Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

BỔ SUNG một số đặc điểm hòa âm THẾ kỷ XX vào CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG dạy tại học VIỆN âm NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.82 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
-------------------------

NGUYỄN THỊ LOAN

BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÒA ÂM
THẾ KỶ XX VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY TẠI
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH

HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
-------------------------

NGUYỄN THỊ LOAN

BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÒA ÂM
THẾ KỶ XX VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY TẠI
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: ÂM NHẠC HỌC
MÃ SỐ: 62 21 02 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Phạm Tú Hương

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều
được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Loan


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... i
MỤC LỤC.................................................................................................................................. ii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................iii
MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN......................................................iv
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
TRẠNG DẠY HOÀ ÂM Ở HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM....................8
1.1 Cơ sở lý luận.................................................................................................................. 8
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoà âm thế kỷ XX..................................................10
1.2.1 Sách và các công trình nghiên cứu ở nước ngoài....................................................10
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước........................................................................16
1.3 Thực trạng dạy hoà âm ở HVANQGVN........................................................................20
1.3.1 Môn hoà âm trong quá trình phát triển từ Trường Âm nhạc Việt Nam đến
HVANQGVN ngày nay..................................................................................................20
1.3.2 Chương trình và giáo trình.....................................................................................25
1.3.3 Phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra - đánh giá..................................32
1.3.4 Đánh giá kết quả giảng dạy....................................................................................37
Tiểu kết chương 1.............................................................................................................. 38
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ HOÀ ÂM THẾ KỶ XX VÀ VIỆC GIẢNG DẠY HOÀ
ÂM THẾ KỶ XX Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI....................................................40
2.1 Khái quát về hoà âm thế kỷ XX....................................................................................40
2.1.1 Một số dạng điệu thức thường gặp trong hoà âm thế kỷ XX...................................42
2.1.2 Một số dạng cấu trúc hợp âm - chồng âm thường gặp trong hoà âm thế kỷ XX.......59
2.1.3 Một số thủ pháp hoà âm thường gặp trong âm nhạc thế kỷ XX...............................74
2.2 Khảo sát việc dạy hoà âm thế kỷ XX ở một số cơ sở đào tạo âm nhạc trên thế giới.......83
2.2.1 Một số nhạc viện ở Mỹ..........................................................................................83
2.2.2 Một số nhạc viện ở Châu Âu và Châu Á................................................................92
Tiểu kết chương 2.............................................................................................................. 98
CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM GIẢNG DẠY HOÀ ÂM THẾ KỶ XX CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM....................................100
3.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................. 100
3.2. Dự kiến bổ sung một số kiến thức hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy môn

hoà âm trình độ đại học tại HVANQGVN.........................................................................102
3.2.1 Tiêu chí lựa chọn nội dung kiến thức để đưa vào chương trình.............................102
3.2.2 Thời lượng và nội dung chương trình bổ sung......................................................103
3.2.3 Nội dung chương trình chi tiết..............................................................................108
3.2.4 Giáo trình............................................................................................................. 115
3.3. Phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá........................................116
3.3.1 Phương pháp giảng dạy........................................................................................116
3.3.2 Phương pháp kiểm tra đánh giá............................................................................118
3.4 Thực nghiệm sư phạm................................................................................................121
3.4.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm...........................................................................121
3.4.2 Đối tượng thực nghiệm và tổ chức thực nghiệm...................................................121
3.4.3 Kết quả thực nghiệm............................................................................................140
Tiểu kết chương 3............................................................................................................ 142
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 143
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ................................................................................................... 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 152


iii

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS:

Giáo sư

TS:

Tiến sĩ

HVANQGVN:


Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

NCS:

Nghiên cứu sinh

NSND:

Nghệ sĩ nhân dân

NSƯT:

Nghệ sĩ ưu tú

NS:

Nghệ sĩ

Nxb:

Nhà xuất bản

LSC:

Lý Sáng Chỉ

PL:

Phụ lục


PGS:

Phó Giáo Sư

Tr:

Trang

GV:

Giảng viên

SV:

Sinh viên

đvht:

Đơn vị học trình

Q:

Quãng

T:

Trưởng

t:


Thứ

Đ:

Đúng

Ký hiệu +:

Dùng để chỉ các quãng tăng, hợp âm tăng

Ký hiệu - :

Dùng để chỉ các quãng giảm, hợp âm giảm


iv

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Atonal: “Theo từ điển The New Grove Dictionary of Music and musicians 16,
thì thuật ngữ atonal được sử dụng trong ba ý nghĩa sau: thứ nhất để chỉ một
loại âm nhạc không có điệu tính; thứ hai dùng để chỉ một loại âm nhạc không
phải là loại có điệu tính mà cũng không phải là serie và thứ ba dùng để chỉ
một loại âm nhạc, chính xác là đứng sau loại âm nhạc có điệu tính và trước
âm nhạc 12 âm của Alban Berg, Anton Webern và Arnold
Schönberg. [16/ tr.67].
Aleatorik musik: Thuật ngữ tiếng Đức và tiếng Anh gọi là Aleatoric music,
để chỉ một nguyên tắc sáng tác âm nhạc mang tính ngẫu nhiên, thịnh hành vào
những năm 50 - 60 của thế kỷ XX. Charles Ives là một trong những nhà soạn
nhạc đầu tiên có ý thức sử dụng các kỹ thuật sáng tác này.

