Tải bản đầy đủ (.doc) (211 trang)

Nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN LÊ DUY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN LÊ DUY

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Ma số: 9.62.01.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: 1. TS. NGÔ XUÂN HOÀNG
2. TS. BÙI THỊ MINH HẰNG

THÁI NGUYÊN - 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng
được dùng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được tôi cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được ghi rõ
nguồn
gốc.
Tác giả luận án

Trần Lê Duy


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình của tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ, tập thể các
nhà khoa học và bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã là nguồn cổ vũ động viên
quan trọng giúp tôi hoàn thành luận án của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Ngô Xuân Hoàng, Trường
CĐ Kinh tế Kỹ thuật; TS Bùi Thị Minh Hằng, Trường ĐH Kinh tế và QTKD
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc Đại học Thái
Nguyên, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Thái nguyên, Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Bộ
môn Kinh tế nông nghiệp, UBND Tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn Tỉnh Thái Nguyên, Sở Lao động Thương binh xã hội Tỉnh
Thái Nguyên, Cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên, Sở Nội vụ Tỉnh Thái Nguyên,
UBND Thành phố Thái Nguyên, UBND Huyện Phú Lương, UBND Huyện
Phú Bình đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các nhà khoa học, các thầy giáo,
cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp tôi hoàn thành luận án này.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Trần Lê Duy


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i LỜI
CẢM ƠN.................................................................................................................. ii DANH
MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT............................................... vii DANH
MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH....................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .........................................................4
4. Những đóng góp mới của luận án .............................................................................4

5. Bố cục của luận án ......................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng lao động ....................7
1.1.1. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài ................................................ 7
1.1.2. Một số nghiên cứu của tác giả trong nước .............................................. 10
1.2. Những vấn đề về chất lượng lao động nông thôn và khoảng trống tri thức
cần nghiên cứu..........................................................................................................
14
1.2.1. Những vấn đề về chất lượng lao động nông thôn đã được giải quyết ... 14
1.2.2. Những vấn đề về chất lượng lao động nông thôn chưa được giải quyết và
khoảng trống tri thức cần nghiên cứu.....................................................
16
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .................................................................... 18
2.1. Cơ sở lý luận về lao động nông thôn................................................................... 18
2.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 18
2.1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng lao động nông thôn.............................. 24
2.1.3. Đặc điểm lao động nông thôn và chất lượng lao động nông thôn ........... 28
2.1.4. Vai trò của nâng cao chất lượng lao động nông thôn .............................. 35
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động nông thôn ..................... 38
2.1.6. Các yếu tố phản ảnh kết quả hoạt động của lao động nông thôn ................ 43


4

2.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái
Nguyên ........................................................................................................................... 45
2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động nông thôn của một số nước
trên thế giới
................................................................................................... 45

2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động nông thôn của một số địa
phương tại Việt Nam ............................................................................. 53
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng lao động nông thôn
cho tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 57
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................
60
3.1. Câu hỏi nghiên cứu của luận án............................................................................
60
3.2. Phương pháp tiếp cận ............................................................................................ 60
3.3. Khung phân tích của luận án................................................................................. 61
3.4. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu....................................................................
63
3.4.1. Chọn huyện nghiên cứu ......................................................................... 63
3.4.2. Chọn xã nghiên cứu ............................................................................... 64
3.5. Phương pháp thu thập thông tin............................................................................
65
3.5.1. Thu thập thông tin thứ cấp ..................................................................... 65
3.5.2. Thu thập thông tin sơ cấp ....................................................................... 65
3.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích chất lượng lao động nông thôn ..............................
68
3.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình chung về lao động nông thôn .......... 68
3.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố cấu thành lao động nông thôn ....... 70
3.6.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế trong hoạt động lao động nông
thôn 71
3.7. Phương pháp nghiên cứu định tính ......................................................................
72
3.7.1. Phỏng vấn sâu ........................................................................................ 72
3.7.2. Thảo luận nhóm...................................................................................... 72
3.7.3. Quan sát thực tế ...................................................................................... 72
3.8. Các phương pháp nghiên cứu định lượng ...........................................................

