Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo án dạy học theo hướng phát triển năng lực: Chủ đề Anken

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.21 KB, 13 trang )

Chủ đề: ANKEN
Giới thiệu chủ đề
Chủ đề anken gồm nội dung về khái niệm, danh pháp, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất
vật lí, tính chất hóa học ứng dụng và điêu chế
Tên chủ để được chọn trùng với tên bài trong SGK hiện hành nhưng được thiết kế thành
chuỗi các hoạt động cho HS theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết vấn đề
học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người đứng ra tổ chức định
hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động,
sáng tạo.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề 02 tiết
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
Kiến thức cơ bản
Biết được :
 Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học.
 Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken.
 Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,
tính tan) của anken.
 Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.
 Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc
Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.
Kiến thức trọng tâm
 Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế
của anken.
 Tính chất hoá học của anken.
 Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp.
b. Kĩ năng
 Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.



 Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân
tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).
 Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.
 Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.
 Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.
 Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
c. Thái độ
- Say mê, hứng thú, trung thực, yêu khoa học
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về anken vào trực tiếp cuộc sống phụ vụ đời sống con
người
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thong qua môn hóa học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên
- dụng cụ thí nghiệm
- Hóa chất
2. Học sinh
- Ôn tập kiến thức đã học liên quan đến công thức cấu tạo, tính chất, ứng dụng điều chế
etilen (lớp 9)…
- Hoàn thành các phiều học tập…
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung
Do học sinh đã được học bài etilen ở lớp 9, nên giáo viên khai thác tối đa các kiến thức cũ để
phụ vụ việc nghiên cứu bài mới.



Hoạt động trải nghiệm, kết nối: được thiết kế nhằm huy động các kiến thức về đồng đẳng,
các gọi tên thường , cách đánh số theo danh pháp thay thế ankan, để vận dụng gọi tên đồng đẳng
của anken.
Hoạt động hình thành kiến thức mới gồm các nội dung chính: đồng đẳng, đồng phân, danh
pháp, cấu tạo, tính chất vật lí. Các nội dung này được thiết kế thành các HĐ của HS. Thông qua các
kiến thức đã học để hình thành kiến thức mới.
Hoạt động luyện tập được thiết kế thành các câu hỏi trắc nghiệm được phân loại đủ bốn mức
độ để củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
Hoạt động vận dụng tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà nhằm mục đích giúp HS
về nhà làm, nhằm giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
A. Hoạt động khởi động (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
Huy động các kiến thức đã có của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS
b) Nội dung hoạt động
GV yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà để hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
( Đã được GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà)
Đọc thông tin sau
Cho các CTCT sau: CH2=CH2 ( etilen-eten), CH2=CH-CH3, CH3-CH=CH-CH3,
CH2=C(CH3)-CH3, CH2=CH-CH2-CH3.
1. Nêu định nghĩa và viết công thức chung của anken?
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................

2. Theo em, anken có các kiểu đồng phân nào? Lấy ví dụ minh họa


.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
3. Viết công thức cấu tạo của C4H8 là đồng đẳng của anken, lắp
mô hình dạng que và dạng đặc.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
4. Viết các công thức cấu tạo của C5H10 là đồng đẳng của anken. Gọi tên các CTCT đó.
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
c) Phương thức tổ chức hoạt động
- GV tổ chia lớp thành 4 nhóm HS; các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. (thời gian 4 phút)
- Sau đó cho HĐ chung cả lớp bằng cách mời các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét góp ý.
d) Sản phẩm hoạt động
Các nhóm trình bày kết quả của mình.
e) Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động

GV đánh giá, điều chỉnh, nhận xét, động viên, khích lệ các nhóm
B. Hoạt động hình thành kiến thức (35 phút)
*Hoạt động 1: Tìm hiểu đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, cấu tạo và tính chất vật lý.
a) Mục tiêu hoạt động


Học sinh hiểu được công thức chung các chất trong dãy đồng đẳng của anken; viết được
công thức cấu tạo các chất trong dãy đồng đẳng của anken C4H8; C5H10; gọi tên các đồng đẳng của
anken; cấu tạo và tính chất vật lý.
b) Nội dung hoạt động
1. đồng đẳng.
2. đồng phân.
3. danh pháp.
4. đặc điểm cấu tạo phân tử
5. tính chất vật lý.
c) Phương thức tổ chức hoạt động
Trên cơ sở phiếu học tập số 1 GV yêu cầu học sinh hoàn thành các nội dung
Gợi ý những khó khăn
Gọi tên các đồng đẳng của etilen
- Tên thông thường= tên ankan tương ứng( đổi đuôi an � ilen)
- Tên thay thế= tên ankan tương ứng mạch chính+ vị trí liên kết đôi+en
- Cách gọi tên của đồng phân hình học.
d) Sản phẩm hoạt động
Các em tự hoàn thành vào vở của mình.
e) Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động
GV đánh giá, điều chỉnh, nhận xét, động viên, khích lệ các em.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hóa học (25 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được tính chất vật lí của anken (trạng thái, tính tan, nhiệt độ sôi); tính chất hóa học của
anken.

- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học.
b. Nội dung hoạt động:
Tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học của anken.
c. Phương pháp tổ chức hoạt động
Tìm hiểu về tính chất vật lí (5 phút)
- HĐ cá nhân: Từ b6.1 sgk-127 và sgk-128 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trạng thái, tính tan của các anken?


+ So sánh nhiết độ sôi của anken khi PTK tăng?
- HĐ cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, HS khác góp ý nhận xét?

Tìm hiểu về tính chất hóa học (20 phút)
- HĐ nhóm: Từ mô hình phân tử anken H 6.1 kết hợp với kiến thức đã học lớp 11- 100, 101, kiến
thức lớp 9, GV yêu câu các nhóm dự đoán tính chất hóa học chung của anken
- HĐ chung cả lớp:
GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả dự đoán của mính, các nhóm khác nhận xét bổ
sung, góp ý
GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk- 129 để bổ sung những thiếu sót khi dự đoán.
GV làm thí nghiệm biểu diễn, yêu cầu:
Các nhón quan sat nêu hiện tượng của thí nghiệm.
GV hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng, yêu cầu HS rút ra được quy tắc cộng HX.
d. Sản phẩm:
+ Nêu được một số tính chất của anken (SGK).
+ Nêu được hiện tượng thí nghiệm theo bảng sau:
STT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng
1
2


+ Rút ra được những tính chất hóa học chng của anken:
. * Phản ứng cộng (H2, Halogen, HX..)
VD:
Ni / To
CH2= CH2 + H2 ���
� CH3-CH3
Ni / To
CH2= CH2 + Br2 ���
� CH2Br-CH2Br


H ,to
CH2=CH2 + H-OH ���
� CH3-CH2-OH

Ancol etylic
CH2=CH2 + H-Br � CH3-CH2-Br
Etylbromua
Nhận xét: Anken đối xứng khi cộng HX chỉ thu được 1 sản phẩm

Giải thích


CH3 CH CH3
Br

CH3 - CH =CH2 +HBr

2 brompropan

(SPC)
CH3 CH2

CH2Br

1 brompropan
(SPP)
Quy tắc cộng Maccopnhicop (sgk)
. * Phản ứng trùng hợpo

t ,p,xt
� ( CH 2  CH 2 ) n
nCH2=CH2 ���

etilen

poli etilen

* Phản ứng oxi hóa
- Oxi hóa hoàn toàn
CnH2n +

3n
to
O2 ��
� nCO2 + nH2O
2

- Oxi hóa không hoàn toàn
3CH2=CH2 +2KMnO4 + 4H2O � 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 �+ 2KOH.

- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Thí nghiệm phản ứng trung hợp khó thực hiện, vi vậy phản ứng nay có thể để HS rút ra
thông qua SGK.
Thời gian ngắn nên nếu để HS lắp dụng cụ trước giờ học, và phân chia các nhóm làm thí
nghiệm.
e. Đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát GV hướng dẫn HS những vấn đề vướng mắc khi làm thí nghiệm.
+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá lẫn
nhau và đánh giá các nhóm khác. GV nhận xét đánh giá chung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng và điều chế (10 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Nêu phương pháp điều chế anken.
- Nêu ứng dụng anken.
b. Nội dung hoạt động:
Tìm hiểu phương pháp điều chế và ứng dụng của anken.


c. Phương pháp tổ chức hoạt động:
- HĐ cá nhân: nghiên cứu sgk nêu phương pháp chung điều chế anken và phương pháp riêng.
- HĐ cả lớp: yêu cầu một số HS trình bày phương pháp và viết phương trình phản ứng; các nhóm
khác nhận xét bổ sung; GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức
- GV yêu cầu HS về nhà nghiên cứu SGK nêu ứng dụng của anken (GV kiểm tra vào tiết sau)
d. Sản phẩm:
- Báo cáo của HS về phương pháp chung để điều chế anken và phương pháp riêng để điều chế
etilen
e. Đánh giá kết quả hoạt động:
- Thông qu báo cáo của HS, GV giúp HS tìm ra chỗ sai để kịp thời điều chỉnh.
Hoạt động 4: Luyện tập (10 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố khắc sâu kiến thức trong bài đã học về đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học