Clusters: Thuật ngữ tiếng Anh được hiểu là cụm, đám, bó, đàn, bầy, còn
trong âm nhạc Tone clusters được hiểu là chồng âm dưới dạng chùm nốt
chồng lên nhau sắp xếp theo chiều dọc, khi đàn có thể dùng lòng bàn tay hoặc
thậm chí cả cánh tay tác động lên hàng phím. Tham khảo Hợp âm chồng
quãng hai của nhà soạn nhạc người Mỹ Henry Cowell (1897-1965).
Elektronische Musik: Thuật ngữ tiếng Đức để chỉ sáng tác âm nhạc điện tử
thịnh hành vào những năm 60-70 của thế kỷ XX, được nhạc sĩ người Đức
K.Stockhausen (1928-2007) sử dụng phổ biến trong sáng tác của mình.
Hexatonic scale: Thuật ngữ tiếng Anh, hay còn được gọi là six-note scale
hoặc six-tone scale. Được hiểu như sau: Hex nghĩa là sáu và tonic là âm, nốt
hoặc âm thanh, đề cập đến thang sáu âm khác nhau trong một quãng tám.
Chia làm hai loại thang sáu âm trưởng (The Major Hexatonic Scale) C D E G
A B và thang sáu âm thứ (The Minor Hexatonic Scale) C D Eb G A Bb.
Leading note chords: Thuật ngữ tiếng Anh, đề cập đến những hợp âm được
xây dựng trên bậc VII là âm dẫn của điệu thức nên có tên gọi là hợp âm dẫn.
Chia làm hai loại hợp âm bảy dẫn thứ B D F A được dùng trong điệu trưởng


v

tự nhiên và hợp âm bảy dẫn giảm B D F Ab dùng trong giọng trưởng và thứ
hoà thanh.
Microtonal: Thuật ngữ tiếng Anh, đề cập đến âm nhạc có cao độ nốt nhạc
được chia nhỏ hơn nửa cung (1cung = 9 comma), tức là sử dụng các quãng
1/4 cung, 3/4 cung v.v… được dùng nhiều trong âm nhạc thế kỷ XX. Phải kể
đến tên tuổi của một số nhà soạn nhạc phương Tây nổi tiếng đã vận dụng kỹ
thuật sáng tác này vào trong âm nhạc của họ như Charles Ives, Harry Patch,
Henry Cowell, John Cage, Benjamin Johnston, Henk Badings, Karlheinz
Stockhausen và Krzysztof Penderecki.
Pentatonic scale: Thuật ngữ tiếng Anh, được hiểu như sau: Penta nghĩa là

năm và tonic là âm, nốt hoặc âm thanh, đề cập đến thang năm âm khác nhau
trong một quãng tám. Chia làm hai loại thang năm âm trưởng (The Major
Pentatonic Scale) C D E G A C và thang năm âm thứ (The Minor Pentatonic
Scale) C D Eb G A C. Được dùng nhiều trong âm nhạc thế kỷ XX, điển hình
là trong các sáng tác của Claude Debussy và Maurice Ravel.
Serialitaet: Thuật ngữ tiếng Đức, tiếng Anh là Serial, để chỉ phương pháp
sáng tác âm nhạc theo chuỗi 12 âm. Kỹ thuật này rất hay gặp trong các tác
phẩm của Arnold Schönberg, Anton Webern v.v…
Tăng: Thuật ngữ tiếng Anh là augmented, dùng để chỉ các quãng tăng, hợp
âm tăng. Ví dụ quãng ba trưởng được tăng lên nửa cung gọi là quãng ba tăng
hoặc quãng năm đúng tăng lên nửa cung gọi là quãng năm tăng. Hợp âm tăng
được cấu tạo bởi hai quãng ba trưởng hợp thành.
Giảm: Thuật ngữ tiếng Anh là diminished, dùng để chỉ các quãng giảm hoặc
hợp âm giảm. Ví dụ quãng sáu thứ giảm đi nửa cung gọi là quãng sáu giảm
hoặc quãng bốn đúng giảm đi nửa cung gọi là quãng bốn giảm. Hợp âm ba
giảm được cấu tạo bởi hai quãng ba thứ hợp thành.
Thực nghiệm: Thuật ngữ tiếng Anh là Experiment, theo từ điển Wiktionary,
phương pháp thực nghiệm được hiểu là một phương pháp khoa học dựa trên


vi

quan sát, phân loại, nêu giả thuyết và kiểm nghiệm giả thuyết bằng thí
nghiệm.
Thử nghiệm: Thuật ngữ tiếng Anh cũng là Experiment, theo từ điển
Wiktionary, thử nghiệm được hiểu là sự làm thử một cái gì đó để tìm xem có
hiệu quả hay không hoặc muốn tìm kiếm một kết quả nào đó.
Thể nghiệm: Thuật ngữ tiếng Anh là Experimental, theo từ điển Wiktionary,
thể nghiệm được hiểu là sự thể nghiệm của bản thân, qua kinh nghiệm, qua
thực tiễn mà xét thấy điều gì đó là đúng hay không đúng, cần thể nghiệm

thêm một thời gian mới có thể kết luận.
Experimental: Thuộc dạng tính từ, theo từ điển English Oxford Living
Dictionaire, được hiểu theo nghĩa thứ nhất là một phát minh hoặc sản phẩm
mới dựa trên những ý tưởng hoặc kỹ thuật chưa được thử nghiệm và chưa
được thiết lập hoặc hoàn thiện. Nghĩa thứ hai được hiểu là nghệ thuật hoặc
một kỹ thuật nghệ thuật liên quan đến một phong cách hoàn toàn mới và sáng
tạo. Ví dụ: Âm nhạc thử nghiệm. 1. (of a new invention or product) based on
untested ideas or techniques and not yet established or finalized. 2. (of art or an artistic
technique) involving a radically new and innovative style. ‘experimental music’

Experiment: Thuộc loại danh từ, theo từ điển English Oxford Living
Dictionaire, được hiểu theo nghĩa thứ nhất đây là một qui trình khoa học,
được thực hiện để khám phá, kiểm tra giả thuyết hoặc chứng minh một thực tế
đã biết. Hiểu theo nghĩa thứ hai là một quá trình hành động dự kiến thông qua
mà không chắc chắn về kết quả. (1. A scientific procedure undertaken to make a
discovery, test a hypothesis, or demonstrate a known fact. 2. A course of action tentatively
adopted without being sure of the outcome.)