72


5

3.8.1. Phương pháp thống kê mô tả.................................................................. 72
3.8.2. Phương pháp so sánh.............................................................................. 73
3.8 3. Phương pháp tổng hợp số liệu................................................................ 73


6

3.8.4. Phương pháp sử dụng mô hình toán, hàm thu nhập Mincer .................. 73
Chương 4: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI TỈNH THÁI
NGUYÊN.............................................................................................. 78
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và khu vực nông thôn của
tỉnh
Thái Nguyên ...................................................................................................... 78
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 78
4.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội.......................................................... 80
4.2. Thực trạng chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên ..........................
86
4.2.1. Nguồn lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên........................................ 86
4.2.2. Chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh Thái nguyên ............................ 88
4.2.3. Một số hoạt động nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh
Thái
Nguyên .................................................................................................. 92
4.3. Đánh giá thực trạng chất lượng lao động nông thôn thông qua các đối tượng
điều tra

........................................................................................................................ 98
4.3.1. Tình hình chung về lao động nông thôn qua điều tra khảo sát .............. 98
4.3.2. Đánh giá các yếu tố cấu thành chất lượng lao động nông thôn ........... 100
4.3.3. Đánh giá khả năng đáp ứng công việc của chất lượng lao động
nông thôn
................................................................................................................. 107
4.3.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả lao động sản xuất của lao động nông thôn
tỉnh Thái Nguyên................................................................................. 111
4.3.5. Phân tích các yếu tố tác động tới thu nhập lao động nông thôn tỉnh Thái
Nguyên qua mô hình hồi quy Mincer ................................................. 122
4.4. Đánh giá chung về hoạt động nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh
Thái
Nguyên ............................................................................................................. 129
4.4.1. Những thuận lợi về nâng cao chất lượng lao động nông thôn ............. 129
4.4.2. Những hạn chế trong nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh
Thái
Nguyên ............................................................................................................ 130


7

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THÁI
NGUYÊN................................................................ 136


8

5.1. Một số quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020 .............................................................................

136
5.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái
Nguyên ......................................................................................................................... 137
5.2.1. Các nhóm giải pháp chung ................................................................... 137
5.2.2. Giải pháp đặc thù thực hiện nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh
Thái Nguyên ........................................................................................ 145
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................... 148
1. Kết luận .................................................................................................................... 148
2. Kiến nghị.................................................................................................................. 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN................................................................................................................................. 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
.......................................................................153
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu viết tắt

Nội dung đầy đủ

1

BMI

Chỉ số khối cơ thể


2

CED

Chỉ số thiếu năng lượng trường diễn

3

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

4

EU

Liên minh Châu Âu

5

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

GDP

Tổng sản phẩm trong nước


7

GRDP

Tổng sản phẩm địa phương

8

GTSX

Giá trị sản xuất

9

HĐND

Hội đồng nhân dân

10

LĐNT

Lao động nông thôn

11

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ


12

NLĐNT

Nguồn lao động nông thôn

13

PTNT

Phát triển nông thôn

14

UBND

Ủy ban nhân dân


8

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1:

Dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2016..................... 66

Bảng 3.2:

Lao động nông thôn tại điểm điều tra năm 2016 ..................... 67


Bảng 3.3:

Tổng hợp các biến nghiên cứu ................................................. 76

Bảng 4.1:

Tình hình sử dụng đất đai tỉnh Thái Nguyên năm 2016 .......... 79

Bảng 4.2:
81

Số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016 .