- Tiếp tục phát triển các năng lực tự học
b. Nội dung hoạt động:
- Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập trong phiếu học tập số 2.
c. Phương pháp tổ chức hoạt động:
- HĐ cá nhân: GV cho HS độc lập làm bài hoặc có thể dùng cặp đôi.
- HĐ chung cả lớp: GV goi một số HS lên trình bày đáp án, lời giải; HS khác góp ý bổ sung, GV
giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần điều chỉnh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập sau:
Câu1: Ứng với công thức C4H8 có bao nhiêu đồng phân anken.
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 2:Chất nào sau đay làm mất màu dung dịch brom
A. Butan

B. Cacbonđioxit

C. But-1-en

D. Metylpropan.

Câu 3: Hấp thụ 4,48 lít khí một anken X ở đktcđi qua dung dịch brom dư thì thấy khối lượng bình
brom tawng8,4 gam. Công thức của X là:
A. C2H4


B. 3C3H6

C. C4H8

D. C5H0

Câu 4:Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho but-2-en tác dụng lần lượt với các dung dịch sau:
Br2, HBr, KmnO4


d. Sản phẩm:
- Kết quả các câu hỏi và bài tập trong phiếu học tập số 2.
e. Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qu quan sát: GV kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS để kịp thời
hỗ trợ.
+ Thông qua sản phẩm: Kết quả và lời giải của các câu hỏi? bài tập trong phiếu học tập số 2,
GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai và điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 5. Vận dụng và tìm tòi mở rộng
a. Mục tiêu hoạt động:
- Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực
tiễn và mở rộng kiến thức cho HS
b. Nội dung hoạt động:
- HS giải quyết các câu hỏi và bài tập sau
Câu 1. Em hãy liên hệ thực tiễn và tìm hiểu thông qua tài liệu, internet.. và cho biết người ta
dùng etilen để sản xuất nhựa PE, loại nhựa này có nhiều ứng dụng trong đời sống. Những
ứng dụng đó ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Câu 2. Etilen có nhiều ứng dụng quan trọng trong nông nghiệp, thông qua tài liệu thàm
khảo, internet … em hãy nên các ứng dụng quan trọng đó?
c. Phương pháp tổ chức hoạt động:

GV hướng dẫn HS về nhà làm bài hướng dẫn HS tìm nguồi tài liệu tham khảo (thư viện, internet…)
Gợi ý: Những nơi khó khăn, không có internet hoặc các tài liệu tham khảo thì giáo viên có thể sưu
tầm sẵn tài liệu và hướng dẫn HS đọc
d. Sản phẩm HĐ
Bài viết bào cáo hoặc bài trình bày powerpoit của HS
e. Đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi vào đầu tiết học của buổi học kế tiếp.
GV chú ý kịp thời động viên, khích lệ học sinh
IV. Câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
a.Mức độ biết
Câu 1. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Anken là hiđrocacbon không no, trong phân tử có các liên kết bội.


B. Anken là hiđrocacbon không no, mạch hở, có một liên kết C = C.
C. Anken là hiđrocacbon không no, mạh hở, có nhiều liên kết C = C.
D. Anken là hiđrocacbon không no, trong phân tử có hai liên kết C = C.
Câu 2. Anken C4H8 có số đồng phân là:
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3. Hiđrocacbon mạch hở C5H10 có số đồng phân cấu tạo là:
A. 3.

B. 5.


C. 6.

D. 4.

C. 1,2-đicloetan.

D. 2-clopropen.

Câu 4. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. But-2-in.

B. But-2-en.

Câu 5. Chất nào sau đây khi tác dụng với HBr chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất ?
A. propen

B. but–2–en

C. but–1–en

D. buta–1,3–đien

Câu 6. Hiđrocacbon A mạch hở, khi đốt cháy cho thể tích CO 2 và hơi nước bằng nhau (đo ở cùng
điều kiện). Vậy A là
A. anken

B. Ankađien

C. Ankin


D.

anken

hoặc

xicloankan
Câu 7. Anken X có công thức cấu tạo: CH3-CH2-C(CH3)=CH-CH3. Tên của X là
A. isohexan.

B. 3-metylpent-3-en.

C. 3-metylpent-2-en.

D. 2-etylbut-2-en.

Câu 8. Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 8 liên kết xích ma. CTPT của X là
A. C2H4.

B. C4H8.

C. C3H6.

D. C5H10.

Câu 9. Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH.

C. K2CO3, H2O, MnO2.


B. C2H5OH, MnO2, KOH.

D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.

b. Mức độ hiểu
Câu 10. Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3);
3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau ?
A. (3) và (4).

B. (1), (2) và (3).

C. (1) và (2).

Câu 11. Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken.