BẢNG KÝ HIỆU NỐT NHẠC 1
1

Bảng giải thích ký hiệu nốt nhạc được tập hợp từ hai bộ từ điển Thuật ngữ Âm nhạc bằng tiếng Anh - Đức Việt và tiếng Ý - Pháp - Việt của nhóm tác giả Nguyễn Bách – Tiến Lộc – Hạnh Thy, do Nhà xuất bản âm
nhạc in năm 2000.


vii

Tiếng Việt
1. Đô
Đô thăng

Đô giáng
Đô thăng kép
Đô giáng kép
2.Rê
Rê thăng
Rê giáng
Rê thăng kép
Rê giáng kép
3. Mi
Mi thăng
Mi giáng
Mi thăng kép
Mi giáng kép
4. Fa
Fa thăng
Fa giáng
Fa thăng kép
Fa giáng kép
5. Sol
Sol thăng
Sol giáng
Sol thăng kép
Sol giáng kép
6.La
La thăng
La giáng
La thăng kép
La giáng kép
7. Si
Si thăng

Si giáng
Si thăng kép
Si giáng kép

Tiếng Anh
C
C sharp
C flat
C double sharp
C double flat
D
D sharp
D flat
D double sharp
D double flat
E
E sharp
E flat
E double sharp
E double flat
F
F sharp
F flat
F double sharp
F double flat
G
G sharp
G flat
G double sharp
G double flat

A
A sharp
A flat
A double sharp
A double flat
B
B sharp
B flat
B double sharp
B double flat

Tiếng Đức
C
Cis
Ces
Cisis
Ceses
D
Dis
Des
Disis
Deses
E
Eis
Es
Eisis
Eses
F
Fis
Fes

Fisis
Feses
G
Gis
Ges
Gisis
Geses
A
Ais
As
Aisis
Ases
H
His
B
Hisis
Heses

Tiếng Ý
Do
Do diesis
Do bemolle
Do doppio diesis
Do doppio bemolle
Re
Re diesis
Re bemolle
Re doppio diesis
Re doppio bemolle
Mi

Mi diesis
Mi bemolle
Mi doppio diesis
Mi doppio bemolle
Fa
Fa diesis
Fa bemolle
Fa doppio diesis
Fa doppio bemolle
Sol
Sol diesis
Sol bemolle
Sol doppio diesis
Sol doppio bemolle
La
La diesis
La bemolle
La doppio diesis
La doppio bemolle
Si
Si diesis
Si bemolle
Si doppio diesis
Si doppio bemolle

Tiếng Pháp
Do/Ut
Do dièse
Do bémol
Do double dièse

Do double bémol

Ré dièse
Ré bémol
Ré double dièse
Ré double bémol
Mi
Mi dièse
Mi bémol
Mi double dièse
Mi double bémol
Fa
Fa dièse
Fa bémol
Fa double dièse
Fa double bémol
Sol
Sol dièse
Sol bémol
Sol double dièse
Sol double bémol
La
La dièse
La bémol
La double dièse
La double bémol
Si
Si dièse
Si bémol
Si double dièse

Si double bémol

Ký hiệu
C
C#
Cb
Cx
Cbb
D
D#
Db
Dx
Dbb
E
E#
Eb
Ex
Ebb
F
F#
Fb
Fx
Fbb
G
G#
Gb
Gx
Gbb
A
A#

Ab
Ax
Abb
B
B#
Bb
Bx
Bbb

KÝ HIỆU CÁC GIỌNG TRƯỞNG VÀ THỨ
Trong luận án này, các ký hiệu bằng chữ cái và các giọng trưởng - thứ được
dùng theo hệ thống Anh - Mỹ. Giới thiệu vòng quãng năm của các giọng


viii

trưởng và thứ theo hệ thống Anh - Mỹ (Trích dẫn từ Học cách đọc ký hiệu âm
nhạc - Learn How to Read Sheetmusic - Dimmie.com).


ix

GIẢI THÍCH KÝ HIỆU CÁC HỢP ÂM
Giải thích ký hiệu các hợp âm theo hệ thống Anh - Mỹ (Trích nguồn tài liệu từ
Cách đọc ký hiệu hợp âm - How to read chord symbols - Dimmie.com).
Recipes for Constructing Chords / Cách thức xây dựng hơp âm (HÂ)
Chord Symbol/Ký hiệu


Chord Type/Loại HÂ


Scafe Note Recipe/Cấu
tạo HÂ

C

C major / HÂ Do Trưởng

1-3-5

Cmin; Cm

C minor / HÂ Do thứ

1-b3-5

Caug; C(#5); C+

C augmented / HÂ Do tăng

1-3-#5

Cdim; Co

C diminished / HÂ Do giảm

1-b3-b5

C suspended second / HÂ Do sus2
Csus2


1-2-5
(Bỏ âm 3 thay âm 2)

C(add2); C(add9)

C add second (or ninth)/ HÂ Do
thêm âm 2 hoặc âm 9

1-2-3-5

Cm(add2); Cm(add9)

C minor, add second or ninth/HÂ
Do thứ thêm âm 2 hoặc âm 9

1-2-b3-5

Csus4

C suspended fourth / HÂ Do sus
4(bỏ âm 3 thay âm 4)

1-4-5

C (b5)

C flat fifth / HÂ Do giáng âm 5

1-3-b5


C6

C sixth / HÂ Do sáu trưởng

1-3-5-6

Cm6

C minor sixth / HÂ Do sáu thứ

1-b3-5-6

C7

C seventh / HÂ Do bảy át

1-3-5-b7

Cmj7; CM7; Cr7

C major seventh / HÂ Do bảy
trưởng

1-3-5-7

Cmin7; Cm7; C-7

C minor seventh / HÂ Do bảy thứ 1-b3-5-b7


Co7; Cdim7

C diminished seventh / HÂ Do
bảy giảm

C7sus4

C seventh, suspended fourth/HÂ
1-4-5-b7
Do bảy sus4 (bỏ âm 3 thêm âm 4)

Cm (maj7)