Bảng 4.3:

Số lượng trường trung cấp, cao đẳng, đại học tại tỉnh Thái
nguyên giai đoạn 2012 - 2016 .................................................. 82

Bảng 4.4:
2012

Tình hình lao động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
- 2016 ....................................................................................... 82

Bảng 4.5:

Lực lượng lao động có việc làm và đang làm việc tại tỉnh Thái
nguyên giai đoạn 2012 - 2016 .................................................. 83

Bảng 4.6:


Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2012 - 2016...................................................................... 84

Bảng 4.7:
85

Đặc điểm chung khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 2016

Bảng 4.8:
đoạn

Lực lượng lao động đang làm việc tại tỉnh Thái Nguyên giai
2012-2016 ................................................................................ 87

Bảng 4.9:

Lực lượng lao động gián tiếp khu vực nông thôn tỉnh Thái
Nguyên năm 2016 .................................................................... 88

Bảng 4.10:

Thu nhập bình quân của lao động tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2010 - 2016 .............................................................................. 89

Bảng 4.11:

Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương
khu vực nông thôn Thái Nguyên giai đoạn 2012 -2016 .......... 90


Bảng 4.12:

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào
tạo giai đoạn 2012 - 2016 ......................................................... 91

Bảng 4.13:

Trình độ đội ngũ lao động gián tiếp khu vực nông thôn Thái
Nguyên năm 2016 .................................................................... 92

Bảng 4.14:
94

Cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 -2016

Bảng 4.15:
năm

Kết quả hoạt động đào tạo cho LĐNT tại địa bàn nghiên cứu


9

2016 .......................................................................................... 96


10

Bảng 4.16:


Lực lượng lao động qua điều tra khảo sát tại điểm nghiên cứu
năm 2016 .................................................................................. 99

Bảng 4.17:

Một số chỉ tiêu phản ánh yếu tố thể chất của LĐNT năm
2016 ........................................................................................ 101

Bảng 4.18:

Hiện trạng đào tạo của LĐNT tại điểm nghiên cứu năm
2016 ........................................................................................ 101

Bảng 4.19:

Đánh giá hoạt động đào tạo chính thống của LĐNT tại điểm
nghiên cứu năm 2016
.......................................................................... 102

Bảng 4.20:

Đánh giá hoạt động đào tạo theo nhu cầu của LĐNT tại điểm
nghiên cứu năm 2016
.......................................................................... 103

Bảng 4.21:

Kinh nghiệm đối với công việc hiện tại của LĐNT tại điểm
nghiên cứu năm 2016 ............................................................. 104


Bảng 4.22:

Đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng công việc hiện tại của LĐNT
tại điểm nghiên cứu năm 2016 ............................................... 105

Bảng 4.23:

Đánh giá các yếu tố tác động về môi trường làm việc của LĐNT
tại điểm nghiên cứu năm 2016 ................................................ 106

Bảng 4.24:

Đánh giá mức độ đáp ứng công việc hiện tại của LĐNT tại điểm
nghiên cứu năm 2016 ............................................................. 107

Bảng 4.25:
LĐNT

Mức độ đáp ứng nhu cầu công việc không chuyên sâu của
tại điểm nghiên cứu năm 2016 ............................................... 108

Bảng 4.26:

Mức độ đáp ứng công việc công việc hiện tại của LĐNT tại
điểm nghiên cứu năm 2016
............................................................. 109

Bảng 4.27:

Đánh giá sự phù hợp chuyên môn trong công việc hiện tại của

LĐNT tại điểm nghiên cứu năm 2016 ................................... 110

Bảng 4.28:

Đánh giá về mức độ hài lòng với công việc hiện tại của LĐNT
tại điểm nghiên cứu năm 2016 ............................................... 110

Bảng 4.29:

Đánh giá hoạt động đào tạo LĐNT tại điểm nghiên cứu năm
2016 ........................................................................................ 111

Bảng 4.30:

Kết quả chọn mẫu tại khu vực nghiên cứu năm 2016............ 112


11

Bảng 4.31:

Giá trị sản xuất bình quân của lao động nông, lâm nghiệp, thủy
sản /năm theo khu vực............................................................ 113

Bảng 4.32:

Hiệu quả lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản theo khu vực
nghiên cứu .............................................................................. 114

Bảng 4.33:


Giá trị sản xuất bình quân lao động công nghiệp, xây dựng/năm
theo khu vực ........................................................................... 114

Bảng 4.34:

Hiệu quả lao động công nghiệp, xây dựng theo khu vực
nghiên cứu
.......................................................................................... 115

Bảng 4.35:

Doanh thu bình quân lao động hoạt động thương mại, dịch
vụ/năm theo khu vực .............................................................. 116

Bảng 4.36:

Hiệu quả của lao động thương mại, dịch vụ theo khu vực nghiên
cứu .......................................................................................... 117

Bảng 4.37:

Giá trị sản xuất bình quân lao động nông, lâm nghiệp, thủy
sản/năm theo trình độ đào tạo ................................................ 117

Bảng 4.38:
trình

Đánh giá hiệu quả lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản theo
độ đào tạo ............................................................................... 118


Bảng 4.39:

Giá trị sản xuất bình quân lao động công nghiệp, xây dựng/năm
theo trình độ đào tạo............................................................... 118

Bảng 4.40:

Hiệu quả lao động công nghiệp, xây dựng theo trình độ đào
tạo ........................................................................................... 119

Bảng 4.41:

Doanh thu bình quân hoạt lao động thương mại, dịch vụ/năm
theo trình độ đào tạo............................................................... 119

Bảng 4.42:
đào

Đánh giá hiệu quả lao động thương mại dịch vụ theo trình độ
tạo ........................................................................................... 120

Bảng 4.43:

Thu nhập bình quân của LĐNT theo lĩnh vực hoạt động ...... 120

Bảng 4.44:

Thu nhập bình quân của LĐNT theo trình độ đào tạo ........... 121


Bảng 4.45:

Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ........................... 122

Bảng 4.46:

Bảng kết quả hồi quy OLS ..................................................... 123


12

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1:

Cấu trúc hình thành lao động nông thôn ...............................................21

Hình 3.1:

Khung phân tích nâng cao chất lượng NLĐ NT ...................................62

Hình 4.1:

Biểu thị hệ số hồi quy của Đào tạo nghề và kinh nghiệm ...................125

Hình 4.2:

Biểu thị theo thời giờ lao động ............................................................126

Hình 4.3:


Biểu thị thu nhập theo nhóm khu vực lao động và nghề .....................126

Hình 4.4:

Biểu thị theo hoạt động tự làm kinh tế hay làm thuê ..........................127


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, với những
thành tựu ban đầu đạt được, Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng của mình trong
việc tận dụng các thời cơ để phát triển một cách năng động. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đó, Việt Nam đang phải tiếp tục vượt qua nhiều thách thức ngày càng
trở nên cấp bách mà một trong số đó là phải xây dựng lực lượng lao động đáp ứng
các yêu cầu phát triển của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
và hội nhập quốc tế. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu
về lao động nhằm tìm ra giải pháp nâng cao năng suất lao động của lao động Việt
Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng các giải pháp vẫn cho thấy Nhà nước ta đang thận
trọng từng bước nâng cao chất lượng con người mà chưa có những chiến lược cụ thể
và dài hạn cho những đối tượng lao động khác nhau.
Trên thực tế, Việt Nam đã và đang lựa chọn phương hướng phát triển đa chiều
nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong đó không thể phủ nhận một thành phần
rất quan trọng của nền kinh tế đất nước đó là kinh tế nông nghiệp. Với lực lượng lao
động nông thôn chiếm tới 67,9% tổng số lao động quốc gia [72], lao động nông thôn
là yếu tố quan trọng trong việc phát triển bền vững của mỗi địa phương và của quốc
gia. Một mặt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của địa phương đó,
mặt khác nó ảnh hưởng trực tiếp tới cung ứng lao động cho các thành phần kinh tế.
Với đặc thù cố hữu của lao động nông thôn Việt Nam, số lượng tuy nhiều

