặc tính không gian; (4) Hệ thống kỹ thuật.
-Chiến lược thiết kế thích ứng: (1) Tính di động; (2)Tiêu chuẩn hóa
và tái sử dụng; (3)Tự động hóa; (4) Thang thời gian: Xem xét thời
gian để dự kiến quá trình thích ứng; (5) Tập trung vào người dân:
Nắm bắt yêu cầu và ”mô hình mong muốn” của cư dân.
2.3.CƠ SỞ VỀ THỰC TIỄN: Khá phong phú, các trường hợp NC:
(1) Khai thác tính thích ứng với điều kiện TNKH trong NOTT cho nhà
ở đô thị Sài Gòn thuộc trào lưu kiến trúc Đông Dương; (2) Khai thác
các ĐTX trong các yếu tố cấu thành NOTT trong một số dự án chung
cư xanh tại châu Á; (3) Khai thác các ĐTX trong nhà sàn truyền thống
nhiệt đới cho nhà ở liên kế tại Malaysia; (4) Thiết kế sinh khí hậu cho
nhà ở mới đô thị hướng tới NOTT tại Aleppo-Syria.
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GTX TRONG KIẾN
TRÚC NHÀ Ở TẠI TPHCM:
- TNKH: Khí hậu thuận lợi rõ về mặt sinh học, quanh năm có gió
mát; thời tiết tiện nghi trong năm: 79,5%, mát ẩm 16,7%, đón gió tự
nhiên đến 99,9%. Tuy nhiên, thành phố sẽ chịu nguy cơ lớn do biến
14
đổi khí hậu và mực nước biển dâng: Nhiệt độ ngày càng tăng, nhất là
nơi có mật độ XD cao; Thường xuyên bị ngập lụt do mưa lớn. Đô thị
hóa các khu vực ven đô làm hệ thống kênh rạch bị lấn chiếm, giảm
chức năng điều tiết nước. Vì vậy, cần giảm tỉ lệ diện tích không thấm
nước, tăng khả năng điều tiết tại chỗ, tiết kiệm năng lượng.
- Bối cảnh lịch sử, kinh tế, VHXH: Dân cư trước đây của
TPHCM chủ yếu là di dân Việt từ Bắc và Trung vào. Người dân ưa
thích sinh hoạt trong các không gian công cộng ngoài trời. “Nếp sống
thị dân” chưa hình thành ổn định, văn minh đô thị còn kém; cần hình
thành “văn hóa chung cư” với các tiện ích công cộng thuận tiện.
TPHCM cần phải quan tâm đến các vấn đề là điều kiện tiên quyết
để PTBV đô thị, trong đó có nhà ở. Nhà ở “phải làm sao phù hợp với
từng đối tượng ở, đáp ứng được nhu cầu nhiều mặt của xã hội; tạo ra
một lối sống, một nếp văn hóa ở, văn minh hiện đại và mang bản sắc
dân tộc”. Những chính sách, cơ cấu, giải pháp thiết kế nhà ở cần phải
hợp lý nhất. Về lâu dài, nhà chung cư phải được quan niệm là nhà ở
chính của thành phố. Mô hình chung cư phải phù hợp với bối cảnh
kinh tế xã hội, địa bàn XD và nhất là với đối tượng ở.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NC
3.1.NHẬN DẠNG HỆ GTX TRONG KIẾN TRÚC NOTTNB:
3.1.1. Xác định các ĐTX hình thành hệ GTX trong kiến trúc
NOTTNB:
-Các nguyên tắc: (1) Cần đối chiếu nội dung các ĐTX cần xác
định trong NOTTNB (các “ĐTX truyền thống”) với nội dung các tiêu
chí đánh giá trong HTĐGCTX (các “ĐTX hiện đại”); (2) Khi xem xét,
đánh giá các ĐTX truyền thống; phải đặt chúng vào bối cảnh hình
thành nên kiến trúc NOTTNB; (3) Dựa trên các CSKH lý luận (mục
2.2); (4) Có nguyên tắc trong chọn mẫu nghiên cứu (Phụ lục 1).