C minor, major seventh / HÂ Do
bảy thứ

1-b3-5-7

C7#5; C7+

C seventh, sharp fifth / HÂ Do
bảy thăng âm 5

1-3-#5-b7

C7b5; C7-5

C seventh, flat fifth / HÂ Do bảy
giáng âm 5


1-3-b5-b7

Cm7b5; Co7

C minor seventh, flat fifth /HÂ Do b b b
1- 3- 5- 7
bảy thứ giáng âm 5

Cmaj7b5

C major seventh, flat fifth /HÂ Do
1-3-b5-7
bảy trưởng giáng âm 5

1-b3-b5-6


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
HVANQGVN được thành lập từ 1956, tính đến năm 2016 Học viện kỷ
niệm 60 năm thành lập trường với đa dạng các chương trình âm nhạc được tổ
chức từ các khoa với các nghệ sĩ trong và ngoài nước, đã đem đến cho quí
thính giả biết bao tiết mục độc tấu, hoà tấu, nhạc cổ điển, nhạc Jazz và âm
nhạc đương đại với nhiều màu sắc hoà âm mới lạ.
Từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay, cùng với những biến động
chính trị, xã hội và văn hóa diễn ra ở nhiều quốc gia khác nhau, âm nhạc
(trong đó có hoà âm) đã có những chuyển biến rõ nét góp phần quan trọng
vào việc phản ánh sự thay đổi, cách xây dựng nội dung, chủ đề hình tượng và

thẩm mỹ âm thanh, cũng như phản ánh bút pháp riêng của từng tác giả, từng
trường phái âm nhạc khác nhau. Âm nhạc Việt Nam cũng không nằm ngoài
dòng chảy này, nhiều tác phẩm đã ra đời sử dụng những ngôn ngữ hòa âm
kiểu mới.
HVANQGVN là trung tâm đào tạo hàng đầu về âm nhạc chuyên nghiệp
trong toàn quốc có trách nhiệm bổ sung, cập nhật những kiến thức khoa học
mới vào công việc đào tạo giảng dạy cũng như nghiên cứu. Trong một vài
năm trở lại đây, sinh viên cũng đã được tiếp cận với nhiều tác phẩm âm nhạc
thế kỷ XX trong những bài học chuyên ngành như Piano, Guitar, Accordeon,
các nhạc cụ bộ gỗ v.v…và nhiều tác phẩm viết cho dàn nhạc cũng như các tác
phẩm hòa tấu thính phòng. Một số nhạc sĩ và các trào lưu âm nhạc sáng tác
thuộc thế kỷ XX mới chỉ được bổ sung vào chương trình giảng dạy môn lịch
sử âm nhạc thế giới, nhưng vẫn chưa được cập nhật vào môn Hoà âm để
giảng dạy cho sinh viên hệ đại học tại Học viện.
Luận án chúng tôi sẽ đề cập đến một số nội dung hoà âm thế kỷ XX và
tìm hiểu xem các cơ sở đào tạo âm nhạc trên thế giới đã đưa hoà âm thế kỷ


2

XX áp dụng vào giảng dạy ở các trường âm nhạc như thế nào? Và tiếp đến
việc làm sao cập nhật bổ sung chương trình hoà âm thế kỷ XX đưa vào giảng
dạy tại HVANQGVN trong thời gian sớm nhất.
Hiện nay bộ môn Lý luận đã được đổi tên thành Âm nhạc học, trong
luận án này chúng tôi dùng theo cách gọi Âm nhạc học.
Môn Hoà âm đã và đang được dạy ở HVANQGVN, được gọi là phần
“Hoà âm cổ điển”. Qua tìm hiểu chương trình hòa âm cho sinh
viên các chuyên ngành tại HVANQGVN cho thấy, mặc dù từ
năm 2013 đã có chủ trương đưa phần hòa âm thế kỷ XX vào
giảng dạy cho một số chuyên ngành. Tuy nhiên do nhiều lý

do, phần kiến thức này cho đến nay vẫn chưa được triển khai
khiến cho sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi chơi những tác phẩm hiện đại
và càng bỡ ngỡ hơn khi tham gia vào chương trình biểu diễn hòa tấu giao lưu
với nhiều trường bạn trên thế giới. Sinh viên khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm
nhạc học cũng không dễ dàng khi thực hiện các bài viết chuyên ngành liên
quan đến ngôn ngữ âm nhạc thế kỷ XX.
Hoà âm thế kỷ XX là một phần không thể thiếu trong môn Hoà âm
giảng dạy tại HVANQGVN. Nhận thức được yêu cầu cấp bách của
việc đưa một số kiến thức hòa âm ở thế kỷ XX vào chương trình
giảng dạy môn Hòa âm ở HVANQGVN và với trách nhiệm của
những người thầy thuộc thế hệ sau, chúng tôi thấy có nghĩa
vụ phải cập nhật kiến thức mới cho chương trình giảng dạy
âm nhạc nói chung và hoà âm nói riêng. Đây cũng chính là lý
do khiến chúng tôi lựa chọn lĩnh vực nghiên cứu này. Đề tài
luận án có tiêu đề “Bổ sung một số đặc điểm hoà âm thế kỷ
XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam”.