nhưng trình độ và cơ cấu ngành nghề còn nhiều bất cập. Số lao động nông thôn hoạt
động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 42%, trong đó số lao động
đã qua đào tạo chỉ chiến 12,6% [72], tuy vậy GDP của khối ngành này tạo ra chỉ
chiếm
17,4% của cả nước [73]. Nhìn chung hoạt động lao động nông thôn thường là những
công việc đơn giản, thủ công, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay.
Sản phẩm lao động làm ra thường có chất lượng thấp, đơn điệu và thiếu sức cạnh
tranh. Năng suất và tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam thuộc
diện thấp nhất trong khu vực ASEAN, so sánh với một số nước trong khu vực thì
năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam chỉ bằng 1/3 Indonesia, và gần bằng 1/2
năng


suất của Thái Lan và Philippines [97]. Từ thực trạng đó, một câu hỏi lớn cho lao
động Việt Nam là mối quan hệ hiện tại giữa chất lượng lao động và năng suất lao
động hiện nay ra sao?
Thái Nguyên là một tỉnh mang nhiều đặc trưng kinh tế của các địa phương
thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc. Tỉnh có tới 65,7% dân cư sinh sống tại
khu vực nông thôn. Tổng số lao động nông thôn hiện chiếm tới 70,6% tổng số lao
động toàn tỉnh, tỷ lệ lao động được đào tạo tăng bình quân 0,81% qua mỗi năm,
tính từ năm
2010 chỉ có 10,3% lao động đã qua đào tạo, đến năm 2016 con số này là 15,6% [32].
Bên cạnh đó tỷ lệ lao động nông thôn hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
thủy sản còn rất lớn, chiếm tới 72,7% tổng số lao động nông thôn [33], tuy nhiên,
tổng sản phẩm mang lại của nhóm lao động này chỉ chiếm 15,5% GRDP tỉnh Thái
Nguyên [32]. Đặc thù hoạt động lao động nông thôn còn mang nhiều tính truyền
thống của khu vực miền núi, điều kiện sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Sản phẩm chưa
đa dạng và thiếu định hướng trong dài hạn. Năng suất lao động nông nghiệp thấp và
sự dịch chuyển cơ cấu nông thôn đang ngày một tăng nhanh, khó định hướng trước
tác động của thị trường lao động. Hiện nay, đã có những nghiên cứu về lao động

nông thôn nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu thực trạng các đặc trưng
cố hữu của lao động nông thộn, cách tiếp cận chưa đầy đủ của đối tượng lao động
này và chưa chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng lao động với năng suất lao động.
Nghiên cứu lao động nông thôn không chỉ dừng lại ở trình độ lao động mà cần đặt
trong mối quan hệ tổng thể về chất lượng lao động bao gồm sức khỏe, kiến thức, kỹ
năng và thái độ của người lao động. Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng lao động
nông thôn tỉnh Thái Nguyên sẽ đảm bảo: sự kết hợp hiệu quả giữa lao động và đất
đai; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn; giảm thiểu mâu
thuẫn lớn trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhân lực nông thôn; nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước cho nông thôn; đảm bảo cân đối giữa lao
động nông thôn và thành thị.
Với bối cảnh nông nghiệp nông thôn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm đến việc phát triển nông thôn và đã quán triệt trong quan điểm của Đại hội
XII của Đảng về “phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng
nông


thôn bền vững” [37]. Cùng với đó tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành nhiều chính
sách cụ thể nhằm phát triển kinh tế nông thôn, đặc biệt là Quyết định 260/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [92].
Dựa trên các yếu tố đó việc tiến hành đề tài “Nâng cao chất lượng lao động
nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho mục
tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói
riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng
quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và xem xét những yếu tố cấu thành và nhân tố ảnh
hưởng chất lượng lao động nông thôn; đánh giá thực trạng chất lượng lao động nông

thôn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, kết hợp với những kinh nghiệm nâng cao chất
lượng lao động nông thôn trong và ngoài nước, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
2.2. Mục tiêu cụ
thể
- Làm rõ các nghiên cứu lý luận, thực tiễn về chất lượng lao động nông thôn trên
cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước về chất lượng lao động nông thôn, kinh
nghiệm nâng cao chất lượng lao động nông thôn của một số quốc gia và địa phương.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng lao động nông thôn, yếu tố cấu thành
và các nhân tố ảnh hưởng. Xây dựng mô hình kinh tế lượng xác định các nhân tố
ảnh hưởng tới chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng lao động nông thôn, áp
dụng cho toàn tỉnh Thái Nguyên.