-Xác định các ĐTX trong NOTTNB:
15
Sơ đồ 3.1. Cú pháp sử dụng phương pháp phân tích hình thái
để xác định các ĐTX trong NOTTNB
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LÝ LUẬN ĐÃ THIẾT LẬP
Định
hướng
CÁC YẾU TỐ CẤU
THÀNH NOTTNB
Giải
mã
Nhận
dạng
(MÃ NHẬN DẠNG SỰ VẬT)
TẬP HỢP
ĐẶC ĐIỂM
HÌNH
THỨC
TRẠNG
THÁI
Ý NGHĨA,
HIỆU QUẢ
MANG LẠI
CÁC
ĐTX
PHÂN TÍCH HÌNH THÁI
Tóm tắt Bảng 3.1: Xác định các ĐTX trong NOTTNB
Mã nhận dạng
(Các yếu tố cấu thành NOTTNB)
1. Hình thức cư trú và kiểu thức nhà
Vị trí, hướng và hình khối nhà
2. Mặt bằng
tổng thể
Mối liên hệ giữa kiến trúc ngôi nhà
và môi trường bên ngoài
3. Các
Không gian bên trong nhà
không gian
Không gian chuyển tiếp giữa
cơ bản của nhà
trong và ngoài nhà
Tường vách trong nhà
4. Các
Tường vách ngoài nhà
bộ phận nhà
Lan can
Hệ thống cửa
Nền và các bộ phận xung quanh nhà
5. Bộ khung chịu lực & kỹ thuật xây dựng
Đặc tính xanh
Tính thích ứng với môi trường
STTN & môi trường VHXH
Tính tiện nghi về vị trí,
Tính linh hoạt
Tính sinh thái,
Tính tiện nghi về vi khí hậu
Tính tiện nghi về vi khí hậu,
Tính đa năng, Tính linh hoạt,
Tính cộng đồng
Tính tiện nghi về vi khí hậu,
Tính thích ứng với
điều kiện tự nhiên khí hậu,
Tính linh hoạt
Tính thiết thực, Tính điển hình,
Tính linh hoạt
3.1.2.Thang giá trị của các ĐTX trong NOTTNB: LA hệ thống
các ĐTX theo 3 nhóm; đề xuất tiêu chuẩn đánh giá chúng (Bảng 3.2).
Bằng thang đo Likert đơn tính; LA phỏng vấn độc lập 6 chuyên gia
(Phụ lục 4). Trị giá của các ĐTX: Điểm đạt từ 95-100%: Rất Tốt, 8594%: Tốt, 75-84%: Khá, 60-74%: Trung bình, Dưới 60%: Kém.
16
Các ĐTX đạt 75% điểm trở lên mới được xem là có giá trị đáng kể.
Thống kê kết quả đánh giá ở Bảng 3.3 trong LA.
3.1.3.Hệ GTX trong kiến trúc NOTTNB: (Bảng 3.4)
CÁC NHÓM GIÁ TRỊ
1. Giá trị về công năngkinh tế- kỹ thuật
2. Giá trị về mặt
môi trường STTN
3. Giá trị về mặt
VHXH
ĐẶC TÍNH XANH
Tính tiện nghi về vị trí
Tính tiện nghi về vi khí hậu
Tính linh họat- đa năng
Tính thiêt thực- điển hình
Tính sinh thái
Tính thích ứng với điều kiện TNKH
Tính cộng đồng
Tính thích ứng với đặc điểm VHXH
THANG GIÁ TRỊ
ĐẠT ĐƯỢC
Tốt
Rất tốt
Khá
Tốt
Tốt
Khá
Rất tốt
Khá
3.2. ĐỀ XUẤT HỆ “GTX CHUYỂN ĐỔI” CHO KIẾN TRÚC
CCTT TẠI TPHCM TRÊN NGUYÊN TẮC KẾ THỪA VÀ
CHUYỂN HÓA CÁC GTX TRONG KIẾN TRÚC NOTTNB:
3.2.1.Nguyên tắc kế thừa và chuyển hóa các GTX trong kiến
trúc NOTTNB: (1) Nhận dạng, đánh giá các ĐTX truyền thống trên
cơ sở khách quan, khoa học (đã đạt kết quả ở mục 3.1); (2) Phân tích,
so sánh NOTTNB và CCTT tại TPHCM; (3) Chọn lọc, chuyển đổi các
ĐTX truyền thống để kế thừa và chuyển hóa trên cơ sở phân tích nội
dung của chúng trong sự liên hệ với kết quả so sánh nêu trên và bối
cảnh thực tiễn.