3

2. Lịch sử đề tài
Vấn đề nghiên cứu để làm sao có thể đưa những đặc điểm, những thành
tựu của âm nhạc thế kỷ XX vào giảng dạy tại HVANQGVN đã được thể hiện
ở nhiều công trình nghiên cứu cũng như trong các luận án tiến sĩ, luận văn
thạc sĩ.
Luận án tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc của Vũ Đình Thạch bảo vệ năm
2009 có tiêu đề: Âm nhạc thế kỷ XX và vai trò của nó trong việc đào tạo kèn
Clarinette tại Nhạc viện Hà Nội. Bản luận án đã đi vào phân tích chi tiết một
số tác phẩm viết cho kèn Clarinette tiêu biểu ở thế kỷ XX và những giải pháp

đưa các tác phẩm viết cho kèn Clarinette của Phương Tây ở thế kỷ XX vào
giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kèn hơi tại HVANQGVN.
Những thủ pháp sáng tác trong một số trường phái âm nhạc thế kỷ XX
là tiêu đề bản luận án tiến sĩ của Phạm Phương Hoa bảo vệ năm 2010. Đây là
công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam mang tính chất tổng quát và hệ
thống hoá những thủ pháp sáng tác âm nhạc thế kỷ XX. Ngoài việc tổng kết
các thủ pháp sáng tác ở thế kỷ XX của một số trường phái âm nhạc phương
Tây, tác giả luận án đã phân tích những đặc điểm ngôn ngữ âm nhạc trong các
tác phẩm khí nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam. Những điểm mới đưa ra trong
bản luận án sẽ đóng góp vào giáo trình giảng dạy môn Lịch sử âm nhạc thế kỷ
XX của HVANQGVN.
Bản luận án tiến sĩ của Ngô Phương Đông có tiêu đề: Đào tạo âm nhạc
thế kỷ XX cho kèn Hautbois tại HVANQGVN được bảo vệ năm 2011. Bản luận
án trình bày về những đặc điểm của âm nhạc thế kỷ XX thể hiện trong những
tác phẩm sáng tác cho kèn Hautbois. Tác giả luận án cũng đi vào nghiên cứu
về các cách diễn tấu khi thể hiện các tác phẩm này và những giải pháp đưa
các tác phẩm ở thế kỷ XX vào công tác đào tạo kèn Hautbois tại
HVANQGVN.


4

Cao Sĩ Anh Tùng năm 2015 đã bảo vệ luận án tiến sĩ với tiêu đề: Nghệ
thuật Guitar đương đại nửa sau thế kỷ XX trong đào tạo Guitar chuyên
nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh việc giới thiệu những trào lưu, những thủ pháp
diễn tấu mới xuất hiện ở nửa cuối thế kỷ XX của nghệ thuật Guitar thế giới,
bản luận án còn trình bày những ứng dụng của các thủ pháp này vào đào tạo
Guitar chuyên nghiệp trong các cơ sở đào tạo âm nhạc trong cả nước, đặc biệt
là tại HVANQGVN.
Nguyễn Thị Hà với luận án tiến sĩ: Nghệ thuật Guitar trong các tác

phẩm âm nhạc Việt Nam bảo vệ năm 2017. Bên cạnh việc đi vào phân tích các
đặc điểm kỹ thuật trong các tác phẩm Việt Nam viết cho Guitar, tác giả luận
án đã đi vào vấn đề về phương pháp giảng dạy các tác phẩm này tại
HVANQGVN.
Các thủ pháp hoà âm thế kỷ XX đã được trình bày rất phong phú và đa
dạng trong các tài liệu của nước ngoài. Chúng tôi sẽ trình bày một số công
trình tiêu biểu trong mục Tổng quan tình hình nghiên cứu ở chương 1 của
luận án.
Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về hoà âm thế kỷ XX của
Phương Tây, cũng như hoà âm trong các tác phẩm âm nhạc mới Việt Nam
không có nhiều và cũng chỉ giới hạn trong một vài giáo trình, luận án hay luận
văn trong lĩnh vực Âm nhạc học. Cụ thể là:
Giáo trình hoà thanh dành cho sinh viên khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm
nhạc học bậc đại học tại HVANQGVN của GS.TS Phạm Minh Khang biên
soạn, do Trung tâm thông tin - Thư viện âm nhạc xuất bản năm 2005.
Ngoài cuốn giáo trình này, trong một số luận án, luận văn thuộc chuyên
ngành Âm nhạc học đã bảo vệ tại HVANQGVN có đề cập đến lĩnh vực hoà
âm trong các tác phẩm âm nhạc phương Tây cũng như tác phẩm của các nhạc


5

sĩ Việt Nam có liên quan đến hoà âm thế kỷ XX mà chúng tôi đã giới thiệu ở
phần lịch sử đề tài.
Vấn đề này sẽ được chúng tôi phân tích sâu trong phần Tổng quan tình
hình nghiên cứu ở chương một luận án.
Tại Việt Nam cho đến thời điểm này, chúng tôi chưa thấy một công
trình nghiên cứu khoa học nào đề cập tới vấn đề Bổ sung một số đặc điểm hoà
âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam hay một cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp nào ở Việt Nam. Vì

thế, đề tài luận án không trùng lặp với các công trình đã công bố.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án hướng tới việc bổ sung một số kiến
thức hoà âm thế kỷ XX vào chương trình giảng dạy, sau khi đã kết thúc
phần hoà âm cổ điển cho sinh viên các chuyên ngành âm nhạc, nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong giai
đoạn hiện nay. Qua đó có thể giúp sinh viên cập nhật được những
kiến thức mới khi biểu diễn hoặc phân tích các tác phẩm đương
đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất là sinh viên hệ đại học của HVANQGVN chuyên ngành biểu
diễn và Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học là đối tượng nghiên cứu của luận
án.
Thứ hai là nghiên cứu chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy
môn Hoà âm tại HVANQGVN, để cập nhật một số kiến thức hoà âm thế kỷ
XX vào giảng dạy cho sinh viên tại Học viện.
Thứ ba là chọn một số tác phẩm âm nhạc Phương Tây và Việt Nam ưa sử
dụng ngôn ngữ hoà âm thế kỷ XX để đưa vào phần nghiên cứu và bài tập phân tích
môn Hoà âm.


