Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giáo án dạy học theo hướng phát triển năng lực: Chủ đề Amin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.29 KB, 12 trang )

CHỦ ĐỀ : AMIN
Giới thiệu chung:
Chủ đề amin gồm các nội dung chủ yếu sau: Khái niệm, phân loại, danh pháp,
tính chất vật lý, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của amin.
Thời lượng dự kiến thực hiện 2 tiết.
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức:
Biết được:
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
- Đặc điểm cấu tạo phân tử amin
Hiểu được:
- Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với
brom trong nước.
Kĩ năng:
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin
theo công thức cấu tạo.
- Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.
- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương
pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.
Thái độ:
Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Có ý và thái độ rõ ràng trong việc xây dựng môi trường xung quanh không hút
thuốc (lá).
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.


- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.


II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống nhỏ giọt, kẹp thí nghiệm.
- Hoá chất : metylamin, quỳ tím, anilin, nước brom.
- Hình vẽ tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức liên quan: NH 3 (lớp 11), C6H5OH (lớp 11), hiđrôcacbon
(lớp 11).
- Hoàn thành nội dung PHT mà GV yêu cầu.
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1:
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (10ph)
a) Mục tiêu hoạt động: Huy động các kiến thức đã được học của HS, kiến thức thực
tế và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của học sinh.
b) Nội dung hoạt động: Hoàn thành Phiếu học tập số 1.
c) Phương thức kĩ thuật tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho HS HĐ nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1
- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm
khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống / nhu cầu học tập nên GV không chốt
kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề
này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.
d) Sản phẩm hoạt động:

- Nội dung kiến thức trong phiếu học tập số 1(đã hoàn thành).
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các
nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ
hợp lí
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được
HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung
các HĐ tiếp theo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1(20ph) : Tìm hiểu khái niệm, phân loại và danh pháp của amin.
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được khái niệm, cách phân loại và danh pháp của amin.
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Nội dung hoạt động:


- Khái niệm amin.
- Phân loại amin.
- Cách gọi tên amin theo danh pháp thay thế và danh pháp gốc chức.
c) Phương thức, kĩ thuật tổ chức hoạt động:
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu sgk để tiếp tục hoàn thành PHT 1.
- GV cho HS hoạt động nhóm: Các HS trong nhóm chia sẻ, bổ sung cho nhau
kết quả của HĐ cá nhân.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp
ý, bổ sung.
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể khó khăn khi trả lời về câu hỏi nhận xét điểm giống và khác nhau
về thành phần và cấu tạo giữa amin và NH3.
+ Cách gọi tên các amin, đặc biệt là tên thay thế.
d) Sản phẩm hoạt động:

- Phiếu học tập 1 (đã hoàn thành)
- HS ghi nội dung kiến thức cơ bản vào vở.
Khái niệm: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng một hay
nhiều gốc hiđrocacbon được amin.
Phân loại
2 cách thông dụng nhất:
- Theo gốc hiđrocacbon, ta có: amin mạch hở như CH3NH2, C2H5NH2, ..... amin thơm
như C6H5NH2, CH3C6H4NH2,.....
- Theo bậc amin: amin bậc 1 như C2H5NH2, amin bậc 2 như CH3NHCH3, amin bậc 3 như
CH 3 - N- CH 3
|
CH 3

Amin bậc 1 R - NH2
Amin bậc 2 R - NH - R’
R - N - R'
I

Amin bậc 3
Danh pháp

R''

Tên thay thế = Tên HC + amin

+ Nếu 2, 3 gốc HC giống nhau thêm đi, tri...
+ Thế 2, 3 gốc thêm vị trí + tên nhóm thế (theo thứ tự α , β )
Tên gốc - chức = Tên gốc HC + amin

Tên amin bậc 2, 3 = Tên amin bậc 1 có các nhóm thế N - ankyl

VD:


Công thức
CH3 - NH2
C2H5 - NH2
CH3 - NH - CH3
C2H5 - NH - C2H5
CH3 - CH2 - CH2 - NH2

CH 3 − C H − NH 2
|
CH 3
CH3 - NH - C2H5
C6H5 - NH2
H2N-(CH2)6-NH2

Tên gốc - chức
metylamin
etylamin
đimetylamin
đietylamin
Propylamin

Tên Thay thế
metanamin
etanamin
N - metylmetanamin
N - etyletanamin
propan - 1- amin


isopropyl amin
etylmetylamin
Phenylamin
Hexametylenđiamin

propan - 2 - amin
N - metyletanamin
Benzenamin (Anilin)
Hexan - 1,6 - điamin

tert - butyl amin

2 - metyl - propan - 2 - amin

CH 3
|

CH 3 − C− NH 2
|
CH 3
CH 3 − N − CH 3
|
CH3

trimetylamin
N,N – đimetylmetanamin
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả
các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ

trợ hợp lí.
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV
biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều
chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
2. Hoạt động 2: (5ph) Tìm hiểu tính chất vật lý của amin
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được một số tính chất vật lý của amin (trạng thái, nhiệt độ sôi, độ tan trong
nước, tương tác với không khí của amin thơm (anilin), tính độc của các amin).
- Biết được một thành phần trong (khói) thuốc lá là nicoton - một amin có độc tính cao.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thảo luận.
b) Nội dung hoạt động:
- Tính chất vật lý của amin.
c) Phương thức, kĩ thuật tổ chức hoạt động:
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu sgk để tiếp tục hoàn thành PHT 1.
- GV cho HS hoạt động nhóm: Các HS trong nhóm chia sẻ, bổ sung cho nhau
kết quả của HĐ cá nhân.


- HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp
ý, bổ sung.
d) Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập 1 (đã hoàn thành).
- HS ghi ND kiến thức vào vở.
- Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai
khó chịu, tan nhiều trong nước.

- Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, nhiệt độ sôi,
độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
NX: Khối lượng phân tử khác nhau không nhiều nhưng nhiệt độ sôi lại khác
nhau nhiều.

Giải thích: Do liên kết H
- Amin thơm là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước, nặng hơn nước. Để lâu
ngoài không khí, anilin có nhuốm màu đen vì bị oxi hoá.
- Các amin đều độc.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả
các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ
trợ hợp lí.
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV
biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều
chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
3. Hoạt động 3: 10ph Luyện tập (cho tiết 1)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức về khái niệm, phân loại, danh pháp và tính
chất vật lý của amin.
- Biết cách viết các đồng phân amin no, đơn, hở.
- Tiếp tục phát huy các năng lực tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và
giải quyết vấn đề thông qua môn học.
b) Nội dung hoạt động:
- Nhắc lại các kiến thức: + Khái niệm amin.
+ Cách phân loại amin.
+ Cách gọi tên amin.
- Viết CTTQ của amin, no đơn chức, mạch hở.
- Viết CTCT các đồng phân amin C4H11N. Gọi tên các amin này.
c) Phương thức, kĩ thuật tổ chức hoạt động:


- GV cho HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động cặp đôi để trao đổi nhóm nhỏ
để trao đổi nhóm nhỏ để trao đổi các nội dung kiến thức đã học và hoàn thành bài tập
theo yêu cầu.

- HĐ chung cả lớp: GV mời HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ
sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức
thông qua dạng bài đã được luyện tập.
d) Sản phẩm hoạt động:
1) CTTQ: CnH2n+3N (n ≥ 1)
2) Các đồng phân của C4H11N:
CH3-CH2-CH2-CH2-NH2 (1)
CH 3 - C- CH 2 - NH 2
|
CH 3

(2)

CH 3 - CH 2 - C H - CH 3
|
NH 2

(3)

CH3
CH3 - C - NH2
CH3
CH3-CH2-NH-CH2-CH3
CH3-CH2-CH2-NH-CH3
CH 3 - C H - NH - CH 3
|
CH 3
CH 3 - N- CH 2 - CH 3
|
CH 3


(4)
(5)
(6)
(7)

(8)
NX: Amin có 3 loại đồng phân:
+ Đồng phân mạch C
+ Đồng phân vị trí nhóm chức.
+ Đồng phân bậc amin.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động:
Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả
các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ
trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV
biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều
chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.


Tiết 2
4. Hoạt động 4:(7ph) Tìm hiểu cấu tạo của amin
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được đặc điểm cấu tạo của amin, dự đoán được tính chất của amin.
b) Nội dung hoạt động:
- Cấu tạo của amin, dự đoán được tính chất của amin.
c) Phương thức, kĩ thuật tổ chức hoạt động:
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk và dựa vào kiến thức đã học,
nêu đặc điểm cấu tạo của amin, dự đoán tính chất hh của amin.

- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số HS báo cáo, HS khác góp ý bổ sung, GV
hướng dẫn để chốt kiến thức về đặc điểm cấu tạo của amin.
d) Sản phẩm hoạt động:
- HS ghi nội dung kiến thức vào vở.

Phân tử amin có nguyên tử N tương tự trong phân tử NH 3 (trên N còn đôi e tự
do chưa tham gia liên kết).
Nhận xét:
- Phân tử các amin đều có nguyên tử nitơ giống như trong phân tử NH 3 nên amin có
tính bazơ.
- Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả
các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ
trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV
biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều
chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
5. Hoạt động 5: (17ph) Tìm hiểu về tính chất hóa học của amin
a) Mục tiêu hoạt động:
- Biết được một số tính chất hóa học của amin.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học.


b) Nội dung hoạt động:

Br

- Tính bazơ của amin.

- Tính chất của gốc HC
c) Phương thức, kĩ thuật tổ chức hoạt động:
- Hoạt động cá nhân: Học sinh chuẩn bị, định hướng các bước tiến hành thí
nghiệm theo yêu cầu trong PHT 2.
- Hoạt động nhóm: Các HS trong nhóm chia sẻ, bổ sung, hỗ trợ nhau trong việc
thực hành thí nghiệm, quan sát và nêu hiện tượng.
- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm
khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ.
+ HS có thể khó khăn trong việc thực hành thí nghiệm, các kỹ thuật thực hành
chưa thành thạo, chính xác, kết quả thực hành thí nghiệm một số nhóm chưa rõ ràng,
khó quan sát.
+ Từ kết quả thí nghiệm, một số học sinh có khó khăn để nhận xét được tính
chất hóa học chung của các amin.
+ Học sinh khó khăn trong việc giải thích nguyên nhân pư thế Br 2 (dd) của
amilin.
d) Sản phẩm hoạt động:
PHT 2 (hoàn thành).
Học sinh ghi kiến thức cơ bản vào vở.
Tính bazơBr
nhận
NH2 xét: Dung dịch CH3NH2; C2H5NH2 có tính bazơ.
→ [C6H5NH3]+ClC6Br
H5NH2 + HCl 
(ít tan trong nước)
(tan trong nước)

→ R- NH3Cl
R-NH2 + HCl
nhận xét: Anilin có tính bazơ yếu hơn CH3NH2; C2H5NH2

Phản
NH2ứng thế ở nhân thơm của anilin
nhận xét: XH kết tủa trắng.

+ 3Br2 →

+ 3HBr

2,4,6 - tribromanilin
(kết tủa trắng)


Do ảnh hưởng của nhóm -NH2, ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm
-NH2 trong nhân thơm của anilin dễ bị thay thế bởi ba nguyên tử brom
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả
các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ
trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV
biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều
chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
6. Hoạt động 6: (15ph) Luyện tập
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học.
- Tiếp tục phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực
phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học.
b) Nội dung hoạt động:
Phiếu học tập 3.
c) Phương thức, kĩ thuật tổ chức hoạt động:

- GV cho HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động cặp đôi để trao đổi nhóm nhỏ
để trao đổi nhóm nhỏ để trao đổi các nội dung kiến thức đã học và hoàn thành bài tập
theo yêu cầu.
- HĐ chung cả lớp: GV mời HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ
sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức
thông qua dạng bài đã được luyện tập.
d) Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập 3 (Hoàn thành).
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
ĐA
C
C
D
A
A
C
B
B
A
Câu 10: Công thức phân tử của amin là: C2H7N.
Các công thức cấu tạo: CH3 - CH2 - NH2 ; CH3 - NH - CH3

etylamin
đimetylamin
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động:
Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả
các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ
trợ hợp lí


+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV
biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều
chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
7. Hoạt động 7: (5ph) Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
a) Mục tiêu hoạt động:
Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho học sinh về nhà làm,
nhằm mục đích giúp học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong bài để giải
quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của học sinh, không
bắt buộc tất cả học sinh đều phải làm tuy nhiên giáo viên nên động viên khuyến khích
học sinh tham gia nhất là các học sinh say mê học tập, nghiên cứu, học sinh khá giỏi
và chia sẻ kết quả.
b) Nội dung hoạt động:
Học sinh giải quyết các câu hỏi trong PHT4.
c) Phương thức, kĩ thuật tổ chức hoạt động:
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm và tìm nguồn tài liệu tham khảo qua
internet, thư viện….
d) Sản phẩm hoạt động:
Bài viết/báo cáo hoặc trình bày powerpoint của học sinh.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động:
Giáo viên có thể cho học sinh báo cáo kết quả hoạt động vận dụng và tìm tòi mở
rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, giáo viên cần kịp thời động viên, khích lệ học