3.2.2. So sánh NOTTNB và CCTT tại TPHCM:
- So sánh các yếu tố tác động đến sự hình thành NOTTNB và
CCTT tại TPHCM: (1)Các yếu tố tương đồng: Tác động của điều
kiện TNKH; Nguồn gốc cư dân; (2)Các yếu tố khác biệt: Điều kiện
kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật.
-So sánh đặc điểm của các yếu tố cơ bản cấu thành NOTTNB
và CCTT tại TPHCM: (Bảng 3.5) So sánh về: (1) Nguồn gốc, vị trí
XD, đặc điểm quy hoạch-cảnh quan; (2) Cơ cấu hộ gia đình, khả năng
mở rộng qui mô diện tích; (3) Đặc điểm cấu trúc không gian ở bên
17
CÁC ĐTX TRONG NOTTNB
Tính tiện nghi về vị trí
Tính tiện nghi về vi khí hậu
Tính linh họat- đa năng
Tính thiết thực- điển hình
Tính sinh thái
Tính thích ứng
với điều kiện TNKH
Tính cộng đồng
Tính thích ứng
với đặc điểm VHXH
Chuyển đổi mang tính kế thừa;
Tính tiện nghi về
tiện ích công cộng
Tính tiện nghi về vi khí hậu
Tính thích ứng
với nhu cầu sử dụng
Tính công nghiệp hóa
Tính sinh thái
Tính thích ứng
với điều kiện TNKH
Tính cộng đồng
Tính thích ứng
với đặc điểm VHXH
CÁC “ĐTX CHUYỂN ĐỔI” CHO
CCTT TẠI TPHCM
trong nhà; (4)Các thành phần chuyển tiếp giữa trong và ngoài nhà;
(5)Vỏ bao che công trình; (6)Tường vách bên trong nhà; (7)Hệ thống
cửa; (8)Các thành phần che chắn mưa nắng, chống bức xạ
nhiệt;(9)Một số bộ phận khác; (10)Vật liệu, kỹ thuật XD công trình;
(11)Hình thức kiến trúc. Sự khác biệt trong các yếu tố này ảnh hưởng
đến việc khai thác giải pháp XD NOTTNB để hình thành các ĐTX.
3.2.3. Chọn lọc, chuyển đổi các “ĐTX truyền thống” thành các
“ĐTX chuyển đổi” cho CCTT tại TPHCM: (Sơ đồ 3.2)
Chuyển đổi mang tính chuyển hóa
Phân tích các “ĐTX chuyển đổi” cho thấy chúng có sự đáp ứng các
nguyên tắc về tính bền vững của nhà ở xanh và có mối liên hệ tác
động lẫn nhau (Sơ đồ 3.3).