D. (2), (3) và (4).


D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 12. Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 ml dung dịch brom trong nước có màu vàng nhạt.
Thêm vào ống thứ nhất 1 ml hexan và ống thứ hai 1 ml hex-1-en. Lắc đều cả hai ống nghiệm, sau
đó để yên hai ống nghiệm trong vài phút. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có sự tách lớp các chất lỏng ở cả hai ống nghiệm.
B. Màu vàng nhạt vẫn không đổi ở ống nghiệm thứ nhất
C. Ở ống nghiệm thứ hai cả hai lớp chất lỏng đều không màu.
D. A, B, C đều đúng.

Câu 13. Sục khí propilen vào dung dịch thuốc tím loãng, hiện tượng xảy ra là
A. dung dịch không chuyển màu

B. dung dịch chuyển thành màu nâu đen

C. dung dịch chuyển thành màu xanh

D. dung dịch mất màu, có kết tủa nâu đen.

Câu 14. Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các
oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là:
A. dd brom dư.

B. dd NaOH dư.

C. dd Na2CO3 dư.

D. dd KMnO4 loãng dư.

c. Mức độ vận dụng
Câu 15. Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn
hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. % thể tích của một
trong 2 anken là:
A. 50%.

B. 40%.

C. 70%.

D. 80%.


Câu 16. Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi
cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và số mol mỗi
anken trong hỗn hợp X.
A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6.

B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.

C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6.

D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.

Câu 17. Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần
khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là:
A. C3H6.

B. C4H8.

C. C2H4.

D. C5H10.

Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2
và 0,23mol H2O. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,09 và 0,01.

B. 0,01 và 0,09.

C. 0,08 và 0,02.


D. 0,02 và 0,08.


Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol một anken A thu được 4,48 lít CO 2 (đktc). Cho A tác dụng
với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất. CTCT của A là:
A. CH2=CH2.

B. (CH3)2C=C(CH3)2.

C. CH2=C(CH3)2.

D.

CH3CH=CHCH3.
Câu 20. X là hỗn hợp gồm hiđrocacbon A và O2 (tỉ lệ mol tương ứng 1:10). Đốt cháy hoàn toàn X
được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình H 2SO4 đặc dư được hỗn Z có tỉ khối so với hiđro là 19. A có
công thức phân tử là:
A. C2H6.

B. C4H8.

C C4H6.

D. C3H6.

Câu 21. Thổi 0,25 mol khí etilen qua 125 ml dung dịch KMnO4 1M trong môi trường trung tính
(hiệu suất 100%) khối lượng etylen glicol thu được bằng
A. 11,625 gam.

B. 23,25 gam.


C. 15,5 gam.

D. 31 gam.

d) Vận dụng cao
Câu 22. Hỗn hợp X gồm một anken A, một ankan B và H 2. Lấy 392 ml hỗn hợp X cho đi qua
ống chứa Ni nung nóng. Khí đi ra khỏi ống chiếm thể tích 280 ml và chỉ gồm 2 ankan. Tỉ khối
của hỗn hợp này so với không khí bằng 1,228. Các thể tích khi đo cùng điều kiện.
Xác định CTPT của A và B ?
Câu 23. Hỗn hợp X gồm 0,2 mol C2H4, 0,3 mol C3H6 và 0,5 mol H2. Dẫn X qua bột Niken nung
nóng. Sau 1 thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y tác dụng với dung dịch Brom dư thấy khối
lượng bình tăng thêm 3,64 gam và đã có 16 gam Brom tham gia phản ứng.Coi hiệu suất hidro
hóa của 2 anken là như nhau.
Tìm hiệu suất phản ứng hiđro hóa anken?
Câu 24. Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B đều ở thể khí. Khi cho 6,72 lít khí X đi qua
nước brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí còn lại chỉ bằng 2/3 thể tích
hỗn hợp X ban đầu. Nếu đốt cháy hết 3,36 lit X thì thu được 17,6 gam CO2.
Tìm CTPT của A, B và khối lượng của hỗn hợp X.
Câu 25. Một hỗn hợp hai olefin đồng đẳng kế tiếp nhau có thể tích 17,92 lít (đo ở 0 0C và 2,5
atm) dẫn qua bình chứa dung dịch KMnO 4 dư, thấy khối lượng bình chứa dung dịch KMnO4
tăng 70 gam.
a) Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo hai olefin.
b) Tính % khối lượng 2 olefin trong hỗn hợp.


Câu 26. Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1 anken. Đem 22,4 lít hỗn hợp A lội qua dung dịch brôm dư
thì thấy có 11,2 lít khí thoát ra và khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng lên 28 gam. Đốt
cháy hoàn toàn khí thoát ra rồi dẫn qua dung dịch NaOH thì thu được 106 gam Na 2CO3 và 84
gam NaHCO3.

Xác định CTPT của ankan và anken.



×