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng lao động nông thôn của tỉnh Thái Nguyên (tập trung
nghiên cứu vào nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ cho lao động nông thôn tỉnh
Thái Nguyên).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề chất lượng lao động nông thôn, cụ thể
trên các khía cạnh sau:
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về chất lượng
lao động nông thôn tại tỉnh Thái nguyên, tập trung nghiên cứu các yếu tố cấu thành
nội tại bản thân lao động nông thôn, môi trường đầu tư công và các thể chế chính
sách của nhà nước và địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên.
Phân tích các khả năng đáp ứng của lao động nông thôn và nguyên nhân ảnh
hưởng tới chất lượng lao động nông thôn để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc

nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại Tỉnh Thái Nguyên.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các khu vực nông thôn Tỉnh Thái
Nguyên, có tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh, thành trong nước và một số
quốc gia trong khu vực có đặc điểm kinh tế - xã hội gần với Việt Nam.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn 05 năm, từ 2011 đến 2016; căn cứ vào quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, tác giả nghiên cứu đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
và tầm nhìn 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Về phương diện lý luận
Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng lao động
nông thôn, xây dựng được khung phân tích chất lượng lao động nông thôn, làm rõ
vai trò của lao động nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội.


Luận án đã chỉ ra bốn nhóm yếu tố cấu thành chất lượng lao động nông thôn là
sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, thái độ của người lao động. Bên cạnh đó đã chỉ ra hai
nhóm yếu tố tác động đến chất lượng lao động nông thôn là: nhóm yếu tố tác động
của đầu tư công bao gồm môi trường hoạt động nông nghiệp, giáo dục và đào tạo;
nhóm yếu tố tác động của chính sách bao gồm thể chế chính sách của nhà nước và
thể chế, cơ chế của chính quyền địa phương.
Luận án đã xây dựng phương pháp phân tích định tính như phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp so sánh để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất
lượng lao động nông thôn làm căn cứ cho đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
lao động nông thôn. Đồng thời cũng làm rõ những yếu tố tác động đến năng suất của
lao động nông thôn thông qua mô hình hồi quy hàm thu nhập Mincer.
4.2. Về phương diện thực tiễn
Bằng các số liệu thực tiễn, luận án đã phân tích và làm sáng tỏ thực trạng chất
lượng

lao động nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên dưới tác động của nền kinh tế thị trường.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh Thái
Nguyên, luận án đã làm rõ vai trò, những hạn chế, yếu kém của lao động nông thôn
qua đó chỉ ra rằng các yếu tố chính sách của nhà nước và của địa phương có ảnh
hưởng lớn nhất tới việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái nguyên.
Luận án đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng lao
động nông thôn tỉnh Thái Nguyên góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở tham khảo cho việc hoạch
định chính sách phát triển kinh tế xã hội, kinh tế nông thôn và nâng cao chất lượng
lao động nông thôn của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh có điều kiện tương tự.
5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 2 phần và 5 chương, cụ thể như sau:
Phần I: Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng lao động nông thôn


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 5: Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh
Thái Nguyên.
Phần II: Kết luận