18
3.2.4.Hệ “GTX chuyển đổi” cho kiến trúc CCTT tại TPHCM:
(Bảng 3.6)
CÁC NHÓM GIÁ TRỊ
ĐẶC TÍNH XANH
Tính tiện nghi về tiện ích công cộng
1. Giá trị về
Tính tiện nghi về vi khí hậu
công năng- kinh tế- kỹ thuật Tính thích ứng với nhu cầu sử dụng
Tính công nghiệp hóa
2. Giá trị về mặt
Tính sinh thái
môi trường STTN
Tính thích ứng với điều kiện TNKH
3. Giá trị về
Tính cộng đồng
mặt VHXH
Tính thích ứng với đặc điểm VHXH
3.3.ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC GIẢI PHÁP TKX
CCTT TẠI TPHCM TRÊN CƠ SỞ KẾ THỪA VÀ CHUYỂN
HÓA CÁC GTX TRONG KIẾN TRÚC NOTTNB:
3.3.1.Quan điểm trong việc đề xuất định hướng:
Yêu cầu của định hướng:
(1)Về nội dung: Chú trọng khai thác các giải pháp XD trong
NOTTNB (mục 3.1.1) để hình thành các giải pháp TKTĐ cho CCTT
đạt các ĐTX; phù hợp với đối tượng cư dân, có thể vận dụng linh hoạt
vào các giai đoạn phát triển nhà ở; thiết thực, khả thi ngay cả khi
nguồn lực còn hạn chế; Khắc phục ngay những khiếm khuyết trong
môi trường ở tại các CCTT (mục 1.4.3); Đề cao các giá trị nhân văn.
(2)Về hình thức: Định hướng được trình bày hệ thống theo từng
nhóm yếu tố cấu thành CCTT để vận dụng thuận lợi vào giải pháp
thiết kế và có nhiều cấp độ.
Các căn cứ đề xuất: (1) Các CSKH ở chương 2; (2) Hệ “GTX
chuyển đổi” (sau đây sẽ gọi là hệ GTX) (mục 3.2.4); (3) Mối tương
quan giữa các yếu tố cấu thành trong 2 đối tượng nhà ở này và mối
liên hệ biểu hiện của các ĐTX trong các yếu tố cấu thành CCTT.
19
Sơ đồ 3.4. Cú pháp sử dụng phương pháp mô hình hóa
trong xây dựng định hướng TKX CCTT tại TPHCM
CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÃ THIẾT LẬP
Kế thừa, chuyển hóa
CÁC ĐTX
TRUYỀN THỐNG
CÁC ĐTX CHUYỂN ĐỔI
CCTT TẠI TPHCM
(CÁC TÍNH CHẤT GỐC)
(CÁC TÍNH CHẤT CẦN BẢO TOÀN)
(ĐỐI TƯỢNG NC)
NOTT NAM BỘ
(SỰ VẬT MANG
CÁC TÍNH CHẤT GỐC)
TƯƠNG QUAN
GIỮA CÁC YẾU TỐ
CẤU THÀNH
CCTT CHỨA CÁC ĐTX TRONG
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
(MÔ HÌNH LÝ TƯỞNG CÓ CÁC THÀNH TỐ
CHỨA TÍNH CHẤT CẦN BẢO TOÀN)
MÔ HÌNH HÓA
ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC GIẢI PHÁP
THIẾT KẾ XANH CCTT TẠI TPHCM
HÌNH THỨC CƯ TRÚ &
KIỂU THỨC NHÀ
MẶT BẰNG TỔNG THỂ NHÀ
(VỊ TRÍ, HƯỚNG & HÌNH KHỐI NHÀ;
MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIẾN TRÚC NGÔI
NHÀ VỚI MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI)
CÁC KHÔNG GIAN CƠ BẢN
(KHÔNG GIAN BÊN TRONG NHÀ;
KHÔNG GIAN CHUYỂN TIẾP GIỮA
TRONG & NGOÀI NHÀ)
CÁC BỘ PHẬN NHÀ
(TƯỜNG VÁCH TRONG-NGOÀI NHÀ;
LAN CAN; CỬA; MÁI; NỀN NHÀ &
CÁC BỀ MẶT XUNG QUANH)
BỘ KHUNG CHỊU LỰC,
KỸ THUẬT XD
QUY HOẠCH
TỔNG THỂ KHU Ở
MẶT BẰNG CHUNG CƯ
KHÔNG GIAN Ở
CỦA TỪNG CĂN HỘ
VỎ BAO CHE VÀ
CÁC BỘ PHẬN
BẢO VỆ NGOÀI NHÀ
HỆ THỐNG CỬA
HÌNH THỨC
MẶT ĐỨNG