6

Thứ tư là chọn một số nội dung tiêu biểu về hoà âm thế kỷ XX để đưa
vào chương trình giảng dạy tại HVANQGVN trong thời kỳ này.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Giảng dạy hoà âm thế kỷ XX cho sinh viên đại học tại HVANQGVN.
Tác phẩm âm nhạc thế giới và Việt Nam tiêu biểu sử dụng ngôn ngữ
hoà âm thế kỷ XX.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phương pháp phân tích, so sánh, qui nạp, đối chiếu, tổng hợp v.v... các
kiến thức hoà âm ở thế kỷ XX nhằm tìm ra những vấn đề cốt lõi để bổ sung
vào chương trình giảng dạy môn Hoà âm bậc đại học tại HVANQGVN.
Xem xét chương trình, giáo trình đã có, cũng như đúc kết lại những kinh
nghiệm, phương pháp giảng dạy hoà âm của các thế hệ giảng viên, các giáo sư,
tiến sĩ đầu ngành, kế thừa, tiếp thu các thành tựu khoa học có liên quan đến đề tài
nghiên cứu để xây dựng phần ứng dụng nội dung mới thực hành.
5.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
Tổ chức dạy thực nghiệm một số nội dung hoà âm thế kỷ XX cho
sinh viên các chuyên ngành khác nhau để kiểm chứng tính khả thi của
những kiến thức đưa vào chương trình giảng dạy, phương pháp dạy học và
khả năng tiếp thu của sinh viên.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia,
phỏng vấn những người có liên quan để xem kiến thức hoà âm thế kỷ XX
được tiếp cận như thế nào trong các cơ sở đào tạo âm nhạc trên thế giới.
6. Đóng góp của luận án
6.1 Về mặt lý luận:


7

Tổng kết ngôn ngữ hoà âm thế kỷ XX thông qua một số
dạng điệu thức, cấu trúc hợp âm - chồng âm, các thủ pháp
hòa âm v.v...
Đề xuất đưa nội dung hoà âm thế kỷ XX vào chương
trình giảng dạy cho sinh viên đại học tại HVANQGVN đáp ứng
nhu cầu đào tạo sinh viên âm nhạc chuyên nghiệp trong giai
đoạn hiện nay.

6.2 Về mặt thực tiễn:
Đưa phần kiến thức hoà âm tiêu biểu của thế kỷ XX vào
giảng dạy hệ đại học tại HVANQGVN.
Xây dựng chương trình và nội dung phần hoà âm thế kỷ
XX cho bậc đại học, góp phần hoàn thiện chương trình môn
học hoà âm nói chung.
Đề xuất một số phương pháp dạy phần hòa âm thế kỷ
XX.
Ngoài ra, thông qua luận án này có thể gợi mở phần nào
về tư duy, ý tưởng kết hợp những nhân tố âm nhạc truyền
thống dân tộc với các thủ pháp hiện đại cho sinh viên sáng
tác, nhằm tạo ra các tác phẩm vừa có tính dân tộc vừa phù
hợp với hơi thở cuộc sống, thẩm mỹ thời đại. Với sinh viên
thuộc các chuyên ngành khác, kiến thức hoà âm thế kỷ XX
giúp các em có thể tiếp cận thuận lợi hơn, sâu sắc hơn với các
tác phẩm âm nhạc đương đại khi phân tích, tìm hiểu phong
cách tác giả hoặc thể hiện các tác phẩm âm nhạc này.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung luận án gồm 3 chương:


8

Chương 1: Cơ sở lý luận - Tổng quan tình hình nghiên cứu và thực
trạng dạy hoà âm ở HVANQGVN
Chương 2: Khái quát về hoà âm thế kỷ XX và việc giảng dạy hoà âm
thế kỷ XX ở một số nước trên thế giới
Chương 3: Thử nghiệm giảng dạy hòa âm thế kỷ XX cho sinh viên đại
học tại HVANQGVN



9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
THỰC TRẠNG DẠY HOÀ ÂM Ở HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA
VIỆT NAM
1.1 Cơ sở lý luận
Hòa âm là một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo âm
nhạc chuyên nghiệp tại các Học viện âm nhac, Nhạc viện. Từ trình độ trung
cấp đến đại học, từ các chuyên ngành biểu diễn đến các chuyên ngành Sáng
tác - Chỉ huy - Âm nhạc học, ở mỗi cấp học, mỗi chuyên ngành, học sinh sinh viên được tiếp cận với các kiến thức, các kỹ năng thực hành hòa âm
khác nhau.
Môn Hòa âm giúp cho học sinh - sinh viên có thể hiểu về cấu trúc hình
thức của tác phẩm, sự sắp xếp các dạng hợp âm trong các điệu thức khác nhau
và những nguyên lý kết hợp các hợp âm theo chiều dọc và chiều ngang cũng
như vị trí các hợp âm trong tác phẩm âm nhạc v.v… Qua đó có thể hiểu thêm
về quan điểm thẩm mỹ, phong cách sáng tác của tác giả.
Chúng ta biết rằng âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật được biểu hiện
bằng âm thanh. Những yếu tố quan trọng của âm nhạc đó là: giai điệu, hòa
âm, tiết tấu, âm sắc, tốc độ và cường độ v.v… Trong âm nhạc phương Tây,
hòa âm là yếu tố nổi bật nhất và được phát triển cao nhất. Hòa âm là một
phương tiện biểu hiện rất quan trọng trong việc diễn tả nội dung của một tác
phẩm âm nhạc.
Hòa âm còn đóng góp trong việc hình thành hình thức tác phẩm âm
nhạc. Hòa âm giúp cho việc phân chia tác phẩm thành những phần, những
giai đoạn hoàn thiện cùng mối liên hệ giữa chúng với nhau.
Trong tác phẩm âm nhạc, hòa âm luôn luôn liên quan chặt chẽ với các
yếu tố âm nhạc khác đặc biệt là với giai điệu.