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng lao động
Phát triển kinh tế xã hội trên toàn cầu luôn lấy yếu tố con người làm cơ sở cho

mọi giải pháp, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng lao động đã được rất nhiều học
giả trên thế giới và Việt Nam nghiên cứu với nhiều công trình có ý nghĩa. Đặc biệt
trong bối cảnh kinh tế thị trường ở Việt Nam, nghiên cứu nâng cao chất lượng lao
động là một trong những vấn đề cấp bách nhằm phát triển kinh tế xã hội ổn định,
bền vững, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu các công trình của các học
giả trong và ngoài nước, tác giả thống kê, phân tích các công trình đã được công bố
những năm vừa qua như sau.
1.1.1. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài
* Nghiên cứu của Gribbs và cộng tác viên (1998), Giáo dục và Đào tạo lao
động nông thôn trong nền kinh tế mới: Quan điểm về rào cản kỹ năng lao động
nông thôn [108], đã xem xét vấn đề giáo dục và đào tạo cung cấp kỹ năng cho lực
lượng lao động nông thôn trong nền kinh tế hiện đại. Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò
của chất lượng lao động nông thôn trong phát triển nông thôn và các rào cản người
dân nông thôn nhận được các kỹ năng cần thiết để có một công việc tốt. Nghiên
cứu tập trung vào phân tích tác động của giáo dục từ bậc tiểu học đến đại học, nhu
cầu lao động của người lao động và quan điểm của người sử dụng lao động đối với
trình độ của người lao động nông thôn.
Nghiên cứu của Gribbs đã đặt vấn đề giáo đục, đào tạo cho lao động nông
thôn làm yếu tố quyết định năng lực lao động nông thôn và đã chỉ ra rằng cả người
lao động và người sử dụng lao động đều đồng ý với quan điểm nâng cao chất
lượng giáo dục sẽ nâng cao khả năng lao động của lao động nông thôn. Quan
điểm của Gribbs chưa thuyết phục vì nếu nói về kiến thức thì không chỉ lao động
nông thôn mà tất cả các loại hình lao động đều cần thiết. Trong nghiên cứu cũng
chưa chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như chính sách, môi trường,
cơ sở hạ tầng… và sự tác động bởi những yếu tố đặc thù của lực lượng lao động
nông thôn như thể chất, tinh thần, truyền thống v.v...


* Nghiên cứu của Gregory (2003, 2014 edition), Quản lý lao động trong nông
nghiệp [107] đã chỉ ra 3 thành phần thiết yếu để quản lý người lao động nông nghiệp

một cách khoa học là năng suất lao động của họ, hiểu biết của họ và động cơ của lao
động. Nhìn chung, nghiên cứu của Gregory tập trung vào phân tích 3 mối quan hệ
trong mô hình sản xuất nông nghiệp: một là cần phải quan tâm đến nhu cầu của
người lao động gắn với năng suất lao động của họ tạo ra; hai là mỗi lao động đều có
động cơ làm việc khác nhau nên cần phải xem xét yếu tố đó trong sử dụng; ba là
nông dân có thể sử dụng nhiều công cụ và nhiều phương thức để tạo ra sản phẩm
khác biệt, vậy nên sử dụng yếu tố đó để tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm nông
nghiệp. Nghiên cứu của Gregory tuy đã chỉ ra 3 yếu tố thiết yếu để nâng cao khả
năng của nông dân nhưng chưa thuyết phục, bởi năng suất lao động là kết quả của
chất lượng lao động, không thể nói người không tạo ra năng suất là người không có
chất lượng. Vì trong quá trình tạo ra năng suất còn phải đề cập đến các tác động từ
môi trường bên ngoài như chính sách, môi trường làm việc, thị trường v.v..
* Nghiên cứu của D.S. Prasada Rao và cộng tác viên (2004), tăng năng suất
nông nghiệp, việc làm và đói nghèo ở các nước đang phát triển [127]. Nghiên cứu
tập trung vào vấn đề tăng năng suất cho lao động nông nghiệp để tạo việc làm cho
lao động thuộc diện đói nghèo và chỉ ra rằng việc làm với năng suất lao động nông
nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, muốn tăng năng suất phải có cơ hội làm
các công việc tốt. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố tác động đến năng suất lao động
nông thôn: một là thể chất của lao động, đặc biệt tình trạng suy dinh dưỡng đối với
lao động thuộc diện đói nghèo ở nông thôn; hai là diện tích đất đai cho canh tác; ba
là yếu tố di chuyển và định cư của dân cư nông thôn; bốn là tác động của đô thị hóa
đến nông thôn; năm là công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; sáu là mức độ phụ
thuộc vào nông nghiệp của các lao động nông nghiệp. Nghiên cứu của D.S. Prasada
Rao chỉ đề cập đến rất nhiều yếu tố khách quan, tác động từ bên ngoài tới năng suất
và việc làm của lao động nông nghiệp trong các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên
nghiên cứu chưa chỉ ra được các yếu tố chủ quan tác động đến năng suất lao động
như trình độ lao động, nhu cầu lao động hay các yếu tố ảnh hưởng từ chính sách vĩ
mô của nhà nước.