VẬT LIỆU, KỸ THUẬT
XD CÔNG TRÌNH
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
CCTT TẠI TPHCM
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
NOTTNB
3.3.2. Tương quan giữa các yếu tố cấu thành NOTTNB và
CCTT tại TPHCM: (Sơ đồ 3.5)
20
Tính tiện nghi về
tiện ích công cộng
Tính tiện nghi
về vi khí hậu
Tính thích ứng với
nhu cầu sử dụng
Tính
công nghiệp hóa
Tính sinh thái
Tính thích ứng với
điều kiện TNKH
Tính cộng đồng
Tính thích ứng với
đặc điểm VHXH
QUY HOẠCH
TỔNG THỂ KHU Ở
MẶT BẰNG
CHUNG CƯ
KHÔNG GIAN Ở
CỦA TỪNG CĂN HỘ
VỎ BAO CHE VÀ
CÁC BỘ PHẬN
BẢO VỆ NGOÀI NHÀ
HỆ THỐNG CỬA
HÌNH THỨC
MẶT ĐỨNG
VẬT LIỆU, KỸ THUẬT
XD CÔNG TRÌNH
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH
CCTT TẠI TPHCM
CÁC ĐẶC TÍNH XANH
3.3.3. Liên hệ biểu hiện của các ĐTX với các yếu tố cấu thành
CCTT tại TPHCM: (Sơ đồ 3.6)
3.3.4. Định hướng cho các giải pháp TKX CCTT tại TPHCM:
Nội dung: (1)Thiết kế quy hoạch tổng thể khu ở (Sơ đồ 3.7, Bảng 3.7)
4 nhóm yếu tố: Vị trí XD, cơ cấu chức năng và mô hình chung cư;
Hướng và đặc điểm hình dạng hình học của các khối nhà; Mật độ XD,
mảng xanh và các bề mặt xung quanh công trình; Các không gian
công cộng trong khu ở; (2) Thiết kế kiến trúc công trình (Sơ đồ 3.8,
Bảng 3.8) 5 nhóm yếu tố: Thiết kế mặt bằng chung cư; Tổ chức không
gian ở bên trong từng căn hộ; Vỏ bao che và các bộ phận bên ngoài;
Hệ thống cửa; Thiết kế hình thức mặt đứng; (3) Thiết kế kỹ thuật công
trình (Sơ đồ 3.7, Bảng 3.8) 3 nhóm yếu tố: Vật liệu XD, Hệ chịu lực;
Hệ thống kỹ thuật công trình. 3.3.5. Các thí dụ.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NC
4.1. Bàn luận về tính bền vững của hệ GTX trong kiến trúc
NOTTNB: Hệ GTX trong NOTTNB có giá trị mang tính thời đại, đạt
hiệu quả dài hạn để có thể khai thác, vận dụng vào nhà ở mới. Sự gắn
kết về mô hình XD với cộng đồng là rất chặt chẽ, đem lại trạng thái
lành mạnh toàn diện cho cư dân; có sự tích hợp các ĐTX trong giải
21
pháp XD công trình. Hệ GTX này là một phần quan trọng của hệ giá
trị VHTT; phản ánh văn hóa ứng xử với môi trường sống của cư dân
Nam Bộ và sự tiếp nối các giá trị VHTT dân tộc đã được định hình;
tạo nên tính “chuẩn mực” trong vấn đề cư trú.
4.2. Bàn luận về đặc trưng của hệ “GTX chuyển đổi” trong định
hướng cho các giải pháp TKX CCTT tại TPHCM: Trong hệ “GTX
chuyển đổi”, LA đã phát triển tính thích ứng thành một đặc trưng nổi
bật và “diễn dịch” ĐTX này vào các thành tố công trình trên nhiều
khía cạnh trong định hướng cho các giải pháp TKX CCTT.
Qua điều tra xã hội học, đa phần cư dân sống tại các CCTT ở
thành phố có mức thu nhập từ TB trở xuống, tiêu chuẩn ở và mức tiêu
thụ còn hạn chế; dễ bị tổn thương bởi những biến động kinh tế, xã hội.