10

Cùng với giai điệu, hòa âm là một trong những lĩnh vực chịu nhiều sự
thay đổi do ảnh hưởng của thời đại, của bản sắc dân tộc và phong cách sáng
tác của từng nhạc sĩ. Do vậy hòa âm là một lĩnh vực có lịch sử phát triển, biến
đổi rất phong phú và phức tạp.
Trong lịch sử phát triển của hòa âm, kể từ khi nhạc sĩ J.P. Rameau (1683
-1764) đúc kết thành những nguyên lý mang tính khoa học cho đến nay, ngôn
ngữ hòa âm đã có rất nhiều thay đổi. Do ở mỗi giai đoạn, mỗi trường phái âm
nhạc, luôn đòi hỏi cần có sự đổi mới về các phương tiện thể hiện nghệ thuật âm
nhạc cho phù hợp với nội dung, với yêu cầu của xã hội đương thời.
Đặc biệt, nền âm nhạc Châu Âu cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có
nhiều trào lưu, nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng sáng tác cũng như
quan điểm nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ xuất hiện. Các nhà soạn nhạc ở
giai đoạn này đều lao vào để tìm kiếm mọi khả năng biểu hiện ở mức độ tối
đa của ngôn ngữ hòa âm… [24/tr.121]
Hòa âm ở thế kỷ XX có nhiều khuynh hướng mới, nhiều thủ pháp mới
hoàn toàn xa rời những nguyên tắc hòa âm của những thế kỷ trước. Vì lý do
đó, chúng tôi cho rằng việc đưa những kiến thức hòa âm ở thế kỷ XX vào
chương trình giảng dạy môn hòa âm trong HVANQHVN là rất cần thiết. Việc
làm này sẽ giúp cho sinh viên có những kiến thức cơ bản về hòa âm trong giai
đoạn hiện đại. Giúp các em có thể hiểu và xử lý các tác phẩm âm nhạc thế kỷ
XX có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, như trên chúng tôi đã trình bày, ngôn ngữ hòa âm ở thế kỷ
XX rất phức tạp và phong phú vì có nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng
sáng tác khác nhau, dẫn đến có rất nhiều thủ pháp phát triển mới, kết hợp
cùng lúc các dạng điệu thức với nhau và ra đời nhiều dạng cấu tạo hợp âm
không sắp xếp theo qui luật quãng ba như cấu tạo hợp âm chồng quãng bốn,

cấu tạo hợp âm chồng quãng hai và nhiều dạng hợp âm thêm nốt v.v…Với


11

thời lượng dành cho môn hòa âm rất khiêm tốn, mặt bằng chung về kiến thức
hòa âm của sinh viên còn thấp, vì vậy chúng tôi khi viết luận án này đã phải
lựa chọn trong những phần kiến thức hòa âm thế kỷ XX những nội dung nổi
bật vừa đơn giản, dễ hiểu, nhưng thể hiện được những điểm đặc trưng của hòa
âm ở giai đoạn này để đưa vào chương trình giảng dạy. Chúng tôi hy vọng
những nghiên cứu và thử nghiệm của mình sẽ góp phần vào việc đổi mới,
nâng cao chất lượng đào tạo môn Hòa âm trong HVANQG VN.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hoà âm thế kỷ XX
1.2.1 Sách và các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Có thể nói trên thế giới, sách hoà âm thì vô cùng phong phú và phần
nhiều các sách thường đề cập đến kiến thức hoà âm cổ điển. Để phù hợp với
đề tài nghiên cứu, chúng tôi có cơ hội được tiếp cận với một số tài liệu có liên
quan đến hoà âm thế kỷ XX và đây cũng là những tư liệu quí giúp chúng tôi
có thể cập nhật được những vấn đề chuyên môn trong giai đoạn hiện nay.
Theo chúng tôi tìm hiểu, hiện nay trên thế giới tài liệu đã xuất bản
dưới dạng sách giáo khoa hòa âm thế kỷ XX được sử dụng ở nhiều trường
âm nhạc là:
- Cuốn Hoà âm thế kỷ XX - Twentieth-Century Harmony do Vincent
Persichetti biên soạn (Nhà xuất bản W.W.Norton &Company, 1961) dày 279
trang. Đây là một trong những cuốn hòa âm phần nào đã đúc kết một cách
khoa học về đặc điểm ngôn ngữ hòa âm nửa đầu âm nhạc thế kỷ XX. Tác giả
Vincent Persichetti còn được nhiều người biết đến là cuốn lý thuyết hòa âm
thế kỷ XX của ông với tiêu đề Twentieth-Century Harmony Creative Aspects
and Practice. Chúng tôi sẽ trình bày nội dung chi tiết hơn trong chương 2
của luận án.

Ngoài ra còn một số công trình sau:
- Cuốn Lý thuyết hoà âm - Theory of Harmony của Arnold


12

Schönberg (người dịch Roy E.Carter), Nxb University of California Press
Berkeley Los Angeles, in lần đầu tiên vào năm 1911 và tái bản năm 1949, sau
này cuốn sách tiếp tục được Nxb London - Faber and Faber xuất bản vào năm
1962. Cuốn sách nặng về giải thích lý thuyết. Sách dày 441 trang, bao gồm 22
chương, được giới thiệu đến các vấn đề như trình bày hệ thống lý thuyết
(Theory or System of Presentation), phương pháp dạy hòa âm (The Method of
Teaching Harmony), thuận & nghịch (Consonance and Dissonance), điệu thức
trưởng và các hợp âm Diatonic (The Major Mode and the Diatonic Chords),
điệu thức thứ (The Minor Mode), sự nối tiếp các hợp âm (Connection of
chords), các loại kết - kết ngắt (Cadences - Deceptive Cadences), chuyển điệu
(Modulation), hợp âm át phụ và các hợp âm không thuộc Diatonic đến từ các
điệu thức nhà thờ (Secondary Dominants and other Non-Diatonic Chords
derived from the Church Modes), mối quan hệ với các hợp âm hạ át thứ
(Relationship to the Minor Sub-Doninant), hòa âm kinh thánh (Chorale
Harmonization), thang âm toàn cung và mối liên quan đến những hợp âm năm
và sáu bè (The Whole-Tone Scale and Related five and six-part chords). Trong
quyển này nhạc sĩ Arnold Schönberg đã dành 23 trang nằm trong hai
chương cuối cùng XXI và XXII để giới thiệu về cấu trúc hợp âm chồng theo
quãng bốn (Chords contructed in Fourths) (trang 399 - 410) và những hợp âm
với sáu nốt hay nhiều nốt hơn nữa (Chords with six or more tones) (trang 411422).
- Cuốn Cấu trúc âm nhạc vô điệu tính - The structure of Atonal Music
của Allen Forte (New Haven and London Yale University Press, 1973). Bao
gồm 224 trang, được chia thành hai phần: phần thứ nhất, tác giả đã đưa ra cái
nhìn tổng thể về những âm thanh và mối tương quan giữa các cao độ (PitchClass Set and Relation) và phần thứ hai là những âm thanh phức tạp (PitchClass Set Complexes). Cuốn sách này chủ yếu nêu vấn đề về lý thuyết và rất