* Nghiên cứu của P. Hurst và cộng tác viên (2007) trong Lao động nông
nghiệp và đóng góp của họ cho nông nghiệp bền vững và phát triển nông thôn [123]
đã nghiên cứu vai trò của người lao động nông nghiệp cho sự phát triển nông nghiệp
bền vững dưới 4 yếu tố: một là mức độ tham gia của người lao động nông nghiệp;
hai là vấn đề nhận thức của người dân về vai trò lao động nông nghiệp với sự phát
triển nông nghiệp bền vững; ba là năng lực quản lý của các tổ chức nông nghiệp và
các dịch vụ khuyến nông; bốn là sự hợp tác của các nghiệp đoàn trong phát triển lao
động nông nghiệp.
Nghiên cứu của Hurst tập trung chứng minh về vai trò của lao động nông
nghiệp đối với nền nông nghiệp bền vững, đã đưa ra các giải pháp để phát triển về
số lượng lao động nông nghiệp cho hoạt động nông nghiệp theo quan điểm khai thác
lao động nông thôn là chưa đầy đủ. Muốn phát triển bền vững nông nghiệp thì cần
đề cập đến việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho lao động nông nghiệp
chứ không chỉ tập trung khai thác các yếu tố sẵn có của người lao động nông nghiệp.
* Nghiên cứu của J. Ulimwengu (2009) trong Sức khỏe của nông dân và năng
suất nông nghiệp ở vùng nông thôn Ethiopia [111] đã nghiên cứu về năng suất lao
động nông thôn bị ảnh hưởng rất lớn bởi sức khỏe của họ, J. Ulimwengu đã chỉ ra
năng suất của lao động không bệnh tật tạo ra năng suất cao hơn nhiều lần so với lao
động bệnh tật. Nghiên cứu cũng chỉ ra năng suất lao động nông thôn dễ bị ảnh
hưởng bởi sức khỏe hơn nhiều lần so với lao động thành thị. Kiến nghị đầu tư y tế
vào nông thôn sẽ tăng năng suất lao động và tăng cả thu nhập cho người nông dân.
Nghiên cứu của J. Ulimwengu bị giới hạn khá nhiều trong đánh giá chất lượng
lao động nông thôn vì sức khỏe chỉ có giá trị đối với những lao động biết làm việc.
Tác giả đã bỏ qua nghiên cứu sức khỏe lao động trong sự ảnh hưởng của các yếu tố
tác động lớn khác như trình độ, môi trường, công cụ v.v...
* Nghiên cứu của Kelvin (2016) trong Nông nghiệp Nigeria và sự bền vững:
vấn đề và giải pháp [115] kết luận rằng sự phát triển nông nghiệp và nông thôn phụ
thuộc vào 6 nhân tố bao gồm: một là thái độ của nông dân đối với nông nghiệp; hai
là cơ sở hạ tầng nông thôn; ba là vấn đề tiếp thị sản phẩm nông nghiệp; bốn là giá
cả sản phẩm nông nghiệp; năm là môi trường và nền kinh tế; sáu là chính sách và

chương trình phát triển nông thôn. Trong nghiên cứu tác giả tập trung nhiều vào yếu
tố thái


×