Tính thích ứng trong giải pháp XD sẽ đảm bảo sự phù hợp của mô
hình nhà ở với đặc điểm VHXH của cư dân, tạo khả năng nhà có thể
“tiến hóa”, nâng cấp dần tiện nghi ở theo thời gian.
Hiện nay, việc xanh hóa công trình bằng các HTĐGCTX được
nhận xét là “một sự tiếp cận máy móc từ trên xuống dưới”, “thiếu đề
cập đến những đặc trưng của khu vực và sự khác biệt về văn hóa”.
Trong hoạt động xanh hóa kiến trúc tại châu Á hiện nay, các vấn đề
“đặc biệt quan trọng” là “cần làm gì để các cộng đồng tiêu thụ ít
nguồn lực hơn có thể bắt đầu phát triển” và tính bền vững toàn diện
đòi hỏi “những vấn đề sinh thái cần được quan tâm đồng thời với nhu
cầu xã hội và kinh tế của các cộng đồng dân cư”. Đặc trưng của hệ
“GTX chuyển đổi” do LA đề xuất là tính thích ứng và tính nhân
văn. Đây chính là yếu tố cần được đề cập, bổ sung vào các
HTĐGCTX nhằm đạt đến tính bền vững lâu dài và toàn diện.
4.3. Vận dụng kết quả NC bàn luận về một số giải pháp thiết kế
CCTT tại TPHCM: (1)Thanh Đa (môi trường ở khá tốt); (2)Tân
Hóa-Lò Gốm (mô hình chung cư tái định cư thành công) cho thấy tính
đúng đắn của nội dung định hướng TKX CCTT do LA đề xuất.
22
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hướng tới phương thức tiếp cận nguồn “tri thức bản địa” trong giải
pháp xây dựng NOTT nhằm xanh hóa nhà ở đô thị như nhiều quốc gia
thuộc châu Á hiện nay, LA đề xuất việc “kế thừa và chuyển hóa các
GTX trong kiến trúc NOTT Nam Bộ vào kiến trúc CCTT trên địa bàn
TPHCM” nhằm góp phần phát triển nhà ở xanh tại đô thị phù hợp với
tiềm năng và điều kiện về nguồn lực của đất nước.
Hệ GTX trong kiến trúc NOTT Nam Bộ được nhận dạng trong kết
quả nghiên cứu của LA bao gồm 3 nhóm giá trị thành phần:
- Giá trị về mặt công năng- kinh tế- kỹ thuật: hình thành từ các
ĐTX là tính tiện nghi về vị trí, tính tiện nghi về vi khí hậu, tính
linh hoạt- đa năng, tính thiết thực- điển hình;
- Giá trị về mặt môi trường STTN: hình thành từ các ĐTX là tính
sinh thái, tính thích ứng với điều kiện TNKH;
- Giá trị về mặt VHXH: hình thành từ các ĐTX là tính cộng đồng,
tính thích ứng với các yếu tố VHXH.
Hệ GTX truyền thống này đã góp phần định hình nên “chuẩn mực
về nơi ở tốt”, phù hợp với bối cảnh hình thành kiến trúc NOTTNB với
tất cả các ĐTX trong hệ thống đều có trị giá từ Khá đến Rất tốt; đem
lại tiềm năng cho việc khai thác, vận dụng vào các giải pháp TKX nhà
ở mới.
Trên cơ sở đó, luận án đề xuất hệ “GTX chuyển đổi” cho kiến trúc
CCTT tại TPHCM trên nguyên tắc kế thừa và chuyển hóa các GTX
trong kiến trúc NOTT Nam Bộ để vận dụng vào bối cảnh thực tế và
phù hợp với đặc điểm kiến trúc CCTT. Hệ “GTX chuyển đổi” thể hiện
sự phát huy tinh hoa của các giá trị VHTT dân tộc trong vấn đề tạo
lập môi trường ở theo xu thế PTBV của thời đại, đáp ứng nội dung
của các tiêu chí KTX VN.