Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 12: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.09 KB, 3 trang )

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I -Mục tiêu bài học
1-Kiến thức:hệ thống hoá về văn tự sự.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn tự sự có dùng yếu tố nghị luận.
3-Thái độ: giáo dục ý thức viết văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
II -Phương tiện thực hiện.
-Thầy:giáo án,sgk, bảng phụ.
-Trò:vở bài tập,sgk, vở viết.
III -Cách thức tiến hành:
-Nêu vấn đề, thảo luận.
-Quy nạp.
IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức:
B -Kiểm tra:?Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
C -Bài mới.

1

2
I-Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận
trong đoạn văn tự sự.
1-Bài tập.

-HS đọc bài tập sgk/160.
?Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể hiện
rõ ở những câu văn nào?
-“Những điều viết lên cát... lòng người”.

- “Những điều viết lên cát.....trong lòng
người”


=>Yếu tố nghị luận này mang dáng dấp
của một triết lí về “cái giới hạn và cái
trường tồn”trong đời sống tinh thần của
con người.
- “Vậy mỗi chúng ta...lên đá”

-“Vậy mỗi chúng ta....lên đá”

=>yếu tố nghị luận này nhắc nhở con
người cách ứng xử văn hoá trong cuộc
sống vốn rất phức tạp.
(có yêu thương có hi vọng nhưng có cả

TaiLieu.VN

Page 1


đau buồn thù hận.)

?Nếu tước bỏ những yếu tố nghị luận thì câu
chuyện sẽ ra sao?
-Tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm và do đó II-Thực hành viết một đoạn văn ngắn có
ấn tượng về câu chuyện cũng sẽ nhạt nhoà.
sử dụng yếu tố nghị luận.
1-Bài 1: đoạn văn tham khảo.
?Viết một đoạn văn ngắn kể về những kỉ niệm
sâu sắc của mình với người bà kính yêu?
-HS làm bài tập sgk/ 161.
-Đan xen các yếu tố nghị luận.

-HS viết đoạn văn, đọc tại lớp.
-Đọc tham khảo sgk và viết.
*Đoạn văn tham khảo:
Bố mẹ tôi đều làm ruộng nên ngày ấy nhà tôi
nghèo lắm. Bấy giờ bà nội tôi tuy tuổi đã cao,
nhưng vẫn còn khoẻ mạnh nên bà thường đỡ đần
bố mẹ tôi công việc nội trợ,bếp núc, bà tôi
thường bảo: “Đối với con người,hạt gạo là quý
giá nhất.mỗi lần đong gạo từ thúng ra cái rá, bà
tôi thường làm rất thong thả,cẩn thận,không bao
giờ để vãi một hạt gạo nào ra ngoài.Một lần bà
tôi bị mệt nên tôi phải thay bà lo chuyện cơm
nước.Khi tôi bê cái rá gạo ra ngoài chẳng may
trượt chân nhưng vẫn gượng lại được chỉ có vài
ba hạt gạo văng ra ngoài...Tôi thản nhiên đi
xuống bếp nấu cơm.Xong việc, tôi chạy vội lên
nhà định bụng khoe với bà về cái sự giỏi giang
của mình thì...tôi bỗng dưng sững lại...Bà tôi
đang chống gậy dò đi từng bước để nhặt các hạt
gạo vương trên nền nhà...Tôi vội chạy lại đỡ bà,
nói: “Bà ơi, có mấy hạt gạo thì bõ bèn gì mà bà
phải khổ sở thế?”Bà tôi thều thào “Cháu ơi, thóc
gạo là đức phật đấy...không có nó thì cũng chẳng
có ai hương khói nơi cửa phật đâu...”lúc ấy tôi
TaiLieu.VN

Page 2


chưa hiểu câu nói của bà tôi lắm, nhưng bây giờ

thì tôi đã hiểu...suốt một đời tần tảo,lam lũ bà tôi
có gì đâu, ngoài những hạt gạo do chính bà làm
ra bằng một nắng hai sương”.
?Chỉ ra yếu tố nghị luận trong đoạn văn và phân
tích?
(Bảng phụ)
-Tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận như
sau:
+Từ một lời dạy “Con hư tại mẹ cháu hư tại
bà”tác giả bàn về tấm gương và hiệu quả của nó
trong giáo dục gia đình “Bà như thế...như 2-Bài 2:phân tích yếu tố nghị luận trong
đoạn trích “Bà nội” sgk/161.
thế”=>đây là yếu tố nghị luận khái quát hoá.
=> các yếu tố nghị luận trong đoạn văn chính là
từ suy ngẫm của tác giả về nguyên tắc giáo dục
về phẩm chất và đức hi sinh của người làm công
tác giáo dục.

D-Củng cố:
-GV khái quát toàn bài.
-Ôn lại lí thuyết về kiểu bài tự sự chứa yếu tố nghị luận.
E -Hướng dẫn học bài.
-Hoàn thiện đọc đoạn văn viết.
-Học toàn bộ lí thuyết kiểu bài tự sự.
-Chuẩn bị bài “Độc thoại,đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

TaiLieu.VN

Page 3




×