sinh


PHIẾU HỌC TẬP 1
(Được giao về nhà)
HS làm theo nhóm
1. Ôn tập lại cấu tạo và tính chất của NH3.
2. Cho các chất sau:
CH3NH2 (1), C6H5NH2 (2), CH2 = CHCH2NH2 (3), (CH3)2NH (4), (CH3)3N (5),
CH3
- NH - C2H5 (6), (CH3)3C - NH2(7).
a) Nhận xét sự giống nhau và khác nhau về thành phần phân tử và cấu tạo của các chất
hữu cơ ở trên (đều là các amin) so với NH3. Từ đó nêu định nghĩa về amin.
b) +) Nghiên cứu sgk, nêu cách phân loại amin.
+) Phân loại các amin ở trên theo các cách em tìm hiểu được.
c) +) Cách gọi tên các amin như thế nào.
+) Gọi tên các amin ở trên theo danh pháp thay thế và danh pháp gốc chức.
3. Tìm hiểu về tính chất vật lý của amin.
4. Tìm hiểu về độ độc của nicotin (một amin có trong thành phần của cây thuốc lá).
PHIẾU HỌC TẬP 2
(Thực hiện trên lớp)
1. Thực hiện các thí nghiệm sau (hoạt động nhóm).
a) Cho mẫu giấy quỳ đã thấm nước lên miệng lọ đựng CH 3NH2. Nhận xét sự thay đổi
màu của giấy quỳ.
b) Đưa đầu đũa thủy tinh đã nhúng vào dd HCl đặc lên miệng lọ CH 3NH2. Quan sát và
nêu hiện tượng.
c) Nhỏ vào giọt dd Br2 bão hòa vào ống nghiệm đựng anilin (C6H5NH2). Quan sát và
nêu hiện tượng.
2. Từ kết quả các thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất hóa học của
amin? Viết các pthh để minh họa các phản ứng đã xảy ra.

PHIẾU HỌC TẬP 3
Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập sau:
Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
Câu 2: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?
A. H2N-[CH2]6–NH2
B. CH3–CH(CH3)–NH2
C. CH3–NH–CH3
D. C6H5NH2

D. 5.


Câu 3: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?
A. Metyletylamin.
B. Etylmetylamin.
C. Isopropanamin.
D. Isopropylamin.
Câu 4: Metylamin là chất
A. khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.
B. khí, không mùi, tan nhiều trong nước.
C. lỏng, không mùi, ta ít trong nước.
D. lỏng, mùi khai, tan nhiều trong nước.
Câu 5: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Anilin
B. Natri hiđroxit. C. Natri axetat.
D. Amoniac.
Câu 6: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?

A. NH3
B. C6H5CH2NH2
C. C6H5NH2
D. (CH3)2NH
Câu 7: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol.
Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 8: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối
thu được là
A. 11,95 gam.
B. 12,95 gam.
C. 12,59 gam.
D. 11,85 gam.
Câu 9: Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt.
Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là
A. quỳ tím.
B. kim loại Na.
C. dung dịch Br2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 10: Hỗn hợp khí A chứa propan và một amin đơn chức. Lấy 6 lít A trộn với 30 lít
oxi rồi đốt. Sau phản ứng thu được 43 lít hỗn hợp gồm hơi nước, khó cacbonic, nitơ và
oxi còn dư. Dẫn hỗn hợp này qua H 2SO4 đặc thì thể tích còn lại 21 lít, sau đó cho qua
dung dịch NaOH dư thì còn lại 7 lít. Các thể tích đo ở cùng điều kiện.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của amin trong hỗn hợp A.
PHIẾU HỌC TẬP 4
(Thực hiện ở nhà)
1. Thảo luận về tác hại của thuốc lá đến người hút thuốc và người bị hút thuốc

thụ động.
Đề xuất một biện pháp cụ thể để tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và xây
dựng môi trường không khói thuốc trong cộng đồng xung quanh em.
2. Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin). Tìm
hiểu về các phương pháp khử mùi tanh của cá trong chế biến thực phẩm.
3. Tìm hiểu ứng dụng của amin trong công nghiệp nhuộm vải.



×