13

ít có thực hành.
- Cuốn Chức năng cấu trúc hoà âm - Structural Fuctions of Harmony
của Arnold Schönberg (Nxb faber and faber in Great Britain, in lần đầu
tiên vào năm 1954 và tái bản năm 1983). Bao gồm 201 trang, được chia thành
mười hai chương, đề cập đến các nội dung như chức năng cấu trúc của hoà
âm (Structural Functions of Harmony), những nguyên tắc cơ bản của hoà âm
(Principles of Harmony), các sự thay thế và phạm vi (Substitutes and
Regions), các phạm vi trong giọng thứ (Regions in Minor), sự chuyển dịch
(Transformations), hoà âm vô định (Vagrant Harmonies), sự hoán đổi của
giọng Trưởng và Thứ (Interchangeability of Major and Minor), kết quan hệ
gần (Indirect but Close Relations), phân loại mối quan hệ (Classification of
Relationship), điệu tính mở rộng (Extended Tonality).
- Cuốn Hoà âm của Đức - Der Musikalischer Satz 14.-20. Jahrhundert
Rhythmik Harmonik Kontrapunktik Klangkomposition Jazzarrangerment
Minimal-Music do Walter Salmen & Norbert J.Schneider biên soạn
(Copyright 1987 - Nhà xuất bản Edition Helbling Inbruck). Giáo trình này
được dùng phổ biến ở CHLB Đức. Trong quyển sách này tác giả chia làm ba
phần, có mười chín chương, bao gồm 290 trang. Phần thứ nhất (chương I và
chương II) giới thiệu các vấn đề cơ bản trong âm nhạc, hợp âm ba chính, ba
phụ và các thể đảo, hợp âm bảy và các thể đảo v.v… Phần thứ hai (từ chương
III đến chương IX), giới thiệu âm nhạc phức điệu từ thế kỷ XIV-XIX, cách
viết phức điệu hai, ba bè và viết hợp xướng bốn bè nhà thờ, hoà âm trưởng
thứ thế kỷ XVIII - XIX, biến âm, chuyển điệu v.v… Phần thứ ba giới thiệu về
âm nhạc thế kỷ XX, (từ chương X đến XIX), trong đó chương X (trang 187 204) đề cập đến một số vấn đề hoà âm sau năm 1900 như cấu tạo chồng nhiều
âm theo các quãng bốn, quãng năm, quãng hai và các hợp âm ngoài cấu trúc
quãng ba v.v… được mở rộng hơn so với sách hoà âm cổ điển, điệu thức



14

Pentatonic, Diatonic, Chromatic, các dạng tiết tấu mới và ký hiệu chỉ dẫn mới
trong âm nhạc v.v… Ngoài ra, còn giới thiệu âm nhạc Dodecaphone, âm nhạc
Serialitaet, âm nhạc Aleatorik, âm nhạc điện tử (Elektronische Musik), âm
nhạc giảm thiểu (Minimal-Musik), âm nhạc Mikrotoene, hoà âm nhạc Jazz.
Giáo trình này tôi được học từ những năm 1997-1998 tại Hoch Schueler Fuer
Musik Koeln. Khi học về phần hoà âm thế kỷ XX, chúng tôi được tiếp cận
bằng cách nghe nhiều các tác phẩm hiện đại (Neuer Musik), nhìn các bản phổ
rất lạ và trực tiếp được thầy giáo chuyên ngành người Đức - Johannes Fritsch
(1941-2010) giảng chi tiết về tác phẩm hiện đại và thường xuyên được tiếp
cận nghe thực tế tại Feedback Studio của Thầy. Đôi khi tôi được đi nghe
những buổi hoà nhạc Neuer Musik của nhạc sĩ Đức nổi tiếng thời bấy giờ là
Karlheinz Stockhausen (1928-2007). Và đặc biệt tôi đã được tham dự Festival
âm nhạc mới (Neuer Musick Festival) tổ chức tháng 4 năm 1998 tại thành phố
Darm Staad - CHLB Đức.
- Cuốn Hoà âm lãng mạn đương đại thông qua chuỗi 12 âm Contemporary Harmony Romanticism through the Twelve Tone Row của Ludmila Ulehla (copyright 1994 by Advance Music), gồm
534 trang, chia làm sáu phần, trong đó có 22 chương. Tác giả đã đề cập các
vấn đề như sau: Phần thứ nhất là ảnh hưởng của âm nhạc những năm 1900,
gồm bảy chương được giới thiệu về cấu trúc của tiết tấu và giai điệu
(Rhythmic and melodic structure), sự hợp nhất quãng (Intervallic unity), sự
phát triển hòa âm (Harmonic growth), chi tiết liên quan hợp âm chín (Detail
concerning the ninth chord), hợp âm mười một và mười ba (Eleventh and
thirteenth chords), những hợp âm có nốt dẫn (Leading-tone chords), sự vận
dụng ngôn ngữ hiện đại (Modern application). Phần thứ hai về âm nhạc Ấn
tượng: ảnh hưởng của điệu thức thời trung cổ (Modal influence), ảnh hưởng
của điệu thức trong hòa âm (Influence of modes on harmony), chuyển động



×